Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline na74  
#1 Đã gửi : 20/05/2009 lúc 03:40:19(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết


Đối xử với người sống chung với HIV/AIDS

 

Nhiều người cho rằng nhiễm HIV là hậu quả của những  hành vi xấu, hay nếp sống buông thả. Do đó, những người sống chung với HIV/AIDS thường bị coi thường, khinh miệt. Thái độ kỳ thị này  dẫn tới sự phân biệt đối xử đối với họ.

Tại sao người sống chung với HIV/AIDS lại bị kỳ thị? 
 

  • Mọi người thiếu kiến thức chính xác về HIV/AIDS và không biết HIV lây truyền như thế nào. Do hiểu sai, họ sợ tiếp xúc thông thường với những người có HIV/AIDS sẽ bị lây nhiễm.
  • HIV gắn liền với những hành vi vốn đã bị kỳ thị ở nhiều nơi như quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm và tiêm chích ma túy.

Phân biệt đối xử với người sống chung với HIV/AIDS là gì?  

  • Người sống chung với HIV/AIDS bị cách ly khỏi cộng đồng, bị cô lập. Họ bị đối xử như những người xấu. Trong nhiều trường hợp, những người thân của những người sống chung với HIV/AIDS cũng bị cộng đồng xa lánh.
  • Quyền được học tập, làm việc và chăm sóc như những người bình thường khác bị vi phạm.
  • Quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ  bị vi phạm.

Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử là gì?  

  • Những người có hành vi nguy cơ cao ngại đi xét nghiệm HIV do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Nếu họ nhiễm HIV mà không biết tình trạng HIV của mình, họ có thể làm lây truyền sang nhiều người khác. Điều này dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm mới.
  • Những người sống chung với HIV/AIDS bị tổn thương, suy sụp và càng thêm bi quan.
  • Nhiều người bị tước cơ hội học tập, làm việc, trong khi ở giai đoạn HIV, họ vẫn khỏe mạnh và vẫn có khả năng cống hiến cho gia đình và cộng đồng trong nhiều năm nữa.

Đối xử với người sống chung với HIV/AIDS như thế nào?  

  • Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, KHÔNG PHải là tệ nạn xã hội.
  • Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong cộng đồng như tất cả mọi người. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ!

Nếu bạn là người sống chung với HIV/AIDS, hãy biết rõ quyền của mình theo Luật Phòng chống HIV/AIDS:

  • Bạn có quyền đi học và làm việc như bất kỳ sinh viên/học sinh khác.
  • Bạn không bị đuổi học chỉ vì lý do bạn bị nhiễm HIV.
  • Bạn không bị tách biệt, hạn chế, hoặc cấm tham gia các hoạt động tập thể, hoặc không được hưởng các dịch vụ chỉ vì bạn nhiễm HIV.
  • Bạn không bị yêu cầu phải xét nghiệm xem có nhiễm HIV không.
  • Bạn không bị yêu cầu trình kết quả xét nghiệm cho trường học/nơi làm việc.

http://www.menviet.com.vn/?tab=detail_document&id=NDky


Sửa bởi quản trị viên 01/07/2009 lúc 11:58:00(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Quảng cáo
Offline na74  
#2 Đã gửi : 20/05/2009 lúc 04:07:54(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Sống chung với H :

http://aids-cd.hiv.com.vn
- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline phongye  
#3 Đã gửi : 03/06/2009 lúc 05:33:25(UTC)
phongye

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-01-2009(UTC)
Bài viết: 8

Luật vẫn là luật trên giấy. Sự kì thị đối xử với người có H vẫn còn rất lớn trong cộng đồng. Bản thân tôi co biết chút ít về luật phòng chống HIV/AIDS nhưng tôi vẫn không dám công khai tình trạng bệnh của mình.

Offline vinh_man  
#4 Đã gửi : 03/06/2009 lúc 05:56:42(UTC)
vinh_man

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-05-2008(UTC)
Bài viết: 1.351
Đến từ: Vinh city - Nghe An province

Được cảm ơn: 141 lần trong 35 bài viết
Trích dẫn bài viết của phongye đã viết:

Luật vẫn là luật trên giấy. Sự kì thị đối xử với người có H vẫn còn rất lớn trong cộng đồng.
 Bản thân tôi co biết chút ít về luật phòng chống HIV/AIDS nhưng tôi vẫn không dám công
 khai tình trạng bệnh của mình.


Bạn mến!
Nếu một ngàn nguời cùng đứng dậy công khai thì bạn có một trong số đó không?
 Tôi cũng không dám công khai, nhưng tôi nghĩ kể cũng khó chịu khi cứ cất dấu bí mật như thế
Tôi nghĩ phía xã hội thì đã đành, nhưng phía những NHC cũng cần phải có hình ảnh tốt nữa
thì sự kỳ thị mới giảm bớt được.

Chào thân ái!

Vinh_man
"Khi bạn tức giận run mình trước những bất công, thì bạn là ĐỒNG CHÍ của tôi" - Ernesto Che Guevara
Offline Believe  
#5 Đã gửi : 10/06/2009 lúc 10:46:21(UTC)
Believe

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC)
Bài viết: 990

Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết

Cháu muốn đi học cùng các bạn...

khatvongsong

Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn -
Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
Tất cả là cuộc sống !


http://www.skydoor.net
http://www.mtvasia.com

...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS !
Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ?
- Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn.
- Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết.
Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn.



Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.
Nourish Compassion - I love You !
Offline Believe  
#6 Đã gửi : 08/07/2009 lúc 04:23:17(UTC)
Believe

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC)
Bài viết: 990

Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết




kỳ thị và những nỗi đau bao giờ kết thúc?

Luật Phòng, Chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật HIV/AIDS), Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS
4. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

luật thì rõ ràng,vậy mà nhận thức của cộng đồng chúng ta vẫn còn trì trệ,tiêu cực quá.

đau lòng hơn khi thấy, chính những người đang thực thi pháp luật lại phạm luật.ở đây tôi muốn nói không chỉ đơn thuần là luật,là quy định pháp lý ...mà trong đây còn chứa tinh nhân văn,nhân ái .
không thể hiểu nổi , tại sao còn tồn tại những người cán bộ làm công tác quản lý lại có thể thiếu nhận thức về điều này. đây chỉ là cá nhân,là số ít nhưng tôi thấy thật buồn và tức giận.
một dẫn chứng cho các bạn :
1-Giấy chứng tử của 1 bạn NCH tử vong do Ủy Ban Nhân Dân phường – tỉnh Long An ghi nguyên nhân chết: Bệnh HIV/AIDS
2 - Giấy chứng tử của 1 bạn NCH tử vong của Ủy Ban Nhân Dân phường – Tp Hồ Chí Minh ghi nguyên nhân chết: Bệnh
Click the image to open in full size.
luật HIV/AIDS quy định rất rõ ràng về quyền được giữ bí mật riêng tư của NCH, nghiêm cấm các hành vi công khai tiết lộ thông tin của NCH, nhưng thật tế thì do sự Kỳ thị - Phân biệt đối xử (KT-PBĐX) nặng nề của cấp chính quyền địa phương xảy ra tại Tỉnh Long An đã làm ảnh hưởng tinh thần, tâm lý của gia đình NCH.
Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao ? khi người nhiễm đã mất (NCH mất vì bệnh án do các bệnh nhiễm trùng cơ hội) không phải mất do HIV/AIDS mà bất kỳ tờ giấy chứng tử nào của Ủy Ban Nhân Dân phường, tỉnh Long An đều chứng tử cho người đã mất với lỹ do là mất do: Bệnh HIV/AIDS.

vẫn nhớ lời tuyên ngôn độc lập của bác năm xưa
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
một điều hiển nhiên không thể chối cãi, những người đang sống chung với H cũng có quyền bình đẳng,quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc chứ.
Đó là khát vọng cháy bỏng ngàn đời của con người, của loài người.
tôi nhớ không nhầm thì những điều này tất cả chúng ta đã được biết đến trong chương trình văn học lớp 12.vậy tại sao đến giờ sự kỳ thị tồn tại lâu đến thế?
đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn có những nỗi đau,mỗi khi đọc ,nghe hay nhìn thấy. tôi lại giật mình thầm hỏi.... "kỳ thị và những nỗi đau bao giờ kết thúc ?".


Nguồn : http;//diendan.hiv.org.vn
Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn -
Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
Tất cả là cuộc sống !


http://www.skydoor.net
http://www.mtvasia.com

...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS !
Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ?
- Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn.
- Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết.
Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn.



Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.
Nourish Compassion - I love You !
Offline BonghoaTruongsinh  
#7 Đã gửi : 08/07/2009 lúc 03:26:00(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
Nhớ lại hôm ba tôi mất. Ra Trạm Y tế phường để khai làm Giấy báo tử cho ông già, bác Xuân Trưởng trạm có biết tôi là cái thằng nào đâu. Nhưng, khi khai tên ông già và địa chỉ nhà ra, bác ấy biết quá rõ ba tôi, biết cả tên em gái tôi. Quá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết rằng bác ấy vẫn thường xuyên đến nhà thăm hỏi và nói chuyện với ba tôi, chính vì vậy bác ấy quá biết rõ về ba tôi và bệnh tình của ông. Bác Xuân biết tôi đang hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS, một lĩnh vực mà bác rất đam mê, hăng hái hoạt động tại Phường, bác còn nhờ tôi đăng ký hộ mấy quyển tạp chí AIDS và Cộng đồng nữa chứ. Trở lại với câu chuyện, bác đã hỏi tôi : "Ghi lý do chết là gì ?". "Ghi là chết vì tuổi già" - Tôi trả lời, vì nghĩ rằng ba tôi có mất ở bệnh viện đâu, về nhà ông mới ra đi ấy chứ. Bác giải thích : "Người ta ai già rồi cũng chết, nhưng không ai chết vì già cả, không bệnh này thì bệnh nọ, nhồi máu, tai biến,... muốn lý do nào thì bác sẽ ghi lý do ấy, cái này không quan trọng lắm, nhưng nó sẽ có ích cho việc tổng hợp, thống kê của ngành y tế...". Ừ, thấy bác nói quá có lý, tôi liền bảo bác ghi lý do chết : Ung thư gan. Hy vọng con số thống kê của bác có ích cho những hoạch định của ngành y tế. Từ trường hợp của tôi, thấy rằng, người ta không quá cứng nhắc trong thủ tục đặc biệt này. Nhưng dường như do nhận thức chưa thấu đáo, không đủ kỹ năng diễn đạt, giải thích, nên còn gây nhiều ý kiến khác nhau.

Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Offline funk  
#8 Đã gửi : 08/07/2009 lúc 04:28:07(UTC)
funk

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-10-2006(UTC)
Bài viết: 1.126
Man
Đến từ: tây hồ - hà nội

Được cảm ơn: 73 lần trong 47 bài viết
vinh_man đã viết:
Trích dẫn bài viết của phongye đã viết:

Luật vẫn là luật trên giấy. Sự kì thị đối xử với người có H vẫn còn rất lớn trong cộng đồng.
 Bản thân tôi co biết chút ít về luật phòng chống HIV/AIDS nhưng tôi vẫn không dám công
 khai tình trạng bệnh của mình.


Bạn mến!
Nếu một ngàn nguời cùng đứng dậy công khai thì bạn có một trong số đó không?
 Tôi cũng không dám công khai, nhưng tôi nghĩ kể cũng khó chịu khi cứ cất dấu bí mật như thế
Tôi nghĩ phía xã hội thì đã đành, nhưng phía những NHC cũng cần phải có hình ảnh tốt nữa
thì sự kỳ thị mới giảm bớt được.

Chào thân ái!

Vinh_man


funk đồng ý với câu: luật vẫn là luật trên giấy. sự kỳ thị đối xử với người có H vẫn còn rất lớn trong cộng đồng. câu nói này funk ok một 100% bởi funk phải chịu sự kỳ thị kép, ko phải là ba mới đúng, một là tự kỳ thị, hai là bị kỳ thị là msm, ba là bị kỳ thị là người sống chung với H nên funk có thể hoàn toàn ok với nhận định trên. dường như mọi người, đại đa số người dân vẫn còn đánh đồng giữa HIV/AIDS với MSM với mại dâm/ma túy... với nhau. vì vậy mà sự liên đới, kỳ thị là còn rất nhiều.

còn vinh man: nếu một ngàn người cùng đứng lên công khai thì funk sẽ là người đi đầu trong số một ngàn người đó. và cũng phải thừa nhận là rất khổ sở khi cứ phải dấu diếm một bí mật mà ko thể nói ra. và câu cuối cùng của vinh man. mình cũng ok lun hà. NCH nên có những nhận thức đúng đắn, hành vi của mình một cách "chuẩn" nhất có thể. và nếu được, hãy stop cái ý nghĩ hận đời, trả thù đời, cuộc đời coi như finish tại đây... bởi nếu NCH cứ suy nghĩ như vậy thì càng tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của mọi người đối với NCH... nó sẽ phản tác dụng khi mà đại dịch H không những ko bị đẩy lùi, mà ngay cả bản thân những NCH sẽ chịu nhiều thiệu thòi hơn trong những vấn đề hàng ngày...cuộc sống.
"Thế gian vô thường,quốc độ mong manh,tứ đại khổ thông,năm ấm vô ngã,sinh diệt đổi đời,hư ngụy không chủ..."
thanks 1 người cảm ơn funk cho bài viết.
2sophan trên 12-05-2011(UTC) ngày
Offline Deathmetal3  
#9 Đã gửi : 26/07/2009 lúc 05:18:59(UTC)
Deathmetal3

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC)
Bài viết: 108

Xin đừng vô tình với người bị HIV

 

Mã dự thi: VVCD09-32, Nhật ký | Điểm cộng đồng: 2 | Điểm sơ khảo: 0
Lượt đọc: 366

 

 






st1\:*{behavior:url(#ieooui) }








Vì sao bạn lại xa lánh và kì thị với người bị HIV? Họ đáng sợ đến thế sao? Tôi năm nay 22 tuổi, bản thân tôi không bị HIV và gia đình, bạn bè của tôi cũng không ai bị. Tôi cũng không làm trong một tổ chức xã hội nào cả. Nhưng tôi luôn tiếp xúc, sinh hoạt với người bị HIV trong suốt 5 năm nay và đến bây giờ tôi vẫn chưa bị lây nhiễm. Tại sao tôi vẫn hoà đồng sống cùng họ, còn bạn thì không…? Tôi cũng như bạn, là người có da, có thịt, có chân, có tay, có trái tim, có suy nghĩ chứ có phải là sắt, là đồng. Tôi cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, đâu phải là thần thánh. Tại sao tôi vẫn coi người bị HIV là bạn, còn bạn thì coi họ như kẻ thù…? Bản năng vốn có của con người là sự đoàn kết, yêu thương. Tôi đã sống và hành động theo bản năng đó - bản năng một Con Người.

Chẳng ai mong muốn mình bị HIV. Nhưng vì một lí do nào đó mà bị, thì họ cần lắm sự chia sẻ, động viên của mọi người xung quanh. Một án tử hình không định sẵn thời gian luôn chờ đợi bên cạnh. Một nụ cười xã giao, một câu nói động viên, một cái nhìn trìu mến của bạn cũng làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Và họ sẽ cảm thấy tự tin sống tiếp. Bạn không cần phải làm những việc gì to tát cho họ, chỉ cần như thế thôi, sao bạn cũng không làm được…?

  Cuộc sống không thể nói trước được điều gì. Nếu một ngày nào đó, bạn không may bị HIV, liệu bạn có chịu được không khi sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Hôm nay bạn đồng cảm, giúp đỡ người bị HIV, đến khi bạn hoặc người thân của bạn bị thì xã hội lại đồng cảm và sẻ chia cùng. Bạn không nhớ câu ác giả, ác báo sao…?

  Thật nực cười khi thấy một bà mẹ cấm không cho con mình chơi đánh bi cùng với một đứa trẻ bị HIV, một ông bố đánh con vì dám để cho người bị HIV vào xin gánh nước, một dòng họ xua đuổi một đứa con vì sợ lây bệnh cho mọi người,… Bạn hãy ghi nhớ rằng, HIV chỉ lây qua đường máu, sinh hoạt tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Những người nhận thức về vấn đề này còn kém thì không nói. Nhưng vì sao ngay cả những người có học thức và địa vị trong xã hội lại vẫn hành động như thế? Họ sợ người bị HIV đó sẽ làm hoen ố địa vị của mình ư…? Một khi tình yêu thương và sự vị tha đã không còn thì mọi tiền bạc và danh vọng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

  Thật đau xót khi nghe câu chuyện các bậc phụ huynh của một lớp học nọ phản đối ban giám hiệu nhà trường vì để cho một em bị HIV học chung với con em của họ. Hoặc là họ sẽ cho con mình nghỉ học, hoặc là cậu bé kia phải nghỉ học. Cậu buộc phải nghỉ ở nhà, hằng ngày nhà trường sẽ cắt cử giáo viên tới dạy. Nhưng không đầy một tháng sau, giáo viên đó cũng sợ, không dám đến nữa. Cậu bé hàng ngày nhìn bạn bè đi học mà cay đắng nức nở cho tuổi thơ mình. Hay câu chuyện của một cô bé 15 tuổi, bố mẹ đã chết vì bị HIV. Em một mình sống trơ trọi trong sự ghẻ lạnh và kì thị của xóm làng. Những đứa trẻ trước đây chơi thân với em, bây giờ chúng cũng cầm đất đá ném đuổi. Quá tuyệt vọng, em nhảy xuống sông để tự kết thúc một đời mà lỗi thì không phải tại em…Bác Hồ đã nói trong bản Tuyên ngôn rằng: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tại sao những người như thế lại không được sống như bao người và mưu cầu cho mình một chút hạnh phúc nhỏ nhoi…?

  Người xưa đã dạy rằng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Ấy vậy mà lại có người vô tâm trước nỗi đau của đồng loại. Cùng chung một dòng máu của mẹ Âu Cơ và cha Long Quân, sao lại nỡ sống vô tình với nhau…?

