Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


10 Trang<12345>»
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#41 Đã gửi : 29/07/2008 lúc 01:40:05(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tác hại khi hút thuốc lá
Tu-an  
#42 Đã gửi : 29/07/2008 lúc 01:42:14(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Giới trẻ Việt Nam đang bị dụ giỗ hút thuốc lá
Tu-an  
#43 Đã gửi : 29/07/2008 lúc 01:50:04(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Nếu bạn còn hút thuốc
Tu-an  
#44 Đã gửi : 30/07/2008 lúc 04:54:27(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Khói thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ

TTO - Những người không hút thuốc kết hôn với người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn 42% so với người khác, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ được đăng trên tạp chí Preventive Medicine.

Nghiên cứu được thực hiện trên 16.225 người từ 50 tuổi trở trong 9 năm liên tục.

“Hãy bỏ thuốc lá để cải thiện sức khỏe của bạn và tăng cường sức khỏe của người sống chung với bạn”, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu trường Sức khỏe cộng đồng Harvard và ĐH New York khuyến cáo.

Không chỉ ảnh hưởng đến người lớn, thuốc lá cũng rất có hại cho trẻ nhỏ, đặc biệt khi trẻ mắc các bệnh như hen suyễn và bệnh liên quan đến hô hấp.

Trước đó năm 2006, một bản báo cáo tổng quát cho thấy khói thuốc lá trong không khí chứa hàng trăm hóa chất, trong đó có chất độc hại và chất gây ung thư.

TRƯỜNG THỊNH (Theo Reuters)

Tu-an  
#45 Đã gửi : 31/07/2008 lúc 12:07:15(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Vắc-xin chống ung thư từ thuốc lá


function open_win(url,rong,cao) { if(rong>screen.width||cao>screen.height) { str = "scrollbars=yes,resizable=yes,left="+(screen.width-rong)/2+",top="+(screen.height-cao)/2+",width="+rong+",height="+cao } else { str = "scrollbars=no,resizable=no,left="+(screen.width-rong)/2+",top="+(screen.height-cao)/2+",width="+rong+",height="+cao } window.open(url,"_blank",str) }

TìmNhanh! - Tất cả chúng ta đều biết hút thuốc lá là con đường chắc chắn nhất để mắc các bệnh như hen, khó thở và ung thư phổi. Một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu về kỹ thuật mới đảo ngược các tác nhân gây ung thư.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Stanford đang nghiên cứu trên cây thuốc lá để làm ra vắc-xin nhằm chống lại một dạng bệnh ung thư bạch huyết. Một lần tiêm vào, vắc-xin thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào ung thư.

Cho đến lúc này, kỹ thuật trên đã được sử dụng cho 16 bệnh nhân ung thư. Vắc-xin này không chỉ an toàn, nhưng chỉ 70% bệnh nhân có hệ thống miễn dịch phản ứng lại với vắc-xin được sản xuất từ loại thuốc lá này.

Nghe có vẻ hơi châm biếm khi sử dụng thuốc lá gây ung thư, nhưng dường như vắc-xin được làm từ thực vật không đắt bằng những vắc-xin làm từ động vật. Hy vọng đây có thể là một bước đột phá trong sự đấu tranh chống lại ung thư.

Mumi Chip ( Theo fitsugar)
Tu-an  
#46 Đã gửi : 31/07/2008 lúc 12:16:03(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Lợi ích của việc “cai” thuốc


function open_win(url,rong,cao) { if(rong>screen.width||cao>screen.height) { str = "scrollbars=yes,resizable=yes,left="+(screen.width-rong)/2+",top="+(screen.height-cao)/2+",width="+rong+",height="+cao } else { str = "scrollbars=no,resizable=no,left="+(screen.width-rong)/2+",top="+(screen.height-cao)/2+",width="+rong+",height="+cao } window.open(url,"_blank",str) }

Không ai phủ nhận "cai" thuốc lá là một việc khó, tuy nhiên nếu hiểu rõ bỏ thuốc có tác dụng như thế nào, chắc chắn các đấng anh râu sẽ có thêm động lực để bớt mặn mà với thuốc.

Giáo sư Elizabeth Krall và các cộng sự trong tổ chức chăm sóc sức khỏe ở trường ĐH Dental Medicine (Boston) đã tiến hành thu thập dữ liệu, nghiên cứu từ những năm 1960. Trong số hơn 2.200 quý ông tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra có 483 người đã từng hút và bỏ thuốc lá. Nhìn chung, những người này đều bắt đầu hút thuốc khi còn ở độ tuổi teen và trong khoảng 30 năm tiếp theo, cứ bình quân họ phải hút hết 1 gói/ngày.

