Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


12 Trang<12345>»
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#41 Đã gửi : 19/01/2009 lúc 07:32:14(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Hoa hậu Thế giới 2008 thăm bệnh nhân HIV ở Cần Thơ

(Dân trí) - Sáng ngày 18/1/2009, hoa hậu Thế giới 2008 Ksenia Sukhinova đã cùng đoàn và đại diện tập đoàn RAAS - ông Hoàng Kiều đến trung tâm HIV ở TP Cần Thơ.
 >>  Hai cô gái đẹp nhất Thế giới trong đêm nhạc “nhiều nghĩa cử”

Hoa hậu Thế giới 2007 Trương Tử Lâm đã phải trở lại Trung Quốc vì việc riêng sau khi tham dự đêm ca nhạc từ thiện tại Kiên Giang, nên Hoa hậu Thế giới 2008 Ksenia Sukhinova phải “một mình cáng đáng” mọi việc. Tại đây, Hoa hậu Thế giới 2008 đã có buổi trò chuyện, cũng như tặng quà Tết cho những bệnh nhân nhiễm HIV. Cô mong muốn rằng, sẽ có nhiều hơn những hoạt động từ thiện cũng như sự quan tâm của mọi người xung quanh dành cho những người nhiễm HIV.

Buổi chiều cùng ngày, đoàn Hoa hậu Thế giới đi đến huyện Phong Điền dự lễ cắt băng khánh thành 30 ngôi nhà tình nghĩa do tập đoàn RAAS tài trợ, và ghé thăm một gia đình nghèo ở huyện Phong Điền được tài trợ nhà.Người dân huyện Phong Điền đã đón tiếp đoàn rất nhiệt tình và nồng nhiệt với trống lân và những lời thăm hỏi vồn vã. Sau khi thăm hỏi, trò chuyện thân mật với người dân ở đây Hoa hậu Thế giới 2008 đã hiểu rõ thêm về cuộc sống, cũng như tâm tư tình cảm của người dân Nam Bộ.

Ngày hôm nay 19/1/2009, đoàn Hoa hậu Thế giới sẽ tiếp tục hành trình từ thiện đến thăm và phát quà cho những gia đình nghèo ở TPHCM.
 
Dưới đây là những hình ảnh đẹp của đương kim Hoa hậu Thế giới trong ngày 18/1:
 
























Tu-an  
#42 Đã gửi : 20/01/2009 lúc 01:06:42(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Ba, 20/01/2009, 04:24 (GMT+7)

Nghe, thấy & viết

Chị tôi đã tìm thấy niềm tin

TT - Chúng tôi là chị em bạn dâu. Năm nay chị 48 tuổi và con gái chị mới  7 tuổi, nhưng hai mẹ con đang phải mang trong mình căn bệnh thế kỷ:  HIV/AIDS.

Chị  không may nhiễm HIV từ  người chồng rồi sinh con và lây nhiễm cho con. Nhiều năm trước chồng chị  đi làm ăn xa nhà, lỡ sa vào nghiện chích ma túy rồi bị nhiễm  HIV do dùng chung kim tiêm với những người nghiện khác. Năm 2004, anh qua đời để lại cho chị và cháu bé căn bệnh hiểm nghèo, khiến chị vô cùng hoang mang. Suy nghĩ, lo lắng nhiều  cùng sự tàn phá của HIV khiến cơ thể chị suy sụp rất nhanh.

Từ  tháng 10-2007 người chị phát ra nhiều bệnh cơ hội như: nấm, tiêu chảy, ho dai dẳng…Nghĩ mình không qua khỏi, chị đã chụp ảnh thờ và nghẹn ngào dặn dò tôi: “Em lo tiền mua quan tài cho chị, cháu còn nhỏ quá lại bị bệnh nên ốm yếu lắm, em đừng bỏ cháu nhé…”.

Nhìn những dòng nước mắt trên khuôn mặt chỉ còn da bọc xương của chị cùng những lời trăng trối đau đớn về đứa con nhỏ, tôi không cầm nổi nước mắt, nhưng cũng cố lựa lời động viên chị bình tâm để tìm phương cứu chữa. Dẫu động viên chị, nhưng là một phụ nữ ở miền quê xa trung tâm huyện như thế này, tôi cũng không  biết mình phải làm gì để giúp hai mẹ con chị kéo dài cuộc sống.

Rồi không thể bó tay ngồi nhìn chị chờ chết, tôi quyết tâm tìm hiểu căn bệnh này trên báo chí và may mắn biết  được thông tin về nhóm “Vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh 1”. Nhóm này  đặt tại nhà của trưởng nhóm ở  P. Ninh Xá, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tôi đưa chị đến tiếp xúc với nhóm. Trong nhóm có nhiều người cùng cảnh ngộ với chị nên mọi người  đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ với chị  từ những bộ quần áo vận động được, một  chút dinh dưỡng, hỗ trợ khoản chi phí khám bệnh, giúp chị và con gái tiếp cận thuốc miễn phí và nhiều  thông tin hỗ trợ khác… Chị trưởng nhóm còn tư  vấn chị em tôi nhiều kiến thức về cách phòng tránh lây nhiễm cho mình và cộng đồng, cách chăm sóc những bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người bị nhiễm HIV thường gặp. Nhóm còn cử người đưa đón chị tôi đi khám lao, xét nghiệm...

Khi đến với nhóm, chị tôi chỉ còn 35kg, con gái chị  chỉ có 11kg. Đến nay  sau hơn năm tháng dùng thuốc, chị đã tăng được 10kg, con gái chị tăng được 4kg. Nhờ sự can thiệp của nhóm,  con gái chị  đã được đi học, mẹ con chị được chăm sóc y tế, được  các thành viên trong nhóm thăm hỏi,  chăm sóc tại nhà thường xuyên…

Giờ đây sức khỏe hai mẹ con chị đã khá hơn rất nhiều. Quan trọng nhất là từ sự giúp đỡ tận tình của nhóm “Vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh 1”, chị tôi đã tìm thấy niềm tin trong cuộc sống để sống lạc quan hơn.

DƯƠNG THỊ LIỆU (Yên Phong, Bắc Ninh)

Tu-an  
#43 Đã gửi : 21/01/2009 lúc 03:21:30(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ ba, 20/1/2009, 09:15 GMT+7

Game thủ đi làm từ thiện cuối năm

Một nhóm người chơi đặc nhiệm Special Force tại TP HCM đã tới thăm tặng quà Tết cho các trẻ mồ côi nhiễm HIV và các cụ già yếu neo đơn không nơi nương tựa.

Các bạn đã tìm hiểu về đời sống, gia cảnh của các em bé bị bỏ rơi vì mắc phải căn bệnh thế kỷ ở trại trẻ mồ côi Tam Bình. Gửi tặng những món quà Tết, tiền mừng tuổi để các em có những bộ đồ mới trong năm mới.

Game thủ Special Force đang vui đùa và chia quà với các trẻ em mồ côi nhiễm HIV.

Tại chùa Lâm Quang, nơi nuôi dưỡng 90 cụ ông cụ bà neo đơn, không nơi nương tựa, hiện sống nhờ vào lòng hảo tâm của những người sống xung quanh chùa và của các khách thập phương. đoàn đã gửi quà Tết, lương thực, quần áo nhân dịp năm mới.

Phạm Tuấn

Tu-an  
#44 Đã gửi : 22/01/2009 lúc 07:25:57(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Năm, 22/01/2009, 09:11

Em muốn về quê ăn Tết

TP - Trong khi các bạn ở lớp toàn trẻ nhiễm HIV tíu tít cùng các anh chị sinh viên tình nguyện chuẩn bị cho đêm tất niên sớm bên chân núi Ba Vì (Hà Nội), một bé gái thu lu góc nhà rồi chảy nước mắt: “Em muốn về quê đón Tết”.

Hơn 60 chiếc bánh chưng đã được các tình nguyện viên gói tặng các em nhỏ có H Ảnh: Hải Yến

Đêm bên nồi bánh chưng

Từ 18 tháng Chạp, nhóm tình nguyện Chung tay và xưởng sơn mài Kiến gỗ lên kế hoạch mua 500 lá dong rừng bản to xanh từ Lạng Sơn, hơn 30 kg gạo nếp, 6,5kg đỗ, bảy ki lô gam thịt.

Tất cả được tập kết tại xưởng Kiến gỗ từ chiều 19/12 âm lịch và 22/12 các tình nguyện viên bắt tay vào gói bánh. 26 Tết, họ lên Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 (Ba Vì, Hà Nội) tổ chức đêm tất niên cho các em.

Trong nhóm tình nguyện, có người chưa từng gói bánh chưng,  gói năm lần mới được một chiếc bánh vuông. Tám giờ tối 22 Tết, nồi bánh chưng đầu tiên với 20 chiếc được nhen lửa. Đêm 25 Tết, hai giờ sáng, mẻ bánh chưng thứ hai, với gần 40 chiếc  tiếp tục vào nồi.

Ngoài tặng bánh chưng, nhóm tình nguyện dùng toàn bộ số tiền tài trợ (10 triệu đồng) mua bánh kẹo, hoa quả, đồ chơi, vở tập vẽ, tất tay, chân, quần áo ấm tặng các em.
“Lâu rồi mới được ngồi bên bếp lửa, trông bánh, ngửi mùi lá bánh, tuổi thơ ùa về”. Lê Bình (sinh viên năm thứ nhất- ĐH Bách khoa Hà Nội), tâm sự.

Nhóm tình nguyện đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nhiều người quê ở Nghệ An, Hải Dương, Lạng Sơn... Dương Linh, phụ trách nhóm tình nguyện xưởng sơn mài Kiến gỗ, làm câu đối tặng các em. Chữ Tất Niên Ấm- tên của chương trình, được vẽ trên hình tròn đỏ, nhũ vàng, cá chép vàng lớn. Cả nhóm cắt dán, tô điểm, chú Tễu, đầu Lân... tất cả rực rỡ sắc màu.

“Con không có gia đình”

Lê Thúy Uyên mong được trở về với ông bà ngoại ở Quảng Ninh
19 em ở lớp lớn, 15 em ở lớp mầm non hầu hết  đều mồ côi hoặc bị bỏ rơi. Chị Hoàng Hồng Hạnh, phụ trách lớp lớn, tâm sự: “Bé Nguyễn,  chín tuổi, thấy gia đình em Linh (lớp mầm non) đón về ăn Tết nói với tôi: Con không có gia đình, chẳng ai đón con. Con ở lại đây ăn Tết với các mẹ.

Biết tin các anh chị nhóm tình nguyện Chung tay và xưởng sơn mài Kiến gỗ tổ chức đón Tết, các em đón chờ từng ngày, thi thoảng lại hỏi: “Mẹ ơi sắp đến  26  Tết chưa”.

Khi các bạn tập trình diễn thời trang bằng giấy cho đêm tất niên, Lê Thúy Uyên (14 tuổi, quê Quảng Ninh) ngồi thu lu một góc.

Em khóc: “Em muốn về quê đón Tết. Em nhớ ông bà!”. Tôi hỏi: “Có ai gọi điện hay gửi quà tết cho em không?”. Em lắc đầu. Rồi Uyên lại khóc, và bỏ dở ngày làm người mẫu nhí.

Nguyễn Thu Thủy (12 tuổi) an ủi bạn rồi quay sang chúng tôi: “Em mong ngày các anh chị lên lắm”.

Sáng 26 Tết, ở Trung tâm Giáo dục lao động số 2 cùng hơn 20 tình nguyện viên, người trình bày sân khấu, người tổng duyệt màn trình diễn thời trang, kẻ chuẩn bị đạo cụ văn nghệ... Hối hả.

Quỳnh Chi: “Điểm nhấn của chương trình tất niên sẽ là vở kịch Chuyện nhà Táo quân. Chương trình biểu diễn thời trang xuân bằng giấy của các em, múa lân, hát alibaba, rap, liên khúc xuân...

Những nụ cười, những cái vẫy tay chào, cái bắt tay, điệu đi, tạo dáng... những người mẫu nhí nhún nhảy trên sân khấu.

“Mấy hôm trước em chẳng nghĩ gì đến Tết”, Nguyễn Việt Nhật  (chín tuổi) chỉ tay vào nhóm bạn đang diễn thời trang, mắt sáng lên hy vọng.  

Bà Đỗ Thị Ngọc Phương- Cục phó Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em- Bộ LĐTB&XH, cho biết, cả nước hiện có khoảng 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, và ở mỗi địa phương có những hình thức quan tâm khác nhau đối với các em trong những ngày lễ, Tết. Ngày 19/1/2009, Cục có công văn gửi Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành đề nghị các địa phương quan tâm, chăm sóc các em có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Kỷ Sửu 2009.

 Hải Yến

Tu-an  
#45 Đã gửi : 24/01/2009 lúc 09:49:29(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Bảy, 24/01/2009, 09:45

Đại sứ quán Kuwait tặng quà Tết cho trẻ em nhiễm HIV

TP- Chiều 23/1, đại diện Đại sứ quán Kuwail đã đến thăm, tặng quà Tết cho các em nhỏ bị nhiễm HIV đang được nuôi dưỡng và điều trị tại Trung tâm giáo dục lao động số 2 có trụ sở tại xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội),

Quà Tết gồm nhiều đồ chơi, sữa, bánh kẹo trị giá 17 triệu đồng đã được chuyển đến tận tay các em. Đại diện nhân viên Đại sứ quán và gia đình của họ cũng đã dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ với cán bộ Trung tâm và các em nhỏ.

Ngoài 1000 học viên đang học tập, lao động tại đây, hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng điều trị 52 cháu nhỏ bị nhiễm HIV, bị bố mẹ bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa. Nhiều học viên nữ nhiễm HIV sau khi cai nghiện thành công đã tình nguyện ở lại Trung tâm sống và chăm sóc các cháu nhỏ…

Phó Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thị Huệ cho hay, việc chuẩn bị Tết cho các cháu nhỏ đã tương đối đầy đủ. Trong 3 ngày Tết các cháu sẽ được tham gia biểu diễn văn nghệ, tham dự nhiều trò chơi vui nhộn.

Tuấn Minh

Tu-an  
#46 Đã gửi : 06/02/2009 lúc 06:21:20(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
CBCS Truyền hình Vì ANTQ tặng quà trẻ em nhiễm HIV
21:51:25 05/02/2009, cập nhật cách đây 2 giờ
Chiều nay, 5/2, Đại tá Đặng Thái Giáp, Cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục III, Bộ Công an, cùng đại diện Ban Biên tập Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc đã thăm và tăng quà những trẻ em bị nhiễm HIV ở Trung tâm giáo dục lao động số II.

Các cháu ở Trung tâm giáo dục lao động số II rất vui khi nhận được sự động viên của các cô chú Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc.

Trong cuộc giao lưu những điển hình tiên tiến về bảo về An ninh tổ quốc do Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Báo Nhân dân phối hợp tổ chức vào cuối năm 2008, đoạn video clip về Trung tâm đã gây xúc động mạnh mẽ tới đông đảo người xem.

Do vậy, Thượng tá Hà Văn Đoàn - phó Trưởng Ban biên tập Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc đã quyết định làm một bộ phim tài liệu về Trung tâm giáo dục lao động số II. Bộ phim tài liệu “Tiếng gọi từ trên cao” Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc đã đoạt giải Vàng trong liên hoan phim do Tổng cục III tổ chức.