  Vui mừng biết bao khi được chứng kiến lễ cưới của một người phụ nữ bị HIV do chồng trước gây ra lấy một người khoẻ mạnh gần nhà. Vượt qua bao rào cản và định kiến xã hội, anh chị đã đến được với nhau và sống rất hạnh phúc. Hay được đọc một mẩu chuyện về cậu bé 12 tuổi bị HIV nhưng vẫn sống và học tập bình thường, không bị cộng đồng xa lánh kì thị. Không những thế, em còn đựơc mọi người quan tâm, giúp đỡ…Những câu chuyện đó đáng để cho những ai còn dè bỉu, xa lánh người bị HIV nhìn nhận lại bản thân mình. Họ làm được, tôi làm được, không có lí do gì mà bạn lại không làm được như chúng tôi.

  Người bị HIV không hoàn toàn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Khi bạn tạo điều kiện và giúp đỡ thì họ lại trở thành những người rất có ích cho xã hội. Thậm chí ở một góc cạnh nào đó, họ còn làm được những việc mà những người bình thường như bạn và tôi chưa chắc đã làm được.

  Bạn hãy trải lòng mình ra và lắng nghe âm thanh bên ngoài cuộc sống. Và hãy thật chú ý đến âm sắc của những người không may bị HIV tạo nên. Chính những sắc âm đó đã góp phần tạo nên một bản nhạc du dương, trầm bổng của cuộc sống thường ngày. Bạn và tôi hãy chung tay góp sức cho những số phận không may mắn ấy một lối về đầy nắng và hoa. Để cho bản giao hưởng kia chỉ có những sắc âm rộn ràng và tươi mới…

                                                                                                                                                           Tử Văn

 

Nguồn : Vicongdong.vn


Kiến thức tư vấn chuẩn

http://www.hoanhiptim.vn
Offline Deathmetal2  
#10 Đã gửi : 05/08/2009 lúc 02:09:41(UTC)
Deathmetal2

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC)
Bài viết: 312

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết

Nghiêm chỉnh thực hiện luật phòng, chống HIV/AIDS

Người có HIV có những quyền nào?

1. Người có HIV có quyền được sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

2. Được học văn hoá, học nghề, làm việc.

3. Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.

4. Được điều trị và chăm sóc sức khỏe.

5. Được từ chối khám, chữa bệnh trong giai đoạn cuối khi đang điều trị.

 

Người có HIV có các nghĩa vụ nào?

1. Người có HIV có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.

2. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết.

3. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV.

(Theo Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV - Luật về HIV/AIDS).

 

Với học sinh, sinh viên, học viên nhiễn HIV, các cơ sở Giáo dục không được làm gì?

1. Từ chối tiếp nhận vào học

2. Kỷ luật, đuổi học vì lý do nhiễm HIV.

3. Tách biệt, hạn chế, cấm đoán tham gia các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của cơ sở vì lý do nhiễm HIV.

 

Với học sinh, sinh viên, học viên đến xin học, các cơ sở Giáo dục không được làm gì?

1. Yêu cầu xét nghiệm HIV.

2. Yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.

(Theo Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong các co8 so83 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân - Luật về HIV/AIDS).

 

Những hành vi nào có nguy cơ truyền nhiễm HIV bị nghiêm cấm?

1. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.

2. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

3. Đe doạ truyền HIV cho người khác.

 

Có được công khai về tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc làm lộ bí mật không?

Không được! Trừ khi người đó đồng ý.

 

Có được bỏ rơi con chưa thành niên hoặc người được giám hộ nhiễm HIV không?

1. Cha mẹ không được bỏ rơi con chưa thành niên.

2. Người giám hộ không được bỏ rơi người được giám hộ.

 

Trong ngành y tế và dịch vụ mai táng có những hành vi nào với người nhiễm HIV bị nghiêm cấm?

1. Từ chối khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.

2. Từ chối mai táng, hỏa táng người chết.

(Theo Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm - Luật về HIV/AIDS).

 

Thông điệp của chúng tôi

- Thế giới không phân chia màu da, cộng đồng không phân biệt người có HIV và người không có HIV!


- Đối xử công bằng với người có HIV là nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.


- Kỳ thị và phân biệt đối xử là trái với đạo lý của người Việt Nam!


- Với HIV, trẻ em vẫn đi học, người lớn vẫn đi làm, người ốm vẫn được chăm sóc!


- Đừng quay lưng lại với người có HIV, ví đó là lương tri của con người!


- Tôn trọng người có HIV là tôn trọng bản thân bạn!


- Chống kỳ thị và phân biệt đối xử bắt đầu từ người lãnh đạo!


- Điều đáng sợ không phải là HIV, mà chính là sự kỳ thị và tự cô lập của chúng ta!


- Hãy lắng nghe và thông cảm với người có HIV.


- Nếu HIV làm cho chúng ta thất vọng, hãy sống vì hiện tại và cả tương lai!


- Lưng tôi dài rộng như ai, Toàn thân thả lỏng, mọi người tin tôi, Vững vàng là ghế tôi ngồi!


- Trái tim rộng mở đón chào, Chứa chan hạnh phúc, dạt dào tình yêu! Cho dù nắng sớm, mưa chiều, Tình thương vẫn ấm, tình yêu vẫn nồng!


- Cây xanh, mưa gió giao hòa, Đất đai mầu mỡ, chan hòa ánh dương, Con người tự tin tự cường, Liên minh vững chắc, mến thương cộng đồng

Nguồn : Sở giáo dục đào tạo TP.HCM


"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


http://www.hoikhuyenhoc.vn
http://suckhoedoisong.vn
http://www.cinet.gov.vn
http://www.lichsuvietnam.vn
Offline na74  
#11 Đã gửi : 08/08/2009 lúc 11:15:54(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết


CHÊNH VÊNH








Giữa cuộc sống đời thường này còn nhiều mảnh đời bất hạnh đang cần những tấm lòng nhân ái. Chị T năm nay chỉ 28 tuổi đang một mình nuôi 2 con nhỏ. Chồng của chị đã chết vì mắc bệnh AIDS. Hoàn cảnh của chị cũng đáng thương lắm, bố mẹ nghèo, ngay từ nhỏ chị đã phải làm thuê tại các lò gạch trong xóm. Khi nông thôn có nhiều dịch vụ giải quyết việc làm cho người nông dân thì chị chuyển sang nghề làm hạt điều ở một phân xưởng của địa phương.

Chị T kết hôn với một người đàn ông quê ở miền bắc, nơi mà chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ  đặt chân đến. Hoàn cảnh của chồng cũng không khá hơn chị, bản thân anh cũng bỏ quê vào Phú Yên tìm việc. Vợ chồng chị quyết định lập nghiệp tại Phú Yên nên về  sống chung với  bà nội của chị. Ngôi nhà tranh vách đất này tuy cũ nhưng ấm áp tình người, với thu nhập của Anh và Chị hơn 2,5 triệu/tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày của gia đình Chị . Những tưởng hạnh phúc sẽ mãi mỉm cười với chị, nào ngờ năm 2007 anh nói với chị " Anh bị bệnh gan nặng nên về quê chữa khi nào khỏi bệnh thì vào". Đợi chờ ngày này  qua ngày khác, tháng kia qua tháng nọ cũng  không thấy chồng về. Rồi tin buồn đến với Chị, Anh đã mất! Và càng hoang mang hơn khi Chị vượt hàng ngàn cây số để về quê chịu tang Chồng thì được biết anh mất là do căn bệnh AIDS, Chị lo sợ ngày đêm nhưng phải cố dấu kín trong lòng, không dám thổ lộ cùng ai kể cả gia đình mình .

Trở lại quê Chị tiếp tục công việc và chăm sóc 2 con trong khi bản thân Chị nay đau mai ốm nhưng vẫn phải vừa hoàn thành nhiệm vụ ở phân xưởng vừa phải lo toan mọi việc ở gia đình, bỡi giờ đây Chị phải vừa làm bố và vừa làm mẹ của hai con trẻ, cuộc sống hàng ngày của Chị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng với tình thương và trách nhiệm của một số Chị em trong phân xưởng nên đã giúp Chị vượt qua khó khăn trước mắt, mẹ con Chị đã nhận được sự động viên chia xẻ bằng vật chất và tinh thần của đồng đội khi tết Kỷ sửu đến gần, Chị thật sự ấm lòng và thầm biết ơn cuộc đời còn có những tấm lòng nhân ái!

Bệnh Chị càng lúc càng nặng, sụt cân nhanh chóng, xuất hiện ghẻ ngứa khắp người, trông Chị tiều tụy, gầy còm hẳn , mặc dù chị biết rõ  mình bị bệnh gì nhưng cố dấu mọi người và lo lắng cho hai con                               nên đã đã nhờ em gái  đưa hai con đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS xét nghiệm . Tại đây bác sỹ trả lời kết quả cháu lớn là âm tính nhưng cháu nhỏ thì hẹn 3 tháng sau trở lại  xét nghiệm lần 2. Thế là chị  nghi ngờ con gái nhỏ của mình cũng bị nhiễm HIV rồi.

