Trách nhiệm giữ kín có nghĩa là những chi tiết mà một tổ chức y tế hoặc dịch vụ về HIV/AIDS có được về bạn phải được xem là tuyệt đối mật. Họ không có quyền tiết lộ những chi tiết này, ngoại trừ khi bạn cho phép.
Luật pháp nghiêm cấm việc nhân viên của những tổ chức này đem bất cứ chi tiết riêng nào về việc chăm sóc sức khỏe của bạn, hoặc việc bạn đến với những dịch vụ này, ra bàn thảo với những người không liên hệ bên ngoài trừ khi có sự đồng ý của bạn.
Vấn đề này không chỉ áp dụng cho bác sĩ và y tá mà còn áp dụng đối với các nhân viên xã hội, tư vấn viên,và nhân viên hành chánh. Không ai trong những người này có quyền tiết lộ cho vợ chồng, cha mẹ và con cái bạn biết về tình trạng sức khỏe của bạn nếu khơng có sự đồng ý của bạn.
Lắm lúc bạn cĩ cảm giác là có quá nhiều người biết chuyện riêng của bạn. Thí dụ, bạn phải gặp một số bác sĩ, y tá và các nhân viên khác ở bệnh viện. Ðiều này xảy ra vì nhân viên bệnh viện phải làm việc chung trong nhóm. Những thảo luận và hiểu biết liên quan đến tình trạng HIV của bạn giúp họ chăm sóc bạn đắc lực hơn.
Ðối xử phân biệt có nghĩa là có hành động bất công khi đối xử với một người hoặc một nhóm người vì lý do bệnh tật hoặc tôn giáo.Những nhân viên y tế bị xem là vi phạm luật nếu họ có hành vi đối xử phân biệt đối với bạn, phán xét hay phê phán, hoặc từ chối chăm sóc bạn vì những lý do sau đây:
- Bạn nhiễm HIV
- Bạn có khuyết tật
- Bạn thuộc phái nam
- Bạn thuộc phái nữ
- Bạn có quan hệ tình dục với người cùng phái (nam với nam hay nữ với nữ), hay bạn có quan hệ tình dục với người thuộc cả hai phái hoặc với người chuyển giới
- Bạn có quan hệ tình dục với người khác phái (nam với nữ)
- Bạn dùng ma túy
Nếu cảm thấy mình bị đối xử phân biệt hoặc bị đối xử bất công vì những lý do nêu trên hay vì những lý do nào khác, bạn có thể gọi số điện thoại 18001521 để được tư vấn miễn phí về pháp luật và y tế. Người gọi không phải trả bất cứ khoản cước nào
Tôi nên nói cho ai biết?
Ðây là câu hỏi rất khó trả lời. Bị nhiễm HIV không phải là điều xấu hổ.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều sự hiểu biết sai lạc trong công chúng, và người bị nhiễm HIV cần phải thận trọng trong việc lựa chọn người để tâm sự.
Có một qui luật chung là chỉ nên nói cho những người có trách nhiệm cần biết. Những người này có thể là:
- Bác sĩ, y tá, nha sĩ, tư vấn viên và những người chăm sóc bạn về mặt điều trị HIV;
- Những người bạn chăn gối với mình.
Nói với những người mà bạn tin cậy và những người có thể hỗ trợ bạn điều trị
Trong hầu hết mọi hoàn cảnh, bạn không cần tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho những người sau đây:
- Chủ nơi của bạn làm việc
- Bạn đồng nghiệp,
- Những người sống chung nhà với bạn,
- Bạn học hoặc
- Bạn xã giao.