Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Chúng tôi không đầu hàng HIV và những người sống có ích cho đời.
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-08-2009(UTC) Bài viết: 237  Đến từ: Nam Hải Được cảm ơn: 3 lần trong 2 bài viết
|
| Ko có gì để nói nữa , tôi ko có tư cách tồn tại trên dd này và tất cả những gì tui nói là đã sai , uh các bạn đúng đó .Lời nói cuối cùng tôi muốn gỡi đến các bạn , KHI ĐÃ CHỌN VIỆC MÌNH LÀM THÌ ĐỪNG BAO GIỜ HỐI HẬN CẦU CHÚC CÁC BẠN TRÊN DIỄN ĐÀN HIV.COM.VN TẤT CẢ ĐƯỢC HẠNH PHÚC |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC) Bài viết: 312
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Tụi nhỏ Tam Bình có những ước mơ trong ngày sinh nhật của mình như sau
- Con muốn sau này làm bác sĩ.
- Con muốn trở thành cô giáo để dạy các...em bé nên người.
- Con muốn là : Tài xế xe lu.
...
Ôi,những ước mơ...
Cầu mong những ước mơ thuần khiết trong sáng ấy đều thành hiện thực.
Chúc ngủ ngon,những người bạn ! | |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Tư, 09/12/2009, 00:09 (GMT+7)
Thế giới hát vì nạn nhân HIV/AIDS
TT - Ðúng 13g30 (giờ London) ngày 7-12-2009, hàng ngàn người tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng cất cao tiếng hát vì các nạn nhân HIV/AIDS ở châu Phi.
Tác phẩm được chọn thể hiện là ca khúc All you need is love (Tất cả những gì bạn cần là tình yêu) của huyền thoại John Lennon, qua phần trình bày chính của Paul McCartney và các nghệ sĩ, học sinh sinh viên khắp nơi trên thế giới.
 |
Các sinh viên VN đồng ca All you need is love tối 7-12 - Ảnh: Phạm Thành Nhân |
Tiết mục đồng ca tại VN do Công ty Những Ngôi Sao thực hiện tại sân Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Ðúng 20g30 (tương ứng với thời điểm 13g30, giờ London), trong ánh nến lung linh, 50 sinh viên ÐH Ngoại thương, Huflit, Nhạc viện TP... đã cùng đứng bên nhau để chia sẻ tấm lòng với những người chưa từng gặp mặt.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngày thế giới phòng chống AIDS (1-12), Tổ chức RED đã thực hiện sáng kiến này để cả thế giới cùng hát và tương ứng với mỗi quốc gia tham dự, các doanh nghiệp tài trợ như Starbucks, Nike, Dell... sẽ góp một khoản tiền mua thuốc giúp các bệnh nhân AIDS kéo dài sự sống.
Theo thông tin từ Những Ngôi Sao, tiết mục trên sẽ được phát lên mạng YouTube.com để cả thế giới cùng theo dõi.
PHẠM THÀNH NHÂN
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Người đàn ông nhiễm HIV không gục ngã trước số phận
Hơn 6 năm nay mang trong mình căn bệnh nan y, nhưng anh Th. không gục ngã, đã đứng dậy và đứng bên những người bị nhiễm HIV/AIDS với mong muốn cống hiến chút công sức nhỏ bé còn lại của cuộc đời mình để giúp cho những người bạn khác cùng số phận tự tin hòa nhập cộng đồng.
Đứng dậy sau lầm lỗi
Sau những lầm lỗi mà mình gây ra trong những tháng ngày còn trẻ tuổi, anh Lê Th. (34 tuổi) ở xã Thủy Phù, huyện Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) đã không may mang trong mình căn bệnh HIV từ lúc anh đang ở tuổi 27. Thời trai trẻ, đi làm nghề lái xe trong TP HCM, do vui chơi và trong một lần say rượu, anh đã không tự chủ được mình, đã quan hệ với gái nhà hàng… Để rồi sau đó anh bị mọi người hắt hủi, xa lánh, kỳ thị.
"Biết mình bị HIV, mấy người hàng xóm cứ thấy mình đứng ngoài cổng là vô nhà đóng cửa ngay, còn đi mua hàng thì người ta cũng không chịu bán cho mình nữa. Tủi thân lắm nhưng mình lại nghĩ là lỗi của mình chứ không phải của họ". Anh Th. ân hận nói.
Rồi anh đã tìm đến với Phòng tư vấn sức khỏe của các thầy, cô ở Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức (Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế, số 182 Phan Bội Châu) để xin những lời khuyên. Được các sư thầy sư cô ở đó giúp đỡ tư vấn và cung cấp kiến thức, anh đã cố gắng nỗ lực hết mình để trở lại với cuộc sống thường ngày như một người bình thường. Vượt qua mọi mặc cảm của xã hội đối với anh cũng nhờ các thầy cô ở đây về làm công tác tư tưởng để những người thân của anh và những người bạn của anh có thể hiểu và tiếp xúc với anh.
 |
Anh Th. (phải) mong muốn sống để giúp mọi người.
|
Từ những buổi tư vấn tuyên truyền kiến thức, rồi các sư cô, sư thầy về tại gia đình anh nấu ăn và vui vẻ trò chuyện, những người bạn và những người thân, hàng xóm của anh mới dần dà hiểu phần nào, hết kỳ thị anh. Sau đó, anh đã xin vào làm tình nguyện viên cho Phòng tư vấn sức khỏe cùng các sư cô, sư thầy.
"Mình đã nhờ các sư cô, sư thầy tư vấn về kiến thức sức khỏe, về tâm lý để vượt qua được mặc cảm đến với xã hội nên mình cũng muốn dùng những kiến thức đó để mang lại cho những bạn trẻ bị lầm lỗi như mình có được để có thể trở lại cuộc sống. Vì khó có ai có thể thấu hiểu những điều đó như những người trong cuộc".
Người "tình nguyện viên không công"
Hàng ngày, anh Th. vẫn cố gắng đi làm việc tại khách sạn để phụ giúp thêm kinh tế cho chị gái và cả người cha già. Còn những ngày nghỉ thì anh lại lên với phòng tư vấn sức khỏe để giúp các sư cô, sư thầy một cách tự nguyện, không có đòi hỏi gì. Hằng tháng, anh cùng các sư thầy sư cô đến tận nhà những người bạn đang gặp nạn như mình để thăm hỏi và kiểm tra tình hình cuộc sống của các bạn gặp vướng mắc và khó khăn về tâm lý để tư vấn và chăm sóc cho các bạn ở tận Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà...
Hiện anh còn là thành viên của nhóm "Niềm Tin" do Tỉnh Đoàn tỉnh Hải Phòng tài trợ, gồm 10 thành viên trong nhóm cùng cảnh ngộ tham gia sinh hoạt. Mỗi tháng các bạn lại tìm và gặp nhau để trao đổi cũng như tìm những điểm chung để thêm yêu vào cuộc sống.
Anh tâm sự: "Mình và mọi người luôn cố gắng để có thể ổn định tâm lý, giữ gìn sức khỏe để tiếp tục cống hiến những hiểu biết về căn bệnh HIV cho những người bị nhiễm và kể cả những người không bị nhiễm". Vào đầu tháng 11, anh và mọi người trong nhóm "Niềm Tin" đã ra Hà Nội tham dự cuộc thi "Hòa nhập con tim chung hành động" về kiến thức của căn bệnh HIV, đã đạt giải khuyến khích.
Sư cô Minh Châu (Phó phòng Tư vấn sức khỏe) cho biết: "Anh Th rất có nghị lực, đã vượt qua mọi mặc cảm để hòa nhập vào xã hội. Th cũng hoạt động hết sức năng nổ để giúp chúng tôi và hơn hết là giúp những người cùng cảnh ngộ cùng hòa nhịp con tim".
"Mong mỏi lớn nhất của mình lúc này là có được sức khỏe ổn định để tiếp tục giúp đỡ những người bạn của mình vượt qua mặc cảm để sống đẹp trong những ngày còn lại. Mọi người và xã hội không còn quay lưng lại với những người như mình. Mình đã không giúp gì được cho đời khi còn trẻ tuổi nên mình không muốn sống quãng đời còn lại một cách vô ích…". Anh nói rồi lặng lẽ quay mặt đi vì có ngấn lệ rơi trên mi.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đi từng ngày, rất nhiều người cần đến sự giúp đỡ của anh Th nói riêng và những người như anh Th nói chung. Vì vẫn có những con người lầm lỗi như anh Th đang không biết mình phải đi về đâu
|
|
|
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Ðem lại niềm tin cho những cuộc đời không may mắn
Cập nhật 01:39 ngày 27-12-2009
 |
Ông Cao Thế Kỷ hướng dẫn cho
chị Bùi Thị H. nghề đan rút nhựa. |
ND - Ðảng viên là những công dân gương mẫu, song với ông Cao Thế Kỷ, Bí thư Chi bộ xóm Ðá Bạc, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) còn nhận một trách nhiệm khác là giúp đỡ những người nhiễm HIV trong những lúc khốn khó nhất có việc làm, ổn định cuộc sống gia đình. Ông đã thắp lên niềm tin và hy vọng cho nhiều số phận không may mắn ở xóm núi nghèo khó này.
Cũng như bao chàng trai khác ở xóm Ðá Bạc ngày ấy, anh thanh niên Cao Thế Kỷ lên đường nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, vinh dự được gia nhập hàng ngũ của Ðảng trong những ngày cầm súng chiến đấu. Năm 1976, khi đất nước không còn tiếng súng, anh trở về quê hương, xây dựng gia đình và tham gia công tác ở địa phương. Năm 1980, ông Kỷ được tập thể chi bộ tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ xóm Ðá Bạc. Cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, đã có lúc ông định chuyển cả nhà vào nam sinh sống với hy vọng thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng rồi nghĩ lại: Mình là cán bộ, đảng viên đã từng đứng vững trong khói lửa chiến tranh nay lại đầu hàng đói nghèo, bỏ bà con quê nhà mà đi, sao đành! Sau nhiều ngày đêm trăn trở, ông quyết định ở lại quê nhà cùng bà con tìm cách thoát nghèo.
Xóm Ðá Bạc tuy cách Hà Nội không xa nhưng là vùng khó khăn của huyện Lương Sơn. Ðất chật người đông. Ðất ruộng cấy lúa thì mỗi gia đình chỉ có một, vài sào, còn lại chủ yếu là núi đá. Ngoài làm ruộng thì chẳng có nghề phụ nào kiếm sống. Phải chăng cái tên "xóm Ðá Bạc" có xuất xứ từ đấy? Do không có việc làm, phần lớn thanh niên trong xóm phải tha phương đi làm ăn xa, hy vọng tìm vận may ở những bãi đào vàng các tỉnh phía nam. Trước tình trạng này, ông Cao Thế Kỷ đã động viên, khuyên nhủ các cháu ở lại quê nhà, chịu khó làm ăn rồi sẽ thoát nghèo, nhưng không được. Có người còn nói như "tát nước": "- Tôi ở nhà, ông có lo nổi bát cơm cho vợ con tôi được không?". Nghe vậy, ông không giận mà chỉ buồn vì chưa nghĩ ra cách gì để bà con trong xóm có thêm việc làm, ổn định cuộc sống gia đình. Mãi đến năm 2004, dù đã bước sang tuổi 52 nhưng khi nghe tin ở Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Tây cũ) có nghề mây tre đan xuất khẩu đang phát triển mạnh, có thể tạo việc làm cho nhiều người trong lúc nông nhàn, ông đã khăn gói lên đường học nghề.
Sau một thời gian học nghề thành thạo, lại được cơ sở nhận bao tiêu sản phẩm, ông Kỷ phấn chấn trở về quê nhà với bao hy vọng. Nhưng rồi cũng vào thời điểm đó, cơn bão "ết" (AIDS) đã tràn đến xóm Ðá Bạc quê ông. Hàng chục thanh niên trong làng đi làm ăn xa vì nhiều lý do khác nhau đã nhiễm HIV. Rồi nhiều người cũng vô tình truyền bệnh cho vợ và lặng lẽ ra đi để lại người vợ bệnh tật cùng những đứa con thơ dại. Cả xóm Ðá Bạc như có "đại tang", mọi người hoang mang, ngơ ngác chẳng hiểu sự thể ra sao. Nhưng tội nghiệp vẫn là vợ, con những người nhiễm HIV, họ bị kỳ thị, cô lập dẫn đến mặc cảm, buông trôi cho số phận. Không nỡ để họ sống trong cô đơn, tuyệt vọng, ông Kỷ tự nhủ, phải tìm cách giúp họ lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Qua tìm hiểu trên sách báo, ông Kỷ biết được nhiễm HIV không đến mức "khủng khiếp" như mọi người trong xóm vẫn hiểu. Ðiều quan trọng nhất là phải biết cách phòng chống, không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Cuộc sống của những người nhiễm HIV không chỉ khó khăn về kinh tế mà luôn bất ổn về tinh thần. Vì vậy, tạo thêm việc làm cho họ là cực kỳ quan trọng. Vì chỉ có như vậy mới giúp họ xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng. Từ đó, trong các buổi họp chi bộ ông chủ động đề xuất việc giúp đỡ những người nhiễm HIV. Trong khi mọi người còn phân vân chưa tìm được cách giúp đỡ sao cho có hiệu quả, ông Kỷ lại lặn lội tìm đến những cơ sở làm mây tre đan ở Phú Nghĩa trình bày lý do và xin nhận thêm hàng cho người nhiễm HIV cùng làm. Hầu hết các cơ sở đều ủng hộ ý tưởng tốt đẹp của ông, nhưng vẫn yêu cầu sản phẩm phải bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật.
