Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang<12
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#21 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 08:14:32(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Originally Posted by: Mr_Teo Go to Quoted Post
Ở đây chúng ta không bàn tới việc là con nít có ký thị lẫn nhau hay không.Theo mình nghĩ để làm mất đi suy nghĩ này ở các trường học là rất khó, nhất là ở bậc mầm non, tiểu học.Vì với tâm lý của các bậc làm cha mẹ  khi có con gửi chung với những trẻ có H, họ rất sợ với lý do ai biết con nít chơi đùa lẫn nhau có việc gì xảy ra.Bình thường đã có những trường hợp tai nạn xảy ra rất ngớ ngẩn (thực tế đã xảy ra rồi: chấn thương sọ não hôn mê,cô giáo đánh học sinh....) mà khi điều tra nhiều khi không biết lý do hay lý do chính là do chính tại nơi gửi các em gây ra, nhất là ở những trường mầm non tư thục.Theo mình nghĩ nếu chúng ta quan tâm tốt ở khâu quản lý thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, nhưng ở Việt Nam thì chắc tầm khoảng 20 năm nữaVì nếu con em chúng ta được chăm sóc tốt ở mọi mặt thì các bậc phụ huynh mới yên tâm gửi con, cho dù có sinh hoạt chung hay không với những trẻ có H



Chào Bạn !

 Đây chỉ là quan niệm suy nghĩ cá nhân của bạn.

  nhiều lần họp những buổi thông kế,thì từ trước đến nay chưa có ca trẻ em nào nhiễm HIV từ việc học ở trường.HIV đã có mặt Việt Nam hơn 20 năm rồi.
Tu-an  
#22 Đã gửi : 01/12/2011 lúc 03:50:58(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Tại sao con tôi không thể đến trường ?

Hãy bảo vệ và yêu thương những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV!

(VOV) - LTS: Bức thư này là tâm sự của một bà mẹ trẻ, người có HIV, gửi đến VOVonline mới đây.
Mong bạn đọc cùng chia sẻ, đưa ra cho chị lời khuyên; và nói lên ý kiến của mình về vấn đề thái độ của cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS.

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Nhà có 6 anh chị em. Tôi là con thứ 4. Nhà nghèo, tôi chỉ học hết cấp 2 rồi nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Quê tôi ở vùng núi đá, mấy năm gần đây, có công ty đến đây khai mỏ, tôi xin làm công nhân để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Tại đây tôi gặp anh rồi xây dựng gia đình. Nhà anh ở xã bên, cũng đông anh em nên ra riêng, hai đứa chỉ đủ tiền làm một căn nhà nho nhỏ- vốn liếng anh dành dụm sau mấy năm đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan về.   

Dẫu cuộc sống vất vả nhưng biết tôi có thai, hai đứa mừng vô kể. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gan, tôi mang thai đến tháng thứ 7 thì anh bị bệnh, người cứ teo tóp dần. Tôi đưa anh về thành phố khám bệnh với mong mỏi tìm đúng con bệnh. Cầm tờ giấy xét nghiệm trên tay, tôi như không tin vào mắt mình, trời đất như đổ sụp dưới chân: Anh dương tính với HIV. 

Kể từ lúc đó, anh chẳng nói gì. Con đường về nhà có vài chục cây số mà như dài vô tận. Mấy ngày liền anh tránh mặt tôi, việc công trường cũng bỏ, chỉ ngồi lì trong nhà. Đến ngày thứ 8 thì có chuyện. Tôi đi làm về, gọi mãi chẳng thấy anh ra mở cửa. Ngờ có chuyện chẳng lành, tôi xô cửa bước vào. Căn nhà vắng ngắt, anh nằm bất động trên giường, một ít viên thuốc còn rơi vãi bên giường. Tôi chợt hiểu ra. Vậy là anh sẽ không bao giờ dậy nữa. Anh đã tự tử bằng thuốc ngủ.

Nuốt nước mắt vào trong, tôi lẳng lặng vuốt mắt cho anh. Đám tang anh diễn ra cũng bình thường như bao đám tang khác. Đọc thư anh để lại, gia đình chồng tôi cũng chỉ biết thương cho anh chết trẻ vì bạo bệnh.