Cả đoàn làm phim tài liệu “Tiếng gọi từ trên cao” thống nhất dành số tiền đó làm quà cho các em. Không chỉ vậy, một “phong trào” từ thiện nhỏ đã được phát động trong đơn vị, nhiều cán bộ chiến sỹ tự nguyện quyên góp ủng hộ các em tại Trung tâm giáo dục lao động số II.

Trong buổi gặp mặt thân mật đầu Xuân tại Trung tâm giáo dục lao động số II, thay mặt lãnh đạo của Cục Công tác chính trị, Đại tá, Cục trưởng Đặng Thái Giáp đã trao toàn bộ số tiền 15 triệu đồng gồm tiền thưởng và tiền quyên góp cho lãnh đạo Trung tâm.

Cô Nguyễn Thị Phương – Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động số II (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hà Nội) cho biết: Hiện nay, ở Trung tâm có 34 em bị nhiễm HIV. Các em hiện đang được Trung tâm phần sóc phần lớn mồ côi, không nơi nương tựa. Nhiều em vì bị gia đình, bạn bè hắt hủi, xa lánh cũng tìm đến với Trung tâm.


Thanh Ngọc

Tu-an  
#47 Đã gửi : 08/02/2009 lúc 01:35:03(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Những người đàn bà quả cảm
Các chuyên viên phòng chống HIV, AIDS đã bất ngờ khi nhận ra rằng, những phụ nữ chân yếu tay mềm lại là những người mang trái tim quả cảm.

Hà Tĩnh có tới 3.141 người có HIV. Thế nhưng, trong số những mảnh đời buồn ấy, luôn có những tấm gương chiến thắng bệnh tật, vượt lên số phận trớ trêu. Họ là những người phụ nữ mang trái tim cứng cỏi…

Cô gái và 5 bát nhang thờ

Vừa tạnh mưa, chị Lê Thị Hương cùng con gái Hồ Thị Thuỳ (4 tuổi) ở Thạch Hà, Thạch Đài, TP.Hà Tĩnh vội vã đón chuyến xe khách ngược trở ra thị xã Hồng Lĩnh để hương khói cho những người thân nhân ngày giỗ, cũng là chuẩn bị bàn thờ tổ tiên khi năm hết Tết về. Không giấu được nỗi buồn, Hương ôm con vào lòng kể câu chuyện về những biến cố đớn đau mà tuổi 27 xuân xanh cô đã phải gánh chịu.
 
Hương nói: "Cực chẳng đã em mới phải ôm con về nương náu nhà ngoại vì nếu ở ngoài Hồng Lĩnh, em cũng chẳng biết mần cái gì để ăn! Không phải mình làm biếng mà vì cái tiếng có HIV đeo đẳng. Tiếng ấy, khiến việc buôn không may, bán chẳng đắt. Mở quán cơm cả ngày chẳng ai vào ăn, bán nước hết buổi không ai uống!". Trong lúc Hương kể chuyện đời mình với tôi, cô con gái nhỏ cứ đưa bàn tay bé xíu lên lau nước mắt cho mẹ, rồi ôm mẹ chặt hơn, như gắng sức ngăn những giọt buồn nơi mắt mẹ.
 
Hai mẹ con chị Hương.
 
Hương kể, Hương là người may mắn, bán hàng có duyên lắm. Hai vợ chồng đều chịu khó làm ăn nên trước đây, cuộc sống cũng nhiều êm ấm. Chồng Hương, anh Hồ Việt Dũng, đi phụ xe đường dài. Thế nhưng, tai hoạ cứ lần lượt đổ dồn lên gia đình và cướp đi đến người thân cuối cùng.
 
Lấy nhau năm 2003, chưa tròn một năm thì cả 2 bố mẹ chồng ra đi đột ngột, sau đó đến cô em gái chồng bị chết đuối. 3 cái tang nối tiếp nhau cứ tưởng đã là tận cùng của mất mát. Nhưng chẳng bao lâu sau đó Hương nhận được tin sét đánh, chồng mình có HIV. Nhớ tới người chồng đã âm dương cách biệt Hương bảo: "Khi biết chồng có HIV cả chồng em và em đều không tin đó là sự thật. Chăm sóc người anh trai là Hồ Việt Hùng nghiện ma tuý lại có HIV, không biết cách nên chồng em đã mang bệnh". Chồng mất, Hương nhẫn nại nuôi anh trai chồng, hơn 1 năm sau thì anh Hùng cũng ra đi.
 
Mang trong mình bạo bệnh, một thời gian dài Hương sống trong mặc cảm. Thế nhưng, các bác sỹ của Trung tâm phòng chống HIV, AIDS của tỉnh Hà Tĩnh đã tìm đến, san sẻ cùng Hương nỗi bất hạnh đời mình. Họ đã hết lời động viên Hương hướng tới những gì còn ở trước mắt. Những lời chí tình ấy đã giúp Hương hồi tâm. Hương quyết tâm chiến đấu với bệnh tật để giành lại sự sống cho mình. Không dừng lại ở đó, dù chưa qua một khoá tập huấn nào nhưng với năng khiếu về tuyên truyền, cách nói chuyện rủ rỉ, chân tình, Hương đã là một cộng tác viên tích cực của trung tâm.
 
Người gan dạ trên bục giảng
 
Phan Thị Hoà  - giáo viên Trường tiểu học Kỳ Nam, Kỳ Anh , Hà Tĩnh  tự tin nói về mình: "Cả Hà Tĩnh này biết em có HIV rồi, nên cũng không còn mặc cảm như hồi đầu nữa!".
 
Nhớ lại năm 2004, vào nhận nhiệm vụ ở Trường Kỳ Nam, cô giáo Hoà vẫn còn hốt hoảng. "Lúc biết em có HIV, hội đồng nhà trường nhiều người còn đòi trả em về phòng, vì họ cho rằng ở môi trường sự phạm không thể có người mang căn bệnh chết người ấy. Tìm lối thoát, em phải viện dẫn Luật lao động để đấu tranh! Sóng trước chưa yên, sóng sau lại đến. Năm đó em làm chủ nhiệm lớp 1, khi biết cô giáo là người có HIV, phụ huynh học sinh bu kín cổng đòi cô giáo nghỉ dạy, nếu không thì cấm con đến trường. Đồng nghiệp cũng không ít người tìm cách tránh cho thật xa, đến mức họ tắm xong là khoá luôn nhà tắm lại không cho mình dùng. Lúc đó bản thân cũng hoang mang lắm. Em phải nhờ tới trung tâm y tế của huyện vào tuyên truyền giải thích mất 3 tuần, mọi người mới đồng ý cho em tiếp tục được dạy học".
 
Tới giờ, cô giáo Hoà đã có 5 năm đứng lớp, cũng ngần đó năm cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Từ đây, cái tiếng "người có HIV" cũng bị đẩy lùi. Về phần mình cô Hoà chẳng còn phải băn khoăn gì, vì hàng tháng vẫn đều đặn nhận thuốc ARV. Ngoài thời gian đứng lớp, cô là một người tuyên truyền tích cực cho công cuộc phòng chống HIV, AIDS trên địa phương mình.
 
Còn tiếp
 
Tu-an  
#48 Đã gửi : 23/02/2009 lúc 01:29:24(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
“Ông bụt” của những người lầm lỗi
Chủ nhật, 22/02/2009, 15:27 (GMT+7)

Trước những mảnh đời sa ngã, lầm lỡ vì ma túy, họ sẽ làm gì khi lương tâm thức tỉnh? Con đường trở lại hòa nhập với cộng đồng của họ sẽ ra sao khi phía trước còn biết bao gian nan trở ngại?... Đó là những điều trăn trở của ông Cao Xuân Dớn - Trưởng ban Bảo vệ khu dân cư số 4, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương.

Từ nỗi lo về ma túy

ông Cao Xuân Dớn

Gặp ông trong một chiều cuối thu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi nhìn ông trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 75 vốn được coi “xưa nay hiếm”. Sinh ra và lớn lên tại xã Lãnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, một miền quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.

Đầu những năm 1950, như bao thế hệ thanh niên thời bấy giờ, Cao Xuân Dớn theo tiếng gọi của tổ quốc, của cách mạng hăng hái lên đường tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tháng ngày sống và chiến đấu nơi chiến trường đầy bom rơi đạn nổ, hằng ngày phải đối mặt giữa sự sống và cái chết đã rèn cho ông ý chí kiên cường cùng nghị lực sống, dám nghĩ dám làm, không quản gian khổ hy sinh cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc.

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, năm 1960, ông về công tác trong một xí nghiệp ở tỉnh Hải Dương. Nghĩa đất, tình người xứ Đông đã ăn sâu, thấm nhuần vào từng giọt máu, thớ thịt và ông đã quyết định gắn trọn đời mình với mảnh đất này.

Năm 1982, ông Dớn được nghỉ chế độ. “Già rồi nhưng chẳng nghỉ ngơi, tham gia việc nước việc phường cho vui”, chính là lý do mà ông đưa ra để làm bí thư chi bộ khu dân cư số 4 tiếp tục được phục vụ cộng đồng dân cư. Thời gian này, đời sống kinh tế trên địa bàn phường Quang Trung ngày càng phát triển mạnh. Các khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ, khách sạn... đua nhau mọc lên như nấm.

Nhưng đi kèm với nó là tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm xuất hiện, phát triển mạnh đã gây ảnh hưởng xấu đến bộ phận thanh, thiếu niên ở đây. Cả khu phố có hơn 300 gia đình thì gần 40 người có tiền án, tiền sự, nghiện hút. Chính quyền cơ sở cũng đã vào cuộc với nhiều biện pháp nhưng chỉ giảm thiểu được phần nào. Cuộc sống của bà con lối phố sớm tối bất an.

Với cương vị của một bí thư chi bộ khu dân cư, hằng ngày ông Dớn đau đớn khi phải chứng kiến cảnh những thanh niên ưu tú trong khu dân cư lần lượt rơi vào vòng xoáy của “nàng tiên nâu”. Ông tâm sự: “Mỗi ngày đi làm, tôi lại không khỏi băn khoăn lo sợ và bàng hoàng khi nghĩ đến một ngày các con tôi mà rơi vào nghiện ngập, thì không biết tôi sẽ sống thế nào”.

Trước tình hình đó, để bảo vệ khu dân cư số 4 khỏi cơn lốc của ma túy và cũng để bảo vệ các con mình, ông quyết định bước vào trận chiến với ma túy. Bước vào trận chiến mới với muôn vàn khó khăn thử thách, ông luôn trăn trở một điều là làm sao để cảm hóa và giáo dục được những con người lầm lỗi giúp họ trở lại hòa nhập cộng đồng. Vì những con người đã một thời sa ngã “vào tù ra tội” ấy luôn mang trong mình tâm lý bất cần và sống buông thả, bị mọi người xa lánh thì việc thuyết phục họ là điều rất khó khăn.

Không chịu lùi bước trước gian nan thử thách, với kinh nghiệm nhiều năm làm bí thư chi bộ, ông nhận ra rằng: Muốn đưa người sa ngã trở lại con đường hoàn lương thì không còn cách nào khác là phải tạo được công ăn việc làm ổn định cho họ.

Thế chấp nhà để đẩy lùi ma túy

Với những việc làm cao cả của mình, ông Cao Xuân Dớn đã được Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều giấy khen cao quý khác. Đặc biệt, ông vinh dự thay mặt người dân khu phố 4 tham dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII vào ngày 4-10-2005 và đọc tham luận tại Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC năm 2006 tại Hà Nội.

Đang dở câu chuyện thì có tiếng xe máy nổ xình xịch đầu ngõ. Rồi một người đàn ông khoảng ngoài 30 tuổi bước vào. Theo sự giới thiệu của ông Dớn thì người đàn ông này chính là Phạm Văn Thành, trước đây vốn lừng lẫy trong giới giang hồ.

Khi nhắc lại quá khứ, anh bày tỏ: “Ngày trước nếu không gặp bác Dớn thì gia đình tôi đã không có được như ngày hôm nay”. Năm 1993 là thời gian đen tối nhất của gia đình anh. Nhà có 6 người thì cả 6 đều dính đến “nàng tiên nâu”. Kẻ ra tù, người vào trại như người ta ăn cơm bữa.

Khi anh được trở lại cộng đồng thì lại là quãng thời gian khó khăn nhất đối với anh. Ra tù không có gì ngoài hai bàn tay trắng cùng những cơn vật vã của ma túy và sự đàm tiếu nghi kỵ của người đời khiến anh lủi thủi một mình trong nhà không dám ra đường. Anh lại tự dằn vặt, căm ghét bản thân mình và tiếp tục sống buông thả, bất cần.

Biết chuyện, không chỉ động viên, an ủi anh vượt qua quãng thời gian khó khăn, ông Dớn còn cho anh vay một triệu đồng mua xích lô để tự kiếm sống. Ông Dớn kể lại: “Khi đó nhìn anh Thành có vẻ hối lỗi ăn năn nên tôi tin tưởng anh sẽ làm được những gì anh ấy nói. Nhà không có tiền nhưng tôi có sổ đỏ vậy là tôi quyết định thế chấp sổ đỏ căn nhà đang ở để có tiền giúp đỡ anh ấy”.

Có phương tiện kiếm sống, có cơ hội để làm lại cuộc đời, anh Thành đã không bỏ lỡ. Ngày ngày anh rong ruổi đạp xích lô kiếm tiền mưu sinh, tuy vất vả nhưng đã giúp anh thấy được giá trị của cuộc sống. Và từ đây, mọi người trong khu phố thấy anh vui vẻ, lạc quan, gần gũi và hay giúp đỡ người khác trái ngược hẳn với anh Thành một thời nổi tiếng chốn giang hồ.

Giờ đây anh Thành đã có một gia đình hạnh phúc. Không chỉ có vậy, anh còn được Sở y tế Hải Dương mời làm cộng tác viên cho ngành y tế, tuyên truyền viên cho phong trào phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS với mức phụ cấp 900.000đ/tháng. Anh đã lấy quá khứ khổ đau của chính mình để thuyết phục, vận động những đối tượng nghiện ngập khác trên địa bàn trở lại làm người chân chính.

Theo chân ông Cao xuân Dớn, chúng tôi đến quán rửa xe của nhà anh Bùi Quang Thắng. Anh kể cho chúng tôi những ngày khi mới ở tù ra: Không tiền, không học thức, gia đình khánh kiệt, bà con khu phố đều nhìn anh với cái nhìn xa lạ, cảnh giác khi họ biết anh vẫn là con nghiện đói thuốc. Thế rồi ông Dớn đến, ông động viên anh với những tình cảm rất chân thành: “Sa ngã chưa hẳn là đáng trách mà điều đáng lên án là không biết tu tỉnh bằng nghị lực của mình. Nghe lời ông, anh quyết tâm đi cai nghiện để làm lại cuộc đời.

Khi ở trại cai nghiện về cũng chính ông Dớn cho anh vay 3 triệu đồng để mua máy móc phục vụ cho việc rửa xe. Ngoài anh Thành, anh Thắng, ông Dớn còn giúp đỡ nhiều cảnh đời khác như anh Bút phụ xe khách, bà Thanh ở cửa hàng bán nước… có cuộc sống ổn định hơn.

Khi kể chuyện với chúng tôi, ông Dớn còn kể lại một câu chuyện mà theo ông, nó sẽ mãi là một kỷ niệm không phai mờ. Ông kể: Mùa đông năm 2005, trong cái rét như cắt da cắt thịt, có người đến báo tin với ông ở đầu ngõ có một người đàn ông đã chết vì giá rét.

