Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Chúng tôi không đầu hàng HIV và những người sống có ích cho đời.
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Tận tụy vì cuộc sống bình yên
30/08/2011 07:26
(HNM) - Gần 8 năm nay, bà Thái Thị Thu Hà (sinh năm 1966, Chủ tịch Hội LHPN xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội) trở thành niềm tin, nguồn sức mạnh tinh thần giúp phụ nữ và người dân có người thân nghiện ma túy, nhiễm HIV sống tự tin, chủ động phòng, chống lây nhiễm, góp phần bảo vệ sự bình yên trong mỗi mái nhà.
Nhận thức rõ tác hại của ma túy đến cuộc sống của gia đình, cộng đồng thôn xóm, từ khi triển khai dự án phòng, chống ma túy tại xã (tháng 4-2004), bà Hà đã tích cực vận động chị em phụ nữ, người dân cùng chung tay đẩy lùi ma túy. Là Chủ nhiệm CLB Đồng cảm của xã, lúc đầu bà Hà rất vất vả trong đấu tranh chống lại sự kỳ thị của người dân với người bị ảnh hưởng của ma túy, HIV. Người thân, chồng con phản đối khi bà thường xuyên giao tiếp với người nghiện, nhiễm HIV. Không chịu lùi bước, vừa tích cực tham dự các lớp tập huấn của huyện, TP, vừa tự tìm hiểu nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy, phương pháp lây truyền của HIV, bà Hà tận dụng các cuộc họp phụ nữ, họp thôn, xóm để tuyên truyền. Với các gia đình có nguy cơ cao, bà Hà cùng nhân viên y tế đến tận nhà vận động phòng, chống lây nhiễm, hướng dẫn sử dụng thuốc, phương pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV… Nhiều người nghiện, nhiễm HIV bị chính người thân của mình e sợ, ghẻ lạnh. Không quản gian khó, bà đi đêm về hôm, tự tay chăm sóc những người nhiễm HIV, thân thể lở loét, bốc mùi. Bà Hà tâm sự: "Tôi thật sự thương tiếc cho các cháu, chỉ vì lầm lỡ mà làm hỏng cuộc đời". Chính sự yêu thương, cảm thông đã giúp bà tiếp cận với người nghiện, nhiễm HIV. Dần dần, những người bị ảnh hưởng bởi ma túy, HIV không trốn tránh, chủ động gặp gỡ bà Hà và thành viên Ban chủ nhiệm CLB Đồng cảm, tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt.
Đi sâu đi sát, bà Hà và Ban chủ nhiệm CLB nắm rõ hoàn cảnh từng gia đình bị ảnh hưởng bởi ma túy, HIV. Gia đình Ngô Văn Minh (32 tuổi, ở xóm 2) không bao giờ quên được ân nghĩa của bà Hà. Minh bị nghiện nặng, nhiễm HIV, có chị gái và anh rể đã chết vì AIDS. Cuộc sống rất khó khăn khi cả nhà trông chờ vào 2 suất lương hưu của ông bà, nuôi 3 cháu nội, ngoại và 2 con trai, con dâu không có việc làm, hay ốm đau. Chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc tại Hội Phụ nữ, được chính quyền, CA ủng hộ, bà tìm cách tách hộ cho gia đình Minh được hưởng chế độ hộ nghèo. Nhờ vậy, cả gia đình Minh được cấp thẻ BHYT, trẻ em được hỗ trợ mua sách, vở, đồ dùng học tập, được hưởng chế độ chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng. Đến nay, vợ Minh đã được Hội Phụ nữ giúp tìm được việc làm. Cuộc sống dần ổn định.
Từ nội dung sinh hoạt thiết thực: nâng cao nhận thức, chia sẻ khó khăn, chăm sóc về y tế, khám sức khỏe định kỳ, dần dần, CLB Đồng cảm do bà Hà làm chủ nhiệm thu hút hầu hết những người lớn tuổi có con cháu bị ảnh hưởng của ma túy, HIV. Từ CLB này, các thành viên đã trở thành tuyên truyền viên tích cực trong phòng, chống ma túy, lây nhiễm HIV. Đến nay, trên địa bàn xã, tệ nạn ma túy đã được kiểm soát hiệu quả, 4-5 năm liền không có người nghiện mới. Cuộc sống của phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng của ma túy, HIV được hỗ trợ. 100% trẻ em bị ảnh hưởng của HIV được đến trường. Trong thành tích ấy có phần đóng góp của bà Thái Thị Thu Hà.
Linh Chi
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
18 năm “vượt khó” của chàng trai nhiễm HIV
-
35 tuổi nhưng Đồng Đức Thành đã có “thâm niên” 18 năm chung sống với HIV. Đó cũng là quãng thời gian dài anh phải đau khổ đến tột cùng khi bị bạn bè, đồng nghiệp, người thân kỳ thị, xa lánh. Thế nhưng, việc tham gia công tác xã hội, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS đã giúp cuộc sống của Thành trở nên có ý nghĩa hơn.
Sau nhiều lần lỡ hẹn, cuối cùng tôi cũng gặp được Đồng Đức Thành vào một buổi sáng chủ nhật, tại một quán cà phê nhìn ra chiếc hồ nhỏ trên phố Hồ Đắc Di (Hà Nội). “Tôi là dân miền biển (Quảng Ninh), nên thích những nơi có sông nước”, Thành cười nói.
Công việc hiện tại của Thành khá bận. Là nhân viên của Dự án Sáng kiến chính sách y tế, hàng ngày Thành có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc nộp báo cáo của các đối tác, hỗ trợ kỹ thuật các nhóm tự lực trong chương trình nâng cao năng lực cho người nhiễm HIV/AIDS, tham gia các khóa tập huấn cho các nhà báo viết về đề tài HIV/AIDS… Lúc rảnh, khi có “đơn đặt hàng”, là Thành lại viết báo, tuyên truyền cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
“Xin lỗi một chút nhé”, nói rồi Thành vội vã nghe và trả lời điện thoại bằng cả tràng tiếng Anh. Nhìn Thành không chỉ nói tiếng Anh lưu loát mà còn rất năng động, tự tin, ít ai biết chàng trai này đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Đối diện với kỳ thị
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỏ địa chất, năm 1998, Đồng Đức Thành được nhận về công tác tại Công ty than S. (Quảng Ninh). Năm 2001, thì anh đã trở thành một cán bộ quản lý đầy triển vọng. Thế nhưng, trong một lần khám sức khỏe chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời, Thành chết sững người khi nhận được kết quả xét nghiệm: “Dương tính với virút HIV”. Đau đớn, bàng hoàng, Thành không thể tin đó là sự thực. Anh lên Hà Nội làm xét nghiệm, hy vọng rằng có sự nhầm lẫn ở y tế tuyến dưới. Trớ trêu thay, kết quả xét nghiệm HIV lần 2 vẫn là: “Dương tính”. Lúc này, kết nối lại các sự việc, Thành mới nhớ ra rằng bị lây nhiễm HIV/AIDS qua một bạn tình ở năm thứ nhất đại học.
Lúc biết tin nhiễm HIV, cũng là lúc Thành được đại diện Công ty than “gợi ý” nên nghỉ việc để giữ gìn sức khỏe và chữa bệnh… Cú sốc quá mạnh này khiến Thành đổ gục hoàn toàn. “Đó là giai đoạn khó khăn nhất của đời tôi. Tôi nghĩ rằng mình sắp chết, nên bao nhiêu tiền tiết kiệm được khi đi làm tôi đều “nướng” hết vào các bữa tiệc thâu đêm, suốt sáng”, Đồng Đức Thành tâm sự.
Và khi gia đình biết sự thực là Thành nhiễm HIV thì anh càng bị tress nặng hơn. Đồng Đức Thành nhớ lại: “Hồi đó, mẹ tôi rất sợ không dám cho tôi ăn chung bát đũa, không cho tôi ngồi lên giường ngủ của bà. Anh trai thứ hai kêu tôi chọn sẵn những bức ảnh để chuẩn bị việc hậu sự cho tôi…”.
Bạn bè của Thành còn bàn tán và đồn thổi là anh sắp chết vì SIDA, có người bạn thậm chí đã mua vòng hoa trắng đến nhà Thành để viếng. “Nhìn trong bụi cây, thấy tụi bạn giấu vòng hoa có dòng chữ “Kính viếng hương hồn ông Đồng Đức Thành, nguyên phó quản đốc kỹ thuật”, tôi chết lặng người, thực sự muốn chết đi cho hết tủi nhục…”, Thành nhớ lại.
Sau nhiều ngày đêm mệt mỏi, buồn khổ và túng quẫn vì tiêu hết những đồng tiền cuối cùng, Đồng Đức Thành chợt nhật ra rằng mình cần tìm một công việc gì đó để có thêm thu nhập, sống có ích hơn cho cộng đồng. Anh đã đi hết tổ chức này đến tổ chức khác để xin một công việc giáo dục viên đồng đẳng nhưng đều bị từ chối. Sau đó, Thành còn làm đủ nghề, từ chạy xe ôm, xuống suối đãi than trôi đến đi lấy cát… nhưng cũng chẳng việc nào trụ được lâu vì mọi người đều kỳ thị, xa lánh khi biết anh nhiễm HIV.
“Sau cơn mưa, trời lại sáng”
Năm 2003, nhờ người quen “mách nước”, Đồng Đức Thành may mắn được nhận vào làm tại Tổ chức CARE Việt Nam (Hà Nội). “Buổi đi làm đầu tiên, tôi không biết bật máy tính, cũng không biết tắt. Được đi dự hội thảo tại Thái Lan, tôi chỉ biết mỗi một câu “Ok” bằng tiếng Anh”, Thành nhớ lại.
Không giấu dốt, không ngại hỏi, Đồng Đức Thành mày mò học từ cách đánh máy, giao tiếp, trang trí một bài trình bày đến lập kế hoạch, tóm tắt chính sách… Để học cách viết báo cáo, anh đã tìm lại những bài mà đồng nghiệp đã viết, tự gạch, đánh dấu những chi tiết cần lưu ý và đọc thêm rất nhiều tài liệu.
Nhờ kinh phí của dự án, Đồng Đức Thành được theo học một khóa tiếng Anh cơ bản. Nhưng đây cũng là thời gian sức khỏe của anh bắt đầu suy sụp. Mỗi khi tới lớp, Thành thường thấy mệt mỏi, chân tay rã rời. Miệng viêm loét rất đau không thể phát âm thành tiếng. Bác sĩ điều trị cho biết, đã đến lúc anh phải điều trị HIV. Khi sức khỏe dần hồi phục, Thành lại tiếp tục việc học tiếng Anh.
“Xác định không thể học 4 kỹ năng cùng một lúc, tôi đặt mục tiêu trước tiên là phải luyện kỹ năng nghe, nói. Đầu tiên là nghe tiếng Anh qua mạng, sau đó tập nghe qua truyền hình cáp và tập học 10 từ/ngày. Sau đó, tôi mua 1 quyển dạy ngữ pháp, trích ngữ pháp đơn giản và lưu những từ khó vào điện thoại”, vừa nói, Đồng Đức Thành vừa mở cho tôi xem phần ghi những từ mới được lưu trong chiếc điện thoại của mình.
Giờ đây Thành hoàn toàn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Chính kỹ năng không phải người nhiễm HIV nào cũng có này đã giúp anh rất nhiều trong quá trình tham gia các hoạt động của Dự án Sáng kiến chính sách y tế, nơi anh đang công tác. Ngoài giờ làm, Thành rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tuyên truyền cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Anh còn tự mày mò học cách viết báo. Nhiều bài viết chân thực, có tính thuyết phục cao của Thành đã được đăng tải trên Tạp chí AIDS và cộng đồng, Lao động, Pháp luật… Anh cũng đã được một số giải báo chí viết về HIV/AIDS. Đặc biệt, Đồng Đức Thành còn có tổ ấm nhỏ, nơi ấy có một người vợ hiền nhiều năm gắn bó, chờ đợi anh sau mỗi buổi đi làm về…
P.L
http://baotintuc.vn/129n20110901164241569t0/18-nam-vuot-kho-cua-chang-trai-nhiem-hiv.htm
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Sống cho ngày mai
Sống tách biệt hẳn khu dân cư, ngôi nhà của mẹ con chị Lanh vắng lặng lạ thường, cây cối mọc hoang vu vào cả tận cửa nhà. Người chồng đáng thương đã qua đời vì AIDS, mẹ con chị Lanh cũng không nằm ngoài số phận đó...
 |
Ảnh: Minh họa |
Từ chồng lây sang vợ, từ mẹ lây sang con. Cả gia đình sống cùng AIDS, chiến đấu cùng AIDS. Ở cái vùng quê nghèo miền Tây Bắc, công tác tuyên truyền về HIV/AIDS còn chưa được rộng rãi, người dân còn có cái nhìn sai lệch với người có AIDS. Thế nhưng, sau nhiều lần sống chui lủi và trốn tránh, mẹ con chị Lanh đã quyết tâm quay trở về và hy vọng làm thay đổi cách nhìn nhận của những người hàng xóm. Cuộc sống lại tiếp diễn, mẹ con chị Lanh vừa kiếm sống, vừa chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ.
Đồ đạc trong nhà vỏn vẹn chiếc giường gỗ và tấm ván nhỏ kê làm bàn thờ cho chồng. Thế nhưng, từ những đau thương mất mát, người phụ nữ này có 1 nghị lực phi thường, đó là làm thay đổi cách suy nghĩ của dân làng về HIV/AIDS. Sau khi thành lập nhóm tự lực Hy Vọng, chị cùng những thành viên khác đã tới từng thôn, từng nhà để tuyên truyền về HIV/AIDS, động viên những người có AIDS gia nhập nhóm và từ bỏ ma túy. Mưa dầm thấm lâu, khi người dân đã hiểu ra và quay trở lại ủng hộ và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, động viên những người từng lỗi lầm làm lại cuộc đời.
Mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng bé Linh vẫn vui vẻ chuẩn bị sách vở cho ngày khai giảng. Được tiếp cận sớm với các dịch vụ y tế nên hiện bé vẫn khỏe mạnh bình thường. Cuộc sống dường như đã trở lại cùng với 2 mẹ con chị Lanh, vượt qua được sự mặc cảm, mẹ con chị Lanh tự tin viết tiếp một ước mơ cháy bỏng: Đó là sống vì một ngày mai tươi sáng hơn, ngày sẽ có thuốc chữa khỏi AIDS sẽ đến và chị cùng đứa con được sống dài hơn, được lao động, làm nhiều việc có ích cho xã hội.
Tác giả : Phạm Duy – Minh Hoàn
Nguồn : http://www.vtv.vn/Article/Get/Song-cho-ngay-mai-ae255c13bf.html
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Bảy, 10/09/2011, 02:25 (GMT+7)
Mẹ của những đứa con nhiễm HIV
TT - Đi qua những con hẻm chằng chịt như bàn cờ, đến cuối một xóm lao động nghèo thuộc P.21, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nơi ánh sáng mặt trời không thể lọt vào, bạn sẽ thấy một căn nhà rộng không quá 15m2.
 |
Ngày qua ngày là một chuỗi bận bịu nhưng với cô Thu không có gì là gánh nặng. Trong ảnh: cô Thu chăm sóc con gái - Ảnh: N.Nghi |
Không thể phân biệt đâu là phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp hay nhà vệ sinh, chỉ có thể hình dung nhà được chia làm hai phần. Phía trước lót gạch hoa luôn bày sẵn hai chiếc ghế xếp, nằm trên ghế là hai người một già một trẻ với đôi chân liệt và ý thức đang dần mất đi. Phía sau là cái sàn gỗ lấn ra bờ kênh Nhiêu Lộc quanh năm muỗi mòng và thoảng mùi hôi khó chịu, đó là nơi người phụ nữ khỏe mạnh duy nhất trong nhà dành ngủ nghỉ và nấu nướng, giặt giũ cho người bệnh.
Hơn 50 tuổi, cô Nguyễn Ngọc Thu chỉ có một mong ước là có đủ sức khỏe để không phải “đi trước” chồng con.
|
Hai chiếc ghế xếp và bốn người bệnh
Tám năm nay, cô Nguyễn Ngọc Thu dọn về ở trong căn nhà tuềnh toàng này bởi những tai họa cứ dồn dập ập vào gia đình cô như nước lũ. Năm 1995, chồng cô bị tai nạn giao thông liệt nửa người, cô mua chiếc ghế xếp cho chồng nằm. Năm 2002, cô bán nhà để trả nợ và thuốc thang cho chồng. Cũng năm này, cô phát hiện hai đứa con chích ma túy trong nhà tắm. Năm năm tiếp theo là khoảng thời gian cô nhọc nhằn kiếm sống và xuôi ngược Bình Phước, Bến Tre thăm nuôi các con đang cai nghiện, lắm khi phải gửi người chồng bệnh tật cho hàng xóm trông nom giùm.