Lo tang chồng xong, tôi đi xét nghiệm và biết mình cũng đã bị nhiễm HIV. Đau đớn đến cùng cực, nhiều lúc tôi không muốn sống nữa, chỉ muốn đi theo anh cho xong. Nhưng cứ nghĩ đến đứa con trong bụng chưa kịp chào đời đã chịu cảnh mồ côi bố, tôi lại gắng gượng sống chờ ngày con ra đời.

May sao trời đất còn thương. Ngày sinh con, tôi hồi hộp chờ đợi. Rồi 18 tháng trôi đi, các xét nghiệm của con tôi là âm tính. Con trai tôi may mắn không mang căn bệnh quái ác như bố mẹ nó. Hạnh phúc vẫn còn mỉm cười với một người phụ nữ bất hạnh như tôi.

Tôi lẳng lặng làm lụng nuôi con trong sự động viên giúp đỡ của 2 bên gia đình. Dù bản thân tôi không nói ra nhưng thông tin về căn bệnh của chồng tôi không hiểu sao cũng lọt ra ngoài. Tôi cố gắng bỏ ngoài tai để đi làm kiếm tiền nuôi con.

Đến năm ngoái cháu được 4 tuổi. Tôi đưa con trai đến trường mầm non của xã xin học. Nhưng, chỉ vì tôi bị nhiễm HIV mà việc xin học của cháu liên tục gặp trắc trở. Ban giám hiệu trường Mầm non của xã yêu cầu tôi đưa cháu đi xét nghiệm để tránh dư luận của các phụ huynh khác trong trường. Kết quả, sau 3 lần xét nghiệm cháu đều âm tính, nhưng con trai tôi vẫn chưa được vào trường học vì luôn bị phụ huynh phản ứng. Họ làm đơn kiến nghị, thậm chí còn dọa không cho con đi học nếu nhà trường nhận con tôi.

Trước sự kiên trì của tôi, cô giáo hiệu trưởng cũng rất thông cảm cho hoàn cảnh mà cho cháu được đi học. Nhưng rồi chỉ được 1 tuần, vì lá đơn tập thể của phụ huynh, nhà trường lại phải cho con tôi ở nhà.

Thương con, tôi chỉ biết ôm nó vào lòng, giấu những giọt nước mắt nóng hổi vào cánh tay rồi đưa con về quê ngoại, hy vọng ở xa không ai biết. Nhưng rồi, dư luận cũng chẳng buông tha. Được nửa tháng, con trai tôi lại phải nghỉ học.

Viết lại những dòng này mà lòng tôi đau nhói. Sao số tôi lại khổ thế này. Chồng tôi lỗi lầm, anh ấy đã trả giá. Là vợ anh, tôi đã phải nuốt nước mắt vào trong mà không dám một lời oán than vì nghĩ, dù thế nào anh cũng không còn nữa.

Tôi là người ít học, lại ở nông thôn, không có điều kiện tham gia sinh hoạt ở các tổ chức hay câu lạc bộ gì đó như chị em đồng cảnh ngộ ở thành phố. Trong khổ đau tôi chỉ một mình chấp nhận, mong sao mình sống được nhiều hơn để có thể lo cho con trai.

Nhiều đêm tôi tự nghĩ con tôi tội tình gì mà mọi người lại nỡ đối xử ghẻ lạnh với cháu như vậy. Có lúc tôi tính mang cháu gửi vào một trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi nào đó vì nghĩ trước sau gì rồi cũng đến ngày cháu phải xa tôi, phải sống cảnh mồ côi cả cha mẹ. Nghĩ đến đó, nước mắt tôi lại trào ra. Gia đình hai bên tuy nghèo nhưng cũng có thể nuôi cháu lớn lên. Nhưng nếu cứ tình trạng này, làm sao con tôi lớn lên có thể sống thường như bao đứa trẻ khác?

Có cách nào để cháu được đến trường học chữ? Ước mơ nhỏ nhoi ấy của một đứa trẻ chả lẽ lại khó đến thế sao? Nỗi đau mất mát người thân, sự ghẻ lạnh của mọi người như vậy với mẹ con tôi như vậy còn chưa đủ sao? Con tôi có tội tình gì kia chứ. Nhiều đêm ôm con vào lòng, tôi ngửa cổ nhìn lên trời mà muốn gào thật to: Con tôi là một đứa trẻ bình thường. Sao mọi người lại nỡ đối xử với nó như vậy?”.