Tuy nhiên, nếu cai được thuốc, bạn có thể thấy được lợi ích của nó một cách rõ ràng và gần như tức thời:

- Chỉ sau 20 phút tránh xa thuốc lá, huyết áp và tim mạch của bạn sẽ trở lại trạng thái ổn định bình thường.

- Sau 1 ngày không hút thuốc, bạn có thể loại bỏ nguy cơ về các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ thực sự phát huy nếu bạn cai thuốc dài kỳ bởi nghiên cứu cho thấy: Khoảng 15 năm sau khi bỏ thuốc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư và các vấn đề về tim mạch hoàn toàn biến mất như thể bạn chưa từng động đến thuốc.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, nếu không quyết tâm, khả năng tái nghiện ở những người này là rất cao. Krall cho rằng, trong năm đầu tiên bỏ thuốc, tỷ lệ tái nghiện chiếm từ 60% đến 90%. Sau 2 năm, tỷ lệ tái hút chiếm 15%.

Những người cố gắng bỏ thuốc hầu hết đều tái nghiện trong vài năm đầu bởi vì đây là khoảng thời gian mà những tác động của việc thiếu thuốc thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ nhất. Phải mất từ 4 đến 6 tuần mới khắc phục được những triệu chứng này. Nếu không quyết tâm và kiên trì, rất dễ “ngựa quen đường cũ”. Đến 19% nam giới đã tái hút trong vòng 2 năm sau khi bỏ thuốc.

Những người cố gắng để bỏ thuốc hầu hết đều tái nghiện trong vòng vài năm đầu bởi vì đó là khoảng thời gian mà những biểu hiện của việc bỏ thuốc thể hiện mạnh mẽ nhất. Mất khoảng 4 đến 6 tuần để khắc phục những triệu chứng do thiếu thuốc gây ra.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những ai có thể cai thuốc trong vòng 2 năm thì khả năng “tuyệt giao” thành công với thuốc lá là rất cao. Từ 2 - 6 năm, bình quân mỗi năm chỉ từ 2 đến 4% người tái hút. Nếu bỏ thuốc từ 10 năm trở lên, chưa đầy 1% tái nghiện. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc tái hút này là trạng thái căng thẳng, lo lắng và bực bội khi thiếu thuốc lá. Ngoài ra, họ sẽ phải bỏ đi niềm vui hút thuốc nhất là khi nhìn thấy bạn bè hoặc một thành viên trong gia đình phì phèo điếu thuốc. Mỗi lần như vậy, họ lại bị kích thích và thèm được hút thuốc lá, rồi mọi chuyện lại trở về như cũ.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người uống nhiều rượu hoặc cà phê có khả năng tái nghiện thuốc cao hơn.

Hầu hết mọi người đều cố gắng để bỏ thuốc 5 đến 7 lần mới đi đến thành công. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, nên tự tin vào khả năng chấm dứt thuốc lá của mình bởi lẽ không gì có lợi cho sức khỏe của bạn hơn là ngừng hút thuốc lá.

Theo Dân Trí
Tu-an  
#47 Đã gửi : 01/08/2008 lúc 12:44:11(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hút thuốc lá có thể khiến cho người bạn đời bị đột quỵ
 

 Theo một nghiên cứu về mối nguy hiểm của việc hút thuốc gián tiếp do các nhà khoa học Hoa Kỳ thực hiện thì những người không hút thuốc kết hôn với những người hút thuốc sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Các nhà khoa học cho biết việc kết hôn với những người nghiện thuốc có thể làm tăng đến 42% nguy cơ đột quỵ so với những cặp vợ chồng không hút thuốc lá.

 

 

Riêng đối với những người đã cai thuốc mà kết hôn với người đang hút thuốc thì nguy cơ đột quỵ sẽ lên đến 72%. Tiến sĩ Maria Glymour, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Cai thuốc không chỉ cải thiện sức khỏe của bạn mà nó còn tốt cho sức khỏe của những người xung quanh bạn nữa”.

 

Nghiên cứu được thực hiện trong suốt 9 năm với sự hợp tác của 16.225 người có độ tuổi từ 50 trở lên và chưa từng bị đột quỵ. Tiến sĩ Maria Glymour nói rằng những kết quả thu được về tình trạng sức khỏe của những người tham gia đều có liên quan đến việc hút thuốc lá gián tiếp.