Năm 2007, niềm vui đón hai con về nhà chưa được bao lâu thì cô đã phải đưa lần lượt từng đứa nhập viện. Lúc đó cô mới hay cả hai đều đã nhiễm HIV đến giai đoạn phát các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Thằng lớn nổi hạch bụng phải phẫu thuật, con em thì liệt hai chân. Chiếc ghế xếp thứ hai được đem về để con gái được nằm gần cha và cô tiện bề chăm sóc.
Đầu năm nay, cô biết thêm đứa con dâu của cô cũng dương tính với HIV. Cách đây ba tháng, một lần nữa cô tiễn con trai đi cai nghiện ma túy vì nó không vượt qua nổi những cơn đau. Chưa đầy một tháng trước, cô đưa con dâu lên Bệnh viện Nhân Ái (tỉnh Bình Phước) để điều trị bệnh AIDS giai đoạn cuối miễn phí.
Gần 15 năm qua từ khi chồng cô nằm một chỗ, cô chưa từng có một phút giây thanh thản, không biết đến một giấc ngủ ngon. Nhà năm miệng ăn nhưng chỉ có cô còn khả năng lao động. Mở mắt ra là lo bữa sáng cho người bệnh, khi cháo, khi bún, khi sữa, còn cô “một trái chuối cũng xong bữa, có hôm làm quên cả đói, đến khi nhớ ra thì đã trưa rồi”.
Xong bữa sáng, cô tất tả mượn xe chở con gái đến phòng khám Mai Khôi ở Q.3 rửa vết thương, về đến nhà thì lau mình tắm rửa cho chồng, đi chợ nấu bữa trưa, bữa tối. Từ xế trưa đến chiều tối, cô đi giúp việc cho người ta, lau nhà, giặt đồ, quét dọn, rửa chén... miễn sao có thêm thu nhập để trang trải các khoản chi phí trong gia đình. Cứ thế, đời cô quanh quẩn bên hai chiếc ghế xếp và cổng bệnh viện, cổng trường trại.
Vòng tròn yêu thương
Cô gánh gồng cái gia đình nhỏ bé của mình qua những cơn lũ dữ. Khi chồng cô bị tai nạn giao thông, cô bãi nại vì biết người gây ra tai nạn còn nghèo khó hơn mình. Khi chứng kiến con chích ma túy, đem hết đồ trong nhà đi bán, từ bình lọc nước đến bếp gas mini, từ cây búa đến cái kềm, cô đánh mắng con thì ít mà tự trách mình thì nhiều, “tại tôi lo làm ăn kiếm sống bỏ bê con cái, không cho tụi nó học hành tới nơi tới chốn nên tụi nó mới hư như vậy”.
Khi nhận được tin các con đều nhiễm HIV, cô lo nhiều hơn giận, “mũi dại thì lái chịu đòn, lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao có tiền chữa bệnh cho các con chứ không quan tâm người ta sẽ nhìn gia đình mình như thế nào”. Con trai lớn bệnh, một thân cô chở đi hết bệnh viện này đến phòng khám khác xin giúp đỡ. Con gái út bị liệt, một tay cô ẵm bồng mặc cho chất thải, vết thương làm mủ có thể lây bệnh cho cô bất cứ lúc nào. Con dâu ốm, cô cũng chăm sóc, liên hệ bệnh viện nhờ chữa trị.
Hàng xóm láng giềng thấy cô vất vả nên thường đến thăm hỏi, người cho vài chục một trăm, người cho gạo mắm. Chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội biết hoàn cảnh của cô cũng cho các khoản trợ cấp, giới thiệu chỗ làm để cô tự lực nuôi sống gia đình. “Hằng tháng cô Thu được nhận trợ cấp gia đình khó khăn 240.000 đồng, chồng cô là cựu thanh niên xung phong nên được Ban liên lạc cựu thanh niên xung phong Q.Bình Thạnh hỗ trợ thêm 150.000 đồng/tháng, chúng tôi cũng tìm cách giới thiệu cô đến giúp việc cho hai gia đình để cô có thêm thu nhập” - cô Trương Thị Nhu, cán bộ UBND P.21, Q.Bình Thạnh, đồng thời là chủ nhiệm nhóm giúp đỡ người nhiễm HIV Phát Tâm, cho biết.
Điều đặc biệt là với số tiền được biếu tặng, cô Thu chia sẻ với những người khó khăn hơn cô. Đó là cô bé hàng xóm nhiễm HIV bị gia đình ruồng bỏ không chốn nương thân. Đó là cháu nhỏ có cha mẹ chết vì bệnh AIDS không còn người thân thích. Căn nhà nhỏ chật chội hơn nhưng bắt đầu có tiếng cười. Được người giúp rồi lại giúp người, cái vòng tròn ấy đã tạo nên sự sống trong ngôi nhà quá nhiều đau thương này. Ở những nơi tối tăm, nghèo khổ như thế này, người ta vẫn có thể nhìn thấy và chạm vào được hai chữ “yêu thương”...
NGUYÊN NGHI
http://tuoitre.vn/nhip-song-tre/tinh-yeu-loi-song/455163/me-cua-nhung-dua-con-nhiem-hiv.html
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Mạnh mẽ hơn sau nhiễm HIV
Thứ hai, 10/10/2011, 10:43(GMT+7)
GiadinhNet - Gần 1 năm gặp lại chị sau cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng", tôi ngỡ ngàng khi thấy chị năng động, trẻ trung hơn cả lúc tham dự cuộc thi.
Gương mặt luôn nở nụ cười chứ không mang dáng vẻ lo lắng, âu sầu như trước. Chị là Vũ Thị Toan, tư vấn viên ở Phòng khám ngoại trú, Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh Thái Bình.
Dù mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng chị Toan vẫn luôn mỉm cười. Ảnh: P.T
|
Hạnh phúc mong manh
10 năm trước, chị Toan kết hôn với chàng trai cùng thôn. Hai năm sau, đứa con gái ra đời càng làm tổ ấm của chị thêm bền chặt. Để con gái lớn lên được bằng bạn bằng bè, vợ chồng chị quyết định xa nhau một thời gian để chồng đi xuất khẩu lao động. Nhưng không hiểu tại sao trước khi "bay", sức khoẻ của chồng bỗng dưng có "vấn đề". Đầu tiên là những bệnh lặt vặt, sốt...
Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng đến chuyến xuất ngoại xa xứ làm ăn của chồng. Một thời gian sau, cơ thể chị Toan cũng xuất hiện những triệu chứng giống hệt chồng: Tiêu chảy, sốt, sụt cân, thậm chí có lúc sụt đến 13kg. Người ở làng đồn đoán mẹ con chị Toan bị HIV từ những triệu chứng trên.
Chồng không có nhà, chị Toan vừa vật vã trải qua bệnh tật, đau đớn vì phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. Chị Toan nhớ lại: "Người ta đồn mình mắc bệnh, đi ra đường họ nhìn bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến em và gia đình. Nhà nghèo, em phải đi bán hàng cho dì ở Hà Nội, nhiều người độc miệng bảo em đi làm ca ve. Một thời gian dài mẹ con em tự nhốt mình trong nhà, tách ra khỏi cộng đồng".
Chưa dừng lại ở đó, có người ác miệng còn đồn chị Toan lây bệnh sang cho chồng. Tin này đến tai bố mẹ chồng khiến chị bị chì chiết, tra hỏi. Lúc đó, chị chỉ muốn tìm đến cái chết để giải thoát, nhưng mỗi lần nhìn thấy con gái chị lại gắng gượng sống. Cứ thế, chị Toan lầm lũi sống để chăm sóc con, đợi chồng về minh oan.
Một năm sau chồng chị Toan bị công ty thải hồi về Việt Nam vì xác nhận nhiễm HIV. Lúc này, chị Toan mới dám đi xét nghiệm. Ngày nhận kết quả dương tính với HIV từ tay bác sĩ, chị gần như sụp đổ. Trước đây, nghe người làng đồn đoán, chị mặc kệ vì tin vào sự trong sạch của mình. Nhưng giờ thì không thể sai vào đâu được nữa. Chị khóc cạn nước mắt ở bệnh viện, lầm lũi về nhà và cắt đứt hết quan hệ bạn bè.
Vợ chồng chị Toan đưa con đi xét nghiệm nhưng số phận đã không mỉm cười với con gái. Cháu bé chung số phận với bố mẹ. Không tin vào sự thật nghiệt ngã này, chị lại ôm con ra bệnh viện tỉnh, rồi bệnh viện lớn ở Hà Nội xét nghiệm tới lui mấy lần nữa để rồi phải chấp nhận sự thật vì ba lần cháu đều có kết quả giống nhau.
Sau một thời gian về nước, chồng chị Toan thẳng thắn thú nhận với cha mẹ rằng bệnh tật do anh lây cho vợ con.
Đem đời mình lên sân khấu
Có lần, một cô gái tên T đến khám tại phòng khám. Khi lấy máu xét nghiệm, chị Toan không dùng găng tay mà nắm lấy tay T. T giằng ra hét lên: "Chị mặc em!". Ngồi ở phòng đợi, T khóc không ngớt. Chị lại gần chia sẻ: "Bạn nhìn Toan đây. Toan cũng như bạn, chồng qua đời, con thì bệnh, thất bại điều trị bậc 2 mà vẫn phải cố sống". Sau lần đó, T đến nói với chị: "Không có chị hôm ấy thì T sẽ tự tử vì chẳng biết phải sống thế nào nữa". Giờ đây, T vẫn khỏe mạnh với các đợt điều trị và trở thành người bạn rất thân của chị Toan.
|
Sau một thời gian dài đắm chìm trong đau khổ, nước mắt, vợ chồng chị Toan xác định vẫn phải sống, phải tồn tại và phải sống có ý nghĩa. Chị Toan đi tìm những người đồng cảnh ngộ lập nên nhóm "Vì ngày mai tươi sáng" ở tỉnh Thái Bình. Trong những buổi tuyên truyền phòng chống AIDS, chị đã lấy chính bi kịch cuộc đời mình ra dựng nên vở chèo và diễn viên chính là hai vợ chồng chị.
Sân khấu chèo Câu lạc bộ văn nghệ Hương Lúa của người nhiễm HIV sôi nổi hơn khi cả nhà chị cùng tham gia. Nhiều người khi xem vở diễn đã bật khóc bởi lối diễn mộc mạc, chân thực của dàn diễn viên nghiệp dư này. Trên sân khấu, họ diễn vở hát đời mình, cay đắng đau thương bao nhiêu cũng gom vào đấy cả.
Hai vợ chồng vừa mới tìm được hướng đi mới cho cuộc sống thì bất hạnh lại ập xuống. Năm 2008, chồng chị mất, để lại vợ con bơ vơ. Chị Toan đau đớn, suy sụp, lo lắng nhưng vẫn gắng tham gia sinh hoạt CLB để con có được thuốc điều trị.
Chưa hết, khi con chị đến tuổi đi học lại vấp phải sự kỳ thị của mọi người. Thuyết phục được nhà trường nhận con vào học, nhưng chị lại buồn rầu khi biết rằng con gái đến trường lại không được chơi cùng với các bạn. Lúc nào con cũng thui thủi một mình. Nhiều lúc nhìn con ra ngoài chơi rồi lại đi về mặt buồn, chị thấy đắng lòng. Để giúp con hòa nhập cộng đồng, chị tìm đủ mọi cách để xin tổ chức các buổi tuyên truyền về HIV ở địa phương. Qua các buổi truyền thông, sự kỳ thị đã dần xóa bỏ. Giờ đây, con gái của chị học lớp 4, cháu rất xinh, học giỏi. Cô giáo chủ nhiệm lúc nào cũng chăm sóc cháu, còn các bạn không còn ghét bỏ, xa lánh như trước. Mặc dù mới 9 tuổi nhưng cháu rất ý thức về bệnh của mình, biết khi chảy máu phải tự băng để không lây cho bạn và tự nhớ giờ uống thuốc đều đặn hàng ngày.
Sau ngày tham gia cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng”, chị Toan tích cực hơn với vai trò là tư vấn viên ở Phòng khám ngoại trú, Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh Thái Bình. Mỗi buổi sáng, chị ngồi tiếp hàng chục bệnh nhân mới đến khám lần đầu hoặc nhận kết quả xét nghiệm. Chị đưa chính bản thân mình, căn bệnh, nỗi đau của mình để giúp những người nhiễm bệnh nhận ra cuộc sống không kết thúc ở tờ giấy kết quả xét nghiệm. Có ngày, chị tiếp đến vài chục bệnh nhân, nghe những bi kịch gia đình họ mà vẫn phải mỉm cười, nước mắt trôi ngược vào trong. "HIV thực sự đã giúp em mạnh mẽ hơn. Em cũng muốn giúp những người cùng cảnh ngộ mạnh mẽ lên từ chính căn bệnh của mình", chị Toan tâm sự.
Chị Toan lấp đầy thời gian của mình bằng những ngày làm việc ở bệnh viện, những buổi đi tuyên truyền, nói chuyện về HIV hoặc đến chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. Bố mẹ chồng hiểu con dâu nên cũng tạo điều kiện để chị có thể làm được những việc tốt mà chị yêu thích.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Cựu "trùm giang hồ" Toán "ết" làm ông chủ
(Dân Việt) - Từ một trùm giang hồ mang trong mình căn bệnh thế kỷ, Nguyễn Viết Toán quyết tâm làm lại cuộc đời và đi vào thương trường để giúp những người cùng cảnh ngộ.
Hồi sinh cuộc đời
Năm 2008, tôi từng gặp Toán tại quê nhà của anh ở thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Ngày đó, khi một cán bộ xã Hải Vĩnh gọi điện cho tôi, bảo địa phương có một thanh niên từng là trùm giang hồ và đang nhiễm HIV giai đoạn cuối, vừa cưới vợ là một cô gái trẻ khỏe và đức hạnh, tôi lập tức tìm về.
 |
Anh Toán và vợ.
|
Cảm phục trước thiên tình sử của Toán và cô gái, tôi đã viết phóng sự “Trùm giang hồ và cổ tích tình yêu” đăng trên Báo NTNN vào tháng 12.2008. “Bài báo giúp vợ chồng mình được nhiều người động viên, giúp đỡ, nên có thêm nghị lực để gây dựng cơ nghiệp”- Toán kể.
Hồi sinh nhờ tình yêu
Sau gần 3 năm gặp lại, Toán vẫn khỏe mạnh, thân thể rắn chắc không khác nào một thanh niên chuyên nghiệp luyện võ. Nhìn Toán không ai ngờ gần 4 năm trước, anh đã nhiễm HIV giai đoạn cuối với thân thể lở loét, tiều tụy.
Tôi chưa kịp hỏi han thì Toán đã phấn khởi khoe việc làm ăn khấm khá của mình. So với năm 2008, Toán có rất nhiều cái mới, đáng kể nhất là từ hai bàn tay trắng anh đã trở thành ông chủ của một cơ sở đúc chậu cảnh lớn ăn nên làm ra ở TP. Đông Hà. Với một người bình thường, thành tích đó đã đáng nể, huống hồ anh từng là một người cận kề cái chết đứng dậy xây dựng cơ nghiệp.
Năm 2007, Toán từ miền Nam trở về nhà để sống những ngày cuối đời khi căn bệnh HIV trong anh bước vào giai đoạn cuối. Đây là hậu quả của những chuỗi ngày anh sa chân vào băng nhóm giang hồ khét tiếng “Quạ đen” ở Phú Riềng (Phước Long, Bình Phước).
Một thời gian dài làm đại ca của băng “Quạ đen”, cùng đồng bọn thực hiện hàng loạt cuộc thanh toán đẫm máu để kiếm tiền chích hút ma túy, Toán và 12 đàn em của mình bị lây nhiễm HIV. Khi băng “Quạ đen” bị công an triệt phá, Toán và đám đệ tử bị đưa vào trại cải tạo nhưng rồi được cho ra trại ngay sau đó do sự sống chỉ còn tính bằng ngày.
Sau nhiều lần tìm đến cái chết nhưng bất thành, Toán trở về nhà nhờ gia đình lo hậu sự. Nhưng rồi tình yêu kỳ diệu của người con gái Huế Lê Thị Tường Vân và sự quan tâm chia sẻ của nhiều người đã giúp anh có nghị lực sống để chiến thắng bệnh tật.
Từ khi Vân bỏ ngoài tai sự khuyên ngăn và cả sự dọa dẫm của gia đình, họ hàng để làm đám cưới với Toán vào ngày 13.11.2008, cuộc đời anh bắt đầu hồi sinh mãnh liệt. “Nhiều năm liền mặc dù mang bệnh “ết” nhưng rất ít khi mình ốm đau. Vui nhất là giờ vợ chồng mình đã có con nuôi, con mình ngoan lắm”- Toán kể.
