Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline PHUC MINH  
#1 Đã gửi : 03/03/2016 lúc 05:49:34(UTC)
PHUC MINH

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Nhóm: Administrators, BQT, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 04-12-2013(UTC)
Bài viết: 6.596
Man
Đến từ: Hồ Chí Minh

Thanks: 1736 times
Được cảm ơn: 3126 lần trong 2370 bài viết
Ngày 1/3, ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử được Chương trình phối hợp của Liên Hơp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và chủ nhân giải Nobel vì Hòa bình kiêm Đại sứ toàn cầu của UNAIDS về Không phân biệt đối xử bà Aung San Suu Kyi phát động từ năm 2014. Biểu tượng của ngày này là hình ảnh con bướm, tượng trưng cho sự chuyển biến để thực hiện Không còn phân biệt đối xử.

Nhân Ngày quốc tế Không phân biệt đối xử năm nay, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với UNAIDS tổ chức Hội thảo tăng cường tiếp cận công lý của người nhiễm HIV tại Việt Nam. Đến dự và chủ trì Hội thảo có TS Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, TS Kistan Schoultz, Giám đốc quốc gia UNAIDS Việt Nam. Tham dự Hội thảo có TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các đại biểu đến từ Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp, các tổ chức Phi Chính phủ và các nhóm cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS cùng nhiều phóng viên báo, đài.

chongkithi1.jpg

TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng và anh Đỗ Đăng Đông, Trưởng mạng lưới người nhiễm HIV hưởng ứng Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử

Theo BS Luật sư Trịnh Lê Trâm, có tới 48,8% người nhiễm HIV từng gặp phải sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong cuộc sống trong tổng số 480 người được hỏi tại Bạc Liêu, Lai Châu và Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Yên Bái Long An. Cũng từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy Định kiến của cộng đồng với các nhóm có nguy cơ cao và HIV còn rất nặng nề (88% lên án gái mại dâm, 83,8% lên án người tiêm chích ma túy; 71,3% coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội) là nguồn gốc tạo nên sự mặc cảm và bất hợp tác của người nhiễm đối với các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị. Đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn nặng nề như vậy nhưng đa số người nhiễm HIV không biết hoặc có nghe nói đến Luật Phòng, chống HIV/AIDS nhưng cũng chưa đọc và tìm hiểu về Luật này (66,7%). 75,9% người nhiễm HIV cho biết họ chưa từng được tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

chongkithi2.jpg

Đại diện lãnh đạo các đơn vị hưởng ứng Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử

TS Phan Thị Lan Hương, chuyên gia tư vấn độc lập báo cáo về khung luật pháp và chính sách về tiếp cận công lý cho người nhiễm HIV ở Việt Nam. Bà cho biết  nhìn chung, các quyền của người nhiễm HIV đã được pháp luật quy định.  Tuy nhiên, trong thực tế, người nhiễm HIV phải đối mặt với những khó khăn trong việc thực hiện quyền do bị kỳ thị và phân biệt đối xử. TS Hương cũng đã nêu ra những mô hình hiệu quả về trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới. Tại Mỹ, Văn phòng về Quyền dân sự (OCR), Bộ Y tế – Ban hành quy định chi tiết về các trường hợp phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và hướng dẫn khiếu nại về phân biệt đối xử trong điều trị,chăm sóc và hỗ trợ. Văn phòng Quyền dân sự có thẩm quyền giải quyết các trường hợp phân biệt đối xử trong điều trị y tế. Tại Thái Lan, Văn phòng/Vụ về Bảo vệ quyền và tự do – Bộ Tư Pháp là cơ quan đứng đầu trong việc thực hiện và kiểm soát Kế họah nhân quyền của Thái Lan trong đó có liên quan đến quyền của người nhiễm HIV. Đối với Kenya đã thành lập Tòa chuyên trách về HIV and AIDS để bảo vệ quyền liên quan đến vi phạm bí mật, tiếp cận dịch vụ y tế, và pháp luật, chính sách về phân biệt đối xử.

chongkithi3.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo được nghe những chia sẻ cảm động từ một số người nhiễm HIV. Những quyền người nhiễm thường bị tước bỏ là quyền được thừa kế, quyền được làm việc, được đến trường. Để khắc phục những hạn chế trong tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý của người nhiễm, các đại biểu có ý kiến cần tăng cường truyền thông về các dịch vụ này và quyền tiếp cận của người nhiễm đồng thời với việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương, sửa đổi một số điều trong Luật trợ giúp pháp lý, xử phạt hành chính một số trường hợp để giáo dục, làm gương.
Nguồn: http://www.vaac.gov.vn/Tin-Tuc/Detail/?userkey=Ngay-Quoc-te-Khong-phan-biet-doi-xu-1-3


UserPostedImage
NHANH CHÓNG-TRÁCH NHIỆM
AN TOÀN 99+NGUY CƠ 1=CÓ NGUY CƠ

Zalo:03.999.69.440-Vui lòng không nhắn tin, điện thoại về khuya Cám ơn!
Chú ý khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV:
-Hãy tới các TT y tế dự phòng, TT phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm máu và hướng dẫn dùng thuốc phòng chống phơi nhiễm.
-Sử dụng PEP càng sớm hiệu quả phòng chống càng cao, Sau nguy cơ quá 72 giờ dùng PEP không còn hiệu quả
thanks 1 người cảm ơn PHUC MINH cho bài viết.
Vì một thế giới không AIDS trên 14-04-2016(UTC) ngày
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.