 

 

Bên cạnh việc dễ bị đột quỵ, những người hít phải khói thuốc lá còn có nguy cơ bị ung thư phổi, ung thư xoang mũi, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo một báo cáo được thực hiện vào năm 2006 của các nhà khoa học Hoa Kỳ thì thuốc lá chứa hàng trăm loại hóa chất độc hại có thể gây ung thư như formaldehyde, benzen, thạch tín, amoniac…

 

Không chỉ có người bạn đời của những người hút thuốc mới chịu ảnh hưởng không tốt đển sức khỏe mà ngay cả con cái của họ cũng vậy. Những đứa trẻ có cha hoặc mẹ hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị hen suyễn và gặp những vấn đề về đường hô hấp.

Tu-an  
#48 Đã gửi : 01/08/2008 lúc 01:01:58(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Bạn hoàn toàn có thể làm được! Bỏ thuốc lá trong 5 ngày

Bốn điểm tổng quát cần chú ý

1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công.  Nhưng điều quan trọng là:

2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.

3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định

    Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG.

4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:

a) Nghĩ về việc bỏ thuốc

b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc

c) Bỏ hẳn thuốc

d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá

Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc –

Chọn ngày hợp lý rất quan trọng

• Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.

• Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.

• Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình.  

5 ngày trước ngày cai thuốc

1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.

- Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện,

- Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...

2.  Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.

3. Dừng mua thuốc lá!

4 ngày trước ngày cai thuốc

1.  Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc

Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê …

2.  Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.

Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...

3.  Hãy nghĩ đến  những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.

3 ngày trước ngày cai thuốc

1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.

- BS gia đình

- Bạn bè, nếu là người đã  cai thuốc là tốt nhất.

- Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp…

2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.

- Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.

- Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập…

- Làm các việc có ích khác …

2 ngày trước ngày cai thuốc

1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.

• Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê

• Sức ép của công việc (Stress)

• Các triệu chứng của “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):

- Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn;  Khó tập trung tư tưởng.
- Thèm thuốc;  Rối loạn tiêu hoá;

•  Tăng cân sau cai nghiện

2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...

3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:

•  Uống nhiều nước

•  Hít thở sâu

•  Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa… 

•  Nói chuyện với người khác

•  Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích…

1 ngày trước ngày cai thuốc

1.   Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

2.   Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

3.   Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.

4.   Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!

Lên dây cót một lần nữa:
“Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được”

Ngày cai thuốc

1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn  cai thuốc lá

2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.

3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.

4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.

a)     Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!
b)    Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!
c)     Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.

Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá

• Tuần đầu tiên:  

‾ Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.

‾ Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.

‾ Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.

• Tuần thứ 2 – 6:

Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.

Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :

– Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.

– Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh.

– Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.

• Từ tuần thứ 7 trở đi : Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!


Tu-an  
#49 Đã gửi : 04/08/2008 lúc 07:30:47(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Sự độc hại ghê gớm của thuốc lá
 

Vừa hoàn hồn sau khi con trai được cấp cứu qua cơn hen cấp, Toàn (39 tuổi, Hải Phòng) sửng sốt khi bác sĩ bảo chính anh đã gây bệnh cho con. "Nếu cậu còn hút, thằng bé sẽ còn mắc nhiều bệnh chết người nữa".

Cậu con trai 6 tuổi của Toàn rất hay bị viêm phế quản. Trong đợt bệnh gần đây nhất, cháu ho dồn dập từng cơn không dừng lại được. Thấy con đỏ mặt tía tai, mắt trợn lên, thở gấp, vợ chồng Toàn hoảng hồn mang đến bệnh viện.

Sau khi đã qua cơn nguy cấp, anh vào gặp bác sĩ và được biết bé bị viêm phế quản dạng hen. Nhìn điếu thuốc đang cháy trong mấy ngón tay móng vàng khè của Toàn, bác sĩ hỏi: "Cậu hút mỗi ngày mấy bao?". "Dạ hai". "Thảo nào, nó bị thế này là do cậu".

Sự độc hại của thuốc lá rất ghê gớm nhưng có rất nhiều người không thể từ bỏ được nó

Những khi vợ ngăn hút thuốc, Toàn thường bảo: "Có bị ung thư phổi thì tôi chịu, không phiền đến ai". Vợ bảo khói thuốc có hại cho con, anh cũng cho là nói quá, cho đến khi con trai phải cấp cứu.

Không chỉ Toàn mà vô số ông bố khác vẫn đang từng ngày, từng giờ hủy hoại sức khỏe người nhà, nhất là con trẻ, bằng việc hút thuốc lá. Họ không cai vì cho rằng tác hại của thuốc lá đến rất chậm, và cũng chỉ có hại cho bản thân họ. Thực ra, các nghiên cứu đã chứng minh, việc hít khói thuốc của người khác cũng nguy hiểm không kém tự mình hút.

