Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline daretofail  
#1 Đã gửi : 20/06/2005 lúc 09:44:08(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Alan Cantwell là một chuyên gia về bệnh da liễu và là một nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực ung thư và sinh vật học về AIDS. Ông tốt nghiệp trường y khoa New York và nghiên cứu về da liễu ở bệnh viện Quản trị các cựu binh ở Long Beach, California. Tiến sĩ Cantwell là tác giả của hơn 30 bài báo đã công bố về ung thư, AIDS và các bệnh miễn dịch khác, đã được đăng trong các tạp san y học chuyên sâu hàng đầu thế giới và ở Mỹ. Ông là tác giả của những cuốn sách : AIDS - Sự bí ẩn và giải pháp; AIDS và các bác sĩ thần chết ; Cuộc truy tìm nguồn gốc bệnh AIDS; Vi khuẩn ung thu. Tiến sĩ Cantwell sinh năm 1934 ở thành phố New York, giờ đây ông đang sống ở Los Angeles.

 


Sửa bởi quản trị viên 07/08/2009 lúc 09:11:01(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Quảng cáo
Offline daretofail  
#2 Đã gửi : 20/06/2005 lúc 09:46:49(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

1. Nạn diệt chủng

 

Đôi khi tôi ước gì có thể trở lại cái thời mà tôi không biết tí gì về nguồn gốc của AIDS do con người tạo ra. Trước khi có nạn dịch này, tôi lạc quan và hy vọng hơn về tương lai. Tôi đã tin vào nững lý tưởng cao quý nhất của y học, và tôi tin cậy các đồng nghiệp của mình làm điều đúng đắn. Tôi đã không Bao giờ nghĩ rằng những kẻ đồng tính như tôi có thể là mục tiêu của cái chết trong một cuộc tàn sát kiểu phát xít Đức, trong cuộc giết người hàng loạt kiểu mới với những vũ khí sinh học do con người tạo ra. Nhưng cái thời giản đơn đã qua đó là sự viễn vông của một quá khứ không bao giờ trở lại.

Giờ đây toi nghiêm túc hơn, hướng nội hơn. Giữa nhiều cái chết của bạn bè và những người tôi yêu, tôi tranh đấu để phát hiện ý nghĩa của cuộc sống trong một thế giới đã trở nên điên rồ. Tôi cố gắng cắt nghĩa cuộc tàn sát sinh học mới – và chương trình hủy diệt chủng bí mật với bản chất thực độc ác, mà ngay cả Chúa cũng dường như bất lực sau khi nó xuất hiện.

Cuộc thử nghiệm sinh học AIDS là tái diễn những sự khủng khiếp trong y học của bọn phát xít Đức, nhưng ít người nhận ra rằng một cuộc tàn sát khác do con người tạo ra đang diễn ra trước mắt chúng ta.

Những người đồng tính Đức, cùng với những người Do Thái, là những nạn nhân đầu tiên của Hít le. Một nửa thế kỷ sau, những người đồng tính và những “kẻ kong được mong muốn” khác, một lần nữa lại là mục tiêu của cuộc tàn sát.

Trong vài năm, tôi đã thấy rõ âm mưu diệt chủng chống lại những người đồng tính. Khi tôi quan sát thấy quá nhiều người đàn ông đồng tính chết bởi những cái chết đau đớn từ từ, tôi vẫn hoàn toàn không ý thức được rằn họ đang bị giết một cách có hệ thống, y như hàng triệu người bị bọn Quốc xã Đức hủy diệt.

Đầu tiên, người ta gọi những người đồng tính là các nạn nhân – từ này hình như thích hợp cho những người không may bị mắc phải một loại vi rút bí ẩn chết người đến từ châu Phi. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó người ta thấy việc gọi họ là “các nạn nhân” là không đúng về mặt chính trị. Người ta muốn gọi họ là “PWAs”, nghĩa là “những người có AIDS” (persons with AIDS) hơn. Điều mỉa may đáng buồn là chính những người đàn ông đồng tính lại chọn tên gọi này, vì họ tin rằng nhãn hiệu nạn nhân có hàm ý quá tiêu cực, và cản trở cuộc đấu tranh của họ nhằm chữa trị mình với những ý nghĩ tích cực. Dẫu sao thì vẫn đúng về mặt chính trị khi gọi một số người có AIDS là các nạn nhân, đặc biệt nếu đó là những người tính dục khác giới hay là những cháu bé “vô tội” có AIDS do truyền máu.

Những người đồng tính ít khi được coi là vô tội, người ta dễ dàng tin rằng những người đồng tính đang chết vì lối sóng chung chạ bừa bãi và tội lỗi của họ, hơn là tin rằng họ bị giết bằng công nghệ sinh học gen mới.

Giống như những người Do Thái ở nước Đức phát xít, những người đồng tính ở Mỹ nhanh chóng trở thành nạn nhân của bộ máy tuyên truyền của chính phủ. Thật là đơn giản đổ lỗi cho việc lan truyền bệnh dịch mới là do quan hệ tình dục qua dường hậu môn và sử dụng các loại ma túy nhân tạo. Mọi người chấp nhận ý tưởng là những đồng tính đã hành động cuồng loạn trong những năm 1970 và giờ đây họ đang phải trả giá cho sự truỵ lạc của mình bằng cách bị nhiễm một loại vi rút đến từ châu Phi được đưa vào các khu dân đồng tính một cách bí ẩn.

Vào tháng 4 năm 1984, tiến sĩ Robert Gallo chính thức công bố phát hiện của ông về vi rút HIV cho giới khoa học biết. Nhà nghiên cứu AIDS hàng đầu hanh nhảu giải thích rằng loại vi rút mới đó bắt nguòn từ châu Phi. Có lẽ loại vi rút lạ này đã ở đó nhiều thập kỷ, hay nhiều thế kỷ, thậm chí hàng ngàn năm. Không ai có thể biết chắc nó đã ẩn núp ở châu Phi bao lâu. Gallo và các chuyên gia vi rút hàng đầu khác khẳng định rằng loại vi rút đó bắt nguồn từ loài khỉ xanh châu Phi. Trong một tai biến bất thường của tự nhiên, loại vi rút bắt nguồn từ loài khỉ xanh đó nhiễm sang hàng triệu người da đen châu Phi.

