Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


12 Trang<1234>»
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#21 Đã gửi : 03/12/2008 lúc 03:54:37(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tự thoát khỏi bóng ma HIV/AIDS

Cập nhật lúc 18h13, ngày 02/12/2008

Phạm Thị Huệ và nhiều người bạn đã bằng lòng với cuộc sống của mình
Hanoinet - Tác giả Phạm Hoài Thanh mang tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi tiếp tục với triển lãm “Cuộc vống vẫn tiếp diễn”. 3 năm trước, cuộc triển lãm với tên gọi tương tự đã diễn ra.

Hanoinet - Tác giả Phạm Hoài Thanh mang tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi tiếp tục với triển lãm “Cuộc vống vẫn tiếp diễn”. 3 năm trước, cuộc triển lãm với tên gọi tương tự đã diễn ra. Họ là những “người mẫu”, dũng cảm bộc lộ danh tính và cuộc sống của mình khi đã nhiễm HIV.


>>> Khát vọng sống của nữ bác sĩ có "Hát" 


“3 năm sau tôi đi tìm lại những người bạn đã đóng góp hình ảnh cho triển lãm Cuộc sống vẫn tiếp diễn năm 2005. Có người dường như khoẻ mạnh, ổn định hơn và từng bước khẳng định vai trò xã hội, nhưng cũng có người không vượt qua được chính mình...”.

 

Tác giả Phạm Hoài Thanh mang tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi tiếp tục với triển lãm “Cuộc vống vẫn tiếp diễn”. 3 năm trước, cuộc triển lãm với tên gọi tương tự đã diễn ra. Họ là những “người mẫu”, dũng cảm bộc lộ danh tính và cuộc sống của mình khi đã nhiễm HIV.

 

“Có những em bé, những cô gái và chàng trai đã từng chạm ngưỡng cửa cái chết bởi AIDS nhưng nay khỏe mạnh trở lại. Họ vẫn còn những ưu lo về sự kì thị, nhưng nhiều người trong số họ đang vươn lên, đang từng bước khẳng định vai trò xã hội và tìm thấy sự bình an trong đời sống cá nhân.Thế nhưng cũng có những người không thể vượt qua được chính mình, gặp những khó khăn trắc trở, họ tự giam cầm trong cái vòng luẩn quẩn của cám dỗ và tự đánh mất niềm tin... Lắng nghe những câu chuyện của những người bạn này, chính tôi cũng thấm thía hơn câu châm ngôn “Hãy tự giúp mình trước khi chờ Trời giúp”- anh Thanh tâm sự.

 

Tự thoát khỏi bóng ma HIV/AIDS

 

Ông chủ trại Nguyễn Xuân Cường (sinh năm 1972, ở TP Thái Nguyên) vui tính năm nào bây giờ đã là một trưởng nhóm tự lực đầy kinh nghiệm kiêm “chuyên gia hỗ trợ cai nghiện”. Ngôi nhà 485 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên luôn rộng cửa đón khách. Người thì trông qua cũng biết có nhiều năm nghiện chích hoặc ra vào trung tâm cai nghiện như đi chợ, rồi cả những bậc phụ huynh khuôn mặt đầy âu lo. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, họ tìm đến trụ sở của nhóm Vì ngày mai tươi sáng 2 Thái Nguyên do Cường là trưởng nhóm.

 

Với kinh nghiệm nhiều lần tự cai và đã tự tin là từ bỏ được ma túy, mấy năm qua Cường dốc sức giúp đỡ anh em bạn bè cai nghiện. Cường kể: “Lúc đầu biết em cai được nên bạn bè đến nhờ cai giúp. Nhiều người thấy kết quả nên bảo nhau đến nhiều quá, lắm lúc em không dám nhận”. Chẳng phải có phương pháp gì mới đâu. Nắm rõ tâm lý và cảm thông với người nghiện, cùng với sự chăm sóc tận tình khéo léo của Cường, hàng trăm người đã bước đầu thoát khỏi sự cám dỗ của chất bột trắng.

 

Có một phụ huynh thấy biện pháp tự xích chân mà Cường áp dụng trước đây quá vất vả liền ủng hộ bằng cách làm cho Cường một gian lồng sắt để các bạn tự giam mình trong giai đoạn cắt cơn. Đó là một biện pháp “cực chẳng đã” nhưng cũng giúp nhiều người vượt qua được sự cám dỗ của thuốc.

 

Đôi lần cũng có ý kiến phản ánh về việc “khách hàng” làm ồn trong khi vật vã chống lại cơn thèm thuốc, nhưng rồi hiểu được sự cố gắng của Cường và các bạn, chính quyền địa phương và mọi người cũng thông cảm.

 

Vẫn nụ cười sảng khoái, vô tư, Cường khẳng định: “Càng làm em càng vui vì những người mình giúp cai nghiện thành công ngày một nhiều và đều trở thành bạn bè”. Thấy thấp thoáng sau lưng Cường có một “bóng hồng” cùng chung vai “vác tù và...” suốt mấy năm qua!

 

Vẫn là một người vợ, người mẹ dịu dàng, nàng dâu thảo của năm xưa, nay Phạm Thị Huệ Huệ (sinh năm 1980, ở Hải Phòng) còn dẫn dắt những dự án tạo công ăn việc làm cho người đang sống chung với HIV trong nhóm Hoa Phượng Đỏ cũng như người có HIV nói chung. Lần lượt nhóm may, nhóm rửa xe máy, nhóm nuôi hải sản ra đời, không những tạo công việc và thu nhập ổn định cho hơn hai chục người mà còn góp phần mang lại bình yên cho gia đình họ.

 

Huệ kể: “Có nhiều người khi bệnh nặng thì mong được sống, nhưng sống rồi mà khó khăn quá lại nói: chỉ muốn chết”. Vậy nên, Huệ dồn nhiều thời gian và sức lực nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người có HIV. Dường như biết cô tình nguyện viên Liên hợp quốc nhỏ nhắn đang trên đường thực hiện tâm nguyện đáng trân trọng đó nên có nhiều lần Huệ bắt xe khách đi Hà Nội vài phụ xe đã ngỏ ý không lấy tiền vé. Ngày 29/4/2008, Huệ vinh dự là một trong 62 người được chọn rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh tại TP Hồ Chí Minh...

 

Gục ngã vì sợ hãi và cô độc

 

Phạm Hoài Thanh cho biết, việc tìm những người mang HIV dũng cảm đứng ra trước ống kính không còn khó khăn như trước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại vô số rào cản từ bản thân người “có hát” và từ xã hội. Điều này khiến cho nhiều người đang phải sống trong sợ hãi, cô độc.

 

“Khó khăn lắm tôi mới gặp được Đặng Phước Đức, sinh1984, TP Vũng Tàu”. Trung tâm Cai nghiện và Hậu cai Khánh Hoa giải thể. Đức trở về Nha Trang làm thợ sơn vẽ nội thất được một thời gian, nhưng rồi vẫn chưa quên được ma túy. Mẹ Đức hy sinh công việc đưa cậu đi trường cai và luôn theo Đức, lúc Nha Trang lúc ở TP Hồ Chí Minh, chỉ mong sao giữ cho con mình tránh xa chất bột trắng. Tôi gặp lại cậu. Vui nhưng vẫn thật xót xa.

 

Vui vì từ một người CD4 chỉ còn dưới 20 (có nghĩa mức độ miễn dịch của cơ thể đã ở mức rất thấp - PV) vậy mà ba năm sau, cậu vẫn làm việc gấp đôi người thường và đã có “người thương”. Xót xa vì giờ cậu còn lo sợ sự kỳ thị hơn xưa. Cậu không dám công khai gặp những người cùng cảnh và cả những người giúp cậu tiếp cận điều trị ARV. Nỗi sợ hãi vì sợ mất hạnh phúc, sợ bị mất việc sẽ tuyệt đường sinh nhai khiến cậu không thể đứng trước ống kính của tôi thêm một lần nữa, dù chỉ là quay lưng lại”- anh Thanh kể.

 

Mẹ của Nguyễn Thành Lộc (sinh năm 1966, TP Nha Trang) mếu máo kể: “Nó bán hết sạch rồi! Nó ký giấy bán cả khung cửa, vì kèo, mái ngói... Tôi già như vầy rồi mà phải bỏ Sài Gòn về đây giữ căn nhà này, đặng nó có hối cải thì còn chỗ mà ở!”. Giờ bà vẫn đang cô quạnh trên manh chiếu cũ trong góc nhà trống hoác, bên cạnh là chiếc rổ với mấy cái bát chỏng chơ dưới bức tường mà trên đó còn sót lại câu khẩu hiệu Lộc viết: “Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách!”.

 

Một “người mẫu” khác của 3 năm trước là Nguyễn Thị Vân (sinh năm 1981, ở Vân Đồn - Quảng Ninh). Cô đã từng được mời cùng làm chương trình phim tuyên truyền về HIV với Jacki Chan (diễn viên điện ảnh nổi tiếng thế giới người Hồng Kông - PV), và có một quán cà phê nhỏ. Thế nhưng do công việc kinh doanh không tốt nên Vân đã đóng quán.

 

Không giấu được tâm trạng xót xa khi nghĩ về Vân, anh Thanh nói: “Bây giờ cô thường đi bán hàng thuê xa, lúc thì Móng Cái khi thì Hạ Long. Nhìn Vân mân mê những tấm ảnh chụp chung với Jacki Chan, tôi mong cô ấy sẽ tìm thấy công việc phù hợp với sức khoẻ như mong muốn để không phải xa nhà”.

Theo P.Thanh/Dân Trí

Tu-an  
#22 Đã gửi : 04/12/2008 lúc 03:47:08(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Tư, 03/12/2008, 06:46 (GMT + 7)
Vẫn tin để sống
-->

Vũ Phương Lan chuẩn bị lên đường đi tư vấn về HIV.

Một cô gái có HIV đã viết thư và viết cam kết với chữ ký để in ảnh và bài viết về số phận cay nghiệt đầy nước mắt của mình lên báo. Một chuyện hy hữu nhưng đã làm cho chúng ta cảm phục. Cô bảo, đưa chuyện của cô lên báo để cho mọi người biết rằng bị HIV/AIDS là đau khổ, là bất hạnh đến tận cùng, đã có những lúc muốn chết đi cho xong nợ đời, cho hết sự xa lánh, hắt hủi và miệt thị của người đời… Nhưng, không phải vì số phận éo le đến thế mà cô chán sống.

Chuyện tình bên sông Đuống

Cô gái đó là Vũ Phương Lan, sinh năm 1980, ở làng Lở, xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Cô còn rất trẻ, cái tuổi đó đáng ra cũng được hưởng niềm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ trọn vẹn như nhiều phụ nữ khác. Đằng này, thật trớ trêu, cô đã sớm mất chồng, mất con gái yêu quý vì căn bệnh quái ác cách đây hai năm. Phương Lan muốn làm việc gì đó có ích để dẹp bỏ đi sự kỳ thị lớn lao của xã hội và cô đã làm được. Phương Lan bảo với tôi rằng:

- Em nhớ chồng, nhớ con vì đã có quãng thời gian họ đem lại hạnh phúc cho em, không khi nào em quên.

Tôi lại hỏi:

- Ngay cả khi anh ấy đã đem lại căn bệnh thế kỷ cho chị, cho con?

- Bản thân anh ấy không có tội, con gái và cả em, một người đang chống chọi với nó cũng vậy. Chỉ vì sự sai lầm nhất thời, anh ấy nghiện ma túy nhưng đã cai nghiện thành công. Nhưng, hậu quả thì thật tai hại…

Phương Lan lại kể về ký ức của mình với chồng, trong câu chuyện, cô không hề oán trách chồng. Cách đây 6 năm, Phương Lan lớn lên ở làng Lở bên này sông Đuống thơ mộng, còn anh ở bên kia sông, cách 7 cây số và người cùng huyện. Anh sinh năm 1978, hơn Phương Lan 2 tuổi. Cả hai đều sinh ra và lớn lên trên phù sa sông Đuống, con sông gắn với nhiều sự tích văn hóa dân gian. Tốt nghiệp cấp ba, cả hai đều không thi đậu đại học, ngoài mấy sào ruộng, họ làm đủ nghề để kiếm sống một cách chân chính. Trong những chuyến lên phố làm ăn ấy đã khiến Phương Lan gặp được anh. Cả hai khi ấy đều bị tiếng sét ái tình đánh trúng từ cái nhìn đầu tiên. Họ sớm đi đến hôn nhân.

Nhưng rồi, Phương Lan phát hiện chồng là con nghiện, đã dính vào ma túy rồi, muốn cai nghiện thành công không phải dễ. Và Phương Lan chính là chỗ dựa, là người giúp anh cai nghiện. Những ngày anh chịu đựng cắt cơn là những ngày Phương Lan chịu nhiều khổ sở, lo kiếm tiền trang trải nợ nần, vì lúc này anh không đi làm được. Để dứt ra được với ma túy, chồng cô ra chợ mua một đoạn dây xích, về bảo Phương Lan xích mình vào giường để chống chọi với cơn vật thuốc. Anh cũng cố gắng đoạn tuyệt với ma túy và không lâu sau đã cắt cơn thành công. Phương Lan cố gắng lao động hơn và anh ít phải ra ngoài đi làm để trách tiếp xúc, tránh bị lôi kéo rồi tái nghiện. Đứa con gái cứng cáp và tập đi, tập nói khiến cô càng cố gắng chịu thương, chịu khó làm lụng vun đắp cho tương lai mái ấm gia đình.

Chưa hết tang chồng, đã tang con

Những dòng cam kết “lên báo” đầy dũng cảm của Phương Lan.

Nhưng rồi, một ngày, chồng, con gái Phương Lan lăn ra ốm. Ban đầu là sốt kéo dài, tưởng bị dịch cúm. Chạy chữa không khỏi, anh chồng và con gái Phương Lan lại đi tiêu chảy, suy nhược. Cả nhà hoảng hốt đưa họ đi viện tuyến trên. Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe toàn diện, thử máu cho anh mới biết được rằng, anh đã bị nhiễm căn bệnh HIV quái ác. Khi nghe các bác sĩ thông báo về bệnh tình, Phương Lan ngất đi tỉnh lại mấy lần. Còn anh chồng

khóc rống lên đòi chết. Phương Lan và con gái đều dính, nhất là con gái, kháng thể yếu nên tình trạng sức khỏe sa sút nhanh hơn mẹ. Cả ba vợ chồng con cái Phương Lan được chuyển lên Khoa Lây, Bệnh viện Đống Đa để điều trị. Đầu năm 2006, chồng cô phát bệnh giai đoạn cuối rồi qua đời, cô không gượng dậy được, vòng tang trắng trên đầu trùm lên thân hình gầy còm xơ xác. Vì đứa con gái mà cô gượng dậy. Mỗi lúc nhìn thấy nó vô tư nhoẻn miệng cười mà cô đắng lòng, bé đâu biết được mầm bệnh HIV đang dần dần gặm nhấm bé. Con gái cô còn quá bé để nhận thức được nỗi đau của mẹ và càng không nhận thức được rằng, một ngày bé sẽ rời xa mẹ mãi mãi. Chưa hết tang chồng thì hai tháng sau, đứa con gái ngoan hiền cũng lịm dần và chết. Cô kêu gào thảm thiết vì mất hết tất cả, bản thân cô chưa biết sống được đến đâu. Thế nhưng, cái chết cũng đâu có đến dễ dàng như thế. Sau một tháng khi con gái mất, cô xin về nhà để thực hiện cái khái niệm mù mờ trong đầu cô lúc ấy là “chưa thể chết được”. Hồi ức đau thương, nhớ chồng, nhớ con và sự xa lánh của người đời càng làm cô túng quẫn. Có những lúc cô lại than: “Cuộc đời sao ngang trái, tôi không còn mục đích sống, không tương lai ngày mai”. Nhưng nhờ sự thương yêu, chia sẻ của đại gia đình, nhất là bố mẹ Phương Lan và các em, cô dần dần hồi tâm lại và hứa với họ sẽ sống tiếp những ngày sau.