Có hàng rồi nhưng lại nảy sinh một khó khăn mới. Ðó là nhiều người vẫn còn hoài nghi về việc làm của ông với nhiều lý do. Mặc dù ông đã đến từng nhà có người nhiễm HIV để vận động họ đi học nghề, nhưng vẫn có người bảo: - Toàn những người ốm đau, bệnh tật như thế này thì học và làm nghề này sao được. Mà học xong rồi liệu có việc làm không? Song không vì thế mà ông nản, bởi ông hiểu được tâm trạng của họ. Ông huy động những người trong gia đình làm trước. Kết quả, sau mỗi đợt trả hàng, mỗi hộ có thu nhập bốn, năm trăm nghìn đồng là chuyện thường. Ðược thuyết phục bằng thực tế, nhiều người nhiễm HIV đã đến xin việc làm và được ông tận tình dạy nghề, cho đem hàng về làm ở nhà. Thời gian đầu chưa quen nên sản phẩm có lỗi phải sửa lại, thậm chí hỏng, bị chủ hàng trả lại không có tiền công và còn phải đền giá trị nguyên liệu. Không nỡ "bắt vạ" những người làm, ông cố gắng sửa lại. Không sửa được thì bỏ tiền túi ra đền. Những lúc như vậy ông thường động viên vợ con: - "Làm vậy, bát cơm của nhà mình chỉ vơi đi một chút, nhưng với người đang mắc bệnh nếu bị trừ tiền công, họ chẳng biết trông cậy vào đâu, có thể họ sẽ bỏ nghề rồi lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn không lối thoát!". Cảm động trước tấm lòng của ông, gần 20 gia đình có người nhiễm HIV ở Ðá Bạc đều "đến bác Kỷ xin việc làm", ổn định cuộc sống gia đình.
Gần đây nghề đan mây tre xuất khẩu có xu hướng giảm, ông Kỷ lại chủ động tìm nghề đan rút dây nhựa vào khuôn sắt (một loại bán thành phẩm để làm bàn ghế ngoài trời) về cho chị em. Chị Bùi Thị H. năm nay 25 tuổi, bị nhiễm HIV từ chồng, tâm sự:
- Chồng mất đã mấy năm nay, cuộc sống của hai mẹ con rất cơ cực. Cũng may được bác Kỷ dạy nghề đan lát, tạo việc làm ngay tại nhà nên cuộc sống cũng bớt khó khăn. Bản thân mình cảm thấy tự tin hơn. Với em, nguồn thu nhập như thế cũng tạm đủ trang trải cho hai mẹ con qua ngày. Tương tự, chị Nguyễn Thị Th. Ở cuối xóm có chồng vừa mất vì AIDS cách đây chưa đầy tháng cho biết, cả hai anh chị đều làm hàng cho bác Kỷ. Công việc này mỗi tháng chị cũng kiếm thêm được cho gia đình 700 -800 nghìn đồng. Anh mất để lại cho chị hai đứa con nhỏ dại. Chị bảo, vài bữa nữa cho tinh thần ổn định thì em cũng học nhận đan rút nhựa của bác Kỷ. Bây giờ mình bị bệnh không có sức khỏe thì làm công việc như thế này là thích hợp.
Bí thư Ðảng ủy xã Liên Sơn Lưu Hữu Toán cho biết, đồng chí Cao Thế Kỷ là tấm gương tiêu biểu trong đảng bộ. Qua những việc làm đậm tính nhân văn của đồng chí Kỷ, đã làm chuyển đổi nhận thức và cách đối xử của người dân địa phương đối với những người có HIV. Từ đó huy động mọi lực lượng trong cộng đồng cùng chăm sóc, sẻ chia với những người không may mắn bị nhiễm HIV. Ðược sự tư vấn và hỗ trợ của Hội Phụ nữ xã, xóm Ðá Bạc đã thành lập câu lạc bộ (CLB) "Cùng chia sẻ", đến nay đã có hơn 60 thành viên tham gia bao gồm người có HIV, người thân của những người có HIV và bà con trong xóm. Với cương vị là Bí thư Chi bộ, đồng chí Kỷ luôn chủ động phối hợp với trưởng xóm duy trì CLB hoạt động có hiệu quả, làm cho CLB trở thành ngôi nhà chia sẻ tình thương và thắp lên niềm hy vọng cho những người có HIV. Hoạt động của CLB được nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến thăm, tặng quà. Thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng trong xã hội, CLB đã tổ chức xây bốn ngôi nhà tình thương cho ba anh Thịnh, Tuấn, Kiều và chị Quyết, là những thành viên có khó khăn về nhà ở. Những thành viên khác được hỗ trợ máy tuốt lúa, máy khâu, bò giống... để sản xuất, ổn định cuộc sống gia đình. Tháng 8-2008, em Bùi Thị Hiền là thành viên của CLB được chọn đi tham dự Hội nghị toàn cầu về AIDS tại Mê-hi-cô. Sự kiện đó càng làm cho những người nhiễm HIV ở xóm Ðá Bạc thêm vững tin vào cuộc sống. Bởi họ không chỉ được trang bị những kỹ năng phòng, chống bệnh an toàn mà còn được hòa nhập cộng đồng. Những cố gắng của họ dù còn khiêm tốn nhưng được xã hội trân trọng.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Hiệu quả từ CLB chống “bão” AIDS
11:00, 28/12/2009
Chị em phụ nữ có HIV ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang làm việc tại Nhà may Tương Lai.
Chỉ cách trung tâm huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) hơn 5km, nhưng đường đến xã Xuân Tín phải vượt qua rất nhiều những nương ngô và cây cầu làm bằng những chiếc thuyền bê tông. Một làng quê thanh bình, yên ả hiện ra, khiến người ta khó hình dung rằng đây từng là một nơi nhức nhối hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa về tình trạng ma túy và có số người có HIV/AIDS.
"Chính xác là tại nghĩa địa Bái Tền có 84 ngôi mộ, hiện đang nằm biệt lập cách trung tâm xã Xuân Tín khoảng 2km. Đây là nghĩa địa dành riêng cho những người chết vì liên quan đến HIV/AIDS, không được chôn trong nghĩa địa chung của làng xã. Nghĩa địa Bái Tền có từ khoảng năm 1997. Ban đầu, do người dân địa phương sợ hãi, nên tất cả những người chết vì "ết" đều phải chôn riêng, và chỉ chôn cất một lần, không được sang cát như các ngôi mộ khác. Vậy nên, tất cả các ngôi mộ ấy đều xây kiên cố bằng bê tông"- Ông Trịnh Trung Hải, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tín cho biết.
Xuân Tín vốn là một vùng quê thanh bình, nằm giữa hai bờ sông Chu và sông Cầu Chày, ruộng đất phì nhiêu, trù phú, người dân địa phương hiền lành, chăm chỉ. Nghề nghiệp truyền thống từ bao đời nay của Xuân Tín cũng như những làng quê ven bờ sông Chu khác, là nông nghiệp thuần túy.
Nhưng hơn 10 năm trước, cả xã bỗng "nổi danh" cả nước với "nghề truyền thống" là nấu cao hổ và lấy mật ong rừng. "Danh tiếng" này có được là nhờ những "bác cò" (những người chuyên đi lừa đảo) là người địa phương, đi lang bạt khắp mọi miền đem lại. Họ làm ăn bất chính, kiếm được rất nhiều tiền, và tiêu xài hoang phí, trác táng vào các thói hư tật xấu như cờ bạc, ma túy, mãi dâm…
Hậu quả là có lúc, toàn xã Xuân Tín có hồ sơ quản lý hàng trăm đối tượng nghiện ma túy, trong đó có 90 người có HIV. Những người đàn ông này đem bệnh tật về làng truyền cho vợ con, xóm giềng, rồi chết. Đến nay, 84 ngôi mộ nằm dưới tán xà cừ kia vẫn là nỗi đau nhức nhối trong tâm khảm người dân vùng quê nghèo này.
Tháng 6/2005, một sự kiện đặc biệt không chỉ đối với vùng quê này, mà của cả tỉnh Thanh Hóa, những người có HIV tự nguyện thành lập một câu lạc bộ "đặc biệt" để cùng sinh hoạt, tuyên truyền cách phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS. Thành viên là những người dân do nguyên nhân khách quan, hoặc chủ quan bị lây nhiễm HIV.
Câu lạc bộ ấy có tên là "Vì ngày mai tươi sáng", gồm hai mươi thành viên, trong đó có bảy chị em nữ. Đến nay, thêm một số thành viên là người địa phương đi làm ăn xa bị nhiễm HIV, cũng xin về tham gia sinh hoạt, đưa con số của câu lạc bộ lên 24 người.
Anh Trần Danh Mật, Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết: "Công việc quan trọng nhất của chúng tôi là tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho mọi người. Bên cạnh đó, cùng chia sẻ với nhau về cách chăm sóc bệnh nhân có HIV và mắc AIDS, cách sử dụng các loại thuốc hiện có trong việc phòng, chống nhiễm trùng cơ hội, thuốc kháng virus... Nhưng hơn tất cả, chúng tôi sinh hoạt cùng nhau, để sống bằng niềm tin, hi vọng vào tương lai tươi sáng trong sự thông cảm, sẻ chia của bà con xóm giềng".
Anh Trần Danh Mật chính là người đầu tiên của xã dám công khai với mọi người là mình có HIV. Sớm được tuyên truyền kiến thức về căn bệnh này nên anh đã phòng tránh rất tốt cho vợ, con và những người thân trong gia đình. "Khi biết mình nhiễm HIV qua đường tiêm chích, tôi đau đớn tột cùng. Rời bỏ thị thành, tôi khăn gói về quê. Nhìn những người thân trong gia đình cũng đau đớn khi biết tôi nhiễm HIV, tôi chỉ muốn tìm đến cái chết cho nhẹ gánh mọi người. Khi đã vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần, tôi gượng dậy để sống và hòa nhập với cộng đồng. Đến nay, sự hiểu biết của bà con với căn bệnh này đã được nâng cao, nên sự kỳ thị, xa lánh với những người nhiễm HIV đã giảm đi rất nhiều".
Không như anh Mật, những người phụ nữ của câu lạc bộ đều mắc bệnh thông qua chồng, khiến nỗi đau càng thêm gấp bội. Các chị được Hội Chữ thập đỏ Thanh Hóa cấp cho những chiếc máy may công nghiệp, nhằm tạo thêm công ăn, việc làm. Hàng ngày, các chị đều dành thời gian tham gia làm việc tại Nhà may Tương Lai để có thêm thu nhập.
Khi chúng tôi đến Xuân Tín, người làng vừa giúp một gia đình có ngôi mộ tại nghĩa địa Bái Tền cải táng. Đầu năm đến nay, đây là ngôi mộ của người nhiễm HIV thứ ba được người nhà phá vỡ lớp bê tông, để người quá cố được yên nghỉ theo truyền thống của người Việt.
Vậy nên, thời gian gần đây, tình trạng nghiện ngập, hút chích ma túy tại địa phương đã giảm rất nhiều. Hầu như hiện nay ở Xuân Tín không phát sinh con nghiện, hay nạn nhân mới của HIV". Vẫn theo ông Trịnh Trung Hải, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tín, vùng quê nằm giữa hai dòng sông Chu, sông Cầu Chày này đang trở lại với vẻ thanh bình, yên ả vốn có của nó
Nhìn vào hơn 80 ngôi mộ bê tông, nỗi đau quá lớn đó đủ để thức tỉnh những người dân Xuân Tín tránh xa các tệ nạn xã hội. Cùng đó, là sự quyết liệt đấu tranh của chính quyền địa phương, sự rộng lòng của người dân đối với những người lầm lỗi trở về. |

|
Lê Quân |
http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/phongsughichep/2009/12/156535.cand
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Người chuyên làm việc thiện
10:51:38 06/01/2010, cập nhật cách đây 2 giờ
"Người ta sống nên để điều phúc đức lại cho đời". Ông Nguyễn Văn Hoàng ở phố Phan Chu Trinh, TP Huế, một người chuyên làm việc thiện đã tâm sự như thế. Ông không phải người có HIV, không phải người bệnh phong, chẳng làm nghề ve chai, nhưng tên ông luôn gắn với căn bệnh, với những số phận làm nghề vất vả đó.
Ai cũng có mầm thiện trong người
Trong tay ông có một chiếc xe máy cũ, vẫn được gọi là "ngựa sắt". Nó đã đồng hành với ông đi biết bao con đường để làm việc nghĩa, giúp đỡ những người không may mắc bệnh hiểm nghèo là bệnh phong và HIV/AIDS. Ông còn thành lập được cả một nhóm phụ nữ buôn ve chai để giúp họ làm việc được tốt hơn.
