Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Chúng tôi không đầu hàng HIV và những người sống có ích cho đời.
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Chuyện của người đàn bà có "ết" |
Thứ tư, 17/9/2008, 14:19 GMT+7 |
Trong mắt tôi, Nguyễn Thị Thành là người đàn bà nhiễm HIV anh hùng, giản dị, có tình thường vô chừng với những kẻ “đồng tật tương lân”. Em có cái giản dị của một người luôn thật thà, hồn nhiên với cõi sống. Cái hồn nhiên của người rất hiểu đời sống là gì, cái chết là gì và chúng ta phải làm gì khi vẫn còn được sống.
>> Lòng nhân ái không thể nhiễm HIV
Bể trầm luân đời Thành
Ngày ấy, khi tôi đăng bức ảnh Thành lên báo, với lời chú thích: “anh cứ chụp ảnh, đăng báo, không cần phải che mặt em, vì em có bao giờ ra khỏi cái xóm 3 xã Tiên Lương này đâu, trong khi cả xóm này ai cũng biết em là con bé “ếch vồ” (bị HIV) rồi, còn gì mà phải giấu diếm nữa…” - lời của Thành đã khiến nhiều người sững sờ.
Cái chân lý giản đơn ấy, sao mà chẳng ai chịu hiểu. Thành còn bảo, nếu cái việc em chường mặt ra tờ báo, mà giúp cho những người nào đó họ tỉnh ngộ trước nanh vuốt tử thần hình quả cầu gai HIV, thì chẳng là tốt lắm sao? Khi ấy và cả bây giờ, nhiều người nhiễm HIV vẫn kín bưng, sợ các cái ống kính của giới truyền thông như sợ cọp. Đôi khi họ lên lớp, dạy đời, ra vẻ ta đây sành sõi về luật, về lý sự gì gì; song, tôi nghĩ: chung quy vẫn là cái lối sống không dám đối diện với sự thật, không dám thật thà với chính mình và với chính cuộc đời. Hãy sống như Thành, có sao đâu nào.
Còn nhớ, khi Thành dũng cảm "cõng" con bước lên trang báo rộng lớn và có sức lan tỏa khủng khiếp của chúng tôi, khi ấy, ngay ở xóm của Thành, tôi đưa đạo diễn Lê Hồng Chương, Giám đốc Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương lên làm phim về HIV, cả đoàn vẫn bị “đuổi đánh” chí mạng. Anh Chương phải lục tục, người ngựa ngậm tăm, dẫn đoàn tùy tùng ra huyện lỵ Cẩm Khê, tìm gặp lãnh đạo kêu cứu. Khi ấy, anh chàng bị nhiễm HIV từ “tập đoàn than thổ phỉ” Nguyễn Văn Bình vẫn cầm dao bầu đứng trước cổng, tuyên bố, “đứa nào bảo em bị HIV, em chém. Đứa nào xông vào nhà em mà lấy máu của vợ em, với 3 đứa con gái của em đi xét nghiệm, em chém. em chém thật. em không đời nào bị “ếch” đâu mà chúng mày cứ… tưởng bở”. Giờ thì anh chàng xù lông nhím ương bướng ấy đã chết vì AIDS.
|
Thành và CLB Hoa Sim Tím của những người HIV ở Tiên Lương, CLB tổ chức chính tại nhà riêng của Thành |
Giữa bối cảnh căng thẳng, kỳ thị rát ruột vì HIV như thế, Thành vẫn giản dị đi nhổ lạc, làm cỏ lúa thuê cho hàng xóm kiếm ăn lần hồi. Em vẫn thật thà hy vọng vào một ngày nào đó, thế giới sẽ sản xuất được thứ thuốc điều trị khỏi tiệt cái bệnh “ết” để cứu mẹ con em. Không rao giảng đạo đức, cũng chẳng hô hào hay đứng ra vận động trong một tổ chức ầm ĩ nào, không xin kinh phí quyết toán với ai, Thành lặng lẽ, bặm môi quên đi nỗi đau khủng khiếp mà mình đang gánh chịu để đi vận động người khác hoàn lương, cai nghiện, uống thuốc phanh hãm quá trình suy giảm miễn dịch lại, đừng quan hệ tình dục không “phòng vệ” hay đẻ đái gì giữa lúc đang mang án của “tử thần” HIV để con cái, gia đình, xã hội càng thêm nhục nhằn
Em là người làng, là "bờ xôi ruộng mật" với các cái người nhiễm HIV mà cán bộ, mà người xóm khác coi như ngáo ộp kia, em lại cũng bị HIV “cả nhà”, nên Thành chẳng thấy có bất cứ khoảng cách nào với các bệnh nhân AIDS của Tiên Lương. Em dạy từng người đàn bà trong gia đình có chồng bị HIV cách đeo bao cao su, em trầy trật lôi cái người đàn ông gấu biển khắp Bắc Nam của làng mình ra mà mắng, mà túm áo dúi vào bờ giậu, rằng anh không chịu nghe lời tôi anh chỉ có chết, cả nhà anh chết theo, thì phỏng anh có nhắm được mắt không.
Anh là đàn ông được ăn học, mà anh sống như cầm thú thế được sao? "Thương cho roi cho vọt", đúng là thật khó để có người nào đi vận động cho câu lạc bộ đồng đẳng của người nhiễm HIV hiệu quả như Thành. Câu lạc bộ được vay tiền làm kinh tế, được thành lập nhóm giúp bạn, rồi tiến tới Câu lạc bộ Hoa Sim Tím có trụ sở tại nhà riêng của Thành. Thành làm việc với huyện, tỉnh, với Thủ đô và nhiều tổ chức quốc tế về HIV/AIDS.
Chồng Thành chết, cái chết vì HIV gần như là đầu tiên ở Tiên Lương. Một đám tang huyền thoại, với đầy rẫy kỳ thị, xa lánh, hãi hùng, quái dị. Người ta tránh xa, người ta rắc vôi bột và đám đông đùn đẩy nhau không ai chịu khiêng quan tài. Người Sơn lở lói, nước tanh tưởi rỉ ra ròng ròng. Chồng chết, bố chồng đuổi mẹ con Thành (cả hai đều đã nhiễm HIV) ra đầu chái căn nhà phên tre lợp cọ mà ở, rồi đuổi cô về nhà bố mẹ đẻ.
Con trai chết khi mới 4 tuổi đầu, không được thờ con trên bàn thờ, 49 ngày cúng cơm cho con ở trên phên giường rách ngoài đầu chái nhà, Thành không còn nước mắt để khóc. Cái chết của bé Lương đã thật sự ám ảnh tôi. Cháu gầy quắt queo, cái đầu to ngất nghểu, mắt nó tròn, trắng dã, như lồi hẳn ra, Lương nhìn tôi thăm thẳm. Xa thăm thẳm, tối thăm thẳm, tử thần đã đến sát sàn sạt bên thằng bé. Khó khăn lắm cháu mới ngồi khom khom được, vày vò cái quạt cắt bằng lá cọ để chơi, nó im lặng từ lúc tôi có mặt cho đến khi tôi không bao giờ nhìn thấy nó nữa. Chỉ có tiếng ho mãi vọng lại, ho liên tiếp, ho thất thanh. Căn bệnh suy giảm miễn dịch HIV đã “ăn” vào đến phổi của Lương, nó khò khè, ho hàng vạn tiếng một ngày. Không có thứ đường sữa nào, không một tí thuốc thang nào, bé Lương cứ bám lấy mẹ như một con chẽo ôm vào gộc măng.
|
Cháu bé đã bị nhiễm HIV, bởi cháu là con của một cặp vợ chồng đều nhiễm HIV. Bố cháu đã chết. Mẹ ở vậy, chiến đấu với bệnh tật trong khốn khó. Nhờ có Thành, họ đã gượng dậy, cháu bé đi học, mẹ cháu có nghề nghiệp, vui sống. Nhưng, nhìn đôi mắt vô tội của cháu, người ta vẫn thấy xót xa oán trách người lớn. Bé thơ có tội tình gì mà phải bị "kiếp đọa đày" như thế? |
Trước khi bị lòng tham của người lớn giết chết, bé Lương hầu như đã bị hỏng phổi. Cơ thể nó nóng rực, nó hờ lên thiêm thiếp, nó đòi ăn kem, bởi ruột nó rát như có ai đang bào. Ăn bao nhiêu kem và nước đá mà nó vẫn khát, vẫn nóng ruột như thiêu đốt. Thành chạy ra đầu xóm, đuổi theo ông "píp pô" bán kem que năm trăm đồng bạc lẻ một chiếc, chỉ toàn đá với đường hóa học “đóng băng” lại với nhau. Bé Lương ăn xong một chiếc, nó đòi ăn nữa, Thành bảo, con ăn cơm đã rồi hẵng ăn kem. Thành đi bón cơm cho con. Vừa lúc đó ông Sâm, bố chồng Thành hằm hằm bước vào, ông chửi Thành, là mày chết đi. Mày lấy phải thằng “ết” là con trai em, mày dại cho mày chết. Nay nó chết rồi, nhà em toàn đứa “ếch”, thì mày cút khỏi nhà em, tiền người ta đem cho em để thờ cúng các con em, nuôi cháu của em, em phải đi lĩnh tất, ai cho mày đi lĩnh, hả! Ông Sâm đòi lĩnh tiền, trong khi tiền của các tổ chức cá nhân cứu trợ mấy chục triệu đồng là để cho Thành, cô gái cùng cực khổ, lại đang nuôi con thơ nhiễm HIV với nghị lực sống phi thường. Thành cãi lại. Ông Sâm tức khí vác dép vả vào mặt Thành.
Thành sợ quá, đánh rơi bé Lương xuống bậc thềm, bé trai 4 tuổi đã chết. Thành ôm bé Lương nhẽo nhèo, lạnh ngắt từ ngoài trạm xá về, em đi một mình, những bước chân cuối cùng em được đi bên đứa con trai ruột rà. Nó đã lạnh, Thành ngửa mặt lên trời, trời đất đảo điên, xoay vần, em đi như giông bão lần lối bờ ruộng về nhà ông Sâm. Những tưởng em đã phát điên, nhưng rồi vẫn phải tỉnh. Người làng bảo, không nên rớt nước mắt quá nhiều vào thi thể người chết, “hồn ma” sẽ ám mãi để rồi sớm gọi mình đi. Thành mặc kệ, nếu đi được với con thì đã tốt.
Lúc đó, Thành tin chỉ vài ngày nữa là bệnh AIDS sẽ cõng em đi, như chồng Thành, con Thành đều đã chết. Nhà bố chồng Thành có tới 9 người bị HIV cơ mà. Cái xã Tiên Lương lúc đó điên đảo, lời đồn, sự kỳ thị đáng sợ gấp nghìn lần HIV, họ gọi quê Thành là làng “ếch”, em gái Thành chỉ nằng nặc lo không lấy được chồng vì tai tiếng. Cả làng có nguy cơ trai ế vợ, gái ế chồng.