Những giờ vàng

Chỉ mới đến với CLB Hoa Hướng Dương 4 tháng, nhưng Phương Lan được mọi người yêu quý và tin tưởng nên sau đợt tập huấn này, cô được vinh dự cử đi học để về phổ biến cho các thành viên khác trong CLB. Cô nói, từ khi hòa nhập vào mọi hoạt động của CLB, cô công khai cho những người chưa biết về cô biết rằng, cô bị HIV nhưng vẫn sống tốt, vẫn làm người có ích. Trên bước đường đi tư vấn, vận động và tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS có nhiều người dân khi được cô trực tiếp tư vấn thì tỏ ra ngạc nhiên với sức khỏe của cô và sự tự tin đến ngoài sức tưởng tượng thì họ không khỏi thán phục. Có nhiều người hỏi cô, sao bị bệnh, người khác thì chán nản, tự ti, xa lánh và tránh mặt, thậm chí tìm cách trả thù đời, còn cô thì lại đủ dũng cảm để tuyên truyền cho người khác. CLB Hoa Hướng Dương, nơi hội tụ những mảnh đời bất hạnh, bị nhiễm HIV như cô, nơi mà cô đang lao động, làm những việc có ích cho xã hội. Bây giờ, lương của cô chỉ vẻn vẹn có 450.000đ/tháng nhưng cái giá trị hơn là được vận động, hòa đồng để có nghị lực sống tiếp.

Được biết, cô được tổ chức “KAN” của Hà Lan mời dự lớp tập huấn dành cho những người bị HIV ở Quảng Ninh. Lớp tập huấn trang bị thêm cho cô về kiến thức HIV/AIDS và cách tuyên truyền, phòng, chống cũng như cách tư vấn cho người đồng cảnh ngộ, xã hội có cái nhìn rộng lượng hơn với bệnh nhân. Chúng tôi đã hỏi những người hàng xóm của Lan, họ không hề tỏ ra ghét bỏ cũng như xa lánh cô. Mà, từ đầu ngõ, có người tình nguyện đưa chúng tôi vào tận nhà. Họ kể tốt về Lan rất nhiều, ngoài sự tự tin sau những thảm họa của bệnh tật, cô cũng giúp người làng rất nhiều, nhất là giúp các bạn trẻ trong thôn xóm những kiến thức về ma túy, HIV để tránh xa nó. Có bà cụ còn nói: “Lan nói với chúng tôi rằng, chồng và con cháu chết do thiếu hiểu biết, do chồng nghiện ma túy, tiêm chích chung không an toàn. Cháu không cam tâm thấy các em trong xóm, trong làng rơi vào bi kịch tương tự”. Mẹ Lan còn kể rằng, cô đi từ sáng cho tới tối, có ngày đi hơn 200 cây số để tuyên truyền kiến thức về quan hệ tình dục an toàn, không gây nhiễm bệnh cho người khác. Tuy gia đình rất lo cho sức khỏe của Lan, nhưng thấy cô làm việc thêm, tinh thần thoải mái và vui vẻ, sức khỏe tốt lên do được uống thuốc đúng khoa học nên cô khỏe ra.

Phương Lan ước mong rằng mình sẽ được nhiều tổ chức nhân đạo khác, CLB tuyên truyền tạo điều kiện cho học, dự, tập huấn và giao lưu về kiến thức HIV/AIDS… và cô cũng mong làm sao, bằng các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, truyền hình, cô có cơ hội để gửi thông điệp tuyên truyền đến với mọi người là: “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!”.

Bài và ảnh: THÀNH VĂN

Tu-an  
#23 Đã gửi : 04/12/2008 lúc 03:50:47(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Tư, 03/12/2008 - 3:41 PM

Những người phụ nữ lạc quan ở Phổ Yên

Biểu tượng "căn bệnh thế kỷ" kết bằng ruy băng đỏ dưới tay một tình nguyện viên có HIV. (Ảnh minh họa: Reuters).

Phổ Yên, một huyện nhỏ của Thái Nguyên nhưng có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất tỉnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chỉ tính riêng tại Phổ Yên, có khoảng 600 người có HIV. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở đây chủ yếu là do tiêm chích ma túy (70%), nhưng số phần trăm lây lan do con đường tình dục (chiếm khoảng 20%) đang ngày một tăng lên.

Trong hai năm qua, VSO Việt Nam đã xây dựng chương trình HIV/AIDS tại tỉnh Thái Nguyên và năm vừa rồi VSO đã hỗ trợ một nhóm các phụ nữ là người có HIV tại này. Thực sự họ là một nhóm những người phụ nữ xinh đẹp như tất cả chúng ta nhưng lại có các câu chuyện khác nhau.

 

Câu chuyện của Nga được bắt đầu bằng một sự kiện vui vẻ. Đó là sự ra đời đứa con thứ hai của chị. Hạnh phúc khi bế con trên tay nhưng phải nằm lại bệnh viện. Sau khi sinh con, Nga bị sốt và bác sĩ khám cho Nga. Từ thời điểm đó, mọi chuyện đã thay đổi. Nga nghe thấy bác sĩ và y tá nói chuyện về mình, họ hàng và bạn bè thì xa lánh. Cảm thấy buồn, Nga không thể hiểu vì sao lại có sự lạnh nhạt như vậy. Khi hỏi em gái về lý do, Nga mới biết rằng mình có HIV dương tính và tin rằng đó là sự thật vì chồng mình là người nghiện và bản thân cũng có kiến thức về y tế do Nga là y tá xã, cô hiểu rằng đó là một trong những cách lây truyền.

 

Trong tâm trạng rối bời, Nga trở về nhà cùng với con. Hàng xóm tới thăm Nga nhưng họ không dám uống nước ở nhà Nga. Người trên đường thì nhìn Nga và xì xào về chị. Nga cảm thấy khỏe mạnh và bắt đầu nghi ngờ, liệu mình có thực sự có HIV/AIDS không và con của mình thì sao. Cô bế con xuống Hà Nội và hai mẹ con cùng thử máu. Đứa trẻ không bị nhưng chị dương tính với HIV. Trong thất vọng và cùng cực chị thử máu 3 lần và kết quả vẫn như cũ.

 

Giờ đây sau 6 năm, Nga và con chị sống khỏe mạnh hạnh phúc. Nga nói rằng sau cú sốc ban đầu và chấp nhận tình trạng của mình, thì việc bị kỳ thị là một trong những phần khó nhất của việc chung sống với HIV/AIDS. Hai năm sau khi chị sinh con ra, chồng chị chết, mọi người không dám khênh quan tài. Chị phải mua loại găng tay cao su đặc biệt để mọi người dùng, nhưng họ vẫn cảm thấy sợ. Người dân cũng không mua thuốc của chị bán nữa. Tuy nhiên, Nga nói, cho đến bây giờ thì với sự giúp đỡ của các dự án truyền thông, sự phân biệt đối xử và kỳ thị đã giảm.

 

VSO Việt Nam đang hỗ trợ Hội phụ nữ Thái Nguyên thông qua việc cử chuyên gia tình nguyện làm việc với họ về truyền thông HIV/AIDS trong hai năm. Anh Robert người Uganda, làm việc tại các huyện khác nhau ở Thái Nguyên về các vấn đề phòng chống, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử. Một trong những huyện này là Phổ Yên. Nga nói rằng, vấn đề quan trọng ở đây là làm cho mọi người hiểu rằng có HIV dương tính không có nghĩa rằng chúng tôi là những người xấu, rằng chúng tôi có thể làm lây lan ra những người khác và rằng chúng tôi bệnh tật. Chúng tôi cũng là những người bình thường như tất cả những người bình thường.

 

Nga và một vài những người phụ nữ khác muốn bắt đầu một nhóm bao gồm những phụ nữ có HIV/AIDS và nhờ đó họ có thể chia sẻ thông tin về căn bệnh này và cùng sống khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tại Phổ Yên không muốn tiết lộ tình trạng của họ do lo sợ sẽ mất đi gia đình và bạn bè. Lập nhóm sẽ cho mọi người cơ hội để học cách chấp nhận tình trạng của mình và chia sẻ cũng như giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm cách nào để lập nhóm?

 

Trong khoảng thời gian 8 tháng, Marieke, một chuyên gia tình nguyện của VSO Việt Nam đã phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên về việc xây dựng năng lực để hỗ trợ nhóm phát triển. Nhóm nhận được hỗ trợ cách xây dựng cấu trúc nhóm, tổ chức các buổi gặp mặt nhóm, làm cách nào để dẫn dắt một buổi hôi thảo, gặp mặt, làm sao để lập kế hoạch và kỹ năng có sự tham gia để lôi kéo mọi người hòa nhập.

 

VSO tổ chức cho nhóm có các buổi tập huấn từ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, Hội Phụ nữ về các chủ đề khác nhau liên quan tới HIV/AIDS, thuốc điều trị ARV và dinh dưỡng. Đồng thời nhóm cũng thu nhận được các kiến thức kinh nghiệm về cách chia sẻ và lắng nghe những chuyện đã xảy đến và ảnh hưởng tới những người khác. Nhóm đã học được cách viết các đề xuất dự án nhỏ và ngân sách. Họ đã nhận được khoản hỗ trợ nhỏ từ VSO để thực hiện một số hoạt động và tổ chức lễ chính thức ra mắt nhóm.

 

Sau 8 tháng, những người phụ nữ lạc quan này đã tự tin hơn. Một trong những phụ nữ có HIV đã nói như sau: “Khi phát hiện ra mình có HIV, tôi cảm thấy rất cô đơn. Tôi rất sợ, sợ vì tôi nghĩ tôi sắp chết tôi sợ lây sang người khác, sợ sẽ mất đi gia đình và bạn bè. Từ khi tôi tham gia vào nhóm. Tôi không cảm thấy cô đơn nữa, họ là bạn của tôi. Giờ đây tôi có thể sống thêm nhiều năm nữa và tôi không phải sợ lây nhiễm cho người khác nếu tôi cẩn thận. Tuy nhiên tôi cũng cảm thấy tiếc vì tôi cũng mất đi những người bạn bởi vì chỉ đơn giản là họ không hiểu…”

 

Câu nói trên đã cho thấy việc là thành viên của nhóm khiến phụ nữ hiểu về tình trạng của họ hơn. Mỗi tháng họ gặp gỡ, nói chuyện về các chủ đề khác nhau và chia sẻ thông tin với nhau. Họ nhận thấy bước tiếp theo là làm cho những người trong cộng đồng hiểu hơn về họ. Kế hoạch của họ được VSO ủng hộ. VSO Việt Nam luôn hỗ trợ những người phụ nữ có HIV lạc quan tại Phổ Yên!

 

Marieke Appelboom

(Cán bộ xây dựng năng lực của VSO Việt Nam)

Tu-an  
#24 Đã gửi : 04/12/2008 lúc 03:56:55(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Nhiều chùa khuyến khích tăng ni, Phật tử chăm sóc người có HIV/AIDS và hoạt động nhân đạo từ thiện

Cập nhật lúc 07h08, ngày 03/12/2008

Hanoinet - Sáng qua (2/12), tại giảng đường trường Trung cấp Phật học Hà Nội, chùa Bà Đá số 3 phố Nhà Thờ, Thành hội Phật giáo Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Ban quản lý dự án "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" và hưởng ứng ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS.

Hanoinet - Sáng qua (2/12), tại giảng đường trường Trung cấp Phật học Hà Nội, chùa Bà Đá số 3 phố Nhà Thờ, Thành hội Phật giáo Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Ban quản lý dự án "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" và hưởng ứng ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS.

 

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Thanh Phúc, Phó ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội khẳng định: Với vai trò là một tổ chức tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, thời gian qua, Thành hội Phật giáo Hà Nội đã có nhiều hoạt động trong công tác từ thiện, cứu nhân độ thế, thể hiện tinh thần cứu khổ của đạo Phật. Nhiều tổ chức cùng một số chùa đã làm tốt công tác này như chùa Pháp Vân (quận Hoàng Mai), mỗi tháng đã chăm sóc từ 50-70 trường hợp và tư vấn cho hàng nghìn người bị nhiễm HIV/AIDS; Chùa Hiển Quang (huyện Gia Lâm) cũng mở văn phòng tư vấn giúp đỡ hàng trăm người bị HIV/AIDS; chùa Thị Cấm (xã Xuân Phương, Từ Liêm)…Ngoài ra, các chùa Bồ Đề, chùa Thanh Am, chùa Am Cửa Bắc… cũng tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, truyền thông giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS… Không chỉ đơn giản là chỗ nương tựa tâm linh để con người tìm đến khi bế tắc mà Phật giáo còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục hoàn thiện con người. Tất cả giáo lý đều hướng tới con người, đến cái đẹp của Chân- Thiện- Mỹ, cầu cho thế giới hòa bình, đất nước bình an, nhân dân hạnh phúc.

 

Dự án "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" sẽ là nơi hưởng ứng mạnh mẽ công tác làm từ thiện nhân đạo; động viên khuyến khích tăng ni, Phật tử mở rộng hoạt động chăm sóc người có HIV/AIDS và tổ chức truyền thông giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình, cộng đồng. Đây là công việc thiết thực làm tốt đời - đẹp đạo, thể hiện lòng từ bi cứu khổ của đạo Phật, thực hiện phương châm của Giáo hội: "Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội".

 

Nhân dịp này, Thượng tọa Thích Thanh Phúc cũng kêu gọi các tấm lòng vàng của chư tôn đức, Tăng ni, Phật tử, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm mở rộng tình thương, cùng nhau nắm tay hành động, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng xã hội vì lợi ích của nhân loại, đất nước và sự bình yêu của mỗi gia đình.

N.Đức

Tu-an  
#25 Đã gửi : 05/12/2008 lúc 01:01:31(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Những thiên thần nghiệt ngã!
Thứ năm, 04/12/2008, 15:38 (GMT+7)

Nhìn những gương mặt hồn nhiên, xinh xắn và thật đáng yêu như những đứa trẻ bình thường khác, nào ai biết trong số đó có em mang trong người căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Có em lại mang những căn bệnh nghiệt ngã  như bệnh não úng thủy. Chúng là những đứa trẻ vô tội đang cần được cả xã hội quan tâm.