Thế thì AIDS đã đến châu Mỹ như thế nào ? Các chuyên gia về AIDS đưa ra giả thuyết là những người Haiti làm việc ở châu Phi đã mang vi rút trở về Haiti. Những người đàn ông đồng tính ở Manhattan chung chạ bừa bãi trong khi đi nghỉ ở cảng Hoàng tử đã có hành động tình dục qua đường hậu môn với những người đàn ông Haiti và mang vi rút châu Phi đó trở về thành phố New York.

Các tiến sĩ y khoa sẵn sàng thừa nhận nguồn gốc châu Phi của AIDS, và các quan chức về AIDS của chính phủ thì đảm bảo rằng giới truyền thông sẽ nhắc đi nhắc lại câu chuyện đó cho tới khi nó trở thành sự thực đáng tin. Không ai nghi vấn về câu chuyện chính thức của tiến sĩ Gallo.

Khi nhìn lại những năm đầu của bệnh dịch này, tôi thấy thật dễ lừa bịp những người đồng tính, các bác sĩ, giới trí thức và truyền thông đại chúng. Các chuyên gia vi rút hàng đầu của chính phủ đều nhất trí với nhau về nguồn gốc châu Phi của AIDS và thuyết khỉ xanh. Người ta không để ý đến số hiếm hoi các nhà khoa học nghi ngờ câu chuyện đó.

Nhưng điều may mắn nhất là câu chuyện khỉ xanh từ hàng chục năm vẫn chỉ là lý thuyết chứ không trở thành sự thật. Tuy nhiên, tranh cãi lại câu chuyện về loài khỉ này là điều cực kỳ khó khăn. Các chuyên gia vi rút sử dụng biệt ngữ khoa học và ngôn ngữ kỹ thuật để biện minh cho những điều họ tin tưởng. Kết quả là ít người ngoại đạo khoa vi rút học có thể hiểu các lý lẽ khoa học làm cơ sở cho thuyết khỉ xanh về AIDS.

Đầu tiên, tiến sĩ Gallo đặt tên cho vi rút HIV của mình là “vi rút tế bào T bệnh bạch cầu lymphô”. Tuy nhiên, các chuyên gia vi rút muốn cam đoan với công chúng rằng bệnh mới của người đồng tính không có liên quan gì đến ung thư. Và bệnh bạch cầu cũng như u lymphô là những dạng ung thư. AIDS rõ ràng là bệnh truyền nhiễm và giới thẩm quyền về ung thư luôn luôn khẳng định rằng ung thư không lây. Vì những lý do đó, người ta đã mau chóng đặt lại tên cho vi rút HIV là “vi rút 3 nuôi bạch huyết tế bào T của người” (HTLV-3), như vậy che lấp nguồn gốc của nó từ một vi rút ung thư. Sau vài năm được một uỷ ban các nhà vi sinh vật học nghiên cứu, vi rút HTLV-3 được phân loại và đặt tên lại lần cuối cùng. Vi rút khỉ ban đầu được đưa ra khỏi “họ động vật” của các vi rút. Nó được đặt tên lại là “vi rút gây suy giảm miễn dịch người”, hay vắn tắt là HIV.

Các nhà dịch tễ học của chính phủ (các thầy thuốc và những nhà chuyên môn khác được đào tạo trong các ngành bệnh dịch) đều “tán thành” với cách phân loại và gọi tên của các chuyên gia vi rút. Các nhà dịch tễ học thoạt tiên đã phát hiện những trường hợp “bệnh dịch của người đồng tính” trong khu vực dân đồng tính ở New York, Los Angeles và San Francisco. Một số người đàn ông mắc bệnh có nững khối u, ung thư da màu tím y như các u ác tính trên da thường thấy ở những người da đen ở Trung Phi. Mối liên hệ như vậy giữa u ác tính trên da của người đồng tính và u ác tính trên da của người châu Phi được giải thích như là chứng cớ nữa cho rằng căn bệnh mới của người đồng tính đến từ châu Phi.

Nguồn gốc châu Phi của AIDS ở Mỹ được giới y học và quảng đại công chúng sẵn sàng chấp nhận. Ai có thể tranh cãi với các “sự thực” do các chuyên gia vi rút và dịch tễ học hàng đầu về AIDS của chính phủ đưa ra ? Như vậy, các “sự thực” về thuyết khỉ xanh đã được công nhận.

Tôi không bao giờ tin vào quan niệm cho rằng thuyết khỉ xanh là mang tính kỳ thị và phân biệt chủng tộc.

Một số ít các bạn đồng tính của tôi cũng không bao giờ tin câu chuyện đó của chính  phủ Mỹ. Họ cưowng quyết cho rằng AIDS là một âm mưu của chính  phủ Mỹ nhằm loại trừ dân đồng tính. Tôi đã từng nghĩ quan niệm đó là chứng hoang tưởng.

Đầu những năm 1980, những người đồng tính nam và đồng tính nữ đã trở thành một thiểu số chính trị ngày càng mạnh và có tính chiến đấu. Những người bạn hoang tưởng của tôi không tin rằng việc AIDS xuất hiện đầu tiên vào lúc những người đồng tính đòi quyền công dân chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Các nhóm chính trị, đặc biệt là các nhóm Cơ đốc giáo chính thống cánh hữu kiên quyết dập tắt cuộc nổi dậy của những người đồng tính. Nhiều người Mỹ mong ước những người đồng tính sẽ quay trở về chổ khuất, một số người thậm chí muốn họ sẽ biến mất vĩnh viễn. Các bạn tôi biện luận rằng AIDS là một phương cách hoàn hảo để chính phủ giết sạch bọn “đàn ông đồng tính”.