Hoàng Thị Ngọc Lan
http://vov.vn/Home/Tai-sao-con-toi-khong-the-den-truong-/201112/193110.vov

Offline Truong_12  
#23 Đã gửi : 05/12/2011 lúc 09:53:46(UTC)
Truong_12

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 5
Đến từ: Hải Phòng

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 2 bài viết
Không biết chúng mình có thể làm gì giúp các em nhỉ?

Mình tham gia diễn đàn vì mong muốn được làm gì đó cho các em nhỏ có H, mà chưa biết bắt đầu từ đâu. (Một phần chắc vì mình vẫn còn tiếc những ngày sinh viên cùng các bạn trong CLB Phòng chống HIV happy ) Nhà mình có hoạt động gì giúp các em vào cuối tuần không cho mình tham gia với?
thanks 2 người cảm ơn Truong_12 cho bài viết.
Xuthetritue_toanthu trên 05-12-2011(UTC) ngày, nguoivetulongdat741 trên 15-09-2012(UTC) ngày
Offline Truong_12  
#24 Đã gửi : 05/12/2011 lúc 10:26:10(UTC)
Truong_12

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 5
Đến từ: Hải Phòng

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 2 bài viết
Chúng mình có thể làm được gì cho các em không nhỉ?
Mình muốn được làm gì đó giúp các em yêu cuộc sống hơn. Nhà mình có hoạt động gì vào cuối tuần không cho mình cùng giúp các em với. Mình đi làm rồi, nên chỉ có thời gian vào cuối tuần!
thanks 1 người cảm ơn Truong_12 cho bài viết.
nguoivetulongdat741 trên 15-09-2012(UTC) ngày
Tu-an  
#25 Đã gửi : 15/03/2012 lúc 02:53:36(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Nam Định:

Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV và khát vọng được đến trường
Thứ Tư, 14/03/2012 - 06:07

(Dân trí) - Sinh ra chưa được bao lâu, em đã mồ côi cha mẹ, lại mang trong mình căn bệnh HIV từ bố mẹ truyền sang. Khát vọng được đến trường đi học của cậu bé 8 tuổi cứ bị vùi dập dần bởi những lời kì thị cay nghiệt của dư luận.

Đó là câu chuyện của cậu bé Phan Văn Tới (sinh năm 2004, ở xóm 6, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Chúng tôi tìm đến gia đình bà Phan Thị Ngự (sinh năm 1950) là bà nội của cháu Tới, để tìm hiểu rõ về câu chuyện của cậu bé nhiễm HIV với khát vọng được đến trường học tập.

Bà Phan Thị Ngự và cháu Phan Văn Tới.

Bà Ngự ngậm ngùi kể về hoàn cảnh đứa cháu tội nghiệp của mình: Năm 1993, bố mẹ cháu Tới kết hôn với nhau, đến năm 1996 thì sinh được cháu Phan Văn Tuấn, là anh trai của Tới. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, lúc đấy bố cháu Tới phải đi làm ăn ở mãi đảo Phú Quốc. Đến năm 2004 thì về, lúc này càng ngày bố cháu càng yếu đi, bệnh tật hành hạ, đi khám bệnh mới biết là bị nhiễm HIV. Lúc này mẹ cháu Tới đang mang thai cháu, đi xét nghiệm thì cũng dương tính với HIV. Cả gia đình đang vui vẻ, hạnh phúc thì tai họa giáng xuống.

Do quá sốc, vì biết mình mang bệnh HIV nên bố cháu Tới bị suy sụp tinh thần và đến năm 2005 thì mất. Khi cháu Tới ra đời, gia đình cũng đã mang cháu đến bệnh viện xét nghiệm với hi vọng cháu không bị nhiễm bệnh. Nhưng niềm hi vọng cũng tắt khi gia đình cháu cầm trên tay tờ xét ngiệm với kết quả dương tính.