Ngôi nhà chung của sự yêu thương

Vào đó, người ta chỉ thấy sự yên lành và ấm áp của tình người bao la đó là Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình thuộc quận Thủ Đức, TPHCM. Tại cơ cở 1, hình ảnh đọng lại nơi chúng tôi là gần 200 đứa trẻ đang vui chơi nô đùa như anh em trong một nhà. Chúng được các cô ở đây chăm sóc như những người mẹ ruột. Họ đã hy sinh hạnh phúc riêng tư gia đình đem tấm lòng nhiệt huyết cao cả để chia sẻ với những đớn đau về bệnh tật mà các em gặp phải.

Cô giáo Quang nắn nót cho các em từng nét chữ.

Trong dãy nhà dành cho trẻ em khuyết tật, hơn chục người “mẹ” luôn tay thay tã lót, lau chùi từng vết thương cho các cháu một cách chu đáo. Đôi khi các cô không có thời gian nghỉ trưa nhưng chẳng ai kêu ca lấy một lời. 

Cơ sở 1 nuôi dưỡng những đứa trẻ này bị bệnh não úng thủy nên đầu các em ngày cứ lớn dần lên, mắt lồi ra, chân tay teo tóp, không cử động được. Tất cả mọi khâu từ ăn uống tới vệ sinh chăm sóc đều nhờ vào những bàn tay nhân ái của các cô. 

Đến cơ sở 2, nơi đang nuôi dưỡng gần 100 em nhỏ từ sơ sinh tới 12 tuổi. Tại đây không có trẻ tàn tật nhưng đều là trẻ bị nhiễm HIV từ khi mới lọt lòng. Nhìn những gương mặt hồn nhiên xinh xắn, dễ thương đến lạ kỳ, ai nấy cũng phải chùng lòng mình xuống và thương cho phận đời nghiệt ngã của các em. Tại đây, bao nhiêu em là chừng ấy thân phận. Dù xuất phát từ đâu nhưng vào sống trong ngôi nhà chung này, chúng thương yêu nhau như anh em ruột thịt. 

Xin đừng bỏ rơi các em

Cô giáo Phạm Thị Quang nhà ở Bình Dương nói: “Trước khi vào đây, tôi là giáo viên ở Trường Tiểu học Xuân Hiệp. Một lần, khi tới thăm các cháu, tôi thấy thương các cháu quá, vậy là tôi làm đơn xin chuyển công tác về đây để chăm sóc, an ủi những phận đời bé nhỏ mong manh này vì chúng đâu có tội tình gì. Đó là do lỗi của người lớn gây ra mà”.

Những năm trước, cô giáo Quang đảm nhiệm 4 lớp từ mầm non cho đến lớp 3. Ngày ngày, cô âm thầm chỉ bảo dỗ dành cho các cháu tập viết những nét chữ đầu tiên. Cô tâm sự: “Tôi luôn mong các cháu luôn thật khỏe mạnh, khoa học sớm tìm ra những phương thuốc chữa trị hiệu quả giúp các em được như những người bình thường. Nhìn các em đứa nào cũng ngoan, tôi lại rơi nước mắt vì cứ lo một ngày nào đó, mình lại phải mất đi một đứa con thân yêu. Khi đứng trên bục giảng, nhìn xuống, tôi vẫn nhớ từng gương mặt, ánh mắt, nụ cười chúm chím của chúng, vậy mà...”. Bỏ lửng câu nói, cô quay mặt đi chỗ khác, tay quẹt vội dòng nước mắt vừa lăn dài trên má.

Cô còn kể về với chúng tôi về những phận đời và ước mơ của từng em một. Nào là T.A. nói thích làm ca sĩ nhất, sẽ hát hay như ca sĩ Mỹ Tâm; còn M.K. học lớp 3 thì thích làm bác sĩ, vì bác sĩ chữa bệnh được cho nhiều người… Mỗi đứa đều có một ước mơ giản dị đời thường như bao đứa trẻ khác.

Trong thời gian gần đây, nhiều phụ huynh xôn xao khi biết những đứa trẻ bị nhiễm HIV được đi học chung với những đứa trẻ bình thường khác và họ đã phản đối kịch liệt, vì sợ lây nhiễm cho con em họ. Bà Lê Thị Kim Tiên, Phó Giám đốc trung tâm nói: “Họ lo cũng đúng nhưng đâu đến nỗi thế. Các em rất ngoan, hiền và được trung tâm chỉ bảo những phương pháp để phòng tránh lây nhiễm cho người khác rất kỹ lưỡng.

Chúng tôi và nhiều sinh viên, học sinh các trường, các đoàn quốc tế vẫn tiếp xúc với các em thường xuyên, bồng bế, chơi đùa với các em.... nào có sao đâu. Xin mọi người đừng phân biệt đối xử các em. Các em đâu có lỗi lầm gì. Chúng cần được hòa nhập để vơi đi những mặc cảm của mình. Mọi người cần chia sẻ với các em hơn nữa”.

Ngọc Quý

Tu-an  
#26 Đã gửi : 09/12/2008 lúc 01:53:06(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Hai, 08/12/2008, 18:33 (GMT+7)

Triển lãm ảnh: Những người hùng của cuộc chiến HIV

TTO - Cuộc triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Nell Freeman nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Thế giới phòng chống AIDS được khai mạc vào tuần đầu tháng 12 tại Canary Wharf, London (Anh).

Triển lãm là những câu chuyện kể về những con người đi xuyên qua châu Phi để chăm sóc những bệnh nhân AIDS và những người đang nỗ lực để ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh nguy hiểm này.

Freeman đã trải qua 30 tháng ròng rã tại châu Phi để gặp gỡ và ghi lại những khoảnh khắc của những người làm công tác giáo dục và điều dưỡng. Cô gọi họ là những người hùng thật sự của căn đại dịch thế kỷ.

Những người hùng thầm lặng này bao gồm nhà tư vấn Majok Ding (trái), người đã cùng với một cộng sự lập nên một phòng khám chữa bệnh dã chiến để xét nghiệm và chăm sóc bệnh nhân ngay trong chính văn phòng của giám đốc trại giam tại nhà tù của lực lượng Giải phóng nhân dân Sudan.

Những người phụ nữ tham gia buổi tập huấn tại Rufidque, Senegal học được cách nhận biết những nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập của virus HIV. Astufa Faye, 56 tuổi phát biểu: “Ngày hôm nay đã đánh dấu những biến chuyển tốt đẹp đối với bản thân tôi”.

Salii Ibrahim đến từ Manji, Ghana, một thành viên đồng đẳng tự nguyện. Cô chia sẻ với các phụ nữ cách ngăn ngừa sự lan truyền của virus HIV.

Estelle Mbewe Liswani, một nhà vận động tại Lusaka, Zambia đang treo những biểu đồ được viết ra từ các thành viên tham dự, nói về lợi ích mà những nhận thức đúng đắn về AIDS đã mang lại cho chính cuộc sống của họ.

Flore, một trong những trẻ em sinh sống ở Chagate Children’s Home, Bờ Biển Ngà. Đây là một địa chỉ mở dành cho những trẻ em bị nhiễm HIV và đang gánh chịu những hậu quả nặng nề gây ra bởi căn bệnh AIDS.

Zam và Edriss từ Uganda, là đôi vợ chồng đầy lạc quan trước sự tàn phá khắc nghiệt của HIV. Người vợ mang trong mình mầm bệnh, còn chồng cô lại có kết quả âm tính. Kết quả đối nghịch vốn là một thử thách nặng nề đè lên mối quan hệ của các cặp vợ chồng, bởi mặc cảm sẽ bị người bạn đời bỏ rơi vào một không xa…

Triển lãm của Nell Freeman mở cửa cho công chúng trong vòng 5 ngày tại One Canada Square.

HUỲNH VŨ (Theo BBC)

Tu-an  
#27 Đã gửi : 09/12/2008 lúc 05:43:25(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết


Mái ấm cuối con đường!
Lao Động số 285 Ngày 09/12/2008 Cập nhật: 9:09 PM, 08/12/2008


Sư cô chùa Diệu Giác thầm lặng với những công việc thường ngày của mình.
(LĐ) - Bé Đ, 4 tuổi, sống ở chùa Diệu Giác. Nhìn em bụ bẫm, mắt tròn xoe, hơi quậy, ít ai nghĩ Đ bị nhiễm H (HIV). Lúc mới sinh, Đ bị bỏ trước cổng chùa với tờ giấy có lời "thú tội" của bố mẹ bị AIDS.

Đ được các sư cô trong chùa chăm sóc, nuôi dưỡng và cho đi học tại trường mẫu giáo gần đó. Mọi người nói Đ may mắn lắm, nhờ mấy sư cô mà được sống đến bây giờ... Theo TS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, toàn TP có khoảng 60.000-70.000 trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (VOC), thế nhưng chỉ có chưa đến 1/10 em được chăm sóc...

Dưới mái ấm Phật đường

Nằm trên đường Trần Não, phường Bình An, quận 2 (TPHCM), trong khuôn viên chùa Diệu Giác, một dãy nhà trông khang trang, thoáng mát là nơi cư trú của hơn 120 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, bị nhiễm HIV/AIDS. Ban đầu, từ một hai đứa trẻ bị cha mẹ đem bỏ trước cổng chùa, trẻ sống lang thang ngoài đường phố đã được sư phó Thích Nữ Như Trí cùng các ni sư chùa Diệu Giác đưa về nuôi dưỡng trong chùa.

Từ đó, không hiểu tại sao, các bậc phụ huynh lại chọn đây làm địa chỉ "bỏ quên" con trẻ. Và cứ thế, lại thêm 1 trẻ rồi lại 1 trẻ nữa mang đến trước cổng chùa... Sư Thích Nữ Hạnh Nhẫn dẫn tôi đi tham quan một vòng của mái ấm. Sư cho biết, dù nơi ăn chốn ở còn rất chật hẹp và thiếu thốn về nhiều mặt nhưng các em đã vào đây ngoan ngoãn lắm. Ngoài giờ học các em còn được học thêm nghề thủ công...

Những đứa trẻ chưa có tên, cô Như Trí lấy họ theo tên tục của mình (Văn Thị Thu Thủy) để đặt. Nam thì cô đặt Văn Phước, Văn Thiên..., nữ thì cô chọn tên mềm mại như: Văn Thị, Văn Thái... Tôi bắt gặp bé Văn Phước Thịnh nhỏ nhất trong những đứa trẻ được nuôi ở chùa. Nay bé hơn 6 tháng tuổi. Em được đón vào chùa khi mới được vài ngày tuổi.

Trực tiếp chăm sóc Thịnh là một phụ nữ trẻ, chưa một lần lập gia đình. Chị gọi bé là con và yêu thương bé với tấm lòng của một người mẹ thật sự. "Mọi người làm việc ở đây là vì cái tâm, cái tình. Bởi công việc của các mẹ là không cố định, hết việc này đến việc kia.

Đang cho con ăn mà nghe nói có nhà hảo tâm gọi điện đến lấy cơm, rau, thịt thì mình cũng phải chạy thật nhanh. Ơ đây, không có mẹ nào đảm nhận một việc gì nhất định bởi ai cũng xác định rằng phải đem lại cho con mình những gì tốt nhất. Nhiều người đến hỏi họ có bằng cấp chuyên môn bảo mẫu hay sư phạm gì không, nhưng đối với tôi cái bằng cấp duy nhất, quý giá nhất mà tôi nhận được từ họ là cái "tâm". Bởi công việc của những người mẹ ở đây đều không được nhận lương bổng" - Sư Hạnh Nhẫn cho biết.

Một ngày cách đây 5 năm, cánh cổng từ bi của chùa lại một lần nữa mở ra khi tiếp nhận 2 anh em có H. Mới đầu, cái cảm giác lo sợ virus H cứ ám ảnh các sư cô. Chẳng lẽ lúc đó lại bỏ các em, mà bỏ đi đâu, ai sẽ nhận? Những câu hỏi cứ ám ảnh mãi và cuối cùng, bằng tấm lòng từ bi cao cả, các sư cô đã dang rộng vòng tay chăm sóc.

Thế nhưng hơn 1 năm sau, cả 2 cháu lần lượt ra đi về cõi vĩnh hằng... Từ đó, nghĩ đến các em nhỏ có H bị xa lánh, các sư trong chùa họp bàn và quyết định lập phòng tư vấn và hỗ trợ HIV/AIDS Diệu Giác. 53 trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS đã được phòng tiếp nhận và chăm sóc.

Khi chúng tôi hỏi về những vui buồn trong vai trò của một tư vấn viên, một sư cô (xin được giấu tên) vui vẻ kể: "Có lần, một người khách nói với tôi là các cô... biết gì mà tư vấn về căn bệnh này! Tôi chỉ mỉm cười và từ từ giải thích cho họ hiểu. Nhưng cái chính là chúng tôi muốn cho họ biết, họ không bị xã hội bỏ rơi khi mắc phải căn bệnh này và mọi người sẽ luôn bên cạnh để giúp đỡ, chăm sóc họ".

Tôi mang thắc mắc ra hỏi ni sư Như Trí: Trong số 126 em và gần 20 bảo mẫu, phục vụ hàng ngày, chỉ tính riêng "cái ăn" thôi, có nguồn kinh phí nào trợ cấp? Một thoáng buồn sâu thẳm, ni sư Như Trí nói nhỏ, giọng như nghẹn lại: "Mỗi tháng trung tâm phải chi phí khoảng 60 triệu đồng. Toàn bộ số tiền là của đàn na tín thí giúp đỡ. Mỗi buổi sáng mở mắt, các cô lo làm sao phải có hơn 60kg gạo để nấu cho các em trong ngày. Còn rau củ thì hàng ngày đều được các nhà hảo tâm các chợ bớt ra, gom lại, kẻ ít người nhiều...".

Tôi không dám hỏi thêm điều gì nữa. Đằng sau khoảng lặng của ni sư là những con số, nỗi lo cơm áo của đời thường đã len vào đến tận cửa chùa...

Bàn tay của sơ

Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo của đường Đoàn Thị Điểm, Phú Nhuận, Mái ấm Mai Tâm trông có vẻ yên ắng. Mái ấm hoạt động từ tháng 7.2005 do sáng kiến của Ban mục vụ chăm sóc người có HIV/AIDS thuộc Tổng Giáo phận TPHCM. Sơ Kim Hương tiếp chúng tôi tại phòng khách tu viện thánh Paolo với giọng nói nhỏ nhẹ "rặt" Nam Bộ.

Sơ cho biết, mái ấm được thành lập từ đề xuất của cha Toại - người tu sĩ dòng Camillo - với mong muốn giúp những em bé không may vừa chào đời bị nhiễm HIV có nơi nương tựa. Những người thành lập mái ấm tự nguyện chăm sóc cho trẻ bị nhiễm HIV với hy vọng sắp tới sẽ có thuốc điều trị cho cả mẹ và con khỏi bệnh. Cả những em bé chưa chào đời có mẹ nhiễm HIV cũng được chăm sóc từ khi còn là bào thai để không lây bệnh từ người mẹ.