Hỏi về những việc làm từ thiện đó, ông Hoàng bảo: "Ai cũng có cái "mầm thiện" trong người và làm sao phát huy để giúp cộng đồng. Cái việc làm của tôi bắt nguồn từ chuyện thấy cảm động. Cách đây hơn chục năm, tôi vào Đà Nẵng, tận mắt thấy những em bé ở Trại phong Hòa Vân (quận Liên Chiểu) bị kỳ thị quá, thế là cùng với các xơ ở nhóm từ thiện Kim Long (Huế) ở lại chăm sóc các em. Sau những ngày tháng làm từ thiện, nhóm có biết được nhiều trường hợp người bị "H" (HIV/AIDS) lâm vào bi kịch, chúng tôi bàn nhau giúp đỡ họ".
Cuộc sống của ông Hoàng chẳng giàu sang gì. Những việc làm từ thiện xuất phát từ sự cảm thông đối với những phận đời, những hoàn cảnh éo le hiện còn là nạn nhân của sự thành kiến. Thật may mắn, ông có một người vợ tảo tần. Bà Trương Thị Ba - vợ ông rất thông cảm với những việc làm của chồng, để ông an tâm làm từ thiện.
Nói về những ngày đầu đến với Trại phong Hòa Vân, giọng ông nghèn nghẹn: "Lòng dạ tôi lúc đó đau quặn thắt. Tôi thấy các em nhỏ ở đây không những thiếu thốn vật chất mà còn thiếu tinh thần. Tôi và những người làm tự thiện trong nhóm Kim Long (một nhóm từ thiện của Dòng Đức Mẹ vô nhiễm) đã tổ chức nhiều chương trình ca hát, vui chơi để thắp lên môi các em những nụ cười tươi tắn, tự tin đồng thời cho chúng khát vọng hòa nhập".
Việc làm của ông được lãnh đạo Trại phong ủng hộ, hơn hết là các em nhỏ vui sướng. Các xơ ở nhóm Kim Long nói rằng, ông Hoàng đã coi những đứa trẻ như con mình, coi trại phong như nhà mình. Ông đã góp phần làm cho sự kỳ thị ở Trại Hòa Vân giảm bớt, nhiều em đã được điều trị bệnh và ra ngoài làm việc, hòa nhập với cuộc sống.
 |
Ông Hoàng và trẻ em lang thang.
|
Năm 2001, ông và nhóm Kim Long tiếp tục tìm việc từ thiện. Nhóm của ông phải đi tìm những người có "H" để giúp đỡ họ. Bởi vì khi biết mình mắc bệnh, nhiều người rất chênh chao. Thực tế cho ông thấy rằng tiếp xúc người có "H" không dễ. Chẳng ai muốn người khác biết mình có bệnh. Vì thế mà người có "H" cần ông, người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS càng cần hơn. Dù đường xa, trời mưa hay nắng nếu nhận được tin của những người trong nhóm của ông đều vội vã dắt xe lên đường. Với những người bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, không tự mình ăn uống được (đặc biệt là những người bị người thân bỏ rơi) thì chính ông và các thành viên trong nhóm phân công nhau đến, an ủi, chia sẻ, bón từng thìa cháo, thìa cơm, cho họ thêm nguồn lực sống.
Sống là yêu thương và phục vụ
"Yêu thương và phục vụ" là phương châm của những người Công giáo đạo đức như ông Hoàng, như các xơ nhóm Kim Long. Gần 8 năm qua, nhóm đã giúp cho bao nhiêu người lấy lại được niềm tin trong cuộc sống và sống tốt những ngày còn lại ở cõi đời. Vừa qua, ông Hoàng đã dự thêm lớp tập huấn ở Trung tâm Mục vụ (Tòa Giám mục Huế) về các kỹ năng phục vụ, làm từ thiện để hoạt động hiệu quả hơn.
Ông tuyên truyền thông tin về căn bệnh thế kỷ, tay ông chăm sóc người bệnh tận tình. Cùng với nhóm khám, chữa và phát thuốc miễn phí tại gia đình người bệnh... Trong tay ông Hoàng luôn có cuốn sổ theo dõi số người có "H" và hễ nghe nói ở đâu có người cần giúp đỡ là ông lại cưỡi chiếc xe máy cũ, đèo thêm chiếc ba lô lên đường.
Ông bảo, những chuyến đi làm từ thiện của ông có nhiều kỷ niệm, nhưng chủ yếu là kỷ niệm buồn. Không ít người khi biết mình có "H" đã nảy sinh ý định tự vẫn hoặc trả thù đời. Tai hại nhất là những cô gái, họ sẵn sàng buông thả để khiến nhiều chàng trai khác phải chết theo. Ông Hoàng phải đánh vào tâm lý họ, chỉ ra những mặt hại cho cộng đồng để họ từ bỏ ý định đó.
Hơn 15 năm "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", ông Hoàng luôn ao ước tất cả mọi người đừng kỳ thị các bệnh nhân có HIV, mong xã hội hãy giúp đỡ họ, để họ được sống hòa nhập, vui vẻ trong những năm tháng còn ở thế gian này. Khi chia tay, ông Hoàng nắm chặt tay tôi và nói: "Mong các anh hãy phản ánh rộng, để mọi người tránh xa tệ nạn và thông cảm cho những người chẳng may bị bệnh, và để ý đến những số phận hẩm hiu"
|
|
|
http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2010/1/124747.cand
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
CLB chèo của người nhiễm HIV:
Những tiếng hát đẩy lùi cái chết
GiadinhNet - Mang trong mình virus HIV, cuộc sống đảo lộn trong bĩ cực, họ đã từng nghĩ đến cái chết. Song những điệu hát đã mang lại cho các thành viên trong CLB chèo Hương Lúa (Thái Bình) niềm tin để đứng dậy sống có ích cho đời và yêu đời.
Nếu thiên đường có thật, tôi tin họ là những người xứng đáng. Và những tiếng hát của họ có thể chưa thể hiện đủ cung bậc của âm nhạc nhưng đủ cung bậc của cuộc đời.
"Muốn chết quách cho xong …"
Tôi đến thăm họ tại nhà văn hoá tổ 29, phường Trần Lãm- TP Thái Bình vào một chiều chớm đông. Ngoài trời không khí khá lạnh, thưa người nhưng trong phòng lại ấm cúng, rộn rộn tiếng chèo đang gióng giả. "Chúng tôi đang tập diễn hoạt cảnh mới "Với cả tình thương" để chuẩn bị đi liên hoan tại Trung tâm hội nghị quốc gia tháng 11 này đấy" - đạo diễn Trần Trọng Bằng, người dìu dắt CLB từ ngày thành lập, giới thiệu với tôi. Nói rồi, ông đứng dậy, bước nhanh đến trước mặt cả nhóm, cầm cờ vừa "đi" vài đường múa vừa giảng giải...
|
Hoàng Thị Thơ đang nhập vai.
|
Một vài chị vẫn nhẩm hát theo và tập biểu cảm gương mặt theo vai diễn của mình một cách rất tự nhiên. Tôi đến ngồi bên Hoàng Thị Thơ, bắt chuyện. Thấy mắt Thơ hoe đỏ, hai hàng mi rưng rưng, tôi khẽ động viên: "Phải cứng rắn lên chứ, Thơ?". Thơ lau nước mắt, giọng nghèn nghẹn: "Không sao đâu, em nhập vai ấy mà"! Vậy mà tôi cứ ngỡ...
Trước đây hai vợ chồng Thơ đều làm công nhân cho nhà máy gạch men dưới Tiền Hải. Vất vả nhưng cuộc sống gia đình đầm ấm. Lúc đó chồng Thơ làm thợ hàn, thi thoảng thấy mặt nổi mụn, nghĩ do môi trường lao động gây ra. Nhưng rồi năm 2006, người hay mệt mỏi mới đi khám và phát hiện nhiễm HIV.
Thơ lập tức đi xét nghiệm và biết mình cũng "dính H", khi mới 23 tuổi. "Hai vợ chồng em chỉ biết nhìn nhau khóc. Tính sẽ giấu mọi người, nhưng được 1 tuần, nghĩ chồng em là con trai duy nhất, phải cho gia đình biết, nên 2 vợ chồng mời bố chồng ra quán nước để 3 bố con nói chuyện riêng. Ban đầu bố em cũng sốc lắm. Nhưng rồi ông lại động viên: "Phải cứng rắn lên mà sống. Trời không tuyệt tình với ai bao giờ". Nghe vậy, em nhẹ đi phần nào. Nhưng về lại thấy nặng nề, nhục nhã. Hai vợ chồng nghĩ mình chẳng sống được, để con lại thì người đời mỉa mai, nhục lắm nên tính cả nhà tự tử. Sẩm tối, cả nhà đã đứng trên cầu Bo (sông Thái Bình) chuẩn bị nhảy thì thằng bé khóc thảm thiết đòi về. Em giật mình nghĩ con không có tội gì sao lại bắt nó phải chết. Thế là vợ chồng em lại bế cháu về".
Sau đó, vợ chồng Thơ mới đưa con đi kiểm tra. May mắn sao cháu không có HIV, "cả nhà mừng rơi nước mắt". Sau đó, chồng Thơ mới thú nhận có lẽ bị "dính" khi đi học nghề trên thành phố, xa nhà, buồn nên...
Các nữ diễn viên ở CLB này cũng đều có hoàn cảnh như Thơ. Phần lớn họ là nạn nhân của căn bệnh thế kỷ. Ví dụ như Trần Thị Thi (đang sống ở phường Trần Lãm - TP. Thái Bình) có chồng đi làm trên Sơn La và dính ma tuý rồi HIV. Còn Đào Thị Mến thì không chỉ hai vợ chồng mà cả hai đứa con cũng bị nhiễm bệnh. Điệp Thị Thuỷ (Vũ Thư- Thái Bình) chồng đã chết vì HIV/AIDS để lại cho vợ và con gái 3 tuổi căn bệnh thế kỷ. Gia đình xa lánh nên mặc dù "muốn chết quách cho xong" nhưng thương con nên Thuỷ lại nén lòng bế con đi khỏi nhà ra thuê trọ ở riêng. Còn Nguyễn Thị Lan cũng có chồng chết vì HIV/ AIDS và để lại "gia tài" cho vợ và đứa con gái đang học lớp 3 không gì ác hơn là căn bệnh AIDS. Riêng Vũ Thị Hoa, mới cưới nhau được hơn 1 năm thì phát hiện chồng dính HIV và đã "đổ" bệnh sang cho vợ. Từ đó chẳng dám sinh con. Hàng ngày, hai vợ chồng cứ thui thủi sống nhìn nhau trong nước mắt tủi phận...
Hát để sống
Thơ kể, cuộc sống đang bế tắc thì nghe trên đài nói có nhóm những người nhiễm HIV ở Đông Hưng thường xuyên chia sẻ với nhau về cuộc sống của những người cùng cảnh ngộ và tuyên truyền cho những người khác cách phòng tránh lây bệnh. Như có một sức mạnh vô hình nào đó dẫn dắt, Thơ đã đạp xe đi tìm và xin tham gia nhóm. "Khi bắt đầu có niềm tin vào cuộc sống thì biết tin Trung tâm Phòng chống HIV trên tỉnh sẽ thành lập một câu lạc bộ của những người có HIV, em mừng lắm và khao khát được gia nhập...". Rồi Thơ tự nhủ: "Phải sống thực sự là người có ích. Phải làm gì đó để chứng minh cho mọi người thấy rằng, người có H cũng bình thường và làm được nhiều việc tốt...".
|
Một điệu múa trong hoạt cảnh chèo “Với cả tình thương”.
|
Khi CLB chính thức đi vào hoạt động (năm 2005), Thơ được đứng trong đội tập hát chèo. Thơ nhớ lại: "Lúc đó em thấy cuộc đời em như sang một trang khác. Cả em và gia đình như được hồi sinh, cuộc sống có ý nghĩa hơn với em". Rồi Thơ và các bạn trong CLB được đạo diễn Trần Trọng Bằng và anh chị em trong Trung tâm Phòng chống HIV Thái Bình động viên, kèm cặp, dạy dỗ từ đó đến nay. "Em không nghĩ có ngày mình lại biết hát chèo, vì trước đây em vẫn ghét chèo lắm"- Điệp Thị Thuỷ nói.
Từ lúc chuyển sang nói chuyện về chèo, tôi cảm nhận được không khí khác hẳn, ai cũng hào hứng. Trái với những vẻ mặt đậm buồn, những cặp mắt rưng rưng khi nói về quá khứ buồn tủi. Tôi hỏi: "Có điều gì đó kỳ diệu trong những điệu chèo các bạn đã và đang hát?". Thi bảo: "Đó là niềm tin!". Như không để tôi phải thắc mắc, Lan thêm vào: "Từ khi vào CLB, được học múa, hát, được đi diễn đây đó, chúng em quên đi mình có bệnh và thấy lại có niềm tin vào cuộc sống".
Đạo diễn Trần Trọng Bằng cho biết thêm: "Cái tên Hương Lúa có ý là cái hương sắc riêng có của đất lúa Thái Bình. Các em là những người lớn lên từ đồng lúa. Rồi chính sự khó khăn của cuộc sống gia đình làm nông nghiệp đã xô đẩy họ thành nạn nhân của căn bệnh thế kỷ. Nay tham gia Hương Lúa để các em vươn lên và phải thực sự vượt qua mặc cảm, vươn lên mà toả hương cho đời".