Bước vào thương trường
Gần 3 năm nay, Toán nổi tiếng khắp Quảng Trị cũng như khu vực Bắc miền Trung bởi những mẫu chậu cảnh độc đáo. Thị trường không ngừng được mở rộng nên doanh thu ngày càng được nâng cao. Toán bảo, nghề làm chậu cảnh đã giúp anh khẳng định mình trên thương trường và tạo điều kiện để anh giúp đỡ những người nghèo khó và những người cùng cảnh ngộ.
 |
Cơ sở đúc chậu cảnh của Toán trên đường Lê Thánh Tông, TP. Đông Hà.
|
Ngay sau khi cưới vợ, Toán mở xưởng làm chậu cảnh, bình hoa ngay tại nhà để tạo công ăn việc làm cho mình. Những chậu cảnh do anh làm được mọi người khen đẹp và mua về trưng. Hữu xạ tự nhiên hương, tên tuổi của Toán và những sản phẩm của anh nhanh chóng được nhiều người trong tỉnh biết đến. Không bao lâu sau ngày cơ sở của Toán đi vào sản xuất, sản phẩm đã được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh.
Sau khi tạo được sản phẩm uy tín trên thị trường, Toán bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ những người nghèo khổ. Anh đầu tư mở rộng xưởng để đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho gần 10 người dân nghèo trong vùng. Những nông dân chân lấm tay bùn sau một thời gian được Toán dạy nghề đã nắm vững kỹ thuật đúc chậu cảnh. Tất cả những “chiêu độc” trong nghề Toán học hỏi từ nhiều nơi lần lượt được anh truyền dạy cho học trò. Ngoài được truyền nghề miễn phí, lao động tại cơ sở của anh còn được trả công cao, nên có điều kiện để thoát nghèo.
Một thời gian sau, Toán quyết định vay vốn ngân hàng di dời cơ sở đúc chậu cảnh của mình lên TP.Đông Hà để việc sản xuất kinh doanh thêm phần thuận lợi, nhất là để có điều kiện tiếp sức cho những người cùng cảnh ngộ. Được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Quảng Trị cho vay vốn, Toán triển khai làm chậu cảnh quy mô lớn. Anh là người đầu tiên trong số những người nhiễm HIV ở tỉnh Quảng Trị mạnh dạn lập dự án vay vốn mở cơ sở sản xuất.
Hàng ngày trong khi nhiều cơ sở đúc chậu cảnh ở Đông Hà ế ẩm thì cơ sở của Toán luôn tấp nập khách đến mua, đặt hàng. Hiện cơ sở đang giải quyết việc làm cho gần 10 lao động với thu nhập từ 4,5- 7,5 triệu đồng/ người/ tháng.
Chỉ tay vào những chậu cảnh bắt mắt với những họa tiết tinh xảo, Toán bảo sở dĩ sản phẩm của anh có thể “làm mưa làm gió” trên thị trường là do được thiết kế độc đáo, không “đụng hàng” với sản phẩm của bất cứ cơ sở nào. Tất cả chậu cảnh đều được đúc theo mẫu anh kỳ công thiết kế bằng máy tính nên sản phẩm nào cũng hoàn hảo. Vì vậy, hàng ngày trong khi nhiều cơ sở đúc chậu cảnh ở Đông Hà ế ẩm thì cơ sở của Toán luôn tấp nập khách đến mua, đặt hàng.
Hiện cơ sở đang giải quyết việc làm cho gần 10 lao động với thu nhập từ 4,5- 7,5 triệu đồng/ người/ tháng. “Mình đang đi đến nhiều nơi để gặp những người nhiễm HIV mời họ về cơ sở của mình để học nghề và làm việc. Dự kiến thời gian tới cơ sở sẽ tạo việc làm cho khoảng 50 lao động”- Toán kể, đôi mắt ánh lên niềm tự tin.
Không sống cho riêng mình
Sau khi có chỗ đứng trên thương trường, Toán tích cực đứng ra giúp đỡ những người bị HIV ở Quảng Trị. Với cương vị Chủ nhiệm Câu lạc bộ Yêu Thương, anh thường xuyên tư vấn cho cộng đồng về HIV, phát quà cho người nhiễm HIV ở bệnh viện, đến từng nhà chăm sóc người bệnh. Khó có thể ngờ được rằng, Toán đã dành phần nhiều thu nhập của mình để làm kinh phí cho những việc làm ý nghĩa này.
Giờ đây, mình phải sống, sống khỏe vì những người xung quanh, chứ không phải sống cho riêng mình.
Anh Nguyễn Viết Toán
Toán kể, tính cách của những người bị nhiễm HIV rất thất thường. Muốn hòa hợp với họ, phải lắng nghe tâm tư, tìm hiểu tính tình, thói quen của từng người để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. “Quan trọng nhất là việc làm của mình phải xuất phát từ sự bao dung, chân thành”- Toán tâm sự.
Với suy nghĩ đó, Toán luôn có mặt kịp thời động viên, an ủi khi các bệnh nhân đau ốm, muộn phiền. “Họ thường phải chịu sự xa lánh, kỳ thị nghiệt ngã từ cộng đồng, thậm chí từ chính những người thân thiết, ruột thịt. Đó chính là nguyên nhân dồn đẩy họ vào tâm trạng cùng quẫn, bế tắc, dẫn đến phản ứng tiêu cực như trả thù đời”- anh cho biết.
Toán khẳng định rằng, kỳ thị và không hiểu về HIV thì có sự giải thích và tuyên truyền rồi người ta sẽ hiểu. Điều khiến anh trăn trở nhất trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV chính là việc làm. Phải có việc làm, họ mới đảm bảo được cuộc sống của mình, mới có niềm tin để sống. Chính vì thế mà anh chưa bao giờ thấy mệt mỏi trong hành trình tạo việc làm cho những người nhiễm HIV trên địa bàn.
An Sơn
http://danviet.vn/61394p1c25/cuu-trum-giang-ho-toan-et-lam-ong-chu.htm
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Những tay kéo nữ chống HIV
03/11/2011 | 19:04
(Dân Việt) - Đội cắt tóc vỉa hè đường Cù Chính Lan (TP.Hải Phòng) có 6 người thì có 3 tay kéo nữ. Sống nơi vỉa hè, các chị không những trụ lại được mà còn là tuyên truyền viên tích cực phòng chống HIV/AIDS.
“Hoa mọc giữa rừng gươm”
Ở đâu thì không biết nhưng ở cái đất Cảng, mà lại ở khu bến Bính cũ nổi tiếng nhiều đàn anh đàn chị một thời này, vẫn có những người phụ nữ gan góc trụ được trong thế giới làm ăn của riêng đàn ông. Có lẽ vì thế mà người ta ví họ như “hoa mọc giữa rừng gươm”.
 |
Chị Ngân vừa cắt tóc cho khách, vừa “thủ thỉ” tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
|
Lọt thỏm giữa đám mày râu cắt tóc vỉa hè, chị Nguyễn Thủy Ngân và 2 đồng nghiệp nữa đang hàng ngày mưu sinh. Tay kéo nữ khó bắt nạt nhất và cũng là người đầu tiên tôi gặp là chị Ngân. Chị Ngân ra vỉa hè cắt tóc được 6 năm nay nhưng tay nghề chị đã hơn 10 năm rồi.
Cơ ngơi của chị cũng giản đơn như bao đồng nghiệp khác, chỉ vẻn vẹn chiếc gương soi, chiếc ghế ngồi, bộ dao kéo và tông đơ. Quán của chị lúc nào cũng đông khách, chị làm miệt mài từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì vậy mà các đồng nghiệp nam ghen ghét tìm mọi cách loại trừ các chị khỏi vỉa hè.
Chị Ngân nói: Nhớ lại những ngày đầu đem ghế ra cắt tóc vỉa hè, không ít đồng nghiệp nam chơi xấu, nhổ hết đinh trên tường, không còn chỗ mắc bạt hay treo gương. Họ nhổ đi, chị lại đóng lại. Không dừng ở đó, họ còn thuê trẻ con ra đái bậy vào ban đêm… Chị phải ở lại rình, sau nhiều đêm mới bắt quả tang, họ mới hết cãi, chịu để chị làm ăn yên ổn.
Tôi hỏi chị Ngân sao chị không mở tiệm như những phụ nữ mà lại chọn cắt tóc nơi vỉa hè? Ánh mắt vốn buồn của chị Ngân lại buồn thêm. Chị kể, trước kia, chị học nghề ở Hà Nội một thời gian dài rồi về Hải Phòng mở tiệm. Nhưng không tiền thuê địa điểm nên chị liều mình xách đồ nghề ra vỉa hè cắt tóc kiếm kế sinh nhai. Giống chị Ngân, Thu Phương đã có thâm niên cắt tóc vỉa hè ngót nghét 13 năm, còn Thuý “béo” mới mang ghế ra ngồi hơn năm nay.
Tuyên truyền viên phòng chống HIV/AIDS
Chị Ngân bảo, đã rất nhiều lần chị muốn bỏ nghề cho xong nhưng lại nghĩ vì mưu sinh chị phải bám trụ với nó đến cùng. Trung bình một ngày, mỗi chị thu nhập khoảng 200.000 đồng. Nhờ đó, chị nuôi được cả gia đình.
Hàng ngày, các chị phải tiếp xúc với đủ hạng người và phải nghe đủ những lời ong bướm của các ông khách già, trẻ không mấy tế nhị. Thế nhưng, chị Ngân vẫn cười xoà: “Họ mới chính là đối tượng để tuyên truyền về HIV. Mỗi một người lắng nghe, tức là chúng tôi đã góp được công sức nhỏ bé trong việc tuyên truyền phòng chống đại dịch”.
Thông qua Sở Y tế và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ, những tay kéo nữ như chị Ngân, Phương, Thuý giờ đây đã trở thành tuyên truyền viên phòng chống HIV/AIDS, các chị cũng kiêm luôn làm tuyên truyền viên phòng, chống các căn bệnh thế kỷ.
Quanh khu vực làm việc của các chị có các câu hỏi: Bao cao su có ích gì?”, HIV/AIDS là gì? Nếu khách muốn biết câu trả lời sẽ nhận được những lời giải thích, tư vấn tỉ mỉ không chỉ về cách sử dụng bao cao su, mà còn tường tận về các con đường lây nhiễm của căn bệnh, cách phòng chống HIV/AIDS, về chuyện sinh hoạt tình dục an toàn…
Ngoài ra, các chị còn tuyên truyền, tư vấn, phát tờ rơi, chỉ dẫn các địa chỉ xét nghiệm HIV cho khách hàng. Mỗi năm hai lần, các chị đều được đi tham dự các khóa huấn luyện kiến thức phòng chống AIDS.
Bùi Hương
http://danviet.vn/64167p1c24/nhung-tay-keo-nu-chong-hiv.htm
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Đứng dậy từ đớn đau
03/11/2011 20:12
|
Nguyễn Viết Toán đã tìm lại con đường sáng cho chính mình - Ảnh: Nguyễn Phúc |
Sau một thời gian lăn lộn ở xứ người, trở về quê khi có HIV, mọi thứ dường như chỉ còn là dấu chấm hết cho cuộc đời Nguyễn Viết Toán (33 tuổi).
Nhưng rồi anh đã được đánh thức bởi tình yêu và khát khao tìm lại cuộc sống bình yên trong mái nhà có vợ, có con.
Chỉ có thể là tình yêu
Trở về quê cũ và nghĩ mình sắp chết, nên với Toán (ở thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, H.Hải Lăng, Quảng Trị), bầu trời như đổ ụp, đến cả dòng Vĩnh Định xưa hiền hòa mà giờ với Toán cũng đục ngầu hay cánh đồng lúa bát ngát một thuở chăn trâu kia cũng chỉ là vô nghĩa. “Thôi thì cứ sống thôi, vật vờ cho qua ngày đoạn tháng” - Toán rùng mình nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vọng nhất của cuộc đời.
Trốn ở trong nhà mãi, chứng “buồn chân buồn tay” của chàng trai gốc nhà nông vốn hay lam hay làm lại trỗi dậy trong anh. Toán bắt đầu học làm chậu cảnh. Trong một lần vào đúc chậu tại chùa Hương Vân (xã Hương Vân, Thừa Thiên - Huế), đời Toán đã bước sang ngã rẽ khác. Tại đây anh đã gặp tình yêu mà ông trời hào phóng ban cho anh, đó là một cô gái Huế tên Lê Thị Tường Vân. Anh Toán thật thà kể lại: “Thích thì thích vậy thôi chứ nào dám nói. Với hoàn cảnh của tôi lúc ấy, thật khủng khiếp khi nghĩ đến hai chữ tình yêu. Ai dám yêu một người vừa bệnh tật vừa không một xu dính túi như tôi?”.
Nhưng chị Tường Vân đã không nghĩ như anh, bởi không biết tự bao giờ chị đã cảm mến chàng thanh niên thấp đậm, chỉ biết quần quật làm việc và dẫu có cạy miệng cũng chẳng nói được lời nào. Dường như căn bệnh của anh Toán đang mắc phải chỉ làm cho tình yêu của chị Tường Vân lớn thêm mà thôi. “Khi nghe thầy trụ trì kể về hoàn cảnh của Toán, tôi đã bật khóc và ngay lúc ấy ý nghĩ trao gửi cuộc đời cho anh đã choán hết tâm trí tôi” - chị Vân hồi tưởng.
Khỏi phải nói cũng biết rằng gia đình, bạn bè của chị Vân đã phản đối, ngăn cản tình yêu của hai người kịch liệt như thế nào. Ai cũng nói chị Vân có nhan sắc, thiếu gì cơ hội mà phải ôm một cục nợ vào thân. Nhưng bỏ ngoài tai tất cả, cuối năm 2008, một lễ cưới đã diễn ra. Vào thời điểm đó, đám cưới của họ tuy không linh đình nhưng đã làm chấn động cả H.Hải Lăng, rất nhiều người rơi nước mắt khi biết được chuyện tình như cổ tích ấy.
Giải bài toán cuộc đời
Sau một khoảng thời gian làng nhàng làm chậu cảnh ở quê, Toán bắt đầu vạch ra nhiều bước táo bạo để “giải bài toán của cuộc đời mình”. Anh chọn cách ra TP Đông Hà để mưu sinh. Sau khi vay vốn tại ngân hàng, cộng thêm sự giúp đỡ của bạn bè anh em, hai vợ chồng Toán dắt díu nhau ra chốn thành thị để mở xưởng làm chậu cảnh. Gặp đôi vợ chồng nghị lực trong cơ ngơi nho nhỏ trên đường Lê Thánh Tông (KP.10, P.5, TP Đông Hà), Toán vẫn nhoẻn miệng cười nói rằng: “Nếu so với cách đây 4 năm, đây quả là một kỳ tích”.
Một mình anh Toán lủi thủi với đống xi măng, cát sạn, tỉ mẩn tô vẽ những chậu cảnh, còn chị Vân lo cơm nước hằng ngày. “Nghề này kén thợ nhưng khi đã được ưa chuộng thì hàng làm không hết. Bây giờ chỉ khi nào người ta đặt hàng tôi mới làm, chứ không làm ra rồi dài cổ chờ người đến mua như dạo trước” - anh Toán thổ lộ. Cũng theo anh, năm rồi, trừ hết mọi chi phí, gia đình cũng đã tiết kiệm được vài chục triệu đồng…
Không chỉ “giải toán” cho đời mình, Toán còn giúp những người cùng cảnh ngộ vượt qua khó khăn. Bởi hiện trong xưởng của Toán có 7 nhân công thì 3 trong số đó có HIV như anh. Anh Toán bảo có lẽ do đồng cảnh ngộ, nên họ đã tìm đến anh và tận trong thâm tâm anh cũng rất vui khi có họ là đồng nghiệp, bầu bạn.
Khi đã tự tin với một gia đình đầm ấm, một công việc ổn định, anh không ngại ngần nhắc đến mình là một người có HIV. Chính anh cũng là một thành viên xông xáo trong CLB “Yêu thương” quy tụ những người bệnh ở TP Đông Hà. Nơi đó anh được là chính mình, được chia sẻ và được giúp đỡ người khác.
Trong cái lán ọp ẹp của vợ chồng anh Toán, nay đã có tiếng cười trẻ thơ khi anh chị vừa nhận nuôi một bé gái 4 tuổi. Họ quấn quýt lấy nhau dẫu trong bộn bề gian khó, dẫu ngày mai chưa biết sẽ ra sao. Trong ráng chiều thành phố, Toán ôm con vào lòng và thốt lên rằng: “Tôi là người đàn ông hạnh phúc nhất”.
Nguyễn Phúc
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111103/dung-day-tu-don-dau.aspx
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-05-2011(UTC) Bài viết: 180
Cảm ơn: 3 lần Được cảm ơn: 29 lần trong 27 bài viết
|
Nghị lực của những người mẹ có H
(CAND) - Họ là những người mẹ bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS từ chồng, đơn độc nuôi con giữa bộn bề lo toan, kỳ thị nhưng vẫn giữ được niềm lạc quan, yêu đời, vươn lên phát triển kinh tế. Những con người một thời tưởng đã buông xuôi cho số phận ấy giờ trở thành những tấm gương tiêu biểu trong
các hoạt động tình nguyện "Vì ngày mai tươi sáng"...
Bước qua bản án "tử hình"
Ở xóm Sông Cầu 2, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhắc tới chị Nguyễn Thị Liễu không ai là không biết. Chị là người phụ nữ đầu tiên bị phát hiện lây nhiễm HIV từ chồng của xã Hóa Thượng. Và nổi tiếng nữa có lẽ là chị được lọt vào vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu có H và sau đó thành lập Câu lạc bộ "Vòng tay nhân ái" của
huyện Đồng Hỷ.