Những "người mẹ" của trẻ em bất hạnh.
Mái ấm Mai Tâm với các dịch vụ: Chăm sóc giảm nhẹ cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là những người bị gia đình bỏ rơi; hỗ trợ tuân thủ điều trị thuốc ARV cho người bị nhiễm; đào tạo nghề (may, thủ công mỹ nghệ...) để giúp phụ nữ tự nuôi sống bản thân; hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng; vận động giảm kỳ thị phân biệt đối xử...

Mái ấm hiện có 50 trẻ nội trú, trong đó có 10 trẻ bị ảnh hưởng, 37 trẻ có H và 27 trẻ mồ côi. Trên 230 trẻ VOC ngoại trú tại cộng đồng được mái ấm quản lý và hỗ trợ kinh phí hàng tháng. Khi những trẻ nhiễm HIV được đưa về mái ấm này, có em đã gần kề bên cái chết vì bệnh AIDS đã ở giai đoạn cuối, không thể tự đi đứng được.

Tuy nhiên, sau vài tháng được chăm sóc, cho uống thuốc đặc trị, sức khỏe của các em được phục hồi. Có những đứa trẻ cha mẹ nhiễm HIV, sinh ra bị bỏ rơi, được đưa vào mái ấm, sau hơn một tháng được nuôi nấng tại đây, người nhà đã đón về. Mỗi khi các em có gia đình đến nhận về cả mái ấm hạnh phúc lắm. Dù gì đi nữa, em đó vẫn còn may mắn.

Sơ Hương cho biết: "Đến bây giờ, mọi người vẫn còn nhìn HIV là căn bệnh tiêu cực. Căn bệnh này cũng giống như bệnh ung thư, viên gan B thôi, tuy nhiên, ai cũng xa lánh các trẻ bị nhiễm H". Bé N.L có H được bà ngoại ở Tiền Giang đưa đến mái ấm khi bố mẹ mất vì căn bệnh AIDS.

Từ ngày L bước vào lớp 8, em hay hỏi các sơ: Tại sao con phải uống thuốc, người con sao không nặng ký? "Chúng tôi phải chuẩn bị thật kỹ câu trả lời em đỡ tủi và chấp nhận căn bệnh thế kỷ này. Quả thật, khi nghe các cháu hỏi, lòng chúng tôi đau lắm" - sơ Hương tâm sự. Cháu L còn cho tôi biết: Mọi người trong lớp nhìn con bằng ánh mắt sợ sệt. Con ngồi bàn đầu và chẳng ai dám ngồi gần con cả.

Không riêng gì L, có những trường hợp, chính người thân trong gia đình cũng tìm mọi cách xa lánh người có H. Gặp cháu M sống tại mái ấm Mai Tâm, khi tôi hỏi có thường xuyên về thăm nhà không? Cháu chỉ lẳng lặng lắc đầu và nói với giọng buồn buồn: "Cháu nhớ ông, bà nên muốn về thăm nhà lắm. Nhưng mỗi lần cháu về, mọi người đều dọn cho cháu ngồi ăn riêng, chén dĩa riêng, chỗ ngủ riêng... Khi cháu ăn xong là đem chén, đũa ném vào thùng rác...".

Sơ Hương không ngần ngại kể cho tôi nghe sơ đã bị kim truyền dịch cho người AIDS đâm vào tay 2 lần, nhưng qua xét nghiệm máu sơ vẫn bình an. "Nếu người chăm sóc không ngại ngần, dám chạm tay vào người bệnh, ăn cùng người bệnh là đã giúp trẻ có niềm tin trở lại cuộc sống" - sơ tâm sự.

Tôi đã phỏng vấn tiến sĩ Lê Trường Giang - Phó Chủ tịch UB Phòng, chống AIDS TPHCM về trẻ em bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (VOC) đang bị kỳ thị ở cộng đồng, ông trả lời có vẻ chua xót: "Ngoài 3 nguyên nhân: Tình dục, ma tuý, mẹ - con, trên thế giới chưa thấy xuất hiện một ca nhiễm HIV từ những nguyên nhân khác. Thế nhưng, trẻ nhiễm HIV vẫn còn bị cộng đồng xa lánh quá. Họ vẫn coi đây là căn bệnh xã hội có vẻ ghê gớm lắm".

Tôi nghĩ, cũng không có vẻ bi quan như ông nói, may mắn là ở TP này vẫn còn những vòng tay, những nơi nương tựa cho trẻ VOC. Mái ấm Mai Tâm, Xuân Vinh, Diệu Giác, Tam Bình... vẫn ngày đêm âm thầm che chở cho trẻ VOC... Chính nơi ấy, những bờ vai của những nhà tình nguyện, sơ, ni cô đã chở che cho những số phận không may mặc dù chẳng biết ngày mai các cháu sẽ như thế nào...

Võ Tuấn

Sửa bởi quản trị viên 03/11/2010 lúc 09:02:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Tu-an  
#28 Đã gửi : 11/12/2008 lúc 05:10:38(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
những tấm lòng của y và bác sĩ của bệnh viện Đống Đa Hà Nội khoa nhiễm hiv

Offline em_ten_teo  
#29 Đã gửi : 12/12/2008 lúc 02:31:12(UTC)
Tèo_cà_Mau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-04-2008(UTC)
Bài viết: 716
Đến từ: Cà Mau

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 31 lần trong 19 bài viết

Hai Á hậu đi từ thiện mùa Giáng sinh

Hai Á hậu đi từ thiện mùa Giáng sinh

(Zing) - Hôm qua (10/12) hai người đẹp Thuỵ Vân và Ngọc Oanh đã cùng đến thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mắc HIV/AIDS tại Sơn Tây, Hà Nội với nhiều bánh kẹo, quần áo trên tay.

Ngọc Oanh

Khu nuôi dưỡng trẻ em mắc HIV/AIDS giống như một trường dạy mầm non. Các em đang chơi đùa ngoài sân, thấy người lạ vào là chạy ra xem. Chỉ vào Á hậu Thuỵ Vân, một em bé còn ngây thơ nói “A! Cô này chân dài thế? Túi này có cái gì hả cô?”.

Đây không phải là lần đầu tiên Thuỵ Vân và Ngọc Oanh đến từ thiện tại nơi này.

Ngọc Oanh bận rộn đi mua quà và gói quà cho các em

Thuỵ Vân cho biết: “Giáng Sinh sắp đến rồi, em muốn đến đây tặng các em ít quần áo mới và đồ chơi. Nhìn bọn trẻ ở đây rất đáng yêu nhưng nghĩ đến việc chúng đang mang trong mình căn bệnh của thế kỷ, chỉ sống được trong nay mai em thấy rất tội nghiệp”. Vừa chia quà cho các em nhỏ, cô Á hậu vừa hỏi thăm sức khoẻ từng em.

MC Ngọc Oanh cũng vừa nói chuyện với những người chăm trẻ vừa bế một đứa bé trên tay. Cô tâm sự rằng: “Tôi đã từng có cảm giác rất cô đơn khi bị sốt và nằm li bì trên giường. Còn những đứa trẻ ở đây chúng chưa hiểu được hết điều đó”.

Hi vọng những món quà và tấm lòng của hai người đẹp Thuỵ Vân, Ngọc Oanh sẽ sưởi ấm cho những đứa trẻ tội nghiệp trong đêm Giáng sinh sắp tới.

"Sao bé ngồi một mình ở đây?"
Ngọc Oanh hỏi han từng em bé
Thụy Vân vui chơi với các em nhỏ một cách thân thiện
Hai "cô tiên" tốt bụng của các em

Những cô gái trẻ không ngần ngại bế các em nhỏ mang căn bệnh thế kỷ

Quỳnh Như

Tèo quê Cà Mau , Tèo 18T
nghề Nghiệp : phụ Mẹ nuôi Tôm
sở thích : bắn Bi , nhẩy cò cò
món ăn : cà rem , kẹo kéo.
yahoo : emtenteo_nhaque

UserPostedImage
thanks 1 người cảm ơn Tèo_cà_Mau cho bài viết.
pé Chip trên 17-10-2012(UTC) ngày
Tu-an  
#30 Đã gửi : 22/12/2008 lúc 01:46:16(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bà đỡ của sản phụ có HIV/AIDS

Cập nhật lúc 16h22, ngày 21/12/2008

Không gian thoáng đãng, yên tĩnh ở Khoa sản 3, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Hanoinet - Cô y tá tên H., có khuôn mặt bầu bầu và chiếc răng thỏ duyên duyên chỉ cười khi nói về tai nạn của mình. Cô bảo bất cẩn trong khi làm việc thật khó tránh khỏi. Không thể do tai nạn này mà cô xin chuyển sang khoa khác được.

Hanoinet - Cô y tá tên H., có khuôn mặt bầu bầu và chiếc răng thỏ duyên duyên chỉ cười khi nói về tai nạn của mình. Cô bảo bất cẩn trong khi làm việc thật khó tránh khỏi. Không thể do tai nạn này mà cô xin chuyển sang khoa khác được.

 

Tôi đến Khoa Sản 3, Bệnh viện Phụ sản TW lúc 14h20' ngày 17/12, đúng lúc cặp mẹ con thứ 100 trong năm 2008 xuất viện. Người mẹ 26 tuổi, ẵm đứa con trai mới sinh nặng 3,1kg, bên cạnh là bà ngoại đang khệ nệ những tã lót, đường sữa... Nhìn bề ngoài, họ cũng như hàng trăm cặp "mẹ tròn con vuông" khác rời viện. Chỉ có điều, trong sổ theo dõi bệnh nhân, tên của người mẹ được viết bằng bút mực màu đỏ, ký hiệu về những sản phụ có HIV.

 

Tôi biết về Khoa Sản 3, Bệnh viện Phụ sản TW qua chị Nguyễn Thu Hằng, điều phối viên của dự án "Tăng cường sự tham gia của những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS".

 

Một người mẹ có HIV đã từng mất hai đứa con vì căn bệnh AIDS. Một sản phụ từng điều trị dự phòng lây từ mẹ sang con và sinh nở tại đây. Trong câu chuyện của chị, vừa có cái ấm ức, buồn tủi vì bị kỳ thị khi sinh đứa con đầu ở một cơ sở y tế (xin giấu tên) vừa có sự trân trọng các bác sỹ, nhân viên y tế ở Khoa Sản 3 khi chị sinh đứa con thứ hai.

 

Cùng là lương y, nhưng ở hai nơi, chị nhận được thái độ, lối ứng xử và cách chăm sóc bệnh nhân trái ngược nhau. Chị tự rút ra kết luận, đội ngũ y, bác sỹ ở Khoa Sản 3, những bà đỡ cho sản phụ có HIV là người hiểu đúng về căn bệnh nan y cũng như cơ chế lây nhiễm. Họ có sự cảm thông với người bệnh, trân trọng những đứa trẻ sắp chào đời. Vì thế, họ đã để lại ấn tượng tốt với những sản phụ có HIV từng vượt cạn tại đây như chị.

 

Khác với vẻ tấp nập hay sự quá tải như một số khoa trong cùng bệnh viện, hầu hết các buồng bệnh của Khoa Sản 3 đều còn giường trống. Điều này vừa vui, lại vừa buồn. Vui ở chỗ số bệnh nhân sản khoa mang trong mình căn bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV chưa đến mức quá tải đối với khoa. Buồn ở chỗ có một số sản phụ dù mang trong mình những bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn chưa được đến (hoặc không đến) khoa để vượt cạn. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.

 

Tôi hỏi về sự mát tay của các bà đỡ ở khoa, nữ hộ sinh tên Hoa, người có thâm niên gần 20 năm gắn bó với công việc đỡ đẻ cho biết, từ đầu năm đến nay, có 107 sản phụ có HIV đến khoa, trong đó có 100 ca sinh nở thì đều "mẹ tròn con vuông" cả. Một tỷ lệ thật đáng mừng, nhất là với những sản phụ mà chỉ số miễn dịch của họ suy giảm.

 

Còn bác sỹ Liên Phương thì cho biết, theo các nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang khi chuyển dạ là 50% (25% khi mang thai, 25% do chăm sóc sau đẻ), nên ngoài đảm bảo an toàn cho người mẹ, việc giữ an toàn cho đứa trẻ khi sinh cũng rất quan trọng.

 

Thời gian chuyển dạ càng kéo dài càng ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Để nhanh chóng kết thúc giai đoạn này, căn cứ vào tình hình, bác sỹ sản khoa sẽ cho đẻ thường hoặc mổ đẻ. Khi đẻ thường, bác sỹ phải tuyệt đối không để đứa trẻ bị xây xước. An toàn cho người mẹ và em bé là một nhẽ, bác sỹ, nhân viên y tế cũng phải tuyệt đối tuân thủ công tác vệ sinh, bảo hộ.

 

Dù như vậy hầu hết bác sỹ, nhân viên y tế trong khoa đều bị phơi nhiễm. Cá biệt, có người từng bị phơi nhiễm đến 4 lần. Thế nhưng vì sức khỏe, vì tính mạng người bệnh và đứa trẻ, họ vẫn tiếp tục làm công việc đầy nguy cơ lây nhiễm căn bệnh nan y này.

 

Trước khi đến đây, tôi cứ nghĩ rằng việc bị phơi nhiễm HIV thật khủng khiếp. Nó khiến người từng bị phơi nhiễm tránh xa cái công việc khiến họ bị phơi nhiễm. Nhưng khi đến đây, gặp cô y tá tuổi đời mới 20 từng bị kim tiêm đâm vào tay sau khi lấy máu cho sản phụ và từng phải uống thuốc dự phòng cả tháng trời, tôi lại nghĩ khác.

 

Cô y tá tên H., có khuôn mặt bầu bầu và chiếc răng thỏ duyên duyên chỉ cười khi nói về tai nạn của mình. Cô bảo bất cẩn trong khi làm việc thật khó tránh khỏi. Không thể do tai nạn này mà cô xin chuyển sang khoa khác được. Nếu vậy, sẽ chẳng còn ai ở lại khoa này cả. Trong thời gian điều trị phơi nhiễm, cô cũng rất lo lắng, song vẫn làm việc, tiếp xúc, chăm sóc sản phụ có HIV.

 

Nói về tương lai, cô lại cười mà bảo rằng mình vẫn chưa có người yêu. Cô cũng chẳng dám nói với các "vệ tinh" là mình làm ở nơi chuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản cho sản phụ có HIV bởi vì trong xã hội vẫn còn có những người chưa hiểu đúng về vấn đề này. Một thực tế thật đáng buồn.