Ông vội vã chạy ra và kiểm tra thì người đàn ông trạc gần 60 tuổi đó chưa chết, vẫn còn sống. Bà con khu phố khi đó không ai dám đưa ông ấy về nhà vì sợ ông ấy nghiện. Nhìn người đàn ông nhỏ thó gầy guộc run rẩy trong đêm đông, ông không thể kìm lòng. Không mảy may suy nghĩ, ông quyết định đưa người đàn ông đó về nghỉ ngơi tại nhà mình.

Hỏi ra mới hay người đàn ông tên Phàm Bá Thìn, quê ở Yên Bái, vì hoàn cảnh khó khăn đành từ biệt gia đình xuống Hà Nội kiếm việc làm. Nhưng do tuổi cao lại không đáp ứng được yêu cầu công việc, trong người lại không có tiền, ông ta đi lang thang và dạt về thành phố Hải Dương. Sau khi nghe xong câu chuyện, ông Dớn đã lấy tiền dành dụm được để mua vé xe và mua thức ăn cho người đàn ông đó về quê.  

Trong suốt thời gian qua, ông đã giúp đỡ 17 người sa ngã trở lại sống cuộc đời có ích cho xã hội, có công ăn việc làm ổn định. Khu phố 4 do ông quản lý từ khu phố trọng điểm về tệ nạn xã hội trở thành khu phố điển hình trong phong trào thi đua của thành phố.

Hải Ninh (SGGP 12G)

Tu-an  
#49 Đã gửi : 24/02/2009 lúc 02:58:13(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Hai, 23/02/2009, 16:11

Đồng cảm

TP - “Bác Thơm à, thằng C. con thím Tư và thằng M. ở tổ bên lại chích nữa”. Anh xe ôm tên Hùng hớt hải vào báo tin. “Thôi chết, một trong hai đứa có HIV, không nhanh thì nguy mất!”.

Bác Thơm (bên phải) đang vận động gia đình một người nghiện đưa con đi cai - Ảnh: Đ.T

Chiếc xe đạp của bác Thơm nhảy ngược cong queo cả vành vì con đường toàn gạch đá lởm chởm.

Theo chân bác Nguyễn Văn Thơm chúng tôi cùng xục vào những bãi cỏ hoang vu và những ngôi nhà ổ chuột ở xóm thuỷ cư (tổ 29, phường Trần Tế Xương, TP Nam Định) - nơi những thanh niên nghiện ngập hay tụ tập hút.

Một cảnh tượng mà bác Thơm gọi là bình thường ở phường Trần Tế Xương hiện ra trước mắt chúng tôi: Ở một góc khuất, hai thanh niên trạc 25-26 tuổi đang vật vã với mái tóc rối bù và đôi mắt lờ đờ vì lên cơn nghiện. Trên tay C.- một trong hai thanh niên, chiếc kim tiêm rớt xuống.

Chiều nay, các thành viên trong ban chủ nhiệm CLB, ông Hải, ông Cường, bà Thiềm, bà Yến lại họp. Cuối buổi, bác Thơm vui mừng: “Thằng C. và thằng M. đã đồng ý đi cai nghiện ở trung tâm. Ban chủ nhiệm phân công nhau để có người đi cùng với gia đình họ.
“Dừng lại đi C.! Bác Thơm xốc nách cả C. và M. đứng dậy, đưa cả hai tạm về nhà mình… Gần một tiếng sau, hai con nghiện hết lên cơn đói thuốc, lim dim ngủ. Bác Thơm tợp hớp nước, cười méo xệch: “Việc này tôi quen rồi”.

Thống kê của công an và trạm y tế phường đầu năm 2006 cho thấy phường có hơn 50 con nghiện trong đó 18 người chết vì nhiễm HIV/AIDS lây qua đường chích hút, chín con nghiện khác bỏ đi biệt xứ. Đến sáng ra, ở mọi lối đi, những kim tiêm vứt lổng chổng khiến người đi qua sởn da gà.

Một bà già 80 tuổi với mấy đứa cháu nhỏ đứng dựa vào nhau hờ khóc. Đây là lần thứ tư trong ba năm, bà N. phải đưa tang chồng và ba con trai tiêm chích ma tuý và dương tính với HIV.

Các con dâu của bà N. không chịu nổi người xung quanh xa lánh bỏ nhà đi, để lại cho bà mấy đứa cháu nhỏ. Bà N. lại ngày ngày lưng còng ra chợ buôn bán vặt tìm kế sinh nhai. 

“Tóc đã bạc hết, tuổi cũng đã như mình - cái tuổi để nghỉ ngơi nhưng sao nhiều người khổ quá. Đã thế những người bên cạnh lại không thông cảm chia sẻ mà luôn tìm cách xa lánh khiến họ càng tuyệt vọng hơn. Chẳng lẽ cứ khoanh tay ngồi nhìn những gia đình ấy tan nát cả sao?”.

Quyết định cuối cùng được hội Người cao tuổi phường Trần Tế Xương đưa ra. Tháng 5/2006, CLB Đồng Cảm của phường ra đời với năm thành viên ban đầu. Bác Thơm được mọi người tin cậy bầu làm chủ nhiệm.

Một buổi sinh hoạt của CLB Đồng Cảm  

Đừng giống như nhà tôi

Ở TP Nam Định hiện có hơn 20 phường xã tổ chức các CLB Đồng Cảm.  Mô hình CLB Đồng Cảm là một phần trong dự án “VIE 011” (các cơ chế cộng đồng nhằm giảm thiểu các tác động của HIV/AIDS tại Việt Nam) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổ chức Hỗ trợ Người Cao tuổi Quốc tế (HAI) phối hợp thực hiện.

Dự án được Quỹ Xổ số Anh tài trợ kinh phí trong bốn năm từ 2005-2009 thông qua HAI . Hiện dự án “VIE” đồng thời được triển khai tại các tỉnh thành có tỉ lệ người bị nhiễm HIV/AIDS cao do ma tuý như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định…

Có lần, đến một gia đình có hai con trai cùng nghiện để thuyết phục, bác Thơm và mấy người khác đứng hàng giờ liền nói chuyện mà gia đình này không chịu mở cửa.

Họ còn thả chó ra đuổi. Ban chủ nhiệm phải nhờ họ hàng của gia đình này đến vận động.

Hai hôm sau, người mẹ tự nguyện viết đơn xin vào với những dòng chữ : “Mong CLB cùng đồng cảm với tôi”.

Dần dần, các gia đình khác có hoàn cảnh tương tự cũng viết đơn xin vào. Giờ CLB có 25 thành viên với 20 thành viên như thế”- Bác Thơm nói.

Mỗi tháng CLB họp chung một lần nhưng tối nào họ cũng đi đến từng nhà nói chuyện và tuyên truyền phòng chống ma túy và AIDS. Trong câu chuyện họ đều nhắc nhở: Đừng giống như nhà tôi.”- Ông Hải một thành viên CLB chia sẻ.

Từ nguồn vốn hỗ trợ, CLB lập ra một ngân hàng khu phố với ba triệu đồng/suất vay. Các thành viên CLB xoay vòng để có tiền chăn nuôi, mở cửa hiệu nhỏ. Người sẵn nghề thì mua một chiếc máy may làm ngay tại nhà. Sắm được chiếc máy xay xát từ nguồn vốn của CLB, bà Phạm Thị K., ở tổ 22 bảo: “Ngày nào cũng rất đông khách”.

Cách đây tám tháng, những cơn nghiện triền miên khiến Nguyễn Văn T., 24 tuổi tưởng cuộc đời mình  chấm dứt. Một lần đang chích, T. thấy bác Thơm đưa mẹ của mình đến. Những lời nói tâm tình của các thành viên CLB và bác Thơm khiến T. nghĩ lại.

T. tự xích chân cai nghiện, đóng cửa ở nhà, Bác Thơm và các thành viên CLB vừa làm vai y tá chăm sóc T. vừa là chuyên gia tâm lý để khuyên giải. Nay, T. làm cho một Cty đồ gỗ mĩ nghệ.

Trần Phong
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=153157&ChannelID=13

Tu-an  
#50 Đã gửi : 25/02/2009 lúc 03:43:47(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cùng các tình nguyện viên và giáo dục viên đường phố.
Trăm mảnh đời… đi bụi
16:25:00 24/02/2009
Cùng cảnh bỏ nhà đi bụi đã lâu. Phát (14 tuổi) và Kiều (đi bụi từ 13 tuổi) nhanh chóng thành một cặp. Hằng ngày, Phát loanh quanh trong công viên, gặp gì làm nấy, kiêm bảo vệ Kiều. Có bầu 5 - 6 tháng, Kiều vẫn vác bụng “tiếp khách”… Nhìn các chị dắt mình vào đời lần lượt “đi” vì căn bệnh AIDS, Kiều hoang mang nên mới nghe lời các giáo dục viên trẻ đường phố đi xét nghiệm HIV.
>> Những đứa trẻ mưu sinh nơi phố cổ

Nếu trong trường hợp nào đó phải bắt buộc khai lý lịch thì Trần Thị Kiều chỉ hồn nhiên và dửng dưng tóm gọn trong đôi câu: nhà ở quận 6, TP HCM. 13 tuổi bỏ nhà "đi bụi". Gần một tuần sau khi gia nhập đội ngũ người lang thang đường phố Kiều chính thức vào con đường bán dâm chuyên nghiệp và bắt đầu vòng quay ra rồi lại vào trại phục hồi nhân phẩm... Kiều là một thiếu niên sống cuộc sống đường phố mà các tổ chức xã hội quốc tế và trong nước xếp vào nhóm nguy cơ có HIV/AIDS cao hiện nay.

Những nụ hoa chưa nở đã tàn

Kiều vốn có gia đình đàng hoàng nhưng khi em mới 4 tuổi thì mẹ mất, cha đi bước nữa. Không chịu nổi cách đối xử của mẹ kế, Kiều bỏ nhà đi bụi, lang thang vật vờ ngay công viên sau bến xe Chợ Lớn, quận 6.

Những ngày đầu không có tiền, Kiều còn được mấy chị đứng chờ khách mua dâm trong công viên cho ăn ké. Khoảng một tuần sau, các chị bảo có người muốn mua trinh với giá 5 triệu đồng, Kiều nên "nắm bắt cơ hội".

Nghĩ nhiều chị bụng mang dạ chửa còn phải nai lưng bán thân, mình không thể ăn bám mãi, số tiền lại lớn nên em tặc lưỡi chấp nhận. Một cuốc xe ôm đưa Kiều tới tận nhà của gã đàn ông mua dâm. Đến nơi, em "sợ xanh mặt" khi thấy gã già hơn cả bố mình, to gấp 4 lần em. 

"Lính mới", tất nhiên Kiều đắt khách hơn các "đồng nghiệp". Mỗi ngày em kiếm 400.000 đến 500.000 đồng là chuyện thường. Trước được các chị cưu mang, lúc có tiền Kiều chia sẻ cho các chị nghiện hút, cần chi phí. Thời "hoàng kim" ấy kéo dài được hơn 1 tháng thì Kiều bị bắt vào trại phục hồi nhân phẩm.

Nỗi ám ảnh căn bệnh AIDS

Được tự do, Kiều quay trở lại chốn cũ. Đón khách tối ngày, khuya mới về "nhà trọ" ở phường 2, quận 6. Gọi là nhà trọ cho oai chứ thực ra đó chỉ là một dãy các hộp tạm bằng gỗ ép, tôn, hai người nằm phải gác chân lên tường, được thuê với giá 20.000 đồng/ngày. Nếu bạn tới chơi, dù chỉ một lát cũng phải trả thêm cho chủ 10.000 đồng/lượt.

Trẻ đường phố tại TP HCM.

Tiền kiếm không còn được nhiều như trước. Số lượng người về công viên đứng bán dâm ngày càng đông. Cạnh tranh giành khách, xô xát như cơm bữa. Những đợt truy quét gắt gao, cô phải dạt sang Công viên Văn Lang kiếm sống. Đúng lúc ấy Kiều gặp Huỳnh Tấn Phát, 14 tuổi, cũng bỏ nhà đi bụi đã lâu. Bèo nước gặp nhau, hai đứa nhanh chóng thành một cặp.

Hằng ngày, Phát loanh quanh trong công viên, gặp gì làm nấy, kiêm bảo vệ Kiều. Có bầu 5 - 6 tháng, Kiều vẫn vác bụng tiếp khách. Nhìn các chị dắt mình vào đời lần lượt “đi” vì căn bệnh AIDS, Kiều hoang mang nên mới nghe lời các giáo dục viên trẻ đường phố đi xét nghiệm HIV. Cầm bản kết quả ghi âm tính với lời khẳng định: chưa việc gì..., Kiều hồ hởi về khoe với các đồng nghiệp. Cô như chết lặng trước lời phán như đinh đóng cột: đấy là người ta động viên thế thôi vì âm tính đồng nghĩa với... âm phủ, dương tính thì mới sống...

Lo sợ không ăn không ngủ, khóc cạn nước mắt, vật vờ như cái xác không hồn ở công viên, Kiều tìm quên trong khói thuốc, thậm chí định tìm đến cái chết. Một lần nữa, các giáo dục viên trẻ đường phố lại đưa bàn tay ra giúp đỡ. Kiều mừng như được tái sinh, lại còn được các "thầy" giúp đỡ đưa vào bệnh viện sinh miễn phí...

Chia tay Kiều và những câu chuyện về các cô gái bán dâm ngoài công viên, chúng tôi được anh Lê Quang Nguyên, chuyên gia thuộc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe TP HCM cho biết: Thất học, thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng lại sống trong một môi trường phức tạp nên trẻ em đường phố là một trong những nhóm có nguy cơ có HIV/AIDS cao nhất hiện nay. Kết quả nghiên cứu vừa qua của Trung tâm cho thấy có khoảng 51,5% các em rất sợ HIV, 5,1% số em không hề sợ và đa số các em lại không nghĩ mình có thể bị nhiễm (68,7%). Thực tế, nguy cơ có HIV với các trẻ em nam còn cao hơn nữ rất nhiều.

Và hiểm họa "cái chết trắng"

Cũng theo anh Nguyên, việc tiếp cận với các trẻ em không khó như những gì nhiều người tưởng tượng. Khi tin tưởng rồi, các em sẽ cởi mở nhiều chuyện mà ngay người lớn không thể lường trước được...

Theo chân anh đến gặp các em, chúng tôi thật sự bất ngờ khi chứng kiến những cô, cậu ngông nghênh, hầm hố, xăm trổ đầy mình lại cất tiếng "chào thầy" rất lễ phép. Thậm chí, một em trai tên P., thành viên liên tục lập kỷ lục về "thành tích" té xe còn mang thương tích đầy mình cũng tập tễnh bước đến chào.

Nghe P. liến thoắng thanh minh: Người ta đâm vào em chứ em đâu có đâm vào người ta..., nhiều thành viên lén quay mặt, giấu vội nụ cười. Chúng tôi thắc mắc, Phạm Như Tân, "công dân" tự phong của Công viên Đông Á bảo: Tại nó phê đó...

