Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline TheFly  
#1 Đã gửi : 14/07/2005 lúc 05:47:00(UTC)
TheFly

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 21-12-2004(UTC)
Bài viết: 85

TT - "Tôi biết, tôi hiểu hơn ai hết về tác hại của ma túy. Nhưng... tôi không cưỡng lại được. Cơn nghiện đến, chẳng còn lý lẽ nào lọt vào tai tôi nữa. Tự chân tôi cứ đi tìm thuốc, tự tay tôi cứ cầm lấy ống tiêm...” - một người nghiện đã nói với tôi như vậy. <p class="pBody">Khi những người nghiện không còn ý chí, nghị lực để chống lại ma lực thì rất cần một ngoại lực, một trái tim hỗ trợ từ phía bên ngoài... mà không ai khác hơn, gần gũi hơn là những giáo dục viên (GDV), tình nguyện viên...</p> <p class="pInterTitle">“Tương lai các bạn bắt đầu từ nơi đây...”</p> <p class="pBody">Không có gì quí hơn sự tự do, nhưng sát bên cạnh những người đang ngày đêm đau đáu nỗi mất tự do thì lại có những người đã tặng cả tự do của mình cho họ. Tôi giật mình nhận ra điều đó khi đi một vòng quanh các trung tâm cai nghiện ma túy. </p> <p class="pBody">Tôi đã phải xin ít nhất ba chữ ký trong giấy giới thiệu, trình giấy tờ hai ba lượt mới lọt được vào cổng Trung tâm Nhị Xuân. Nhưng những nhiêu khê ấy chỉ diễn ra trong lần thứ nhất để gọi là làm quen. Còn với GDV trong các đội, mỗi lần ra vào cổng của họ là một lần đi xin chữ ký, một lần trình bày lý do và nhấp nhổm nhìn đồng hồ để về trường đúng giờ. </p> <p class="pBody">“Tụi tôi chẳng lỗi lầm gì, chẳng bị ngăn cấm gì nhưng cũng như các học viên không được ra ngoài, không được hút thuốc, đi về đúng giờ...” - anh Dương Thanh Hải, GDV đội 7, Trung tâm Nhị Xuân, bảo vậy. Tất cả chỉ nhằm bảo đảm hệ số an toàn cho việc cai nghiện của học viên, ai cũng hiểu thế nên ai cũng vui vẻ chịu đựng, ăn ở trong trường, cũng giường cá nhân, thùng mì gói... Những ngày lễ tết, sau khi xét duyệt điều kiện để giải quyết cho một số học viên về phép thăm gia đình thì cũng là lúc GDV phải cấm trại 100%. Tất cả lao vào tổ chức các buổi vui chơi, liên hoan, giao lưu cho học viên và cả cho mình để nguôi nỗi nhớ nhà. </p> <p class="pBody">Anh Nguyễn Hữu Quí, đội trưởng đội 7, có một cuốn sổ ghi chép rất rõ ràng, chi tiết từng câu từng chữ mà anh đã và sẽ phát biểu trong buổi chào cờ sáng thứ hai của toàn đội. Ngoài những nhận xét công việc, sinh hoạt trong tuần, bản ghi chép nào cũng thấy lặp đi lặp lại một câu: “Các GDV chúng tôi chỉ có chưa đầy 10 người còn các bạn thì hơn 200. Tương lai của các bạn phải được làm lại ở đây, từ chính ý chí, quyết tâm và trước hết là tính kỷ luật của các bạn mỗi ngày...”. </p> <p class="pBody">Kêu gọi sự tự giác nhưng mọi giác quan của GDV vẫn phải căng lên để đón bắt từng biểu hiện bất thường trong tâm lý, hành động của học viên. Một người có tư tưởng dao động lập tức được mời lên phòng tư vấn, hỏi han, lắng nghe, giải thích cho đến khi nào tự tay ký vào nhật ký tư vấn: “Tôi đã thấy yên tâm”. Một hành vi giấu thuốc tây, thuốc lá đều phải được xử lý nghiêm khắc, có khi ngay với chính người mà các GDV đã thân thiết, tin tưởng và coi như anh em. </p> <p class="pBody">Thỉnh thoảng vẫn có những vụ trốn trường. Khi đó, những “cảnh sát điều tra” như anh Hải, anh Bình lại dầm mình cả đêm, cả ngày trong rừng tràm, cương quyết giành giật với sức hút của ma túy để cứu lấy một con người... “Có ai lại không cay đắng khi công việc của mình chẳng thu được thành quả gì cụ thể, tốt đẹp. Nên chúng tôi nhất quyết phải cứu lấy những học viên của mình”, các anh khẳng định như thế.