Khát khao cống hiến của một người đã mắc án “tử hình”
Sau 5 năm chống trọi với bệnh tật, ít ai ngờ, Thành vẫn sống. Em béo ra, dạn dĩ hơn, sâu sắc hơn; chỉ đôi con mắt là dại đi, nó trong veo và có vẻ cứng điếng như làm bằng… thủy tinh. Người ta bảo, đó là đôi mắt của những người uống quá nhiều thuốc ngăn chặn sự suy giảm miễn dịch do AIDS.
Em thành thục tổ chức ngôi nhà của mình thành Câu lạc bộ Hoa Sim Tím (thuộc mạng lưới của Trung tâm Nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng và phát triển - COHED) của chị em bị HIV, nuôi chồng, nuôi con HIV. Em lấy số liệu, nghiên cứu thực tế, quan sát các bệnh nhân đặc biệt là làng xóm chị em của mình, để gửi thông số về các tổ chức quốc tế nghiên cứu chăm sóc người HIV. Thành đi lại như con thoi giữa Tiên Lương và Hà Nội, cách nhau 150 km để làm “nhiệm vụ quốc tế”. Em bắt đầu học nói tiếng Anh, bắt đầu có mối liên lạc, trao đổi kinh nghiệm với các “thủ lĩnh HIV” ở nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình...
Em muốn cống hiến, muốn làm một cái gì đó cho xã hội hiểu hơn về những người nhiễm HIV, nhất là những người đàn bà hiền ngoan, suốt đời sống sau lũy tre làng, đã bị lây nhiễm HIV từ chồng. Có lúc Thành văng “tục”: những thằng tội phạm, những thằng ăn chơi trác táng, đĩ điếm, ma túy thì chúng nó chết hết cả rồi. Số còn lại, phải đóng vai ngáo ộp bị HIV/AIDS, toàn là nạn nhân, toàn trẻ em phụ nữ và những đứa con đỏ. Thế có đau đớn không? Các ông các bà oán trách tôi ư? Sợ hãi tôi ư? Tôi đã làm gì nào? Đào mồ cuốc mả mà chửi cái đám kia đi, có được không? Không được, thì Thành phải làm một cái gì đó để cứu những người đàn bà, những trẻ em là nạn nhân của HIV, để họ đừng mắc như Thành. Để mắc rồi họ đừng đâm chém như anh Bình. Đừng đi giết chết hết cái món đàn ông bằng cách đem nhan sắc của mình ra dụ dỗ giống đực rồi nhây bệnh cho họ như chị Sơn.
Chị Sơn đẹp nức nở, chị đi làm cave, rồi về làng lộng lẫy, bao nhiêu gã trọc phú tiền tỷ đòi cưới chị Sơn làm vợ. Về nhà thăm bát nhang chồng Sơn, thăm con Sơn đã nhiễm HIV, mà họ chả biết gì, vẫn nằng nặc đòi cưới, vẫn tình dục không bao cao su với Sơn. Sơn bảo Thành còn đẹp và trẻ quá, chị ta hí hửng rủ Thành đi làm điếm. Rằng là sung sướng đủ đường, lên xe xuống ngựa, thiên hạ nó "chiều như chiều vong". Tất nhiên là Thành không đi. Chị ấy phá đời. Gạ gẫm Thành đi được vài hôm thì chị Sơn chết. Một tuần sau, đứa con tội nghiệp của chị cũng chết.
Tiên Lương có ít nhất 31 người bị HIV, cả chục cặp vợ chồng trẻ, mỗi người một số phận rách giời rơi xuống. Có chị chồng chết, ở nhà làm ruộng, cặp kè suýt cướp chồng người khác, có người ăn nằm thường xuyên với anh đồ tể làng bên, có người bén duyên với anh bạn làm nghề cho thuê loa đài phông bạt đám cưới.
|
Hai đứa con của một cặp vợ chồng HIV, bố của các cháu đã chết, một trong hai cháu dương tính với HIV; nhưng hai cháu vẫn chăm ngoan, học giỏi. Rồi đây, các cháu sẽ đi về đâu? |
Tại Tiên Lương, có ngót chục người đàn bà nhiễm HIV, ở góa thờ chồng trẻ măng, nuôi đàn con đứa nhiễm HIV, đứa thoát án “tử hình”. Có đứa trẻ bị HIV, học rất giỏi, giấy khen dán đỏ các bức vách trát đất đỏ, nhà cháu hổng hoác, ngồi trong nhà phải mặc áo tơi khi mưa xuống, trông tỏ mây trắng trời xanh khi nắng về. Họ quá nghèo, quá tuyệt vọng, và thật sự thiếu thốn tình cảm. Nhưng, Thành đã thoát khỏi làng, đã làm một cuộc cách mạng trong nhận thức của người địa phương về HIV. Thành vận động nhà hảo tâm giúp chị em, chị em đóng góp, xin “lương” của các tổ chức trong và ngoài nước, cùng các nhà hảo tâm để tạo điều kiện cho trẻ em nhiễm HIV đi học. Thành vận động chính các thành viên của CLB Hoa Sim Tím đóng góp quỹ giúp đỡ chị em dặm nhà, sửa vách, giống má, cưu mang nhau khi hoạn nạn đau ốm. Nhiều người đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn của Câu lạc bộ.
Mỗi lần trở lại Tiên Lương, tôi lại bị ám ảnh bởi những người cán bộ địa phương quá tắc trách trong việc quản lý, giúp đỡ người nhiễm HIV. Thậm chí đến anh cán bộ y tế xã chịu quá nhiều thiệt thòi khi đêm ngày chăm sóc người nhiễm HIV cũng bị điều chuyển khỏi xã vì lý do cá nhân rất vớ vẩn. Thậm chí, anh Nguyễn Văn Thắng, hai vợ chồng và 2 đứa con nhiễm HIV, quá nghèo, quá nỗ lực làm ao nuôi cá để vui sống những ngày còn lại, cũng chả được giải quyết cho vay tới… 500 trăm nghìn. Việc anh Thắng và chị Hoa, đã nhiễm HIV, vô tư đẻ thêm đứa con tội nghiệp nữa, địa phương cũng có tai như điếc. Việc ông Sâm đánh Thành làm chết cháu Lương, việc Thành bị đối xử cực kỳ tệ bạc, rồi cũng chìm vào quên lãng, ai chết thì chỉ tổ… thiệt thân.
|
Anh Thắng, nước mắt, sự hoàn lương nửa vời, sự ân hận muộn màng, khi anh, các con đều nhiễm HIV, vợ anh cũng vừa chết vì HIV |
Giữa bối cảnh đó, Thành đã vươn lên một cách đáng nể. Tôi nhớ mãi cái lần cùng Thành đến vận động anh Thắng hãy thôi đẻ, hãy chăm sóc chị Hoa, chị là vợ anh, là người ngoan hiền như thóc lúa, bị anh ăn chơi đổ bệnh AIDS, rồi cả đàn con đói rạc rày vì anh quấy phá, rượu chè. Anh Thắng thè cái lưỡi trắng bệch của mình ra, bảo rằng: lưỡi trắng, lưỡi bong vảy ra thế này là sắp chết đến nơi rồi. Thành kéo tay anh, ngắm lưỡi anh, rồi khám bệnh cho chị Hoa. Anh Thắng thở dài, vợ tớ chỉ nay mai là chết. Vì tớ chăm sóc nhiều thằng “ết” ở làng này rồi tớ biết. Anh ta nói dửng dưng, chả ra vui chả ra không vui. Chị Hoa ngôi trong căn nhà nện đất tối om om, nửa khuôn mặt chị chìm trong bóng tối. Tôi ra khỏi căn nhà ngập màu tử khí ấy, được 3 ngày sau thì chị Hoa chết. Nói có mồ ma chị Hoa, tôi đã nhìn thấy rất rõ gương mặt của tử thần khi chụp ảnh chị, chị mệt đến mức không mở được cái miệng khô ron đắng ngắt ra, chị ngồi tỏ mờ trong bóng tối căn nhà thấp lè tè, giữa lúc ngoài trời đang nắng vàng rực rỡ.
Thành lại te tái cắp nón sang lo khâm liệm cho chị Hoa. Chị gầy còn một dúm xương, anh Thắng bần thần nhìn vợ, lè cái lưỡi trắng xóa, vàng ếch, trầy tróc của mình ra, Thắng hất hàm bảo Thành: “Tớ cũng sắp chết rồi”. Thành mắng át đi, em có khi còn chết trước bác, xuống suối vàng để còn gặp anh Sơn, gặp thằng cu Lương nhà em. Gớm, cùng dân “ếch” với nhau, có gì mà non gan thế. Thành đang tính cách lo quà cho thằng cu con chị Nga, nó học giỏi, dán giấy khen đỏ chói lên bờ tường, phải trọng thưởng cho nó chứ. Khốn khổ thằng bé, đại gia đình nó có 9 người nhiễm HIV, nó ngửa được mặt lên khi đến lớp, đã là anh hùng lắm rồi. Huống hồ hai anh em nó đều được giấy khen, dán đỏ chót trên cái bờ tường nện đất vàng ệch, bốn bề tre mục hổng, mái cọ hổng, gió lùa, nắng hắt, mưa xối ào ào…
Mỗi lúc có thêm một người bạn đồng đẳng của mình chết, Thành lại gọi điện thông báo cho tôi biết. Thành lại lặng lẽ thắp nhang lên ban thờ chồng, ban thờ con của mình để rồi khóc. Vừa rồi, em về Hà Nội tập huấn với một tổ chức chăm sóc bệnh nhân HIV, cũng đến tìm tôi. Vừa rồi tôi hỗ trợ ít tiền mọn gọi là “mừng” Thành có đủ tiền mua xe máy mà đi xuống thủ đô, bước lên diễn đàn của tổ chức quốc tế về HIV/AIDS với mong muốn làm cái gì đó đích thực để giúp Đời. Xe máy cũng đồng thời giúp Thành chạy ra huyện cất hàng về mở một hiệu tạp hóa nho nhỏ ngay tại ngôi nhà làm Câu lạc bộ Hoa Sim Tím. Vừa rồi, bố Cửu của Thành lập cập xuống mời tôi lên Tiên Lương ăn cỗ, em gái Thành đã lấy chồng.
Thế là con quỷ HIV, bóng ma kỳ thị quái đản và giết chóc mang tên AIDS đã dần biến khỏi Tiên Lương. Vùng đất chết đã bén rễ xanh cây. Người Tiên Lương đã thực sự chung sống yên lành được với cái rủi ro tội nghiệp mang tên tử thần HIV. Người có công đầu trong thành quả đó, là Nguyễn Thị Thành, người đàn bà góa 20 tuổi, đã biết tìm cho mình một lẽ sống đẹp từ trong đau thương tột cùng của AIDS.