Sở dĩ nói Tân là công dân tự phong vì Tân bỏ quê đi từ nhỏ, hơn 20 tuổi vẫn không có tấm giấy tùy thân. Dạt về Công viên Đông Á, gặp gì làm nấy, việc lương thiện có, việc không lương thiện cũng nhiều. Tân cho biết, thời gian gần đây, người nghiện về hút chích tại đây bỗng nhiên đông hơn. Thường xuyên thì có khoảng vài ba chục, nếu kể cả "khách" vãng lai từ các quận, huyện khác, có ngày lên đến cả trăm. Mấy đứa như P. thuộc loại có tiền, "thuốc" vào rồi leo lên xe chạy thì "phê" phải biết. 

Đồng đẳng cấp với P. còn có khá nhiều cô cậu mắt xanh mỏ đỏ đang trổ tài "dạo" mấy bước nhảy khá điệu nghệ được Tân xếp vào dạng "dân nhà giàu". Chả qua trường lớp gì, "lắc" riết rồi... "giỏi".

Sở dĩ Tân nói chúng là dân nhà giàu vì đã có lần "vinh dự" được theo đi cùng nên biết chúng chơi "đẳng cấp" lắm. Vào vũ trường là còn nhẹ, chơi ma túy đá mới "kinh". Cứ phải vài chục triệu đến... vô cùng. Tiền ở đâu ra à? Nhẹ thì móc túi, bí bách quá thì thủ đoạn cũng... vô chừng, "làm" tất tần tật. Đẳng cấp thấp hơn thì mua hàng, vài trăm mỗi ngày, chích ngay tại công viên.

"Bết" nữa, chả còn tiền thì tự chế. Trước còn dùng keo dán sắt, sau bị phát hiện, họ chuyển dùng thuốc tây... Có loại thuốc nước, ngay Tân cũng không rõ là thuốc gì, chỉ biết rằng, sau khi pha chế và chích, người khỏe mạnh chỉ kịp rút kim tiêm ra, còn người yếu thì cứ để nguyên mà... gục.

Với những người nghiện không có tiền, đừng nói là dùng chung kim tiêm một lúc. Khi "bết" quá thì ngay kim cũ cũng được xúc nước qua rồi sử dụng ngon lành. Nếu như các bậc cha mẹ quan tâm đến tâm tư, tình cảm của các con hơn và nhiều tổ chức, đoàn thể tích cực tiếp cận, tuyên truyền giúp các em sớm hơn, hiệu quả hơn thì có lẽ họ đã có một số phận khác tốt đẹp hơn.

Quay trở lại với chuyên gia Lê Quang Nguyên, anh còn cho biết thêm: Việc tiếp cận, tuyên truyền cho các em về phòng chống HIV/AIDS không khó. Để phòng chống HIV/AIDS trong thanh, thiếu niên đường phố thì bên cạnh việc tự nâng cao ý thức của các em, việc chúng ta có quyết tâm, tạo được sự tin tưởng, xóa được sự mặc cảm nơi các em hay không sẽ quyết định rất lớn đến tính hiệu quả của việc tuyên truyền


Ngọc Nguyễn

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/2/109398.cand
Tu-an  
#51 Đã gửi : 08/03/2009 lúc 04:03:15(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Bảy, 07/03/2009, 10:59 (GMT + 7)
Người phụ nữ dành cả cuộc đời cho sự nghiệp phòng chống AIDS
-->

Tiến sĩ Miriam Kwere

Người phụ nữ quả cảm đó là Tiến sĩ Miriam Kwere, Trưởng ban phòng chống HIV-AIDS của Kenya

Bà đã vinh dự được cựu Chính phủ Nhật Bản trao tặng giải thưởng Noguchi Hideo - giải thưởng lấy tên nhà khoa học Nhật Bản đã có công phát hiện và điều trị bệnh sốt da vàng tại châu Phi. Đây là giải thưởng cao quí nhất của Chính phủ Nhật Bản dành cho các nhà khoa học trên thế giới có những cống hiến to lớn trong lĩnh vực y tế.

Sinh năm 1940 tại Kenya, trong suốt 40 năm qua, Tiến sĩ Miriam Kwere luôn vươn tới ước mơ cung cấp dịch vụ y tế đầy đủ cho tất cả địa phương ở Kenya và toàn khu vực châu Phi. Bà là người sáng lập ra cơ quan nghiên cứu y tế châu Phi (AMREF) nhằm tiến hành các chiến dịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và tư vấn cho chính phủ các nước châu Phi về dự án phòng chống AIDS, sốt rét và lao phổi. Bà giành tâm huyết vào việc thúc đẩy các cuộc hội thảo về phòng chống AIDS, đối thoại trực tiếp nhằm chia sẻ nỗi đau với những nạn nhân AIDS do tiêm chích ma túy tại Kenya.

Tại quê hương mình và trên toàn châu Phi, Tiến sĩ Miriam Kwere được coi là ân nhân, là người tìm được tiếng nói chung với bệnh nhân HIV-AIDS. Những bài diễn thuyết mà tiến sĩ Miliam mang đi khắp châu Phi đã mang lại nguồn tri thức cơ bản cho người dân nghèo về căn bệnh thế kỷ này. Với tư cách là Trưởng ban phòng chống AIDS quốc gia Kenya, bà đã từng góp phần đưa tỷ lệ người nhiễm HIV và chết vì bệnh AIDS ở Kenia giảm từ 13% vào năm 2002 xuống chỉ còn 5,1% vào năm 2008. Bà còn vận động được một sô bệnh nhân khổng lồ tại châu Phi uống thuốc điều trị AIDS (năm 2002 mới có khoảng 2.000 bệnh nhân uống loại thuốc này, nhưng cho tới đầu năm 2009, con số đó đã lên tới 180.000 người). Tiến sĩ Miriam còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số người lây nhiễm HIV do những người bị AIDS cố tình làm lây lan.

Lễ trao giải Noguchi Hideo là một trong buổi lễ qui mô nhất tại Nhật Bản từ trước đến nay.Trước sự chứng kiến của Nhật Hoàng Akihito, các vị quan chức cấp cao trong Chính phủ Nhật Bản và các vị nguyên thủ của 50 nước châu Phi và châu Á, trong đó có sự góp mặt của Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải, Cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda đã trân trọng trao giải thưởng Noguchi Hideo trị giá 1 triệu USDa cho tiến sĩ Miriam, nhà khoa học đấu tranh cho sự nghiệp phòng chống AIDS điển hình của thế kỷ 21.

Phát biểu tại buổi lễ tiến sĩ Miriam xúc động bày tỏ: “Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác. Là nhà khoa học chân chính trước hết phải có lòng nhân ái yêu thương con người và cần nỗ lực từ công việc nhỏ nhất. Tôi sẽ sử dụng số tiến của giải thưởng này để phát triển mạng lưới y tế cộng đồng tại quê hương và dự án đào tạo nghề cho 20.000 thanh niên nghèo đang bị AIDS tại châu Phi”./.
Theo VOV-Thu Hà (từ Tokyo)

Tu-an  
#52 Đã gửi : 09/03/2009 lúc 08:17:58(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Hai, 09/03/2009, 03:17 (GMT+7)

Em và anh cùng vượt sóng

TT - Nếu chẳng may rơi vào tình cảnh một ngày nào đó bạn phát hiện  người bạn đời của mình nhiễm HIV/AIDS, bạn sẽ làm gì? Những người thuộc “phái yếu” mà tôi gặp đã chọn con đường “vượt sóng”...

Chị H. đến nhà chăm sóc một bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối - Ảnh: Thái Bình

Bốn năm trước, cô công nhân giày da N.M.H. (Q.Tân Bình, TP.HCM) vừa sinh con được hai tháng thì phát hiện anh chồng trẻ chơi ma túy với bạn nghiện. Giận tím ruột gan, nhưng thấy anh K. tỏ ra thiết tha ân hận nên chị dành cho anh “cơ hội cuối cùng” để chuộc lỗi. Mấy tháng “cai sống” tại nhà, nhìn anh K. vật vã với những cơn đói thuốc, chị càng quyết tâm cứu chồng ra khỏi vũng lầy ma túy.

Chạy được chút vốn, chị bàn với anh mở tiệm bán đồ điện gia dụng ở Bình Thạnh. Làm ăn đang suôn sẻ thì sức khỏe anh K. bỗng sút nhanh, đi xét nghiệm mới biết nhiễm HIV. Chị vợ kể chuyện cũ mà nước mắt lưng tròng: “Lúc đó tôi vừa sợ vừa thất vọng nên định đâm đầu vô xe tải chết quách cho rồi, nhưng chợt nghĩ tới các con”.

Chồng ngã, vợ nâng

May mắn, H. và hai con chưa nhiễm HIV. Sau khi vượt qua cú sốc, chị đã cất công tìm hiểu cách chung sống, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Anh K. uống thuốc đặc trị ARV bị tác dụng phụ quá đau đớn định tự tử, chị lựa lời khuyên nhủ “gắng sống với mẹ con em”. Thấy vợ còn son trẻ mà lại quá khổ sở, anh K. khuyên vợ lấy chồng khác. Nghe vậy chị xúc động ôm lấy anh, hai vợ chồng ràn rụa nước mắt.

Họ hàng, lối xóm biết chuyện bóng gió rẻ khinh khiến anh chồng nhiễm HIV thêm uất ức, chị H. lại mềm mỏng trò chuyện “tăng lực” cho chồng. Vài tháng sau đó, H. xin gia nhập một nhóm chuyên chăm sóc bệnh nhân AIDS và động viên chồng theo làm “trợ lý”.

Theo chân vợ chồng H.-K., chúng tôi đến nhà một bệnh nhân AIDS trên đường Lê Quang Định (Q.Gò Vấp). Chị vợ chích thuốc, truyền dịch theo toa bác sĩ, còn anh chồng làm vệ sinh cơ thể cho người bệnh, sau đó họ trò chuyện, động viên và dặn dò người bệnh lịch uống thuốc. Bệnh nhân thứ hai là một chàng trai còn rất trẻ nhà trên đường Tăng Bạt Hổ...

Chị H. tâm sự: “Không là vợ chồng thì thôi, lúc hoạn nạn bỏ sao đành”. Được vợ động viên, anh K. hăng hái đi tìm việc làm, còn chị đi học thêm lớp sơ cấp điều dưỡng. Họ cho biết khi tựa vai nhau chống chọi với cơn sóng dữ HIV/AIDS và cái nghèo đeo bám, họ cảm nhận được hạnh phúc thật sự của cuộc đời.

Cùng anh đi hết cuộc đời

“Thật ra, nhiễm HIV đâu có chết nhanh bằng ung thư, hơn nữa bây giờ cũng dễ tìm thuốc đặc trị kéo dài sự sống. Cái khó nhất trong công việc của chúng tôi là giúp các đôi uyên ương chấp nhận thực tế từ đó nương tựa nhau sống. Chúng tôi rất vui khi nhiều lần chứng kiến tấm lòng son sắt thủy chung với người bạn đời nhiễm HIV/AIDS”.

Chị XUÂN MAI (tham vấn viên HIV/AIDS quận 2, TP.HCM)

Ngày ấy, dù gia đình hai bên không đồng ý, anh M. và chị G. (Q.2, TP.HCM) vẫn đến với nhau, không cưới hỏi, không hôn thú. Chị bán thịt ngoài chợ, anh chạy xe ôm và đưa đón hai con đi học. Có đồng ra đồng vào, lại bị rủ rê, anh M. thử chơi “hàng trắng” và nghiện lúc nào không hay. Nhà có gì bán được anh cũng đem bán hết, rồi nợ nần lung tung đến nỗi chị G. phải sang lại sạp thịt lấy tiền trả nợ.

Khi chỉ còn tay trắng, chị ra tối hậu thư: hoặc đi cai, hoặc ly dị. “Cày” cật lực, ky cóp dữ lắm chị mới có đủ tiền đi Bình Dương thăm nuôi chồng mỗi nửa tháng. Vậy mà khi gặp chồng, chị giấu biệt nỗi cơ cực thường ngày: “Em lo được, anh cứ an tâm cai nghiện”.

Một ngày chị nhận được tin M. chuyển viện khẩn cấp do mắc bệnh AIDS giai đoạn cuối. Tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chị G. đã khóc hết nước mắt khi thấy anh M. chỉ còn da bọc xương, nằm bất động, nói năng mê sảng.

Nén nỗi đau trong lòng, chị G. khăn gói vào bệnh viện nuôi chồng cả tháng trời. Ở đó chị chứng kiến không ít gia đình đã bỏ mặc người thân. Hồi đầu chị sợ lắm nhưng rồi nghĩ lại: “Thôi thì vợ chồng sống cùng sống, chết cùng chết”. Mỗi ngày chị dỗ anh ăn từng muỗng cháo, uống từng viên thuốc, bồng bế vệ sinh cơ thể... và cuối cùng anh M. đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần treo lơ lửng đầu giường bệnh.

Mỗi sáng sau khi lo cho chồng, chị G. cầm xấp vé số đi bán. Chốc chốc chị lại tạt vô nhà trông chừng chồng nằm liệt giường. Người ta nhìn chị bằng con mắt “kỳ kỳ” nhưng chị vẫn không nản chí. Bán hết vé số, chị lại nằm bên chồng thủ thỉ những câu chuyện đời. Buổi tối, hai vợ chồng vẫn ngủ chung giường như thuở còn son trẻ.

Theo gương mẹ, hai cậu con trai lúc nào cũng lễ phép, cậu nhỏ về nhà là hôn hít ba, còn cậu con trai lớn dành dụm tiền lương học việc nghề thợ bạc mua một chiếc tivi cũ đặt đầu giường cho ba xem giải trí. Hôm chúng tôi tới nhà, anh M. đã có thể cùng vợ ngồi tiếp chuyện: “Tôi còn sống đây là nhờ một tay bà xã và sắp nhỏ, giờ có chết cũng mãn nguyện”.

Đầu tháng 1-2009, khi tôi trở lại nhà định thăm hỏi thì anh M. không còn nữa, chiếc bàn thờ mới lập còn nghi ngút khói hương. Người chồng lầm lỡ đã được sống những năm tháng ngập tràn hạnh phúc và thanh thản ra đi trong vòng tay yêu thương của người vợ thủy chung. “Tôi đã cùng ảnh đi đến hết cuộc đời” - chị G. tâm sự. Từ ngày anh M. mất, chị G. không còn vất vả chạy tiền lo chữa trị cho chồng, nhưng chiếc giường ngủ của họ giờ rộng thênh thang...

THÁI BÌNH
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=305216&ChannelID=194

Tu-an  
#53 Đã gửi : 19/03/2009 lúc 02:31:09(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Những trẻ không có tuổi thơ vì AIDS
11:28:00 18/03/2009
Căn bệnh quái ác đã cướp đi người thân khi các em còn quá nhỏ tuổi, thậm chí có em mới chỉ 5-6 tuổi, chưa hề ý thức được nỗi khổ của mình. Hai cảnh đời thơ dại mà chúng tôi đã gặp trong chuyến công tác mới đây ở huyện Yên Thành (Nghệ An) có thể coi là những trường hợp điển hình về gánh nặng của căn bệnh nan y tại những vùng quê nghèo khổ, lam lũ.

Một mình trong ngôi nhà đổ nát!

Đó là trường hợp của cháu Trần Thị Oanh, hiện đang học lớp 8D, Trường THCS Bảo Thành (Yên Thành). Khi chúng tôi đến gặp em cũng là ngày giỗ lần thứ 7 của bố. Câu chuyện của Oanh ngập tràn nước mắt: Em Oanh là con đầu lòng trong một gia đình mà bố mẹ đều là nông dân. Để cải thiện cuộc sống, bố Oanh, anh Trần Đình Thuyết theo bạn vào Nam làm thợ hồ.