Lúc này chị thực sự chênh vênh, hiện tại cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bà nội già, con  còn nhỏ, bản thân chị thì bệnh nặng. Bà con lối xóm, bạn bè gần xa liên tiếp đến thăm hỏi và giúp đỡ chị nhưng những khốn khó của chị ngày càng trầm trọng khi chị hoàn toàn mất khả năng lao động, không đủ sức chăm sóc con. Trung tâm truyền hình Việt nam đã làm phóng sự : "trái tim nhân ái" phát trên sóng để kêu gọi những tấm lòng nhân ái, những nhà hảo tâm giúp đỡ Chị . Đến lúc này sự chênh vênh bắt đầu hiện rõ, xóm làng nghi chị bệnh AIDS chứ không phải bệnh ung thư như phóng sự đã đưa . Ngành Y tế sẵn sàng điều trị bệnh cho chị nhưng chị không dám đến. Chị T tâm sự "nếu tôi đi xét nghiệm tìm HIV thì điều gì sẽ xảy ra,  có được bảo mật không, tôi sợ sự kỳ thị của mọi người quá, bản thân tôi thì không sao nhưng gia đình tôi thì khó đối mặt với sự thật này lắm, tôi muốn yên lặng trong quãng đời còn lại...".

Có hai tình huống chị T cần phải lựa chọn là: chọn cách bảo vệ sức khoẻ hay là tránh né sự  kỳ thị của cộng đồng. Ngành y tế chỉ giúp đỡ chị T khi chị tự nguyện đồng ý đi đến cơ sở Y tế nhà nước xét nghiệm, để chẩn đoán và điều trị. Có nhiều trường hợp giống chị T nhưng được bạn bè và người  thân động viên thì họ tự nguyện đi khám bệnh, xét nghiệm HIV để được điều trị bệnh nhằm kéo dài thêm cuộc sống.

Qua trường hợp của chị T chúng tôi nhận thấy cộng đồng chưa thực sự xem đây là căn bệnh truyền nhiễm, mà người bệnh là nạn nhân. Cộng đồng còn xôn xao, xa lánh, kỳ thị, một số người còn hiếu kỳ muốn xem người bệnh AIDS là như thế nào. Đây là một thách thức mà  chị T, những người nhiễm HIV/AIDS cũng như những người thân của họ, những người làm công tác phòng chống AIDS, các cấp chính quyền đang đối đầu. Là nguyên nhân dẫn đến người nhiễm HIV không còn tự tin, không dám công khai tên tuổi, không dám đến các cơ sở y tế của địa phương để được tư vấn điều trị , nếu có điều trị thì vào TP. Hồ Chí Minh  hoặc rời khỏi địa phương đến nơi khác sinh sống.

Hoàn cảnh  của chị T  một lần nữa cho chúng ta thấy: Sự kỳ thị có thể giết chết con người và là một trong những  nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch AIDS ngày càng bùng phát. Nguy hiểm hơn là hiện nay AIDS đang âm ỉ tấn công vào cộng đồng, những người nông dân thuần túy.
Quỳnh Tin
Nguồn : http://www.vaac.gov.vn
- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#12 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 11:17:55(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết


Thư ngỏ của những người có HIV
14:56 | 14/10/2008
(ĐCSVN)- Xin các bạn - những người may mắn, hãy dành một chút thời gian để lắng nghe nỗi niềm của chúng tôi - những người có HIV.
Hiện nay, những người nhiễm HIV như chúng tôi đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng tôi đã có mặt ở thành phố, nông thôn cho đến miền núi, hải đảo xa xôi. Trong chúng tôi có đủ các tầng lớp, thành phần trong xã hội: Nông dân, công nhân, trí thức, người nghiện ma tuý, người bán dâm, người có học vị cao, người có chức có quyền. Có già, có trẻ, có gái, có trai, có cả phụ nữ đang mang thai và trẻ thơ vô tội. Số người có HIV như chúng tôi ngày một gia tăng. Ở đâu có những người thiếu hiểu biết, những người chủ quan coi HIV là chuyện của người khác thì nơi ấy có người nhiễm HIV.
Nói như vậy để khẳng định thêm một điều, đó là HIV không loại trừ ai, không một giới nào. Tất cả chúng ta đều sợ HIV nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những con người mang trong mình vi rút ấy đều là những người đáng sợ. Trong số chúng tôi, có biết bao người phụ nữ bị lây nhiễm từ chồng. Và có biết bao đứa trẻ vô tội sinh ra đã bị lây nhiễm từ mẹ. Trong số chúng tôi, còn có những người cán bộ y tế, công an hết lòng với công việc mà bị phơi nhiễm…
Thế mà chúng tôi bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Mọi người không dám tiếp xúc với chúng tôi vì sợ lây, sợ ảnh hưởng. Vợ, chồng, con cái chúng tôi cũng phải chịu chung cảnh ngộ bị kỳ thị. Bạn bè thân thích cũng không dám đưa tiễn khi chúng tôi qua đời. Thậm chí ngay chính trong gia đình mình, chúng tôi cũng bị kỳ thị, xa lánh. Có những người trong số chúng tôi bị đẩy ra ngoài đường, ở gầm cầu, xó chợ, không chốn nương thân, không được chăm sóc cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Trong số chúng tôi, cũng có những người vì sa vào các tệ nạn xã hội mà mắc bệnh. Họ đã không làm chủ được bản thân, không thay đổi được hành vi sống. Nhưng xin các bạn hãy mở rộng tấm lòng vị tha, nhân ái của con người mà cảm thông, chia sẻ cho họ. Các bạn có biết rằng chính sự kỳ thị của các bạn đã khiến những người không may mắn trong số chúng tôi đã không dám công khai tình trạng của mình. Vô hình chung sự kỳ thị đó sẽ là tác nhân cho những hành vi tiêu cực xảy ra, tiếp tục reo rắc HIV cho người khác. Biết đâu trong cái vòng luẩn quẩn đó thì HIV lại trở thành bạn đồng hành của các bạn?
“Hãy cứu giúp những người nhiễm HIV”, “Đừng xa lánh những người nhiễm HIV”… Trên khắp các con đường, nơi những người nhiễm chúng tôi vẫn thường đi qua, những khẩu hiệu đầy tình người ấy vẫn giăng trước mắt chúng tôi và trước mắt mọi người. Chúng tôi mong rằng những khẩu hiệu ấy sẽ trở thành những hành động cụ thể được khơi lên từ tình yêu thương đồng loại và từ chính ý thức tự bảo vệ mình của các bạn.
Chúng tôi là những người nhiễm HIV, nhưng những năm qua, chúng tôi cũng đã chứng minh cho các bạn thấy những việc làm tích cực của mình. Chúng tôi vẫn đang sống và cống hiến trí tuệ, sức lực của mình cho xã hội. Chúng tôi mong các bạn hãy nhìn vào những điểm tốt đó để thay đổi cái nhìn về HIV. Chúng tôi đã, và sẽ tiếp tục cố gắng sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Những năm tháng còn lại của cuộc đời, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của gia đình và xã hội. Chúng tôi mong các bạn thực sự hiểu và chia sẻ những nhọc nhằn, những dằn vặt và đau đớn với những người đang sống chung với HIV như chúng tôi. Nếu xã hội cho chúng tôi cơ hội được làm việc, được hòa nhập với cộng đồng thì chúng tôi sẽ sống vui tươi hơn, kéo dài sự sống và sẽ có đóng góp nhiều hơn.
Các bạn thân mến! Hiện các bạn là người may mắn hơn chúng tôi. Các bạn không bị nhiễm HIV. Nhưng liệu các bạn có dám chắc với chúng tôi rằng bạn tình của mình không bị nhiễm HIV không? Các bạn có dám khẳng định rằng bản thân, gia đình, họ hàng thân thích của mình sẽ không bao giờ bị nhiễm HIV không? Vậy tại sao chúng ta không cùng hiểu nhau, thông cảm, bắt tay nhau cùng chung sức đẩy lùi HIV?
Xin hãy đọc và hãy suy ngẫm những lời tâm sự của chúng tôi và hãy đặt mình vào hoàn cảnh của chúng tôi.

P.T. N

Nguồn : http://www.cpv.org.vn
- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#13 Đã gửi : 26/08/2009 lúc 10:32:25(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

Người phụ nữ bất tử với HIV


Cùng lúc đón nhận 3 cái tang liên tiếp của chồng và 2 con, chị nhận được hung tin: Mình có HIV. Bị mọi người ghẻ lạnh, kết tội, không vì thế mà chị thấy cô quạnh. Chị đã sống như mình... bất tử, với rất nhiều dự định cho cuộc sống của mình và các công tác xã hội…

Chị là Đỗ Thị Xuân Nương về làm dâu ở xã Tam Thái, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) năm 26 tuổi. Năm sau (2004), đứa con đầu 3 tháng tuổi của chị mất sau khi đau sốt liên miên kéo lê chị đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác


Chị Nương chăm sóc khu vườn - một phần trong kế hoạch kiếm sống của chị.


Đối mặt với khó khăn

Năm sau, chồng đi đào vàng bị sụp hầm chết. Khăn tang chồng quấn trên đầu chưa kịp lấy xuống thì đứa con thứ 2 vừa chào đời cũng lại bỏ chị đi. Những đứa con đẻ ra là gắn liền với bệnh viện cũng như cái tang của chồng đã để lại cho chị những khoản nợ.