Đạo diễn Bằng giọng trầm trầm: "Các vở diễn đều xuất phát từ chính hoàn cảnh thực tế của diễn viên vì thế các em diễn bằng tất cả nỗi đớn đau, tâm trạng của mình. Mỗi đêm diễn, diễn viên chắt chiu thêm sự chia sẻ qua những giọt nước mắt của khán giả. Khán giả đã bao lần rơi nước mắt khi xem vở chèo "Với cả tình thương". Thi, Thơ là hai diễn viên chính, hai người đàn bà cùng có HIV. Xuyên suốt câu chuyện là cuộc sống, tâm trạng và bi kịch của hai số phận phụ nữ mang trong mình căn bệnh thế kỷ đang bế tắc: Một người thì chồng mới chết, một người lại sắp sinh con. Họ diễn như đang sống chính cuộc đời của mình trên sân khấu vậy...
"Chúng em chẳng bao giờ quên được những buổi biểu diễn, bà con ào ào leo lên sân khấu ôm chầm lấy các diễn viên khóc nức nở. Thấy họ ôm chúng em khóc, em cảm thấy thực sự được chia sẻ, khoảng cách giữa những người có HIV và xã hội đã không còn nữa". - Thơ xúc động nhớ lại- "Bây giờ mỗi lần nhớ lại cảm giác đó, em lại trào nước mắt vì hạnh phúc". "Bây giờ không ai muốn chết nữa đâu, cứ hát chèo cho đời thêm vui" - Nguyễn Thị Lan cười rạng rỡ nói.
Chia tay các thành viên trong CLB, tôi nghĩ vẩn vơ. Có thể thời gian của họ không còn nhiều nhưng họ đã sống những ngày thực sự có ý nghĩa, có ích cho mình và xã hội. Họ đã tạo cho mình một thiên đường thật sự giữa cuộc đời thực của chính họ.
Anh Đỗ Duy Bình, người phụ trách CLB chèo Hương Lúa cho biết: "CLB tổ chức thi tuyển khá khắt khe, trong 300 thí sinh nhiễm HIV dự thi, chỉ lấy 10 người. Hiện tại, nhờ kinh phí dự án, mỗi diễn viên được lĩnh 550.000đ tiền lương/tháng. Các buổi tham gia truyền thông và biểu diễn có kèm theo phụ cấp. Đến nay CLB Hương Lúa đã khá chuyên nghiệp, đã đi biểu diễn nhiều nơi".
Hiệu quả mà CLB đem lại, anh Bình đánh giá: "Tham gia các lớp tập huấn về HIV/AIDS, người nghe thường dễ quên. Nhưng bằng hình thức này, khi CLB giao lưu công khai danh tính, địa chỉ người bệnh, thời gian mang bệnh và kể chuyện mắc bệnh như thế nào, đối tượng truyền thông được tai nghe, mắt thấy và có thể hỏi thêm để các thành viên CLB giải thích. Như thế rất nhanh hiểu, giảm sự kỳ thị, tạo môi trường hòa đồng nhanh hơn".
|
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Tuyên truyền viên đồng đẳng trong phòng chống HIV/AIDS: “Nghề đặc biệt”
HIV/AIDS ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn tập trung trong nhóm nghiện chích ma túy, người bán dâm. Vì vậy, vai trò của các tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ) lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ được ví như người mang "vaccin" vào ổ dịch...
Những nguy cơ...
Hằng ngày chị Dung tìm đến với các nhà hàng, khách sạn, hay các tụ điểm "nhạy cảm" để tiếp cận với chị em bán dâm. Công việc của chị là tư vấn cho họ về cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, thực hiện hành vi tình dục an toàn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Cùng với việc tư vấn là phát bao cao su (BCS) miễn phí (cung cấp dịch vụ thực hiện hành vi tình dục an toàn) và hướng dẫn họ dùng đúng cách... Không tuân theo giờ giấc nào cả, lúc buổi trưa, khi thì tối, thời gian làm việc của chị Dung hoàn toàn phụ thuộc vào "thời gian biểu" của khách hàng - các thân chủ của chị. Chị tranh thủ cả lúc các thân chủ đang chờ "đi khách" để tư vấn, phát BCS miễn phí cho họ.
Thời gian đầu thấy chị cầm BCS ra vào nhà hàng, khách sạn người thân, bạn bè lại tỏ ý sinh nghi. Bản thân chị cũng cảm thấy ái ngại còn bạn bè gặp chị có ý né tránh. Nhớ nhất có lần chị đến một nhà hàng. Hẹn hò, thuyết phục mãi chủ nhà hàng mới cho vào tiếp cận. Đang say sưa tư vấn thì công an vào kiểm tra. Thế là chị bị gom luôn cùng đám tiếp viên nhà hàng!
Vậy mà đã được 6 năm chị tham gia làm TTVĐĐ nhóm bán dâm dự án Life - Gap (Quảng Ninh). Bằng những kiến thức được dự án trang bị và những kinh nghiệm sáng tạo rút ra trong quá trình làm việc chị đã hoàn toàn tự tin với công việc của mình. Khó khăn, vất vả nhưng đổi lại chị sẽ giúp được nhiều người, chí ít thì cũng nhận biết, thay đổi hành vi hay giảm bớt những hành vi nguy cơ cao, thực hiện các hành vi an toàn phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, biết được cách bảo vệ sức khỏe.
Khác với chị Dung, anh Hiếu (Sơn La) và anh Vinh (Hòa Bình) lại đi tiếp cận tư vấn và phát bơm kim tiêm sạch cho nhóm nghiện chích ma túy. Nguy hiểm nhất là tiếp cận đúng lúc khách hàng đang đói thuốc. Nhiều phen các anh bị khách hàng lên cơn sửng cồ quát mắng! Các anh cho biết: “Làm công việc này các TTVĐĐ có khi còn bị kỳ thị bởi cộng đồng, người thân. Tình trạng bị khách hàng xua đuổi, từ chối tiếp cận là chuyện thường tình. Vậy mà chúng tôi cứ kiên trì, bền bỉ tạo ra lòng tin với họ. Những khách hàng thuộc loại khó tính ấy phải thay đổi hành vi trước sự kiên nhẫn thuyết phục của chúng tôi. Có khách hàng đã tích cực tham gia các hoạt động và trở thành nhân viên tiếp cận cộng đồng, lấy vợ sinh con, tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”.
Tuyên truyền viên đồng đẳng phát tài liệu về HIV/AIDS tại cộng đồng.
|
Và sẽ được bảo vệ
Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam cho biết: Các TTVĐĐ là những người được các chương trình, dự án tuyển chọn, đào tạo để quay trở lại tiếp cận những người nghiện chích ma túy, người bán dâm, để tuyên truyền cho họ về phòng, chống HIV/AIDS; hỗ trợ, cung cấp cho họ phương tiện thực hiện các hành vi an toàn (bơm kim tiêm, BCS...). Đồng thời vận động họ đến tiếp cận các dịch vụ, cao hơn nữa vận động họ từ bỏ ma túy, từ bỏ hành vi bán dâm của mình. Hiện dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn tập trung trong nhóm người nghiện chích ma túy, người bán dâm, nên công việc của các TTVĐĐ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ được coi là một trong những lực lượng chủ lực để "tấn công" vào HIV/AIDS.
Việc phát BCS, bơm kim tiêm sạch và liệu pháp thay thế methadone trong chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV là các phương pháp hợp pháp được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta. Bên cạnh đó các văn bản này cũng xác định quyền và trách nhiệm của các TTVĐĐ: nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án; không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát BCS, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng... Và khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm thông báo với UBND và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn và sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công.
Việc đeo thẻ để chứng minh rằng họ đang làm việc cho một chương trình can thiệp giảm tác hại và các chương trình dự án, hoạt động của họ là hợp pháp cho nên họ sẽ được bảo vệ. Nếu không đeo thẻ việc hiểu nhầm có thể xảy ra. Hiện Bộ Y tế và Bộ Công an đang thỏa thuận ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc cấp phát và quản lý, sử dụng thẻ cho TTVĐĐ. Khi thông tư này ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các TTVĐĐ tác nghiệp. Ngoài ra, ông Ân khẳng định, nếu TTVĐĐ bị nhiễm HIV hoặc đã bị nhiễm HIV trước khi tham gia các dự án sẽ được ưu tiên trong việc tiếp cận điều trị và điều trị miễn phí kể cả trong trường hợp không có sự tài trợ của nước ngoài và tiến tới sẽ mua thẻ bảo hiểm y tế cung cấp cho các TTVĐĐ.
Được biết, không chỉ được pháp luật bảo vệ, công việc của các TTVĐĐ đã được ghi nhận và đánh giá cao trong các hoạt động tập huấn, đào tạo và tổ chức các diễn đàn và ngày càng được cộng đồng ủng hộ.
Thu Hương
http://suckhoedoisong.vn/20100113101944135p0c63/tuyen-truyen-vien-dong-dang-trong-phong-chong-hivaids-nghe-dac-biet.htm
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
(Dân trí) - Nhìn những sinh linh bé nhỏ, ngây thơ, xinh xắn như những thiên thần, lại càng thương hơn khi các em đã sớm gánh chịu thiệt thòi vì bị bố mẹ bỏ rơi ngay khi lọt lòng. Ngặt hơn là các em đang mang trong mình căn bệnh HIV…
Ngày 29/1, chúng tôi đến thăm Trung tâm Giáo dục lao động xã hội 2 tại Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội. Trung tâm trông khang trang, xinh xắn, với những khu nhà được quy hoạch bài bản: nhà dành cho sinh hoạt văn hóa, nhà dành cho việc học tập của các em trong trung tâm, nhà dành cho việc ăn, ngủ của các em theo từng lứa tuổi.
Khi vào nhà dành cho những em nhỏ dưới 2 tuổi, tôi thật sự không thể tin được khi những em nhỏ trong vòng tay của các chị lại là những em bé có HIV. Bé nào cũng kháu khỉnh, xinh xắn và đáng yêu. Chỉ tay vào một cô bé đang ngon giấc nồng, chị Thắm, cán bộ trung tâm cho biết: “Bé này tên là Trần Tú Quyên, thành viên mới nhất và nhỏ nhất của trung tâm. Bé chỉ mới được hơn 20 ngày tuổi, bị bố mẹ bỏ rơi được trung tâm nhận nuôi ngày 11/01/2010”.

Nhiều bé sơ sinh có HIV được trung tâm nhận nuôi
Chị Thắm cho biết, hiện trung tâm có 14 cháu dưới 2 tuổi, đều là những đứa trẻ bị bỏ rơi được trung tâm nhận về nuôi. Đặc biệt, có đến 9 đứa trẻ được bố mẹ bỏ rơi ngay cổng trung tâm. Chị Thanh, “mẹ nuôi” của các bé chỉ tay vào một cô bé mắt tròn xoe, đang bò lẫm chẫm trên giường bảo: “Cô bé này tên là Bùi Thùy Dung, nay đã được 9 tháng tuổi, nặng hơn 10 kg. 6 tháng trước khi về trung tâm cháu bị suy dinh dưỡng rất nặng, người đầy ghẻ lở, nặng chỉ có 3,5 kg”.
Nhưng, trường hợp suy dinh dưỡng nặng nhất là cô bé Hà Kiều Linh, khi về trung tâm nặng chỉ có 1,2 kg, mà cán bộ trung tâm lúc đó tưởng như em không thể sống nổi vì quá gầy yếu. Vậy mà, dưới sự chăm sóc tận tình của các mẹ nuôi, bé Linh giờ đã được 10 tháng tuổi, bụ bẫm hơn rất nhiều.
27CDB6E-AE6D-11cf-96B8-444553540000">
Video đến thăm các bé có HIV ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội 2
“Đứa nào cũng đáng yêu, dễ thương lắm. Nhiều đứa đã biết gọi tiếng mẹ ơi, nghe mà mềm cả lòng. Mất tình mẫu tử ruột thịt từ nhỏ, lại có HIV trong người, các em không biết rồi tương lai sẽ ra sao. Chúng tôi tuy là mẹ nuôi, nhưng cũng là người có cùng hoàn cảnh nên luôn muồn bù đắp cho các cháu”, chị K, cũng là mẹ nuôi của trung tâm tâm sự. Hóa ra, những mẹ nuôi của trung tâm cũng là những người có HIV. Tôi bỗng liên tưởng đến câu thành ngữ “lá lành đùm lá rách”, nhưng với các chị thì đúng hơn là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, âu cũng là cùng số phận tìm lấy nhau.

Khi về bị suy dinh dưỡng nặng, nhưng giờ bé Dung đã nặng 10 kg

Cũng hoàn cảnh mang bệnh thế kỷ, nên các chị yêu thương các cháu như con...
Sang khu nhà dành cho các em ở lứa tuổi lớn hơn, tôi có cảm giác như đang bước vào căn nhà cổ tích khi nhìn thấy những cái tên do các em đặt cho căn nhà của mình: nhà Bồ Câu, nhà Thỏ Đế, nhà Bí Ngô… Các em đang giờ ăn trưa, nhưng khi thấy chúng tôi bước vào đồng loạt đứng dậy cất tiếng chào: “Cháu chào chú ạ”. Bữa cơm của các em khá tươm tất, có cả thịt gà, thịt lợn.