</p> <p class="pBody">Trong những ngày sống với các học viên cai nghiện giữa núi rừng Bình Phước, các học viên nói với tôi rằng họ rất buồn khi phải xa thành phố, phải gián đoạn những kế hoạch tương lai, họ đang đếm từng ngày, từng tháng đợi ngày về. Tôi lại nghĩ đến những GDV, những cán bộ của trường, họ cũng tính thời gian làm việc của mình bằng đơn vị tháng và không hề chờ một ngày về. </p> <p class="pBody">Ai có gia đình ở thành phố, mỗi tháng được về nhà bốn ngày, những ai ở tỉnh xa thì... đến cuối năm mới tính. Tối, mấy anh rủ ra ngoài uống cà phê, tôi gật đầu mà quên mất là đang ở giữa rừng. Để đi uống một ly cà phê, mấy anh mất hơn 15 phút đi... xin chữ ký ban giám đốc và thêm 45 phút nữa để vượt hơn 30km đường giữa hai bên rừng tối như mực. Đặc quyền để phân biệt với học viên chỉ có vậy. </p> <p class="pBody">“Xa nên lâu lắm mấy anh em mới rủ nhau đi để xả stress, cứ lang thang, loanh quanh mấy con đường rừng rồi về... Đã lên đây rồi phải chấp nhận” - anh Hồng, trưởng phòng giáo dục - tư vấn Trung tâm Trọng Điểm, kể. Cũng có nghĩa là mọi cơ hội để học thêm hay để kiếm người yêu cũng xa vời vợi như thế.</p> <p class="pInterTitle">Tặng cả cuộc đời…</p> <p class="pBody"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" bordercolor="#ecf2fe" cellspacing="5" bordercolordark="#456ae1" cellpadding="4" width="200" align="right" bordercolorlight="#4792d9" border="0"> <tbody> <tr> <td valign="center" bgcolor="#cfe6f9"> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#000000">Không hẹn mà gặp, mấy anh GDV ở Trung tâm Nhị Xuân và Trung tâm Trọng Điểm cùng đưa cho tôi xem phiếu nhận lương của mình. Cả lương, cả phụ cấp cộng lại được hơn 1 triệu đồng; trừ tiền ăn, tiền công đoàn, tiền BHXH, tiền nhà tình thương... còn lại vài trăm ngàn. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#000000">“Cái khác nhau là vậy đó. Học viên thì có tiền ăn do Nhà nước cấp. GDV ăn phải tự trả tiền. Mà ở đây bốn bề tường vây thì cũng không có nhu cầu xài tiền đâu...”, mấy anh cười. Tôi không biết họ buồn hay vui.</font></font></font></p></td></tr></tbody></table>Trong Trung tâm Trọng Điểm có một khu vực đặc biệt: khu D, dành riêng cho những học viên nhiễm AIDS ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân nằm thở dốc trên giường, bệnh nhân ngồi co gập người dọc hành lang, ánh mắt lờ đờ, thân hình teo tóp... Sự sống đang dần dần rời khỏi họ, nhưng tinh thần của mỗi người thì lại ngày một đầy lên. “Nhờ các xơ, nhờ các y bác sĩ...”, bất kỳ bệnh nhân nào cũng sẵn sàng bắt đầu câu chuyện về những ngày cuối đời mình như vậy. </p> <p class="pBody">Khu D có 20 tu sĩ tình nguyện đều là y sĩ, điều dưỡng, một bác sĩ và ba y sĩ của trung tâm. Tấm lòng và sự hi sinh của họ có thể cảm được qua câu chuyện của bệnh nhân A.Q.: “Tôi khó thở, đau miệng, môi thì sưng vù, tứa máu, không thể ăn gì được. Họ đút cháo, tôi gạt ra. Thế rồi họ vẫn cứ đứng đó và khuyên nhủ. Họ nói rằng mạng sống tôi là quí, một ngày cũng quí. Tôi cần phải ăn, ăn là đưa sự sống vào người. Mọi người sẽ giúp đỡ tôi, tôi ăn cũng là giúp đỡ mọi người. Họ nói, nói mãi, tới nỗi tôi thấy ù cả tai, thấy mình không thể không vâng lời. Vâng, thì tôi ăn đây...”. Bữa nay A.Q. đã tự ngồi lên, tự xúc cơm ăn được. </p> <p class="pBody">Hiệu quả công việc của những tình nguyện viên có thể đọc rõ qua bệnh án của T.: từ những triệu chứng rất quen thuộc trong những ngày cuối cùng của bệnh AIDS như nấm lưỡi, hạch mủ, zona, sốt, khó thở... mà bây giờ T. đã dần hồi phục, đã có thể ngồi rành rọt kể chuyện của mình cho khách lạ. Trong bệnh án của T. còn ghi nhận ba lần chuyển viện xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong cơn nguy kịch và một trang do tự tay T. ghi khi đã không còn hi vọng: “Tôi xin không được chuyển viện. Tôi tình nguyện ở lại Trung tâm Trọng Điểm, đồng ý với sự chăm sóc của các y bác sĩ trong trung tâm, kể cả trong trường hợp xấu nhất...”