Tôi không để ý gì đến những điều ầm ỷ về nạn diệt chủng bí mật giới đồng tính. Là một thầy thuốc và một nhà nghiên cứu ung thư, trong đầu tôi không hề có ý tưởng cho rằng AIDS là một âm mưu chống lại những người đồng tính. Các thực tiễn khoa học là rõ ràng, hoặc là tôi đã nghĩ vậy. Vi rút HIV đươc phát hiện năm 1984; và ca AIDS đầu tiên xuất hiện năm 1979. Làm thế nào mà những người đồng tính có thể bị nhiễm một cách có dụng ý loại vi rút mà chưa được biết vào năm 1979 ? Ý tưởng đó thật là ngu ngốc.

Mùa hè năm 1986, lô gích của tôi bị thách thức khi tôi gặp tiến sĩ Robert Strecker. Người ta đồn rằng ông đang báo cho mọi người biết rằng AIDS là một căn bệnh do con người tạo ra bằng một vi rút công nghệ gen. Thật là không tin được một thầy thuốc lại tung ra tin rồ dại đó. Tuy nhiên, ý tưởng đó cũng kích động tôi và tôi tò mò đến gặp ông ta.

Strecker có những chứng chỉ không chê vào đâu được. Ông đã từng là bác sĩ nội trú thực tập ở Los Angeles, có bằng tiến sĩ dược học, và cũng được đào tạo về bệnh lý học. Tôi thấy ông là một người thông minh, hiểu biết, và hoàn toàn biết rõ các sách báo y học và khoa học về AIDS. Với lô gích và chứng cớ hỗ trợ cho tư tưởng và lý thuyết của mình, các phân tích của Strecker chứng minh AIDS như một cuộc chiến tranh sinh học khiến ta rùng mình. Và lý lẽ của ông về nguồn gốc của AIDS dễ hiểu hơn là kịch bản khỉ xanh của Chính phủ Mỹ.

Lần gặp đầu tiên, tôi hỏi ông tại sao các bạn đồng tính của tôi đang chết nhiều như vậy. Tại sao vi rút HIV lại xâm nhập vào giới đồng tính ?

- “Thật đơn giản, người ta đưa nó vào đấy”, Strecker nói.

- “Ông định nói sao ? Tại sao họ có thể làm như vậy ?”, tôi hỏi lại.

- “Những người đồng tính đã bị AIDS trong các cuộc thử nghiệm vắc xin viêm gan B từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. An hãy thử tự đi mà kiểm tra và anh sẽ thấy đó là thật

- “Thế còn AIDS ở châu Phi ?

Strecker khẳng định rằng AIDS ở châu Phi là kết quả của chương trình vắc xin diệt bệnh đậu mùa do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành trong những năm 1970.

Những lời buộc tội của Strecker thực đáng sửng sốt. Có phải AIDS đã được đưa vào dân đồng tính trong cuộc thử nghiệm vắc xin viêm gan B một cách có chủ đích ? Có phải mối liên hệ giữa cuộc thử nghiệm ở dân đồng tính và “bệnh dịch của người đồng tính” đã bị che giấu ? Có phải những người đàn ông đồng tính là nạn nhân của một âm mưu ma quỷ của các nà khoa học cấp nhà nước nhằm chống lại họ ?

Đầu óc tôi quay cuồng. Tôi tức giận, tuyệt vọng và kinh hãi về những hàm ý trong các ý kiến của tiến sĩ Strecker.

Tôi lờ mờ nhớ lại cuộc thử nghiệm vắc xin viêm gan B mà người ta sử dụng những người đồng tính như những con chuột thí nghiệm ở thành phố New York, San Francisco và Los Angeles. Nhưng tôi hoàn toàn không biết gì về nững chi tiết và kết quả của cuộc thử nghiệm đó.

Quan niệm rằng AIDS là một hoạt động diệt chủng lén lút chống lại những người đồng tính là không chấp nhận được, quá đau đớn đến mức không thể nào điều tra, quá ghê tởm đến mức không thể tin là thật. Nhưng tôi không thể bỏ qua những lời tố cáo của tiến sĩ Strecker. Là một thầy thuốc, là một nhà khoa học, là một người đồng tính tôi phải bóc trần sự thật. Không biết thì không thể tha thứ được.

Tôi đã quyết tâm chứng minh rằng tiến sĩ Strecker sai, nhưng không thể làm được. Sau nhiều tuần lễ đọc, nghiên cứu và kết nối các báo cáo đã công bố có trong thư viện y học, tôi đã bị thuyết phục rằng ông ta đúng. Niềm tin của tiến sĩ Strecker cho rằng AIDS do con người tạo ra là lời giải thích khả dĩ nhất về nguồn gốc của AIDS. Nghiên cứu của tôi chỉ rõ rằng AIDS ở Mỹ có gốc rễ của nó, không phải ở châu Phi, mà ở những thành phố có dân đồng tính đã bị tiêm trong một cuộc thử nghiệm chết người.

Những người đồng tính không bao giờ nhận ra rằng họ là nạn nhân của một âm mưu y sinh học bí mật nhằm chống lại họ. Họ dễ dàng chấp nhận quan niệm của những người có thẩm quyền y học rằng người đồng tính đã bị AIDS vì lối sống chung chạ bừa bãi và truỵ lạc của họ.

Khi nghiên cứu ở thư viện, tôi đã gặp vài báo cáo gợi ra mối liên hệ giữa thử nghiệm vắc xin viêm gan và sự bùng phát của các ca AIDS ở New York, San Francisco và Los Angeles. Tuy nhiên, các chuyên gia về AIDS đã mau chóng dập tắt các mối liên hệ đó, coi như là không thật và gượng gạo. Từ đó về sau, các báo cáo về sự liên kết giữa cuộc thử nghiệm người đồng tính và AIDS không còn xuất hiện trong sách báo y học nữa.

Năm 1998, cuốn sách của tôi AIDS và các bác sĩ thần chết : Cuộc điều tra về nguồn gốc bệnh dịch AIDS được xuất bản. Cuốn sách là các kết quả của hai năm nghiên cứu về thuyết con người tạo ra AIDS.