“Mỗi cháu ở trung tâm có khẩu phần ăn trung bình 30.000 đồng/ngày. Trung tâm hiện có 56 cháu từ độ tuổi sơ sinh đến 13 tuổi. Tính ra mỗi tháng trung tâm phải chi khoảng 50 triệu đồng để chăm lo việc ăn uống, học tập cho các cháu”, chị Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động số 2 cho biết.

Bữa cơm khá tươm tất của trung tâm dành cho các cháu
Bị nhiễm HIV từ khi mới sinh ra, nhưng dưới chế độ chăm sóc đặc biệt của trung tâm, vẫn rất nhiều em đang sinh hoạt, học tập bình thường như bao trẻ bình thường. Thành viên lớn tuổi nhất của trung tâm là em Lê Thúy Uyên, sinh năm 1994, được trung tâm nhận nuôi từ ngày 14/09/2007. Còn thành viên sống lâu năm nhất ở trung tâm là em Nguyễn Mai Phương, sinh năm 1999, về trung tâm từ ngày 03/04/2002.
“Con hiểu mình mang bệnh, nhưng con không buồn vì luôn được các mẹ yêu thương, giúp đỡ. Con chỉ ước mình học tốt, làm được một việc gì đó để giúp các mẹ thôi”, bé Phương tâm sự. Mai Phương cho hay, mỗi ngày em và các bạn ở trung tâm đều phải uống thuốc ARV kìm hãm sự phát triển của vi-rut HIV 2 lần. Uống thuốc nhiều thành quen, nên với Phương thì mang bệnh cũng không là một điều gì quá khiếp sợ nữa.
“Ở trung tâm thích nhất là được đi học, được sinh hoạt vui vẻ với các bạn. Cháu cũng ước khi lớn hơn chút nữa sẽ tìm được một việc phù hợp để tự nuôi sống được bản thân và giúp các mẹ trong trung tâm bớt vất vả”, Phạm Đình Đức, thành viên đã bước sang tuổi 12 của trung tâm cũng chia sẻ.
TBT Báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn, đại diện Công ty Sữa Vinamilk tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn
Để chia sẻ hoàn cảnh với các em nhỏ có hoàn cảnh đáng thương ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn cùng đại diện Công ty Sữa Vinamilk đã trao tặng 100 thùng sữa Vinamilk nhằm giúp các em đón tết Xuân Canh Dần 2010 vui vẻ hơn.
Ngoài ra, Báo điện tử Dân trí và Công ty Sữa Vinamilk còn trao tặng cho Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật (Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) và Trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi số 4 (Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) mỗi nơi 100 thùng sữa. Tổng trị giá chuyến thăm và tặng quà hơn 35 triệu đồng.
|
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Đến cùng vẫn là tình yêu của mẹ
Cập nhật lúc 16:03, Thứ Hai, 01/02/2010 (GMT+7)
Tôi từng khóc khi đọc tâm sự của mọi người phải nuôi con bằng sữa ngoài, bởi tôi cũng ở hoàn cảnh giống như họ, có khác chăng họ không có sữa cho con bú, còn tôi có rất nhiều nhưng lại chẳng thể cho con một lần bú mẹ. Tôi đã lấy hết can đảm viết những dòng tâm sự này để gửi tới báo Vietnamnet, bởi chẳng dễ dàng khi thừa nhận mình là người mẹ nhiễm HIV.
Hai vợ chồng tôi xuất thân trong cùng một trại trẻ mồ côi. Lớn lên bên nhau và yêu thương nhau. Rồi một ngày anh bị tai nạn giao thông ra đi khi tôi đang mang thai được gần 3 tháng. Trước lúc chết anh bảo ngàn lần có lỗi với tôi và cầu xin tôi tha thứ anh mới yên tâm ra đi. Tôi thực sự hoang mang không hiểu vì sao, trong mắt tôi anh là người chồng hoàn hảo, yêu thương vợ và chăm lo gia đình.
 |
Tôi không thể cho con bú (Ảnh minh họa). |
Tôi như sét đánh ngang tai khi nghe anh nói anh phát hiện ra mình bị nhiễm HIV đã một tháng và muốn tôi đi xét nghiệm để đảm bảo tôi và con không bị lây nhiễm từ anh. Chân tôi khụyu xuống, trời đất như chao đảo. Tôi đã từng hạnh phúc sung sướng khi biết mình có thai, viễn cảnh về một tương lai tươi đẹp bỗng chốc sụp đổ bởi lời thú tội của anh. Đó là hậu quả của những ngày xa vợ theo công trình xây dựng trên vùng cao Tây Bắc, anh đã không giữ được mình.
Sau khi lo tang lễ cho anh, tôi lẳng lặng đến bệnh viện kiểm tra và… thêm một lần tôi chết đứng. Một kết quả giống như anh khiến tôi bàng hoàng, vậy còn đứa con của tôi và anh sẽ thế nào đây? Bỏ đi ư? Nó là kết tinh tình yêu của chúng tôi, là đứa con của người đàn ông đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời tôi. Nhưng nếu giữ lại, liệu nó có giống như chúng tôi không? Nhiều đêm trăn trở tôi đã quyết định giữ lại bởi con có quyền nhìn thấy ánh sáng cuộc đời này, quyền được sống được khôn lớn, được yêu thương.
May mắn là tôi phát hiện sớm nên được tham gia vào chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tôi nghiêm túc thực hiện những dặn dò của bác sĩ và chuẩn bị kỹ càng cho ngày con chào đời. 6 tháng sau cu Bin chào đời, bụ bẫm và khỏe mạnh. Khi nghe tin bác sĩ thông báo con tôi không hề bị nhiễm HIV tôi hạnh phúc ngất ngây. Ông trời đã thương xót cho mẹ con tôi hay ở nơi xa anh đang phù hộ cho hai mẹ con?
Bầu ngực tôi căng cứng, sữa thấm ướt áo, nhưng tôi không thể cho con bú, bởi con có thể nhiễm HIV khi bú sữa mẹ. Rất may là các bác sĩ đã giúp tôi chuẩn bị sữa ngoài cho cháu. Vì tương lai của con tôi quyết định cho cháu dùng sữa ngoài hoàn toàn, tôi không dám cho cháu vừa bú sữa mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế vì sợ cháu có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn. Tôi muốn cháu lớn lên hoàn toàn khỏe mạnh, thông minh không ốm đau bệnh tật.
Tôi chọn sữa ngoài vì qua sách báo tôi được biết sữa bột cung cấp cho bé phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và khoẻ mạnh vì các thành phần của nó gần giống sữa mẹ. Tuy sữa bột phải được pha đúng cách nếu không sẽ nguy hiểm cho bé.
Nếu không dùng nước đun sôi để pha sữa đúng cách, bé sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc có thể bị suy dinh dưỡng. Mà tôi thấy sữa ngòai còn tốt hơn sữa của tôi, vì trong chuyện ăn uống tôi khá đơn giản nên nếu có cho con bú cũng không cung cấp đủ chất cần thiết cho cơ thể con như sữa ngoài.
Trong thời gian đầu chọn sữa cho cu Bin tôi tránh dùng những loại sữa đặc có đường, sữa gày và sữa ít chất béo. Được trời thương nên cháu không bị dị ứng sữa. Nuôi con lần đầu nên tôi không có nhiều kinh nghiệm thường tham khảo ý kiến của nhiều người, có người khuyên nên dùng nhiều loại sữa cho cháu tôi cũng làm theo.
Hậu quả là mỗi lần đổi sữa cu Bin đều bị táo bón, có đợt tôi phải dùng thuốc thụt để chữa cho cháu. Bù lại cháu rất háu ăn, mỗi ngày có thể hết gần một 1 lít sữa nên bây giờ cháu bước sang tháng thứ 7 cháu đã nặng 9kg.
Tôi chuẩn bị cho cháu ăn thêm thức ăn ngoài nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cho cháu và để sau này cháu không bị kén ăn. Tôi nghĩ nếu các mẹ nuôi con từ 0-6 tháng tuổi chỉ nên cho cháu dùng ổn định mỗi loại sữa sau khi ăn dặm thì mới đổi sang sữa khác. Bởi ăn mãi một loại sữa thì cũng sợ cháu chán, nhưng đổi nhiều quá khi cháu đang còn nhỏ thì sẽ không tốt cho tiêu hóa của cháu.
Khẩu vị của cháu cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là việc cẩn thận chăm sóc cháu từ tình yêu thương không giới hạn của mẹ. Đặc biệt, mẹ nên chọn lựa loại sữa công thức có giá trị dinh dưỡng lâu dài giúp cơ thể bé khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn và tinh anh cho cả tương lai của con sau này.
http://vietnamnet.vn/xahoi/201002/Den-cung-van-la-tinh-yeu-cua-me-892613/
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Gia nhập: 11-08-2009(UTC) Bài viết: 181  Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Đường hoàn lương thênh thang của cô gái 'mang HIV'
Cập nhật lúc 06:27, Chủ Nhật, 07/02/2010
- Nghiện ngập, rồi đi tù vì tội buôn bán ma túy, lại phát hiện đang nhiễm trong mình căn bệnh HIV, T. đã nghĩ cuộc đời với mình thế là hết…
Quá khứ lầm lỗi
Lấy chồng từ năm 16 tuổi, đến năm 23 tuổi Cao Thu T. (sinh năm 1982, ở quận Đống Đa, Hà Nội) bị bắt và bị kết án 4 năm tù giam vì tội buôn bán ma túy.
Hết thời gian thụ án 4 năm, tháng 5/2009, T. trở về với hai bàn tay trắng. Khó khăn lắm, T. mới tìm được gia đình đã thất lạc, thì lại biết tin chồng đã qua đời trong thời gian T. ở trại. Mất nhà cửa, mất chồng... dường như khiến T. tay trắng lại hoàn trắng tay.
 |
T. gấp quần áo đã qua giặt khô để chuẩn bị giao hàng cho khách (Ảnh: VL) |
Sau những ngày mới từ trại trở về, T. sống trong thất vọng ê chề. Vấp ngã trước những thị phi của xã hội, sự quay lưng của bạn bè, người thân và những người quen biết, khiến suy nghĩ của T. không thể nào thoát khỏi thân phận của một "con nghiện" đi tù mới về.
Căn phòng nhỏ chừng 10m2 nhưng là nơi cư trú, sinh hoạt của 5 người; bố, mẹ, T. và hai đứa con nhỏ. Mới ra tù, thật khó để T. bắt đầu làm lại cuộc đời, trong khi năm miệng ăn trong gia đình chỉ trông chờ vào những buổi tối nhặt rác trên tàu của người mẹ già.T. bắt đầu đi kiếm việc làm. Lần đầu tiên T. được nhận làm người giúp việc, tuy tiền lương không nhiều nhưng ít nhất nó là những bước đầu tiên để T. làm lại cuộc đời.
Đi giúp việc được 2 tuần, T. lại đến bệnh viện thử máu theo yêu cầu của chủ nhà. T. bỗng lặng người trước kết quả trên tay: dương tính với HIV. Đâu đớn, bất ngờ, sốc thật sự với T. Phía trước T. là không còn việc làm, mới ra tù, lại mang trong mình hai căn bệnh HIV và viêm gan.
“Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp”
Đang tâm sự, phải mất một khoảng im lặng thật sâu, T. mới cất giọng nói tiếp như một lời thì thầm: “Thực sự T. cũng không biết mình mắc căn bệnh từ đâu, và từ khi nào? Lúc cầm kết quả trên tay, T. không còn nghĩ được gì cho mình nữa. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu là liệu hai đứa nhỏ có bị nhiễm căn bệnh này?”.
 |
Cửa hiệu giặt là, nơi cưu mang những chị em, nạn nhân của bạo hành gia đình. (Ảnh: VL) |
Ngay sau đó, T. đã đưa hai đứa con đến bệnh viện.
Thật may mắn, chúng không bị nhiễm HIV. Đó là niềm vui lớn nhất mà từ trước đến giờ T. chưa từng trải qua.
Khi biết T. bị HIV, nhiều người càng trở nên xa lánh. Từ mặc cảm, tự ti, T. bắt đầu tự nhốt mình trong nhà.
“T. sợ sự dè bỉu của tất cả mọi người, sợ sự quay lưng của xã hội lắm...” - T. mím chặt môi: “T. đã cố làm tất cả mọi việc, từ bán nước, nhặt rác, và đẩy xe rác thuê, nhưng không việc nào được suôn sẻ, chán nản, tuyệt vọng lắm”.
Sau đó, được sự giúp đỡ về tinh thần của các cô, các chú trong một tổ chức nhân đạo, T. bắt đầu lấy lại niềm tin cho chính mình. Sau suốt quãng thời gian đi bộ khắp thành phố Hà Nội tìm việc làm và tham gia các CLB chia sẻ, T. được các cô chú cho 100 nghìn để mua chiếc xe đạp cũ.
Sau quãng thời gian tìm việc gian nan, T. tìm đến hiệu giặt là của chị Đặng Bích Nga. Đây là nơi cưu mang, cũng là nơi đem lại công việc cho cả 5 chị em - những nạn nhân của bạo hành gia đình.
Năm con người, năm số phận khác nhau. Người mất chồng, người mất con, hay chỉ vì lỗi sinh con một bề, các chị bị đuổi ra khỏi nhà.