Theo
|
http://www.tintuconline.com.vn/vn/xahoi/223190Sửa bởi người viết 07/10/2010 lúc 08:07:12(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|
|
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
| | | Các thành viên của Đội HIV tình nguyện đang chăm sóc một bệnh nhân HIV/AIDS. | | | | Đội HIV tình nguyện vì ngày mai tươi sáng 12 thành viên có HIV/AIDS đã can đảm vượt lên số phận đau khổ, sự mặc cảm và thị phi của người đời về bệnh tật của mình lập ra đội tình nguyện với cái tên rất đẹp là "Vì ngày mai tươi sáng 1 Bắc Ninh" đểgiúp đỡ những bệnh nhân HIV/AIDS khác chống chọi lại với bệnh tật, biết tự tin để sống. Ngôi nhà HIV… Đội HIV tình nguyện ấy đóng đô tại số 30 Nguyễn Du, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do Phạm Thị Hiền, 27 tuổi, làm nhóm trưởng bây giờ đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng với những bệnh nhân HIV/AIDS và nhân dân quanh vùng. Đội trưởng Phạm Thị Hiền cho biết: "Đội được thành lập từ tháng 1/2008, nhân rộng mạng lưới, giúp đỡ hơn 40 bệnh nhân HIV/AIDS cùng hoàn cảnh. Việc làm của Đội được Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế và nhân đạo giúp đỡ nhiều. Đặc biệt là sự tài trợ, giúp đỡ của UBDSKHH gia đình Việt Nam tài trợ kinh phí. Với sự quan tâm của các tổ chức, ban, ngành giúp đỡ, những thành viên trong đội thêm phần tự tin hơn. Trong đội, mỗi người một hoàn cảnh éo le khác nhau. Anh Nguyễn Văn Vinh, 34 tuổi, ở Từ Sơn kể, anh vốn xuất thân là con nghiện ma túy. Ngày trước, anh to khỏe lắm, 18 tuổi theo bạn bè xuống Quảng Ninh làm than thổ phỉ rồi bị lôi kéo. Do dùng chung kim tiêm với bạn nghiện nên anh đã dính HIV. Mãi đến năm 2003, anh về quê, sau trận ốm đi bệnh viện xét nghiệm mới biết mình bị dính bệnh. Và, đau khổ hơn là vợ anh cũng bị anh truyền bệnh, cuối cùng không dám sinh con. Khi vợ anh đã chết vì phát bệnh, thấy tội lỗi, anh muốn chết theo cho xong. Thế rồi anh gặp Hiền và những người bạn cùng hoàn cảnh, họ giúp anh vượt qua cơn khủng hoảng. Đến giờ, đã 2 năm vợ anh ra đi, người ta cứ tưởng anh cũng chết sớm, nhưng với cách dùng thuốc kháng virus HIV/AIDS tốt, cùng với những hoạt động, tập luyện, sức khỏe anh vẫn tốt. Ngày ngày, anh Vinh cùng các thành viên phóng xe máy có khi đến 100km để tuyên truyền, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Còn đội trưởng Phạm Thị Hiền lại có hoàn cảnh khác cũng không kém phần éo le. Cô vốn sinh ở thị xã, là tiểu thư khuê các, được học hành tử tế. Trong những ngày đang học Cao đẳng Sư phạm, Hiền yêu phải một anh chàng chơi bời mà không hề biết rằng anh ta nghiện ma túy nặng. Khi biết mình dính bệnh từ người yêu, Hiền đổ sụp, bao nhiêu thứ tốt đẹp, tương lai, gia đình giàu có… đang dành sẵn cho cô giờ coi như không ý nghĩa gì. Rồi vô tình cô dự một lớp tập huấn về HIV/AIDS do UNESCO tổ chức làm cô như bừng tỉnh. Gia đình cô tạo điều kiện cho cô đi hoạt động xã hội cho đến khi ý tưởng thành lập đội tình nguyện để chuộc lại lỗi lầm của mình. Khi gặp những cô gái cùng hoàn cảnh, cô đã đem chuyện của mình ra khuyên nhủ để họ nghe và sống có ích cho đời. Ngoài Hiền ra, còn có những cô gái là thành viên của đội đến từ nhiều vùng quê cũng tình nguyện làm công việc này. Tư vấn để… "Vì ngày mai tươi sáng" Buổi chiều hôm ấy, đội trưởng Phạm Thị Hiền sắp xếp cho chúng tôi theo đội viên Phan Thị Thanh Nga về tận nhà bà Nguyễn Thị Xuyến, 47 tuổi, ở thôn Dũng Liệt, Lạc Trung, Yên Phong xem chị tư vấn, chăm sóc cho bà Xuyến đang thời kỳ chuyển sang giai đoạn cuối. Nga bảo rằng, bà Xuyến đã yếu lắm và chán chường không muốn gặp ai. Gần tháng trở lại đây, Nga đã thuyết phục được bà Xuyến uống thuốc đúng cách. Thấy chúng tôi đến bà Xuyến cười nói: "Sao hôm nay đông người đến thăm thế. Cảm ơn cô Nga nhé…". Rồi bà Xuyến nằm xuống cho Nga lấy bông rửa mấy nốt lở loét trên người, ánh mắt ánh lên niềm hy vọng, dù rất nhỏ nhoi. Với những kiến thức học được, 12 thành viên trong đội đã tuyên truyền trên 20 khu vực, có khi sang cả Bắc Giang xa xôi. Có chuyện rằng, anh Lê Văn Kính, 29 tuổi, say mê tuyên truyền đến nỗi đem cả bao cao su lên Yên Dũng, Bắc Giang để phát, dạy cách đeo bao, bị đuổi hơn chục lần. Nhưng mưa dầm thấm lâu, mãi rồi bà con cũng tin theo và đón chào thân thiện như người nhà. Đội trưởng Phạm Thị Hiền, là người có trình độ trong nhóm, thường xuyên vào mạng tải tài liệu, kiến thức mới nhất về căn bệnh HIV/AIDS để làm nguồn giúp ích cho nhóm. Hiền thông báo rằng, mới đây cô nhận được tài liệu từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã áp dụng thành công phương pháp lọc rửa tinh trùng giúp những bệnh nhân HIV có thể sinh con khỏe mạnh, bình thường, với chi phí chỉ có 200.000 đồng/lần lọc. Bất kỳ phụ nữ có HIV nào muốn có con sẽ được cung cấp các dịch vụ tư vấn và điều trị. 100% trường hợp xét nghiệm dương tính với HIV cũng được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Tin vui này được cô chuẩn bị tài liệu chu đáo cho một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp trong khu vực Bắc Giang, Bắc Ninh và xa lên miền núi. Tuy là trong người đang mang mầm bệnh và làm tình nguyện nhưng nhóm của Hiền áp dụng cả công nghệ thông tin, một lĩnh vực khó đối với các thành viên chưa được học qua, nhưng họ vẫn cố gắng. Với việc làm ý nghĩa đó, nay mai thôi, những bệnh nhân HIV/AIDS sẽ có thêm kiến thức, sự tự tin từ những người đồng bệnh trong nhóm "Vì ngày mai tươi sáng". Chia tay chúng tôi, các thành viên trong nhóm đều có một ước mong rằng, thời gian sắp tới được các ban, ngành, đoàn thể ở các địa phương giúp đỡ thành lập các nhóm "Vì ngày mai tươi sáng" 2, 3… và nhiều hơn nữa ở khắp nơi | |
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
lời Tôn kính của đến các bạn không may mắn diễn đàn
khi đọc qua những bài viết này .hôm nay tuấn có đôi lời tôn kính các bạn hiện là thành viên diễn đàn không may mắn mang căn bệnh này.nhưng tuấn biết các bạn cũng và đang có tấm lòng hành động giúp đở đến tất cả các bạn khác trên mọi miền của đất nước,hành động và việc làm của các bạn đáng quý lắm.
Để tỏ lòng tôn kính của tuấn . xin chúc toàn thể các bạn được dồi dào sức khỏe và ước mơ của các bạn sẽ thành hiện thực.
mãi mãi bên các bạn
chào thân ái.
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-05-2008(UTC) Bài viết: 116
|
có tấm lòng cao cả và những việc làm âm thầm của các bạn thật quý trọng
|
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-09-2008(UTC) Bài viết: 310
Cảm ơn: 20 lần Được cảm ơn: 225 lần trong 136 bài viết
|
Giá như ai cũng hiểu và cảm thông cho những người mắc căn bệnh này. Tất cả cũng chỉ là nạn nhân, tất cả những người mắc căn bệnh này cũng cần có sự cảm thông và chia sẻ. | sống để vui |
|
|
|
Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-07-2008(UTC) Bài viết: 434 Đến từ: Saigon
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
|
Bạn buonchiminhem đi XN chưa vậy?