"Hút thuốc thụ động thậm chí còn nguy hiểm hơn vì chỉ có hít vào mà không thở ra" - bác sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định.

Trong 200 chất độc có trong khói thuốc lá, có đến 69 loại gây ung thư. Và tất cả chúng đều xâm nhập cơ thể những người hút thụ động. Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen. Chỉ cần nửa giờ phơi nhiễm khói thuốc, tiểu cầu đã kết dính lại dưới thành mạch máu, hệ miễn dịch đã bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

Những chất độc trong thuốc lá của người khác khiến cho trẻ nhỏ bị hen, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính, viêm tai giữa, trẻ sơ sinh có thể đột tử. Nếu phơi nhiễm lâu dài, trẻ cũng có thể chết vì ung thư và các bệnh do thuốc lá khác, hoặc bị vô sinh trong tương lai. Thai phụ hít nhiều khói thuốc sẽ có thể sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc chậm phát triển.

Do đó, khi hút thuốc, người đàn ông đã hủy hoại sức khỏe của vợ con mình. Còn ông Olivier, Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho rằng hút thuốc lá là "giết người vô tội, khiến người khác mắc bệnh và chết một cách oan uổng".

Một điều tra cho thấy 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy mà tuy chỉ có 2% phụ nữ Việt Nam hút thuốc nhưng tỷ lệ mắc ung thư phổi ở họ vẫn đứng hàng thứ tư, chỉ sau ung thư vú, tử cung và dạ dày.

Do ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của khói thuốc mà tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi khá nhiều

Mỗi năm ở Việt Nam có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Trong số đó có những người chết oan vì hít phải khói thuốc của người khác.

Để hạn chế nguy cơ hít khói thuốc thụ động cho người dân, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc qua một dự án do tổ chức Healthbidge Canada hỗ trợ.

Mục đích của dự án kéo dài 2 năm này là tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng tại các điểm như bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, cơ sở văn hóa, công sở... Healthbidge cũng sẽ thí điểm mô hình khu phố không khói thuốc.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết hiện đã nhiều quy định cấm hút thuốc nơi công cộng và công sở, Nghị định 45 đưa ra chế tài phạt 50.000-100.000 đồng cho vi phạm này. Tuy nhiên, việc xử phạt trên thực tế vẫn rất khó thực hiện.

Theo Hải Hà

Tu-an  
#50 Đã gửi : 04/08/2008 lúc 07:31:47(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Nghiện thuốc lá, cẩn thận viêm khớp

Đây là kết luận trong nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Biên niên sử các bệnh thấp khớp số ra ngày 7/12.

Trên thực tế, viêm khớp mãn tính thường gặp ở đầu gối, ngón tay và là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ người già tàn tật gia tăng.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, Tiến sỹ Shreyasee Amin, thuộc Trung tâm Y tế Mayo, bang Minnesota (Mỹ) cùng đồng nghiệp, đã tiến hành quan sát, nghiên cứu bệnh trạng của 159 người đàn ông bị viêm khớp đầu gối mãn tính, trong thời gian 30 tháng.

12% số người tham gia nghiên cứu nghiện thuốc lá nặng, trung bình 20 điếu/ngày, với thời gian nghiện trung bình là 40 năm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị thoái hóa sụn ở những người nghiện thuốc lá cao gấp 2 lần so với người không hút. Ngoài ra, những cơn đau khớp ở người nghiện thuốc cũng thường diễn ra với cường độ mạnh hơn bình thường.

Các nhà khoa học cho rằng thói quen hút thuốc có thể làm tăng các loại chất độc trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu ô-xy ở cơ. Hậu quả tất yếu của quá trình này là sự thoái hóa nhanh chóng của lớp sụn giữa các khớp xương.

Theo TTXVN

Tu-an  
#51 Đã gửi : 04/08/2008 lúc 07:33:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tác hại của thuốc lá và cách từ bỏ

Rất nhiều bệnh tật phát sinh là do hút thuốc lá, đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư phổi - những loại bệnh thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên, từ bỏ thuốc lá là một việc cần sự cố gắng cao nhưng rất nên làm.

Tìm hiểu các tác hại và phương pháp từ bỏ một cách kỹ càng sẽ tiếp thêm nghị lực cho bạn thực hiện “nhiệm vụ” khó khăn này.