. </p> <p class="pBody">Buổi chiều đến khu D, tôi được chứng kiến cảnh các tu sĩ chia nhau người nấu cơm, người đút cháo, người xoa lưng cho bệnh nhân bằng bàn tay trần. Ngoài sân, một tu sĩ khác ngồi tỉ mẩn dạy bệnh nhân xâu hạt cườm... Họ đã nguyện dâng cuộc đời mình cho việc xoa dịu những nỗi đau của con người và làm việc đó với tất cả tâm lực: đấu tranh cắt bỏ song sắt ô vuông trước cửa các phòng bệnh, bù thêm tiền để đổi loại gạo ngon hơn cho bệnh nhân, tự tay chọn món, nấu ăn, làm yaourt, tự tay đút cho người bệnh từng viên thuốc, thìa cháo... </p> <p class="pBody">Tu sĩ Tố Nga kể mãi về những xót xa khi theo nguyên tắc, bệnh xá phải trả bệnh nhân về đội một khi đã được chữa trị hồi phục, nuôi dưỡng béo khỏe, để rồi sau đó ít lâu lại thấy họ được chuyển trở lại với tình trạng cũ... “Biết làm sao được, đã mắc bệnh này kể như ngọn đèn trước gió. Có bình phong che chắn kỹ càng thì còn lửa cháy, bỏ bình phong ra thì...”. Cả tập thể y bác sĩ đang ngày đêm mong chờ một hành lang pháp lý để khu D được công nhận là một bệnh viện điều trị AIDS, mà lợi ích trước nhất là tránh được cho bệnh nhân những chuyến xe cấp cứu xuyên rừng hàng trăm kilômet chỉ vì thiếu một thủ tục pháp lý...</p> <p class="pBody">Tình nguyện làm bình phong che ngọn lửa cho bệnh nhân AIDS cũng có nghĩa là đón gió tạt ngay vào chính mình. Thầy Hiền đã bị rách ngón tay, chảy máu khi đang nhổ răng cho bệnh nhân; y sĩ Thịnh bị kim đâm vào tay; anh Hồng tươm máu cùng học viên khi lao động; anh Túc ngã chảy máu chân khi rượt bắt một học viên bỏ trốn... </p> <p class="pBody">Đã có nhiều GDV, tình nguyện viên bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ với học viên và đã chuyển bệnh AIDS, có người đang trong giai đoạn ủ bệnh, có người đã chết. Xét nghiệm, uống thuốc, phản ứng thuốc, sốt cao, sụt cân, căng thẳng... nhưng câu chuyện của các anh, các chị kể về những nguy hiểm sát cạnh mình nghe cứ nhẹ như không, chẳng hề có ý định bỏ cuộc. “Đã làm nghề này, đã lên đây rồi phải chấp nhận...”, tôi lại nghe nhắc lại câu nói ấy, tấm bình phong mỏng manh của chính những người đang lấy mình ra làm bình phong.</p> <p class="pBody">Bệnh AIDS chưa thể chữa lành. Cùng với khu D, Trung tâm Trọng Điểm đang xây dựng một... lò thiêu. Nhiều bệnh nhân mà tôi trò chuyện đã biết rằng có một cuộc sống khác, khác rất nhiều với cuộc đời họ đã sống. “Ở đây chúng tôi như được sinh ra lần thứ hai, nhưng lại không sống thêm một lần nữa được…”, họ tiếc, họ xót. </p> <p class="pBody">Rời khỏi khu D, rời khỏi các trung tâm cai nghiện, tôi cứ miên man nghĩ mãi về những sự lựa chọn, những cách mà người ta sử dụng cuộc đời mình. Có những lựa chọn khác nhau đến trái ngược và có những trái ngược lại được đặt sát cạnh nhau đến thế.</p> <p class="pAuthor">PHẠM VŨ</p>
Quảng cáo
Offline congtu_dangyeu259  
#2 Đã gửi : 03/09/2005 lúc 09:22:54(UTC)
congtu_dangyeu259

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC)
Bài viết: 2.261
Man
Đến từ: Thanh hóa

Thanks: 101 times
Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết
Ai cũng vậy thôi biết rằng lao vào matuy là vào chổ chết nhưng mọi nguời vẫn lao vàovì cái gì? ma lực của nó ghê gớm vậy sao? tôi đả gặp và trực tiếp bằng nhân vật sống là tôi vẫn biết là thế vẫn lao vào là thế vì gì? vì cảm giác lơ lửng giả tạo của nó tạo ra? hay vì gặp chuyện gì đó khó khăn trong cuộc sống này? những nguời nào coi nó như kẻ thù và căm hận nó vì đả cuớp hết mọi thứ của mình thì mới có thể vuợt qua đuợc nỗi ám ảnh của sự đê mê đó.
Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.