| ...Living is easy with eyes closed Misunderstanding all you see It's getting hard to be someone, but it all works out It doesn't matter much to me
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Ba, 30/09/2008, 06:20 (GMT+7) Khi sư thầy, sư cô đi tuyên truyền phòng chống AIDS | Sư cô Hạnh Định chăm sóc cho bé Võ Thanh Huy - bị nhiễm HIV/AIDS từ ba mẹ | TTO - Ngồi nhớ lại quá trình đến chia sẻ, động viên và trở thành “người nhà” của các em là con của những bệnh nhân HIV/AIDS, các sư thầy, sư cô trẻ, sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM xúc động: “Gia đình các bệnh nhân và các em tội lắm”! Ngày chủ nhật kể từ tháng 12-2007, hơn 25 thành viên trong ban điều phối dự án phi chính phủ NAV tại Học viện Phật giáo Việt Nam (với mục tiêu giảm phân biệt, kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS) đã xăng xái đi đến các địa phương trong TP.HCM để tìm hiểu đời sống của những gia đình có người nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời với việc tìm hiểu là tuyên truyền về lối sống, ứng xử của những người nhiễm HIV/AIDS với cộng đồng và ngược lại. Đến để rồi những tình nguyện viên trẻ trong ban điều phối đã không cầm được nước mắt khi có trường hợp bệnh nhân bị gia đình ruồng rẫy vì sợ lây và không dám tiếp xúc. Cũng có những trường hợp hoàn cảnh quá khó khăn, có gia đình thì cả hai vợ chồng đều nhiễm, đứa con của họ sống trong cảnh kỳ thị, xa lánh của mọi người… Những hình ảnh ấy cuốn lấy các sư thầy, sư cô trẻ vào cuộc với mong muốn góp phần làm thay đổi cái nhìn của mọi người với bệnh nhân AIDS. Thầy Thích Hạnh Tín (nhóm truyền thông) chia sẻ: “Người bị nhiễm HIV/AIDS cần những bàn tay thương yêu, chia sẻ của mọi người. Chúng tôi đến còn để nói với họ rằng họ cũng phải đứng lên để sống tốt, để cứu chính mình trong những ngày mình còn sống trên đời”. Với sự nhiệt thành và tình cảm chân thật mà những tình nguyện viên của NAV mang đến đã làm lay động tấm lòng của những người đang “trốn” đời. Và họ đã chịu sẻ chia những khó khăn, cho con cái gần gũi với những tình nguyện viên để được vui chơi, được hòa nhập cộng đồng… Sư cô Trung Tựu (phó nhóm chăm sóc) chia sẻ: “Lúc đầu đến với các em và gia đình người nhiễm HIV/AIDS chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Nhất là sự “phòng thủ” của họ, nhưng dần dần với lòng kiên trì và nhiệt huyết của mọi người đã cho các bệnh nhân niềm tin”. Niềm tin ấy lan tỏa từ những tình nguyện viên của NAV sang cho bệnh nhân và con cái họ. Có những em học rất giỏi nhưng phải nghỉ học sớm, có em cũng bị nhiễm từ bố mẹ như bé Võ Thanh Huy (7 tuổi) ở P.11, Q.Bình Thạnh. Ba mẹ Huy đã mất, còn cậu bé thì còi cọc, đang phải trị liệu nhưng không biết sống được bao nhiêu ngày nữa. Nhiều em khác thì có khi đến trường đã bị bạn bè xa lánh, làm các sư càng muốn chia sẻ nhiều hơn. Chính vì vậy, khi các sư thầy, sư cô đến, các em ôm vai, níu áo nâu sòng của các sư như những đứa em nhỏ bên những người anh, người chị. Còn các sư cô, sư thầy thì nắm tay các em, có em bị nhiễm HIV/AIDS như Võ Thanh Huy được các tình nguyện viên ôm vào lòng, để minh chứng cho hai điều: bệnh AIDS không lây qua tiếp xúc thông thường và khi có tình thương con người sẽ gần nhau hơn dù họ có mang trong người căn bệnh thế kỷ! TẤN KHÔI
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
| | | Lớp học bất đắc dĩ tại Trung tâm. | | | | Thêm một ngày sống, thêm nhiều tình thương 15:00:00 01/10/2008, cập nhật cách đây 3 giờ Ở nơi riêng biệt với cuộc sống xung quanh này, số phận của những đứa trẻ và người chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ HIV - Trại Lao động số 2 Ba Vì vốn đã thiệt thòi, lại càng buồn tẻ hơn khi nhiều người còn mang nặng tư tưởng phân biệt, kỳ thị. Thế nên tình thương yêu trở thành món quà vô giá của những mảnh đời bất hạnh đang nương tựa vào nhau trong quãng đời ngắn ngủi còn lại… Những ông bố, bà mẹ đổ bệnh cho con Người phụ nữ ấy có khuôn mặt hiền lành nhưng khắc khổ. Giữa đám trẻ thơ ríu rít cười đùa, gương mặt chị vẫn phảng phất một nỗi buồn sâu thẳm. Ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ HIV của Trại Lao động số 2 Ba Vì, những người phụ nữ như chị vừa là mẹ, vừa là cha của mấy chục đứa nhỏ. Chị là Lê Thị Thu, 43 tuổi, quê Tuyên Quang. Cuộc đời chị là một bi kịch đẫm nước mắt. Chị kể, năm 2003, khi chồng chị - một lái xe tải đường dài - bị ốm nặng, lúc đó, chị mới biết anh đã nhiễm HIV. Đương nhiên, người ta khuyên chị đi xét nghiệm máu cho cả nhà. Đất sụt dưới chân khi chị biết mình cũng đã nhiễm căn bệnh thế kỷ từ người chồng. Đau lòng hơn, thằng bé thứ hai sinh năm 2001 cũng có kết quả dương tính. Niềm an ủi lớn nhất đối với chị là cháu gái lớn được an toàn. Mang trong mình "bản án tử hình", chị đã cố gắng vượt lên sự kỳ thị của những người xung quanh để chăm sóc chồng đến khi anh trút hơi thở cuối cùng và nuôi dạy 2 đứa con. Sau đó, tình cờ chị xem tivi và biết đến Trung tâm. Chị gửi con gái lớn ở lại nhờ các anh chị nuôi giúp, còn mình đưa thằng bé thứ hai vào Trung tâm cùng để tình nguyện xin được chăm sóc các cháu bé có hoàn cảnh đáng thương như đứa con của chị. Những mảnh đời bất hạnh ở Trung tâm đã giúp chị quên đi những mặc cảm và sự kỳ thị của người đời. Thời gian trôi qua, nỗi buồn đã nguôi ngoai nhưng một nỗi lo sợ mơ hồ lại xuất hiện. Những đêm trắng nhìn thằng bé ngon giấc, chị lại khóc thầm, người ta thì mong con khôn lớn, còn với chị, không biết giữa chị và nó, ai sẽ là người ra đi trước. Ở Trung tâm, mọi người còn nhắc đến mẹ con người đẹp bạc mệnh Lâm Uyển Nhi. Đẻ con xong, Nhi cũng bỏ con lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Cháu bé được chuyển vào Trung tâm nuôi dưỡng ít tháng thì Lâm Uyển Nhi cũng bị đưa vào đây để cai nghiện. Nhi nhận ra đứa con trai qua cái bớt trên mặt. Sau 18 tháng xét nghiệm, thật may mắn, cháu bé có kết quả âm tính với HIV nên được gửi về cho người nhà nuôi. Nguyễn Thị Hiền, 31 tuổi, nhà ở quận Đống Đa, con là Lê Thùy Linh (SN 2006). Nghiện ma tuý nặng, 10 năm về trước, Hiền từng theo đám bạn bỏ nhà đi lang bạt, kiếm sống bằng đủ nghề để có tiền thoả mãn cơn nghiện. Chỉ đợi sinh xong đứa con gái tại Bệnh viện Phụ sản, người đàn bà nghiện ma tuý này vội lao đi tìm "thuốc", và quên luôn đứa bé đang ở trong bệnh viện. Không bao lâu sau, Hiền bị bắt vào Trại Lao động xã hội số 2. Hiền xin được vào làm việc tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ có HIV để được gần con. Hiền khoe có đôi vợ chồng người nước ngoài sau khi vào thăm Trung tâm đã nhận bé Linh làm con nuôi. Những đứa trẻ không trở thành người lớn Trong 53 đứa trẻ đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm, đa phần đều là trẻ bị bỏ rơi tại bệnh viện hoặc do các gia đình mang đến cổng Trung tâm bỏ lại đó. Rất ít cháu được gia đình gửi kèm thư thông tin về nguồn gốc, quê quán, bố mẹ. Chị Nguyễn Thị Thanh - Phó phòng Y tế của Trung tâm kể, trước Tết Nguyên đán năm 2008, khoảng 11h đêm, trời rét cắt da cắt thịt, cán bộ đi tuần tra phát hiện có điều gì đó khác thường ở cổng Trung tâm. Có tiếng trẻ con khóc trong nỗi sợ hãi của bóng đêm bao trùm. Mọi người soi đèn lại gần và nhận ra đó là một bé gái, nói đúng hơn chỉ là hình hài một đứa bé gái trong tấm thân gày gò da bọc xương đang đứng khóc lặng trong cái rét tái tê. Cháu bị nấm da toàn thân và nấm miệng - hệ quả của việc không được chăm sóc. Nhấc cháu lên bàn cân, mọi người không khỏi xót xa khi cô bé 7 tuổi chỉ vỏn vẹn nặng có 8kg. Sau khi được chăm sóc và cho ăn uống, cô bé cho biết tên là Chu Phương Anh. Hỏi đến người thân, cháu một mực im lặng. Sau này, khi đã hoà nhập với cuộc sống mới ở Trung tâm, cô bé kể chỉ biết có mẹ. Và những năm tháng giang hồ của người mẹ đã để lại hậu quả mầm bệnh HIV và rút ngắn cuộc sống của cô bé tội nghiệp. Ngoài các mẹ và cán bộ Trung tâm, các cháu không mấy khi được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên khi có người lạ xuất hiện, những đứa trẻ chạy ùa ra đứa ôm chân, đứa níu tay hết sức thân thiện... Chị Lê Thị Thu kể, các cháu rất thích đi học. Trung tâm cũng đã liên hệ với trường tiểu học gần đó để các cháu được đến trường nhưng nhiều người dân đã phản đối kịch liệt khiến cơ hội đến trường của những đứa trẻ vốn đã thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn. Không còn cách nào khác, Trung tâm đành phải mở một lớp học, dành cho tất cả các cháu trong độ tuổi đi học. Một số mẹ nuôi ở Trung tâm trở thành giáo viên bất đắc dĩ. May sau đó có cô Thủy - giáo viên Trường Việt Mông, nhà ở gần đó, tình nguyện vào dạy cho các cháu. Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa, tôi rùng mình khi nhớ tới lời kể của một cán bộ tại Trung tâm: "Ở đây, chưa có đứa bé nào tồn tại quá 13 tuổi". Không xa Trung tâm là nghĩa trang Việt Mông, nơi có một khu riêng biệt với 13 nấm mồ nhỏ của những đứa trẻ bất hạnh từ trung tâm ra đi và con số đó chưa dừng lại. Những khoảnh khắc đáng quý trên cuộc đời của những đứa trẻ không bao giờ có cơ hội trở thành người lớn này sẽ được an ủi và có ý nghĩa hơn khi nhận được tình thương yêu, sự sẻ chia của tất cả mọi người |
| http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/10/100602.cand |
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ năm, 2/10/2008, 15:34 GMT+7 | | Công nương Đan Mạch thăm trẻ em HIV Mới đây, Công nương Mary Elizabeth Donaldson, 36 tuổi, có chuyến công du tới Uganda trong khuôn khổ dự án phòng chống HIV/AIDS do chính phủ Đan Mạch tài trợ. Hình ảnh trên AP. Công nương Mary Elizabeth Donaldson đã bày tỏ khen ngợi cuộc chiến chống HIV/AIDS của Uganda. "Tôi rất ấn tượng với những gì các bạn đang làm giúp những người sống chung với HIV/AIDS. Thật tiếc, chuyến thăm lần này quá ngắn ngủi. Tôi muốn ở đây lâu hơn nữa để cùng chia sẻ với các bạn", Mary tâm sự. Tới thăm các trung tâm có người mắc bệnh thế kỷ, Mary chăm chú lắng nghe các bệnh nhân trải lòng từ những câu chuyện có thật. Họ kể về lý do nhiễm virus và phải đương đầu với căn bệnh này ra sao. Không ngần ngại và giữ khoảng cách với những người này, Công nương sẵn sàng ôm những đứa trẻ có HIV và chơi cùng chúng. Đan Mạch là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho hoạt động của các tổ chức người tị nạn ở Uganda.