Nguy hại cho phụ nữ

- Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở nước Anh hiện nay. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 38.000 người chết do ung thư phổi và 11.000 người chết do các bệnh ung thư khác.

- Hút thuốc lá nhiều là một mối nguy hiểm lớn đối với phụ nữ. Mặc dù mỗi ngày chỉ hút 1 hoặc 2 điếu thôi cũng đủ gây ra ung thư phổi. Bệnh phổi kinh niên thì thường gặp ở những người có thâm niên hút thuốc. Nó ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống và mọi hoạt động của bạn.

- Thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới. Nếu như hút quá nhiều, chị em có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 30 lần so với những người không hút.

- Làn da cũng sẽ xấu đi nếu bạn hút thuốc như lão hoá da, xuất hiện các nếp nhăn sớm và làm cho da mỏng đi rất nhiều.

Vì lợi ích của chính bản thân, bạn không nên hút thuốc lá:

Hành động để mọi người cùng có lợi là việc từ bỏ thuốc lá. Bạn sẽ cảm nhận thức ăn ngon hơn và hơi thở của bạn cũng dễ chịu hơn sau khi bỏ thuốc. Mặc dù bạn đã hút thuốc 30 năm nhưng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn vẫn có thể giảm bớt sau một năm ngừng hút thuốc.

Từ bỏ hút thuốc cũng có lợi về vấn đề tài chính. Nếu bạn hút mỗi ngày 1 bao thì thử tính nhẩm xem mỗi năm bạn tiêu tốn bao nhiêu tiền và nhân với vài chục năm hút thuốc thì con số ấy rất lớn.

Từ bỏ thuốc lá như thế nào?

- Lên một kế hoạch cụ thể như quyết định từ bỏ từ ngày nào, nghĩ xem bạn sẽ phản ứng thế nào với những cám dỗ.

- Tìm động lực thúc đẩy chính mình bằng cách luôn nghĩ tới việc mình sẽ đi du lịch tới một nơi yêu thích với số tiền mà bạn tiết kiệm được.

- Nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh và quan trọng nhất là gia đình và bạn bè của bạn.

Theo Thanh Mai

Tu-an  
#52 Đã gửi : 05/08/2008 lúc 12:44:41(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Thành phần, độc tính của thuốc lá

Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).

I. Thành phần, độc tính của thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:

1. Nicotine:

Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.

Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.

2. Monoxit carbon (khí CO)

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

4. Các chất gây ung thư

Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

5. Định nghĩa khói thuốc

Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút

ETS rất giống với MS: nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất. Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS. Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm hơn MS. SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotine chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính, nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường

Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính).

II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá

Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.

Tu-an  
#53 Đã gửi : 05/08/2008 lúc 12:52:21(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Tu-an  
#54 Đã gửi : 06/08/2008 lúc 06:02:35(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Sự độc hại ghê gớm của thuốc lá

 

Vừa hoàn hồn sau khi con trai được cấp cứu qua cơn hen cấp, Toàn (39 tuổi, Hải Phòng) sửng sốt khi bác sĩ bảo chính anh đã gây bệnh cho con. "Nếu cậu còn hút, thằng bé sẽ còn mắc nhiều bệnh chết người nữa".

Cậu con trai 6 tuổi của Toàn rất hay bị viêm phế quản. Trong đợt bệnh gần đây nhất, cháu ho dồn dập từng cơn không dừng lại được. Thấy con đỏ mặt tía tai, mắt trợn lên, thở gấp, vợ chồng Toàn hoảng hồn mang đến bệnh viện.

Sau khi đã qua cơn nguy cấp, anh vào gặp bác sĩ và được biết bé bị viêm phế quản dạng hen. Nhìn điếu thuốc đang cháy trong mấy ngón tay móng vàng khè của Toàn, bác sĩ hỏi: "Cậu hút mỗi ngày mấy bao?". "Dạ hai". "Thảo nào, nó bị thế này là do cậu".

la2

Sự độc hại của thuốc lá rất ghê gớm nhưng có rất nhiều người không thể từ bỏ được nó

Những khi vợ ngăn hút thuốc, Toàn thường bảo: "Có bị ung thư phổi thì tôi chịu, không phiền đến ai". Vợ bảo khói thuốc có hại cho con, anh cũng cho là nói quá, cho đến khi con trai phải cấp cứu.

Không chỉ Toàn mà vô số ông bố khác vẫn đang từng ngày, từng giờ hủy hoại sức khỏe người nhà, nhất là con trẻ, bằng việc hút thuốc lá. Họ không cai vì cho rằng tác hại của thuốc lá đến rất chậm, và cũng chỉ có hại cho bản thân họ. Thực ra, các nghiên cứu đã chứng minh, việc hít khói thuốc của người khác cũng nguy hiểm không kém tự mình hút.