So với 1 năm trước khi tôi gặp chị Liễu ở cuộc thi Hoa hậu có H thì lần này về Hà Nội nhìn chị tươi tắn hơn, duyên dáng hơn. Chị có gương mặt ưa nhìn, đôi mắt đẹp, nụ cười rạng rỡ. Cách đây không lâu, khi tôi điện thoại cho chị, ở đầu dây bên kia chị hồ hởi khoe: "Sau khi đi thi về, mình đã thành lập CLB "Vòng tay nhân ái" với 50 thành viên. Công việc kinh doanh bận rộn, nhưng mình thấy rất vui và mãn
nguyện khi thành lập được CLB".
Niềm ước nguyện bao năm đã thành hiện thực khiến chị Liễu thấy rất hạnh phúc. Cái tên "cô chủ nhiệm" được các thành viên trong CLB trìu mến nhắc tới khi có người hỏi về chị. Để có được ngày hôm nay, chị Liễu đã phải trải qua những ngày "sống mà như chết" vì bị "sốc", bị kỳ thị. "Mình đã thoát được “bản án tử hình" từ những ngày tăm
tối đó" - chị Liễu run run khi kể về quá khứ…
18 tuổi lấy chồng, 23 tuổi phát hiện bị nhiễm HIV từ chồng, cuộc đời của chị Liễu tưởng đã chấm hết. "Em như người mang án tử hình từ giây phút đó chị ạ. Ruộng vườn, nhà cửa bỏ mặc. Đầu óc trống rỗng, chỉ nhìn con mà khóc. Đến nỗi trong nhà chẳng còn hạt gạo để ăn, mọi người đều xa lánh, người nhà đến cho cơm, cho thức ăn cũng chỉ để ở hiên rồi đi về. Lúc đó chỉ muốn chết" - chị Liễu rút từ gan ruột ra với
tôi.
Chồng bập vào ma tuý, rồi gieo rắc căn bệnh thế kỷ cho vợ, cả làng đồn đại, chỉ trỏ khiến họ không sao ngẩng đầu lên được. Sau 3 tháng đóng cửa ở trong nhà, một hôm vừa tỉnh giấc, chị chợt nghĩ: "Bố nó thế kia, nếu mình cũng vậy thì làm gì để sống, ai nuôi con?". Chị như chợt tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nhưng sự đời chẳng như chị mong ước. Sự kỳ thị khiến vợ chồng chị phải bỏ nơi "chôn nhau cắt rốn" để vào vùng kinh tế mới ở Bình Phước lập nghiệp. Sẵn có nghề làm bún, lại chịu thương chịu khó nên chẳng mấy chốc vợ chồng chị đã mua được đất xây
nhà, kinh tế ngày một khấm khá.
 |
Chị Liễu đi thi Hoa hậu có H và hiện kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng. |
Nhưng bất hạnh vẫn chưa thôi bám riết lấy gia đình chị. Chút hy vọng cuối cùng đã dập tắt khi đứa con bé bỏng sau 18 tháng tuổi đi xét nghiệm bị dương tính với HIV. Tiếp đó, năm 2007, sức khỏe chồng chị suy sụp rất nhanh vì đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Thương chồng, chị lại quyết định bán tất cả nhà cửa, đất đai trở về quê vì muốn
khi chết, phải chôn cất anh ở quê hương.
Trước lúc nhắm mắt, chồng chị nắm đôi bàn tay xanh xao của vợ mà khóc. Anh ngàn lần xin lỗi chị, anh gây ra tội mà chị không một lời trách móc, oán thán, vẫn vất vả để anh kéo dài sự sống, nhìn
ngắm các con khôn lớn.
Kể từ ngày chồng ra đi, chị như bước hụt thêm một lần nữa. Nhưng nghị lực trong người phụ nữ này chưa khi nào tắt. Chị bảo rằng, chị sống là vì con, chị sẽ làm tất cả vì con, phải nhìn con mà sống. Chị phải sống khỏe mạnh để nuôi con. Vừa quần quật với 9 sào ruộng, chị vừa chạy chợ kiếm thêm. Rồi chị thuê được một cửa hàng ở mặt đường và kinh doanh vật liệu xây dựng. Cửa hàng kinh doanh ngày một phát đạt, khách hàng tìm đến với chị ngày một đông, sự kỳ thị với những người có H giờ không ai nhắc tới nữa. Chỉ nghĩ đến đó thôi, chị Liễu đã
mỉm cười hạnh phúc.
Sau những đắng cay đã trải qua, chị đã có thể yên tâm với cuộc sống hiện tại khi con trai lớn học lớp 8, con gái nhỏ lên lớp 4, chúng đều ngoan và chăm chỉ học tập. Bận rộn với công việc Chủ nhiệm CLB Vòng tay nhân ái, chị Liễu còn tích cực tham gia nhóm "Hoa Hướng
Dương", "Vì ngày mai tươi sáng" của tỉnh Thái Nguyên.
Nghị lực diệu kỳ
Trải lòng với tôi, Nguyễn Thị Hải Yến, ở phường Cam Giá, TP Thái Nguyên khiến tôi rất cảm phục về nghị lực phi thường của mình. Yến đón nhận tin mình nhiễm HIV từ chồng khi cô vừa sinh đứa con đầu lòng ở cái tuổi 22. Và chỉ một thời gian ngắn sau, chồng cô qua đời vì căn bệnh thế kỷ, khi đó con gái mới được 6 tháng tuổi. Người mẹ trẻ
đã vô cùng tuyệt vọng khi phải đối mặt với "bản án" nghiệt ngã.
Cũng giống như chị Liễu, Yến đã có khoảng thời gian mà theo cô là kinh khủng và tồi tệ nhất, cô đã mất phương hướng, bi quan, tuyệt vọng và lúc nào cũng trong trạng thái mình… sắp chết. Điều gì đã giúp Yến lạc quan và thành công như ngày hôm nay? "Đó chính là cô con gái bé nhỏ" - Yến cho biết. Hạnh phúc nhất của người mẹ này là con gái
không bị lây nhiễm HIV.
Bước ra từ bóng tối, Yến đã sốc lại tinh thần, rũ bỏ được buồn đau và sáng lập ra nhóm "Tự lực" của người có HIV đầu tiên tại tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay cô là Nhóm trưởng Nhóm "Vì ngày mai tương sáng" tại Thái Nguyên và là đồng đẳng viên của Quỹ toàn cầu tại Thái Nguyên; đã từng tham gia Hội nghị ICAAP tại Sri Lanka 2005, trong Hội nghị có bài phát biểu về quyền phụ nữ có HIV. Ngoài công việc của nhóm, Yến sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh vải cùng gia đình chồng, kinh tế
khá ổn định.
Chia sẻ, giúp đỡ những phụ nữ có H cùng hoàn cảnh trong nhóm, hằng tuần, CLB của chị Liễu đều nhóm họp. Những thành viên nào ốm đau, khó khăn đều được các thành viên trong nhóm trợ giúp, thăm
hỏi. Với những người bệnh AIDS qua đời, họ đến giúp người nhà khâm liệm…
Nhóm "Vì ngày mai tươi sáng" của Yến hiện có hàng trăm thành viên, trong đó có rất nhiều người mẹ, người vợ đang đơn độc nuôi
con nhưng biết vươn lên như chị Toan, chị Thủy…
Bằng việc tương trợ lẫn nhau, bằng sự nỗ lực của các thành viên, nhiều chị em đã có được công việc kiếm sống. "Người có H rất cần có công việc để sống, đây là trăn trở lớn nhất của CLB và rất mong cơ quan, đoàn thể, tạo điều kiện cho họ có một công việc để ổn định cuộc
sống" - chị Liễu ao ước
Trần Hằng | Hãy học cách quan hệ tình dục an toàn, điều đó sẽ rất tốt cho bạn, gia đình và toàn xã hội. http://vov.vn |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
11:55 | 28/11/2011
Nhân Ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS 1-12:
Góp phần hướng tới không còn người nhiễm mới AIDS
> Phòng chống HIV/AIDS theo cách người trẻ
Ở CLB Yêu thương, chúng tôi gặp những con người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ - HIV nhưng họ đã vượt lên nỗi sợ hãi bệnh tật, vượt qua bản thân để tích cực truyền thông về căn bệnh này.
Trần Đình Linh Thi là một trong những người như thế. Trước hơn ngàn người tham dự Lễ hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS và Ngày Quốc tế phòng, chống AIDS (1-12) do tỉnh Quảng Trị tổ chức, Trần Đình Linh Thi đã không ngần ngại nói về bản thân mình, về sự thiếu hiểu biết nên đã khiến anh bị nhiễm HIV và kêu gọi người dân cần có thái độ tích cực trong phòng chống HIV/AIDS, không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có HIV/AIDS.
Anh kể, anh sinh ra trong một gia đình làm nông, nghèo khó nhưng có truyền thống hiếu học. Nhà có 6 anh chị em, bố là giáo viên, mẹ làm nông nghiệp. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng gia đình đã nỗ lực để cho con cái được ăn học đến nơi đến chốn.
Năm 1992, anh thi đậu vào đại học, vì gia đình quá nghèo nên anh quyết định đi học tại Trường Trung cấp Kỹ thuật III Quảng Ngãi. Ra trường lúc mới 21 tuổi, ở cái tuổi đẹp để thực hiện ước mơ hoài bão của mình, anh được nhận vào làm việc ở một cơ quan thuế. Anh đã cố gắng làm tốt công việc của mình và lập gia đình. Nhưng những khúc mắc trong cuộc sống đã làm cho chuyện hôn nhân của anh đổ vỡ.
Năm 1999, Trần Đình Linh Thi đã chuyển về làm kế toán cho một công ty ở Quảng Bình. Đây bắt đầu ngã rẽ của cuộc đời anh. Công việc thường xuyên phải đi công tác xa, phải ở khách sạn. Anh tâm sự, do thiếu thốn tình cảm và sự mù mờ về kiến thức HIV/AIDS nên trong những chuyến công tác, anh đã tìm đến gái mại dâm. Linh Thi không hay biết rằng từ những lần ăn chơi như vậy đã khiến anh mang trong mình virut HIV.
Năm 2006, sau 2 năm trở về Đông Hà xin việc khác, anh đã lập lại gia đình. Cuộc sống gia đình rất hạnh phúc. Anh trở thành một người chồng, người con mẫu mực trong gia đình. Thế rồi hậu quả của lối sống sa đoạ trong quá khứ đã nhấn chìm tất cả những ước mơ hoài bão của anh. Trong một lần bị sốt phải vào bệnh viện, anh được bác sĩ thông báo bị nhiễm HIV.
Đau khổ đến tột cùng, hơn 3 tháng nằm trong bệnh viện, anh luôn muốn tìm đến cái chết, sống trong tuyệt vọng, tinh thần suy sụp, sức khoẻ ngày một yếu đi,...Những ngày này, người thân, bạn bè luôn ở bên cạnh động viên anh. Vợ anh luôn ở bên anh, mặc dù chị đã được xét nghiệm và không có HIV.
Hình ảnh người mẹ già và người vợ mới cưới khiến anh phải suy nghĩ khác. Anh tự nhủ, nếu mình chết đi thì họ đau khổ đến nhường nào, thật là ích kỷ khi nghĩ đến cái chết. Và Linh Thi đã quyết định phải sống, phải làm một cái gì đó có ý nghĩa để góp phần giúp cho mọi hiểu và tránh được căn bệnh này.
Đầu năm 2009, anh tham gia CLB Yêu thương, nơi những người cùng cảnh ngộ đang sinh hoạt. Anh được tham gia những lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng truyền thông về công tác phòng chống HIV/AIDS và tích cực tham gia tuyên truyền về căn bệnh này. Linh Thi tâm sự, cho đến hôm nay tôi có một cuộc sống thật hạnh phúc trong sự yêu thương của gia đình, người thân và bạn bè.
Giờ đây nguyện vọng lớn nhất của đời tôi là có sức khoẻ, sống thiện tâm, mong tiếp cận những người có HIV trên địa bàn để động viên họ có một cuộc sống tốt hơn. Đồng thời tôi sẽ gắng là một cộng tác viên, đi truyền thông với cộng đồng, với những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Cũng giống như Trần Đình Linh Thi, hơn 20 thành viên của CLB Yêu thương cũng mang trong mình căn bệnh HIV nhưng họ đã vượt qua sự kỳ thị, không che dấu về việc mình có HIV trong người và sẵn sàng tuyên truyền cho những người xung quanh về những kiến thức về HIV/AIDS. CLB Yêu thương thành lập tháng 4-2009, với sự hỗ trợ của Tổ chức Handciap International (Tổ chức phi Chính phủ của Pháp) và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị với mục đính cung cấp kiến thức, kỹ năng mà những người có HIV cần có để hoà nhập vào xã hội.
Với những việc làm của mình những thành viên của CLB Yêu thương mong mỏi sẽ góp phần mình để h ướng tới không còn người nhiễm mới AIDS.
Theo Vương Lợi
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Chuyện cảm động của cô giáo có “H”
Cập nhật 03/12/2011 06:12:00 AM (GMT+7)
Mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV, cánh cửa cuộc đời tưởng như đã đóng kín với các chị. Nhưng bằng nghị lực và sự giúp đỡ của cộng đồng các chị đã sống hết lòng yêu thương con trẻ, khát khao giúp đỡ người cùng hoàn cảnh.
Biết tin mình có HIV khi đang là giáo viên mầm non, chị Tô Thị Tuyết (Bắc Giang) đã gần như gục ngã, tuyệt vọng. Chị giấu không cho ai biết, kể cả chồng con. Mọi người trong trường chỉ loáng thoáng nghe câu chuyện của người đồng nghiệp.
|
Cô giáo mầm non Đậu Thị Thu Hà hạnh phúc bên “đàn con” ở trường của mình. (Ảnh: BTC Dấu cộng duyên dáng)
|
Rồi sau khi sinh con chị đã phải dừng dạy sau khi hết chế độ dành cho người nghỉ việc.
"Cánh cửa cuộc đời tưởng như đã đóng kín nhưng từ khi tham gia vào TT phòng chống HIV/AIDS của tỉnh và các CLB, được làm đồng đẳng viên mình thấy lòng nhẹ nhõm hơn khi được giúp đỡ nhiều người có cùng cảnh ngộ” - chị tâm sự.
Thần may mắn mỉm cười với chị khi cả hai con (cháu gái lớn 7 tuổi, cháu trai bé 4 tuổi) đều không có HIV. Nhiều người vẫn chưa quên những bước đi dù còn ngượng ngùng và những lời nghẹn ngào của chị trên sân khấu cuộc thi Dấu cộng duyên dáng do VTV6, Đài THVN tổ chức tính cho đến nay cũng đã tròn 1 năm.
Chị nói điều chị và mọi người có “H” cần nhất chính là công việc. Có việc thì sẽ có thu nhập, sẽ hỗ trợ cho con cái và gia đình.
Và chị vui mừng thông báo mình vừa được nhận dạy hợp đồng cho các bé ở TT Bảo trợ xã hội của tỉnh. “Các cháu một nửa là trẻ mồ côi, số còn lại thì vừa mồ côi vừa có “H”. Nhiều lần nhìn các con mà lòng mình đau lắm” – chị chia sẻ.
Lương hợp đồng chỉ 2 triệu đồng/tháng, cộng thêm làm ở dự án phòng chống HIV/AIDS của tỉnh như vậy với người mẹ ấy là niềm động viên, khích lệ tinh thần thiết thực nhất. “Mình thấy yêu cuộc sống này hơn, biết quý trọng những giây phút khi còn trên cuộc đời” – giọng chị xúc động.
|
Phút buồn của chị Tô Thị Tuyết khi tâm sự về hoàn cảnh của mình (Ảnh: BTC Dấu cộng duyên dáng)
|
Không ngại ngần nói với mọi người rằng mình là người có “H”, chị cười vui cho hay: “Mình thấy thoải mái hơn khi được mọi người biết chuyện, được sự sẻ chia, đồng cảm của xã hội”.
Cũng từng đớn đau, xót xa khi cầm lá đơn xin nghỉ việc gửi tới BGH Trường Mầm non Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh nhưng cô giáo Đậu Thị Thu Hà may mắn hơn khi nhận được sự đồng cảm của đồng nghiệp.
Từ khi chồng mất, bản thân biết mình có “H” cô giáo trẻ gần như suy sụp hoàn toàn. Chị chẳng nhớ đã bao đêm khóc ròng, nghĩ tới cái chết. Nhưng cũng như chị Tuyết, người mẹ ấy khi nghĩ về con, về tương lai chúng sẽ ra sao khi không còn bố mẹ trên đời, chị Thu Hà tự động viên mình phải sống cho thật tốt.
Và khi được chính cô Hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Hoa đến nhà động viên rồi lại tất tả lên phòng GD-ĐT xin quyết giữ một người có “H” như chị ở lại trường, lại được các phụ huynh giúp đỡ, tạo điều kiện lá đơn xin việc của chị Thu Hà đã được rút lại.