Năm 2009, mẹ cháu Tới cũng bỏ 2 đứa con mà đi, để lại cho bà nội một thân một mình chăm sóc hai đứa nhỏ. Tuổi cao, sức yếu lại bị căn bệnh viêm đa khớp hành hạ, nên bà Ngự không lao động được là mấy. Do vậy bà phải gửi cháu Tuấn ra đảo Phú Quốc ở với chú ruột.

Cháu Tới vẫn luôn có khát vọng là được đến trường đi học.

Năm cháu Tới lên 5 tuổi, bà Ngự mang cháu đến Trường Mầm non A (xã Giao Thịnh huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) để đi học, nhưng nhà trường từ chối nhận cháu Tới. Một năm sau đó khi cháu Tới lên 6 tuổi, bà Ngự lại đưa cháu đến trường Mầm non lần hai nhưng vẫn tiếp tục bị từ chối.

Nhìn đứa cháu tội nghiệp mà bà Ngự không khỏi xót xa. Bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường, trong khi Tới lủi thủi chơi một mình trong căn nhà vắng ngắt.

Thương cháu, nhưng bà không thể làm gì được, đành đợi cháu thêm tuổi nữa rồi đưa cháu vào bậc tiểu học. Nhưng đến khi cháu Tới lên 7 tuổi, hai lần bà Ngự mang cháu đến Trường tiểu học A Giao Thịnh, nhà trường đều không nhận, và trả lời với bà là: Nhà trường thì sẵn sàng nhận cháu Tới vào học, nhưng phụ huynh của các em học sinh thì phản đối việc cháu Tới đến trường, vì sợ các con họ bị nhiễm bệnh. Nếu nhà trường nhận cháu Tới vào học, thì họ sẽ chuyển trường cho con. Một lần nữa bà Ngự đành ngậm ngùi, mang cháu về nhà.

Đơn xin vào học của bà Ngự viết cho cháu Tới.

“Về đến nhà, nó cứ khóc, đòi mua sách, mua vở cho nó đi học với bạn nó. Nó bảo cháu ở nhà một mình buồn lắm, cháu muốn được đi học với bạn…”, bà Ngự ngậm ngùi tâm sự.

Đầu năm học 2011, bà Ngự mạnh dạn một lần nữa đưa cháu đến trường xin học, nhưng bà được nhà trường trả lời là: Bây giờ đã nhà trường đã học được hơn một tháng, nếu bây giờ cho cháu Tới vào học thì sẽ không kịp chương trình, vì vậy để năm sau bà mang cháu đến sẽ để cháu nó được đi học như bạn bè. Nhà trường cũng đề nghị bà Ngự viết một lá đơn lưu lại, để năm sau đưa Tới đến trường học.

Trao đổi với chúng tôi cô Trần Thị Miền - phó hiệu trưởng Trường tiểu học A Giao Thịnh cho biết: “Nếu cháu Tới có nhu cầu đi học, thì nhà trương vẫn sẽ nhận, hiện nay nhà trường vẫn đang vận động các cháu đến trường đi học, sao lại không nhận cháu Tới vào học được…”.

Khi chúng tôi hỏi Tới có muốn đi học không, ánh mắt cháu như sáng lên: “Có! Cháu muốn được đi học lắm, ở đó có nhiều bạn bè, bạn cháu đi học về, nó kể nhiều chuyện vui lắm, đám bạn cháu còn dạy cháu đọc chữ nữa chú ạ…”.

Bà Ngự tâm sự: “Số cháu tôi nó khổ lắm, giờ tôi chỉ mong cháu nó được đến trường đi học cho bằng bạn bằng bè, nó nào có tội tình gì. Nếu không thì có trung tâm nào đó nhận nó cho nó được hòa nhập với cộng đồng, tuy là không có gì bằng ở nhà, nhưng cháu nó cứ bị người ta hắt hủi, xa lánh như thế này thì…”.

Hiện nay, hoàn cảnh gia đình cháu Tới cũng rất khó khăn, bà Ngự thì bị bệnh viêm đa khớp hành hạ. Ngoài số tiền của nhà nước hỗ trợ cho Tới là 180.000đ/tháng, bà Ngự còn phải nhờ 4 người con đi làm ăn xa hỗ trợ thêm phần nào để lo toan cho cuộc sống. Cháu Tới thì không được đến trường đi học, nên thời gian hàng ngày cháu đi xin ở chợ, làng xóm kiếm thêm tiền.