| Công nương Đan Mạch đang chung tay vào cuộc chiến chống HIV/AIDS ở Uganda. | | Với tư cách là người bảo trợ của Hội người tị nạn Đan Mạch, Mary đã có chuyến công du 4 ngày tới châu Phi. Tại đây, cô đã tới thăm trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Lapainat của một trại tị nạn gần Gulu, phía Bắc Uganda. | | Mary chơi cùng một đứa trẻ khi tới thăm trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Lapainat. Với bản năng của một người mẹ, thành viên Hoàng gia Đan Mạch không ngần ngại tiếp xúc với những trẻ em da màu này. | | Các học sinh của một trường học nằm trong trại Ongako dành cho những người lánh nạn trong nước nói chuyện cùng Công nương. | | Người dân sống trong khu tị nạn chào đón công nương Đan Mạch nồng nhiệt. | | Trên nền đất, đứng xung quanh là các em nhỏ, Mary trở thành "nữ hoàng khiêu vũ" khi nhảy cùng học sinh trường Ongako. | | Mary tới thăm tại tị nạn Lama ở Moyo, nơi tổ chức của cô đang có những hành động thiết thực giúp đỡ những người lánh nạn nơi đây xây dựng ngôi làng. | | Giản dị và thân thiện, Công nương cùng người dân ra thăm những chú dê. | | Mary đi tới đâu, trẻ em theo chân cô tới đó. Mary tỏ ra rất vui khi được nói chuyện cùng các em nhỏ. | | Ngày đầu tiên tới Uganda, Mary đã tới thăm một tổ chức hỗ trợ những người mắc AIDS ở Kampala... | | ... và chơi đùa cùng các em nhỏ mắc bệnh thế kỷ ở đây... | Bình Minh
| http://ngoisao.net/news/thoi%2Dcuoc/2008/10/3b9c6b5e/
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Những người mẹ thứ 2 của trẻ em nhiễm HIV/AIDS | 17:03' 04/10/2008 (GMT+7) | - Vừa sinh ra, thậm chí ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, những đứa trẻ nhiễm HIV đã bị tuyên án tử hình. Chúng vô tội nhưng phải trả giá cho những sai lầm, sa ngã của cha mẹ. Bị bỏ rơi hoặc mồ côi ngay khi vừa sinh ra, bị người đời xa lánh, cuộc đời những đứa trẻ bị lây nhiễm HIV từ cha mẹ tưởng như đã khép lại. Nhưng tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình II, TP.HCM, những đứa trẻ ấy đã được đón nhận, được cho một mái ấm và được yêu thương bởi những người mẹ người cha thứ hai có tấm lòng nhân ái.
Đến Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, rất nhiều người đã rơi nước mắt khi thấy các cô bảo mẫu chăm sóc, âu yếm những đứa trẻ bất hạnh ấy như con của mình. Và để có thể đến được với các em, những nhân viên ở đây phải vượt qua biết bao khó khăn thậm chí phải hi sinh rất nhiều kể cả hạnh phúc riêng của mình…
Những nguy cơ có thật
Điều khó khăn đầu tiên đòi hỏi những nhân viên bảo trợ ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình II phải vượt qua đó là cái nhìn kỳ thị của người đời. Và búa rìu dư luận nhiều khi còn làm đau hơn nhiều lần nỗi đau thể xác.
| Những đứa trẻ sớm phải chịu bất hạnh. Ảnh: Hà Dịu | Chị Trần Thị Mỹ Lan tâm sự: "Mấy năm trước đây, sự kỳ thị của mọi người với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS còn rất nặng nề. Họ cứ nghĩ chỉ cần tiếp xúc với bệnh nhân là sẽ bị lây nhiễm. Lúc trước, có lần khi nghe mình nói làm ở trung tâm, hai người kia đã thì thầm với nhau rằng chắc những người chăm sóc cũng là người mắc bệnh nên thấy tủi thân và hụt hẫng ghê gớm. Chính vì thế mà ngại không dám nói với ai là mình làm ở đâu".
Anh Bùi Huy Vũ, y sĩ của trung tâm cũng kể khi mới vào làm ở đây, anh đã không dám cho gia đình biết nơi làm việc của mình. Và hàng ngày, anh phải từng bước tuyên truyền để gia đình bớt kỳ thị với những người mắc bệnh HIV/AIDS. Đến khi tâm lý mọi người ổn định anh mới dám nói. Cũng may là gia đình hiểu và thông cảm. Giờ đây, với nhiều người anh vẫn không dám nói vì ngại cái nhìn của họ.
Nhưng thời gian sẽ khiến người đời thay đổi quan niệm và sẽ có cái nhìn đúng đắn về những người tình nguyện làm công việc chăm sóc cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Chỉ có nguy cơ lây nhiễm là có thật và luôn tiềm ẩn khi mà hàng ngày, các cô bảo mẫu phải trực tiếp chăm sóc, bế ẵm, nhất là với những bé ở giai đoạn cuối, bị mắc bệnh ngoài da, nên việc phải tiếp xúc với máu mủ là chuyện thường. Nếu bàn tay dính máu của các cô vô tình chạm vào vết xước trên cơ thể mình cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây bệnh.
Ở đây, mọi người vẫn còn chưa hết bàng hoàng bởi tai nạn của anh Bùi Huy Vũ, y sĩ của trung tâm. Tai nạn nghề nghiệp xảy ra khi anh lấy máu một cháu bé để mang đi xét nghiệm. Do cháu bé giãy giụa, kim tiêm có chứa máu người bệnh đã đâm vào tay anh Vũ. Mặc dù đã được tiêm ngay thuốc đặc trị ARV, nhưng không loại bỏ nguy cơ lây nhiễm 100%.
Đó có lẽ là những ngày đen tối không chỉ của anh Vũ mà của cả trung tâm. Anh Vũ cho biết mình thực sự phải sống trong hoang mang, sợ hãi mà không thể chia sẻ với những người thân trong gia đình vì biết mọi người sẽ lo lắng. Mặc dù được đồng nghiệp động viên an ủi nhưng anh vẫn có những đêm mất ngủ vì lo lắng và sút mất mấy kg. Và cái ngày anh Vũ có kết quả xét nghiệm âm tính có lẽ là ngày vui nhất trong cuộc đời anh Vũ. Cả trung tâm thở phào như trút được gánh nặng và niềm vui của anh Vũ cũng là niềm vui của tất cả mọi người…
Cao hơn cả là tình yêu thương
Tất nhiên, để tránh nguy cơ lây nhiễm, các cô bảo mẫu của trung tâm đều được qua một khóa huấn luyện và có những quy định nghiêm ngặt để hạn chế rủi ro. Nhưng đôi khi họ đã bất chấp quy định bởi nó giống như sợ dây ngăn cách tình yêu thương thật sự mà các cô dành cho các em bé bất hạnh.
| Chị Nguyễn Thị Gái, hi sinh cả tuổi xuân để ở lại trung tâm chăm sóc cho các bé nhiễm HIV/AIDS. Ảnh: Hà Dịu | Chị Trần Thị Mỹ Lan tâm sự: "Có nhiều trẻ sơ sinh khi mới vào đây chỉ còn da bọc xương, có em thì mụn nhọt mọc đầy người trông rất thương. Nếu đúng theo quy định thì khi chăm sóc các bé phải đeo găng tay, khẩu trang, yếm, để tránh máu bắn vào người nếu có. Nhưng không thể làm vậy vì nó sẽ tạo ra hố sâu ngăn cách giữa cô và trò. Chúng tôi coi các bé như con mình, vỗ về âu yếm bằng tất cả tình thương của người mẹ thì làm sao có thể làm như vậy được. Chúng còn nhỏ nhưng rất nhạy cảm và dễ tủi thân".
Có lẽ lời chị Lan nói là đúng khi ánh mắt của những em bé ở trung tâm Tam Bình dù lớn hay nhỏ đều man mác buồn ngay cả khi chúng cười. Và phải tận mắt chứng kiến hình ảnh một cô bảo mẫu nhẹ nhàng rửa và bôi thuốc vào cái nhọt đã vỡ ra của một bé bằng bàn tay không mới thấy họ thật sự yêu thương các em bằng cả tấm lòng.
Vất vả nhất có lẽ là các cô ở bộ phận chăm sóc trẻ sơ sinh bởi các bé còn quá nhỏ. Những khi có bé nào đó bị nóng sốt, quấy khóc cả đêm, các cô lại là người phải thức cả đêm chăm sóc, vỗ về. Cũng có khi phát bệnh, nhiều bé biếng ăn các cô lại phải dỗ dành và chính bàn tay các cô phải đút từng muỗng cháo cho các em ăn.
Khi có một bé trong trung tâm phải nhập viện, cũng chính các cô là người ở bên cạnh túc trực 24/24, có khi phải nằm ngoài hành lang bệnh viện để chăm sóc. Và khi các em giành giật lại được sự sống với thần chết, chính các cô là người vui nhất. Nhưng khi một em ra đi thì đó là một mất mát không gì bù đắp nổi.
Chị Trần Thị Thu Tâm, người đã làm việc ở trung tâm hơn chục năm nay ngậm ngùi: "Lúc trước, khi chưa có thuốc đặc trị ARV, tình trạng tử vong của các bé trong trung tâm rất nhiều. Mỗi lần chứng kiến một em ra đi là một lần thấy mất mát ghê gớm. Các em không phải máu mủ ruột rà của mình nhưng chúng tôi coi các em như người thân. Nếu người mẹ thấy vui thế nào khi hàng ngày chăm sóc, vỗ về con mình, thấy chúng lớn lên từng ngày, vui khi chúng biết bò, biết chập chững những bước đầu tiên thì tình cảm của chúng tôi cũng như vậy. Vì vậy mà khi một cháu ra đi, các cô cũng đều rơi nước mắt".
| Chăm từng bữa ăn. Ảnh: Hà Dịu | Chị Tâm còn ám ảnh mãi cái chết của bé Sơn, lúc đó 3 tuổi. Sơn bị bướu ác tính, không biết nói, chỉ diễn tả bằng cử chỉ hoặc thỉnh thoảng bập bẹ được tiếng cô. Và khi phát bệnh, trong lúc vật vã đau đớn, tự dưng em đã thốt lên 1 câu xé ruột: “Cô ơi! Cứu con!”. Rồi Sơn chết. Và tiếng kêu đó nhiều khi vẫn còn văng vẳng bên tai chị Tâm cứa vào lòng chị đau đớn.