"Hút thuốc thụ động thậm chí còn nguy hiểm hơn vì chỉ có hít vào mà không thở ra" - bác sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định.

Trong 200 chất độc có trong khói thuốc lá, có đến 69 loại gây ung thư. Và tất cả chúng đều xâm nhập cơ thể những người hút thụ động. Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen. Chỉ cần nửa giờ phơi nhiễm khói thuốc, tiểu cầu đã kết dính lại dưới thành mạch máu, hệ miễn dịch đã bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

Những chất độc trong thuốc lá của người khác khiến cho trẻ nhỏ bị hen, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính, viêm tai giữa, trẻ sơ sinh có thể đột tử. Nếu phơi nhiễm lâu dài, trẻ cũng có thể chết vì ung thư và các bệnh do thuốc lá khác, hoặc bị vô sinh trong tương lai. Thai phụ hít nhiều khói thuốc sẽ có thể sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc chậm phát triển.

Do đó, khi hút thuốc, người đàn ông đã hủy hoại sức khỏe của vợ con mình. Còn ông Olivier, Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho rằng hút thuốc lá là "giết người vô tội, khiến người khác mắc bệnh và chết một cách oan uổng".

Một điều tra cho thấy 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy mà tuy chỉ có 2% phụ nữ Việt Nam hút thuốc nhưng tỷ lệ mắc ung thư phổi ở họ vẫn đứng hàng thứ tư, chỉ sau ung thư vú, tử cung và dạ dày.

la3

Do ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của khói thuốc mà tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi khá nhiều

Mỗi năm ở Việt Nam có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Trong số đó có những người chết oan vì hít phải khói thuốc của người khác.

Để hạn chế nguy cơ hít khói thuốc thụ động cho người dân, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc qua một dự án do tổ chức Healthbidge Canada hỗ trợ.

Mục đích của dự án kéo dài 2 năm này là tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng tại các điểm như bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, cơ sở văn hóa, công sở... Healthbidge cũng sẽ thí điểm mô hình khu phố không khói thuốc.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết hiện đã nhiều quy định cấm hút thuốc nơi công cộng và công sở, Nghị định 45 đưa ra chế tài phạt 50.000-100.000 đồng cho vi phạm này. Tuy nhiên, việc xử phạt trên thực tế vẫn rất khó thực hiện.

Theo Hải Hà

Tu-an  
#55 Đã gửi : 06/08/2008 lúc 06:04:15(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Con gái bây giờ hút thuốc uống rượu cho... sang!

 
Hút thuốc mới là sành điệu
Ngày nay, không ít những chàng trai văn minh, có học vấn, có sự nghiệp đều tránh thuốc lá lẫn những cuộc rượu chè. Thế nhưng trớ trêu thay, một số bạn gái lại vơ cái thói tật vốn có ở phái nam ấy vào mình.

Ngày nay, không ít những chàng trai văn minh, có học vấn, có sự nghiệp đều tránh thuốc lá lẫn những cuộc rượu chè. Thế nhưng trớ trêu thay, một số bạn gái lại vơ cái thói tật vốn có ở phái nam ấy vào mình.

 

Hút thuốc mới là sang!

 

Một lần Quang dẫn vài người bạn đến gặp cô bạn gái tên Nga mà anh mới làm quen ở một quán cà phê sang trọng. Trước đó Quang từng “miêu tả” Nga với bạn là cô ấy thật tuyệt vời, nào cao ráo, mạnh mẽ năng động… Thế nhưng lời “tiếp thị” đầy thiện chí ấy của Quang bị dập tắt ngay tức khắc khi được yêu cầu gọi thức uống, Nga liền gọi thêm một gói thuốc lá. Sau khi nhấp vài ngụm cà phê, cô bóc gói thuốc mời các chàng trai. Trong khi họ ngượng nghịu lắc đầu, thì cô tỉnh bơ châm thuốc hút với phong cách thật là điệu nghệ khiến Quang… chết điếng trong lòng. Quả là “tiết mục” này của cô anh chưa kịp biết. Mọi ý nghĩ tốt đẹp về cô trước đây của Quang liền tan loãng như… khói thuốc toả ra từ đôi môi son tô rất khéo của cô… Trong đầu anh liền hiện ra hình ảnh người cô ruột nghiện thuốc lá với đôi môi thâm xì, con cái bà không ai học hành được mà nhiều người họ cho rằng chí tuệ họ có “vấn đề” vì cái tật nghiện thuốc lá của người mẹ. Mới đây bà mất vì bệnh ung thư phổi… Quang nghĩ rằng ai cũng có một thói tật nào đó nhưng giá như cô có tật… ăn quà vặt thì vẫn hơn, vì đó là cái “tật” của phái nữ, dễ được thông cảm và… dễ thương (dù tốn kém). Sau này quang tránh gặp Nga dù cô vẫn gọi điện thoại nhắn tin cho anh, mấy người bạn hôm ấy thì vẫn hỏi – Ê, cái “ống khói” của cậu ra sao rồi? Khiến Quang thấy quê quá.