 

Còn nữ bác sỹ rất cởi mở, người 4 lần phơi nhiễm HIV thì thẳng thắn cho biết "ai cũng xin đi khỏi khoa này thì sản phụ có HIV đẻ ở đâu". Câu nói giản dị của chị khiến những nữ hộ lý, nữ y tá cùng có mặt trong phòng bật cười. Chị từng bị phơi nhiễm trong khi khâu vết mổ cho sản phụ, bị nước ối bắn vào mắt…

 

Nói về tâm trạng trong khi chờ đến ngày được tuyên "trắng án" (sau 3 tháng bị phơi nhiễm mới có kết quả), chị bảo trong quãng thời gian này không dám ngủ chung giường với chồng. Bản thân chồng chị cũng chẳng hiểu lý do bỗng dưng vợ đòi… ly thân. "Có những cái với người thân, ruột thịt của mình cũng không dám nói", chị tâm sự.

 

Trong khoa còn có bác sỹ trong khi mổ lấy thai, máu bắn vào mắt. Trường hợp khác lại còn bị máu của sản phụ bắn tung tóe lên người… Dù tận mắt chứng kiến những vụ tai nạn của đồng nghiệp và biết rõ rất khó tránh nhưng những bác sỹ, nhân viên y tế được phân công, công tác tại đây đều không từ chối nhiệm vụ được giao.

 

Nếu ai đó nghĩ rằng, những sản phụ có HIV phần lớn là những đối tượng tệ nạn xã hội là sai lầm dù vẫn có những người mẹ là con nghiện, là gái mại dâm, bác sỹ Liên Phương cho biết. Bệnh nhân của chị có những người là giảng viên đại học, là bác sỹ, là kỹ sư… Họ là nạn nhân.

 

Khát vọng làm mẹ và quyền làm mẹ của họ không ai được phép chối bỏ. Đứa con là hy vọng, là tương lai của họ. Không ai không thương cảm trước sản phụ là giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Chị vốn là con gái nhà lành, gặp, yêu và kết hôn với người chồng hiện tại. Chồng chị là Giám đốc một công ty, trước khi lấy vợ, anh từng công tác ở một tỉnh miền phía Bắc.

 

Bản thân anh không hề biết mình có HIV trong những lần "tiếp khách" ở các tụ điểm ăn chơi. Một phút buông thả, anh đã lây bệnh cho người vợ vô tội mà mình cưới sau này. Còn chị, sau phút choáng váng đã tìm đến bệnh viện để được điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con và "mẹ tròn con vuông" sau khi sinh tại khoa.

 

Lại có sản phụ là một kỹ sư đã nói trong nước mắt với bác sỹ trong khoa, rằng chị vô cùng tủi nhục khi đưa đứa con đầu có HIV đến điều trị ở một bệnh viện TW cũng trên địa bàn Hà Nội. Khi chị định đặt đứa trẻ xuống giường để bác sỹ khám, cô nhân viên y tế đã bảo chị phải trải nilon rồi mới được phép đặt đứa trẻ nằm xuống. Bao nhiêu tủi hổ trào dâng trong lòng người mẹ trẻ, chị thương con đứt ruột và thấy buồn ghê gớm.

 

Vẫn còn những nhân viên y tế, những người hiểu biết, mà còn kỳ thị mẹ con chị huống hồ người thường. Nghe người sản phụ có HIV đến sinh đứa con thứ hai kể lại câu chuyện này, y, bác sỹ của khoa càng thấu hiểu nỗi khổ tâm của những người mẹ khi đến đây sinh con. Nó tiếp sức cho họ làm tốt hơn công việc bà đỡ của mình.

 

14% các ông chồng âm tính với HIV trong số các cặp vợ chồng đến khoa sinh con. Một tỷ lệ nói lên sự hào hiệp cũng như tình yêu của những người đàn ông đối với người vợ của mình. Có rất nhiều trường hợp trong số đó, dù biết vợ có HIV nhưng vẫn yêu tha thiết người mình đã lựa chọn.

 

Thông thường, chỉ trường hợp vợ âm tính, khi quyết định có thai, bác sỹ mới tư vấn điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con. Nhưng thực tế, vẫn có những ông chồng âm tính (vợ dương tính) đến đề nghị tư vấn trước khi quyết định có thai. Với những trường hợp này, bác sỹ đành mời những người chồng giàu tình thương và trách nhiệm này về. Thế nhưng, vẫn có người tìm mọi cách để có thai dù việc dự phòng của họ không mấy khoa học. Trường hợp của anh T. ở Hà Nội là một ví dụ.

 

Sau khi bị các bác sỹ từ chối vì việc điều trị dự phòng, vợ chồng anh T. tự thực hiện bằng cách đục thủng bao cao su khi quan hệ. Khi nghe kể lại cách mà họ "điều trị dự phòng", các bác sỹ vừa thương, vừa giận.

 

Lại có những người đàn ông, dù biết vợ của bạn lây nhiễm HIV từ chồng, người chồng đã mất nhưng vẫn kiên quyết lấy chị này làm vợ. Khi chị vợ đẻ, ngoài hành lang là bà mẹ chồng cũ cùng người chồng mới thắc thỏm chờ đợi. Nhìn cảnh này, bác sỹ mổ đẻ phải rơi lệ. Họ cảm động vì tình yêu người chồng dành cho người vợ và cả tình cảm của người mẹ chồng với con dâu cũ. Một thứ tình cảm thật đáng quý trọng.

 

Như một xã hội thu nhỏ, qua những sản phụ tìm đến sinh nở, y, bác sỹ trong khoa tiếp xúc cả với những cảnh đời cười ra nước mắt. Có trường hợp người vợ mới 19 tuổi, người chồng 21 tuổi. Trong khi chờ vợ sinh, người chồng cho biết trước đây anh cùng 6 người bạn cùng "mua" một cô gái bán dâm. Hiện tại, 6 người bạn này đã mất, chỉ còn mình anh lấy được vợ và sinh con.

 

Nghe câu chuyện mà đắng lòng, anh là người duy nhất còn sống nhưng lại truyền bệnh cho người vợ vô tội. Con anh có bị lây nhiễm hay không đang chờ vào sự màu nhiệm của tự nhiên, của y học và cả cách chăm sóc nó sau khi sinh.

 

Nếu điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con từ khi mang thai 28 tuần, tỷ lệ lây nhiễm khoảng 5%. Nếu việc điều trị này tiến hành từ khi người mẹ mang thai 16 tuần, tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn 5%. Kết quả nghiên cứu này là sự động viên, cổ vũ cho những bà đỡ của các bà mẹ có HIV ở Khoa Sản 3.

 

Khát vọng làm cha, làm mẹ và niềm tin ở tương lai của những ông bố, bà mẹ kể cả khi họ có HIV là chính đáng. Chính những đứa con cho họ hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Đón những đứa trẻ khỏe mạnh, những đứa trẻ đem lại hạnh phúc cho bố mẹ nó khi chào đời cũng là niềm tự hào của các bà đỡ ở đây.

Theo Cao Hồng/CAND

Tu-an  
#31 Đã gửi : 24/12/2008 lúc 12:38:30(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bé trai 3 tháng tuổi nhiễm HIV tại chùa Bồ Đề
(27/11/2008 09:11:20)
(aFamily) - Bé vốn bị dị tật bẩm sinh ở não, tuy nhiên đau đớn thay lần xét nghiệm máu lần này của bé lại cho kết quả dương tính với HIV

Mẹ mất khi bé vừa tròn hai tháng tuổi. Ngay sau đó, bé đã được một gia đình nơi hai mẹ con ở trọ đưa đến chùa Bồ Đề. Tại đây, bé được sư thầy đặt tên là Quang Anh và được các mẹ tình nguyện nuôi nấng, chăm bẵm.

Bé Quang Anh hiện đã được hơn 3 tháng tuổi. Tuy nhiên sức khoẻ của bé ngày càng có biểu hiện không tốt, hay quấy khóc, ăn ít, ngủ ít. Các sư thầy chùa Bồ Đề đã đưa bé đi xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tại Bệnh viện nhi Trung Ương. Kết quả cho thấy, nhu mô não của bé bị co nhỏ và có dị tật bẩm sinh não.
 
Đau lòng thay, khi làm xét nghiệm HIV, bé đã có kết quả dương tính. Được biết, trước khi Quang Anh vào chùa Bồ Đề, bé đã được gia đình nơi mẹ bé thuê trọ cho đi xét nghiệm nhưng kết quả là âm tính. Tuy nhiên, theo các bác sỹ bệnh viện nhi Trung Ương, lần xét nghiệm đầu tiên khi bé mới 1 tháng tuổi chưa thể đưa ra được kết quả chính xác bởi đây là giai đoạn “cửa sổ” của virut HIV. Để chắc chắn bé sẽ phải làm thêm xét nghiệm PRC HIV, khẳng định một lần nữa dương tính hay âm tính và xét nghiệm CD4 xác định virut HIV đang ở giai đoạn nào (xét nghiệm kiểm tra số lượng tế bào CD4) để từ  đó bác sỹ có phương hướng điều trị thuốc.
  
Quang Anh mới được 3 tháng tuổi

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện nhi Trung Ương, sư thầy Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề đau lòng nói: “Vậy là ở đây đã có tới 3 cháu dương tính với HIV là Tùng Anh, Phúc Anh và Quang Anh. Tùng Anh 1 tuổi rưỡi, Phúc Anh 5 tháng tuổi còn Quang Anh mới được 3 tháng. Các bé còn quá nhỏ nhưng nỗi đau thì quá lớn.”

Chị Sen, người mẹ trực tiếp chăm sóc Quang Anh ở chùa Bồ Đề cho biết : “Ngay từ khi mới về, Quang Anh đã rất yếu, chưa có bé nào khó nuôi như bé. Vì là bé nhỏ tuổi nhất trong chùa lại yếu ớt nhất nên các mẹ chăm chút rất kĩ càng. Bé dạo này hay khó thở, đêm chỉ ngủ 2 tiếng rồi thức, rất hay khóc…”

 
Vì sao em bị nhiễm HIV?

Khi được hỏi việc chăm sóc các bé nhiễm HIV như thế nào, chị tâm sự “Các bé về đây đều được chăm sóc như nhau, không hề có sự phân biệt. Bản thân tôi cũng không e ngại khi chăm sóc các cháu. Khi chăm chút các con có bệnh, không mẹ nào đeo găng tay vì sợ làm các con đau. Cứ chăm chút các con hết mình, cháu nào cũng như con. Các con bị bệnh khi còn bé bỏng quá, là mẹ chúng tôi vô cùng đau lòng.”

Kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Nhi Trung Ương của Quang Anh
 
Tại chùa Bồ Đề, từ trước đến giờ Quang Anh không phải trường hợp duy nhất nhiễm HIV. Tuy nhiên, các bé có hoàn cảnh đặc biệt như Quang Anh rất cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt của một bệnh nhân HIV mà ở chùa lại không có điều kiện đầy đủ.
 
 
Phúc Anh - 1 trong 3 bé mang trong mình mầm mống HIV
 
HIV lây lan nhanh qua đường máu, đáng ngại nhất là khi các em bị trầy xước, vô tình tiếp xúc với các em khác bị nhiễm HIV da nổi nốt cũng trầy xước khiến nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Đặc biệt đối với Tùng Anh, bé đã nổi rất nhiều nốt trên cơ thể và trên mặt. Mỗi lần cơn ngứa đến, bé gãi đến chầy xước, bật máu… Các bé chơi với nhau hồn nhiên, nhưng sự lây nhiễm rất mong manh vì bản thân các bé chưa ý thức được việc tự bảo vệ mình. Nguy hại hơn, bản thân những người mẹ ở đây cũng không biết cách phòng tránh cũng như tự bảo vệ mình và tránh lây lan sang các bé khác. Bởi vậy, một trung tâm bảo trợ trẻ em HIV sẽ là một giải pháp tối ưu cho các bé.

Trước khi chúng tôi chia tay những mảnh đời cút côi, sư thầy bộc bạch mong muốn để các em nhiễm HIV có được một môi trường sống với đầy đủ điều kiện chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV vì nuôi các em ở đây thầy lo sợ không đảm bảo. Mang đến sự sống cho những sinh linh nhỏ bé, dù là giành giật sự sống nhỏ nhoi nhưng lúc nào các em còn có thể nô đùa, còn có thể nở nụ cười lúc đó xung quanh không thể thờ ơ được.

 L.A

Tu-an  
#32 Đã gửi : 24/12/2008 lúc 12:39:26(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Trở lại chùa Bồ Đề thăm bé nhiễm HIV
(23/12/2008 07:12:07)
(aFamily) - Chùa Bồ Đề vẫn đều đều tiếng gõ mõ, tiếng bước chân người đi lễ vào những buổi chiều đông. Bao mảnh đời được đến nương nhờ tại chùa luôn có được sự thanh tịnh trong những tâm hồn vốn không phẳng lặng.

Các bạn bên cộng đồng TTBB trở lại thăm chùa Bồ Đề, thăm những mảnh đời nhỏ bé, côi cút vào một buổi chiều đông giá rét. Không phải dịp cuối tuần nên chùa im ắng tiếng nô đùa trẻ nhỏ.

Chúng tôi vào thăm khu nhà – nơi các em bé mồ côi đang được các mẹ tận tình chăm sóc. Những thiên thần nhỏ bé nơi đây không cảm nhận được rằng chúng đã bị bỏ rơi bởi chúng vẫn có tình mẫu tử của những người mẹ hiền sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình bù đắp tình yêu thương cho chúng.

Các bạn trong cộng đồng TTBB rất hay sang chùa để thăm các em nhỏ cũng bởi họ còn trằn trọc, day dứt về số phận của những em bé nhiễm HIV ở đây. Hơn một tháng nay, cộng đồng TTBB đang nỗ lực để tìm những trung tâm có thể chăm sóc và chữa trị cho các bé nhiễm HIV tại chùa Bồ Đề.

 
Não của Quang Anh đã tiến triển hơn nhưng kết quả xét nghiệm nhiễm HIV vẫn là dương tính

Một bạn trong cộng đồng đã tâm sự rất xúc động. Bạn nói bạn thường xuyên đến thăm chùa bởi: “Tôi đã tìm thấy những gì hồn hậu nhất, thân thương nhất ở nơi đây khi tôi nhìn thấy những gương mặt trẻ thơ được chăm sóc và yêu thương, những cụ già có những ngày yên ả và những mảnh đời bất hạnh tìm được một nơi nương tựa.” Ai đến thăm chùa cũng bởi lòng hướng thiện và tình nhân ái bao la ở chốn này. Nhưng sau khi trở về thì luôn bị day dứt và thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh ấy.

Trong số những đứa trẻ bị bỏ rơi sống tại chùa đã có tới 3 bé nhiễm HIV. Trong đó Quang Anh là đứa trẻ bất hạnh và để lại cho chúng tôi nỗi niềm day dứt nhất. Cuộc đời đã cướp đi của bé gia đình, giờ đây căn bệnh HIV lại đang đeo đuổi bé.

Lần đầu tiên biết đến Quang Anh, chúng tôi chưa hiểu nhiều về gia cảnh của bé. Chỉ biết rằng, đứa bé chưa đầy 3 tháng tuổi đang khát hơi sữa bị dị tật bẩm sinh não lại mang mầm bệnh HIV.