Cũng giống như chị Tâm, chị Mỹ Lan chia sẻ: "Nhiều lúc thấy đau lòng khi có bé chết trên tay mình nhưng bất lực không làm gì được. Lần đầu tiên chứng kiến cái chết của bé Hiền, tôi đã khóc rất nhiều và nhiều đêm mất ngủ, vì suy nghĩ sao phận người quá mong manh, nhất là với những đứa bé vô tội nhưng sinh ra đã phải mang án tử hình kia".
Hiền là một bé gái bị gia đình bỏ rơi trước cửa trung tâm, vào trung tâm được 4 tháng thì bé thường xuyên bị co giật phải đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng I. Nhiều đêm, bé lên cơn co giật, người tím tái, chính chị là người ôm ấp vỗ về để bé dịu bớt cơn đau đớn. Nhưng rồi bé đã không vượt qua được. Là người trực tiếp chăm sóc bé, chị Mỹ Lan có cảm giác mình vừa phải chia tay một người thân và chị đã khóc bằng tất cả tấm lòng và tình yêu thương chân thành.
Hi sinh cả hạnh phúc riêng để gắn bó với các em
Chị Nguyễn Thị Gái năm nay hơn 30 tuổi, đã làm ở trung tâm 10 năm nhưng vẫn chưa lập gia đình. Chị cho biết mình vốn là một cô bé mồ côi nên chị rất thương và đồng cảm với các mảnh đời bất hạnh ở đây. Đa số các bé đều là trẻ mồ côi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi nên các em rất cần tình thương của người mẹ. Và chị nguyện ở vậy, không lập gia đình để dành toàn bộ thời gian chăm sóc cho các bé bị nhiễm HIV/AIDS.
| Lo từng chỗ ngủ. Ảnh: Hà Dịu | Hiện ở trung tâm, chị Gái đã nhận bé Hạnh Dung làm con nuôi. Hạnh Dung được chị chăm sóc từ khi còn là đứa trẻ sơ sinh. Lúc đó, Hạnh Dung nhỏ nhất, lại hay sốt nên chị phải quan tâm hơn các bé khác, phải thường xuyên bế ẵm thậm chí thức nhiều đêm vì bé quấy khóc. Giờ Hạnh Dung đã 12 tuổi, phải chuyển sang khu khác nên chị không còn trực tiếp chăm sóc nữa. Nhưng chiều chiều đi học về, Hạnh Dung vẫn qua chơi với chị. Và những ngày lễ, tết, chị hay dắt bé về nhà mình chơi. Chị bảo chỉ nghe bé Dung gọi chị bằng 1 tiếng thân thương “mẹ” là chị thấy hạnh phúc rồi, không cần gì hơn.
Không chỉ chị Gái mà còn rất nhiều chị ở trung tâm không lập gia đình. Nhiều chị cho biết thấy mình là trẻ mồ côi lại làm việc ở đây nên đàn ông họ cũng ngại. Còn các chị thì đã gắn bó với trung tâm rồi nên không nỡ rời xa. Với họ, đây không chỉ là một chỗ làm mà còn là một mái ấm mà ở đó họ có thể mang yêu thương đến cho những người thật sự cần yêu thương.
Với đồng lương hiện nay, đời sống của những người làm công tác bảo trợ tại trung tâm còn nhiều khó khăn, sống trong môi trường dễ lây nhiễm như vậy nhưng thực sự họ chưa được quan tâm đúng mức, nhà nước cũng chưa có chế độ cụ thể đối với cán bộ công nhân viên chăm sóc bị lây nhiễm HIV/AIDS từ trẻ. Nhưng như chị Gái cho biết nếu có một chỗ khác trả lương cao hơn, chị cũng không muốn đi vì đã quá gắn bó với các bé ở đây.
Chị Mỹ Lan cũng tâm sự: "Khi chứng kiến những cái chết đau lòng của nhiều cháu, có những lúc tôi cũng muốn bỏ để tìm một công việc khác nhẹ nhàng hơn nhưng cứ nhìn những gương mặt ngây thơ nhưng đã sớm phải gánh chịu nỗi đau của các em thì lại muốn ở lại với hi vọng phần nào xoa dịu nỗi đau cho các em".
Và niềm vui của những người mẹ thứ hai ở trung tâm cũng giản dị lắm như lời chị Nguyễn Thị Mai tâm sự: "Mỗi ngày thấy từng em lớn lên khỏe mạnh, hoặc có một em chiến thắng tử thần thì tự dưng trong lòng cũng thấy vui. Chỉ cần các em hạnh phúc là mình cũng thấy hạnh phúc rồi. Và đối với họ, phần thưởng cao quý nhất là những giọt nước mắt trân trọng của những người phụ nữ khi đến trung tâm nhỏ xuống vì cảm thông chia sẻ chứ không phải là những ánh nhìn xa lánh của người đời"… |
|
|
|
|
Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-05-2008(UTC) Bài viết: 45
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
|
| | | Chị Nguyễn Thị Thảo. | | | | “Chủ quán thư giãn” chuyển nghề… phát bao cao su 11:44:00 22/10/2008, cập nhật cách đây 1 giờ Những chủ cắt tóc, gội đầu - thư giãn nhạy cảm thường tránh mặt, cấm cửa "cựu tú bà" Nguyễn Thị Thảo, cho bảo kê ra ngăn chặn chị, không cho tiếp xúc với các cô gái mại dâm để phát bao cao su, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS... Chị Nguyễn Thị Thảo, 48 tuổi, ở phường An Tây, TP Huế được ví như cái phao để những người lầm lỡ bấu víu trên con đường phục thiện. Nhờ chị Thảo mà rất nhiều cô gái trẻ đang trên đường lầm lỡ trong nghề mại dâm đã trở về với gia đình, cộng đồng và hoàn lương bằng những việc làm cụ thể như tuyên truyền về HIV/AIDS, phát bao cao su… đến chuyện quan hệ tình dục an toàn, không bị nhiễm các loại bệnh hiểm nghèo… Những ngày tù tội Bây giờ, ngồi kể chuyện với chúng tôi về quá khứ, chị Thảo bảo rằng cuộc đời mình cũng từng lầm lỡ nên bây giờ khi đã hoàn lương trở thành người tốt, đóng góp sức mọn cho cuộc sống này chị càng thêm gìn giữ nó. Ngày đó, khi đất nước trở mình trong nền kinh tế mới, biết bao loại hình dịch vụ kinh doanh, giải trí đã tranh nhau mọc lên. Bắt nhịp với "trào lưu" đó, chị Thảo mở quán cắt tóc, gội đầu. Các nhân viên được chị trực tiếp tuyển chọn, từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Trên địa bàn có nhiều quán tương tự nhưng khách muốn thư giãn luôn tìm đến quán chị Thảo không những vì tay nghề, sắc đẹp của các cô gái mà còn là sự biết "chiều" hết mình. Tiền kiếm được ngày càng nhiều, chị bàn với chồng mở rộng thêm "cơ sở". Ngày ấy, quán của chị Thảo nổi lên như cồn trong giới ăn chơi ở xứ Huế. Năm 2001, vợ chồng chị Thảo đã nằm trong "tầm ngắm" của cơ quan Công an. Lần lượt bị bắt, chị Thảo bị phạt 5 năm tù và chồng chị 7 năm tù với tội danh buôn bán ma tuý và chứa gái mại dâm. "Những ngày tháng trong tù, tôi mới thấy hết giá trị của sự tự do, nỗi đau khi hai con tôi còn nhỏ dại mà không có bố mẹ bên cạnh chăm sóc, dạy dỗ, chúng nó đều phải bỏ học…" - chị Thảo kể trong nước mắt. Do cải tạo tốt nên chị được tha về trước thời hạn hai năm. Trở về khi gia đình tan nát, con bỏ học, chênh vênh, cuộc đời không định hướng và muốn chết quách đi cho xong. Gần đèn thì rạng… Cũng trong hoàn cảnh đó, chị Thảo may mắn gặp được bác sĩ Trần Thị Ngọc (Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên - Huế) và bác sĩ Nguyễn Khoa Nhân (phụ trách các nhóm giáo dục đồng đẳng viên Thừa Thiên - Huế) vận động tham gia nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng, đóng góp công sức của mình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng là những ngày tháng phục thiện. Ban đầu chị còn nghi ngại, sợ mọi người chê cười nhưng được thuyết phục bởi người tốt nên chị đã vỡ ra nhiều vấn đề. Chị nghĩ, làm rồi nhiều người sẽ hiểu chị thôi. Hơn nữa, chị từng ở tù với nhiều chị em có hoàn cảnh đặc biệt, tất cả họ tâm sự với chị rằng, họ không muốn phạm tội, vì hoàn cảnh đưa đẩy. Chứ thực ra, có nhiều người cũng mong ước được sống bình thường. Nhất là các cô gái bán dâm, họ từng lương thiện và trên hành trình sa chân vào cái nghề nhơ nhớp ấy đôi khi họ cũng động lòng muốn hướng thiện. Nhưng vì miếng cơm manh áo đã giết đi cái sự trăn trở của lương tâm mà tiếp tục dấn sâu vào con đường tù tội. Sau khi mãn hạn tù trước thời hạn về nhà, những quán cắt tóc, gội đầu ngày trước được chị chỉnh sửa thành những phòng trọ cho sinh viên, những người có thu nhập thấp thuê giá rẻ và giúp đỡ họ nhiều trong cuộc sống. Nhất là đối với các cô gái trẻ, chị khuyên can thiệt hơn ở đời cho họ biết để không sai lầm như chị ngày xưa. Khi chị tham gia đi tuyên truyền, không kể ngày hay đêm, với chiếc xe đạp cà tàng, chị cùng các anh, chị em trong nhóm rong ruổi khắp các ngõ hẻm, từ thành phố đến các huyện là điểm nóng như Phú Lộc, Phú Vang… vượt hàng trăm cây số, qua những con dốc đứng đến với đồng bào huyện A Lưới, Nam Đông, len lỏi đến từng nhà hàng, khách sạn thậm chí sang cả huyện Hải Lăng (Quảng Trị) để tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao. Thuyết phục, động viên họ đi khám bệnh, cung cấp kiến thức về HIV và phát bao cao su. Thế nhưng cũng gặp không ít khó khăn mà chị Thảo phải cố gắng vượt lên. Theo như chị kể thì những ngày đầu thật vất vả, bị mọi người xa lánh. Có kẻ chuyên kinh doanh mại dâm thì còn chửi: "Đúng là lưu manh giả danh người tốt, trước mụ cũng hơn gì tôi". Có kẻ còn cho bọn bảo kê ra ngăn chặn chị Thảo không cho tiếp xúc với các cô gái mại dâm để phát bao cao su. Còn những chủ cắt tóc, gội đầu - thư giãn nhạy cảm thì tránh mặt chị, có chủ còn cấm cửa chị. Nhưng nhìn những cô gái trẻ đang đứng trước ranh giới giữa lương thiện và sa ngã, chị lại càng quyết tâm cứu lấy các cô. Chị năn nỉ, khuyên nhiều lắm… Cuối cùng, các cô gái hành nghề nhạy cảm ít học kia cũng nghe ra và tin chị. Bây giờ, chị đã trở thành người bạn mỗi khi họ cần. Cứ như thế, chị đã khuyên nhủ nhiều cô gái bỏ con đường tối về với lao động chính đáng. Nhiều cô gái ở tại thành phố này như cô H., cô V. gần nhà chị vốn hành nghề mại dâm nhiều năm nay hoàn lương có cuộc sống ổn định coi chị như người mẹ, người chị thứ hai vậy. Họ cũng đã noi gương chị Thảo, tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, phát bao cao su ở các phố, khu vực nhạy cảm trong thành phố. Bây giờ, chị Thảo bảo vui nhất là khi tiếp cận được với đối tượng khó cảm hóa nhất rồi chở họ đi khám bệnh, được chia sẻ nỗi niềm cùng mọi người, dần dần hướng họ về cuộc sống lương thiện. Với "tiếng tăm", kinh nghiệm của mình nên chị luôn được các cô gái tin tưởng, các thành viên trong nhóm tin tưởng, vì chị là người tiếp cận được nhiều đối tượng nhất. Chị Thảo "phao"! Hỏi về chuyện gia đình, chị Thảo cho biết, chồng chị cũng ủng hộ nhiệt tình và sắp tới anh cũng sẽ tham gia nhóm với chị. Hai con chị giờ đã trưởng thành và được mọi người tin yêu vì chúng là con của người đàn bà biết hoàn lương và sống ý nghĩa bằng công sức đóng góp của mình cho xã hội. Những ngày này, chị đã có những niềm vui to lớn, đó là có đứa cháu ngoại đã biết bi bô chào đón bà. Chị Thảo bảo: "Cảm ơn Nhà nước đã cho tôi cơ hội được làm lại cuộc đời, tạo điều kiện cho tôi trở thành người bình thường. Nay tôi thấy người trẻ tuổi đang sa ngã giống như tôi ngày trước, tôi thấy xót xa, thấy mình có lỗi khi chưa làm được gì cho họ". Chị Thảo luôn đau đáu làm sao để giúp cho những người lầm lỡ, và có nguy cơ lầm lỡ trở về con đường thiện và ý niệm đó biến thành việc làm cụ thể chứ chị không ngồi yên một chỗ. Như trưởng nhóm Lê Văn Đồng nói về chị Thảo thế này: "Chị Thảo làm việc rất tích cực, trách nhiệm, nhiệt tình tuân theo những quy định của nhóm". Lúc đấy chị cười, thật hiền, thật đẹp: "Sự đóng góp công sức của tôi có gì đâu, tui không sợ khó khăn chỉ sợ mọi người thiếu hiểu biết về HIV, tôi đã sống những ngày tăm tối rồi, thấm thía được cái giá phải trả nên mong muốn mọi người đừng như tôi…" |
| |
|
1 người cảm ơn tuanmersedec_Dracula cho bài viết.