Chia tay hai bà Ngự, chúng tôi không khỏi bị ám ảnh bởi ánh mắt buồn bã như muốn cầu xin, sự thèm khát được như bạn bè của cháu Tới.

Đức Văn - Duy Tuyên
http://dantri.com.vn/c25/s25-574871/cau-be-8-tuoi-nhiem-hiv-va-khat-vong-duoc-den-truong.htm

Tu-an  
#26 Đã gửi : 15/09/2012 lúc 01:49:39(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Đường đến trường của những học trò đặc biệt
09:38 | 15/09/2012

(Petrotimes) - Mùa khai trường đã bắt đầu, bên cạnh sự háo hức bước vào năm học mới của hơn 22 triệu học sinh trong cả nước thì vẫn còn đó những cô cậu học trò đến lớp trong hoàn cảnh đặc biệt, ở những lớp học đặc biệt với nhiều nỗi niềm riêng, bởi sự nghiệt ngã của số phận khi các em không may mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.
 

Lớp học trong bệnh viện

Lớp học chữ dành cho bệnh nhi ở Khoa Nội 3, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM không khí hôm khai giảng quả có nhiều khác biệt. Cũng có đồng phục mới, cặp sách mới, bóng bay, có hoa, có quà nhưng lễ khai giảng cứ bị gián đoạn khi thỉnh thoảng có loa nhắc một bệnh nhi về phòng truyền thuốc. Mọi người sẽ khó quên một lễ khai giảng có rất nhiều mái đầu học trò không còn tóc vì tác dụng của thuốc điều trị ung thư, nhiều bàn tay bé xinh vẫn còn gắn kim truyền dịch.

“Mới đó mà lớp học chữ dành cho các bé đã bước vào năm thứ 4 rồi. Hơn 300 học sinh bệnh nhi đã theo học. Nhiều em đã không còn nữa… Nhưng cũng có một số bé đã biết đọc, biết viết từ lớp học chữ, đã khỏi bệnh về nhà đi học” - nhà báo Tố Oanh (Chủ nhiệm chương trình lớp học chữ) xúc động bày tỏ sau ngày lễ khai giảng năm học 2012-2013.


Lớp học nằm cùng dãy với các phòng điều trị bệnh nhi ung thư trong Khoa Nội 3, không khí lúc nào cũng đặc quánh mùi thuốc, đông đúc, quá tải. Với diện tích khoảng 16m2 vừa là nơi học và sinh hoạt thường xuyên của 20 đến 30 bệnh nhi trong mỗi buổi vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hằng tuần. Một giá sách đầy đặn, đồ chơi, mấy chồng sách vở để ngay ngắn trên kệ…

Sự kỳ thị là rào cản trong việc đưa trẻ HIV vào học tại các trường ngoài cộng đồng (trẻ nhiễm HIV ở mái ấm Mai Tâm)

Cô Kim Phấn cho chúng tôi xem bài tập làm văn đầu tiên của em viết về “gia đình”, bé Bùi Thị Hòa viết rất chân thực: “Vì em bị bệnh, ba em vào Sài Gòn thuê nhà ở Bình Chánh để đi bán vé số, mẹ bị bệnh tim. Những khi nào khỏe mạnh, em về đi bán dạo với mẹ. Em thường nói với ba, con bị bệnh, con đau thì để con chịu, ba không gánh được nỗi đau của con… đau lắm ba à… Con mong sớm qua cơn ác mộng khủng khiếp này…”.

Lớp học đang diễn ra, chốc chốc cửa phòng lại mở, một học sinh khác lại vào. “Em mới vào thuốc xong cô ơi”. Cô giáo lại tìm vở cho em và các em ngồi ngay ngắn, tập đọc, tập chép, làm toán, làm văn.

Tính đến thời điểm hiện tại, cô Kim Phấn là người trụ lâu nhất, cô theo lớp học chữ từ những buổi đầu còn khó khăn; giáo viên và tình nguyện viên dạy các em ở phòng bệnh trong tình trạng đông đúc quá tải.