Ngoài việc hoàn thành tốt công việc chuyên môn, chị Thu Hà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm giảm thiểu bớt nguy cơ lây nhiễm từ những người có H. Chị chủ động ghi tên mình tham gia vào Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng” dành cho những người nhiễm HIV ở trung tâm phòng chống HIV/AIDS của Hà Tĩnh.
6 năm đã qua từ ngày biết mình có “H”, chị thấy mình là người may mắn khi sức khỏe vẫn tốt dù vẫn phải dùng thuốc điều trị thường xuyên. Người mẹ ấy phấn khởi cho biết cô con gái của chị giờ đã được 9 tuổi, cháu đã lên lớp 4 ngoan ngoãn, vâng lời.
Công việc dạy học cả ngày, bận bịu với “đàn con” ở trường nên chị phải gửi con nhờ ông bà nội cháu chăm sóc. Những ngày cuối tuần mẹ con mới có thời gian bên nhau nhiều hơn.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/50952/chuyen-cam-dong-cua-co-giao-co--h-.html
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Vượt qua HIV trở lại với cuộc sống
 -
Ít ai có thể ngờ rằng, một người đang bị nhiễm HIV, từng nghỉ học 12 năm và lang bạt trong giới giang hồ, giờ đây đang háo hức chờ đợi tới ngày nhận bằng cử nhân của trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM). Người có bản lĩnh và nghị lực phi thường đó chính là Ng.N.H (32 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM), hiện đang tham gia giúp đỡ những người nhiễm HIV trong nhóm Tiếng Vọng.
Hành trình sa ngã
Ngày Ng.N.H chuẩn bị bước vào bậc THPT cũng là lúc bố mẹ H. li dị. Thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và bị bạn bè rủ rê, H. đã nghỉ học và tham gia vào “thế giới ngầm” của “dân anh chị”. Tuy nhỏ cả về tuổi lẫn dáng hình, nhưng H. luôn được anh em “tín nhiệm” bởi khả năng “lãnh đạo” của mình. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ, để thể hiện bản lĩnh và “đẳng cấp”, H. đã bắt đầu bước vào con đường ma túy.
Ng.N.H tận tâm chăm sóc những người đồng cảnh ngộ tại trung tâm điều trị của nhóm Tiếng Vọng. Ảnh: do nhân vật cung cấp
|
Ng.N.H nhớ lại: “Năm 1994, khi chuẩn bị bước vào lớp 10 là tôi nghỉ học và theo bạn bè tung hoành giang hồ. Việc đánh thuê, chém mướn, đến đề đóm, lui tới các quán bar, vũ trường là chuyện thường của những người trong “thế giới ngầm”. Tuổi trẻ ngông cuồng, có những suy nghĩ bồng bột và cũng muốn thể hiện “đẳng cấp” nên tôi đã lao vào con đường hút chích ma túy. Thời đó, vì gia đình có điều kiện và cũng được anh em “trọng dụng” nên tôi chưa bao giờ rơi vào cảnh “đói thuốc”. Có những ngày tôi chi hết 500.000 vào làn khói trắng. Ngày đó, số tiền này là không nhỏ”.
Một chút tò mò, một chút ngông cuồng và nghĩ rằng làn khói trắng đó sẽ không thể làm chủ được cuộc đời mình, bởi mình là người có bản lĩnh. Thế nhưng ai ngờ, đến với nó thì dễ nhưng để dứt bỏ nó thì quả thật không dễ. “Sau gần 2 năm lệ thuộc vào ma túy, tôi thấy mình không còn là mình nữa, bản lĩnh cũng không được thể hiện qua những làn khói trắng như tôi nghĩ, mà bản lĩnh thật sự là phải quyết tâm dứt bỏ con đường nghiện hút. Năm 1997, tôi bắt đầu đến các trung tâm cai nghiện ở thành phố để cai, nhưng sau khi ra ngoài tôi lại bị tái nghiện. Qua 3 lần cai nghiện ở các trung tâm không được, tôi quyết định ra Bắc, ở nhà một người quen trên Lào Cai và bắt đầu hành trình từ bỏ ma túy. Khi biết tôi từ bỏ được ma túy, mẹ tôi đã khuyên tôi nên ở lại đó lập nghiệp và lập gia đình, nhưng tôi nghĩ mình vấp ngã từ đâu thì nên đứng dậy từ đó. Thế là năm 2002, tôi quay vào TP.HCM để tiếp tục hành trình làm lại từ đầu” - H. tâm sự.
Trở lại với môi trường cũ và quyết tâm tránh xa con đường nghiện hút, Ng.N.H bắt đầu làm lại từ đầu bằng việc đi học lái xe ô tô. Trong thời gian đó, cũng vì nhiều lý do khác nhau đôi khi khiến H. quay trở lại hoạt động trong “thế giới ngầm” để một lần nữa thể hiện bản lĩnh của mình. Nhưng ý định chưa thành, H. bàng hoàng nhận ra mình đang mang trong người con vi rút HIV qua lần mổ ruột thừa năm 2004.
Vượt qua HIV
Khi còn ở trong “chốn giang hồ”, Ng.N.H “xem cái chết rất nhẹ nhàng bởi đã vào chốn này thì chuyện sống chết không ai lường trước được”. Tuy nhiên, khi nghe bác sỹ nói mình bị nhiễm HIV, H. lại rất sợ chết. Trong khi H. rơi vào hoảng loạn vì nhận thấy cái chết đang cận kề thì cô Nguyễn Thị Vinh, trưởng nhóm Tiếng Vọng - người mà giờ đây H. luôn xem như người mẹ, người thầy, đã dang tay cứu vớt. Chính vì thế, H. xem cô như người đã sinh ra anh lần thứ hai.
Ng.N.H chia sẻ: “Ngày đó, người bị nhiễm HIV bị mọi người kỳ thị và xa lánh dữ lắm, nhưng khi tiếp xúc với cô Vinh tôi thấy cô ấy không hề tỏ ra kỳ thị hay xa lánh những người như tôi. Tôi được cô và những người trong nhóm Tiếng Vọng chăm sóc, điều trị rất tận tình. Đặc biệt, cô Vinh đã luôn nuôi hi vọng sống trong tôi. Khi sức khỏe đã dần hồi phục, tôi đã theo cô Vinh và những người trong nhóm Tiếng Vọng đi chăm sóc cho những người đồng cảnh ngộ và cũng gieo cho họ niềm tin vào sự sống. Đôi khi tôi nhận thấy chính khi bị nhiễm HIV, tôi lại thấy mình sống có ích hơn”.
Cô Nguyễn Thị Vinh - trưởng nhóm Tiếng Vọng, nhớ lại: “Thật sự ngày đầu khi mới gặp H. tôi không nghĩ là em này có thể sống được. Bởi lúc đó H. đang bị lao đường ruột, không thể ăn uống, người xanh xao, ốm yếu… Nhưng thật không ngờ H. có thể sống khỏe mạnh được như ngày nay. Trong suốt khoảng thời gian điều trị tại đây, H. đã không ngại khó khăn cùng tôi và mọi người trong nhóm đến chăm sóc những người cùng cảnh ngộ”.
Thoát khỏi tay thần chết và tiếp xúc với những người cùng cảnh ngộ, H. nhận ra một điều là chỉ có tri thức mới có thể giúp mình và những người cùng cảnh ngộ trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, H. đã làm hồ sơ vào học bổ túc lớp 10 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 1. “Tôi cũng thật không ngờ sau 12 năm nghỉ học tôi lại có thể đi học lại và tốt nghiệp PTTH. Sau khi tốt nghiệp, nhờ sự tư vấn của cô Vinh, tôi làm hồ sơ thi và đậu vào khoa điều dưỡng, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Biết tôi bị bệnh, nhà trường đã quan tâm và tạo điều kiện học tập cho tôi nhiều hơn” - Ng.N.H cho biết.
Mặc dù học tập rất vất vả, nhưng H. vẫn không quên tới khu vực chăm sóc và điều trị những bệnh nhân nhiễm HIV/ADIS của nhóm Tiếng Vọng. Qua những lần tiếp xúc này, anh luôn lấy chính cuộc đời mình như một ví dụ cụ thể giúp họ có được niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Anh luôn quan niệm rằng: “Để người khác không kỳ thị và xa lánh mình thì trước tiên mình phải xóa bỏ được sự kỳ thị và xa lánh với chính bản thân mình. Hơn nữa niềm tin và hy vọng sẽ giúp chúng ta đánh bại mọi căn bệnh, đặc biệt là virút HIV”.
Đan Phương
ảnh: do nhân vật cung cấp
http://baotintuc.vn/129n20111212002829137t0/vuot-qua-hiv-tro-lai-voi-cuoc-song.htm
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
“Bức thư của người trong cuộc”
15-12-2011 | 08:27
(Nguoiduatin.vn) - Nhìn những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh tại triển lãm, không thể tin được đó là những phụ nữ mang trong mình căn bệnh HIV.
Ở họ toát lên sức sống mãnh liệt như những chồi non xanh mơn mởn trước hoàn cảnh đôi khi có thể gọi là vô cùng cay cực mà họ đang phải đối diện. Nhiều người xem ảnh đã phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp, sự trong sáng, hồn hậu của những người phụ nữ nhiễm HIV.
Với trển lãm ảnh “Giá như anh ấy đừng chích chung” và trình chiếu bộ phim tài liệu “Trong hay ngoài tay em,” chương trình “Ma túy từ những góc nhìn” được tổ chức tại Hà Nội, tối 13/12 vừa qua đã gây nhiều xúc động cho người xem.
18 phụ nữ trong triển lãm này là những thân phận đặc biệt trong xã hội - những phụ nữ có số phận nghiệt ngã, vì tình yêu và lòng cao thượng với chồng mà phải mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo HIV. Tuy nhiên, những người phụ nữ này đã biết gạt đi nỗi đau, vượt qua mọi kì thị để công khai bệnh tật. Họ còn lao động rất miệt mài, tích cực tham gia vào công cuộc phòng chống HIV của xã hội.
Sau đây là một số câu chuyện qua ảnh tại buổi triển lãm:

Phạm Thị Huệ là “anh hùng châu Á” (do tạp chí Time của Mỹ bầu chọn năm 2004). Cô gái sinh năm 1980, quê Hải Phòng tâm sự: “Mỗi người có một số phận. Con người ta sống bao lâu không quan trọng, quan trọng là sống để làm gì”.
Huệ từng có thời gian tuyệt vọng khi lãnh “bản án tử hình HIV” dành cho mình và chồng, Huệ đã dần lấy lại được niềm tin với cuộc sống. Huệ khỏe mạnh và lao động miệt mài bên chiếc máy khâu với nụ cười rạng rỡ thường trực để nuôi chồng con.

Bác sĩ Bùi Thị Kim Cúc ở Quảng Ninh biết mình nhiễm HIV khi chồng mất vì AIDS nhưng đã giấu biệt chuyện này trong sự căng thẳng, dày vò cả thể chất lẫn tinh thần. Bây giờ thì chị đã tự giải thoát bằng cách công khai mọi "bí mật" cho cơ quan và người thân biết. Hiện chị vẫn tiếp tục công tác chuyên môn, tham gia các hoạt động phòng chống HIV và là trưởng nhóm Tự lực hoa bất tử.

Trong ảnh là chị Phạm Thị Hiền sinh năm 1973, TP Bắc Ninh. Gia đình chị Hiền có 6 người thì 3 người có HIV gồm Hiền, chồng chị và cậu con trai đầu. Chị tâm sự rằng gia đình chồng gia giáo nhưng chồng cô sử dụng ma túy từ lúc nào thì không ai biết. Đến khi sinh con thì Hiền biết cô có HIV.
Cậu con trai đầu của chị cũng nhiễm HIV nên lòng chị đau như cắt, chị cố gắng sống và đấu tranh cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đến trường... sắp thành mẹ của 3 đứa trẻ mà lúc nào không bận đi công tác xa chị vẫn tranh thủ đi học bổ túc văn hóa để hoàn thành giấc mơ có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông còn dang dở.
Còn bộ phim tài liệu vừa mới hoàn thành năm 2011 được Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam hỗ trợ thực hiện là bức chân dung chân thực miêu tả cuộc đấu tranh của hai người đàn ông, của vợ, gia đình, các bác sĩ và bạn bè họ trong nỗ lực kéo họ ra khỏi vực thẳm ma túy…

Buổi chiếu phim đã thu hút rất đông khán giả đến xem, đây là một chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc với cộng đồng.
Trong bức thư của anh Thi, một trong hai nhân vật chính của bộ phim, gửi đến cho buổi ra mắt phim, anh tâm sự: "Chỉ vì thiếu hiểu biết, đua đòi cùng bạn bè mà tôi đã dấn thân vào con đường lầm lỗi. Suốt 10 năm là nô lệ của ma túy cuộc sống thật khổ cực và nhục nhã. Đã biết bao nhiêu lần từ bỏ mà không thành. Kể cả là vào cơ sở giáo dục 24 tháng nhưng tôi cũng không thoát nỗi ma lực của ma túy mặc dù thâm tâm tôi vô cùng căm hận nó và ngàn lần muốn thoát khỏi nó mà không được. Và cái giá phải trả đắt nhất là bản thân tôi đã nhiễm HIV.
Là nô lệ của ma túy và sống chung với HIV thì mới thấu hiểu được cảm giác đau đớn, xót xa, tiếc nuối…
Khi nhận lời để cho đoàn làm phim ghi lại hình ảnh cuộc sống của tôi, trong thâm tâm tôi mong muốn các bạn trẻ khi xem bộ phim này hãy sống thật tốt, làm chủ bản thân đừng vì một giây phút lỡ làng, đam mê và rồi đến lúc hối hận thì quá muộn. Tôi không muốn, hoàn toàn không muốn các bạn rơi vào trường hợp như tôi.

Các diễn viên chính và nhà làm phim trong phần giao lưu với khán giả.
Giờ đây tôi đã được tham gia điều trị Methadone cuộc sống đang dần dần trở lại bù đắp phần nào cho những đau thương mất mát.
Cho dù nhiễm HIV tôi vẫn mong muốn mình được sống, có thể rời xa ma túy. Tôi đã cố gắng để vượt qua tất cả bằng tình yêu thương của mọi người thân yêu và nghị lực của bản thân để có được một cuộc sống thanh thản không lệ thuộc vào ma túy nữa.
Tôi mong rằng qua bộ phim này sẽ đóng góp phần nhỏ trong lối sống cách nghĩ của các bạn trẻ hiện tại và tương lai."
Bộ phim của hai đạo diễn trẻ Trần Phương Thảo và Swann Dubus đã cho người xem thấy được sự ấm áp của tình cảm mẹ con, vợ chồng chăm sóc nhau, giúp nhau vượt qua sóng gió. Đồng thời "Trong hay ngoài tay em" muốn gửi tới các bạn trẻ một thông điệp: "Đừng để ma túy cướp đi tất cả".
Trần Thủy
http://www.nguoiduatin.vn/buc-thu-cua-nguoi-trong-cuoc-a23845.html
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Nhóm tự lực "Sông Lam xanh"-TP Vinh- Nghệ An:
Khát vọng sống và yêu của những người có H
Chủ nhật, 18/12/2011, 10:00(GMT+7)
GiadinhNet - Còn rất nhiều số phận, hoàn cảnh khác cũng đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi họ đến với nhau dưới mái nhà chung này...
"Sống trong đời sống, cần một tấm lòng"… câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng là triết lý sống của những thành viên đến với nhau trong một mái nhà chung để sẻ chia, nương tựa và góp sức cho cộng đồng, trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ HIV. Cái tên "Sông Lam xanh" là kết quả bao đêm suy nghĩ, trở trăn của những con người một thời lầm lỡ …
|
Trưởng nhóm Tự lực Sông Lam xanh- chủ nhiệm HTX -
anh Phan Văn Kiên. Ảnh: TG
|
Nắm lấy bàn tay
Tiếp chúng tôi trong ki- ốt nhỏ kinh doanh lương thực thực phẩm với thương hiệu "gạo xứ Nghệ" (địa chỉ 15- Nguyễn Viết Xuân- TP Vinh- Nghệ An), cũng là mái nhà chung của những người người nhiễm HIV thành phố Vinh- là một người đàn ông tầm thước, mảnh khảnh. Anh là Phan Văn Kiên- Trưởng Nhóm tự lực "Sông Lam xanh".
Kiên mở đầu câu chuyện về đời mình không một chút ngần ngại. Đó là cái thời lầm lỗi đầy tủi nhục, cái thời mẹ và anh chị em Kiên không dám ngẩng mặt lên mỗi khi đi ra đường vì nhà có con nghiện. Cái thời, cứ hễ nhắc đến " Kiên nghiện Hà Huy Tập" thì ai cũng nổi da gà.
Kiên tâm sự: Đời anh kể như vứt đi từ năm 1995, khi đó anh mới học lớp 11, suốt ngày cứ lo lêu lổng, đua bạn, đua bè rồi bỏ học giữa chừng và dấn thân vào con đường nghiện ngập lúc nào chẳng hay. Đầu tiên là thử cho biết, để chứng tỏ mình, một lần, hai lần... và không dứt ra được nữa. Từ đó, suốt ngày Kiên chỉ lo mỗi chuyện tìm “thuốc".