Phản ứng lại ấn phẩm đó thật kỳ lạ. Tôi cho rằng cuốn sách sẽ gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi, nhưng có rất ít giới truyền thông quan tâm đến ý kiến cho rằng AIDS là một cuộc thử nghiệm sinh học lén lút với loại vi rút được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Cả giới y học và khoa học hoàn toàn quên đi cuốn sách đó.

Mặc dầu vậy, tôi tin rằng những cái chết hàng loạt của những người đồng tính Mỹ không phải là tai biến của tự nhiên. Trong thế kỷ 20, nhiều chính phủ trên thế giới đã thành công trong việc hoàn chỉnh các chương trình diệt chủng có hiệu quả phi thường hủy diệt hàng triệu người “không được mong muốn”. Chương trình đó một lần nữa lại xảy ra. Tôi tin chắc điều này.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#3 Đã gửi : 30/06/2005 lúc 03:06:52(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

2. Cuộc thử nghiệm với người đồng tính

 

AIDS có phải là một chương trình diệt chủng lén lút không ? Những người đồng tính Mỹ có phải là nạn nhân của một chương trình tiêu diệt do chính phủ bảo trợ, giống như chương trình của bọn phát xít hay không ?

Bằng cách nào mà người ta đã thành công trong việc tàn sát phần lớn dân Do Thái ở châu Âu ? Quyết định tiêu diệt dân Do Thái ở châu Âu đã được bí mật ra lệnh ở cấp cao nhất của chính phủ Đức lúc bấy giờ. Thông qua phương tiện tuyên truyền tinh vi, sự kháng cự tự nhiên của công chúng đối với nạn diệt chủng đã bị vô hiệu hóa, cho nên các cuộc giết người hàng loạt đã được tiến hành mà không bị cản trở.

Trong cuốn Tâm lý diệt chủng, Robert Jay Lipton và Eric Markusen đã nghiên cứu các cơ chế tâm lý trong sự tàn bạo của bọn phát xít. “Cuộc diệt chủng cần có những kẻ chuyên nghiệp được đào tạo kỹ càng. Chúng cần thiết cho công nghệ đó, tổ chức đó và cơ sở hợp lẽ của nó. Trong trường hợp bọn phát xít, tất cả các tầng lớp – các thầy thuốc, nhà khoa học, kỹ sư, lãnh đạo quân sự, luật sư, giáo sĩ, giáo sư đại học và giáo viên phổ thông - đều được động viên một cách có hiệu quả vào đề án theo hệ tư tưởng đó”. Các tác giả nói thêm : “Một quốc gia muốn tiến hành cuộc diệt chủng phải tạo ra những tổ chức mới và thay đổi các tổ chức hiện có”.

Bọn thủ phạm phát xít là những tên đã được lựa chọn cẩn thận từ những kẻ chỉ biết vâng lời và trung thành. Những người Do Thái sẽ không bao giờ nhận ra rằng bọn phát xít Đức nghiêm túc thừa nhận đã tiêu diệt tất cả dân Do Thái như những kẻ thù của chế độ Quốc xã. Người Do Thái có tâm lý muốn chối bỏ ý nghĩ không thể hiểu được là mỗi người trong bọn họ đã bị buộc phải chết.

Đối với những người đủ mẫn cảm để nhận ra được điều này, thì những cái chết hàng loạt vì AIDS của người đồng tính tương tự như những cái chết hàng loạt của người Do Thái trong cuộc tàn sát của bọn Quốc xã. Các nhà khoa học đổ lỗi cho các con khỉ xanh và dân da đen châu Phi, công chúng thì đổ lỗi cho lối sống của người đồng tính, còn dân đồng tính thì tự đổ lỗi cho nhau và chính phủ Mỹ thì ít có hành động nào để ngăn số người đồng tính chết vì AIDS đang mỗi ngày một tăng. Trong nhiệm kỳ đầu làm tổng thống, Ronald Reagan chưa từng một lần nhắc đến AIDS giữa công chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Adofl Hitler, bọn Quốc xã, trong chương trìnhd diệt chủng của chúng, đầu tiên đã tìm sự hợp tác của các thầy thuốc Đức. Khoảng một nửa trong số họ là thành viên của đảng Quốc xã. Các bác sĩ đó là các nhà kiến trúc và thủ phạm tạo ra Chương trình “T-4” – cái chết cưỡng bức êm ái - trước chiến tranh của Hitler, dẫn tới cái chết của một trăm ngàn người Đức tàn tật về thể chất và tâm thần, nhằm “thanh lọc” dân Đức.

Sau đó, Hitler tìm kiếm sự ủng hộ của quần chúng đối với sứ mệnh của hắn. Các cuộc tập hợp chính trị đã được biến thành những cảnh tượng tập hợp công chúng đông đảo chưa từng thấy từ thời La Mã cổ đại. Những người Đức đã bị thôi miên để tin rằng họ là một dân tộc nửa thần thánh. Những người không dễ bị ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền về chủng tộc siêu việt thì bị nói cạnh khóe, gây chuyện, đe dọa, ép buộc, tống giam và cuối cùng bị thủ tiêu. Làm như vậy, Hitler đã lôi kéo nhân dân vào một cơn cuồng loạn giết người hàng loạt chống lại các kẻ thù của họ - những kẻ thù thực và tưởng tượng.

Như họ đã từng bị gán tội trong hai ngàn năm, những người Do Thái lại bị gọi là những kẻ giết Chúa Giêsu. Họ là những người cộng sản quyết tâm phá hoại dân tộc Đức, bỏ tiền cho bọn ăn bám hút máu nhân dân Đức. Dân Do Thái là khối u ung thư cần phải cắt bỏ khỏi nước Đức bệnh tật. Dân Do Thái là vi trùng phải thanh lọc khỏi cơ thể nước Đức.