Cô rất bùi ngùi khi nhắc đến bệnh nhi Phạm Phương Như, là học sinh được không chỉ cô giáo - tình nguyện viên ở lớp học yêu quý mà cả bác sĩ, y tá ở Khoa Nội 3 khó quên. Phương Như học đúng tuổi, thông minh, lanh lợi lắm… Có hôm đến lớp trễ, cô hỏi sao đi học muộn vậy - “Tại cây kim nó quẹo cô ơi!”.

Và vẫn còn đó giọng hát của bé Hồng Nhung trên facebook của lớp học chữ. Thế mà, tiếng hát trong trẻo như chim Sơn Ca ấy đã không còn nữa sau khi bệnh tái phát và em đã bay sang bên kia bầu trời. “Ngày đầu tiên Hồng Nhung bị trọc đầu, em mắc cỡ, vào lớp mà không dám nhìn mọi người. Em mất, ai cũng tiếc thương” - cô Vân chia sẻ.


Từ khi lớp học chữ ra đời đến nay đã có 300 em tham gia học và có nhiều em đã không còn nữa. Vì thế, mỗi tháng, cô Phấn đành làm một việc mà cô không bao giờ mong muốn, đau nhói lòng… gạch tên các em trong cuốn sổ điểm danh.

“Ai cũng muốn các cháu được đi học, quá trình truyền thuốc làm nhiều cháu bị gián đoạn chuyện học hành ở trường hoặc phải bỏ học nên lớp học là nơi ôn luyện kiến thức cho các cháu. Nhìn các cháu trong ngày bế giảng và khai giảng năm học thấy thương lắm. Các cháu tươi tắn trong bộ đồng phục mới, cặp sách mới. Còn các bậc phụ huynh thì như có niềm vui nhân đôi khi thấy con mình vui tươi, hạnh phúc” - bác sĩ Ngô Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện Ung Bướu chia sẻ.

Nhà báo Đặng Dũng - Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ (đơn vị khởi xướng chương trình “Ước mơ của Thúy”) cho rằng, lớp học được duy trì đến ngày hôm nay là nhờ nhiều tấm lòng… Trong đó, tinh thần hiếu học của các em là yếu tố quyết định bên cạnh tấm lòng của các cô giáo và tình nguyện viên giữ lửa, cùng các Mạnh Thường Quân và những đơn vị đồng hành tài trợ.

Đường đến trường thầm lặng

Còn nhớ cách đây vài năm, cũng vào dịp khai giảng năm học mới, những trẻ em bị nhiễm HIV ở Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV Mai Hòa (Củ Chi - TP HCM) háo hức tham dự ngày tựu trường. Nhưng chưa kịp đón nhận niềm vui, những đứa trẻ ngây thơ ấy ngỡ ngàng bởi sự phản ứng gay gắt của các bậc phụ huynh, họ kiên quyết không cho con mình học chung với trẻ bệnh AIDS. Những đứa trẻ nhiễm HIV bị từ chối, đành ngậm ngùi trở về!

Từ sự việc đó đến nay chưa có một trường nào dám công khai nhận trẻ nhiễm HIV vào học. Mặc dù các ngành chức năng tiếp tục nỗ lực xóa bỏ sự kỳ thị, tạo sự đồng thuận trong xã hội để các em bị nhiễm HIV được thụ hưởng quyền được đến trường, được sinh hoạt, học tập như bao trẻ em bình thường khác nhưng sự kỳ thị với trẻ nhiễm HIV trong môi trường giáo dục vẫn chưa thể xóa bỏ, nó tồn tại ngay ở những thành phố có trình độ dân trí cao như Hà Nội, TP HCM.

Là một đơn vị được đánh giá thành công trong việc hòa nhập học đường cho trẻ nhiễm HIV nhưng Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Tam Bình (Thủ Đức, TP HCM) cũng chỉ có thể “âm thầm” đưa trẻ đến trường. Bà Nguyễn Thị Kim Tiên - Phó giám đốc Trung tâm cho biết: Hiện nay, trung tâm có 137 trẻ nhiễm HIV trong độ tuổi đến trường, trong đó có 65 trẻ học từ lớp 1 đến lớp 10, còn lại là trẻ ở độ tuổi mầm non.