Ban đầu một “bi”, hai "bi"... Dần dần chịu không nổi, chuyển sang chích. Khi được gia đình, cộng đồng vận động đi cai nghiện tại Trung tâm GDLĐXH 3, anh biết mình đã nhiễm HIV. Vật lộn để vượt qua cú sốc lớn, qua cả những cơn nghiền thuốc quả là một việc làm vô cùng khó khăn. Sau 2 năm cai nghiện tại Trung tâm, anh đã đoạn tuyệt được với ma túy, nhưng khi trở về cùng cộng đồng, ban đầu anh không khỏi hoang mang, lo lắng: Mình sẽ tái nghiện. Nhưng khi được các bác sĩ động viên điều trị, ý chí "Phải sống một cuộc đời có ý nghĩa" đã giúp anh chiến thắng mọi cám dỗ, buồn tủi, đứng dậy lấy lại niềm tin.
Anh mạnh dạn tham gia vào dự án phòng chống AIDS tại cộng đồng và được bầu làm Nhóm trưởng. Số phận run rủi đã cho anh gặp Nguyễn Thị G, một phụ nữ chịu nhiều bất hạnh và lắm đắng cay. Chồng G là một người nghiện nặng rồi nhiễm HIV và qua đời để lại nỗi đau tột cùng cho vợ và cô con gái 3 tuổi bé bỏng. Trong thời gian này, mẹ con chị đã được sự giúp đỡ, sẻ chia của Nhóm tự lực " Sông Lam xanh". Và không biết tự bao giờ, anh và chị đã thấy cảm mến và yêu thương nhau thật nhiều. Bây giờ, G cũng là một trong những thành viên xuất sắc của Nhóm.
Hay như câu chuyện của chị Nguyễn Thị H, người phụ nữ mảnh mai qua bao nhiêu giông bão cuộc đời vẫn cháy sáng một nghị lực mãnh liệt. Nghị lực ấy đã khiến cho một người đàn ông cảm phục, yêu thương. Họ đã đến với nhau trong niềm vui chung của tất cả mọi người ở Nhóm tự lực. Đối với Hồ Huyền T, những ngày đầu còn e ngại đã qua! Giờ cô tự tin đối mặt với bệnh tật và cuộc sống, để có thể chủ động trong mọi chuyện, nhằm giúp chính bản thân mình và những người cũng cảnh khổ có thêm tự tin để hòa nhập cuộc sống.
Ngồi kể lại chuyện đã qua, trên gương mặt đẹp của T ánh lên vẻ điềm tĩnh, tự tin: Mỗi người chỉ có một cuộc đời, mỗi người phải định đoạt lấy nó, lựa chọn để sống sao cho ý nghĩa... Giống như T, Phan Xuân M cũng đã tốt nghiệp Đại học Ngân hàng, đã đi làm, và bị ma túy dẫn dụ đến cái kết HIV. Nhưng với anh: "Tiếc nuối không thể làm lại. Vậy nên hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để không phải tiếc nuối thêm một lần nữa." Và còn rất nhiều số phận, hoàn cảnh khác cũng đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi họ đến với nhau dưới mái nhà chung này...
|
Dòng sông Lam hiền hòa là ý tưởng gợi mở cho các thành viên Nhóm tự lực đặt tên nhóm là “Sông Lam xanh”. Ảnh: TL
|
Không đầu hàng số phận
Anh Kiên kể lại ngày sơ khai của Nhóm tự lực "Sông Lam xanh"- Đó là một ngày cuối năm 2008.
30 người có H. trên địa bàn thành phố Vinh đã có môt ngày tụ họp tại Phòng Tư vấn của Bệnh viện đa khoa Hữu nghị tỉnh, để ghi dấu sự ra đời của Nhóm tự lực đầu tiên cho người nhiễm H trên địa bàn tỉnh. Nhóm hoạt động với mục đích kêu gọi quyền và lợi ích hợp pháp cho người có H và bị ảnh hưởng bởi HIV, tăng cường sự tham gia hoạt động của người có H trong hoạt động xã hội có liên quan đến HIV/AIDS, nhận sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân dành cho người nhiễm H và người bị ảnh hưởng theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí...
Sau hơn 3 năm hoạt động, từ 30 thành viên ban đầu, đến giờ nhóm tự lực đã có gần 50 thành viên. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cùng nhiều tổ chức, đoàn thế, cộng với sự nỗ lực, hết mình của mỗi thành viên, "Sông Lam xanh" đã làm nên những dấu ấn riêng có, được cộng đồng ghi nhận.
Không chỉ giúp mỗi thành viên có H. và gia đình họ có thêm niềm vui sống, Nhóm Tự lực "Sông Lam xanh" thường xuyên có những buổi truyền thông phòng chống HIV và tệ nạn xã hội ở các khối xóm, tập huấn kiến thức phòng tránh lây nhiễm cho người có nguy cơ cao. Hàng trăm buổi truyền thông của nhóm đã đến với từng góc phố suốt 3 năm qua. Có người nhiễm H qua đời, nhóm đã phải chia nhau đến động viên gia đình và lo toàn bộ việc đưa đám cho người đã khuất vì không ít người do kỳ thị, ngại ngần nên không đến. Không ít lần phải thấy, phải nghe những ánh nhìn kì thị, những lời nói đau lòng, nhưng rồi dần dà, niềm tin đã thắp sáng trong ánh mắt, những vòng tay gần lại niềm cảm thông của các thành viên.
Nhóm sinh hoạt định kỳ vào ngày 24 hằng tháng. Khi thì ở "trụ sở”, khi thì ở nhà một thành viên, có khi là một địa điểm mà nhóm chọn đi picnic, hay ở một góc công viên... 50 thành viên ấy đã cùng nhau làm nên một đại gia đình, người ốm đau được thăm hỏi, sẻ chia công việc, người khó khăn được quyên góp, giúp đỡ.
Sau khi các dự án tài trợ cho người nhiễm H bị rút dần, các thành viên phải đối mặt với không ít khó khăn. "Khó, nhưng chúng ta không vì thế mà nản lòng"-Họ đã động viên nhau như thế! Những mái đầu chụm lại để bàn tính phương cách duy trì hoạt động, đồng thời tìm công việc cho các thành viên. Hợp tác xã Sông Lam xanh đã ra đời, đánh dấu mô hình kinh doanh đầu tiên cho tập thể những người có H. trên địa bàn tỉnh. Và cửa hàng kinh doanh lương thực thực phẩm với thương hiệu "Gạo xứ Nghệ" tại địa chỉ 15- Nguyễn Viết Xuân- TP Vinh ra đời với câu khẩu hiệu rất lạ được sơn trên tường khiến không ít người ngạc nhiên: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng"...
"Đã có nhiều người hỏi và chúng tôi giải thích cặn kẽ về mình để mọi người cùng biết, cùng hiểu, cùng sẻ chia. Chúng tôi cũng muốn đây là một địa điểm tuyên truyền về phòng tránh căn bệnh thế kỉ và giảm sự kì thị ở cộng đồng"- Chủ nhiệm HTX Phan Văn Kiên cho biết.
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng những xã viên của HTX đặc biệt này vẫn hy vọng sẽ có ngày, các anh, các chị có được những sản phẩm gạo xứ Nghệ được đóng gói với bao bì có in chữ : HTX Sông Lam xanh. Kiên bảo: Con người có thể mất mọi thứ nhưng không nên đánh mất niềm hy vọng. Nó là tia sáng giúp con người đi qua những vũng lầy tăm tối.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Càng gần càng... khó lây
(26/12/2011)
|
Vợ chồng anh Trần Văn Hà |
VH- Chúng tôi gặp anh tại Trung tâm tiếp cận cộng đồng của thành phố Hải Phòng khi anh và vợ đang bận bịu tư vấn cách phòng tránh và phương pháp chăm sóc cho người có HIV.
Đó là anh Trần Văn Hà - Chủ nhiệm câu lạc bộ Hoa Sen - huyện Thủy Nguyên - TP Hải Phòng, đồng thời là tư vấn viên của Trung tâm tiếp cận cộng đồng. Câu chuyện xoay quanh những chia sẻ về khó khăn vướng mắc trong quá trình đi tiếp cận cộng đồng, về số phận những người nhiễm HIV... và cuối cùng quay về cuộc đời của chính anh - một người đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ 9 năm trời.
Trần Văn Hà nhớ lại cảm giác của cái ngày cầm “bản án tử hình” trên tay: “Chân tay tôi bủn rủn, mắt tôi hoa lên và đầu óc trống rỗng. Tôi muốn tìm một cái gì đó để dựa vào. Tôi không muốn nói chuyện với ai cả, tôi bước chân về phòng như một người say rượu”. Sau đó là cả năm trời sống một mình trong căn phòng 7m2, mặc dù đầy đủ tiện nghi nhưng anh vẫn thấy như địa ngục. Anh biết mọi người sợ anh, họ ngại gần anh sẽ bị lây bệnh. Do đó, một năm trời anh nhốt mình trong phòng, không tiếp xúc với ai, râu và tóc dài như người rừng, và anh giết thời gian bằng những bức tranh, vẽ và vẽ, rồi xé và đốt. Sự tuyệt vọng vì bị kỳ thị lên đến tột độ khiến anh khi thoát ra khỏi 4 bức tường đã tiếp tục tìm đến ma túy để tìm đến sự lãng quên đời thực trong những cơn phê.
Rồi một sự cố trong đời xảy ra đối với Trần Văn Hà khiến anh quyết định thay đổi cuộc đời. Đó là năm 2004, anh ốm một trận rất nặng, may mắn mới thoát chết. Sau trận ốm, anh đi cai nghiện rồi rời quê hương đến Vĩnh Phúc lập nghiệp. Nhưng những lần về nhà, thấy ở quê có không ít thanh niên sa vào con đường nghiện ngập, nhiễm HIV như mình nên Trần Văn Hà quyết định trở lại Hải Phòng và đầu năm 2006, anh thành lập CLB Hoa Sen. Đây là ngôi nhà chung của những người nhiễm HIV, nhằm chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua kỳ thị, khó khăn. Từ 16 thành viên ban đầu, nay đã lên 167 hội viên.
Từ một công tử của một gia đình giàu có, từng sống ở Hồng Kông (TQ) 5 năm khi mới hơn 10 tuổi và làm cộng tác viên cho Liên Hiệp Quốc về trẻ mồ côi,... rồi trở thành con nghiện, và cuối cùng là nhiễm HIV, Trần Văn Hà đã trải qua sự sung sướng mà nhiều người ao ước cũng như những nỗi đau tột cùng. Anh rất thấm thía nỗi đau khổ của người nhiễm HIV, vì không chỉ mang bản án tử hình mà cái họ sợ hơn chính là sự xa lánh, kỳ thị của cộng đồng. Ngay cả bản thân anh, dù đã quyết tâm làm lại cuộc đời, nhưng có lần cũng suýt buông xuôi. Đó là năm 2007, anh bị áp xe đùi phải nhập viện để mổ. Ban đầu, bệnh viện và các bác sĩ đều rất nhiệt tình, họ nhanh chóng xếp lịch mổ cho anh, cho đến khi phát hiện ra anh nhiễm HIV. Lịch mổ của anh bị những bệnh nhân khác “đè” lên, trong khi những cơn đau nhức nhối hành hạ. Cuối cùng, anh phải về nhà và gia đình thuê một bác sĩ tư mổ với quan điểm, ca mổ thành công thì tốt, mà thất bại thì phải chấp nhận.
Trần Văn Hà tâm sự, năm nay anh đã thấy yếu hơn, có biểu hiện nóng gan, ăn kém và sút cân, ngoài ra anh còn bị dạ dày, viêm gan B và C. Dù vậy, với cương vị chủ nhiệm CLB và thành viên của Trung tâm tiếp cận cộng đồng, hằng ngày anh vẫn cùng các tư vấn viên, cộng tác viên tiếp cận cộng đồng để chia sẻ thông tin liên quan đến con đường lây truyền, cách phòng tránh và phương pháp chăm sóc, điều trị cho người có HIV…; tổ chức các buổi sinh hoạt thường kỳ cho các thành viên trong CLB. 5 năm điều hành CLB, điều anh mong muốn là cộng đồng hãy dang rộng vòng tay đối với những người lầm lỡ để họ có thêm nghị lực sống có ích. Và điều anh hiểu rõ nhất là nếu không bị kỳ thị, những người nhiễm HIV sẽ không giấu giếm, và nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng vì thế sẽ được hạn chế một cách tối đa.
Hoàng Hương
http://www.baovanhoa.vn/giaoduc/41890.vho
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên danh dựMedals:  Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC) Bài viết: 6.076  Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh Thanks: 175 times Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
|
Phút trải lòng của mỹ nhân nhiễm HIV
VnExpress - Nhìn đứa con sinh ra ngoan ngoãn khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh thế kỷ như mình, người mẹ mừng mừng tủi tủi: "Ước gì được làm lại từ đầu, tôi sẽ không sa vào con đường tội lỗi ấy, để bây giờ được
sống vui vẻ với con".
Người mẹ trẻ ấy tên là Đỗ Ngọc Kiều, năm nay 34 tuổi. Chị là con cả trong một gia đình có 4 anh chị em, bố làm cán bộ công an, mẹ kinh doanh nhỏ tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Mặc dù kinh tế gia đình thuộc diện khó khăn, song do tính thích ăn diện lại có chút nhan sắc nên ngay từ năm học lớp 11, Kiều đã xin làm tiếp viên cho một nhà hàng bia
ôm để có tiền đua đòi với bè bạn.
Ban đầu chỉ phụ trách bưng bê, dọn dẹp bàn ghế ở nhà hàng ấy, nhưng về sau để có nhiều tiền tiêu xài, Kiều dần chuyển sang "đi" khách. Ở thời điểm đó chị được xếp vào hạng "chân dài" có giá nhất ở nhà hàng nên luôn được cả ông chủ lẫn khách hàng ưu ái và "bo" cho khá
nhiều tiền.
 |
Kiều hiện đang làm tư vấn viên cho một trung tâm phòng chống HIV. Ảnh: Thi Trân. |
"Lúc đó còn trẻ nên cũng chỉ nghĩ mình có sắc còn họ có tiền thì trao đổi. Với lại không phải khách nào cũng chiều, mình chỉ gật đầu với đại gia vì họ chịu chơi chịu chi", người phụ nữ nhớ lại thời
điểm cách đây 17-18 năm.
Sau hai năm làm việc tại nhà hàng này, Kiều đã có trong tay tiền vàng rủng rỉnh. Rồi cũng chỉ vì muốn chứng tỏ mình sành điệu nên khi nghe bạn bè rủ hút ma túy để được "cảm giác lên tiên", Kiều cũng không ngại thử. Một lần, hai lần, ba lần... rồi cứ thế bản thân
nghiện lúc nào cô gái cũng không hay.
"Đến lúc này nhan sắc không còn như trước, do hút thuốc nhiều mà mình ngày càng tiều tụy ốm yếu nên không còn được ưu ái. Thế là để có tiền, tôi đành phải chuyển sang đi khách thường xuyên. Ai cũng chiều, giá bao nhiêu cũng được, miễn là có tiền ...", chị trầm tư
bộc bạch.
Song cũng chỉ cầm cự được một thời gian, khi không còn tiền để tiếp tục hút chích, Kiều đành quay về thú nhận với gia đình và xin cha mẹ cho đi cai nghiện. Nhưng rồi sau khi từ trại cai nghiện trở chị lại tiếp tục quen đường cũ, trở lại hành nghề mại dâm và lún sâu vào
nghiện ngập.
"Không ngờ trong thời gian này tôi lại đổ bệnh. Đi khám thì bác sĩ cho biết tôi đã nhiễm HIV. Một phần vì bất cần đời, một phần để có tiền tiếp tục chích ma túy, tôi lại đi khách nhiều hơn", câu
chuyện đời nghiệt ngã được chủ nhân kể tiếp.
Cũng trong thời gian này, Kiều quen được một người đàn ông trùm buôn bán ma túy. Cô đã sống với anh ta như vợ chồng để được thuốc phiện dùng hàng ngày. Sau đó Kiều đã có thai với anh
này và sinh ra một bé trai bụm bẫm, trắng trẻo.
Mang con đi xét nghiệm, Kiều ngỡ ngàng khi bác sĩ cho biết kết quả âm tính. "Lúc đó tôi ôm con trong tay mà mừng muốn khóc. Tôi nghĩ đến quá khứ tội lỗi của mình tại sao lại dại dột chỉ vì một phút nông nổi mà dấn thân vào ma túy. Tôi nghĩ nếu con tôi lớn lên mà biết mẹ nó từng nghiện hút, từng làm gái mại dâm thì tương lai nó sẽ như thế nào. Thế là tôi quyết tâm làm lại từ đầu và đi
cai nghiện".
Trong thời gian này, người chồng của Kiều qua đời cũng vì căn bệnh HIV, Kiều đành nhờ bà ngoại trông con giúp để chuyên tâm cai thuốc. Nhờ sự động viên của gia đình và giúp đỡ của hội phụ nữ địa phương mà vài năm sau Kiều đã cai thành công và trở về nhà.