Sứ mệnh của Hitler là loại bỏ dân Do Thái khỏi nước Đức, là trở thành vị cứu tinh. Trong cuốn sách Cuộc chiến đấu của tôi, hắn viết : “Dân Do Thái ngày nay là là kẻ kích động lớn nhất cho sự phá hoại oàn toàn nước Đức”. Hắn không muốn thấy nước Đức trở thành nạn nhân của “học thuyết mác xít kiểu Do Thái”. Theo quan điểm của hắn, nước Đức chỉ có thể thoát khỏi sự đe dọa của Cộng sản – Do Thái – Nga bằng cách trở thành một cộng đồng những người thống nhất về thể chất và tinh thần. Trong cộng đồng đó, người Do Thái, với cung cách ngoại lai, với tôn giáo và chủng tộc riêng, sẽ không có chổ đứng. Hắn kết luận “Tôi tin rằng tôi đang hành động phù hơp với ý chí của Đấng tạo hóa vạn năng, bằng cách bảo vệ mình chống lại bọn Do Thái, tôi đang chiến đấu cho công việc của Chúa”.

Cùng với những người Do Thái, cá kẻ thù khác cũng phải bị tiêu diệt : dân Gypxi, những người đồng tính, mại dâm, nghiện rượu, bọn ăn anh, bọn lêu lỗng, nhân chứng Giêhôva (Thàng viên của một tổ chức tôn giáo tin rằng ngày tận thế đã đến gần và mọi người sẽ bị sa xuống địa ngục trừ các thành viên của tổ chức đó - ND), hội viên hội Tam Điểm, các phần tử tội phạm và các cá nhân lệch lạc về mặt di truyền và chính trị làm vẩn đục sự thuần khiết của chế độ Quốc xã.

Trong những năm 1970, rất nhiều những người đàn ông đồng tính da trắng bộc lộ khuynh hướng tình dục một cách công khai. Bọn cuồng tín, phân biệt chủng tộc và bọn cực đoan da trắng phản ứng lại bằng cách liệt thêm “Bọn đàn ông đồng tính” vào hàng đầu danh sách những người mà chúng căm thù. Khi cuộc thử nghiệm viêm gan B bắt đầu năm 1978, những người đàn ông đồng tính có lẽ là thiểu số bị căm thù nhất ở Mỹ, bị khinh miệt hơn dân da đen và Do Thái.

Một thầy thuốc đồng tính da đen một lần đã bảo tôi rằng những người đàn ông đồng tính da trắng không hiểu hết những hậu quả chính trị và xã hội của việc công khai mình là người đồng tính. Khi những người da trắng tự nhận họ là đồng tính, họ đã mất mọi quyền lợi và sự bảo vệ đối với những người đàn ông da trắng có tính dục khác giới trong xã hội Mỹ. Người bác sĩ đó tin rằng bằng cách công khai từ bỏ tính dục khác giới, những đồng tính nam đã đặt họ vào một tình huống nguy hiểm. Ông dự đoán chính phủ sẽ đối xử tồi tệ với những người đàn ông đồng tính. Cẳng mấy chốc, những người đàn ông đồng tính sẽ biết thế nào là một người da đen ở Mỹ. Ông nghĩ, thậm chí còn tồi tệ hơn đối với các đồng tính nam, vì mọi người trong xã hội, kể cả người da đen và người Do Thái, đều căm ghét giới đồng tính nam.

Khi các cánh cửa bí mật được mở, Chính phủ Mỹ giật mình vì sức mạnh chính trị và những đòi hỏi xã hội của phong trào nhân quyền mới của các đồng tính nam và đồng tính nữ. Sau nhiều thế kỷ bị áp bức, hàng ngàn người đồng tính đang trở nên yên tâm hơn về bản năng giới tính của họ. Họ cảm thấy họ là những con người cũng tốt như ai, họ uốn bình đẳng với những người có tính dục khác giới. Nhiều người Mỹ tính dục bình thường không thích bản năng giới tính trơ trẽn của cái giống đồng tính mới ấy. Yêu cầu cải cách xã hội của những người  đồng tính nam và đồng tính nữ đã đặc biệt gây tức giận giới tôn giáo cánh hữu.

Trong một thế kỷ, những người  đồng tính đã bị phân loại sai lầm như những kẻ rối loạn tâm lý. Dưới áp lực của những nhà hoạt động của giới đồng tính, Hội Tâm thần học Mỹ cuối cùng cũng đã loại những người  đồng tính ra khỏi danh sách hững người ị bệnh tâm thần vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới vẫn phân loại đồng tính luyến ái như một bệnh tâm thần.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#4 Đã gửi : 18/07/2005 lúc 04:48:28(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Chẳng bao lâu sau khi tình trạng tâm thần của họ được phân loại, những người đồng tính Mỹ phải đối đầu với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Giờ đây sức khỏe của những người ông đồng tính được giới thẩm quyền y học lưu ý. Theo thống kê y tế của các nhà dịch tễ học cấp nhà nước, cộng đồng đồng tính bị nhiễm bệnh hoa liễu, mức nhiễm đáng sửng sốt nhất là viêm gan B.

Chính các bác sĩ Quốc xã là những người đầu tiên chứng tỏ rằng viêm gan là bệnh truyền nhiễm. Trong các thử nghiệm của họ, các thầy thuốc bắt các tù nhân trong trại tập trung ăn chất tạo ra từ dạ dày của những người đã bị vàng da vì bệnh gan. Khi các tù nhân sau đó bị ốm với chứng vàng da, các bác sĩ xác định rằng viêm gan có nhiều khả năng nhất gây ra bởi một nhân tố lây nhiễm, có lẽ là một loại vi rút.

Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, hàng ngàn lính Mỹ tình cờ bị nhiễm viêm gan sau khi bị buộc tiêm chủng vác-xin. Lý do của dịch viêm gan được truy ra là từ các lo vác-xin sốt vàng da bị ô nhiễm. Vác-xin đó một phần được chế tạo từ huyết thanh người bị nhiễm tác nhân truyền viêm gan. Sau khi tiêm vác-xin sốt vàng da, những người lính bị nhiễm viêm gan trong huyết thanh.