Các em từ lớp 4 đến lớp 10 đang được học hòa nhập tại các trường ngoài cộng đồng nhưng trung tâm vẫn giữ kín việc học của các em để đảm bảo các em không bị kỳ thị và được theo học ổn định. Đối với những em trong độ tuổi từ mẫu giáo đến lớp 3, trung tâm phối hợp với Phòng Giáo dục quận Thủ Đức và Trường tiểu học Xuân Hiệp để mở các lớp dạy ngay tại trung tâm cho các em, vì hiện nay các trường bên ngoài không dám nhận do lo ngại các em còn nhỏ, chưa có ý thức phòng chống lây truyền cho cộng đồng.

Cô giáo Phạm Thị Quang chia sẻ, dạy học ở đây vất vả hơn nhiều so với ở những lớp bình thường. Bởi ngày hai lần các em phải chiến đấu với thuốc đặc trị ARV. Loại thuốc này làm hạn chế khả năng phát triển của các em. Ở đây, mỗi đứa một tính cách, đến với trung tâm trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng chúng cùng số phận. Hình như vì chung số phận mà ánh mắt chúng giống nhau: vui đấy mà buồn đấy, hồn nhiên đấy mà như lạc lõng, bơ vơ!

Nói về khả năng lây nhiễm HIV trong trường học, ông Mai Xuân Phương - Cán bộ Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Những tiếp xúc thông thường không thể khiến trẻ lành bị lây bệnh từ bạn học. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS là sự nhận thức sai lầm hoặc không đầy đủ về bệnh AIDS, đặc biệt là khả năng lây nhiễm của bệnh này. Hậu quả của việc này là tước đoạt các quyền con người một cách phi pháp.

Chính sự phân biệt đối xử đã đẩy người có HIV/AIDS vào “bóng tối”, họ phải giấu giếm bệnh của mình và dễ quay lưng lại với nỗ lực phòng, chống lây truyền bệnh cho cộng đồng, khiến cho dịch bệnh có nguy cơ lan rộng. Do đó, bảo vệ quyền lợi của người nhiễm HIV cũng là bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Đặc biệt, bảo vệ quyền lợi của trẻ nhiễm HIV còn là một việc làm mang tính nhân đạo.

Thiên Thanh - Mai Phương

http://www.petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/duong-den-truong-cua-nhung-hoc-tro-dac-biet.html

Offline bietnoigi20111  
#27 Đã gửi : 19/09/2012 lúc 05:41:57(UTC)
bietnoigi20111

Danh hiệu: Member

Nhóm:
Gia nhập: 16-09-2012(UTC)
Bài viết: 39

Cảm ơn: 23 lần
Được cảm ơn: 23 lần trong 16 bài viết
đọc xong ko thể ngăn dc nước mắt,ơn trên ơi hãy cho NCH cơ hội trở lại cuộc sống.
Offline tuvan6969  
#28 Đã gửi : 05/10/2012 lúc 04:15:30(UTC)
tuvan6969

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-08-2012(UTC)
Bài viết: 392
Đến từ: Kiên Giang

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 76 lần trong 74 bài viết
Hy vọng trong năm nay HIV được điều trị như một bệnh cảm cúm thông thường để giúp các em nhỏ, các em không có tội gì mà phải chịu như thế !
Chat online: [email protected]
Tu-an  
#29 Đã gửi : 28/10/2012 lúc 06:07:13(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Trẻ nhiễm HIV/AIDS cần sự sẻ chia nhiều hơn
Thứ Năm, 25/10/2012 16:00

(PL&XH) - Chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ, đảm bảo quyền bình đẳng cho người nhiễm HIV nói chung và trẻ em nói riêng nhưng thực tế việc thực thi những quyền này xem ra còn nhiều vướng mắc.

Mặc dù đã có Luật Phòng chống HIV/AIDS từ năm 2006 và Nghị định 69/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS nhưng đến nay tình trạng kỳ thị, phân biệt với người nhiễm HIV vẫn tồn tại. Đặc biệt với trẻ em, tình trạng không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đứng “ngoài lề” xã hội vẫn là nỗi nhức nhối.