Tuy nhiên, nợ không "giết" lòng chị bằng cái hung tin từ các bác sỹ khi họ chữa bệnh cho đứa con thứ 2: Chị và các con đều có HIV.

Năm 2004, gia đình chị là những "ca" HIV đầu tiên của cả xã Tam Thái nên khỏi phải nói cũng biết làng xóm bàng hoàng như thế nào. Nhà chồng oán trách chị đã gieo bệnh cho con trai và các cháu. Chị trơ trọi trong cuộc sống, vật vã với bệnh tật của mình. Đến đám tang của chồng, con chị cũng không ai đến viếng.

Chịu đựng không nổi sự ghẻ lạnh, chị về bên mẹ (cũng trong một xã). Thế nhưng mọi con đường người có HIV đi đều bị cô lập. Thấy chị đi bên phải là mọi người dạt về bên trái, có người bụm mũi, có người chạy thật nhanh. Họ xầm xì với nhau mỗi khi thấy chị.

Chị mua hàng nhiều người không bán. Chị trả tiền, họ không cầm mà ra dấu bỏ xuống họ sẽ tự nhặt lấy. Chị đã trở thành một cái gì đó thật ghê sợ trong mắt mọi người. Sức khỏe, tinh thần suy sụp từng ngày. Chị tuyệt vọng.

Vượt qua

Rất nhiều lần chị nghĩ đến sự giải thoát. Chị đấu tranh với sự cám dỗ đó mỗi ngày. Chị thương mẹ sẽ khổ, sẽ bị người làng dị nghị nếu như chị dại dột. Để cho mọi người thấy họ đã sai lầm khi nói mẹ đã nhốt chị, ngày nào chị cũng ra đường.

Chị chủ động chào hỏi mọi người chị gặp bất kể họ bỏ chạy hay bịt mũi. Chợ gần không bán chị đạp xe đi mua hàng chợ xa, có hàng rồi chị đạp quanh xóm, bất kể đường lớn, đường nhỏ.

Chính vì chị xuất hiện liên tục, lúc nào cũng tươi cười, lễ phép, nên lâu dần bà con thấy… quen, cảm giác gớm ghiếc nhạt phai dần. Rồi họ thấy thương chị, biết chị đang cố vui sống.

Ngày giỗ chồng, con chị, đã có người đến viếng, hoặc gửi quà. Khi chính quyền phát động xây cho chị ngôi nhà tình thương để có chỗ riêng thờ cúng người thân, bà con hăng hái đóng góp.

Năm 2006, chị có một ngôi nhà tình thương, nhỏ thôi, nhưng là món quà quý giá của cuộc sống - nó biểu hiện chị đã được bà con chấp nhận. Cũng năm đó bên nội mang tặng chị những kỷ vật chồng để lại, nào mền, gối, tivi...

Bây giờ, họ mới biết chính con trai mình mắc bệnh từ trước khi lấy vợ, chị và các con là nạn nhân. Giờ lòng đã lặng, chị nhớ lại mới hay, chồng chị đã biết mình mắc bệnh và lây cho vợ, con khi chị sinh đứa thứ 2. Lúc đó anh đối xử với vợ, con rất ngọt ngào.

Thương vợ nợ nần túng bấn, anh đi đào vàng với ước mong kiếm chút ít, không ngờ… Chị không hề trách chồng. Những tấm hình của anh, chị trang trí thật đẹp và bày biện chung quanh buồng mình.

Không làm điều ác

Rất nhiều người đã săn đón chị khi hay tin chị bị bệnh. Họ từ nhiều nơi, nhất là Hà Nội, đến năn nỉ, thuyết phục chị… đi bán ma túy. Họ nói: Đời em tàn rồi, dại gì mà không kiếm tiền để tung hê, phá phách, trả thù đời cho sướng! Rồi họ nói: Em bị bệnh, không ai dám bắt đâu(?), mà em cũng đừng sợ, em chỉ cần ngồi sau xe đi giao hàng thôi…

Chị tâm sự, nhiều lúc thấy buồn chán quá, cũng muốn gật đầu đi với họ cho khuây khỏa cuộc đời. Nhưng rồi nghĩ mình không thể làm điều ác, mình bị mình chịu, đừng bắt người khác phải khốn khổ như mình, đành thôi.

Chị xin vay vốn Quỹ Hỗ trợ người nghèo về nuôi lợn, gà, rồi đi nhận hàng về may để kiếm sống. Khi nào chính quyền cần, chị đi làm tuyên truyền viên phòng chống HIV miễn phí, rồi chị tham gia sinh hoạt trong nhóm những người có HIV/AIDS của huyện…

Chị đã lấy tấm lòng và ý chí của mình ra nhen lại cuộc sống. Ngôi nhà tình thương bà con xây cho chị nằm khuất trong khu vườn, không có đường vào (phải đi băng qua nhà hàng xóm) nhưng không vì thế mà cô quạnh. Rất nhiều người bất hạnh vì dính đến căn bệnh nguy hiểm đã tìm đến để được nghe một lời động viên.
Chị đã không thèm để ý mình còn sống được bao nhiêu ngày tháng nữa, chị sống như mình... bất tử, với rất nhiều dự định cho cuộc sống của mình và các công tác xã hội

Nguồn:Lê Vũ_CAND
http://www.gipa.com.vn


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline toicodondaukho  
#14 Đã gửi : 26/08/2009 lúc 12:07:08(UTC)
toicodondaukho

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-09-2006(UTC)
Bài viết: 342

Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
bài này đã đọc...
Người tình rất dễ kiếm và người bạn rất dễ giữ.
Cái khó là tìm được người bạn đáng tin cậy và người tình đáng yêu.
Offline Deathmetal3  
#15 Đã gửi : 28/08/2009 lúc 08:57:46(UTC)
Deathmetal3

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC)
Bài viết: 108

Những hiểu lầm thường gặp về HIV/AIDS (re)



Ảnh: Isabelperez.

Nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục đường miệng và hậu môn thì không sợ lây HIV. Thực ra, nguy cơ truyền virus gây bệnh AIDS ở 2 cách này đều rất cao, đặc biệt là đường hậu môn.

Mặc dù HIV/AIDS đã được phát hiện rất nhiều năm và được nói đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhưng đến nay vẫn có không ít người hiểu sai về nó. Bác sĩ Nguyễn Trọng Thắng - phụ trách chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, thuộc Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam - nêu ra một số ngộ nhận khá phổ biến:

Nhiễm HIV nghĩa là suy kiệt và lở loét

Thực ra, chỉ những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS mới có các triệu chứng trên. Người nhiễm HIV trước giai đoạn này có vẻ ngoài không khác gì bình thường. Nếu được điều trị tốt, họ vẫn khoẻ mạnh và đẩy lùi thời điểm chuyển thành AIDS. Nhiều người được phát hiện nhiễm HIV cả chục năm vẫn đang sống bình thường.

Muỗi đốt làm lây HIV

Nhiều người nghĩ rằng muỗi đã hút máu mang HIV có thể truyền virus này khi đốt người khác. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nghiên cứu hay nguồn thông tin chính thức nào khẳng định rằng HIV có thể bị lây qua đường... muỗi.

Người nhiễm HIV nên có bát đĩa cốc tách riêng



Hôn nhau có làm lây HIV? Còn tùy thuộc vào hôn thế nào và trong miệng có tổn thương không. Nếu hôn sâu, niêm mạc lưỡi, miệng có tổn thương thì cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với máu mang virus. Tuy nhiên, nguy cơ này không cao.
Người nhiễm HIV và những người khác có thể dùng chung bộ bát đĩa, cốc chén và các đồ dùng khác. Tuy nhiên, việc uống chung cốc chén đã dùng mà chưa rửa thì không nên ngay cả giữa những người bình thường với nhau.

Trong trường hợp người nhiễm HIV bị chảy máu răng miệng và làm dây lên cốc, người khác có tổn thương miệng nếu lại dùng chiếc cốc này và uống đúng vào chỗ có máu thì có thể nhiễm bệnh.

Quan hệ tình dục đường miệng và hậu môn không làm lây HIV

Thực ra, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng có nguy cơ làm lây HIV, bởi virus này có trong dịch sinh dục (tinh dịch, chất nhờn âm đạo), trong khi niêm mạc lưỡi, miệng, nướu rất dễ bị tổn thương, tạo cửa vào cho virus. 

Sex đường hậu môn cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Hậu môn vốn không được sinh ra cho chức năng này nên không có nhiều tuyến nhầy và rất dễ bị thương tổn, tạo điều kiện cho virus HIV thâm nhập. Nguy cơ càng cao nếu người đưa dương vật vào hậu môn bạn tình chính là người nhiễm HIV.

Trẻ sinh từ mẹ có HIV chắc chắc nhiễm virus này

Không đúng. Ngay cả khi không can thiệp gì, nguy cơ nhiễm HIV của những đứa trẻ này cũng chỉ là 30-40%. Nếu người mẹ được điều trị bằng thuốc kháng virus khi mang thai, nguy cơ này có thể giảm còn 10%, thậm chí thấp hơn. Từ mẹ, virus HIV truyền sang con ngay từ thời kỳ bào thai (qua bánh rau), hoặc khi vượt cạn (do tiếp xúc với máu và dịch ở đường sinh dục), hay khi đã ra đời (qua sữa).