Khi chứng minh rằng viêm gan B cũng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, người ta phát hiện ra rằng một nửa số người đồng tính đã bị nhiễm vi rút viêm gan B. Các nhà dịch tể học xác định rằng những người đàn ông đồng tính là một mối đe dọa tiềm tàng về sức khỏe công chúng, không chỉ đối với họ mà cho cả cộng đồng.

Trong nững năm 1970, cách sống chung chạ bừa bãi lan tràn không chỉ trong giới đồng tính mà cả trong những người có tính dục khác giới. Việc các thầy thuốc đồng tính nói về các bệnh "đặc biệt" có thể lây nhiễm cho giới khách hàng đồng tính của họ đã trở thành mốt.

Từ chuyên môn thời thượng là "tình dục đường hậu môn". Nó dường như liên quan đến nhiễm bệnh hoa liễu thường thấy ở dân đồng tính nam : lậu, giang mai, herpes, mụn cóc, ký sinh đường ruột, và đặc biệt là viêm gan. Các bệnh mới như "hội chứng ruột của người đồng tính nam" bắt đầu xuất hiện trong sách báo y học. Một triết lý mới được phổ biến nhấn mạnh rằng các nu cầu về y tế của người đồng tính nam khác với những người tính dục khác giới. Kết cục là các thủ lĩnh cộng đồng đồng tính gây áp lực với chính phủ Mỹ đòi chăm sóc y tế tốt hơn cho những người đồng tính.

Vì thái độ mới về y tế như thế, đông đảo những người đồng tính hoạt động tình nguyện có tinh thần công dân và lo lắng về sức khỏe đã thử loại vác-xin mới với hy vọng tiêu diệt bệnh viêm gan B trong giới đồng tính.

Công việc chuẩn bị cơ bản cho cuộc thử nghiệm bắt đầu từ năm 1970, khi dự án Y tế cho những người đàn ông đồng tính ở Manhattan cung cấp các mẫu máu để thử nghiệm viêm gan B ở trung tâm Máu thành phố NewYork. Các kết quả thật đáng kinh ngạc ! Cứ một trong hai mẫu máu của đồng tính nam là dương tính. Ngược lại, chỉ 5% mẫu máu của những người ính dục khác giới là dương tính.

Được phát triển tại Viện Merck nghiên cứu trị liệu ở West Point, Pensylvania, vác-xin thử nghiệm thô được thử nghiệm trên các con tinh tinh, loài động vật duy nhất bị nhiễm vi rút viêm gan B của người, sau này vác-xin được thử trên một nhóm nhỏ các trẻ em thiểu năng.

Khi vác-xin thử nghiệm đã sẵn sàng để thử rộng rãi hơn đối với con người, vài "nhóm nguy cơ cao" đã được xem xét. Đó là những người đồng tính nam, những người nghiện ma tuý, những người trưởng thành bị thiểu năng trí tuệ, những người Mỹ gốc Hoa, các thổ dân vùng Alaska, cùng các bệnh nhân và cán bộ y tế của các trung tâm thẩm tách thận. Sau nhiều tranh cãi, các nhà dịch tễ học quyết định rằng những người đồng tính nam trẻ chung chạ bừa bãi sẽ là nhóm tốt nhất để thử hiệu quả của vác-xin.

Wolf Szmuness, một thầy thuốc Ba Lan được đào tạo ở Liên Xô, được giao điều hành cuộc thử nghiệm vác-xin viêm gan B tại trung tâm Máu của thành phố New York. Các chi tiết sơ lược về cuộc đời ông xuất hiện trong một bài báo do Aaron Kellner, một đồng nghiệp ở trung tâm đó viết sau khi ông chết.

Szmuness là một người Do Thái sinh ra ở Ba Lan năm 1919. Khi bọn Quốc Xã xâm lược Ba Lan vào mùa hè năm 1939, ông đang là một sinh viên y khoa trẻ. Thời gian Ba Lan bị Đức và Liên Xô chia cắt, Szmuness bi đưa đi Xibêri như một phạm nhân. Toàn bộ gia đình ông ở miền Tây Ba Lan bị bọn Quốc Xã giết trong cuộc tàn sát người Do Thái. Những năm tháng đi đày ở Xibêri là "một thời kỳ dài đen tối mà ông không muốn nhắc đến".

Sau khi được trả tự do vào năm 1946, ông được phép tiếp tục chương trình mà ông học trước đó ở Tomsk, miền Trung nước Nga. Khi còn là một sinh viên, ông đã cưới một phụ nữ Nga. Ông học chuyên về ngành dịch tễ học, và khi vợ ông mắc phải căn bệnh viêm gan nặng, Szmuness quyết định dành cuộc đời mình cho việc nghiên cứu bệnh gan.

Szmuness đến Manhattan với 15 đô la trong túi. Nhờ sự can thiệp của Walsh McDermott, giáo sư y tế cộng đồng tại bệnh viện New York, Szmuness may mắn được làm kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại trung tâm Máu của thành phố New York. Sau vài năm, ông được giao phụ trách một phòng thí nghiệm, và một khoa Dịch tễ học tại trung tâm đã được thành lập cho riêng ông. Một thời gian ngắn sau đó, ông được chỉ định làm giáo sư trường Y tế cộng đồng Columbia.

Vào cuối những năm 1970, ông được tài trợ hàng triệu đô la cho công trình nghiên cứu và ông đã nghiên cứu thành công một cách ấn tượng với công trình nghiên cứu về viêm gan. Giờ đây, ông đã sẵn sàng đảm nhiệm sứ mệnh quan trọng nhất trong đời mình : điều hành cuộc thử nghiệm vác-xin viêm gan B.

Thoạt tiên, Szmuness làm quen với cộng đồng đồng tính nam, và đưa thêm những thầy thuốc và các nhà hoạt động đồng tính vào làm nhân viên của ông. Ông đến khu ở của dân đồng tính, ở đó ông xem xét các bồn tắm, quầy rượu sàn nhảy. Những kẻ đồng tính chung chạ bừa bãi là những con chuột thí nghiệm hoàn hảo. Không nghi ngờ gì nữa, họ sẽ chứng tỏ rằng Szmuness có thể quét sạch viêm gan B khỏi bề mặt trái đất.