"Tại cửa hiệu giặt là, thu nhập cho cả năm người không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống cho các chị em, nhưng thôi thì đều là những số phận đáng thương, các chị em cưu mang lẫn nhau, có ít ăn ít, có nhiều ăn nhiều” -chị Nga, chủ cửa hiệu tâm sự.
Chị Nga cho biết, ở cửa hiệu chỉ có T. là ít tuổi nhất, còn tất cả các chị đều trên 50 tuổi, có người gần 60, lại không biết đi xe đạp, nên T. được đảm nhiệm công việc hàng ngày đạp xe đi lấy hàng và giao hàng.
Nhưng rồi thu nhập của việc giặt là cũng không mấy ổn định, công việc lúc có lúc không. Vì vậy ngoài việc giặt là, chị Nga phải kiếm thêm việc gấp vàng mã cho các chị em. Chị Nga đã tìm nhiều cách, nhưng hàng tháng thu nhập của mỗi chị em cũng chỉ được khoảng 500 đến 600 nghìn.
Với mong muốn hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình, CSAGA có địa chỉ hỗ trợ việc làm cho những phụ nữ này tại : Cửa hàng giặt khô là hơi Mỹ Linh – Số nhà 73B cụm 13 Trung Liệt, Đống Đa.
Tại đây các chị được đào tạo bài bản bởi chủ cửa hàng là chị Đặng Bích Nga với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Tùy theo khả năng, các chị được phân theo các nhóm: nhóm chuyên chở, nhóm giặt khô, nhóm giặt ướt… |
Trong 5 chị em ở tiệm giặt là, có lẽ T. là khó khăn nhất vì một nách hai con, con gái lớn 13 tuổi, con trai 8 tuổi, trong mình lại mang hai căn bệnh, không thuốc thang chạy chữa.
Và có thể với cái thân hình gầy gò ấy, T. sẽ gục ngã bất cứ lúc nào. Nhưng với thu nhập của T. hiện nay thì việc mua thuốc để khống chế cho một trong hai căn bệnh T. đang mang trong người là một điều không tưởng.
Nói chuyện với chúng tôi, T. không giấu được những cảm xúc của mình.
Đôi vai khẽ rung lên, môi cố mím chặt những tiếng nấc. T. tâm sự, với T. những lỗi lầm trong quá khứ đã không thể lấy lại, ân hận cũng đã quá muộn màng.
Vì thế quãng đời dù ngắn ngủi còn lại T. cũng sẽ làm một người lương thiện, làm những công việc lương thiện. Dẫu rằng không thiếu những lần khó khăn vất vả, những sự rủ rê của bạn bè khiến T. có đôi chút xao lòng, nhưng nhờ có các chị, và hơn nữa là hai đứa con T. đang ngày một lớn, không thể để chúng đi theo con đường lầm lỡ trước đây T. đã đi.
T. lại gồng mình lên để sống. Từng ngày T. thực sự đang cố gắng bắt đầu lại con đường hoàn lương dù phía trước còn lắm chông gai.
| |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2009(UTC) Bài viết: 545  Đến từ: hoang lạnh mồ sâu Được cảm ơn: 16 lần trong 14 bài viết
|
Dù chết cũng kô được đầu hàng số phận , hãy cố gắng vượt qua
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Đường hoàn lương thênh thang của cô gái 'mang HIV'
Cập nhật lúc 06:27, Chủ Nhật, 07/02/2010 (GMT+7)
- Nghiện ngập, rồi đi tù vì tội buôn bán ma túy, lại phát hiện đang nhiễm trong mình căn bệnh HIV, T. đã nghĩ cuộc đời với mình thế là hết…
Quá khứ lầm lỗi
Lấy chồng từ năm 16 tuổi, đến năm 23 tuổi Cao Thu T. (sinh năm 1982, ở quận Đống Đa, Hà Nội) bị bắt và bị kết án 4 năm tù giam vì tội buôn bán ma túy.
Hết thời gian thụ án 4 năm, tháng 5/2009, T. trở về với hai bàn tay trắng. Khó khăn lắm, T. mới tìm được gia đình đã thất lạc, thì lại biết tin chồng đã qua đời trong thời gian T. ở trại. Mất nhà cửa, mất chồng... dường như khiến T. tay trắng lại hoàn trắng tay.
 |
T. gấp quần áo đã qua giặt khô để chuẩn bị giao hàng cho khách (Ảnh: VL) |
Sau những ngày mới từ trại trở về, T. sống trong thất vọng ê chề. Vấp ngã trước những thị phi của xã hội, sự quay lưng của bạn bè, người thân và những người quen biết, khiến suy nghĩ của T. không thể nào thoát khỏi thân phận của một "con nghiện" đi tù mới về.
Căn phòng nhỏ chừng 10m2 nhưng là nơi cư trú, sinh hoạt của 5 người; bố, mẹ, T. và hai đứa con nhỏ. Mới ra tù, thật khó để T. bắt đầu làm lại cuộc đời, trong khi năm miệng ăn trong gia đình chỉ trông chờ vào những buổi tối nhặt rác trên tàu của người mẹ già.T. bắt đầu đi kiếm việc làm. Lần đầu tiên T. được nhận làm người giúp việc, tuy tiền lương không nhiều nhưng ít nhất nó là những bước đầu tiên để T. làm lại cuộc đời.
Đi giúp việc được 2 tuần, T. lại đến bệnh viện thử máu theo yêu cầu của chủ nhà. T. bỗng lặng người trước kết quả trên tay: dương tính với HIV. Đâu đớn, bất ngờ, sốc thật sự với T. Phía trước T. là không còn việc làm, mới ra tù, lại mang trong mình hai căn bệnh HIV và viêm gan.
“Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp”
Đang tâm sự, phải mất một khoảng im lặng thật sâu, T. mới cất giọng nói tiếp như một lời thì thầm: “Thực sự T. cũng không biết mình mắc căn bệnh từ đâu, và từ khi nào? Lúc cầm kết quả trên tay, T. không còn nghĩ được gì cho mình nữa. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu là liệu hai đứa nhỏ có bị nhiễm căn bệnh này?”.
 |
Cửa hiệu giặt là, nơi cưu mang những chị em, nạn nhân của bạo hành gia đình. (Ảnh: VL) |
Ngay sau đó, T. đã đưa hai đứa con đến bệnh viện.
Thật may mắn, chúng không bị nhiễm HIV. Đó là niềm vui lớn nhất mà từ trước đến giờ T. chưa từng trải qua.
Khi biết T. bị HIV, nhiều người càng trở nên xa lánh. Từ mặc cảm, tự ti, T. bắt đầu tự nhốt mình trong nhà.
“T. sợ sự dè bỉu của tất cả mọi người, sợ sự quay lưng của xã hội lắm...” - T. mím chặt môi: “T. đã cố làm tất cả mọi việc, từ bán nước, nhặt rác, và đẩy xe rác thuê, nhưng không việc nào được suôn sẻ, chán nản, tuyệt vọng lắm”.
Sau đó, được sự giúp đỡ về tinh thần của các cô, các chú trong một tổ chức nhân đạo, T. bắt đầu lấy lại niềm tin cho chính mình. Sau suốt quãng thời gian đi bộ khắp thành phố Hà Nội tìm việc làm và tham gia các CLB chia sẻ, T. được các cô chú cho 100 nghìn để mua chiếc xe đạp cũ.
Sau quãng thời gian tìm việc gian nan, T. tìm đến hiệu giặt là của chị Đặng Bích Nga. Đây là nơi cưu mang, cũng là nơi đem lại công việc cho cả 5 chị em - những nạn nhân của bạo hành gia đình.
Năm con người, năm số phận khác nhau. Người mất chồng, người mất con, hay chỉ vì lỗi sinh con một bề, các chị bị đuổi ra khỏi nhà.
"Tại cửa hiệu giặt là, thu nhập cho cả năm người không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống cho các chị em, nhưng thôi thì đều là những số phận đáng thương, các chị em cưu mang lẫn nhau, có ít ăn ít, có nhiều ăn nhiều” -chị Nga, chủ cửa hiệu tâm sự.
Chị Nga cho biết, ở cửa hiệu chỉ có T. là ít tuổi nhất, còn tất cả các chị đều trên 50 tuổi, có người gần 60, lại không biết đi xe đạp, nên T. được đảm nhiệm công việc hàng ngày đạp xe đi lấy hàng và giao hàng.
Nhưng rồi thu nhập của việc giặt là cũng không mấy ổn định, công việc lúc có lúc không. Vì vậy ngoài việc giặt là, chị Nga phải kiếm thêm việc gấp vàng mã cho các chị em. Chị Nga đã tìm nhiều cách, nhưng hàng tháng thu nhập của mỗi chị em cũng chỉ được khoảng 500 đến 600 nghìn.
Với mong muốn hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình, CSAGA có địa chỉ hỗ trợ việc làm cho những phụ nữ này tại : Cửa hàng giặt khô là hơi Mỹ Linh – Số nhà 73B cụm 13 Trung Liệt, Đống Đa.
Tại đây các chị được đào tạo bài bản bởi chủ cửa hàng là chị Đặng Bích Nga với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Tùy theo khả năng, các chị được phân theo các nhóm: nhóm chuyên chở, nhóm giặt khô, nhóm giặt ướt… |
Trong 5 chị em ở tiệm giặt là, có lẽ T. là khó khăn nhất vì một nách hai con, con gái lớn 13 tuổi, con trai 8 tuổi, trong mình lại mang hai căn bệnh, không thuốc thang chạy chữa.
Và có thể với cái thân hình gầy gò ấy, T. sẽ gục ngã bất cứ lúc nào. Nhưng với thu nhập của T. hiện nay thì việc mua thuốc để khống chế cho một trong hai căn bệnh T. đang mang trong người là một điều không tưởng.
Nói chuyện với chúng tôi, T. không giấu được những cảm xúc của mình.
Đôi vai khẽ rung lên, môi cố mím chặt những tiếng nấc. T. tâm sự, với T. những lỗi lầm trong quá khứ đã không thể lấy lại, ân hận cũng đã quá muộn màng.
Vì thế quãng đời dù ngắn ngủi còn lại T. cũng sẽ làm một người lương thiện, làm những công việc lương thiện. Dẫu rằng không thiếu những lần khó khăn vất vả, những sự rủ rê của bạn bè khiến T. có đôi chút xao lòng, nhưng nhờ có các chị, và hơn nữa là hai đứa con T. đang ngày một lớn, không thể để chúng đi theo con đường lầm lỡ trước đây T. đã đi.
T. lại gồng mình lên để sống. Từng ngày T. thực sự đang cố gắng bắt đầu lại con đường hoàn lương dù phía trước còn lắm chông gai.
http://vietnamnet.vn/xahoi/201002/Duong-hoan-luong-gian-nan-cua-co-gai-mang-HIV-893540/
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 – 2Thứ Sáu, 26/02/2010 13:12
Thiên thần của những bệnh nhân HIV/AIDS
(TT&VH) - Có một nơi trên trần thế, những thiên thần áo trắng đang ngày đêm đem tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng tưới mát và tiếp thêm nhựa sống cho những mảnh đời lầm lạc, bất hạnh đứng bên bờ sinh tử.
Nơi đó không có sự kỳ thị và nỗi đau thể xác mà đã được xoa dịu bằng trái tim nhân ái.
Tất cả vì bệnh nhân
Vượt đoạn đường dài hơn 200 km, nơi chúng tôi đến là Bệnh viện Nhân Ái thuộc Sở Y tế TP.HCM, tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở xã Phú Văn, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Nơi đây, những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối được các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đang từng ngày từng giờ giành giật lại sự sống trước lưỡi hái của tử thần. Những con người từng một thời lầm lạc, bất hạnh mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS, phải chịu đựng nỗi đau cào xé của sự kỳ thị và thậm chí có người còn bị sự chối bỏ của gia đình đã được đôi bàn tay, trái tim của những người thầy thuốc xoa dịu.
Điều dưỡng viên Đào Thị Hoài Phương đang chăm sóc bệnh nhân
Đến Bệnh viện Nhân Ái khi mặt trời đứng bóng, bên phòng hội trường khu hành chính của bệnh viện, tiếng đàn guitar, tiếng hát vang lên thánh thót của một nhóm các bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân còn khỏe mạnh đang tập dợt cho buổi liên hoan văn nghệ nhân ngày 27/2 (ngày Thầy thuốc Việt Nam). Những âm thanh trong trẻo, tiếng cười nói hồn nhiên, rôm rả phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Họ, các thầy thuốc và bệnh nhân nắm tay nhau xếp thành đội hình hợp ca “Bài ca người thầy thuốc tình nguyện”.
Năm nay, gương điển hình tiên tiến cấp thành phố của Bệnh viện Nhân Ái là điều dưỡng viên Đào Thị Hoài Phương, 25 tuổi, vào công tác tại bệnh viện từ tháng 10/2007. Với dáng người nhỏ bé, đôi mắt sáng, em nở một nụ cười thật tươi với chúng tôi nhưng lại ngại ngùng, mắc cỡ khi nói về công việc của mình. Em không kể cho chúng tôi nghe nhiều về mình mà trong suốt câu chuyện là những kỷ niệm, những ngày tháng buồn vui bên những bệnh nhân HIV/AIDS của các bác sĩ, y tá, điều dưỡng nơi đây. “Ca trực đêm đầu tiên của em vào tháng giữa tháng 2/2008, đêm đó em và các bác sĩ, điều dưỡng khác tiễn 1 bệnh nhân ra đi, bệnh nhân là nam nhiễm HIV/AIDS do làm phẫu thuật chuyển giới tại Thái Lan. Bệnh nhân ấy rất thích được bọn em gọi là “chị” và có một nguyện vọng khi sau khi lâm chung được trang điểm thật đẹp. Đêm ấy, bệnh nhân mất mà không có người thân bên cạnh, cho dù bệnh viện đã báo trước cho gia đình và nguyện vọng cuối cùng của bệnh nhân cũng được em và các chị thực hiện” – Phương kể.