Hai người nhiễm HIV "yêu" nhau sẽ không cần bao cao su

HIV có rất nhiều chủng. Trong đôi bạn tình nhiễm HIV, có thể một người nhiễm chủng này, người khác nhiễm chủng kia. Việc không đeo bao sẽ khiến họ nhiễm thêm chủng virus HIV khác, làm cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn.

Ngoài ra khi không có bao cao su, đôi bạn tình cũng truyền cho nhau các bệnh lây qua đường tình dục khác như viêm gan B, giang mai, lậu… Chúng làm cho cơ thể đã suy giảm miễn dịch của họ nhanh kiệt quệ hơn do phải chiến đấu với nhiều bệnh.

Thụt rửa ngay sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ không sợ lây

Không có cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này. Thậm chí việc thụt rửa không đúng cách còn làm sây sát âm đạo, khiến virus HIV xâm nhập dễ dàng hơn.

Nhiễm HIV thời kỳ cửa sổ sẽ không thể lây cho người khác

Giai đoạn cửa sổ là thời gian virus đã xâm nhập vào người, nhưng cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể xét nghiệm thấy. Phải 3-6 tháng sau khi virus đã vào người, thì xét nghiệm mới phát hiện được. Như vậy, trong giai đoạn cửa sổ, virus thực tế đã có trong cơ thể nên vẫn có thể truyền cho người khác.

Hải Hà
Vnexpress


Kiến thức tư vấn chuẩn

http://www.hoanhiptim.vn
Tu-an  
#16 Đã gửi : 15/09/2009 lúc 11:18:55(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Gia đình & Pháp luật 
Kỳ thị người nhà nhiễm HIV/AIDS cũng là phạm luật 



Ảnh minh họa
PN - Chị Hoàng Thị Huế, ngụ ở An Quý, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vốn là một y tá tại một bệnh viện thuộc tỉnh Thái Bình. Năm 2004, một con nghiện mắc bệnh AIDS trong cơn tâm thần bấn loạn, đã cố tình lây nhiễm HIV cho chị.

Điều kiện để chống sơ nhiễm HIV tại Thái Bình khi đó không có, chị bị lây và vô tình làm cho chồng nhiễm theo. Một năm sau, chị Huế sinh con, đứa con cũng bị nhiễm từ mẹ. Là một giáo viên, khi biết mình mắc bệnh, anh Trần Văn An - chồng chị, đã không chịu nổi mặc cảm, đã cùng vợ bán nhà, gom góp tiền bạc vào TP.HCM, nơi mà theo anh "là chốn văn minh hơn vùng quê nghèo ngoài ấy" để sinh sống và chữa bệnh. Năm 2006, họ quyết định vào huyện Củ Chi, TP.HCM lập nghiệp.

Nghe người quen giới thiệu ở An Nhơn Tây có trung tâm Mai Hòa, giúp đỡ, nuôi dưỡng và dạy học cho trẻ em nhiễm HIV, vợ chồng chị quyết định về mua đất, cất nhà, cho con học tập. Anh chị mở một tiệm tạp hóa nhỏ buôn bán tại nhà, chị còn nhận vải về gia công. Sống yên ả hơn một năm, anh An có những biến chứng đầu tiên của bệnh AIDS. Hàng xóm biết chuyện anh chị nhiễm HIV, hàng tạp hóa không một người đến mua, anh chị phải tự ăn dần cho hết. Chị Huế khóc: "Đến làm việc gia công lột vải người ta cũng không cho. Ngồi trước nhà, thấy người đi đường bị ngã xe, mình ra đỡ, họ cũng gạt đi, sợ lây bệnh".

Anh An qua đời đầu năm 2008. Một tháng sau con trai của anh chị mất tại trung tâm Mai Hòa. Đau lòng, tuyệt vọng, chị Huế bán nhà, về quê, hy vọng được chết nơi quê mẹ. Không ngờ khi chị trở về, những người em ruột thịt ngày xưa chị từng cưu mang cũng đã xua đuổi chị. Họ không cho con đến gần, cách ly chị và cả bố mẹ chị, trong khi ông bà đều ở tuổi gần 70.

Buồn các em thiếu hiểu biết, chị Huế tìm đến cán bộ chuyên trách y tế ở địa phương, tâm sự về chuyện bị kỳ thị, chị cán bộ này  cũng bất lực vì hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục ý thức về bệnh HIV với cộng đồng chỉ dừng lại ở chỗ người dân thấy bệnh này là nguy hiểm lắm, phải tránh xa.

Chị cay đắng: "Tôi nhớ là có những quy định pháp lý hẳn hoi về chuyện không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, nhưng bao giờ mới được thực thi? Là y tá, tôi biết rõ bệnh của tôi đâu dễ lây cho người khác. Ở nhà em út tôi bảo, chẳng có luật nào cấm chúng không cho người bệnh AIDS vào nhà... Cán bộ y tế thì khuyên tôi "tìm nơi tạm lánh"! Xin hỏi bao giờ những người bệnh AIDS như chúng tôi mới được chấp nhận đây?".

Nghi Anh



Theo Thạc sĩ Hoàng Kim Chiến – Phó vụ trưởng - Phó cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TP.HCM: "Vấn đề chị Huế đặt ra là một vấn đề bức xúc và cũng là thách thức đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống HIV/AIDS. Theo luật, tại khoản 3, điều 8 những hành vi bị nghiêm cấm đã ghi rõ, cấm: "Kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV". Ở đây, người nhà của chị Huế, khi hắt hủi người bệnh AIDS, cũng là vi phạm luật.

Dự thảo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính với người nhiễm HIV có quy định tại chương II, điều 8: 2. Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây: d) Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV. Dự thảo Nghị định này vừa hết hạn lấy ý kiến đóng góp ngày 15/8/2009, nhưng vẫn chưa được Chính phủ thông qua. Và vì thế, tại nhiều nơi, thậm chí trong nhiều căn nhà, việc kỳ thị, phân biệt với người nhiễm HIV/AIDS cứ ngang nhiên tồn tại".

(Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên).


http://www.phunuonline.com.vn/honnhan-giadinh/2009/Pages/ky-thi-nguoi-nha-nhiem-hivaids-cung-la-pham-luat.aspx
Tu-an  
#17 Đã gửi : 17/11/2009 lúc 06:59:13(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Câu chuyện cay đắng của người mẹ có HIV bị kỳ thị



Tác giả bài viết Phan Bích Thủy hiện là Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một buổi tối, khi gọi điện cho em, tôi choáng váng khi nghe em nói: “Em bị mất việc rồi chị ạ!”. Thì ra, cái phong bì thư mà tôi gửi em đã bị người của công ty em bóc ra. Họ đã biết em nhiễm HIV và đuổi việc em.

Câu chuyện này là của chị Phan Bích Thủy, Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation.

"Ngày ấy cách đây đã gần năm năm. Văn phòng tôi tổ chức hai lớp tập huấn về tư vấn HIV và để giúp các học viên hiểu và cảm thông hơn với những con người đặc biệt này, tôi mời đến mỗi khóa tập huấn vài người nhiễm. Lớp thứ nhất của tôi ở Hà Nội diễn ra suôn sẻ. Một buổi tối tôi gọi điện cho em, tên em là Dung, để chuẩn bị cho khóa tập huấn ở TP HCM. Tôi choáng váng khi nghe em nói: “Em bị mất việc rồi chị ạ!”.

Thì ra cái phong bì thư mà tôi gửi em, trong đó có thư mời tham gia tập huấn, bản câu hỏi của các học viên và một hợp đồng làm việc ngắn hạn mà văn phòng tôi ký với em đã bị người của công ty em bóc ra. Họ đã biết em nhiễm HIV và đuổi việc em. Tôi có cảm giác như mình vừa vô tình đẩy một người vô tội xuống vực thẳm.

Tôi ân hận là đã gửi những thứ giấy tờ ấy đến địa chỉ công ty em, địa chỉ duy nhất mà tôi biết. Tôi oán trách mình và oán trách những con người độc ác ở công ty em. Tôi biết mình không chỉ vô tình làm hại em mà còn làm hại cả hai con em, hai đứa trẻ mồ côi cha và chỉ còn trông cậy vào một nguồn sống duy nhất, đó là thu nhập của em. Tôi đã khóc không biết bao nhiêu là nước mắt.

Ngày hôm sau tôi đến lớp và nói tin dữ này với Maria de Bruyn, chị giảng viên người Hà Lan mang quốc tịch Mỹ đang làm việc với tôi trong khóa tập huấn này. Tôi chỉ nói với chị được đúng một câu: “Dung đã bị đuổi việc vì người ta bóc phong bì thư tôi gửi và biết rằng em nhiễm HIV”. Cổ họng tôi nghẹn tắc và tôi không thể nhìn vào mắt của Maria được nữa. Tôi quay ra cửa sổ và không thể không khóc. Một đôi bàn tay ấm áp đặt trên hai vai tôi khẽ run rẩy. Tôi biết rằng đó là Maria và tôi cũng biết rằng giống như tôi, chị đang khóc thầm...