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Người nhiễm HIV mở doanh nghiệp Lao Động Cuối tuần số 43 Ngày 26/10/2008 Cập nhật: 12:14 AM, 26/10/2008 | (LĐCT) - Một ngày thu, nắng vẫn còn nhức nhối, chiếc xe chở những cán bộ của tổ chức phi chính phủ DED, Đức, dừng lại trước một tiệm rửa xe trong một phố nhỏ quận Đằng Giang, TP Hải Phòng. Khác với những tiệm rửa xe thông thường, nơi này có một tấm biển đặc biệt gắn phía trên với chữ Hoa Phượng Đỏ. Hoa Phượng Đỏ - một cái tên quen thuộc không chỉ đối với người dân Hải Phòng mà còn với cả không ít bạn bè quốc tế. Đây là một cơ sở kinh doanh mà toàn bộ nhân viên là những người đang sống chung với HIV.
Mất việc khi còn sức lao động
Chị Kim Thị H, sinh năm 1970, hiện là trưởng nhóm Hoa Phượng Đỏ (Hải Phòng) kể rằng trước đây chị là công nhân may, đang có việc làm rất ổn định nhưng từ khi biết chị có HIV, chủ doanh nghiệp đã khéo léo viện ra lý do để chị phải nghỉ việc.
Chị H chỉ là một trong vài ngàn trường hợp ở thành phố Hải Phòng. Phần lớn khi thông tin về những người có HIV bị lộ ra ngoài, họ đều gặp khó khăn về việc làm. Nhiều người vẫn mang tâm lý không muốn giao tiếp với một người có HIV, làm cùng hay sử dụng dịch vụ của người có HIV lại càng không, vì thế cơ hội kiếm sống của những người nhiễm HIV gặp rất nhiều khó khăn.
Đứng trước thực tế phũ phàng này, Phạm Thị Huệ - người được phong danh hiệu Anh hùng Châu Á, hiện là cố vấn cho nhóm Hoa Phượng Đỏ - đã cùng với nhóm của mình (gồm hơn 130 thành viên trong đó có 8 phụ nữ nhiễm HIV là thành phần cốt cán), đưa ra ý tưởng thực hiện 3 mô hình kinh doanh tạo việc làm cho các thành viên trong nhóm bao gồm may mặc, nuôi tu hài và rửa xe máy.
Thật may mắn, ý tưởng của cô đã được tổ chức DED hỗ trợ theo chương trình CSR: Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội. Ước mơ của Huệ và những người đang rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì bị mất việc làm đã sắp trở thành sự thật, nhưng đó mới là ý tưởng được duyệt, còn thực hiện như thế nào đây?
Yêu cầu của DED đối với doanh nghiệp là Sự đầu tư đối ứng. Không như các hoạt động hỗ trợ, tài trợ khác, yêu cầu của DED rất ngặt nghèo khi đòi hỏi doanh nghiệp phải góp một số vốn với tỉ lệ 50/50.
Ông Juergen Foerter - chuyên gia dự án DED - cho biết "DED hợp tác với khối kinh tế tư nhân trong khuôn khổ các chương trình Hợp tác công tư là một bước tiếp cận mới tới xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ giảm nghèo theo chiến lược của Chính phủ VN. Lý do DED cần một nguồn vốn đối ứng trong dự án này là vì như vậy, doanh nghiệp tự bỏ vốn, cũng sẽ tự ý thức hơn trong việc quản lý và điều tiết đồng vốn của mình, như vậy mới có thể phát triển tốt".
Ngoài trích ra số tiền ít ỏi trong quỹ của nhóm, Huệ bắt đầu chạy đôn chạy đáo tìm sự hỗ trợ của các doanh nghiệp sao cho huy động đủ số vốn đối ứng. Và như cô nói: "Mình cứ làm rồi ông Trời sẽ không phụ", tháng 7.2007 dự án xây dựng doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho những người nhiễm HIV với tổng số vốn là 14.300 EURO đã trở thành hiện thực.
Khó khăn vẫn còn đó
Tiền đã có rồi, nhân sự cũng đã sẵn sàng, nhưng điều hành một doanh nghiệp ba lĩnh vực không phải là việc đơn giản ngay cả đối với những người đã từng trải qua nhiều kinh nghiệm kinh doanh.
Ngay từ đầu, ý tưởng nuôi tu hài ở Cát Bà của Huệ đã bị cả gia đình và những người trong nhóm coi là điên rồ. Tự nhiên đổ hàng trăm triệu ra biển mà chưa nhìn thấy tương lai đâu, lợi nhuận vô cùng mờ mịt vì nuôi tu hài phải một năm sau mới được thu hoạch. Đầu tư bằng những đồng tiền chắt chiu mồ hôi nước mắt của cả nhóm và chịu sự giám sát ngặt nghèo của một tổ chức nước ngoài, sức ép là vô cùng lớn đối với một cô gái 28 tuổi, còn đang phải chịu bao trọng trách về truyền thông và chăm sóc, hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ.
Những ngày đầu tiên, việc công khai một cửa hàng rửa xe với biển đề đàng hoàng do chính những người đã từng nghiện ma tuý và nay đang mang trong mình HIV chịu trách nhiệm là một việc làm hết sức mạo hiểm.
Mặc dù, được chính quyền và các chị bên hội phụ nữ sở tại ủng hộ, song sự kỳ thị vẫn còn đó, rửa xe là một dịch vụ trực tiếp, nhiều khách hàng vẫn còn ngần ngại. Ngay cả một việc rất đơn giản là đi liên hệ thuê địa điểm để tổ chức hoạt động lâu dài khi đã có tiền trong tay cũng vô cùng gian nan đối với Huệ. Khi biết lý lịch của người thuê nhà là người nhiễm HIV, gia chủ nhất định từ chối với nhiều lý do tế nhị khác nhau.
Về dịch vụ nuôi tu hài, mới đầu Huệ thậm chí còn giữ kín thông tin với giới truyền thông, sợ rằng nhiều doanh nghiệp sẽ ngần ngại mà từ chối nhập hàng từ nhóm của Huệ, cũng như đã có những doanh nghiệp từ chối thẳng thừng không nhận hàng thuê móc của nhóm với nỗi sợ kỳ dị rằng biết đâu trong quá trình thêu, móc, công nhân sơ sẩy để que móc đâm vào tay chảy máu rồi máu sẽ dây ra sản phẩm.
Nhưng gần một năm trôi qua, ước mơ "điên rồ" của Huệ đã hiển hiện hàng ngày trước mắt của bà con quận Đằng Giang và Kiến An. Nhiều người ở xa cũng mang xe đến đây rửa để ủng hộ. Cơ sở rửa xe máy đã tạo thu nhập 700.000đ/tháng trên một đầu người lao động. Thu nhập của 10 nhân viên may mặc dao động từ 1.000.000đ - 1.500.000đ/tháng.
Hiện nay, kỳ vọng lớn nhất của Huệ và cả nhóm vẫn đang trông chờ vào việc nuôi tu hài ở Cát Bà. Nuôi tu hài rất lãi, nhưng cần phải kiên nhẫn vì điều kiện nuôi khó khăn và thời gian chờ đợi lâu dài.
Theo Huệ, hiện nay thị trường thuỷ hải sản rất sôi động, cầu thường vượt quá cung, nên doanh thu 300 triệu từ tu hài so với số vốn 120 triệu mà nhóm của cô bỏ ra chắc chắn sẽ là một thành quả tuyệt đẹp và là nguồn động viên lớn lao đối với những nguời nhiễm HIV đang ngày đêm vất vả trông mong.