Vào cuối những năm 1970, một đội cơ động bắt đầu đi vận động dân đồng tính ở khu làng Greenwich của Manhattan, tìm kiếm những người đồng tính hoạt động. Hơn mười ngàn người đàn ông đã ký kết và hiến mẫu máu cho cuộc thử nghiệm sắp tới của Szmuness.

Szmuness rất cẩn thận lựa chọn những người cuối cùng để thí nghiệm. Ông đòi hỏi những người đàn ông này phải là những người sống chung chạ bừa bãi, càng bừa bãi càng tốt. Ông đang thử một loại vác-xin chống vi rút lây truyền bằng đường tình dục. Do đó, ông không muốn thử nghiệm với với những người đàn ông sống một vợ một chồng hay những người đàn ông chỉ sống với một người tình. Ông cũng muốn thử nghiệm với cả những người đàn ông khỏe mạnh, trẻ trung, có trách nhiệm, thông minh, và nếu là người da trắng thì càng tốt. Những người lưỡng tính sống chung chạ bừa bãi cũng được chấp nhận, nhưng những người đàn ông có tính dục khác giới thì bị loại. Những người được chấp nhận phải có địa chỉ, số điện thoại rõ ràng, và phải sẵn sàng hiến máu trong một thời gian dài.

Thử nghiệm vác-xin viêm gan rất tốn kém và Szmuness không muốn thử nghiệm với những người không muốn hợp tác hoặc không có địa chỉ rõ ràng, gây khó khăn cho cuộc thử nghiệm. Có quá nhiều tiền đặt cược vào cuộc thử nghiệm này. Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Viện quốc gia về Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm đều tham gia vào cuộc nghiên cứu, ngoài ra còn có cả các công ty dược phẩm lớn như công ty Merck Sharp Dohme Inc., và Abbort Laboratories.

Trong các cuộc thử nghiệm sơ bộ, thoạt tiên, Szmuness thử vác-xin vào các con tinh tinh. Rồi ông tiến hành thử với hai trăm người đàn ông đồng tính tình nguyện bằng cách tiêm chủng vác-xin cho họ. Trong những tháng trước khi bắt đầu cuộc thử nghiệm chính thức, không có vấn đề gì xảy ra với các con tinh tinh hay những người tình nguyện đó. Szmuness sẵn sàng ấn định thời gian cho cuộc thử nghiệm cuối cùng - một cuộc thử nghiệm sẽ hủy diệt gần hết cộng đồng đồng tính - ở thành phố New York.

Nhóm những người đàn ông đồng tính đầu tiên đã được tiêm chủng vào tháng 11 năm 1978 ở trung tâm Máu của thành phố New York. Cuộc thử nghiệm được tiếp tục co đến tháng 10 năm 1979. Hơn một ngàn người đàn ông từ Manhattan đã được Szmuness tiêm vác-xin.

Tháng 1 năm 1979, vài tháng sau khi Wolf Szmuness bắt đầu cuộc thử nghiệm, những tổn thương da màu tím bắt đầu xuất hiện trên cơ thể những người đàn ông đồng tính da trắng trẻ tuổi ở làng Greenwich. Các bác sĩ không biết chính xác có gì nhầm lẫn đối với những người đàn ông đó. Sau ba mươi tháng, các thầy thuốc ở Manhattan đã phải tiếp nhận hàng chục ca bệnh mới với những đặc điểm chung là tất cả họ đều bị suy giảm miễn dịch, u ác tính trên da, và mắc một loại bệnh về phổi gây chết người nhanh chóng, được gọi là viêm phổi ở pneumocystis carinii. Tất cả họ đều còn rất trẻ, đồng tính, và có lối sống chung chạ bừa bãi. Phần lớn họ là người da trắng. Tất cả đều chết một cách khủng khiếp.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#5 Đã gửi : 18/07/2005 lúc 04:49:51(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Trong vòng vài năm, AIDS trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên những cái chết của các nam nữ thanh niên ở thành phố New York. Khu vực Big Apple được xem là trung tâm của bệnh dịch với số người mắc AIDS cao nhất ước Mỹ.

Wolf Szmuness vô cùng sung sướng trước thành công to lớn của cuộc thử nghiệm vác-xin viêm gan. Tháng 3 năm 1980, trung tâm Kiểm soát Bệnh tật giám sát các cuộc thử nghiệm người đồng tính ở San Francisco, Los Angeles, Denver, St Louis và Chicago. Vào mùa thu năm 1980, ca AIDS đầu tiên ở Westcoast, San Francisco, xuất hiện ở một nam thanh niên.

Sáu tháng sau, tháng 6 năm 1981, AIDS đã "chính thức" trở thành dịch. Các nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế không thể hiểu được tại sao một số lớn nam thanh niên da trắng đồng tính trước đây khỏe mạnh lại liên tục chết một cách bí ẩn ở Manhattan, San Francisco và Los Angeles.

Vào đầu những năm 1980, Szmuness được thưởng nhiều triệu đô la về công trình nghiên cứu của mình, và loại vác-xin viêm gan do ông chế tạo thành công được hoan nghênh như là loại thuốc có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại. Ông hợp tác với các cơ quan y tế nổi tiếng của Mỹ : Viện Y tế Quốc gia, Viện Ung thư Quốc gia (NIC), Cơ quan quản lý dược - thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), WHO, các khoa Y tế cộng đồng của các trường đại học như Cornell, Yale và Harvard và Viện Hàn lâm Y học Nga. Ông cũng có các quan hệ với Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư ở Lyons (Pháp), và kết hợp chặt chẽ với các nước châu Phi. Cacs quân nhân của quân đội Senegal cũng được Szmuness thuê để lấy các tiêu bản máu cho một trong nhiều cuộc thử nghiệm ở châu Phi.