Từ đó chị chuyển sang làm nghề bán dạo để kiếm tiền nuôi con ăn học.
Đến nay đứa con trai đã học xong cấp 2 và năm nào cũng xếp loại giỏi khiến chị hết mực tự hào. Hàng ngày ngoài thời gian đi học, cậu bé biết phụ mẹ công việc nhà và chưa bao giờ làm
phiền lòng mẹ.
Nhìn đứa con càng lớn càng ngoan ngoãn, thông minh và điển trai, chị Kiều hãnh diện kể: "Mỗi lúc cơn đau bệnh hành hạ, nhìn thấy con là tôi như được tiếp thêm động lực sống lạc quan hơn. Tôi luôn tâm niệm mình phải sống sao cho có ích để con được tự hào
về mình".
Nghĩ thế nên chị xin làm cộng tác viên cho một trung tâm tuyên truyền phòng chống HIV thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bằng những trải nghiệm đau thương đã qua, hàng ngày chị đi khắp nơi để tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh cho các chị em
trong quận, đặc biệt là các gái làng chơi là đối tượng dễ mắc phải nhất.
Trung bình mỗi tuần tiếp xúc và nói chuyện với 120 người về kiến thức phòng bệnh. Sau 6 năm làm việc tại đây, chị Kiều đã giúp cho ít nhất 20 cô gái mại dâm hoàn lương và tìm
được nghề nghiệp đàng hoàng.
Chị kể: "Thường khi biết bị nhiễm HIV, các chị em sẽ buông xuôi và đi khách bừa bãi để 'trả thù đời'. Nhưng tôi nói với họ rằng làm như thế họ sẽ bị bội nhiễm và bệnh sẽ nặng hơn. Ban đầu họ không tin nhưng khi tôi lấy câu chuyện cuộc đời mình kể cho họ
nghe thì họ bắt đầu tin tưởng".
Nhờ làm công việc này nên chị Kiều cũng biết cách làm thế nào để bảo vệ con tránh lây bệnh từ mẹ. Song điều chị lo lắng nhất bây giờ là những căn bệnh cơ hội tấn công, mặc dù tốn khá nhiều tiền uống thuốc nhưng bệnh tình không giảm mà ngày càng làm cơ thể chị kiệt quệ, gầy gò. Chị sợ mình ra đi khi con còn quá nhỏ không có ai
chăm sóc.
Khi được hỏi nếu có một điều ước chị sẽ mong muốn điều gì, người mẹ bệnh tật không chần chừ mà trả lời ngay: "Ước gì có thuốc chữa được HIV để tôi được khỏe mạnh chăm sóc và lo cho con ăn học thành tài. Nghĩ nhiều lúc thấy thương con sống trong cảnh khổ cực từ nhỏ lại bị bạn bè kỳ thị xa lãnh vì là con của một người nhiễm
bệnh thế kỷ".
Trao đổi với VnExpress.net, bà Huỳnh Ngọc Phương Thanh, Ủy viên thường vụ, Điều phối viên phụ trách tuyên truyền giáo dục sức khỏe quận Bình Thạnh cho biết, trong quá trình làm cộng tác viên chương trình phòng chống ma túy và HIV tại Hội phụ nữ địa phương, Kiều luôn là người đi đầu, làm việc có trách nhiệm và nhiệt huyết. Nhờ vậy mà Kiều liên tục nhận được bằng khen xuất sắc trong công tác tuyên truyền phòng chống HIV cấp
phường, quận, thành phố.
"Nếu như lúc trước địa bàn quận là một trong những tụ điểm nóng về tệ nạn xã hội và HIV thì bây giờ nạn này đã giảm đi rất nhiều. Để được như ngày nay cũng nhờ một phần góp công góp sức của các chị em hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, giáo dục mọi
người", bà Thanh nói.
Thi Trân
* Tên nhân vật chính đã được thay đổi
| - Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình. - Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. - Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn. - Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng. |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Kon Tum: Một người nhiễm HIV/AIDS được bầu làm thôn trưởng
Thứ ba, 03/01/2012, 01:36 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 2-1, UBND xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) cho biết, anh Dương Đức Hải (48 tuổi), Công an viên thôn Sơn An, xã Sa Sơn đã chính thức trở thành Thôn trưởng với số phiếu tín nhiệm 78/110 tại buổi bầu cử ở thôn Sơn An.
Anh Dương Đức Hải được phát hiện nhiễm HIV/AIDS từ tháng 7-2007. Mặc dù là người bị nhiễm HIV/AIDS nhưng anh Hải vẫn tham gia mọi công tác xã hội tại địa phương; trước khi được bầu làm thôn trưởng vào ngày 31-12-2011, anh Hải là Thôn phó kiêm Công an thôn Sơn An. Điều đặc biệt là tuy cả hai vợ chồng (vợ anh Hải là chị Trần Thị Yến, 40 tuổi) đều bị nhiễm HIV/AIDS, nhưng đứa con thứ 5 của anh chị là Dương Thành Đạt không bị nhiễm HIV. Chị Yến cũng bị nhiễm HIV/AIDS do anh Hải truyền qua khi đang mang bầu cháu Đạt được 3 tháng. Hiện tại, cứ 6 tháng một lần, anh Hải lại phải đưa con đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum để xét nghiệm cho con trai.
Đ.Trung
http://sggp.org.vn/thongtincanuoc/2012/1/277840/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
10/01/2012 - 00:00
Đứng lên từ vũng lầy ma túy
Nghiện ma túy rồi nhiễm HIV, cuộc đời của tay anh chị một thời tưởng đã chấm hết. Nhưng Nguyễn Viết Toán đã biết đứng lên, vịn vào bàn tay tình yêu để thoát khỏi vũng lầy…
Nhấp tách trà đang còn nóng hổi, đôi mắt thoáng buồn, Nguyễn Viết Toán kể về thời quá khứ sai lầm, xốc nổi của mình. Là anh cả trong một gia đình nghèo khó, đông em ở vùng chiêm trũng xã Hải Vĩnh (Hải Lăng, Quảng Trị), Toán sớm từ bỏ tuổi học trò để nhường đường học vấn cho những đứa em.
Cú trượt dài của tuổi trẻ
Tuổi 15, Toán từ biệt vùng quê gió cát trắng theo người anh họ vào Sài Gòn tìm việc. Được một thời gian, công việc chẳng ra sao, Toán lên Bình Phước theo ông chú lái xe tải. Công việc này mang về cho anh những khoản tiền không nhỏ. Có tiền, Toán tụ tập bạn bè bù khú, tập tễnh ăn chơi. Từ đó, Toán dính vào ma túy, trượt ngã theo cái chết trắng lúc nào không hay.
Đã lao vào ma túy, đại gia cũng trở thành ăn mày chứ đừng nói là kẻ làm thuê như Toán. Bất mãn với những lời khuyên nhủ, la mắng của ông chú, Toán cùng đám bạn 12 tên choai choai vô công rồi nghề tụ tập, thành lập băng “Quạ đen” do một “giang hồ” đất Hải Phòng cầm đầu. Băng này chuyên cướp giật người đi đường, đâm thuê chém mướn. Có tiền thì lại hút hít, vũ trường, đua xe, gái gú... Và điều gì đến sẽ đến, từng thành viên của “Quạ đen” lần lượt bị bắt. Toán cũng chung số phận.

Các thành viên trong CLB Yêu thương do Toán làm chủ nhiệm. Ảnh: TƯ LIỆU
Trong 12 tên vào trại giam thì hết năm tên được thả về cho gia đình lo hậu sự vì đã nhiễm HIV giai đoạn cuối. Và cũng chính ở đây, Toán mới biết mình bị nhiễm HIV. Hai năm sau, Toán được tha về. Không còn đường để đi, Toán đành trở về quê nương náu mẹ già. Ngày mẹ anh đến bến xe đón con, Toán chỉ còn da bọc xương.
Những tháng ngày ở quê, Toán mới ngẫm lại sự nông nổi của tuổi trẻ. Chỉ một lần không làm chủ được bản thân anh đã đánh mất tất cả.
Sức mạnh của tình yêu
Biết căn bệnh thế kỷ đang từng ngày ngấm ngầm cấu xé, bào mòn sức lực của cơ thể, Toán tuyệt vọng và bế tắc vô cùng. Nhưng được sự an ủi, động viên của người thân, anh bắt đầu có niềm tin vào cuộc sống.
Sức khỏe dần ổn định, Toán theo mấy anh em con chú bác vào Huế đúc chậu kiểng thuê, niềm vui lao động phần nào giúp anh lấy lại thăng bằng. Rồi trong một lần đúc chậu cho một gia đình ở huyện Phong Điền, anh đã phải lòng cô con gái của chủ nhà. Lúc đầu, Toán cũng bối rối lắm bởi anh biết mình đang mang “án tử” trong mình. Nhưng rồi Toán không dằn được lòng mình, anh bấm bụng ngỏ lời yêu nhưng người con gái ấy lại không mảy may đáp trả. Hết cách, Toán đành thú nhận rằng: “Cuộc sống của anh không như những người bình thường. Anh đã nhiễm HIV. Anh bế tắc và nhụt chí lắm rồi, nếu không có em, anh cũng chẳng thiết sống làm chi nữa…”.

Vợ chồng Nguyễn Viết Toán. Ảnh: Internet
“Lúc ấy mình bối rối lắm. Đồng ý cũng không được vì mình đã có bạn trai rồi mà. Nếu quay lưng thì mình cũng không đành bởi sợ anh nghĩ quẩn rồi làm chuyện không hay. Mình biết là những người như anh rất cần có người để tiếp thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống… Cuối cùng, mình chia tay bạn trai cũ để đến với anh” - Nguyễn Thị Tường Vân, cô gái ngày ấy, bây giờ là vợ Toán, kể.
Rồi, để đến được với nhau, Vân đã phải nếm đủ sự đắng cay do gặp phải sự phản đối gay gắt của bố mẹ và anh chị em. Trong những tình huống thế này, kịch bản thường gặp là: “Nếu theo nó thì đừng bao giờ gọi em là cha/mẹ nữa”. Và Vân đã nuốt nước mắt vào lòng, chấp nhận đi theo tiếng gọi của trái tim.
Để xây dựng cuộc sống gia đình, Toán tiếp tục hành nghề đúc chậu cảnh, còn Vân buôn bán đồng nát. Khi tay nghề ngày càng nâng cao, hai vợ chồng dắt díu ra TP Đông Hà (Quảng Trị) mở xưởng đúc chậu. Toán nghĩ ai cũng đúc chậu tròn, kích cỡ lại nhỏ nên anh thử mày mò cách tân, tạo mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Anh tìm tòi các mẫu chậu mới qua sách báo, Internet rồi định hình cho mình một lối đi riêng. May sao, sản phẩm anh làm ra đến đâu bán chạy đến đó. Xưởng chậu của Toán giờ trở thành địa chỉ tin cậy không chỉ với dân sành chơi cây kiểng ở Đông Hà mà còn vươn ra các tỉnh, thành lân cận. Công việc ở xưởng cũng đã giúp tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động với tiền lương từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng, trong đó hơn phân nửa là người có HIV.
Chủ nhiệm mái ấm yêu thương
Cuộc sống gia đình Toán vậy là dần ổn định. Trong mắt nhiều người, rõ ràng anh đã tự khẳng định được giá trị bản thân. Toán nhớ lại cái thời anh còn ở nhà dưỡng bệnh của Trung tâm Phòng, chống HIV tỉnh Quảng Trị, chính sự sẻ chia, an ủi của nhiều người đã giúp anh có thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Bây giờ, Toán cũng muốn góp chút sức lực của mình để san sẻ kinh nghiệm cho những người cùng cảnh ngộ.

Xưởng đúc chậu của Toán ngày càng ăn nên làm ra. Ảnh: ĐÌNH VĂN
Tháng 4-2009, Câu lạc bộ (CLB) Yêu thương tỉnh Quảng Trị được thành lập do Nguyễn Viết Toán làm chủ nhiệm, dưới sự giúp đỡ và điều hành của dự án Handicap International. Lúc đầu CLB chỉ có 15 thành viên, đến nay đã có 45 người tham gia, trong đó hơn 80% thành viên có HIV.
“Lịch sinh hoạt của CLB đều đặn vào mỗi cuối tuần. Ngoài việc giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên còn động viên nhau vượt qua mặc cảm, chống lại sự kỳ thị của cộng đồng. Ngoài ra, CLB còn tạo điều kiện cho các thành viên được vay vốn, tạo công ăn việc làm để anh chị em sớm lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Người có HIV rất dễ rơi vào bế tắc, mất niềm tin, vì vậy anh em phải biết động viên để sống lạc quan, có ích” - Toán tâm sự.
Hiện tại Toán đã có cơ nghiệp ổn định, tiếng cười trẻ nhỏ cũng đã đến với mái ấm của Toán khi vợ chồng anh xin một bé gái kháu khỉnh, dễ thương của người chị họ làm con nuôi. Mái ấm riêng và mái ấm chung, nơi nào cũng rộn rã tiếng cười. Đó quả là phần thưởng xứng đáng cho người biết vượt lên nghịch cảnh cuộc đời.
ĐÌNH VĂN
http://phapluattp.vn/20120109100626343p0c1112/dung-len-tu-vung-lay-ma-tuy.htm
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Người phụ nữ mang HIV vượt lên chính mình…
Cập nhật 20/01/2012 08:07 (GMT+7)
Nhiều người bị nhiễm HIV - dù bất cứ nguyên nhân gì - không đủ can đảm nói về bản thân cũng như căn bệnh của họ nhưng đối với chị Phan Thị Lợi thì khác …Vượt qua nỗi đau của mình, chị sẵn sàng xuất hiện để nói lên những suy nghĩ, bệnh tật của căn bệnh thế kỷ đã xâm nhập vào cơ thể mình…
Hôn nhân bồng bột
Chúng tôi đến thăm chị Phan Thị Lợi trong cái chòi cất tạm bợ vách lá, lợp tôn hầm hập trong cái nắng gay gắt chứa toàn đồ phế liệu - nơi trú ngụ hàng ngày của chị. Đây là căn nhà do người cô ruột thương tình cho cất tạm trên phần đất của mình. Bệnh tật, sự lạnh lùng xa cách của không ít người thân, láng giềng khiến chị trở nên ít nói, lặng lẽ cô đơn hơn.
 |
Chị Phan Thị Lợi |
Là một cô gái trẻ đẹp, tràn đầy sức sống ở khu phố 6, thuộc phường 6, TP.Tân An (Long An), chị Phan Thị Lợi (SN 1985) đã sớm kết hôn khi tuổi đời vừa bước qua 17. Gia đình nghèo với bốn anh em, chị Lợi là con thứ 2 trong gia đình.
Không thể nhìn cảnh hàng ngày người cha gầy guộc làm nghề bốc vác để kiếm từng đồng, từng cắc nuôi mẹ và các anh chị em của mình, Lợi sớm nghỉ học giữa năm lớp 6 để giúp đỡ cha trong sinh hoạt hàng ngày. Năm tháng dần trôi, cô bé ngày nào nay đã thành một thiếu nữ, được nhiều chàng trai xung quanh dòm ngó.
Năm 2002, qua giới thiệu của người quen, chị Lợi vào làm công nhân cho một Cty xuất khẩu hạt điều tại TP.Tân An. Lao động hăng say, giỏi giang, hoạt bát nên hầu hết công nhân nơi đây đều yêu mến chị. Tại đây, từ giới thiệu của người bạn, chị quen với với anh Đặng Hùng Trung (SN 1981), ngụ cùng phường 6 –TP.Tân An).
Chỉ sau 4 tháng quen biết, anh chị đã sống chung với nhau mặc cho cả gia đình hai bên ngăn cản. Chị Lợi cho biết, qua những ngày hương lửa mặn nồng, chồng chị mới thú nhận là đã bị HIV vì sử dụng chất ma tuý. Nghe chồng vừa dứt lời, tay chân chị rụng rời, đầu choáng váng. Rồi chị kịp suy nghĩ và cũng tự an ủi mình đã lỡ yêu nhau... Chị đến cơ sở y tế điều trị, uống thuốc ARV theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Và cũng ngần ấy thời gian, ngày ngày chị phải khép mình trong công việc xâu chuỗi từng hạt cườm, làm nơ. Ai cũng biết HIV không thể lây qua những giao tiếp thông thường trong cuộc sống hằng ngày nhưng không ít người hiểu biết kiểu “mơ hồ” cộng với sự thêu dệt, phóng đại quá mức đã đẩy cuộc sống chị Lợi dần đi vào ngõ hẹp.
Láng giềng không nói ra nhưng trong cái xóm nhỏ chỉ mười mấy nóc nhà này, ai cũng ngại đến chơi hay trò chuyện với chị. Ánh mắt, lời nói né tranh đầy ngại ngần cũng đủ làm ai đó một lần nhắc tên chị cảm nhận được sự cách biệt lạnh lùng bởi nghĩ đến HIV/AIDs, nhiều người hay có suy nghĩ ai lầm và xem đó là một tệ nạn xã hội.