Tôi cùng Maria bay vào TP HCM cho khóa tập huấn thứ hai. Dung xuất hiện ở cửa lớp và không hiểu vì sao tôi đã nhận ra em ngay mặc dù chưa gặp em lần nào. Đôi mắt em đen huyền và buồn lắm! Em không thể là một ai khác mà chính là Dung, người mà tôi vẫn thường liên lạc qua điện thoại. Như bị một làn gió cuốn, tôi ào ra cửa và ôm chầm lấy em: “Dung phải không em?”. Em nghẹn ngào: “Chị!” Tôi nói thầm vào tai em: “Thế nào học viên cũng hỏi em về nghề nghiệp của em. Em để chị trả lời câu hỏi của họ nhé!”. Tôi lại không cầm được nước mắt khi nói ra điều này. Tôi chẳng nói được một lời động viên nào với em mà chính em lại là người làm việc ấy với tôi.

Tôi giới thiệu với tất cả mọi người Dung là người trợ giảng của chúng tôi và một buổi sáng đã trôi qua tốt đẹp khi chúng tôi giảng về HIV và những nguyên tắc tư vấn. Buổi chiều, Dung cùng hai người bạn nữa đã xuất hiện trong lớp với vai trò là những người nhiễm HIV.

Câu chuyện mà em kể thật buồn: Cách đây năm năm em có thai cháu thứ hai. Em đi làm xét nghiệm và biết mình nhiễm HIV. Em sốc nặng lắm nhưng vẫn cố động viên chồng đi làm xét nghiệm và em đã cảm thấy như mình chết đi thêm một lần nữa khi biết chồng em cũng bị. Chồng em là thủy thủ tàu viễn dương. Gia đình em từng rất hạnh phúc và là niềm ao ước của bao người.

Đứa con thứ hai của em ra đời trong không ít lời nói kỳ thị đau như dao cắt của các bác sĩ và nữ hộ sinh. Họ không hiểu được dù mang virus trong dòng máu, tất cả những người nhiễm HIV đều là những con người. Hơn ai hết họ cần được trân trọng, họ cần được thương yêu. Trong bao nỗi đắng cay, một điều may mắn đã đến với vợ chồng em: con gái em thật là xinh xắn và cũng như cậu anh, cháu không mang trên mình căn bệnh thế kỷ kia.

Nhưng tai họa vẫn chưa chịu rời bỏ gia đình em, khi con gái em được 16 tháng tuổi thì chồng em không may bị tai nạn xe máy. Anh được đưa vào bệnh viện và một lần nữa được làm xét nghiệm HIV. Tất nhiên kết quả vẫn là dương tính nhưng còn không may mắn hơn, bệnh viện đã thông báo về y tế cơ sở nơi em sống. Và cứ như vậy từ nhân viên y tế đến hàng xóm rồi những người thân trong gia đình em, ai cũng xì xào về việc cả gia đình em nhiễm HIV.

Ở trường, các con em bị các bạn xa lánh. Có những ông bố bà mẹ đã cho con mình chuyển sang lớp khác để không phải học cùng lớp với các con của em. Rồi một tai họa nữa lại xảy ra: chồng em nhiễm lao và hội chứng AIDS ngày một rõ ràng hơn. Anh ngày càng suy sụp và sau 18 tháng thì anh không còn chống cự nổi và đã ra đi để lại cho em hai đứa con và sự kỳ thị của láng giềng, bè bạn và cả những người thân. Em lầm lũi kiếm sống và nhờ có đôi bàn tay khéo léo, em làm nghề thêu ở một công ty may mặc.

Em đã cố tình không nói đến “tai nạn” mất việc do tôi gây ra. Em bảo vệ tôi, em không muốn làm cho tôi đau lòng và bị tổn thương trước các học viên trong lớp.

Tối hôm đó, chúng tôi đã có một bữa ăn cùng nhau, em, Maria, tôi và hai người bạn làm trong những dự án khác nhau về HIV. Chúng tôi cùng tìm cách để giúp em. Chúng tôi muốn cùng em trở về công ty cũ của em để ép họ phải cho em tiếp tục làm việc. Chúng tôi muốn viết báo về trường hợp bị đuổi việc của em để dấy lên một làn sóng chống kỳ thị những người nhiễm HIV.

Em cảm động vì tấm lòng của chúng tôi nhưng một mực từ chối. Em nói: “Mọi người kỳ thị mẹ con em kinh khủng lắm nhưng sau một thời gian họ thấy chúng em vẫn khỏe mạnh nên mọi chuyện đã lắng xuống. Nay nếu làm ầm ĩ việc em bị sa thải thì em sợ rằng chúng em lại bị kỳ thị như trước đây. Em có thể chịu đựng được nhưng em sợ rằng hai con em còn nhỏ không thể chống chọi nổi với sự ghẻ lạnh của mọi người”.

Maria và tôi bỏ một số tiền nhỏ vào phong bì và cố thuyết phục em nhận. Từ đáy lòng tôi vẫn biết rằng em cần một công việc ổn định chứ không phải là số tiền nhỏ nhoi đó. Thật may mắn trong bữa cơm tối hôm đó có một người bạn làm cho dự án Smart Work - một dự án hỗ trợ những người nhiễm HIV - hứa sẽ tìm cho Dung một công việc phù hợp của dự án đó. Và chỉ sau đó 11 ngày, Dung đã bắt đầu công việc mới này. Em tư vấn cho những người sống với HIV như em và thật đáng ngạc nhiên, em ngày càng tự tin và trở thành một giảng viên xuất sắc về tư vấn HIV.

Em thường gửi tin nhắn và gọi điện thoại cho tôi vì vậy tuy ít gặp em nhưng tôi biết những gì đang xảy ra với em và các con em. Cơn bão số 9 năm 2007 đã hất tung mái nhà của em. Khi tôi gọi điện cho em, ba mẹ con em đang ôm nhau đứng dưới mái một ngôi trường. Maria và tôi lại gửi em một số tiền nhỏ mà vẫn biết rằng nó chẳng giúp em được bao nhiêu.

Rồi cơn bão của thiên nhiên khốc liệt cũng tan đi nhưng một cơn bão khác còn dữ dội hơn lại ập đến: cơn bão trong gia đình em. Công việc của dự án đã kết thúc, em và các con phải sống dựa vào cha mẹ nhưng em càng ngày càng nhận ra rõ ràng hơn rằng đây không còn là một chỗ dựa vững chắc nữa. Em lo lắng đến ngày em phải ra đi hai đứa con nhỏ sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. Em đi đến một quyết định tan nát lòng bất kỳ một người mẹ nào: tìm cha mẹ nuôi cho các con.

Em gọi điện cho tôi và chúng tôi đã cùng nhau khóc trên điện thoại. Là một người mẹ, tôi không đồng tình với em cho đến khi gặp lại em. Tôi hỏi em đã suy nghĩ như thế nào mà đi đến quyết định cho các con làm con nuôi. Tôi hỏi em có biết rằng khi các con không còn ở trong vòng tay của em nữa thì bệnh tình của em có thể nặng lên do tâm lý nặng nề của em không.

Em nắm chặt tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi bằng đôi mắt đen buồn thăm thẳm như để tôi hiểu em hơn: Em đã lường hết được mọi điều! Em nói: “Cũng như chị, em không bao giờ muốn xa các con nhưng chỉ nghĩ đến khi căn bệnh của em phát ra sẽ không có ai chăm sóc con em cả và lúc đó em có chết cũng không thể nào nhắm mắt được...”.

Tôi dần cảm thấy có lẽ tôi cũng sẽ làm như em nếu ở trong hoàn cảnh của em. Sau đó vài tháng tôi được tin đã có một gia đình người Mỹ nhận cả hai đứa con em, lúc đó cậu con trai đã lên 10 và đứa bé gái lên 8. Tôi mừng cho em nhưng cũng đau lòng không kém. Rồi các thủ tục được hoàn tất và các con em lên đường cùng cha mẹ nuôi vào mùa đông năm 2007.

Em bay ra Hà Nội mong được nhìn thấy các con thêm một lần nữa nhưng đó chỉ là một chuyến đi tràn đầy nước mắt. Không hiểu đó là quy định của thủ tục cho con nuôi hay do yêu cầu của gia đình người nhận con, em đã không được nhìn thấy các con thêm một lần nào nữa. Đó là những ngày vô cùng đen tối của cả em và tôi. Chắc không ít người ở khách sạn nơi em ở đã tưởng rằng chúng tôi là một cặp đồng tính. Chúng tôi hầu như chẳng biết nói chuyện gì chỉ nắm chặt tay nhau với đôi mắt âng ấng nước. Có phải chăng hơi ấm của một người mẹ cũng có thể làm cho một người mẹ khác vơi đi được phần nào nỗi đau trong lòng?

Những ngày sau đó tôi trở thành chiếc cầu nối giữa em và mẹ nuôi của con em. Em không biết tiếng Anh còn gia đình người Mỹ không biết tiếng Việt nên tôi là người phiên dịch cho cả hai phía. Thời gian đầu họ viết cho nhau hầu như hằng ngày và những trang thư như những trang nhật ký của hai người mẹ.