Cậu bé Vũ Quang Huy (sau đó được nhà chùa đặt tên Quang Anh) đến chùa vào ngày hôm 26/10 sau 4 ngày đói khát vì thiếu sữa mẹ.

Câu chuyện về gia cảnh của bé là một câu chuyện buồn. Mẹ của Quang Anh là chị Mai vốn là một người phụ nữ xinh đẹp. Do không có điều kiện học hành nên đã sớm dẫn thân vào con đường buôn bán ma túy. Vào trại cai nghiện tập trung chị đã tìm được người mình yêu thương - cũng chính là cha Quang Anh. Nhưng cả chị và cha Quang Anh đều mắc căn bệnh thế kỷ HIV. Không muốn con mình dù chưa sinh ra đã có số phận nghiệt ngã, chị Mai đã nghĩ đến chuyện bỏ bé khi bé chưa thành hình. Song, chị không thể phá thai vì điều kiện sức khỏe nên đã dùng thuốc cách ly HIV giữa mẹ và con. Do những hiểu biết không đầy đủ về việc mang thai, chị đã nhiều lần cố giấu diếm cái thai với người ngoài bằng cách quấn khăn chặt quanh bụng. Chính điều này đã vô tình khiến Quang Anh khi được sinh ra, não bé phát triển chậm và bị nhỏ hơn mức bình thường.

Trong 1 buổi tối định mệnh, chị Mai đã không thế trở về bên đứa con nhỏ đang khát sữa mẹ vì bị một chiếc xe tải ngược chiều đâm, trong tay vẫn cầm hộp sữa chưa được mở.

Quang Anh đã đến chùa trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó và bé được kết luận dị tật não bẩm sinh, phát hiện nhiễm HIV trong một lần các anh chị bên cộng đồng TTBB đưa bé đi kiểm tra sức khỏe tại Viện nhi Hà Nội.

Sau đợt điều trị thuốc não, não của Quang Anh đã tiến triển tốt hơn, hộp sọ đã dãn ra nhưng kết quả xét nghiệm HIV vẫn là dương tính.

Đứa bé mới gần 4 tháng tuổi nhiễm HIV sống trong tình thương cưu mang của các mẹ trong chùa nhưng các mẹ lại không có điều kiện chăm sóc cho một đứa trẻ nhiễm HIV như bé. Ở chùa còn có Phúc Anh và Tùng Anh cũng bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này từ bố mẹ.

Căn bênh thế kỉ đang ngày ngày đeo đẳng các bé và sẽ còn nguy hại hơn nếu các bé không có được sự chăm sóc đối với một bệnh nhân HIV. Nỗi trăn trở này lúc nào cũng nặng lòng với những tấm lòng luôn trắc ẩn đối với những mảnh đời côi cút.

L.A

Offline haycolentoioi01  
#33 Đã gửi : 24/12/2008 lúc 05:10:24(UTC)
haycolentoioi01

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-05-2007(UTC)
Bài viết: 2.775
Đến từ: Nơi cao

Cảm ơn: 161 lần
Được cảm ơn: 415 lần trong 245 bài viết
Hy vọng phép màu sẽ đến với con.
Dù rằng đời lắm thăng trầm đường dài phía trước,và lối đi về ghập ghềnh ai biết.Cùng hát vang lên cho xua đi bao nỗi buồn và cùng thắp lên niềm vui!
CD4: T09/2009 = 581.
CD4: T 3/2010 = 563. OX = 363
CD4: T 9/2010 - 811. OX = 473
CD4: T 5/2011:= 737
CD4: T 3/2012 = 850 .OX = 631
CD4: T8/2014 = 730. OX (T/2/2014) = 580
UserPostedImage
Tu-an  
#34 Đã gửi : 24/12/2008 lúc 06:49:55(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Tư, 24/12/2008, 08:35 (GMT+7)

Vui Noel cùng trẻ kém may mắn

* Lễ hội “Huyền thoại mùa Giáng sinh”

TT (TP.HCM) - Tối 23-12, hơn 200 trẻ mồ côi, nhiễm HIV, có hoàn cảnh đặc biệt của Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã vui đón Giáng sinh cùng các ông, bà già Noel và các mạnh thường quân. Các ca sĩ Ngân Hà, Nhật Tinh Anh, Lê Dũng, Thanh Thúy, Yến Ngọc trao quà và cùng múa hát với các em.

Các bé vui đón Giáng sinh - Ảnh: T.T.D.

Theo ông Nguyễn Văn Trung - giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, hiện trung tâm đang nuôi dưỡng và chăm sóc 301 trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi, trong đó có 100 em bị nhiễm HIV, còn lại là trẻ bị bỏ rơi, con các đối tượng xã hội, trẻ bị khuyết tật.

* Từ ngày 24-12-2008 đến hết 1-1-2009, khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Q.9, TP.HCM) tổ chức lễ hội “Huyền thoại mùa Giáng sinh”. Khu du lịch đã trang trí hàng triệu ánh đèn sao ngũ sắc giữa những cánh rừng tuyết và núi non hùng vĩ trải rộng từ cổng Thiên Tiên qua cung đường lễ hội và kéo dài xuống đại cung Lạc Cảnh hồ. Trong đêm 24-12, 5.000 phần quà sẽ được bà chúa tuyết và ông già Noel trao cho các em thiếu nhi. Riêng ngày 25-12, 10.000 phần quà sẽ được trao cho du khách đến tham quan khu du lịch nhân mùa Giáng sinh và năm mới 2009.

Ngoài ra, trong hai ngày 24 và 25-12, lễ hội sẽ có nhiều chương trình ca nhạc đặc sắc chào đón Noel, các tiết mục biểu diễn của các ông già Noel, các nàng tiên và những bà chúa tuyết, sân khấu hóa Sơn Tinh đại chiến Thủy Tinh...

T.T.D. - T.CƯỜNG

Tu-an  
#35 Đã gửi : 25/12/2008 lúc 05:08:08(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Tư, 24/12/2008, 09:22 (GMT + 7)
Người ươm trồng niềm tin
-->

Cứ vào buổi sáng sớm, anh M.T ở khu vực 5, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã có mặt ở bến xe ôm. Ít ai có thể nghĩ rằng, một người vừa nghiện ma túy, vừa mắc căn bệnh thế kỷ HIV – AIDS lại có thể hoàn lương, trở thành một con người có ích cho gia đình và xã hội.

Năm 2003, anh phát hiện mình bị nhiễm HIV do sử dụng chung kim tiêm với những người nghiện ma túy khác. Tất cả mọi thứ như sụp đổ dưới chân anh, vừa hoang mang vừa lo sợ, anh đã khiến cả khu phố khiếp sợ vì tư tưởng vừa muốn tự tử, vừa đau đớn muốn trả thù đời… Chính lúc đó, anh đã được y sĩ Trần Thị Xuân Hồng (trong ảnh), Trưởng trạm y tế, cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV - AIDS phường Xuân Khánh tận tình giúp đỡ, động viên. Hằng ngày, phối hợp với gia đình anh T. chị đến giúp anh cai nghiện tại nhà và chống chọi với sự khủng hoảng tâm lý. Nhờ vậy, vài tháng sau, anh đã cai nghiện, sức khỏe dần dần hồi phục. Nhất là niềm tin yêu về cuộc sống đã trở lại, anh chí thú làm ăn lương thiện nuôi con cái và còn trở thành một tình nguyện viên tích cực trong công tác phòng, chống ma túy và HIV-AIDS trong phường.

Đó chỉ là một trong hàng chục trường hợp bị nhiễm căn bệnh thế kỷ được chị Hồng nuôi dưỡng lại niềm tin vào cuộc sống. Tham gia phong trào phòng, chống ma túy HIV-AIDS của phường Xuân Khánh từ năm 1995, không quản ngại khó khăn, hiểm nguy rình rập… chị đã tiếp xúc với hàng trăm người nghiện ma túy để động viên và trực tiếp giúp họ cai nghiện tại nhà. Hơn thế nữa, chị còn tài trợ tiền thuốc cai nghiện cho hàng chục trường hợp người nghiện ma túy nghèo để tái lập lại cuộc đời. Bên cạnh đó, chị còn tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp ban hành các văn bản cho công tác phòng, chống HIV-AIDS, cũng như quản lý các đối tượng nhiễm bệnh. Chị đã động viên các nhà hảo tâm tài trợ xây dựng một “Nhà Hy vọng” và vận động hơn một chục trường hợp nhiễm bệnh lang thang (do bị gia đình và xã hội ruồng bỏ) về sống, chữa bệnh và làm việc ở đó.

Bài, ảnh: VIỆT HÀ

Chuyển lên trên
Tu-an  
#36 Đã gửi : 29/12/2008 lúc 09:50:06(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS:
Chuyện về người tư vấn đặc biệt
Giadinh.net - Thành lập ngày 16/1/2007, tính đến nay, đường dây tư vấn 18001521 của Trung tâm Tư vấn pháp luật về chính sách và y tế HIV/AIDS, Hội Luật gia Việt Nam đã nhận được hơn 3 nghìn cuộc gọi của khách hàng. Tư vấn viên của đường dây là các luật sư, luật gia và cả những người đang sống chung với HIV/AIDS.

Diễu hành hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV năm 2008 (Ảnh: TG).

 
Tư vấn viên - người bạn tri kỷ
 

Các địa chỉ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện ở Hà Nội:

+ Phòng khám và tư vấn, TTYT Thanh Xuân, phòng 1, tầng 1, ngõ 282 đường Khương Đình, ĐT: 043. 558.1582.

+ Phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện TTYT Hai Bà Trưng, 16B Phạm Đình Hổ, tầng 2, ĐT: 043.971.3565.

+ Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, 50C Hàng Bài, ĐT: 043.943.4738.

+ Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện số 2, phố Trúc Bạch, Ba Đình, ĐT: 043.716.3952.

+ Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện trạm Y tế xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, ĐT: 043.752.1301.

Hạnh (ở Sóc Sơn, Hà Nội) trở thành tư vấn viên của đường dây 18001521 được gần 2 năm. Là người sống chung với HIV, Hạnh rất hiểu tâm sự của những người cùng cảnh ngộ. Khách hàng gọi điện đến đường dây chủ yếu là người có HIV hoặc người thân của họ. Hạnh kể, nhiều người nhiễm HIV, biết được số điện thoại của đường dây, gọi điện đến tâm sự với cô hàng tiếng đồng hồ. Là người trong cuộc, đã được tập huấn nhiều, lại có kinh nghiệm truyền thông nên Hạnh nhanh chóng trở thành “người bạn tri kỷ” giúp khách hàng trút bỏ nhiều gánh nặng tâm lý, vượt qua rào cản tự kỷ của bản thân và xã hội.

Hơn 2 năm làm tư vấn viên, có nhiều chuyện khiến Hạnh đến giờ không quên. Tháng 10/2007, vợ của một người nhiễm HIV ở TP HCM gọi điện tới đường dây 18001521. Chị tên là Lan khoảng 30 tuổi, không bị nhiễm HIV nhưng chồng chị là người có HIV và đang phải điều trị thuốc ARV. Vợ chồng chị Lan có ý định sinh con, nhưng chồng sợ con mình sẽ bị lây nhiễm HIV nên vô cùng bi quan, chán tới mức không muốn uống thuốc ARV nữa. Bế tắc, chị Lan gọi điện tới đường dây như một cách giải tỏa những stress tâm lý do căng thẳng trong gia đình, chứ không nghĩ là sẽ tìm được giải pháp. Được Hạnh tư vấn, nếu không dự phòng tốt, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khi mẹ nhiễm HIV là 30%. Trong trường hợp dự phòng tốt, khi mang thai, người mẹ đến các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe, mổ đẻ và không cho con bú sau sinh thì nguy cơ lây nhiễm giảm xuống chỉ còn 3% -5%. Nghe lời Hạnh, chị Lan mừng hơn bắt được vàng. Từ đó, chị liên tục gọi điện cho Hạnh để được tư vấn kỹ hơn về chăm sóc y tế. Hiện tại, chị Lan đã mang bầu 7 tháng.

Cùng chia sẻ những éo le

Luật sư Chu Anh Tiến - một tư vấn viên của đường dây 18001521 cho biết, tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam muốn được chia sẻ, hoặc thông tin về chính sách, luật pháp và những thông tin y tế liên quan đến HIV/AIDS đều có thể gọi điện đến đường dây 18001521. Khách hàng gọi điện đến đường dây được miễn phí, thời gian tư vấn từ 8h –12h sáng, 13h -17h chiều (trừ thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ).

Không chỉ tư vấn, nhiều khi Hạnh phải đến tận nơi tuyên truyền, chăm sóc và giúp đỡ khách hàng. Vừa tháng trước, một cán bộ phụ nữ ở bãi Dũng Nghĩa, Hà Nội, gọi điện tới đường dây yêu cầu giúp đỡ hàng xóm của chị là một phụ nữ bị nhiễm HIV đang mang bầu. Điều éo le là người phụ nữ này mắc cả bệnh tâm thần, không kiểm soát được hành vi và không biết đang mang virus HIV trong người. Hạnh đã phóng xe tới tận nơi, tuyên truyền trực tiếp cho chị hàng xóm tốt bụng và người nhà bệnh nhân cách chăm sóc người bệnh và phòng tránh lây nhiễm cho bản thân.

Tháng 7/2008, một cô gái từ Hải Phòng gọi điện cho Hạnh để được tư vấn về việc sinh con. Cô gái bị mắc HIV nhưng cả gia đình không ai biết, kể cả bố mẹ đẻ và người chồng của cô. Khi gọi điện đến đường dây thì Minh (tên cô gái) đã mang thai 2 tháng. Minh nhờ Hạnh tư vấn để giảm thiểu xác suất lây truyền HIV từ mình sang con. Khi Minh từ Hải Phòng lên Hà Nội, chính Hạnh là người đưa Minh vào Bệnh viện Phụ sản khám, uống thuốc phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Vì giấu gia đình nên khi sinh con, một mình Minh lên Hà Nội, Hạnh lại là người đưa Minh vào viện, chạy qua chạy lại thăm nom Minh. Minh sinh bé gái hơn 3 kg kháu khỉnh, xinh xắn. Cháu bé đã được xét nghiệm HIV và đang chờ kết quả. Minh bảo cô không nói cho bố mẹ biết vì nói ra bây giờ, bố mẹ cô sẽ không chịu nổi cú sốc. Minh tin rằng, con gái cô không nhiễm HIV và khi có kết quả âm tính, cô sẽ thông báo tin cô mắc bệnh cho cả nhà biết. Nói về chuyện gặp được Hạnh, Minh bảo chẳng biết thể hiện thế nào, chỉ có thể nghẹn ngào nói được lời cảm ơn xuất phát tự đáy lòng mà thôi.
 
Các địa chỉ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện
và điều trị ARV miễn phí tại Hà Nội:

+ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Đê La Thành, ĐT: 043.775.4749, tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, điều trị dự phòng lây truyền mẹ sang con miễn phí.