5 năm lăn lộn xứ người, anh Thuyết trở về, đổ bệnh nằm liệt giường. Khi đi bệnh viện tỉnh xét nghiệm máu mới hay là đã có HIV giai đoạn cuối. Đau đớn hơn, căn bệnh này đã lây sang cả vợ là chị Nguyễn Thị Hợi và đứa con trai út 4 tuổi.

Sau 8 tháng liệt giường, anh Thuyết ra đi, mấy tháng sau đứa con trai cũng đi theo bố. Mang trong mình mầm mống cái chết, chị Hợi một mình chèo chống nuôi đứa con còn lại thêm 2 năm nữa cũng ngã bệnh chết. Kể từ đấy, Oanh hoàn toàn không còn chỗ bấu víu!

Em Trần Thị Oanh trước căn nhà đổ nát.

Ở một làng quê thuần nông yên bình, cái chết liên tiếp của 3 người trong 1 gia đình vì căn bệnh AIDS là một sự kiện "xưa nay chưa hề có". Người ta bàn tán, dò xét và xa lánh Oanh. Thầy Trần Duy Tồn, giáo viên chủ nhiệm của Oanh cho biết: "Mặc dù qua 6 lần xét nghiệm HIV đều âm tính nhưng mọi người đều nhìn Oanh bằng ánh mắt ngại ngần, sợ hãi. Các bạn cùng trang lứa thì xa lánh, quá tội!".

Thầy Tồn dẫn chúng tôi đến ngôi nhà đau khổ, nơi Oanh từng có những ngày tháng êm đềm bên bố mẹ. Trong căn nhà tối om, bàn thờ nguội lạnh khói hương. Một đầu nhà đã sập nát. Quang cảnh hoang tàn! Oanh nức nở: "Mọi người tránh xa, không ai dám vào thắp hương cho bố mẹ và em!".

Được biết, sau khi bố mẹ lần lượt qua đời, Oanh hết ở nhà dì đến nhà bác. Một buổi đi học, buổi chăn bò, làm cỏ lúa. Thông cảm với hoàn cảnh của Oanh, nhà trường đã miễn tất cả các khoản đóng góp cho em.

Cú sốc quá lớn đã tạo cho em mặc cảm trước bạn bè và tất cả mọi người. Sống thu mình và thỉnh thoảng lại nổi khùng khi bạn bè đụng vào nỗi đau riêng của mình. Có lẽ, cần một thời gian dài nữa, đặc biệt là cần tới sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của nhà trường, cộng đồng thì Oanh mới có thể vượt qua được nỗi đau quá lớn này.

Không được đến trường vì AIDS!

Em Oanh tuy đau khổ nhưng vẫn còn được đến trường đến lớp, tương lai phía trước vẫn còn, trường hợp của cháu Phạm Thị Thơm còn bi đát hơn nhiều! Gia đình anh Phạm Văn Dũng và chị Trần Thị Lợi ở xã Phúc Thành (Yên Thành) sống bằng nghề nông. Sau khi sinh được 3 đứa con là Phạm Thị Hương, Phạm Văn Hợp, Phạm Văn Hùng thì anh Dũng theo bạn bè đi làm thuê phương xa.

Năm 2003, anh Dũng trở về và sinh tiếp cháu Phạm Thị Thơm. Sau một thời gian đau ốm quặt quẹo không biết vì bệnh gì. Anh đi viện tỉnh xét nghiệp thì mới biết là bị HIV giai đoạn cuối. Đau đớn hơn, con virus tử thần đã lây sang cả vợ và đứa con gái út. Thơm chào đời được mấy tháng thì mất bố. Chị Lợi tay ôm tay níu nuôi con, cầm cự được 5 năm nữa thì mất. Thế là từ 2007, 3 đứa trẻ bỗng dưng thành côi cút!

Cháu Phạm Thị Thơm với ông bà nội. Ảnh: PV

Khi chúng tôi tìm về xã Phúc Thành thì gian nhà cũ của anh Dũng, chị Thơm không còn người ở, 3 đứa cháu về ở với ông bà nội. Lau vội hàng nước mắt trên gò má nhăn nheo, ông Phạm Văn Bảng trình bày: "Chúng nó chết đi để lại cho 2 kẻ già khoản nợ 5 triệu đồng và 3 đứa trẻ nheo nhóc. Cháu Phạm Thị Hương học đến lớp 10 thì phải bỏ học đi rửa bát cho người ta ngoài thị trấn. Hai đứa em thì đang cố gắng cầm cự, đứa lớp 9, đứa lớp 7. Tội nhất là con bé Thơm đây - ông ghì chặt đứa cháu vào lòng - nó không được đi học các anh ạ!".

Hỏi kỹ ra thì được biết, hai ông bà đều là thương binh hạng 4/4, lương được 900 ngàn đồng/tháng, cũng đủ rau cháo cho các cháu. Nhưng ngặt nỗi, biết cháu Thơm đã có HIV nên không ai cho con cái chơi chung với cháu cả. Đưa đến trường mẫu giáo thì bị cô hiệu trưởng từ chối với lý do "phụ huynh người ta không đồng tình cho con mình học chung với "con si đa"!

Thế là bà cháu dắt nhau lủi thủi quay về trong nước mắt. Và vì không được đi học, nên trường SOS Nghệ An đã cắt khoản tiền trợ cấp cho học sinh ngoại trú đối với trường hợp cháu Thơm. Ông Bảng ngơ ngác hỏi chúng tôi: "Mần răng cho cháu được đến trường hả các anh?".

Để rõ thực hư, ngay trong chiều 13/3, chúng tôi đã tìm gặp cô Nguyễn Thị Thành, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phúc Thành. Cô Thành khẳng định: Đúng là cháu Phạm Thị Thơm có đến trường xin học nhưng nhà trường không thể tiếp nhận được.

Lý do cô Thành đưa ra là: "Nếu Thơm vào học thì phụ huynh người ta cho con nghỉ học hết!". Cũng theo cô Thơm, việc này nhà trường cũng đã trao đổi, thống nhất với lãnh đạo địa phương rồi.

Làm việc với PV ngay sau đó tại trụ sở UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, ông Thạch Kim Lợi nói: "Chúng tôi rất thông cảm với hoàn cảnh cháu Thơm nhưng không thể cho cháu đi học được!". Lý do ông Lợi đưa ra cũng là: Nếu cháu Thơm đi học thì phụ huynh người ta phản đối!?

Vậy, đến khi nào xã hội, nhà trường, chính quyền địa phương mới hết thái độ xa lánh, khi nào cháu Thơm mới được đi học? Cả Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thành và Phó Chủ tịch xã Thạch Kim Lợi đều khẳng định chắc chắn trước máy ghi âm của PV rằng: "Nếu sang năm họp hội phụ huynh lấy ý kiến mà phụ huynh vẫn tiếp tục phản đối thì chúng tôi vẫn không thể tiếp nhận cháu được"(!?).

Trao đổi với PV qua điện thoại, chiều 13/3, ông Nguyễn Tiến Lợi , Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Hiện chưa nghe báo cáo trường hợp này và ông sẽ quan tâm giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Mong rằng, chính quyền địa phương không ngoảnh mặt trước lời thỉnh cầu của một bé gái bất hạnh. Qua bài viết này, rất mong những tấm lòng hảo tâm quan tâm giúp đỡ để các cháu có thể vượt qua đau khổ do căn bệnh nan y gây ra


Tuấn Thiện

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/3/110505.cand
Tu-an  
#54 Đã gửi : 21/03/2009 lúc 02:27:16(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Phú Thọ:
Chuyện về quả phụ trẻ nhiễm HIV: Gắng sống nuôi con thơ
Giadinh.net - Chồng mất, bản thân bị nhiễm HIV sống trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh, nhưng chị vẫn gắng gượng vươn lên để làm tròn trách nhiệm của người mẹ, người vợ trong gia đình.
Vấp ngã ở đâu, đứng dậy ở đó

Chúng tôi tìm đến nhà chị Hoàng Thị Hằng, 27 tuổi, ở khu 2, xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Người phụ nữ này đang sống lay lắt những ngày tháng ngắn ngủi còn lại để nuôi 3 đứa con còn nhỏ dại, vì bản thân bị nhiễm HIV từ chồng.

Lấy chồng ở tuổi 18, chị Hằng đã từng có một mái ấm yên bình, một người chồng chăm chỉ làm ăn và 3 đứa con ngoan, khoẻ mạnh. Nhưng chỉ vì những phút nông nổi của chồng, HIV đã lấy đi mạng sống của anh, mái ấm gia đình bỗng chốc tan nát.  Anh Dũng - chồng chị, đi làm than ở Quảng Ninh. Công việc vất vả, lại xa gia đình, anh nghe theo bạn bè tiêm chích ma tuý rồi bị nhiễm HIV.
 

Mẹ con chị Hằng mong nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng.


Chồng chết vì HIV, chị Hằng  và các con phải sống trong sự cô lập của nhiều người. Biết bao điều tiếng dị nghị, gièm pha. Chị nói trong nước mắt: “Xét nghiệm biết mình cũng nhiễm HIV, mọi thứ như sụp đổ. Đã hơn 7 năm nay, tôi sống mà không bằng chết...”.

Nhưng chị không thể chết, bởi 3 đứa con thơ đang cần bàn tay chăm sóc của  người mẹ. Chồng mất đã hơn 4 năm, chị Hằng cáng đáng tất cả công việc, từ lao động kiếm sống đến nuôi dạy các con. Đứa con gái lớn của chị đang học lớp 4, đứa thứ hai học lớp 2, đứa út học mẫu giáo. Nhìn ba chị em túm tụm chơi với nhau, chúng tôi không cầm được nước mắt.

Chị Hằng kể, mình chịu khổ, chịu sự khinh bỉ của mọi người thì không sao, nhưng khi đứa con gái lớn nước mắt giàn giụa ở trường về: “Mẹ ơi, đến lớp các bạn nói con bị Sida giống bố mẹ, không ai muốn chơi cùng cả”, lòng tôi như bị cào xé.

Để lo cho tương lai con cái nếu một ngày mình ra đi vĩnh viễn, chị viết không biết bao nhiêu lá thư gửi đi xin từ thiện. Cả thư điện tử và thư tay, đến giờ chất cao ở một góc nhà. Có những lá thư không dám gửi, có những lá thư chẳng bao giờ thấy hồi âm. Nhưng chị vẫn viết, với niềm hy vọng sẽ có những người mở rộng tấm lòng giúp đỡ những số phận nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn như chị.

Sống lặng lẽ và âm thầm

Khi chúng tôi hỏi, tại sao chị lại có nghị lực gượng dậy sau nỗi đau mất chồngvì bản thân cũng mang bệnh, chị cười nói: “Rất đơn giản, vì xã hội còn nhiều người cũng có hoàn cảnh như mình, họ vẫn sống và làm được nhiều điều có ích. Vì thế, mình cũng phải tự đứng dậy để sống có ý nghĩa và lo cho các con”. Khi nói chuyện, dường như lúc nào nụ cười cũng thường trực trên môi chị.

Hàng ngày, chị Hằng tần tảo làm ruộng, làm ngô, làm lạc. Mới 27 tuổi, nhưng nếm trải nhiều cay đắng trong cuộc sống, chị chững chạc và dạn dĩ hơn. Từng đêm, chị thao thức suy nghĩ về số phận của mấy đứa con. Cho con đi xét nghiệm một lần, bác sĩ bảo chưa kết luận được gì, chị nửa lo nửa mừng. Chị chưa đưa các con đi xét nghiệm lần 2 là muốn níu kéo thời gian để nuôi hy vọng cho 3 đứa trẻ vô tội.
 

Câu lạc bộ “Hoa sim tím” ở xã Cẩm Khê được thành lập từ tháng 7/2007, do tổ chức COHED (Trung tâm Nghiên cứu cộng đồng và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tài trợ. Mỗi tháng sinh hoạt 2 lần, mái nhà ấy là nơi những người nhiễm HIV chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Chị Hằng cho biết, hầu hết những người có H trong xã đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Có gia đình chồng mất, bản thân bị bệnh, lại phải nuôi ba con nhỏ và mẹ chồng. Có nhà vợ chết vì H, chồng suốt ngày say xỉn, 2 con nheo nhóc rất thương tâm.

Ngoài việc cố sống để nuôi con, chị Hằng đang tham gia vào câu lạc bộ  “Hoa sim tím” dành cho những người có H ở xã. Được tuyên truyền  phổ biến cụ thể hơn, được lắng nghe chia sẻ hơn, mẹ con chị Hằng đã hòa nhập và sống vui hơn. Các chị em làm cộng tác viên dân số trong tổ phụ nữ cũng luôn động viên, giúp chị lấy được thăng bằng trong cuộc sống. Nhưng sau những lo toan nhọc nhằn, có thời gian lắng lại lòng mình, chị lại ứa nước mắt.

Bà Liên, mẹ chồng chị Hằng nghẹn ngào nói: “Khổ lắm. Nó một thân một mình nuôi con, không có trợ cấp gì, khốn cực trăm đường. Bốn mẹ con nó cứ như con sâu cái kiến thu lu lại mà sống, thân già này chẳng biết phải làm thế nào”. Đã qua cái thời làm vợ, làm mẹ, bà Liên thấu hiểu hơn ai hết nỗi đau khổ chồng chất của cô con dâu.

Trong căn nhà lá xập xệ, mẹ con chị Hằng vẫn lặng lẽ sống và âm thầm hy vọng. Căn bệnh HIV chỉ có thể rút ngắn thời gian sống, nhưng không thể cướp đi lòng ham sống và nghị lực sống của chị.
 
Tu-an  
#55 Đã gửi : 01/04/2009 lúc 07:25:28(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ Ba, 31/03/2009, 14:34 (GMT+7)

Nơi “cơn lốc” HIV đi qua…

TTO - Tân Châu, nơi giáp ranh với biên giới Campuchia, huyện có tỉ lệ người bị nhiễm HIV cao nhất tỉnh An Giang và cũng là địa bàn “đỏ” về HIV trên toàn quốc. Hậu quả mà “cơn lốc” HIV gây ra là không thể đo đếm, tuy những năm gần đây việc ngăn ngừa lây lan đã gặt hái được nhiều kết quả...

Người phụ nữ này có hai con gái và một con rể qua đời vì bệnh HIV. Bà nói: “Do nhà nghèo nên tụi nó phải bươn chải sang tận Campuchia kiếm sống, ai ngờ mang phải căn bệnh quái ác…” - Ảnh: Thế Anh

Phần lớn người mắc phải căn bệnh thế kỷ này đều trong độ tuổi lao động, là trụ cột chính trong gia đình. Trong số họ có người đã nằm xuống, có người vẫn sống nhưng chẳng còn đủ sức để lo toan cho một gia đình.

Hậu quả, gánh nặng đó đang đổ lên đầu những người già và trẻ em nơi “cơn lốc” HIV đi qua. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói và thất học, những kỳ thị của người đời...