 

Uống rượu cho đời vui!

 

Uống rượu ở một chừng mực có lợi cho sức khoẻ, uống rượu đúng cách ở những buổi tiệc tùng là cách của người phong lưu. Với bạn gái khi cần có thể uống một ly rượu nhỏ vừa đủ đẹp, làm hồng đôi má. Thế nhưng hiện nay không ít những bạn gái cũng… nốc rượu như hũ chìm, ngồi quanh bàn nhậu hô “ Drô! Drô” để rồi say khướt sau đó rồi không làn chủ được bản thân mình. Không ít cô chứng tỏ sự sành điệu của mình bằng cách thuộc lòng tên, tuổi, đặc điểm của những loại rượu xịn và cả “tửu lượng” đáng gờm của mình trước mặt phái nam… Họ không biết rằng dù là một tay “bợm nhậu” thứ thiệt thì cũng “gờm” và không bao giờ muốn chung sống với một “nữ ma men” vì họ hiểu rằng con cái, tiền của gia đình sẽ trôi hết theo… rượu và cùng với bệnh tật và những cơn say của nàng. Đàn ông say sưa đã xấu, phái nữ say xỉn càng xấu hổ, nào ói mửa, đầu tóc rũ rượi, nói năng ba láp, cử chỉ mê cuồng… và không gì vô duyên dễ lợi dụng cho bằng khi các bạn gái say.

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

Tu-an  
#56 Đã gửi : 06/08/2008 lúc 06:05:33(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

ĐH Công nghiệp TPHCM "tẩy chay" thuốc lá

 
-->

Cấm thuốc lá, muốn triệt để phải ngăn chặn ngay từ “đầu vào”

Có 3 yêu cầu để đảm bảo thực hiện việc cấm tiệt thuốc lá được nghiêm túc thi hành được ông Tề đề ra bao gồm:

1. Kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2008 nghiêm cấm việc hút các loại thuốc lá trong khuôn viên trường bao gồm : giảng đường, lớp học, khu vực xưởng, phòng thí nghiệm, khu vực hành lang , nhà ăn, ký túc xá và khu vực công cộng

2. Cấm bán sản phẩm thuốc lá các loại trong khuôn viên nhà trường kể cả căn tin, nhà ăn của Trường.

3. Tất cả các phòng, ban và Đoàn TNCS. HCM và Hội Sinh viên phối hợp tuyên truyền, vận động, giáo dục cho CBVC và HSSV thay đổi hành vi bỏ thói quen hút thuốc lá để nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá.

Cũng trong bản thông báo, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Vì hành động văn hóa nơi công sở, vì môi trường giáo dục, vì xây dựng một ngôi trường không có thuốc lá. yêu cầu CBVC và HSSV kể cả các cơ sở trực thuộc của Trường đều phải thực hiện tốt tinh thần thông báo này.

MM

Tu-an  
#57 Đã gửi : 06/08/2008 lúc 06:06:44(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Bill Gates và Bloomberg vạch tội thuốc lá

 

Nhà sáng lập Microsoft cùng thị trưởng New York chung tay phát động chiến dịch tẩy chay thuốc lá ở các nước đang phát triển, với lời khuyến cáo một tỷ người trên thế giới có nguy cơ tử vong vì các chứng bệnh liên quan tới khói thuốc.
> Thị trưởng không ăn lương vẫn giàu / Ông vua truyền thông và đường vào Nhà Trắng

2 tỷ phú tại cuộc họp báo phát động chiến dịch chống thuốc lá. Ảnh: Reuters.
2 tỷ phú tại cuộc họp báo phát động chiến dịch chống thuốc lá hôm qua. Ảnh: Reuters.

Hai tỷ phú hảo tâm này hứa chi 500 triệu USD trong vòng năm năm tới để giúp đỡ mọi người cai nghiện. Gates và Bloomberg cũng mong muốn tổ chức các chiến dịch truyền thông cảnh báo về tác hại của thuốc lá.