Điều mà Phương, các y bác sĩ nơi đây cảm thấy áy náy nhất là do bệnh viện điều trị miễn phí, nguồn kinh phí có hạn nên mỗi bệnh nhân chỉ được ăn 12.000 đồng/ ngày. Phương nói: “Khẩu phần ăn không đủ để cho bệnh nhân có đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Các y bác sĩ phải tăng gia sản xuất, trồng thêm rau xanh để cải thiện thêm bữa ăn. Rồi tháng nào bệnh viện cũng phải làm công văn đi xin gạo để có tiền mua thêm thực phẩm bồi bổ cho bệnh nhân. Có bệnh nhân thèm ăn hủ tiếu, phở, thậm chí thèm ăn cả thịt chó… thế là các chị điều dưỡng vượt cả đoạn đường dài hơn 10 km để mua về cho họ ăn từ tiền túi của mình”.
Cũng chính vì thế mà có y sĩ Vũ Thị Tâm Hảo đến giờ vẫn còn ân hận vì một bệnh nhân thèm ăn cá bống kho mà chị chưa kịp nấu thì bệnh nhân đã vội ra đi. Hầu hết những bệnh nhân ở tại bệnh viện này đều bị gia đình, người thân bỏ rơi nên các y bác sĩ nơi đây đều là người thân thích cuối cùng của họ, phải làm những phần việc tắm rửa, vệ sinh thay cho những người thân khi họ vật vã, hôn mê sâu trên giường bệnh.
Và sự hy sinh thầm lặng
Từ ngày thành lập bệnh viện đến nay, đã có 9 y bác sĩ, nhân viên bị phơi nhiễm HIV nhưng được xử lý kịp thời. Trong số họ có người vẫn còn tiếp tục ở lại cống hiến. Hơn 200 y bác sỹ, điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân Ái đang phục vụ và điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối. Hàng ngày họ phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm và vi trùng lao kháng thuốc, những người thầy thuốc vẫn luôn luôn túc trực bên cạnh bệnh nhân 24/24h, tâm sự với các bệnh nhân để động viên họ vượt qua rào cản tâm lý về sự mặc cảm.
Có những lúc bị bệnh nhân la hét, chửi bới, họ vẫn phải chịu đựng và tìm cách vỗ về, an ủi. Chị Nguyễn Thư Tình, tư vấn viên của bệnh viên cho biết: Dù biết bệnh nhân HIV/AIDS bị lao kháng thuốc nhưng bản thân mình và các y bác sĩ, điều dưỡng khi tâm sự, tư vấn cho bệnh nhân tuyệt đối không được dùng khẩu trang. Vì đeo khẩu trang sẽ khó thành công trong việc tư vấn cho bệnh nhân.
Không chỉ có bệnh nhân bị kỳ thị mà những người thầy thuốc chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cũng bị kỳ thị. Sự kỳ thị đó đến từ một số người thân, bạn bè và thậm chí từ đồng nghiệp, những người trong cùng ngành y. Đã có lần trong số họ phải nghe những lời nói và nhận những ánh mắt thiếu thiện cảm, xa lánh và rồi những người thầy thuốc này tự chia sẽ với nhau động viên nhau. Đối với họ, tình yêu thương những người bệnh mới là tất cả.
Y sĩ Lê Thanh Lâm, Phó khoa nội tổng hợp Bệnh viện Nhân Ái tâm sự: “Vợ chồng tôi đều công tác tại Bệnh viện Nhân Ái, cũng giống như gần 10 cặp vợ chồng khác cũng công tác tại bệnh viện này, với thu nhập từ tiền lương cuộc sống của chúng tôi còn rất nhiều khó khăn. Có gia đình phải gửi con về quê cho ông bà ngoại chăm sóc vì trên xã Phú Văn này không có nhà trẻ. Hết ca trực, cởi áo blouse ra là chúng tôi trồng rau, trồng bí để cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân”. Y sĩ Lâm cười vui và nói tiếp: “Có mấy anh chị ra quê thăm con, thấy con của mình gọi bà nội, bà ngoại bằng “mẹ” luôn và nhất quyết không chịu vào Bình Phước nữa!”.
Các bác sĩ công tác tại đồi cao Phú Văn lộng gió, thưa bóng người, họ toàn tâm toàn ý với công tác tại bệnh viện và trong số họ không ai nghĩ đến việc mở phòng mạch ngoài để lo kinh tế cá nhân. Có người còn phải xa gia đình vợ con, mỗi tháng về nhà được dăm ba lần.
Bác sĩ Nguyễn Thành Long, Giám đốc Bệnh viện Nhân Ái thừa nhận, có sự kỳ thị từ gia đình, bạn bè nhân viên y tế đối với các y bác sĩ, điều dưỡng làm việc với bệnh nhân HIV/AIDS này. Bác sĩ Long nói: “Tại sao chúng tôi làm đây mà không bị lây nhiễm? Chúng tôi vẫn ngồi ăn chung với bệnh nhân, chăm sóc, cắt móng tay, tắm rữa cho bệnh nhân nặng. Chúng tôi công tác ở đây không để đánh đổi bất cứ điều gì, làm ở bệnh viện Nhân Ái với cả một tấm lòng thương yêu bệnh nhân và cũng chính từ sự kỳ thị nên việc thu hút nguồn nhân lực về bệnh viện hiện rất khó khăn”.
Và điều cuối cùng mà bác sỹ Long mong muốn nói với chúng tôi: “Tôi muốn mọi người trong xã hội biết đến Bệnh viện Nhân Ái, thấy sự tốt đẹp của xã hội, thấy tính nhân văn- nhân đạo. Những ai đang vướng phải căn bệnh HIV/AIDS còn lang thang cơ nhỡ hãy lên đây để được điều trị miễn phí”.
Trước khi chia tay, chúng tôi đi về phía cuối con đường của bệnh viện Nhân Ái, là nhà tang lễ và nơi lưu cốt của các bệnh nhân xấu số không được người thân đón nhận được thờ phụng tại đây. Hàng ngày những nén nhang vẫn tỏa hương thơm trên bàn thờ. Bên ngoài nhà lưu cốt, có hàng cây bông sứ hoa đẹp rực rỡ. Chị Nguyễn Thư Tình, Tư vấn viên của bệnh viện nói: “Kì lạ lắm anh ơi, những cây Sứ này không bao giờ có lá mà chỉ có những bông hoa trắng thôi!”
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2009(UTC) Bài viết: 545  Đến từ: hoang lạnh mồ sâu Được cảm ơn: 16 lần trong 14 bài viết
|
Khi nào sắp đến giai đoạn cuối chắc mình cũng phải xin 1 chổ ở bệnh viện nhân ái luôn quá , ở đây thấy tình người sao mà cao đẹp quá !
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 25-02-2010(UTC) Bài viết: 12
|
chỉ có ai có tấm lòng . có hiểu biết . và lòng người mới có nghĩa cử cao đẹp thế  .... chúc 4rum luôn là 1 gia đình như thế nhé . chúc ai cũng âm tính . chúc ai dương thì luôn vui khỏe có ích .
thân
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Cập nhật lúc : 10:28 AM, 08/03/2010
Người mẹ hiền thứ hai
(VOV) - Không ít trẻ em vừa sinh ra đã mang trong mình mầm bệnh HIV, trong số đó nhiều em bị bỏ rơi, đơn độc, bị xã hội xa lánh. Nhưng tại Trung tâm Giáo dục lao động số 2, ở Ba Vì (Hà Nội) các em được chăm sóc tận tình với tất cả tình thương yêu của các cô.
Đến với Trung tâm Chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, chúng tôi không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của các em nhỏ nơi đây. Càng xúc động hơn khi chứng kiến các cô giáo không nề hà bệnh tật của các em vẫn ân cần, vỗ về, chăm sóc khi căn bệnh ngoài da hành hạ các em mới thấy hết được tình yêu thương con trẻ, sự lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt của các cô.
Ở Trung tâm, hầu như các cô đều thức thâu đêm chăm sóc mỗi khi các em ốm nặng phải nhập viện. Khi có em không qua khỏi cơn hiểm nghèo do những căn bệnh nhiễm trùng cơ hội từ căn bệnh thế kỷ, các cô khóc cạn nước mắt. Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Minh, một trong nhiều cô giáo ở đây. Hàng ngày, chị tắm rửa, bôi thuốc và cho các cháu ăn ngủ đúng giờ; dạy hát, dạy múa, chơi đùa với các cháu. 10 năm gắn bó với công việc chăm sóc trẻ tại Trung tâm, là bấy nhiêu kỷ niệm đối với chị. Vì thế được chứng kiến các cháu khoẻ mạnh và lớn lên từng ngày, chị thấy vui lắm.
Nhớ ngày đầu vào nghề, sự kỳ thị của mọi người khiến cho công việc của các chị gặp nhiều khó khăn. Khi các cháu ốm phải đưa đến bệnh viện, thái độ phân biệt đối xử của mọi người làm cho các chị càng thương yêu các cháu hơn. Công việc vất vả nhưng nguồn động viên lớn lao để các chị tiếp tục có nghị lực dồn hết tâm huyết chăm sóc cho các cháu chính là sự thông cảm của mọi người. Chị Nguyễn Thị Minh tâm sự: “Điều an ủi lớn nhất với tôi là được mẹ chồng, chồng hiểu và động viên tinh thần. Làm công việc này, nếu không có tâm huyết thì không làm được vì thường xuyên phải trực đêm. 31 năm lập gia đình, nhưng chỉ có 4, 5 năm được ăn Tết cùng chồng con ở nhà”.
Cũng như chị Minh, chị Hoàng Thị Tú Lan, một dược sỹ đã gắn bó với trung tâm từ những ngày đầu, ngày cháu bé nhiễm HIV bị bỏ rơi đầu tiên được nhận về nuôi dưỡng. Trước kia, khi chưa có thuốc điều trị, nhìn các cháu đau đớn vì bệnh tật mà lòng chị quặn lại vì bất lực. Giờ đây khi đã có thuốc ARV, việc điều trị lại phải tuân thủ nghiêm ngặt theo giờ, nếu không thuốc sẽ không hiệu quả. Lần nào cũng vậy phải tự tay cho các cháu uống thuốc chị mới yên tâm. Chị Lan tâm sự: “Có những viên thuốc to như đồng xu, rất khó uống, đến người lớn uống những viên như thế còn phải sợ, huống hồ trẻ nhỏ. Các cháu nôn trớ rất nhiều. Có những cháu phải uống hàng vốc thuốc. Nhiều lúc chị em nói chuyện với nhau rằng, uống thuốc thế này xong là no bụng mất.”
Đến nay, Trung tâm nhận nuôi 60 cháu bị nhiễm HIV, các cháu được chia thành 4 gia đình với tên gọi rất dễ thương: gia đình Hoa Mai, Bồ Câu, Thỏ Đế, Bí Ngô và 1 nhóm sơ sinh. Hàng ngày, các cháu được sinh hoạt, học hành và uống thuốc đúng giờ nên sức khỏe đã ổn định hơn trước. Cháu Phạm Đình Đức, 12 tuổi cho biết: “Nhà của con có 11 em, ở nhà con là lớn nhất, tính chung cả trung tâm là lớn thứ 3. Ở nhà con thường hay giúp mẹ trông em. Em bé nhất của con là 4 tuổi. Chơi với các em con thấy rất vui. Con sẽ cố gắng giúp các em, các mẹ; chăm ngoan học giỏi hơn để cho các em noi gương”.
Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục lao động số 2 cho biết, đây là đơn vị đặc thù với trên 70% là cán bộ nữ. Nhiều chị có gia đình ở xa, con còn nhỏ, lại hay ốm đau, nhưng vẫn phải thường xuyên vắng nhà. Hay những ngày nắng, mưa gió, rét mướt khiến các chị không thể về được, những lúc như vậy các chị lại dồn hết tình cảm cho các con ở trung tâm.
Bà Nguyễn Thị Phương cho biết: “Hy sinh lớn nhất là hy sinh về mặt thời gian; tiếp đến là môi trường làm việc. Họ suốt ngày phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội. Nếu không có bản lĩnh và lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ và một tấm lòng bao dung thì tôi khẳng định là không thể làm được trong môi trường như thế này”.
Các chị chính là người mẹ hiền thứ hai của những em bé không may có hoàn cảnh éo le được nuôi dưỡng tại Trung tâm./.