Em nhớ con và với bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu tình yêu thương. Người mẹ nuôi kể tỉ mỉ từ bữa ăn, giấc ngủ, từng ngày các con đến lớp, từng đứa bạn con mới làm quen, rồi những việc nhà mà các con tập làm, những đồ thủ công các con tự tay tạo nên và cả những khi các con không vui vì nhớ mẹ… Những tuần không gọi điện được cho các con, em cuống cuồng gọi tôi và nhờ tôi liên lạc với gia đình cha mẹ nuôi gấp. Em hồi hộp từ xa theo dõi từng bước chân của các con.

Thời gian trôi đi và như một triết gia nào đó đã nói “thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất cho mọi vết thương lòng”. Các con của em đã hòa nhập được với nền văn hóa mới, chúng đến trường, có nhiều bạn mới và học hành ngày càng tiến bộ. Còn em, em đã chọn được một con đường cho riêng mình: em làm tình nguyện viên cho Trung tâm Bảo trợ Trẻ em. Hàng ngày, em chăm sóc những đứa con nuôi nhiễm HIV. Em yêu những đứa con nuôi như yêu chính những đứa con đẻ của em. Trong bức hình em gửi tôi nhân dịp sinh nhật một cô bé trong số các con nuôi, tôi đã nhìn thấy em khỏe mạnh với nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên cạnh các con nuôi.

Em thường nói với tôi: “Chị là ân nhân của em!”. Nhưng tôi lại nghĩ khác, em mới chính là người mà tôi phải chịu ơn. Em không những không oán trách tôi mà còn che chắn cho tôi khi tôi vô cùng hoang mang vì đã vô tình đẩy em vào một chặng khó khăn của cuộc đời. Em đã cho tôi biết dù ở trong hoàn cảnh nào con người ta vẫn có thể cho nhau được thật nhiều tình thương yêu.

Em cho tôi biết tấm lòng không gì đong được và sự hy sinh cao cả của một người mẹ cho những đứa con của mình. Và trên hết em đã cho tôi biết một điều: nghị lực sống có thể giúp con người ta vượt qua được mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn và cả căn bệnh mà bao người coi là một cái án tử hình.

Hà Nội 13/10/2009

Phan Bích Thủy
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/doi-song/2009/11/3ba15b67/


Tu-an  
#18 Đã gửi : 23/11/2009 lúc 02:28:21(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Phụ nữ nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn bị kỳ thị

NDĐT- Đó là nhận định của bà Đào Thị Minh Châu, Trưởng Ban dân tộc – Tôn giáo T.U Hội LHPN Việt Nam tại Hội nghị Quốc gia về “tăng cường tính cam kết của nữ giới và nam giới các tôn giáo trong phòng chống HIV và AIDS tại Việt Nam”, tổ chức tại Huế trong hai ngày 22 và 23.11.

Hội nghị đã quy tụ hơn 400 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương, quốc tế, các tỉnh thành và một số mô hình, tu sĩ Phật giáo và Công giáo...để chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động phòng chống HIV/AIDS của nữ giới và nam giới các tôn giáo thông qua các mô hình điểm trên toàn quốc. Vận động  sự hỗ trợ, ủng hộ của lãnh đạo các tôn giáo và ban ngành liên quan  đối với các nữ tu sĩ trong việc tham gia phòng chống HIV/AIDS....

Theo bà Đào Thị Minh Châu, không những tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng (hiện chiếm khoảng 20% tổng số người nhiễm ở Việt Nam), mà sự tác động của HIV đối với phụ nữ cũng nặng nề hơn bởi với vai trò là người mẹ, người vợ, người chăm sóc chính cho các thành viên gia đình; phụ nữ nhiễm HIV còn phải mang gánh nặng bởi chi phí y tế và có thể mất việc làm, bị cô lập, kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội.

Ông Ngô Tiến Lợi, chuyên gia Hỗ trợ phát triển của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ dẫn số liệu từ UNAIDS cho biết tại hội nghị, hiện trên thế giới có trên 35 triệu người nhiễm HIV. Mỗi năm có trên 2,5 triệu ca nhiễm mới và khoảng 2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến HIV.

Ở Việt Nam, tổng số người nhiễm HIV còn sống theo báo cáo của Bộ Y tế là 144.483 trường hợp (cuối quý I 2009, với trên 80% là nam giới), trong đó có 30.996 ca AIDS còn sống và 42.477 tử vong. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, vì cũng theo ước tính của Bộ Y tế, cuối năm 2007, Việt Nam có 220.000 người nhiễm. Và con số này sẽ là 240.000 vào năm 2009.

http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/www.nhandan.com.vn/Phu-nu-nhiem-HIV-o-Viet-Nam-van-bi-ky-thi/3530214.epi
TƯỜNG MINH

Tu-an  
#19 Đã gửi : 27/11/2009 lúc 01:08:10(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết


Bị kỳ thị làm tăng nguy cơ tái nghiện
Cập nhật lúc 14h37" , ngày 26/11/2009 -

 

(VnMedia) - Tại “Diễn đàn với các nhà hoạch định chính sách về phòng chống HIV/AIDS”, ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2009, đã có hàng trăm nghìn lượt người đến xét nghiệm và 10% trong số đó được phát hiện nhiễm HIV.
 
Số người được phát hiện mới chỉ chiếm khoảng 30 - 35% con số thực tế. Thực tế, nhiều người nhiễm nhưng không biết hoặc biết mà giấu tình trạng bệnh của mình. Ông Tuấn cho rằng, điều mà các bạn trẻ lo lắng là sự kỳ thị của người thân và cộng đồng về người nhiễm bệnh. Bản thân họ, khi bước vào các trung tâm xét nghiệm tự nguyện (XNTN) đều sợ người khác nghĩ mình có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh này rồi. Nhiều người trong số họ bị tổn thương, suy sụp, nhiều người bị tước đi cơ hội việc làm bởi sự kỳ thị trong khi họ vẫn khỏe mạnh và vẫn có khả năng cống hiến cho gia đình và xã hội...
 
Gia đình là điểm tựa quan trọng nhất đối với người sau cai nghiện. Do thành kiến, người sau cai nghiện sẽ bị mặc cảm, từ đó dễ bực tức, thất vọng, bất cần đời, muốn sử dụng lại ma túy, thậm chí muốn tự tử.
 
Hiện có đến 90%-95% thanh thiếu niên sau khi cai nghiện trở về địa phương lại tiếp tục tái nghiện. Hành vi tái nghiện này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng sâu xa hơn cả là họ đã phải đối mặt với một hàng rào tâm lý. Những định kiến của những người xung quanh đã làm tổn thương tinh thần của họ sau cai nghiện, khiến họ khó có thể vượt qua được chính bản thân mình.
 
Nguyễn Văn H. (Hà Tây, Hà Nội) đã tái nghiện sau 3 tháng cai nghiện. Sau khi trở về nhà từ trung tâm cai nghiện, H. rất chịu khó tham gia các công việc gia đình. Nhưng, hàng xóm và những người quen biết lại tỏ thái độ không tốt. H. xin làm chân phu hồ, khi phát hiện H. đã từng nghiện, H. đã bị chủ đuổi việc. Buồn chán, H, đã nghiện lại. Đây chỉ là một trong vô số ví dụ về sự kỳ thị của cộng đồng đối với người sau cai nghiện. 
 
Ma túy là chất kích thích rất mạnh, nếu không được giúp đỡ, những người sau cai sẽ tìm đến thuốc và chỉ một lần cũng đủ biến họ thành con nghiện trở lại.



Xét nghiệm tự nguyện: Tự cứu mình
 
Theo ông Tuấn, việc XNTN là “kênh” chủ yếu được nhiều người lựa chọn để biết mình có mắc HIV hay không. Về tính bảo mật, mọi khách hàng hoàn toàn được giữ bí mật về tên, tuổi và tình trạng của mình. Khách hàng có thể ghi tên, tuổi, địa chỉ (hữu danh) hoặc không cần ghi hoặc bất cứ giấy tờ gì (vô danh). Mỗi người có một mã số riêng mà chỉ có họ và tư vấn viên trực tiếp biết. 
 
Tư vấn là một trong những liệu pháp cực kỳ quý giá đối với người dương tính với HIV. Nó đã giúp nhiều người qua cơn sốc, định hình được tư tưởng, xác định được mình còn sống ngày nào phải là người có ích ngày đó cho bản thân, gia đình và cộng đồng. “Khuyến khích họ đến xét nghiệm tự nguyện, được tư vấn đầy đủ, tiếp cận chăm sóc, điều trị giúp cho hành vi của họ tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc phòng chống HIV, bảo vệ mình và người thân” – ông Tuấn nhấn mạnh. 


Kim Thảo

http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?catid=73&newsid=180875
Offline hayvitoi  
#20 Đã gửi : 27/11/2009 lúc 03:29:20(UTC)
hayvitoi

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 23-11-2009(UTC)
Bài viết: 290
Đến từ: TP HCM

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Hi vọng rằng mọi người có cặp mắt bao dung hơn và có nhiều quỹ hổ trợ giúp cho những nạn nhân và các nhà khoa học sớm tìm ra thuốc chữa trị kịp thời.



HAYVITOI
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.