Người nhiễm HIV cưu mang người không nhiễm
Ba cơ sở hoạt động kinh doanh của Hoa Phượng Đỏ rất đặc biệt với những con người đặc biệt. Mặc dù so với mặt bằng giá hiện nay, thu nhập của các thành viên nhóm dễ khiến những người thành phố tiêu cả triệu cho một bữa ăn phải bật cười, nhưng đồng tiền ít ỏi nhận được đã khiến họ rơi những giọt nước mắt hạnh phúc. Họ đang trong nỗi tuyệt vọng vì bị mất nguồn thu nhập, mất niềm vui lao động, nếu có giữ được bí mật về thân thế để giữ chỗ làm thì nào có thể chia sẻ chuyện trò những câu chuyện bình thường như những người khác, nay họ được những thứ còn lớn hơn tiền bạc.
Huệ nói rằng, phần lớn những người chưa chuyển sang giai đoạn AIDS đều còn nguyên sức khoẻ để làm việc, vậy mà xã hội lại tước đi quyền được lao động của họ.
Khi làm việc theo nhóm, những người nghiện ma tuý động viên nhau cai nghiện thành công, những người bệnh nhắc nhở nhau uống thuốc cho đúng giờ, tinh thần vô cùng thoải mái vì có thể chia sẻ những điều mà bấy lâu nay vẫn giữ kín trong lòng. Nhiều nhân viên còn độc thân sau khi tham gia làm việc tại nhóm đã tìm được nửa còn lại của mình, một hạnh phúc tưởng chừng như không bao giờ còn tìm thấy nữa.
Cá biệt có những người hoàn toàn không bị nhiễm HIV nhưng hàng ngày vẫn sống và làm việc cùng những người bị nhiễm. Đó là hai mẹ con chị Hà, có chồng đã chết vì HIV/AIDS, nhưng rất may là hai mẹ con chị không bị nhiễm HIV từ chồng. Tuy vậy gia đình nhà chồng vẫn ruồng rẫy chị vì không ai tin có chuyện ấy.
Cơ hội giao tiếp, việc làm hay tìm một chỗ thuê trọ dường như là điều không tưởng đối với chị. Rơi vào bước đường cùng, chị Hà được một tổ chức ở Hà Nội giới thiệu đến với nhóm Hoa Phượng Đỏ, vậy là ngay sáng ngày mùng 6 Tết hai mẹ con chị đã khăn gói đến Hải Phòng.
Hiện nay chị Hà và cậu con trai 5 tuổi ngủ trong một chiếc giường nhỏ ở phòng trong của cơ sở rửa xe máy, được nhóm giúp đỡ việc làm và liên hệ xin hỗ trợ tiền học phí cho cháu nhỏ. Nhìn chỗ ở tạm bợ của chị cũng chẳng dễ chịu gì nhưng chứa đựng đầy tình người.
Một người hoàn toàn khoẻ mạnh lại được những người nhiễm HIV giúp đỡ và bao bọc. Chuyện tưởng thật như đùa ấy đã xảy ra giữa những người đã từng cùng chung một nỗi niềm tuyệt vọng.
Cơ sở may Hoa Phượng Đỏ đóng tại phố Nguyễn Lương Bằng, quận Kiến An, TP Hải Phòng, là một căn nhà chừng ba chục mét vuông với cả xưởng, bếp ăn và một góc nhỏ dành cho người trực đêm. Nhà mái tôn trần thấp nằm ngay mặt đường lớn, cái nắng giữa mùa thả sức tuôn hơi nóng vào ngôi nhà bé nhỏ. Có chục chiếc máy may với 10 nhân công ngồi đạp từ 7 rưỡi sáng đến 5 giờ chiều, mỗi chiếc quần đùi gia công có giá 4000/chiếc, trừ chi phí còn hơn 2000/chiếc cũng mang lại thu nhập dao động 1 triệu/tháng đủ để tùng tiệm duy trì cuộc sống cho hai mẹ con.
Chị Đoàn Thị K là trưởng nhóm cơ sở may Hoa Phượng Đỏ, sinh năm 1982, chồng mất đã ba năm rưỡi, chị và cậu con trai 5 tuổi đều đã bị nhiễm HIV được 5 năm. K có khuôn mặt tươi tắn, dễ thương, lúc nào cũng cười như thể cuộc sống trước mặt chỉ toàn một màu hồng. Chị hy vọng nhóm Hoa Phượng Đỏ rồi đây ngoài ba mô hình kể trên mở rộng để thu hút nhiều nhân lực trong nhóm hơn nữa.
Trên bức tường của xưởng may có treo hình chúa Jesus Christ bị đóng đinh trên cây thánh giá, đó là bức tượng của K, chị là người Công giáo. Có thể chị hy vọng hàng ngày, Chúa vẫn nhìn xuống những con người nhỏ bé trong ngôi nhà chật hẹp luôn đầy ắp tiếng cười này, cũng như Huệ, luôn miệng nói rằng "Mình có công, Trời sẽ không phụ". Và thành quả của họ, đến hôm nay đã bước đầu mở ra một ngày mai tươi sáng.
Tổ chức Hỗ trợ phát triển Đức và hoạt động tại Việt Nam
Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức (DED) là tổ chức dịch vụ công phi lợi nhuận chuyên về hợp tác nhân sự. Kể từ khi DED thành lập năm 1963 đến nay đã có hơn 13.000 chuyên gia phát triển cống hiến cho công tác cải thiện điều kiện sống của người dân các khu vực Châu Phi, Á, Mỹ Latinh.
Việt Nam là một trong 46 quốc gia có trụ sở của DED. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, theo yêu cầu của các cơ quan đối tác địa phương, các chuyên gia DED tư vấn chuyên môn các lĩnh vực như phát triển kinh tế và xúc tiến nghề nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, y tế và chăm sóc người khuyết tật, trong đó có chương trình đặc biệt hỗ trợ các tổ chức quần chúng sở tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. | Di Li |
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Hai, 27/10/2008, 08:10 (GMT + 7) | Vượt sông Mã đi tuyên truyền HIV/AIDS | | | --> | Một đoạn sông Mã. Ảnh: Internet | Hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Lâm, 45 tuổi, cộng tác viên xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa vẫn không ngại hiểm nguy đi đến với gia đình người nhiễm HIV/AIDS để chăm sóc, động viên, an ủi những bệnh nhân AIDS giúp họ sống tốt hơn, lạc quan hơn và hòa nhập cộng đồng. Thông tin này của bạn đọc đã thực sự thu hút sự chú ý của chúng tôi. Tìm về xã Thiết Ống, qua chuyện trò với mọi người, chúng tôi càng cảm phục nghị lực của chị Lâm. Sang sông... xóa đi định kiến Hơn mười năm trước, ở vùng núi xã Thiết Ống (Bá Thước, Thanh Hóa), chuyện về một bệnh nhân bị chết do AIDS gây xôn xao dư luận. Đau lòng là khi bệnh nhân đó chết đi rồi nhưng ngay cả con gà, con chó của hàng xóm cũng “bị cấm” không được sang nhà “dạo chơi” vì sợ… lây nhiễm HIV/AIDS. Thế rồi, từ đó chuyện ma chay, chôn cất người chết do AIDS những người Mường, người Thái họ cho rằng HIV chính là con “ma làng” luôn rình rập ở đâu đó để bắt những người xấu số về với tổ tiên… Chứng kiến những câu chuyện đau lòng như vậy, chị Lâm quyết tâm góp chút công sức của mình, đến từng nhà để tuyên truyền về HIV. Xã Thiết Ống chủ yếu là đồng bào Thái, Mường sống tại 17 thôn. Có những hôm mùa lũ về, chị Lâm phải đi đò trên con sông Mã nước cuồn cuộn chảy để đến với người dân Thiết Giang, lắng nghe họ nói về cuộc sống, sinh hoạt, những khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Chị giảng giải, tuyên truyền cho họ những kiến thức về sinh hoạt tình dục an toàn, HIV/AIDS là gì và lây qua những con đường nào… Nhiều năm liền, chị miệt mài trên chiếc xe đạp cũ vượt qua ba ngọn đồi, vượt những con dốc đứng đến với người dân thôn Nón để nghe, chứng kiến những kết quả tuyên truyền lần trước. Người dân quê chị đa số bám lấy rừng để kiếm miếng cơm, manh áo, còn quá nhiều khó khăn. Ngày ngày vào rừng làm rẫy, tối họ mới ở nhà, muốn tiếp xúc, nói chuyện được với họ thì chỉ có cách là đi làm nương cùng với mọi người hoặc ngủ lại đêm với gia đình họ. Không nản lòng, chị Lâm cùng làm nương, làm rẫy với đồng bào. Chị tâm sự: Tôi chỉ sợ người dân không có kiến thức về HIV… Mới đầu nếu đến nhà tuyên truyền, được người ta mời uống nước là may rồi. Có nhiều gia đình, khi đến cổng đã bị chủ nhà xua đuổi vì sợ cán bộ mang theo con “ma làng” vào nhà mình, không nói chuyện, không tuyên truyền gì hết. Rất cần những người như chị Trong lúc mọi người tìm cách xa lánh các bệnh nhân AIDS thì chị Lâm đã gần gũi và giúp đỡ họ trong sinh hoạt như cách ăn uống, phòng lây lan sang người thân… Ban đầu, những người thân trong gia đình, nhất là chồng chị phản đối ghê lắm. Những đứa con vốn quấn quýt bên mẹ cũng xa lánh vì bàn tay chị từng giúp đỡ bệnh nhân AIDS. Còn hàng xóm, láng giềng lại đưa ra nhiều lời đàm tiếu, có người còn ác ý bảo chắc chị Lâm cũng "dính" rồi nên mới làm công việc không ai muốn làm. Bỏ ngoài tai tất cả những lời dị nghị, bàn tán, chị Lâm đã đưa kiến thức về lây nhiễm HIV/AIDS đến từng người, từng thôn xóm… Theo chị Lâm cho biết, xã Thiết Ống có hơn 70 người tiêm chích ma túy, đã phát hiện 21 người nhiễm HIV/AIDS. Chị tiếp cận được hết số bệnh nhân này. Nhiều người trong số họ xem chị như người sinh ra mình lần hai. Chị chăm sóc, động viên, an ủi giúp họ hòa nhập cộng đồng. Chị “khoe” trong hai năm qua, các chị đã tuyên truyền trực tiếp được 66 buổi ở thôn bản với 5.338 người tham dự, trong đó có 12 cuộc hội nghị tại xã; 54 buổi tại bản làng. Chị Lâm nói: “Niềm vui lớn nhất của tôi là được mọi người quan tâm, chính quyền và các đoàn thể trong xã vào cuộc, nâng cao trách nhiệm của mình đối với đại dịch HIV/AIDS. Người dân không còn che giấu bệnh, không kỳ thị, phân biệt đối xử”. Thiết nghĩ, trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta hiện nay rất cần những người như chị Lâm! THÀNH VĂN | |
|