Lê Thơm -Thu Hằng
Nguồn: Tại đây
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Hai, 08/03/2010, 10:35
Anh hùng Châu á Phạm Thị Huệ:
Hạnh phúc khi giúp được nhiều người
(ANTĐ) - Sự giản dị của Phạm Thị Huệ khiến người khác cảm giác ngài ngại, phải chăng chị đang cố tình tỏ ra như vậy? Nhưng rồi, trò chuyện, người ta chợt hiểu, sự giản dị ấy là có thật và tự thấy mình cần phải sống nhiều, đi nhiều, quan sát nhiều thêm một chút và phải biết lắng nghe từng chút một, để có thể hiểu được những số phận đang đương đầu, đầu tranh với cái chết để tồn tại.
|
Huệ trong cuộc sống thường ngày
|
Huệ trong cuộc sống thường ngày
Bước ngoặt cuộc đời
Tôi gặp Huệ ở Hà Nội vào chiều giữa đông, nhìn cô gái nhỏ nhắn xinh xắn thế ai bảo chị đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Lại càng ít người nhận ra chị là “Anh hùng châu Á” (do tạp chí Time của Mỹ bầu chọn năm 2004) và đã từng vượt qua hơn 4.000 ứng viên để trở thành một trong 250 đại biểu tham dự Hội nghị “Lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2007”.
Vòng nguyệt quế dành cho Huệ không phải ngẫu nhiên người khác ban tặng. Nó đến với chị bằng những nỗ lực không ngừng trong hoạt động xã hội mà trước hết là vượt qua chính mình, chính căn bệnh Huệ đang mang trong mình và cả những thành kiến. Có ai biết rằng, đời người phụ nữ lắm khi quàng phải những lận đận mê lụy mà tự nó mò đến. Cũng như chị vậy, con đường tương lai đang thênh thang rộng mở với một gia đình hạnh phúc bỗng nhiên gấp khúc không điềm báo trước.
Năm 2001, cô thợ may lúc đó ở ngưỡng tuổi 21, vừa lấy chồng và mang thai đứa con đầu lòng, nhưng đến khi vào bệnh viện để chuẩn bị sinh thì nhân viên y tế trong bệnh viện cho biết Huệ bị HIV và ngay lập tức đưa chị vào khu cách ly. Bỗng nhiên, ngay cả các bác sỹ, y tá được đào tạo bài bản cũng không muốn đến gần. Chị băn khoăn không hiểu tại sao mình lại bị nhiễm HIV? Liệu đứa con mình sắp sinh có bị như mẹ nó hay không? Sự hụt hẫng, chán chường bắt đầu nút lấy nghĩ suy đau đớn của người sản phụ.
Thế rồi, Huệ cho ra một bé trai sau một ca mổ đẻ và ngay lập tức, cháu bé bị đối xử như mẹ nó. Nỗi đau như thể nhân đôi và tra tấn đến tiều tụy thân xác người phụ nữ yếu ớt nằm trên giường bệnh. Ai đến thăm cũng chỉ dám đứng ngoài nhìn vào hoặc ngồi xa xa. Tám ngày cô độc trong bệnh viện, Huệ khóc hết nước mắt: mai mốt cuộc đời rồi sẽ về đâu. Hồi đó, người ta còn sợ căn bệnh này một cách kỳ lạ. Họ hàng nội ngoại chẳng ai dám “lãnh” về. Đôi “vợ chồng sida” sống vất vưởng không nhà, không nơi nương tựa. Trọ nhà này vài hôm lại bị đuổi ra đường, nhà kia mấy bữa cũng không yên bởi họ đuổi khéo.
Vượt qua nỗi đau
“Tôi cứ nghĩ rằng, mình sẽ chết ngay, chết tức khắc chứ chẳng còn tồn tại để mà nghe người đời đàm tiếu, khinh bỉ…” - Huệ nói với tôi như vậy. Là vợ là chồng mà mãi sau này Huệ mới biết mình nhiễm HIV từ chồng. Cũng bởi anh chích ma tuý mà sinh ra bệnh, người chồng quẫn trí nên trả thù đời bằng cách chơi ma tuý gấp mấy lần cho hả.
Huệ nhìn anh mà buồn sắt tâm can nhưng buông xuôi thì nghĩa phu thê thề non hẹn biển như giọt nước lã chỉ hơn kém đôi phần. Trong bóng đen mịt mờ ấy, đôi vợ chồng trẻ vẫn hy vọng kết quả xét nghiệm của đứa con mới sinh trong những căng thẳng và đau đớn nghĩ ngợi vì ngộ nhỡ…! Sau tất thảy, khi xét nghiệm cho kết quả âm tính, Huệ như được hy vọng, tạ trời đã thương để đứa con nhỏ không mắc vòng trầm khổ.
Nhưng cuộc sống có HIV không hề dễ dàng. Vợ chồng Huệ có nhà nhưng chịu sao được sự kỳ thị của người trong gia tộc, ra đi là lựa chọn cực chẳng đã nhưng ít nhất cũng để lòng thoải mái. Lang thang khắp chốn ở Hải Phòng nhưng đâu đâu cũng chỉ ở được vài hôm. Dẫu vậy, Huệ vẫn cố gắng không để những định kiến cô lập mình. Bắt đầu cùng chồng tìm hiểu về HIV/AIDS cũng là để khơi cho chồng những khao khát sống sao cho đời có nghĩa hơn. Tháng 9-2002, Huệ ghi tên tham gia một khoá học về HIV và chăm chú lắng nghe trong suốt mấy ngày ròng.
Sau khoá học ấy, Huệ biết được nhiều điều về căn bệnh HIV/AIDS: “Rốt cuộc thì mình cũng đủ can đảm để đứng lên và kể hết mọi điều về mình. Đó là lần đầu tiên tôi kể chuyện mình trước đông người…” - Huệ nói rành rọt từng câu chữ như thể đó là “chương mới của đời mình”. Niềm tin giúp Huệ tăng được 2 kg, chị thấy mình khoẻ ra như thể sức mạnh đang tràn ngập cơ thể.
Trái tim kiêu hãnh!
Năm 2003, công việc đã thúc đẩy Huệ thành lập nhóm Hoa Phượng Đỏ cùng với 5 chị nữa cũng bị HIV/AIDS, nhằm giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS ở Hải Phòng. Từ đó đến nay, có nhiều người trong nhóm qua đời nhưng có nhiều người khác tham gia. Không chỉ vậy, Huệ trở thành tình nguyện viên của Liên hiệp quốc hỗ trợ cho Dự án “Tăng cường sự tham gia của những người đang sống chung với HIV/AIDS”.
Ngẫm kỹ tôi thấy rằng, Huệ bây giờ như đại diện cho gần 300.000 người đang phải sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam để nói những tâm tư, nguyện vọng. Sự xuất sắc vượt qua chính mình và giúp đỡ người khác đã đem lại cho Huệ nhiều niềm vui, có lẽ sự viên mãn vẫn chưa hiển hiện nhưng sứ mệnh còn dài, còn đủ để Huệ cảm nhận và chiêm nghiệm.
Từng được bình chọn là Anh hùng châu Á năm 2004 rồi đến “Hội nghị lãnh đạo mới cho toàn cầu” (2007) mà Huệ tham gia đã đem đến cho các đại biểu quốc tế nhiều bất ngờ và những thực tế được cảnh báo về sự kỳ thị đối với người bị HIV/AIDS. Ngay sau buổi thuyết trình, Huệ được công chúa nước Bỉ - một người cũng đang xây dựng quỹ từ thiện cho trẻ nhiễm HIV và trẻ khó khăn - đã tìm tới để chia sẻ quan điểm. Họ đã ngồi với nhau và bàn bạc rất nhiều vấn đề sau đó.
Câu chuyện giữa tôi và Huệ cứ tràn ngập trong những chia sẻ nhân văn giữa những lập luận sắc sảo và tiếng cười. Tận tụy với những người có HIV/AIDS trên khắp Việt Nam và cả khu vực, với Huệ danh hiệu Anh hùng có thể chỉ là phù du mà cái đích chị hướng tới là làm sao con người sống gần nhau hơn, yêu thương và chia sẻ với nhau nhiều hơn.
Nhìn sâu vào mắt Huệ mới thấy cái sức hút kỳ lạ. Chị giản dị và nhân hậu nhưng cũng đã trải qua quá nhiều đau khổ để hiểu ra giá trị sống: “Rồi tôi sẽ chết, một lúc nào đó nhưng tôi nghĩ khi sống thì mình làm gì? Không phải chỉ làm anh hùng là thôi, càng giúp được nhiều người thì càng hạnh phúc, mỗi người trong chúng ta đã là một anh hùng khi giúp đỡ người khác…”.
Trần Thế Hoà
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
U Dung "HIV"
GiadinhNet - Đó là cái tên trìu mến mà những người mang trong mình căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS dành cho bà Bùi Kim Dung, cán bộ Dự án phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lục Yên, Yên Bái.
Bà Dung bảo, nếu làm vì trách nhiệm thì ai cũng phải làm, nhưng với bà những người có H không khác gì người thân của mình.
Cảm thông, chia sẻ
Đến Trung tâm Y tế huyện Lục Yên, nhìn sự ân cần, niềm nở của bà Dung dành cho những người mang HIV trong buổi tư vấn về những kiến thức phòng tránh lây nhiễm HIV ra người thân và cộng đồng, tôi mới hiểu rằng tại sao bà lại có cái tên U Dung "HIV". Khuôn mặt phúc hậu, luôn nở nụ cười thân thiện, buổi tư vấn đã như một cuộc gặp gỡ, trò chuyện của những con người thân thiết. Những người mang HIV được cảm thông, chia sẻ, đó chính là nghị lực để họ tiếp tục sống.
Sinh ra và lớn lên tại TP Yên Bái, tốt nghiệp Trường Trung cấp y Yên Bái năm 1977, cô y tá trẻ Bùi Kim Dung ngày đó đã tình nguyện xin về Bệnh viện huyện Lục Yên công tác. Từ một nhân viên, chuyển qua nhiều ngành, đến năm 2006, bà về Trung tâm y tế huyện Lục Yên, phụ trách trương trình phòng chống AIDS.
|
Bà Dung (giữa) thường xuyên đến thăm nhà các bệnh nhân có H, với bà nụ cười sẽ giúp con người gần nhau hơn.
|
Chứng kiến cảnh những người có H bị kỳ thị, xa lánh, khiến họ lao đao, suy sụp, trong lòng bà bùng cháy khát vọng muốn được làm một điều gì đó giúp người có H vượt qua mặc cảm, hoà nhập với cộng đồng. Ngay từ khi nhận nhiệm vụ mới bà đã dồn hết tâm huyết, không ngại vất vả, nắng mưa, nắm bắt tâm lý từng người bệnh, đến tận nhà họ để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình. Khi đã hiểu họ, bà đã dùng chính sự chân thành của mình để khơi gợi, kéo họ thoát khỏi sự mặc cảm. Tiếng lành đồn xa, giờ đây những người mang H đã không còn giấu giếm bệnh tật nữa, nhiều người khi đến Trung tâm y tế cứ nhất quyết xin gặp "U Dung" để được tư vấn, giúp đỡ.
Không chỉ biết "bàn giấy"
Với công việc thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng có H, nguy cơ lây nhiễm ở những cán bộ như bà là rất cao, nhưng điều đó không khiến bà chùn bước. Bà luôn tâm niệm: "Sống là phải biết sẻ chia, họ cũng là những con người, tuy nhiên đây là những người hay mặc cảm. Nếu mình không khéo léo, không thật lòng sẻ chia sẽ chẳng bao giờ họ tìm đến với mình để được giúp đỡ".
Không chỉ ngồi trên bàn giấy, mọi thời gian rảnh, bà đều dành cho việc đến tận nhà những người có H để tâm sự, chia sẻ, động viên, dù đó là ngày nghỉ. "U Dung với chúng tôi như mẹ vậy, bởi bà luôn coi chúng tôi như người thân thiết, ruột thịt", anh Hoàng Văn T, một người có H tại thôn Đồng Tâm, xã Liễu Đô, Lục Yên tâm sự. T năm nay mới 33 tuổi, có một vợ, một con. Thời thanh niên nông nổi, T đã sa vào tệ nạn xã hội để rồi mắc HIV. Trước khi đến với Trung tâm y tế, T là một người bất cần, luôn hằn học với cuộc đời. Vậy nhưng khi được bà Dung trực tiếp động viên, trò chuyện, không những T trỗi dậy niềm tin vào cuộc sống, mà nghe lời bà, anh đã trở thành một giáo dục viên đồng đẳng, tham gia nhiệt tình và có hiệu quả trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng.
Mặc dù với thân hình nhỏ bé, nhưng bà luôn là "vận động viên" thể thao sáng giá tại cơ quan nơi bà công tác. Với bà thể thao và văn nghệ là liều thuốc giúp bà luôn trẻ, khoẻ và có được một tâm hồn mạnh mẽ, điều đó như bà nói, giúp ích cho mình rất nhiều trong công việc.
"Bà Dung là cán bộ hoạt động nhiệt tình và có hiệu quả nhất, với bà công việc đó không phải là công việc xã hội, mà bà luôn coi đó như công việc của gia đình mình. Nhìn tình cảm thân thiện của những đối tượng có HIV dành cho riêng bà, ai cũng kính phục".
(Lời nhận xét của ông Hoàng Văn Liêm,
GĐ Trung tâm y tế Lục Yên)
|
Triệu Văn Huấn
|
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Chúng tôi không đầu hàng HIV và những người sống có ích cho đời.
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|