+ Khoa lây, Bệnh viện Nhi TƯ, ngõ 480 Đê La Thành, ĐT: 043.511.8755, điều trị ARV miễn phí cho trẻ bị nhiễm HIV.

+ Đội Y tế Dự phòng, TTYT Hoàn Kiếm, số 45 Hàng Lược, ĐT: 043. 828.4827.

+ Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, TTYT Long Biên, số 485, đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, ĐT: 043.877.9171.

+ Trạm y tế xã Cổ Bi, TTYT Gia Lâm, xã Cổ Bi, Gia Lâm, ĐT: 043.676.0268.

+ Đội Y tế dự phòng, TTYT Đống Đa, số 24 ngõ 34 phố Ngô Sĩ Liên, ĐT: 043. 747.2402.

+ Phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện TTYT Từ Liêm, Cầu Diễn, Từ Liêm, ĐT: 043.835.2283.

+ Phòng Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện TTYT Đông Anh, xã Uy Nỗ, Đông Anh, ĐT: 043. 883.9345.

 
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Hạnh Quỳnh

http://giadinh.net.vn/home/2008122909284295p0c1000/chuyen-ve-nguoi-tu-van-dac-biet.htm

Tu-an  
#37 Đã gửi : 31/12/2008 lúc 06:18:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Những người dũng cảm
Giadinh.net - Họ là những người có H, nhưng đã tự công khai việc mình bị nhiễm bệnh. Họ hoàn toàn có thể tự hào về bản thân, bởi họ đã vượt qua những góc tối trong cuộc đời để sống lạc quan, có ích không chỉ cho bản thân mà còn giúp cho nhiều người cùng cảnh ngộ thoát khỏi những bi kịch.

Sau khi công khai, tôi sống dễ chịu hơn

Phan Đức Thành – Trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng của thành phố Ninh Bình là con út trong gia đình, nên được bố mẹ chiều từ nhỏ. Bản thân Thành từng là sinh viên Trường ĐH Giao thông - Vận tải, nhưng do ham chơi, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nên Thành sa chân vào ma túy. Ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp đến gần, cũng là ngày Thành chia tay với giảng đường đại học. Nhưng điều đó chưa kinh khủng bằng tin Thành biết mình bị nhiễm HIV.

Anh Phan Đức Thành.

Về nhà, Thành trở thành kẻ sống lang thang, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.  Trong 10 năm nghiện ngập, Thành 2 lần phải vào trại và tự cai ở nhà hàng chục lần nhưng mãi sau Tết Mậu Tí, Thành mới thành công. Thành bảo: “Mình ra trại số 2 ở Ba Vì, Hà Nội giữa tháng 8/2007 và bị nghiện lại. Thấy mẹ già còm cõi héo hắt vì con, mình quyết tâm cai nghiện. Mỗi lần lên cơn, mình lại bảo mẹ đấm lưng cho. Người ta thì con đấm lưng cho mẹ, đây thì ngược lại, mẹ già đấm lưng cho con.
 
Cai nghiện xong, mình cũng công khai luôn tình trạng nhiễm HIV. Trước khi có được sự công khai đó, mình phải sống những tháng ngày hết sức đau khổ, vật vã. Nhưng khi đã xác định tư tưởng, con đường cần phải đi thì việc công khai nhiễm HIV đã trở nên dễ dàng hơn. Sau khi công khai, mình thấy cuộc sống dễ chịu hơn nhiều. Không phải sống thu mình, sợ sệt như trước”.

Thành bảo, chính tình thương yêu của mọi người dành cho đã thôi thúc Thành phải làm việc gì đó có ích cho mọi người, nhất là với những người cùng cảnh ngộ. Cách đây hơn 1 năm, sau khi công khai là người có H, Thành chủ động tìm đến Trung tâm phòng, chống AIDS của tỉnh Ninh Bình để được tư vấn về sức khỏe và mượn tài liệu về đọc. Nhờ thế, Thành biết nhiều nơi đã thành lập nhóm: “Vì ngày  mai tươi sáng”, là nhóm của những người có H, nên Thành nảy ra ý định thành lập nhóm ở thành phố Ninh Bình.

Sau 3 tháng hoạt động, nhóm của Thành đã thu hút 35 thành viên, mỗi tháng sinh hoạt 1 lần. Thành cho biết: “Đây thực sự là nơi để những người có H tụ họp, động viên, chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Ngoài ra, nhóm còn trao đổi thông tin chăm sóc sức khỏe, dùng thuốc và các cách điều trị bệnh hiệu quả, phòng chống lây nhiễm bệnh ra cộng đồng”. Hiện Thành đang tham gia chương trình phát bơm kim tiêm sạch và thu hồi bơm kim tiêm bẩn về trạm y tế tiêu hủy.

Nói chuyện với Thành trong không khí Tết Kỷ Sửu đang đến gần, Thành cho biết, anh đã lên kế hoạch gặp gỡ, trao quà Tết cho những gia đình có người nhiễm H trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Thành mong muốn đăng số điện thoại của Thành: 01234.151.255 lên báo, để mọi người muốn chia sẻ hoặc giao lưu thì có thể gọi điện cho Thành, Thành sẵn sàng  chia sẻ 24/24.

Chị Nguyễn Thị Hải.

Mẹ công khai có H, chỉ sợ con  bị kỳ thị

Chị Nguyễn Thị Hải công khai tình trạng nhiễm HIV được hơn 1 năm. Hiện  chị là Trưởng nhóm Bồ Câu, gồm hơn 30 thành viên ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Chị tâm sự với chúng tôi, chị bảo: Đó là quyết định khiến chị trăn trở nhất trong cuộc đời. Trước hết là vượt qua chính bản thân mình, sau đó vượt qua kỳ thị của xã hội. Chỉ vì bản thân thì không nói làm gì, nhưng chị sợ ảnh hưởng đến con, sợ con bị kỳ thị trong lớp học.

Chị biết con trai mình nhiễm HIV cách đây 2 năm, khiến chị đau đớn hơn nhiều so với lần chị nhận được tin bản thân nhiễm HIV; Bởi khi sinh ra, Phúc hoàn toàn khỏe mạnh. Có những đêm ngắm con ngủ, chị không cầm nổi nước mắt, buồn, buồn lắm. Nhưng buồn không để làm gì, buồn không thể giúp mẹ con chị quay trở về là người khỏe mạnh. Nếu cứ nghĩ ngợi mãi, không chết vì bệnh mà sẽ chết vì tư tưởng u ám. Chị muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con trai, nên quyết định công khai tình trạng bệnh của cả hai mẹ con.

Ngay sau khi chị lên tivi, mẹ con chị được cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường thông cảm, gọi điện động viên. Nhưng không phải ai cũng hiểu cho mẹ con chị. Hội phụ huynh học sinh lớp con chị đang học gọi điện tới nhà cô giáo chủ nhiệm chất vấn. Chị đề nghị tổ chức một buổi nói chuyện với các phụ huynh học sinh lớp của con mình và hội trưởng hội phụ huynh các lớp khác trong trường.
 
Chị Hải kể: “Một tuần sau buổi lên hình, buổi họp được tổ chức. Có phụ huynh đặt ra những câu hỏi vô lý như: “Sao chị biết nhiễm HIV mà không báo với chúng tôi?”. Sau buổi họp đó, con chị kể cô giáo vẫn bình thường, nhưng có 2 bạn không chơi với cháu, vì bố mẹ các bạn đó dặn không được động vào người cháu. Nghe con kể chuyện mà tôi ứa nước mắt, trẻ con nó ngây thơ, có tội gì đâu. Cháu nó biết mình nhiễm HIV, nhưng cũng biết cách phòng tránh cho các bạn, chứ không hề hằn học.
 
Những người có H công khai tình trạng nhiễm HIV là những người dũng cảm, dám vượt qua rào cản tự kỳ thị bản thân. Tuy nhiên, vẫn cần những tấm lòng rộng mở, những vòng tay nhân ái giúp họ hòa nhập cộng đồng.
 
Nhóm Bồ Câu do chị Hải là trưởng nhóm có nhiều hoạt động chăm sóc người có H tại cộng đồng, tham gia các hoạt động giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS, phát bơm kim tiêm sạch, nấu cháo dinh dưỡng phát cho bệnh nhân nhi tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi TƯ.
 
Ngoài ra còn có hoạt động tư vấn truyền gửi cho người có H tiếp cận thuốc ARV và hướng dẫn người nhà của bệnh nhân nhiễm HIV cách chăm sóc người bệnh cũng như phòng tránh lây nhiễm cho bản thân.

Hạnh Quỳnh

Tu-an  
#38 Đã gửi : 31/12/2008 lúc 06:20:32(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Những tấm lòng nhân ái
Giadinh.net - Họ là những người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, hết mình vì cộng đồng, vì những người không may mắc bệnh HIV/AIDS. Cùng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ người bệnh, họ đã truyền ngọn lửa nhân ái, lòng nhiệt tình tới cộng đồng để mọi người cùng chung tay sẻ chia với những người có HIV.
 
Hai trong số họ, với những công việc khác nhau nhưng đều là tấm gương điển hình để mọi người học tập, ca ngợi.
 
Người cán bộ tận tụy
 
Người dân thị trấn Nông trường Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La thường nói về chị Vũ Thị Ngọ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hát Lót với một sự trìu mến, thân thương và lòng biết ơn sâu sắc. Bởi chị là một tấm gương sáng về sự cao thượng, hết mình vì những người xung quanh. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, không được ăn học đầy đủ nên từ nhỏ, chị Ngọ đã ước mơ trở thành cô giáo để được giúp đỡ học sinh nghèo. Gắn bó với sự nghiệp giảng dạy được gần 20 năm, chị Ngọ chuyển công tác và được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hát Lót.
 
Chị Vũ Thị Ngọ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hát Lót (Sơn La).

Chị cho biết, lúc mới tham gia cùng Hội Phụ nữ vào hoạt động này, chưa có kiến thức, kinh nghiệm về HIV, chị cũng bỡ ngỡ lắm. Khi gọi tên bệnh AIDS, chị cũng như mọi người gọi là “ếch”. Chị không dám đến gần người nghiện hút và bệnh nhân AIDS, không biết làm gì, nói thế nào cho họ hiểu... Sau khi được tập huấn về tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, được cung cấp kiến thức và đã có kinh nghiệm, chị dần mạnh dạn hơn trong công việc và gắn bó, lăn xả với nó lúc nào không hay...

Để những người nghiện, nhiễm HIV và gia đình họ có được sự cảm thông, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, chị Ngọ đã khởi xướng thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Đồng Cảm” của thị trấn và đích thân đi từng nhà, vận động từng người gia nhập CLB này. Từ 15 thành viên (năm 2002), đến nay CLB đã có 75 thành viên. Từ chỗ còn e dè, hiện các thành viên đã mạnh dạn và nhiệt tình tham gia các hoạt động của CLB. Thậm chí, nhiều bà mẹ còn dũng cảm đứng lên công khai về tình trạng nghiện hút, nhiễm HIV của con mình. Không ít người tham gia vào công tác đấu tranh và triệt phá ma túy ở địa phương (tố giác, hỗ trợ, động viên người nghiện đi cai, đi làm xét nghiệm HIV...; thậm chí sẵn sàng đóng góp tiền của cho con đi cai nghiện, hỗ trợ mở xưởng tạo việc làm cho người nghiện, người nhiễm HIV). Gần gũi với họ, chị càng thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn khi tận mắt chứng kiến những bà mẹ, người vợ có con, chồng nghiện hút, bệnh tật nhưng vẫn tận tình, hết lòng lo lắng, chăm sóc và yêu thương. Chị luôn mang trong mình một khát khao cháy lòng: “Một ngày nào đó, ma túy, HIV/AIDS sẽ bị ngăn chặn và đẩy lùi trên quê hương mình”.

Tấm lòng của một nữ tu

Bệnh viện Trung ương Huế có một nữ y tá rất đặc biệt. Nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi và vóc dáng áo trắng bé nhỏ thoăn thoắt đi lại giữa các phòng bệnh của bà đã đem đến niềm an ủi lớn cho các bệnh nhân. Đó là sơ Huỳnh Thị Lý, 67 tuổi, thuộc dòng Thánh Phao Lô - người đã 11 năm nay tự nguyện chăm sóc và mong muốn sẽ gắn bó với bệnh nhân AIDS.
 

Sơ Huỳnh Thị Lý đang chăm sóc người bệnh.

Sơ Huỳnh Thị Lý từng học lớp cán sự y tế của Trường Trung cấp Y Thừa Thiên - Huế. Bệnh nhân của sơ đến đây với đủ hoàn cảnh khác nhau, nhưng phần lớn họ đều rất khó khăn về kinh tế, nhiều người bị gia đình bỏ rơi, xã hội kỳ thị. Vì thế, ngoài công việc của một y tá, sơ Lý phải kiêm thêm nhiều việc không tên khác. Sơ phải đi xin trợ giúp cho những bệnh nhân nghèo, cưu mang những đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ. Có người sau khi ra viện, trở lại cộng đồng, đi bán đậu ve không có người mua, cũng quay lại nhờ sơ giúp đỡ. Chỉ cách đây không lâu, khi Huế còn chìm trong mưa lũ, bệnh viện cũng không thoát cảnh ngập lụt, nhưng việc chích thuốc cho bệnh nhân không thể dừng được. Ngay cả lúc nước trong phòng bệnh ngập quá đầu gối, sơ Lý vẫn thoăn thoắt đi lại với đôi ủng sũng nước để chăm sóc bệnh nhân.

Sơ Huỳnh Thị Lý tận tụy làm công việc không giống ai ấy suốt 11 năm nay mà không biết tới ngày nghỉ. Ngày ngày, sơ đi chiếc xe Chaly nhỏ bé đều đặn từ tu viện sang bệnh viện như một y tá thực thụ. Ngay cả khi bị ngã xe, gãy xương đòn vai, rạn xương cổ tay, nhưng sơ vẫn không nghỉ làm. Đơn giản là vì sơ nghỉ thì không có người thay, bệnh nhân sẽ không có người chăm sóc. Không chỉ vậy, thời gian của 2 ngày nghỉ cuối tuần, sơ còn làm thêm vô số công việc ở Phòng khám từ thiện Kim Long, đi thăm hỏi, giúp đỡ người có HIV/AIDS ở gia đình...

Cách đây không lâu, do sơ suất, sơ bị kim tiêm vừa chích cho bệnh nhân để trên xe đẩy đâm vào tay nên phải dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV. Bác sỹ Phan Trung Tiến, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Huế đầy cảm kích cho biết: “Thời gian đó, sơ Lý rất khổ sở, vì Sơ bị dị ứng với thuốc điều trị phơi nhiễm HIV. Sơ luôn mệt mỏi, da bị mẩn ngứa, nổi ban rất khó chịu. Theo quy định, sơ được nghỉ 20 ngày để điều trị, nhưng sơ vẫn đi làm đều đặn. Tìm được một người tận tình chăm sóc bệnh nhân AIDS như sơ Lý là điều cực kỳ khó!”.