Những người xấu số đã yên phận. Còn bà, đã gần 70 tuổi nhưng vẫn phải đi bán vé số để nuôi đứa cháu mồ côi

Đứa cháu ngoại mới 7 tuổi của bà cũng đang mang trong mình căn bệnh quái ác đó. Nhưng em chẳng hiểu gì về căn bệnh đã cướp đi cha và mẹ, vẫn vô tư vui đùa như bao đứa trẻ khác

Một hoàn cảnh khác là Nguyễn Thị K. cũng ở Tân Châu bị nhiễm HIV mấy năm nay. May mắn là năm đứa con và chồng K. không bị nhiễm. Từ ngày đổ bệnh, sức yếu hẳn, K. chẳng còn đủ sức chăm lo cho con cái, mấy đứa nhỏ chẳng được đến trường vì phải tự kiếm sống. Trong ảnh là đứa lớn đi chăn trâu thuê, mỗi ngày được 9.000 đồng

Mấy đứa nhỏ thì ngày đi lượm ve chai

… lựa từng bao thuốc, từng tờ giấy báo kiếm sống

...tối lại đi bán vé số nhưng chúng vẫn vui đùa trên đường mưu sinh, mặc cho sự kỳ thị của người đời

Không chỉ chẳng được tới trường, đám trẻ cũng chẳng có lấy một căn nhà che nắng, che mưa để ở. Trong ảnh là cậu con trai đầu và út của K. trong căn nhà che tạm bằng vải. Căn nhà ấy được cất nhờ trên đất hàng xóm, cả điện và nước cũng nhờ láng giềng…

… Và nhiều khi cơm cũng chẳng đủ no lòng!

THẾ ANH
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=308732&ChannelID=89

Tu-an  
#56 Đã gửi : 09/04/2009 lúc 07:53:45(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
-->

Cập nhật  09:01 ngày 09-04-2009

Tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho người nhiễm HIV/AIDS

Một buổi sinh hoạt định kỳ của
Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I.
ND - Ước nguyện của những mảnh đời không may mắn bị mắc "căn bệnh thế kỷ" - HIV/AIDS là một cuộc sống bình thường, hạnh phúc như bao người khác và mong gia đình, xã hội đừng kỳ thị, xa lánh... Ðược thành lập từ năm 2005, "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I" đã và đang cho mọi người thấy được nghị lực của  những người bị nhiễm HIV/AIDS là có thể sống khỏe mạnh, làm mọi việc có ích cho gia đình, cộng đồng.

Về  thành phố Bắc Ninh, hỏi "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I", hầu như ai cũng biết. Họ biết mô hình này không phải để xa lánh mà vì nhóm này đã làm cho mọi người hiểu được HIV tuy nguy hiểm nhưng không đến mức đáng sợ phải xa lánh, kỳ thị.

Chúng tôi tìm đến nhà chị Phạm Thị Hiền, Trưởng "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I". Chị Hiền là một trong những người mạnh dạn công khai danh tính về căn bệnh HIV/AIDS của mình và đứng ra thành lập "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I" hoạt động hiệu quả từ năm 2005 đến nay. Ðiều đặc biệt là sức khỏe của Hiền không giảm sút tuy bệnh  đã xâm nhập  cơ thể chị đến nay tròn 10 năm.

Thoạt nhìn ban đầu, tôi không nghĩ Hiền là người bị nhiễm HIV vì trông chị lạc quan, khỏe mạnh tươi cười. Tiếp chúng tôi trong căn phòng của nhóm tại nhà chồng, rộng chừng 30 m2, chị Hiền cởi mở nói về cuộc sống của mình, về căn bệnh đang bám riết lấy chị, lấy chồng, con trai chị; rồi đến anh chồng, chị dâu và cuối cùng là cháu của chị.

Chị Hiền bảo với tôi, cuộc đời thật oan nghiệt bởi gia đình có bốn người thì có tới ba người nhiễm HIV. Nói về chuyện này Hiền trầm ngâm nhớ lại: "Năm 1999, mình lấy chồng mà không hề biết rằng chồng mình đã dùng ma túy cách đó vài năm. Khi  sinh con trai đầu lòng, đặt tên bé là Nguyễn Tường Nam trong sự mừng vui của gia đình, họ hàng, nhưng bé mắc bệnh tim bẩm sinh, lại đau ốm triền miên... Rồi tai họa ập đến, anh chồng, chị dâu và đứa cháu của Hiền cũng bị nhiễm HIV. Trước khi qua đời, người anh lầm lỡ khuyên em trai đưa vợ đi xét nghiệm. Hiền nghe lời, nhưng thực tế cô cũng chẳng hiểu HIV là gì, số phận thiệt thòi đã không cho cô gái xinh đẹp, đảm đang này cơ hội học tập để có kiến thức và sự nhạy cảm trước các vấn đề xã hội. Cầm kết quả HIV dương tính, Hiền vẫn bình thản như căn bệnh đó chẳng liên quan gì đến mình, chỉ khi nghe bác sĩ dặn "Về nhà thích ăn gì thì cứ ăn...", cô mới có cảm giác giống như những lời cuối cùng với người sắp chết và lo sợ...

Năm 2003, bé Nam ốm nặng, nhập viện Khoa lây, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngày hẹn lấy kết quả xét nghiệm của con, Hiền trốn biệt, cô sợ phải đối mặt với điều mình dự cảm từ lâu. Bà nội Nam sau khi nhận kết quả, khóc ròng nhiều ngày đêm, Hiền tan nát cõi lòng, nghĩ: Thế là hết!  Tiêu cực, vợ chồng Hiền bán ô-tô và tất cả tài sản có giá trị trong nhà, lao vào đánh bạc, tiêu xài phung phí... Bé Nam thì ngày một yếu. Ðúng lúc ấy, một cánh tay đã đỡ cô lên. Ðó là những thành viên "Nhóm vì ngày mai tươi sáng". Bằng tình thương và lòng nhiệt tình, họ đã lấy lại trong Hiền nghị lực sống, quan trọng hơn là cho cô kiến thức, hiểu biết về HIV/AIDS. Bé Nam được đưa đi xét nghiệm CD4, được chăm sóc và dùng thuốc ARV (ngăn chặn sự phát triển vi-rút) miễn phí... Ðến nay sức khỏe của Nam ngày một khá lên cũng đồng nghĩa với niềm tin trong Hiền ngày một lớn hơn...

Chị tâm sự: Khi biết cả vợ, chồng và con trai nhiễm HIV, mình chỉ muốn chết đi cho xong nhưng nghĩ đến đứa con và gia đình mình không bỏ mặc mà đi được. Lúc đó chính mình cũng sợ mình, kỳ thị mình. Khi người ta biết mình bị HIV, cứ đi ra đường là người ta chỉ trỏ, rồi bỏ chạy. Nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác, họ đã hiểu sau khi mình thành lập nhóm và tuyên truyền qua loa đài, phát tờ rơi, và truyền thông trực tiếp. Bây giờ ra đường không ai còn bỏ chạy, họ nói chuyện với mình rất vui vẻ và đến nhà chơi ăn cơm cùng gia đình mình nữa. Giờ đây niềm vui và lòng tự tin của Hiền, gia đình cùng cả nhóm nhân lên khi cách đây ba năm Hiền sinh một bé trai âm tính với HIV trong niềm vui sướng của dòng họ. Hiền chia sẻ về kinh nghiệm của mình khi quyết định sinh bé bây giờ: "Thời kỳ người mẹ mang thai có thể lây cho con theo ba đường là: Không cho con bú, vì trong sữa cũng có thể nhiễm HIV và điều trị phơi nhiễm 72 giờ đầu dự phòng từ mẹ sang con khi mang thai...". Hiền bảo nếu dùng biện pháp dự phòng từ mẹ sang con hiệu quả sẽ là 95% khi con sinh ra âm tính với HIV. Nếu không dự phòng thì tỷ lệ dương tính HIV khoảng 30%.

Ðể có kiến thức như bây giờ, Hiền đã nỗ lực không ngừng, phải học tiếng Anh, học cách truyền thông. Tháng 8-2008, Hiền được Tổng cục dân số KHHGÐ tài trợ cho đi Mexico tham quan mô hình về cách phòng, chống HIV/AIDS - đại diện tiếng nói thanh niên Việt Nam. Chị bảo với tôi, nếu chỉ còn sống được một ngày thì phải là 24 giờ ý nghĩa và yêu thương.

Sau khi Hiền tự nguyện đi học một năm ở "Nhóm vì ngày mai tươi sáng" ở Hà Nội, được sự động viên của gia đình, bạn bè, có nhiều kiến thức về cách phòng và điều trị HIV/AIDS; được sự giúp đỡ của "Nhóm vì ngày mai tươi sáng" Hà Nội và chính quyền thành phố Bắc Ninh, Hiền đã chính thức thành lập "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I" năm 2005. Những thành viên tham gia trong nhóm  chiếm hai phần ba, có độ tuổi từ 22 đến 50. Công việc chính của nhóm là đi tiếp cận những người nhiễm HIV để truyền thông, vận động họ đi xét nghiệm, chỉ cho họ biết khám ở đâu và điều trị như thế nào... Ðể có thể làm công tác tốt đến bây giờ, chị đã áp dụng nhiều cách như phát tờ rơi, nhờ  truyền thanh và tư vấn trực tiếp. Khi đi tiếp cận thành viên trong nhóm nói rõ bị nhiễm HIV, vì đa số những người bị nhiễm HIV rất sợ bị mọi người biết.

Sau khi "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I" hoạt động có uy tín, số lượng tăng lên. Họ quyết định tách một phần thành viên là 20 người ở huyện Lương Tài thành một nhóm mới với tên gọi "Vì một ngày mai tươi sáng Tre Xanh".

Chị Nguyễn Thị Hạnh, trước là thành viên "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I", sau khi tách ra được bầu làm trưởng nhóm "Vì ngày mai tươi sáng Tre Xanh" (Lương Tài, Bắc Ninh) cho biết: "Quê tôi ít dịch vụ y tế, dân trí thấp nên việc đi vận động, tư vấn về lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đi phát tờ rơi cho các bà mẹ thì nhiều người nói ở quê chân lấm tay bùn làm sao mắc HIV được. Không những thế khi đi tiếp cận nhiều người vẫn còn kỳ thị nên phải linh hoạt xử lý tình huống khi đã học được ở chị Hiền là nhắn tin, gọi điện, gặp trực tiếp. Về sau chính những ông bố, bà mẹ có những đứa con bị nhiễm HIV cũng hiểu và hòa đồng với con cái và những người bị mắc bệnh trong xã hội.

Về mô hình hoạt động của "Nhóm vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I", bác sĩ Nguyễn Ngọc Xuân, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đánh giá rất cao về công tác hoạt động, tư vấn, giúp đỡ của nhóm; đồng thời mong muốn mạng lưới cần mở rộng và hoạt động sâu rộng hơn. Bác sĩ Xuân cho biết: Trước khi chưa có thuốc ARV,  nhóm thường giới thiệu những người bị HIV/AIDS sang huyện Ðông Anh, Hà Nội lấy thuốc, thì nay họ có thể đến ngay bệnh viện tỉnh nhận thuốc miễn phí và sử dụng rất hiệu quả. Bệnh viện luôn trao đổi kinh nghiệm với các nhóm "Vì ngày mai tươi sáng" bất cứ lúc nào. Chúng tôi khuyên người nhiễm HIV nên đến cơ sở để được cấp thuốc ARV miễn phí vì từ khi có thuốc này số người tử vong vì AIDS giảm, vi-rút khó có thể nhân lên.

Tu-an  
#57 Đã gửi : 17/04/2009 lúc 01:09:23(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Mỗi ngày sống là một ngày có ích
15-04-2009 23:27:46 GMT +7
TRÀ GIANG
Chị Võ Thị Trúc Linh đang hướng dẫn bệnh nhân cách uống thuốc. Ảnh: TRÀ GIANG
Chị luôn mơ ước được đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề về y tế để có thể giúp được nhiều hơn cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

“Anh ráng ăn thêm ba muỗng cháo nữa thôi” - cầm tô cháo trên tay, chị Võ Thị Trúc Linh cố năn nỉ một bệnh nhân AIDS ăn từng muỗng cháo. Trước khi ra về chị ân cần dặn dò: “Thuốc trong hộp màu xanh anh uống vào buổi sáng. Còn thuốc trong hộp màu vàng uống vào buổi tối nha! Tuần tới, tôi lại lãnh thuốc đem tới giùm cho”.

Hiện là giáo dục viên đồng đẳng khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng (Trung tâm Y tế dự phòng quận 5), công việc của chị Võ Thị Trúc Linh là hỗ trợ, chăm sóc, điều trị tại nhà, tại bệnh viện cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

Chị là một trong các gương điển hình được tuyên dương tại hội nghị tuyên dương Người tốt việc tốt do Ủy ban MTTQVN TP.HCM tổ chức sáng nay, 16-4.

Từ con nghiện thành giáo dục viên

16 tuổi sử dụng ma túy, 18 tuổi phạm pháp vì mua bán ma túy, Trúc Linh biết tin mình bị nhiễm HIV khi đang chịu án phạt sáu năm tù tại trại giam tỉnh Tây Ninh. Trở về, cảm giác chán nản vì bị tụt lại đằng sau nhịp sống hối hả, chỉ trong tháng đầu chị tái nghiện. Một lần nhìn thấy cha mẹ tuổi đã cao mà vẫn phiền lòng vì con nghiện ma túy, Trúc Linh tự hứa với mình: “Còn sống ngày nào, ngày đó phải là ngày sống có ích”. Chị nhốt mình trong nhà, cố cai ma túy và đến điều trị lao tại Trung tâm Y tế dự phòng quận 5. Tại đây, chị được nhận vào làm giáo dục viên đồng đẳng. “Ban đầu, tôi nhận lời vì công việc này sẽ kiếm được tiền. Tuy ít nhưng được đồng nào hay đồng đó. Quan trọng hơn là có cái để làm” - chị nhớ lại.

Hàng ngày, chị đi tiếp cận, phát bao cao su, bơm kim tiêm và nói về phòng tránh HIV/AIDS cho người lang thang sống tại công viên. “Mỗi lần phát được bao cao su, kim tiêm, tờ rơi cho ai đó, tôi thở phào và nghĩ họ đã thoát vài lần nguy cơ lây nhiễm trong một vài hoàn cảnh nào đó” - mắt chị lấp lánh niềm vui.

Chữ tình cho những phút cuối đời

Chị bộc bạch: “Những người có HIV giai đoạn cuối rất yếu, không biết sẽ ra đi khi nào. Có khi mọi giác quan của họ dường như bị tê liệt nhưng tình thương, sự quan tâm của người khác là thứ chắc chắn họ sẽ cảm nhận được”. Có lẽ vì thế mà ngoài chuyện nhắc nhở, hướng dẫn uống thuốc, lau rửa vết thương cho người bệnh, chị Trúc Linh thường để ý đến cảm xúc của bệnh nhân.

Có ai đau sốt, chị đều tếu táo kể chuyện hài, làm trò cười cho họ đỡ đau. Có bệnh nhân vẫn sử dụng ma túy, chị kiên trì gặp họ nhiều lần, lấy câu chuyện bản thân mình ra làm bài học để động viên và lên kế hoạch bỏ ma túy. Cuối cùng, bệnh nhân này không còn sử dụng ma túy nữa.

Có những bệnh nhân vô gia cư hoặc bị gia đình xa lánh, kỳ thị, không ai chăm sóc, chị Trúc Linh phải thức cả đêm ở bệnh viện chăm lo cho họ như người thân của mình. Chị không nề hà bất cứ việc gì: vệ sinh cơ thể người bệnh, đổ bô hay giúp họ đi vệ sinh... Chị nói làm được những điều đó vì cũng đã từng bị bệnh như các bệnh nhân, chị hiểu nỗi đau đớn mà họ gánh chịu, cảm thông và thương họ.