Theo thống kê đến ngày 31-12-2011, cả nước có 197.335 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó số trẻ em nhiễm HIV/AIDS chiếm 9-10% tổng số người nhiễm. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai trên toàn quốc hiện chiếm 0,25%. Trong khi tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con trung bình từ 30-40% nên mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV. Hiện nước ta có khoảng 5.700 trẻ em đến 15 tuổi bị nhiễm  HIV được phát hiện và quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, số trẻ bị nhiễm HIV có thể gấp 4 lần.


Trẻ bị nhiễm HIV vẫn chưa được hưởng quyền bình đẳng thực sự.     Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng nguyên nhân do thiếu cơ sở xét nghiệm HIV, đặc biệt cho trẻ em; hệ thống giám sát phát hiện chưa đầy đủ. Trong tổng số phụ nữ mang thai nhiễm HIV, chỉ có dưới 20% được tiếp cận với thuốc ARV để phòng lây truyền từ mẹ sang con. Việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng ngừa, điều trị HIV cho bệnh nhi còn ở mức thấp, đặc biệt là công tác tư vấn xét nghiệm. 

Bên cạnh đó, bản thân người phụ nữ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng. Các dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con chưa được cung cấp một cách rộng rãi. Chính sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV khó tiếp cận các dịch vụ… Điều này khiến chỉ một số ít trẻ bị nhiễm HIV được chẩn đoán và quản lý. Không được quản lý nên nhiều trẻ em bị nhiễm HIV bị phân biệt, kỳ thị, không được quyền bình đẳng với những trẻ khác: Không được đến trường, không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế… 

Chị Nguyễn Thị H., ở Hà Nội chia sẻ, khi cho con đi nhà trẻ thì cô hiệu trưởng đã gọi và khuyên là chị nên để con ở nhà đến khi nào cháu lớn hãy cho đi học vì nếu cháu học ở đó thì nhà trường sẽ không có học sinh nào nữa vì bố mẹ các cháu sợ sẽ lây sang con mình. 

Tuy nhiên, xác định quyền của con mình được học hành như những đứa trẻ khác nên chị phản ứng quyết liệt. Thêm vào đó là các cán bộ ở trung tâm phòng chống HIV/AIDS có sự tác động nên cô hiệu trưởng miễn cưỡng nhận con chị vào học. Tuy nhiên, cháu bé được ngồi riêng một bàn, ăn riêng một chỗ, ngủ riêng một góc và bị cấm chơi với các bạn. Thấy con quá tội nghiệp, chị H., đành cho con ở nhà.   

Chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ, đảm bảo quyền bình đẳng cho người nhiễm HIV nói chung và trẻ em nói riêng nhưng thực tế việc thực thi những quyền này xem ra còn nhiều vướng mắc. Điều 4, Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định người nhiễm HIV có các quyền được sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khỏe; được học văn hóa, học nghề, làm việc. 

Điều 8 của Luật này cũng nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.

Ngay cả quy định mới nhất tại Nghị định 69/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS-Điều 22 cũng ghi rõ: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối các hành vi cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên vào học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV; tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV.

Để những quy định trên thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo sự bình đẳng, đầy đủ các quyền lợi của người nhiễm HIV-nhất là trẻ em cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của các cơ quan liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng; nâng cao nhận thức cho người đứng đầu các cơ sở giáo dục để không có sự kỳ thị, phân biệt với trẻ nhiễm HIV. Từ đó, tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường phát triển bình đẳng, hài hòa và cho trẻ cơ hội học tập, trưởng thành một cách tốt nhất.


Offline thuphuong023  
#30 Đã gửi : 28/10/2012 lúc 07:44:31(UTC)
thuphuong023

Danh hiệu: Member

Nhóm:
Gia nhập: 20-07-2012(UTC)
Bài viết: 69
Đến từ: HD

Cảm ơn: 29 lần
Được cảm ơn: 27 lần trong 23 bài viết
đọc xong thấy buồn , mình cũng có con nhưng bé chưa được sống trên đời ngày nào  đã phải ra đi , không biết bé sống có phải chịu cảnh này không , chỉ biết nói là buồn
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang<12
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.