Thật ra, đó chỉ là bệnh như bao căn bệnh khác, ai cũng có thể mắc phải nhưng mấy ai thấu hiểu điều đó. Chị không chỉ đau đớn thể xác vì bệnh tật mà còn suy sụp về tinh thần. Còn nỗi đau nào hơn bởi chị gần như bị tách biệt khỏi cộng đồng, càng làm chị thêm mặc cảm cho cảnh đời bạc phận của mình. Hàng xóm cho biết, đứa con 2 tuổi chị đứt ruột sinh ra cũng đã đem cho người khác cách đây vài tháng.
Vượt qua khổ đau
Năm 2003, chị Phan Thị Lợi bị suy sụp tinh thần vì vừa chống chọi với căn bệnh HIV vừa đau khổ khi người chồng bị bắt giam về tội trộm cướp. Sức khoẻ ngày càng kém dần, thân hình chị gầy đi, rồi tóc rụng dần, thân thể teo lại, ghẻ lở tràn lan đến nỗi chị không dám nhìn vào gương. Rất may là chị kịp suy nghĩ lại, hiểu rằng phải sống cho chính bản thân.
Từ đó, chị gạt bỏ u sầu, cố gắng tập thể dục dù thân thể rất đau và kiên trì điều trị bệnh. Kết quả, lòng kiên nhẫn đã giúp chị vượt qua, sức khoẻ hồi phục, chị tăng cân từ 35 kg vượt lên 58 kg. Chị Lợi bắt đầu lạc quan với công việc xâu chuỗi từng hạt cườm làm nơ.
Giữa năm 2008, trong một lần thăm chồng trong trại giam, chị đã mang thai. Và qua bao tháng ngày một mình chăm sóc, đứa con trai kháu khỉnh của chị chào đời với kết quả xét nghiệm âm tính. Chị xem đây là niềm an ủi, hạnh phúc vô bờ bến của mình.
Tưởng niềm hạnh phúc nhân đôi khi cuối năm 2009 người chồng ra tù, nhưng chị một lần nữa suy sụp tinh thần khi người chồng bội bạc ra đi, bỏ 2 mẹ con chị. Chị oằn oại, năm liệt giường trong nhiều ngày nhưng một lần nữa cố nén vết thương lòng, chị gượng dậy nuôi con. Và điều kỳ diệu lại mỉm cười khi sức khỏe chị mỗi ngày một tốt hơn ...
Nói về chị Phan Thị Lợi, bác sĩ Trương Ký Sĩ – Trưởng Khoa nhiễm thuộc Bệnh viện Đa khoa Long An, cho biết: “ Chị Lợi là người bị bệnh nặng nhất trong tất cả những ca bệnh mà tôi điều trị. Tuy nhiên, chị Lợi đã thực hiện đúng lịch điều trị bệnh, cùng với tinh thần lạc quan, sống lành mạnh, thoải mái đã giúp chị Lợi có sức khoẻ tốt như hiện nay”.
Bác sĩ Ký Sĩ cho biết thêm, hiện chị Lợi đang điều trị thuốc ARV, đây là quá trình điều trị liên tục suốt đời và nếu chị uống thuốc tốt, tuân thủ điều trị tốt thì cơ thể sẽ khôi phục hệ thống miễn dịch, ức chế sự nhân lên của virus HIV. Điều này giúp cho chị cũng như các bệnh nhân khác dù có bệnh AIDS nhưng vẫn khỏe mạnh, sống lâu và sống tốt hơn, ít nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, hòa nhập với xã hội và giảm lây lan HIV trong cộng đồng.
Chị Phan Thị Lợi tâm sự thêm : “Mỗi lần đi khám bệnh, tôi gặp những chị bị nhiễm HIV rất bi quan. Có chị đòi tự vẫn, có chị cho rằng mình bị thì người khác phải bị như mình nên phải đi gieo mầm bệnh cho những người đàn ông để trả thù đời. Tôi đã động viên, an ủi họ hãy cố gắng sống có ích.và chỉ ngay chính bản thân tôi đã cố vượt qua mới sống được khoẻ mạnh như bây giờ. Kết quả, phần lớn những chị bị HIV mà tôi tư vấn đều khoẻ mạnh và yêu đời như tôi”.
Chị Lợi đang xin tham gia làm thành viên những người đồng đẳng viên của tỉnh để giải thích, động viên, hướng những người bị bệnh HIV/AIDS hãy sống và hướng tới một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Liên Xuân
http://www.phapluatvn.vn/doi-song/suc-khoe/201201/Nguoi-phu-nu-mang-HiV-vuot-len-chinh-minh-2062874/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Hoa hậu HIV Nguyễn Thị Huệ: Tha thứ để được hạnh phúc
Chủ Nhật, 12/02/2012, 06:30 [GMT+7]
(Phunutoday) - Ngày chị nhận được tin chồng chị qua đời, chị đang đi bán bóng dạo vì cố dành tiền mua được cho 2 đứa con trai ở quê cái tivi màu. Chị lại nuốt ngược nước mắt vào lòng, ngược tàu ra Bắc, nén nỗi đau lại để lo lễ tang cho chồng.
Tôi gặp Nguyễn Thị Huệ lần đầu tiên trong cuộc thi “Dấu cộng duyên dáng” – cuộc thi dành cho những người phụ nữ nhiễm HIV đã chiến thắng định mệnh khắc nghiệt để vươn lên trong cuộc sống. Tôi từng đến căn phòng trọ của vợ chồng chị để viết bài về cuộc đời chị sau cuộc thi đó.
Bài báo đó đã đăng cách đây rất lâu, nhưng sau này, tôi vẫn thỉnh thoảng ghé thăm vợ chồng anh chị trong căn phòng trọ bé nhỏ nằm trên đường Bạch Mai, bởi khi bước vào căn phòng chật chội, tuềnh toàng nhưng tràn ngập hạnh phúc, yêu thương và sự sẻ chia ấy, tôi luôn cảm thấy sự ấm áp, dịu dàng trong lòng mình.
Tôi vẫn thường hay tự hỏi, điều gì đã khiến nụ cười của chị luôn bừng sáng, dù cuộc sống của chị đầy chông gai và gánh nặng? Cuối cùng, câu trả lời của tôi vẫn luôn chỉ có một:
Đằng sau người phụ nữ nhỏ bé, mảnh mai và yếu ớt, trong chị là một người phụ nữ đầy nghị lực và niềm tin vào cuộc sốn. Vì thế khi nghĩ về chị, tôi vẫn thường trìu mến gọi chị là Hoa hậu của Niềm tin và Nghị lực.
Người đàn bà không bao giờ biết nói câu oán trách
 |
Gia đình Hoa hậu HIV Nguyễn Thị Huệ |
19 tuổi chị lấy chồng, đến năm 22 tuổi, chị đã kịp có hai đứa con. Đứa con đầu của chị bị câm điếc, trí tuệ chậm phát triển; đứa con thứ hai chào đời lành lặn.
Nhưng đó cũng là lúc chị phát hiện ra vợ chồng chị và đứa con trai mới chào đời bị nhiễm HIV. Năm chị 22 tuổi, nhìn vào cuộc đời mình, chị chỉ thấy hoàn toàn bi kịch.
Ngày chị mới lấy chồng, chị đã nghe những điều tiếng không hay về người chồng ấy. Bố mẹ chị kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân của chị bởi ông bà lo sợ chị sẽ khổ khi lấy phải một người chồng có quá khứ chơi bời. Nhưng chị bỏ qua những lời khuyên can ấy.
Khi chị biết tin mình và đứa con mới sinh bị nhiễm HIV, thì bệnh của chồng chị đã chuyển sang giai đoạn cuối. Không cần ai nói ra, chị cũng hiểu vì sao chị và con chị mắc phải căn bệnh đó.
Chị kể với tôi, những ngày đầu mới biết mình bị bệnh, chị giận chồng đến nỗi cả tháng trời không nói được với chồng câu nào. Không ai dạy cho chị cách làm thế nào để tha thứ cho một người đàn ông đã đẩy chị vào hoàn cảnh trớ trêu như thế.
Nhưng sau này, khi chứng kiến chồng mình sụp đổ hoàn toàn vì bệnh tật, khi chứng kiến chồng mình ngày ngày vật vã, đau đớn, chị đã quên mất chị đã từng oán trách chồng như thế nào.
Những năm ấy, chưa có chính sách phát thuốc ARV miễn phí cho những người bị nhiễm HIV, mà tiền thuốc mỗi tháng tốn vài triệu bạc. Vì muốn kéo dài sự sống cho chồng và kiếm tiền nuôi hai đứa con nhỏ, chị đã phải thân gái dặm trường, từ Nam Định vào Sài Gòn sống bằng nghề bán bóng bay dạo.
Mỗi một năm, chị chỉ về nhà thăm gia đình một lần, để đưa cho chồng thêm vài triệu mua thuốc, để đưa cho hai đứa con mỗi đứa một bộ quần áo mới mà chị mua được từ số tiền bán bóng chị chắt chiu mỗi ngày.
Ngày chị nhận được tin chồng chị qua đời, chị đang đi bán bóng dạo vì cố dành tiền mua được cho 2 đứa con trai ở quê cái tivi màu. Chị lại nuốt ngược nước mắt vào lòng, ngược tàu ra Bắc, nén nỗi đau lại để lo lễ tang cho chồng.
Có một điều mà tất cả những người gặp chị dù là lần đầu tiên đều có thể dễ dàng nhìn thấy ở chị, đó là nụ cười tươi tắn và tinh thần sống lạc quan, không bao giờ chùn bước trước những sóng gió của số phận.
Chị bảo, chị đã luyện được cho mình sức mạnh đó, bằng cách nghĩ đến hai đứa con trai nhỏ mà giờ chỉ có chị là chỗ dựa duy nhất; chị dặn lòng mình không được gục ngã vì thương người cha già đã thức đến bạc cả mái đầu vì thương đứa con gái út bất hạnh.
Tình yêu thương mà chị dành cho những người xung quanh đã giúp chị có thêm sức mạnh và nghị lực để đứng lên làm lại cuộc đời.
Cho đến ngày chồng chị chết, chồng chị chưa bao giờ kể cho chị nghe vì sao anh lại nhiễm phải căn bệnh ấy. Nhưng trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, chồng chị đã luôn biết ơn người vợ vị tha và đầy hi sinh của mình.
Chị đã sống vì anh, vì các con, đã hi sinh cho anh và tìm mọi cách giữ gìn cuộc sống cho anh, mà chưa bao giờ mở miệng oán trách anh về những việc đã qua.
Hạnh phúc đơn sơ của một Hoa hậu
Có lẽ vì tôi yêu quý chị, nên tôi luôn nghĩ rằng số phận sẽ công bằng hơn nếu dành cho chị nhiều hạnh phúc hơn những gì chị đang có. Nhưng ngay cả khi sống trong những ngày tăm tối nhất của cuộc đời, chị vẫn luôn tin vào cuộc sống.
Khi tôi gặp chị, tôi không dám nói chị là người hạnh phúc, nhưng cũng không thể nói chị là người bất hạnh. Tôi nghĩ sẽ hợp lý nhất nếu nói rằng chị là người đã biết tìm kiếm hạnh phúc ngay trong chính sự bất hạnh của cuộc đời mình.
Chị mang trong mình căn bệnh thế kỷ, chị có 1 đứa con trí tuệ không phát triển và một đứa con nhiễm HIV, chị nghèo và chị bất hạnh, nhưng chị không vì thế mà tuyệt vọng. Chị tham gia những hoạt động dành cho người có H, để tìm những người bạn cùng cảnh ngộ, cùng họ chia sẻ và vươn lên.
Số phận đã dành tặng cho chị một phần thường đầy ý nghĩa sau ngần ấy những nỗi đau mà chị đã trải qua, bằng cách đem đến cho chị một người bạn đời để cùng chị chia sẻ những vui buồn của số phận.
Huệ gặp Nghĩa trong một khóa đàu tạo thuyết trình viên dành cho người có H ở Hà Nội. Trước khi gặp Huệ, Nghĩa từng là một chàng trai nổi loạn và sống một cuộc đời đầy những lỗi lầm.
Bố mẹ chia tay từ nhỏ, Nghĩa là con trai duy nhất nên khi về sống với mẹ, anh được mẹ nuông chiều vì bà muốn bù đắp cho con trai những thiệt thòi, thiếu thốn của một mái ấm không trọn vẹn. Nhưng khi còn là một cậu thanh niên mới lớn, Nghĩa không cảm nhận được tấm lòng của mẹ.
Nhà không giàu, nhưng Nghĩa tiêu tiền như nước. Anh ném tiền đó vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng và vào ma túy. Cho đến khi mẹ anh phát hiện ra, thì anh đã trở thành một con nghiện nặng.
Nghĩa chỉ thức tỉnh khi biết mình đã mang trong người căn bệnh thế kỷ. Anh cai nghiện, ngày ngày vào nhà thờ cầu nguyện để sám hối và tham gia những chương trình dành cho người có H.
Khi Nghĩa gặp Huệ trong lớp thuyết trình viên, Nghĩa ngạc nhiên và xúc động vô cùng khi nghe Huệ tâm sự về cuộc đời mình với các học viên trong khóa học đó. Nụ cười tươi sáng và tự tin của cô gái nhỏ bé có số phận bất hạnh ấy đã khiến Nghĩa vừa cảm phục, vừa thương mến.
Nghĩa ở Hà Nội, Huệ ở Sài Gòn. Nhưng vì tiếng gọi tình yêu, Nghĩa đã vào Sài Gòn để đi bán bóng bay cùng Huệ, dù trước đó, Nghĩa sống như một cậu ấm, được mẹ lo cho từ bữa ăn đến giấc ngủ, chưa bao giờ phải vật vã mưu sinh để kiếm miếng ăn qua ngày.
Từ một chàng trai quen được những người xung quanh nuông chiều, Nghĩa đã biết sống vì người khác, đã biết yêu thương người khác nhiều hơn. Huệ chính là người dạy cho Nghĩa những điều đó. Ở bên Huệ, Nghĩa đã học được cách quý từng đồng tiền mình làm ra, học được cách trân trọng, nâng niu từng món đồ mình mua được.
Nghĩa và Huệ về sống với nhau khi Huệ đã có 2 đứa con, còn Nghĩa chưa từng lấy vợ. Nhưng mẹ Nghĩa không hề phản đối tình cảm của anh chị. Bà là người hạnh phúc hơn ai hết khi chứng kiến con trai mình đã trưởng thành, đã có một mái ấm riêng và biết cách vun vén cho mái ấm đó.
Từ khi chuyển ra Hà Nội sinh sống, cuộc sống của vợ chồng Nghĩa và Huệ đầy những khó khăn với chuyện cơm áo hàng ngày. Số tiền cả hai vợ chồng kiếm được mỗi tháng chưa quá 4 triệu, vừa phải lo sinh hoạt, nuôi con cái, vừa phải trả tiền thuê trọ.
Nhưng với Nghĩa và Huệ, cuộc sống và gia đình mà họ đang có, thực sự là một cuộc sống trong mơ, một gia đình trong mơ.
Nghĩa chưa từng một lần làm bố, nhưng trước hai đứa con của Huệ, Nghĩa cư xử như một người bố thực sự. Nghĩa tắm rửa cho con, dạy con học bài, thức đêm chăm sóc con khi con ốm. Nghĩa che chở cho con khi con ra ngoài đường bị bạn bè trêu ghẹo, bắt nạt.
Những ngày đầu khi Nghĩa về sống với Huệ, con chị không chịu gọi anh là bố. Nhưng sau này, con chị thường nói “con yêu bố” với Nghĩa một cách hết sức tự nhiên.
Trẻ con thông minh và nhạy cảm, chúng cảm nhận được tình yêu của những người xung quanh dành cho chúng và chúng chỉ yêu những ai yêu thương chúng thật lòng.
Sau cuộc thi “Dấu cộng duyên dáng”, Huệ bỗng nhiên trở thành Hoa hậu. Báo chí viết về Huệ, người xung quanh nhận ra Huệ khi chị ra đường. Điều đó mang lại cho vợ chồng anh chị niềm vui, nhưng cũng không ít những lo lắng, muộn phiền.
Người hiểu thì cảm thông, chia sẻ; người không hiểu thì kỳ thị. Hai vợ chồng chị lại vượt qua những khó khăn đó. Với họ, dường như khó khăn của cuộc sống chẳng là gì, khi họ đang nắm chặt tay nhau.
Có một người yêu thương mình ở bên cạnh, tôi tin Nghĩa và Huệ sẽ đi qua giông bão, đi qua những ngày sóng gió để tìm được hạnh phúc cho mình, dù hạnh phúc đó đơn sơ và giản dị, dù hạnh phúc đó chứa đựng cả những nhọc nhằn, lo âu và vất vả.
http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201202/Hoa-hau-HiV-Nguyen-Thi-Hue-Tha-thu-de-duoc-hanh-phuc-2130527/
|
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Chúng tôi không đầu hàng HIV và những người sống có ích cho đời.
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|