Khi được hỏi những gian nan của nghề, ngỡ chị sẽ kể những buổi thức khuya đêm này qua đêm khác, những lần gồng mình bế bệnh nhân vào nhà vệ sinh... nhưng không, điều chị tâm tư nhất là sự bất lực trước hoàn cảnh của bệnh nhân. “Có bệnh nhân uống thuốc nhưng đến bữa không có thức gì để ăn với cơm. Có bệnh nhân sau khi qua đời không có ai lo ma chay, an táng” - nét buồn vương trên gương mặt chị.

Làm việc với cả cái tâm, bỏ ra bao nhiêu công sức chăm lo cho người bệnh, chị Trúc Linh đều cảm thấy chưa đủ. Chị luôn mơ ước được đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề về y tế để càng ngày càng giúp được nhiều hơn cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

Sáng nay (16-4), hội nghị tuyên dương Người tốt việc tốt do Ủy ban MTTQVN - TP.HCM tổ chức sẽ khen thưởng 500 công dân đạt danh hiệu Người tốt việc tốt cấp TP. Họ là những công dân thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đều có nhiều đóng góp cho xã hội. Hội nghị sẽ báo cáo kết quả thực hiện phong trào Người tốt việc tốt (2004-2007) và giao lưu với tám gương điển hình tiêu biểu.

http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=249864
Tu-an  
#58 Đã gửi : 07/05/2009 lúc 01:59:33(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
"Chung tay" để hòa nhập cộng đồng 
ND - Những thành viên của 12 CLB truyền thông, nhóm tự lực phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội là những người có HIV/AIDS. Họ là những tuyên truyền viên tích cực vào công việc tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho những người có HIV tại cộng đồng. Cùng với đội ngũ thầy thuốc, họ "chung tay" trong công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ tại thành phố. Hãy lắng nghe những tâm sự của những bệnh nhân và những khó khăn của đội ngũ thầy thuốc, để hiểu và cùng sẻ chia với công việc mà họ đang làm.

Những người biết vượt qua định kiến

Giữa nhóm bạn bè, chị nổi bật lên bởi cái duyên nói chuyện thu hút mọi người. Với kiến thức về phòng chống HIV/AIDS, chị được coi là tuyên truyền viên tích cực và năng động trong các hoạt động phòng chống đại dịch thế kỷ ở Hà Nội. Chị là Nguyễn Thị Hải, một nữ thanh niên phải sống chung với HIV từ năm năm nay. Chị không ngần ngại: "Khi biết mình có H (HIV) từ chồng, tôi đã bị sốc. Ðã có lúc sự kỳ thị của mọi người chung quanh khiến tôi không muốn sống nữa. Nhưng bây giờ cuộc sống đã khác". Ðộng lực để chị có thể đứng vững, vượt qua những dị nghị đời thường chính là hai đứa con và chúng đã tiếp thêm cho chị nghị lực để có thể sống, để bước tiếp và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Không gục ngã trước số phận, chị Hải luôn đau đáu về một cuộc sống tốt hơn, đàng hoàng hơn cho mình và cho các con. Chị quyết định tham gia các nhóm tình nguyện, công việc tình nguyện "cuốn" hút chị. Chị Hải tâm sự, chị muốn "xây dựng" hình ảnh người có HIV, rằng không phải tất cả những người có HIV đều có hậu quả trực tiếp từ tệ nạn xã hội, mại dâm và ma túy, mà nhiều người có HIV do không may bị phơi nhiễm.

Một cuộc sống mới đến với chị, khi có một người đàn ông không có HIV, biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với chị cùng vượt lên hoàn cảnh. Mái ấm của vợ chồng chị chỉ là một căn phòng trọ vỏn vẹn diện tích 20 m2 ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ vài năm nay, căn nhà nhỏ ấy đã trở thành địa điểm thân quen của nhóm Bồ Câu, với 34 thành viên, phần lớn trong số ấy là những người có HIV. Ngay cả chồng chị cũng trở thành một thành viên tích cực trong việc tiếp cận cộng đồng, tư vấn những đối tượng có nguy cơ. Các hoạt động phong trào của nhóm tất nhiên có sự góp công lớn của trưởng nhóm, Nguyễn Thị Hải. Với vợ chồng chị, bây giờ công việc luôn mang lại niềm vui.

Hiện nay, ở Hà Nội có 12 CLB truyền thông, nhóm tự lực phòng chống HIV/AIDS là Bồ Câu, Hương Sen, Ước mơ xanh, Cho bạn và cho tôi, Hoa Xương Rồng, Vì ngày mai tươi sáng, Hoa Hướng dương, Hoa Sữa, Hải Ðăng, Thông Xanh, Khát vọng sống, Niềm tin. Thành viên là những người có HIV, tham gia vào những công việc tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho những người có HIV tại cộng đồng. Họ được trang bị những kiến thức về HIV/AIDS, những kỹ năng tư vấn, giúp cho họ có kiến thức cơ bản nhằm hỗ trợ cho những người có HIV/AIDS khác, góp phần ngăn chặn sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS.

Khó khăn từ... cộng đồng

Ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến nay, tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên toàn thành phố Hà Nội có hơn 17 nghìn người, trong đó gần 4,7 nghìn trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS. Tỷ lệ nữ giới có HIV có xu hướng tăng (14,07%). Ðặc biệt, điều đáng lo ngại là đa phần số người bị có HIV/AIDS đều là thanh niên, trong độ tuổi lao động.

Thống kê của Trung tâm này cũng cho thấy, có khoảng 75-90% số bệnh nhân HIV/AIDS đang sống tại gia đình được quản lý theo dõi hồ sơ sức khỏe, 80% số bệnh nhân HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị. Trong khi đó, Hà Nội hiện có mô hình "Góc thân thiện" nhằm cung cấp thông tin có liên quan đến HIV/AIDS, đặt ở ba bệnh viện, đó là phòng tư vấn sức khỏe của các Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Hòe Nhai (tầng hai) và Bệnh viện Thanh Nhàn. Nhưng theo các bác sĩ, nhiều người biết hoặc nghi ngờ có HIV cũng hoàn toàn không biết đến những địa chỉ này.

Chị Nguyễn Thị Hải cho biết, khi đến nhà vận động những bà mẹ và gia đình có trẻ em có nghi ngờ hoặc biết rõ con mình có HIV nên đến các Trung tâm tư vấn, xét nghiệm địa phương để được tư vấn và xét nghiệm miễn phí nhưng họ đều ngại, thậm chí từ chối làm xét nghiệm HIV. Thậm chí, nếu họ đồng ý xét nghiệm, có trường hợp còn không quay lại lấy kết quả. Nhiều bà mẹ có HIV có khi còn khai sai địa chỉ vì sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Ðại diện của nhóm "Vì ngày mai tươi sáng", một người "trong cuộc" cho rằng, không chỉ vượt qua sự kỳ thị của mọi người mà điều quan trọng là chính những người mắc căn bệnh này phải biết vượt qua sự tự kỷ của chính bản thân, cố gắng sống tốt, để những người chung quanh không xa lánh.

Vẫn còn thiếu nhân viên y tế

Ðiều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS là một trong những bước tiến trong ngành y tế ở Việt Nam. Theo PGS, TS Chung Á, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, đội ngũ nhân viên y tế điều trị phát triển là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào điều trị AIDS dự phòng tại thành phố. Ðến các trung tâm tư vấn và điều trị HIV/AIDS, người bệnh được khám, tư vấn, biết được giai đoạn bệnh, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp, mang lại sức khỏe tốt và kéo dài. Tuy nhiên, nhiều cơ sở điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS lại đang "gồng mình" hoạt động, vì... thiếu nhân viên y tế.

Trung tâm điều trị 09 nằm ở huyện Thanh Trì, một cơ sở được thành lập chuyên để chăm sóc, điều trị cho người có HIV, bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối có hoàn cảnh đặc biệt cũng đang lúng túng trong hoàn cảnh thiếu nhân viên y tế. Ông Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc Trung tâm không khỏi lo lắng trước tình trạng khó khăn hiện nay, chia sẻ, các bác sĩ về đây làm việc một thời gian rồi lại bỏ đi vì sức ép công việc. Ông mong muốn và chờ đợi chế độ ưu đãi mới để "giữ chân" bác sĩ, để họ có thể yên tâm làm việc.

Trong số các cơ sở y tế ở Hà Nội, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Ðống Ða được coi là cơ sở đầu tiên trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên, hiện số lượng cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân còn quá mỏng. Khoa đang chăm sóc, điều trị cho 371 bệnh nhân bằng thuốc ARV và quản lý, chăm sóc cho 150 bệnh nhân khác và cả dự phòng những trường hợp nhiễm trùng cơ hội nhưng đội ngũ trực tiếp làm việc chỉ có, 8 bác sĩ và 22 y tá.

Bác sĩ Ngô Thị Ngà, người hơn 20 năm gắn bó với khoa truyền nhiễm này thổ lộ, phải trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mới hiểu và cảm thông với họ, chia sẻ nỗi đau và giúp họ vượt qua sự giày vò, để dần hồi phục sức khỏe, trở về với gia đình và hòa nhập cộng đồng bằng những việc làm có ích.

Hiệu quả từ các biện pháp dự phòng lây nhiễm

Năm 2009, một trong những tập trung của ngành y tế thành phố trong công tác phòng chống HIV/AIDS là nâng cao chất lượng hoạt động tại các phòng tư vấn xét nghiệm các quận, huyện. 80% người có HIV/AIDS có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, đang sinh sống tại địa phương được tiếp cận với các dịch vụ y tế và được tư vấn. Thành phố cũng chuẩn bị triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone tại sáu điểm trên địa bàn.

Thông tin của Sở Y tế Hà Nội cho biết, thuốc điều trị AIDS - thuốc ARV thuộc chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia sẽ sử dụng cho 3.500 bệnh nhân, thay vì chỉ có hơn 2.000 bệnh nhân AIDS năm trước. ARV không phải là thuốc chữa khỏi bệnh mà chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi-rút HIV trong cơ thể nhằm kéo dài sự sống. Ðể điều trị bằng thuốc ARV, bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, giải pháp hiệu quả và lâu dài là cần có sự vào cuộc đồng bộ, sự phối hợp của đa ngành trong công tác phòng chống HIV/AIDS, và có sự huy động tham gia của toàn xã hội để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ.

Trước nhu cầu được điều trị bằng thuốc ARV còn rất lớn, ngành y tế nước ta đang kết hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc công nhận các công ty sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn để sản xuất thuốc ARV, phục vụ công tác điều trị bệnh nhân AIDS. Ðây là cơ sở để tạo điều kiện cho 70% bệnh nhân có HIV ở Việt Nam có thuốc điều trị vào năm 2010.

Tu-an  
#59 Đã gửi : 07/05/2009 lúc 02:08:00(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Kim kể chuyện tuyên truyền sex an toàn

(Zing) - Cô ca sĩ nhạc rap có rất nhiều chuyện vui xung quanh chiếc bao cao su sau chuyến hành trình xuyên Việt tuyên truyền cho giới trẻ về sex và HIV.

Lần đầu tiên, Kim được chọn làm đại diện cho giới trẻ tìm hiểu về HIV/AIDS và tình dục không an toàn với những chuyến hành trình xuyên Việt đã khiến cho cô ca sĩ nhạc rap này thay đổi rất nhiều về sex. Đặc biệt, cũng sau chương trình này Kim thấy mình thích tìm hiểu về sex nhiều hơn.

Thích tìm hiểu về sex

Đi phát tờ rơi tuyên truyền về sex an toàn

- Vì sao thời gian gần đây không thấy Kim xuất hiện trong các chương trình ca nhạc?

- Thời gian qua mặc dù không đi diễn nhiều nhưng Kim cũng khá bận rộn với những kế hoạch âm nhạc của mình. Kim được chọn làm đại diện cho giới trẻ tìm hiểu về HIV/AIDS và tình dục không an toàn với những chuyến đi rất lý thú và bổ ích. Sau những chuyến đi ấy, Kim phải sáng tác một số ca khúc về chủ đề này, đồng thời thu âm để tuyên truyền cho dự án này.

Bên cạnh đó, Kim cũng đang học tạo nguồn để chuẩn bị thi vào khoa sáng tác của Học viện Âm nhạc Quốc gia. Ngoài ra, Kim cũng vừa nhận lời tham gia một bộ phim nhựa về hip hop của đạo diễn Nguyễn Đức Việt.

- Kim có thể nói rõ hơn về những chuyến đi đầy thú vị mà bạn từng trải qua?

- Trong chuyến đi này Kim đã gặp nhiều trường hợp rất bi hài. Nhiều bạn trẻ dù mới chỉ học lớp 9 thôi (sinh 1993 hoặc 1994 gì đấy) nhưng đã “quan hệ” với bạn trai rất nhiều lần và từng đi nạo phá thai trên một hai lần. Thậm chí, ở Nha Trang, còn có một bạn bằng tuổi Kim nhưng đã nạo, phá thai tới 3 lần. Có người hôm trước dẫn đến một anh giới thiệu là người yêu, hôm sau lại dẫn một anh khác đến lại gọi là chồng.

Tóm lại, đa số các bạn mà Kim gặp trong chặng hành trình đều bước vào tuổi yêu rất sớm và mặc dù đã quan hệ tình dục rồi nhưng lại không hề có một chút kiến thức nào về nó. Bởi thế các bạn không chỉ có thai trước hôn nhân mà còn bị lây lan một số căn bệnh qua đường tình dục, rất nguy hiểm.

- Vậy Kim đã học được gì qua những lần tiếp xúc với các bạn trẻ trong chặng hành trình này?

- Trước khi tham gia chương trình này Kim cảm thấy rất mơ hồ về sex. Từ trước tới nay, trong tư tưởng, Kim vẫn nghĩ rằng là một người ngoan thì không bao giờ được nói về sex, hoặc xem sex như một vấn đề nhạy cảm mà chỉ dám nói nhỏ với bạn bè thôi chứ không dám nói chuyện với bố mẹ hay những người thân khác. Bởi mình có nói thì người lớn cũng sẽ bảo mình hư, thế nọ thế kia. Do đó trong Kim luôn mặc định một thói quen là không bao giờ được nói chuyện sex trước mặt người lớn.

Hướng dẫn sử dụng bao cao su

Nhưng sau chuyến đi này, Kim đã ngộ ra được bao điều và tư tưởng, suy nghĩ của Kim cũng hoàn toàn thay đổi. Kim nghĩ những kiến thức về sex, về HIV đáng lẽ ra phải được biết từ trước đó chứ không phải như bây giờ mới biết.

- Kỷ niệm nào em thấy nhớ nhất trong chuyến đi này?

- Ở Nha Trang, Kim đi phát bao cao su, kim tiêm rồi hướng dẫn cách sử dụng cho các bạn. Có một lần, trong một buổi giáo dục giới tính, kiến thức về sex, Ban tổ chức chương trình có tổ chức một trò vui chơi có thưởng. Nếu ai nói được đầy đủ và đúng cách sử dụng bao cao su thì sẽ được thưởng. Kim rất tự tin giơ tay xung phong phát biểu đầu tiên. Khi nói lý thuyết thì dõng dạc, tự tin lắm nhưng khi họ đưa cho Kim bao cao su và một vỏ chai Pepsi để thực hành thì lúng túng hẳn. Luồn mãi cái bao cao su vào cổ chai mà không được đến nỗi bao cao su bị rách làm cả khán phòng cười ồ lên. Ngượng ơi là ngượng! Đó là kỷ niệm vui nhất mà Kim nhớ mãi.