Những tấm lòng vì mọi người, chia sẻ và hết mình vì những người mắc bệnh HIV như chị Ngọ, sơ Lý thật đáng khâm phục. Mong sao, sẽ ngày càng có thêm nhiều người sát cánh cùng người bệnh như họ để xoa dịu nỗi đau HIV/AIDS.
 
Hồng Trà - Thanh Loan
Tu-an  
#39 Đã gửi : 01/01/2009 lúc 07:36:43(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Năm, 01/01/2009, 07:00 (GMT+7)

Nhật ký phóng viên

Chú ơi, mổ mắt cho cháu...

TT - Trong căn nhà lá cũ nát tại số 395 tổ 11, khu nội ô thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) có một gia đình nhỏ với nhiều câu chuyện thương tâm. Một cháu bé 6 tuổi nhiễm HIV, đục thủy tinh thể cả hai mắt. Một cụ bà 75 tuổi đã mù lòa cách đây hơn 20 năm. Và người phụ nữ năm nay ngoài 50 tuổi mắt lúc nào cũng đỏ hoe do khóc vì thương cháu, thương mẹ và vì muôn nỗi lo toan, khó khăn chồng chất...

Trong cuộc trò chuyện, chị Lê Bích Thiện - cô ruột và là mẹ nuôi của cháu Lê Quỳnh Anh, em bé bị nhiễm HIV - luôn nghẹn ngào. Cụ Xuân - bà nội của Quỳnh Anh - mù lòa vì biến chứng của căn bệnh tiểu đường, từ trong hố mắt vẫn còn những giọt nước mắt lăn dài vì xót phận mình, phận cháu. Riêng chỉ có cháu Anh vẫn vô tư nô đùa, miệng bi bô hát. Chúng tôi thấy lòng quặn thắt khi nhìn hình ảnh cháu Anh đưa hai tay về phía trước, cố tìm cách tiến đến bên người khách lạ: “Chú ơi! Chú có phải là bác sĩ không? Chú mổ mắt cho cháu để cháu thấy đường, để cháu đi học, sau này còn nuôi mẹ Thiện và bà nội...”.

Câu chuyện thương tâm ập đến gia đình nhỏ này cuối năm 2004. Hồi ấy anh Lê Văn Thân kết hôn cùng chị Trần Lệ Thủy được một năm, đôi vợ chồng trẻ sinh một cháu gái đặt tên Lê Quỳnh Anh. Khi cháu Anh vừa tròn 14 tháng tuổi, cả hai vợ chồng bị phát hiện nhiễm HIV, rồi cùng lần lượt qua đời sau đó không lâu. Trong nỗi ngặt nghèo ấy, chị Thiện đã về ở trong căn nhà của em trai mình, rồi nhận cháu Anh làm con nuôi và chăm sóc cháu từ ngày ấy đến nay.

Gia đình chị Thiện có đến bảy chị em, ai cũng nghèo, bố chị là bộ đội tập kết, thương binh hạng 3/4. Là chị cả trong nhà, hồi trẻ phải thay cha mẹ chăm sóc các em, lớn lên phải trông nom cha mẹ già đau yếu liên miên nên chị vẫn phòng không gối chiếc cho đến nay. Năm 2006, chị Thiện vay mượn bà con lối xóm được một ít tiền mang cháu lên Sài Gòn khám, phát hiện cháu cũng bị nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ. Nỗi đau khi biết cháu mình bị nhiễm HIV chưa nguôi, lại phát hiện cháu Anh có dấu hiệu mù dần.

Hằng ngày, ngoài sự chăm sóc của chị Thiện, cháu Quỳnh Anh còn nhận được sự giúp đỡ của bà con lối xóm, các cơ sở y tế và chính quyền địa phương. Nhất là khi cháu được dùng thuốc theo chương trình quốc gia phòng chống HIV nên sức khỏe của cháu có khá hơn trước, nhưng cháu vẫn ốm yếu, suy dinh dưỡng. Chị Thiện có mở quán nước tại nhà, buôn bán mấy thứ bánh kẹo lặt vặt kiếm thêm thu nhập, đắp đổi qua ngày.

“Khó khăn, vất vả đến mấy tui cũng chịu được, không buồn, không than phiền. Nhưng chỉ sợ một ngày nào đó tui ngã bệnh rồi mất đi, ai sẽ chăm sóc cho cháu Anh? Tui chỉ mong sao cháu Anh được các bác sĩ mổ mắt để cháu tự lo cho bản thân sau này, kể cả hiến đôi mắt của mình để giành lại ánh sáng cho cháu tui cũng sẵn lòng” - chị nói. Còn cụ Xuân lẩm bẩm trong nước mắt: “Mong sao nó thấy đường để tự lo lấy thân sau này...”.

H.T.DŨNG - T.VINH

Tu-an  
#40 Đã gửi : 08/01/2009 lúc 01:57:19(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
H. đang cầm tay dạy con viết những chữ cái đầu tiên.
Những người mẹ đương đầu với HIV
15:13:00 07/01/2009, cập nhật cách đây 3 giờ
2 người phụ nữ đều đã có những lúc đứng dưới đáy tuyệt vọng vì cái "án tử hình" không biết từ đâu giáng xuống. Họ đều sống đời góa bụa, 1 mình nuôi con, 1 mình gánh búa rìu ở cái tuổi mà nhiều người còn chưa kịp lấy chồng. Nhưng họ đều đang đứng lên, từng ngày can đảm đối mặt với cuộc sống.
>> Nước mắt làm mẹ / Người phụ nữ có HIV và ngôi nhà xây 8 năm vẫn dang dở
>> Mẹ nghèo có HIV "gánh" 5 con nhỏ

Biết tin vào ngày mai tươi sáng

Chị năm nay mới 30 tuổi, nhưng đã có 8 năm sống chung với virus HIV và 5 năm 1 mình vượt qua mọi khó khăn để nuôi con khôn lớn. Chị là Phan Thị Hòa, giáo viên Trường Tiểu học Nam Kỳ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Năm 2000, khi vừa tốt nghiệp Trường CĐSP Hà Tĩnh ở tuổi 22, chị lấy chồng. Chồng chị là con nhà gia giáo, lại rất tuấn tú, thông minh (16 tuổi đã vào đại học).

Tưởng rằng hạnh phúc đã mỉm cười, nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chưa đến 1 năm sau ngày cưới, khi mới mang bầu được 2 tháng, trong một cuộc xét nghiệm toàn bãi biển Thạch Hải (vợ chồng chị có một nhà hàng ở đó), cả chồng chị và chị đều bị phát hiện dương tính với HIV. Cả thế giới như sụp đổ dưới chân cô gái trẻ vẫn chưa hết ngất ngây vì hạnh phúc.

Với hiểu biết còn rất hạn chế của xã hội thời đó, HIV là một cái gì đó thật khủng khiếp, là nỗi ám ảnh sợ hãi với tất cả những người xung quanh. Thậm chí khi chị sinh con, cả ca trực còn không ai dám lại gần.

Đau vật vã từ 4h sáng đến tận 3h chiều mới có một người bác sỹ can đảm đứng ra đỡ đẻ cho chị. Khi được sinh ra cháu đã bị ngạt, phải cho thở ô xy mới cất nổi tiếng khóc.

Trong những ngày nhập viện chờ sinh, ngày nào cũng có các sinh viên thực tập đến nhìn mặt chị như nhìn một sinh vật lạ. Chị là ca sinh đầu tiên có HIV của tỉnh Hà Tĩnh.

Những ngày đó là một ký ức khủng khiếp với chị. Mang con về nhà ông bà ngoại, giặt tã cho con cũng phải cẩn thận, không được phơi ở hàng rào, nước giặt không được đổ ra cống, phải bê tít ra xa. Những ngày trời âm u, tã ẩm không được phơi ở ngoài, ông ngoại thương cháu, phải thức đêm quạt tã. Rồi sự xì xào của những người xung quanh. Dư luận bao giờ cũng khắc nghiệt hơn với người phụ nữ.

Sinh con chưa được bao lâu, chồng qua đời lại là một cơn sốc lớn nữa giáng xuống chị. Từ 48kg chị sụt xuống 38kg. "Cảm thấy mình không sống nổi nữa" - chị nhớ lại. Đã có những lúc, bế tắc quá, chị ôm con thất thểu ra tận cầu Bến Thủy. Nhìn xuống lòng sông lạnh ngắt, nhìn đứa con nhỏ bé vô tội, chị lại trở về.

Những ngày giản dị, bình yên hiện nay được chị và gia đình đổi bằng tình yêu thương và lòng can đảm hiếm thấy. Ngày đó, giữ lại con hay không là cả một nỗi dằn vặt lớn và một quyết định mạo hiểm. Để giữ cuộc sống cho đứa cháu còn chưa rõ hình hài, bố đẻ chị - một công nhân địa chất về hưu đã cất công lên tận Trung tâm Y tế tỉnh để xin tư vấn, xin tài liệu.

Từ những năm 2000, thuốc kháng virus còn rất hiếm, nhưng với suy nghĩ nung nấu "Nhất định phải có thuốc", ông bắt xe ra Hà Nội, nằm chờ ở Viện C 3 ngày để tìm gặp bằng được bác sỹ chuyên khoa, mang về cho con những liều thuốc đầu tiên. Có lẽ chính nhờ những liều thuốc không quản nhọc nhằn đó, nhờ những kiến thức nuôi con cả gia đình cố gắng học hỏi, mà cháu ra đời hoàn toàn khỏe mạnh, giúp người mẹ như được tái sinh.

Bằng nỗ lực hơn người, chị đã được mọi người thừa nhận, được học sinh và đồng nghiệp yêu mến. Đã có những ngày, khi biết chị có HIV, phụ huynh kéo đến trường đòi phải cho chị nghỉ việc; đồng nghiệp sau khi tắm xong khóa cửa nhà tắm không cho chị vào. Đến ngày họp phụ huynh, chị cũng không dám đến trường vì sợ.

Giờ thì chị đã có một cuộc sống bình yên bên bố mẹ, bên đứa con 8 tuổi ngoan ngoãn, bên những học trò yêu và tham gia những hoạt động xã hội nhằm gia tăng những hiểu biết của mọi người về HIV.

Chị đã dũng cảm công khai, không ngại đứng tên trên báo, chỉ cẩn thận dặn chúng tôi đừng nhắc đến con, đến chồng chị; cũng đừng so đo 2 vợ chồng chị ai đã truyền bệnh cho ai, bởi sợ những tổn thương cho gia đình chồng, những người đã luôn bên chị lúc khó khăn.

Chị Phan Thị Hoà tranh thủ dạy học cho con lúc rảnh rỗi. Ảnh: PV.

Rồi hạnh phúc sẽ mỉm cười

Sống ở cách đó không xa, nhưng H. thì không gặp nhiều may mắn như chị Hòa. Câu chuyện cũng đã vài năm, nhưng gánh nặng H. phải mang trên vai vẫn còn đeo đẳng bởi sự kỳ thị, xa lánh. Ngồi kể lại chuyện đời mình, H. vẫn không giấu nổi giọt nước mắt tủi phận.

Năm 2005, khi mới lấy chồng được 2 năm và có con gái 1 tuổi, sau một lần khám bệnh, chồng H. phát hiện ra mình có HIV giai đoạn cuối. Sau đó 1 năm, anh ra đi trong nỗi đau khổ tột cùng của người vợ trẻ. Nhất là sau đó, H. đi xét nghiệm và cũng có kết quả dương tính. Ngày biết tin, H. đang nấu cơm trong bếp, choáng váng ngã vào bếp củi đang cháy, bỏng sém cả một cánh tay.

Chồng mất khi H. vừa bước sang tuổi 24, bố mẹ chồng, anh chồng, em chồng cũng đã mất; bỗng chốc H. bơ vơ không có một người thân, phải ôm con về nhà ngoại. Quanh xóm ai cũng biết chồng H. mất vì HIV, cái nghề buôn bán nhỏ ở chợ làng, H. phải bỏ, về nhà phụ bố mẹ cấy cày trên 5 sào ruộng để nuôi con. Niềm hy vọng duy nhất lúc bấy giờ của H. là cầu sao con không nhiễm bệnh.

Trời không phụ lòng người mẹ thương con, sau 2 lần xét nghiệm, kết quả của cháu đều là âm tính. "Có lẽ đây là niềm vui cuối cùng của đời em trước lúc đi theo chồng", H. nở nụ cười xót xa. Con gái nhỏ của H. mới lên bốn, nhưng rất ngoan và thương mẹ.

Đau lòng nhất là cháu không có bạn bè, bởi hễ các bạn sang nhà chơi là bị bố mẹ bắt về; hoặc cháu sang chơi với các bạn thì bị đuổi. Ngày ngày, cháu tha thủi chơi với bà, với mẹ; chẳng tỏ chút buồn phiền. Nhìn con nhỏ hồn nhiên, H. đau thắt từng khúc ruột. Sự xa lánh của bạn bè với mình, H. còn chịu được; nhưng đứa trẻ có tội gì đâu.

Đã đến tuổi đi mẫu giáo, nhưng do hoàn cảnh gia đình, cháu vẫn phải ở nhà, mẹ dạy chữ nào thì học chữ đó. Giờ cháu đã viết được chữ O khá tròn trĩnh, vẽ được mặt bố - người chỉ được thấy qua bức ảnh và những lời kể của mẹ. Trong đầu óc non nớt của cháu, chỉ biết rằng bố đã đi xa.

Đứa trẻ 4 tuổi đã có được sự nhạy cảm và lòng trắc ẩn, được ai cho tiền cũng nghĩ đến mua quà cho bố, dặn mẹ mua bánh ngon cho bố. Khi mẹ khóc, cháu biết khóc cùng mẹ và liên tục đưa tay lau nước mắt cho mẹ. Ngày ngày, hai mẹ con mưu sinh bằng gánh hàng nước (chỉ bán được mùa hè, mùa đông thì nghỉ) ở cách nhà 5 km- nơi mọi người vẫn chưa biết H. có HIV, vẫn chưa xa lánh, kỳ thị.

Chúng tôi hỏi H. có hối hận vì đã lấy một người chồng có HIV không, H. cười: “Không tin vào lời giải thích của chồng, vì chăm sóc một người bạn có HIV, vô tình nên mới nhiễm", mặc dù nghề lái xe đường dài của chồng H. có rất nhiều cám dỗ.

Thôi thì cứ để H. có lòng tin như thế, để giữ được hình ảnh đẹp về người chồng, giữ hình ảnh đẹp về người cha cho con gái, để biết hi vọng mà sống tiếp. Còn hy vọng, còn lòng yêu thương, những người như chị Hòa, chị H. sẽ tiếp tục tròn được lẽ sống cho mình, cho con dù đường đời với H. vẫn còn chông gai phía trước


V.Hân

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/1/107329.cand
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
12 Trang<1234>»
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

LawSoft.vn (LawSoft)
Powered by YAF | YAF © 2003-2024, Yet Another Forum.NET