Trên thế giới hiện có khoảng 1 tỷ người hút thuốc. Trong bối cảnh một số thành phố đã ban hành quy định cấm nhả khói nơi công cộng, như London, New York hay Dublin, các hãng sản xuất đang tìm cách chuyển mục tiêu sang thị trường châu Á và châu Phi.

"Bill và tôi muốn làm rõ tội ác của vấn đề này, đồng thời sẽ tác động tới các chính phủ, cũng như cộng đồng nhằm ngăn chặn sự lây lan của thuốc lá", tỷ phú Michael Bloomberg nói.

Bill Gates và thị trưởng thành phố New York Bloomberg sẽ tư vấn cho các chính phủ trong việc ban hành chính sách hạn chế thuốc lá, chẳng hạn tăng thuế, cấm quảng cáo.

Tuy nhiên, nhiều người đang đặt câu hỏi liệu 500 triệu USD của hai tỷ phú có chống chọi nổi với nỗ lực bành trướng và mở rộng thị trường của các công ty thuốc lá hay không.

Kỳ Duyên (theo BBC

Tu-an  
#58 Đã gửi : 06/08/2008 lúc 06:08:42(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Mới 4 tuổi đã phải đi cai nghiện thuốc lá

 
Chuyện xảy ra ở Đài Loan. Một ông bố suốt ngày phì phèo đã phải dẫn cả 2 quý tử, một lên 4 và một lên 9, đến trung tâm cai nghiện thuốc lá. Số là thấy bố hút thuốc quá... sành điệu, 2 cậu con bắt chước và nghiện lúc nào không hay. Ông bố vô tâm chẳng biết gì cho đến khi bắt gặp 2 đứa trẻ đang lấy trộm thuốc của mình.

Ông hút cả thuốc lá và xì gà nên con ông cũng nghiện luôn cả 2 thứ! Ông bố thừa nhận điều này làm ông rất đau lòng nhưng các nhân viên tại trung tâm cai nghiện cũng chẳng thiện cảm gì với ông. Báo China Times dẫn phát biểu của một bác sĩ ở đây: "Cách tốt nhất để giúp bọn trẻ cai nghiện là làm gương trước".

Đ.N

Tu-an  
#59 Đã gửi : 08/08/2008 lúc 02:18:44(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
lợi ích bỏ thuốc lá27CDB6E-AE6D-11cf-96B8-444553540000" codebase="http://download.macromedia.com/pub/shockwave/cabs/flash/swflash.cab#version=7,0,19,0" width="425" height="350">
Tu-an  
#60 Đã gửi : 17/08/2008 lúc 02:35:41(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần
Ngày nay, việc phụ nữ hút thuốc không còn xa lạ đối với xã hội
VIT- Nếu bạn hút thuốc, thì trong đầu bạn hãy luôn nghĩ là mình đang già hơn tuổi thật của mình một thập kỉ.
Theo một báo cáo khoa học mới công bố tại Mỹ, một người đàn ông 55 tuổi hút thuốc sẽ có nguy cơ tử vong tương đương với một người đàn ông 65 tuổi không bao giờ hút thuốc. Tuần vừa qua, Viện nghiên cứu ung thư Mĩ đã đưa ra biểu đồ cho thấy những thống kê mới cập nhật về khả năng bị chết trong 10 năm sau cho những độ tuổi khác nhau và những bệnh khác nhau.

Biểu đồ này sẽ được treo trong các bệnh viện và các phòng khám để những người đến khám bệnh có thể hiểu được rằng chính  tuổi tác, giới tính và việc hút thuốc chứ không phải các lí do cá nhân như tiền sử bị ung thư trong gia đình mới chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Phía cuối biểu đồ, các nhà khoa học lí giải thêm: “ Sự rủi ro tăng cùng với tuổi tác. Thuốc lá làm cơ thể bạn lão hoá nhanh. Do đó, bạn cũng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn”.

Biểu đồ cũng chỉ rõ, việc hút thuốc làm giảm cơ hội sống của bạn một cách rõ rệt. Ví dụ, ở những người phụ nữ không hút thuốc trong tầm tuổi 60-70, cứ 1000 người thì có 7 người chết vì ung thư vú, 14 người chết vì tim mạch. Nhưng ở những người phụ nữ hút thuốc, con số này tăng lên đáng kể. Cứ 1000 người sẽ có 31 người chết vì bệnh tim và 41 người chết vì ung thư phổi.
Mai Linh (Theo AP)
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
10 Trang<12345>»
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.