Sau chuyến đi này, Kim phải viết 5 bài hát làm nhạc nền cho 6 tập của một bộ phim tài liệu. Những bài viết đó xoay quanh các chủ đề như: thân phận của những người làm gái, những người bị nhiễm HIV, bạn “quan hệ” linh tinh nên có nguy cơ bị nhiễm HIV, bạn có thai ngoài ý muốn trước hôn nhân, bạn bị lây nhiễm các bệnh về tình dục do không có kiến thức về sex… trong đó chủ đề chính mà em phải viết một bài đầy đủ là: hãy nói về sex một cách cởi mở và nghiêm túc.

Nhí nhảnh chụp ảnh cùng các bạn trẻ ở Huế

Lo lắng vì lần đầu vào vai chính

- Vậy còn vai diễn trong bộ phim mà Kim sắp tham gia thì sao?

- Bộ phim mà kim tham gia có tên là Bụi đường của đạo diễn Nguyễn Đức Việt.

Kim sẽ vào vai Hạnh – em gái Nam, và là một cô gái đầy cá tính, sống bản lĩnh, đam mê hip hop. Bị buộc phải thay đổi cuộc sống sau cú sốc vì tai nạn của anh trai, cô muốn tìm kiếm cơ hội trả thù và thoả mãn nhu cầu được sống với hip hop. Tuy nhiên cô phải kiếm sống để có tiền đi học và nuôi anh trai. Cùng với những người bạn thân, cô quyết tâm thực hiện những cuộc trả thù băng nhóm những kẻ lạ mặt theo cách của mình.

Trong một cuộc đấu hip hop, Hạnh đã gặp Trung, gã thanh niên con nhà giàu bỏ đi bụi đời và kiếm sống bằng chính đam mê, khả năng nhảy hip hop siêu đẳng. Khi tình yêu nảy nở giữa hai người thì sự thật về Trung - kẻ cầm đầu băng nhóm đường phố bị lộ. Hạnh sẽ phải đối mặt với cuộc đấu phục thù của anh trai và người yêu. Và trong trận đấu hip hop vì vinh quang của đất nước, hai anh em Hạnh và Trung đã vượt qua mọi thù oán cá nhân để giương cao lá cờ tổ quốc. Phim sẽ được bấm máy vào tháng 6 nhưng trong thời gian này Kim đang tập trung cho việc tập luyện vũ đạo.

Vừa làm tuyên truyền viên vừa làm ca sĩ

- Lần đầu tiên vào vai chính trong một bộ phim truyện nhựa cảm giác của bạn thế nào?

- Thực ra, trước đây Kim đã từng tham gia một số vai phụ trong một số bộ phim truyền hình như: Những chàng rể họ Lê… nhưng đây là vai chính, lại là phim truyện nhựa nên cũng khá lo lắng. Tuy nhiên, phim được quay trong thời gian 3 tháng nhưng rất may là quay vào thời gian nghỉ hè nên không ảnh hưởng nhiều đến công việc học tập mà Kim lại có nhiều thời gian để đầu tư cho vai diễn hơn.

- Tại sao Kim không thi ngành thanh nhạc để phát triển sự nghiệp ca hát của mình mà lại thi ngành sáng tác?

- Vì Kim muốn hướng đến một cái gì đó lâu dài hơn.

Là người cầu toàn trong tình yêu

Kim thử làm nông dân trong chuyến đi thăm những người có HIV ở Thái Bình

- Có tin đồn Kim sẽ theo chàng về dinh vào cuối năm nay?

- Ối! Ở đâu ra cái tin đồn hay thế? Mà nhắc đến chuyện tình yêu lại khiến Kim động lòng rồi. Chẳng hiểu sao Kim rất ghét tình yêu. Nó khiến Kim thấy mệt mỏi, khó chịu.

- Thế nghĩa là Kim và bạn trai không hợp nhau cho lắm?

- Nói như thế nào nhỉ? Nói chung là trong tình yêu Kim là con người cầu toàn nên mới bộc phát những cảm giác khó hiểu như thế. Thực ra, Kim và người ấy không có gì để nói là không hợp nhau cả. Giống nhau ở chỗ là đều thích hip hop nhưng khoảng cách tuổi giữa anh ấy và Kim khá lớn.

Đi hiến máu

Kim đi hiến máu nhân đạo bị... ngất

Úp cả mặt lên chiếc bánh ga tô

- Vậy hai người quen nhau trong trường hợp nào?

- Bọn mình quen nhau khi anh ấy và Kim hợp tác trong một số dự án, quen nhau được hơn 1 năm rồi. Bộ phim mà Kim sắp đóng anh ấy cũng có tham gia và cũng có thể sẽ đóng cặp với Kim.

- Trong thời gian yêu nhau lâu như thế, có khi nào Kim giận anh ấy không?

- Có chứ! Có khi Kim giận anh ấy đến nửa tháng, không thèm nhìn mặt, không thèm nhận điện thoại luôn ấy chứ. Bây giờ nghĩ lại thấy mình lúc đó cũng làm hơi quá. Kim giận anh ấy nửa tháng, nhớ quá anh đã sáng tác một bài hát để tặng Kim rồi còn vẽ một bức chân dung của Kim, vẽ một cuốn truyện tranh về Kim và anh ấy, kèm theo một thông điệp rất tình cảm dành tới cho Kim để làm hòa.

- Có vẻ như chàng của Kim rất lãng mạn?

- Không chỉ lãng mạn mà còn rất tâm lý. Hôm Valentine vừa rồi, Kim đi hiến máu nhân đạo theo chương trình của đài truyền hình. Nhưng vừa hiến máu xong, đang tung tăng ra bàn ăn bánh ngọt để tăng lại lượng đường trong máu thì tự nhiên máu không lên não được thế là Kim bị ngất, gục hết cả mặt vào tấm bánh ngọt to đùng trên bàn, sau đó nằm bẹp cả ngày ở nhà. Anh ấy đã mang đến một bó hoa cùng một chiếc bánh gatô rất to, cùng ăn rồi cùng nói chuyện suốt cả buổi tối mới chịu về.

Hà Tùng Long
http://news.zing.vn/news/nhac-viet-nam/kim-ke-chuyen-tuyen-truyen-sex-an-toan/a53826.html

Tu-an  
#60 Đã gửi : 25/05/2009 lúc 02:04:46(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Câu chuyện về bác sĩ xuất thân từ trẻ bụi đời

Đằng sau những rủi ro luôn có thần hộ mệnh 

Suốt ngày rong ruổi tại các công viên, đến với bệnh nhân trong đêm khuya, Bác sĩ Trương Thế Dũng luôn gặp phải  những rủi ro. Nhiều lúc còn nguy hại đến tính mạng, tuy nhiên phía sau sự không may bác sĩ Dũng luôn có thần hộ mệnh che chở.

Gặp cướp loại “cộm”

2h sáng ngày 22 tháng 7 vừa qua trên đường về sau khi khám bệnh cho các bệnh nhân HIV ở trung tâm Mai Hoà (Củ Chi), đến Cầu Tân Thế Hiệp, khu Tân Thành bất ngờ bác sĩ Dũng bị bốn thanh niên chận xe trấn lột, bọn chúng lấy tất cả số tiền mang theo gần hai triệu, điện thoại, và tất cả giấy tờ tuỳ thân, càvẹt xe…Nghĩ lại vụ án cướp của giết người xảy ra tước đó ngay trên đoạn đường này anh cảm thấy rùng mình, nhưng từng tiếp xúc với nhiều tay bụi đời thứ giữ anh cố lấy lại bình tĩnh để phó với bọn chúng, nhờ vậy mới giữ được chiếc xe tay ga. Khi nghe tin này tất cả bạn bè, đồng nghiệp đều lo lắng, họ bỏ cả công việc tập trung đến nhà bác sĩ Dũng nghe chuyện bác đối phó với bốn tên cướp, họ gọi điện thoại qua số máy bị cướp vẫn nghe tiếng người bắt máy nhưng bọn chúng nói số này mới nhặt được. Rất nhiều tin nhắn, điện thoại gọi qua tha thiết xin lại tất cả giấy tờ. Đến chiều hôm đó, bọn chúng gọi điện thoại nói sẽ nhờ một người bán vé số hoặc ăn xin mang đến điểm hẹn nhưng với điều kiện phải nộp tiền chuột 1 triệu đồng. Lúc đầu định báo công an nhưng nghĩ lại nếu làm vậy bọn chúng cũng không tha, sợ không còn con đường nào để đến với bệnh nhân HIV. Hơn nữa, nơi bị trấn lột đã từng xảy ra rất nhiều vụ cướp nên anh quyết định âm thầm khai báo công an để họ sớm bắt được chúng.

Những sự cố để đời

Sau khi bị cướp anh có thấy bất an?

Lúc đầu tôi lo lắng vì mất hết giấy tờ, nhưng sau khi nhận lại được tôi thấy thoải mái nhiều, sự cố lần này chỉ là của đi thay lấy người thôi không có gì đáng lo cả. Nhưng tôi vẫn hy vọng sớm bắt được bọn cướp để không nguy hại đến tính mạng của người đi đường.

Anh nói sự cố lần này có nghĩa anh đã từng gặp rất nhiều xui xẻo trước kia, vậy anh có thể kể một vài vụ nhớ nhất…?

Từng bị đền 12 triệu đồng vì đám bụi đời

Đầu năm 2007 tôi gởi một em bụi đời làm vịêc tại một quán sông hơi Quận Tân Bình Tp. HCM, do em đó không có giấy tờ tuỳ thân nên tôi phải đứng  ra bảo lãnh. Suốt gần một năm, em đó làm việc rất chăm chỉ và rất ngoan, lúc nào cũng gọi điện hỏi thăm và lo lắng cho tôi như một sự đền ơn. Tôi cảm thấy rất vui vì điều đó, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì đến cuối năm 2007,  ông chủ quán Sông Hơi gọi điện báo tin em đó lấy cắp 24 triệu rồi bỏ trốn. Lúc đầu ông bắt tôi phải trả lại số tiền bị mất nhưng sau nghĩ lại ông chỉ đòi một nửa, khoảng thời gian đó gia đình tôi đang bị khủng hoảng kinh tế nên toàn bộ số tiền đó tôi phải gom góp từ những người bạn. Nhưng về tiền bạc đối với tôi không quan trọng, sau một thời gian tôi có thể làm để trả nợ, có khi hơn số tiền đó rất nhiều nhưng điều quan trọng hơn tôi bị suy sụp tinh thần, tôi rất buồn và cảm thấy mình bị tổn thương rất lớn. Nhưng sau nghĩ lại tôi vẫn thấy thương em đó, tôi nghĩ hành động đó chắc chắn có lý do, tôi sợ em đó tiếp tục cuộc sống lang thang nên có nhờ mấy bạn sinh viên đi tìm, tôi sẳn sàng tha thứ và luôn hy vọng em sớm trở về.

Làm ơn mất quán

Cách đây một năm, một cô gái trẻ bị đụng xe chết trên đường đưa đi cấp cứu. Tôi cảm thấy ray rức vì lúc đó không có các dụng cụ y khoa, thuốc để cứu cô gái. Từ đó tôi quyết định sắm chiếc balô thật to, có thể chứa tất cả dụng cụ hành nghề. Dù ra khỏi nhà 10 bước chân tôi cũng mang theo đồ nghề. Một hôm đi ăn khuya ở đầu con hẻm gần nhà, tôi nhìn thấy có tai nạn liền chạy đến, nạn nhân là một anh say rượi tên Quất, sau khi làm các thủ tục sơ cứu tôi chở anh đến bệnh viện 175 cấp cứu, thức cả đêm chờ đến lúc anh tỉnh lại trả ví tiền anh bị rơi hôm qua. Nhưng khi nhận lại, anh ta đếm tiền sau đó nhìn thẳng tôi nói: “ Bác sĩ có lấy 500 ngàn của tôi không?”. Lúc đó tôi thật sự rất choáng, những bệnh nhân xung quang nhìn tôi như một tên tội phạm. Tôi cố giải thích rõ ràng sau đó đưa số điện thoại với hy vọng anh sẽ suy nghĩ lại, nhưng mãi đến bây giờ không thấy anh ta gọi lại cho tôi, tôi nghĩ anh ta vẫn chưa tin tôi trong sáng. Dù hơi buồn nhưng cũng ngộ thật.

Thập tử nhất sinh

Có lần đi khám cho bệnh nhân HIV, thấy cơn đau hành hạ khủng kiếp quá tôi vội vàng nên sơ ý để kim tiêm đâm trúng vào đầu ngón tay mình. Gia đình và bạn bè khuyên tôi đi xét nghiệm và trong khoảng sáu tháng chờ kết quả chính sát tôi hoàn toàn sống cô lập vì sợ liên luỵ đến vợ con. Rất may thần hộ mệnh giúp đỡ nên tôi thoát khỏi căn bệnh quái ác đó, tôi nghĩ mình quá may mắn.

Nếu  không may anh tính sao?

Những việc tôi làm đều xuất phát từ tinh thần tự nguyện. Vì thế nếu không may cũng không có gì phải hối hận. Được sống và làm những việc mình thích trong khoảng thời gian qua  đối với tôi đã quá hạnh phúc, có những bệnh nhân vì mặc cảm mà phải sống lén lúc đến tội nghiệp. Tôi muốn san sẻ tất cả những nỗi đau, sự cô đơn ấy cùng họ để vơi bớt sự bất hạnh mà họ phải chịu, cũng như việc tôi dùng những câu chuyện về cuộc đời mình làm động lực cho những đứa trẻ bụi đời.

Vậy những người trong gia đình anh có phản đối những việc anh làm không?

Lúc đầu vợ tôi luôn phàn nàn việc tôi ở bên ngoài quá nhiều. Có lần dịch sốt xuất huyết bùng phát tại làng quê nơi tôi ở, một gia đình nghèo không may bị mắc  bệnh, lúc đó không có tiền tôi lột luôn nhẫn cưới đưa cho họ, lúc đó vợ tôi nghi ngờ đòi ly dị nhưng rất may một người trong gia đình đó tìm đến trả chiếc nhẫn, nhờ đó vợ tôi mới tin những gì tôi tự biện minh trước đó. Từ đó vợ tôi luôn ủng hộ những việc tôi làm, phía sau những niềm vui ngoài đường luôn có sự hỗ trợ của vợ tôi.

Trong buổi trò chuyện trước có nhiều ý kiến cho rằng anh chưa tuyệt vời vì tội bỏ bê vợ con. Anh thấy thế nào?

Có lẽ họ nói đúng. Đó là nhược điểm lớn nhất mà tôi không còn cách để khắc phục, tôi quen đi hơn ngồi một chỗ. Vợ tôi luôn thông cảm điều đó, cả con tôi cũng hiểu được những việc mà bố nó đang làm. Gia đình đã hy sinh và ưu ái cho tôi quá nhiều, thỉnh thoảng nghĩ lại tôi thấy mình có lỗi với họ. Nhưng tôi chỉ mong họ luôn thông cảm như từ trước đến giờ. Tôi rất cảm ơn ông trời đã ban cho tôi một gia đình tuyệt vời.

Cảm ơn anh
http://www.ngoisaoblog.com/m.php?u=mauhong&p=159514

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
12 Trang<12345>»
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.