Tháng 6 năm 1982, Wolf Szmuness chết đột ngột vì ung thư phổi. Tôi không thể tìm được các cáo phó về cái chết của ông trong bất kỳ tập san y học nào, trừ báo cáo của Aaron Kellner.

Kết thúc bản báo cáo về Szmuness và những thành tựu khoa học của ông sau khi ông chết, Aaron Kellner viết :"Ông là người thầy thuốc tiêu biểu nhất của nghề. Phần lớn các thầy thuốc trong cuộc đời sự nghiệp của mình có ảnh hưởng đến sinh mạng của vài trăm hay vài ngàn người. Một số thầy thuốc may mắn có thể có ảnh hương đến sinh mạg của vài triệu người. Hiếm có một người thầy thuốc như Wolf Szmuness được Chúa ban ân huệ có thể tác động đến sinh mạng của nhiều tỷ người - những con người đang sống trên hành tinh này và các thế hệ chưa sinh ra".

Công trình nghiên cứu có ảnh hưởng sâu rộng của Szmuness tại trung tâm Máu tiếp tục tác động tới các lục địa. Hiện nay, thái tử Alfred là người điều phối các chương trình của trung tâm này với WHO, với IARC ở Pháp và với Tổ chức Thống nhất châu Phi. Trung tâm này đã xác định rằng tất cả các hài nhi châu Phi da đen đều "có nguy cơ cao" về viêm gan; và cần được tiêm chủng. Một báo cáo năm 1983, công bố sau cái chết của Szmuness, đưa ra chi tiết của một chương trình thử nghiệm vác-xin viêm gan B mới ở Kangwane mà đối tượng là các hài nhi da đen Nam Phi.

Đa số mọi người không biết đến các cuộc thử nghiệm với người đồng tính diễn ra trước khi xảy ra những cái chết hàng loạt trong các khu ở của dân đồng tính. Nhưng các chi tiết về những cuộc thử nghiệm vác-xin và hiệu quả của chúng đối với sức khỏe của những người đàn ông đồng tính được ghi lại trong các niên giám y học.

Tuy cái chết của Szmuness không kèn không trống, nhưng ông vẫn được tưởng nhớ và tôn vinh bởi một nhóm nhỏ các nhà khoa học xuất sắc - nững người có thẩm quyền y học quốc gia và quốc tế đang điều hành ngành y, và những người tiêu biểu trong số những người được giới truyền thông ưa chuộng. Những người tỏ lòng kính trọng đối với Szmuness bao gồm các nhà khoa học hàng đầu về AIDS và ung thư, hai người đã phát hiện ra vi rút HIV, các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về thử nghiệm trên động vật, nhữg người đứng đầu các cơ sở y sinh có uy tín nhất ở Mỹ, các giám đốc điều hành các công ty thuốc liên quan đến công nghệ gene, sản xuất vác-xin và nghiên cứu chiến tranh vi trùng.

Ngày 11 tháng 5 năm 1984, một cuộc mít tinh trọng thể đã diễn ra ở điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) để tôn vinh Wolf Szmuness. Trong số những người tham dự có một nhân vật, đó là tiến sĩ Robert Gallo, người đã công bố việc phát hiện ra vi rút HIV ba tuần lễ trước đó.

Điểm danh sách những người đóng góp và tham gia cuộc hội nghị khác thường được Hội Chữ thập đỏ Mỹ bảo trợ, tôi tự hỏi, không biết điều gì đã thực sự khiến những nhân vật tai to mặt lứn này tập hợp lại để tỏ lòng tôn kính Wolf Szmuness ? Tôi đã sống đủ để nhận ra sự thật chứa đựng trong câu tục ngữ "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".

Có một mối liên hệ lạ lùng và gỡ giữa ung thư và AIDS, giữa việc thử nghiệm trên động vật và chế tạo vi rút bằng công nghệ gene, giữa công nghệ chiến tranh vi trùng và các công ty thuốc, giữa các cuộc thử nghiệm với người đồng tính và AIDS, giữa các chương trình vác-xin và sự nhiễm trùng nguồn cung cấp máu của quốc gia Tại sao tất cả những con người này từ lĩnh vực khoa học khác nhau lại cùng tham dự các hội nghị cấp cao ấy do Chính phủ Mỹ tổ chức ?

Mặc dầu những người có thẩm quyền về y tế bác bỏ, trên thực tế đã có mối liên hệ giữa cuộc thử nghiệm với những người đồng tính nam của Szmuness và sự bùng phát của dịch AIDS ở các thành phố của nước Mỹ. Đó không phải là sự tưởng tượng của tôi. Và đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Càng nghiên cứu kỹ cuộc thử nghiệm viêm gan B thì tôi thấy những mối liên hệ với chiến tranh vi trùng và sự diệt chủng càng trở nên rõ ràng.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#6 Đã gửi : 27/07/2005 lúc 06:05:08(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

3. Máu người đồng tính.

Năm 1991, chủ nhiệm một kênh truyền hình nổi tiếng ở New York hẹn gặp tôi để tìm hiểu về việc tôi xuât bản một cuốn sách cho rằng AIDS là do con người tạo ra. Ông ta xin các bản thảo cuốn sách của tôi và hứa sẽ trả lại. Tôi cho ông ta mượn, nhưng rồi không nhận được tin tức gì từ ông ấy nữa.

Kinh nghiệm trước đây của tôi với dân truyền thông mách bảo rằng câu chuyện con người tạo ra AIDS là một điều cấm kỵ. Các mạng truyền hình chính do các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh làm chủ và kiểm soát, và tôi cảm thấy rằng đã có áp lực lên các nhà điều hành để không phát sóng câu chuyện rằng AIDS do con người tạo ra. Công chúng Mỹ đã hoàn toàn chấp nhận câu chuyện về khỉ. Thật là liều lĩnh và dại dột khi hù dọa những người xem truyền hình để họ nghĩ rằng AIDS là một trò vụng về nào khác của chính phủ.

Tôi ngạc nhiên khi ông chủ nhiệm kênh truyền hình gọi điện cho tôi vài tuần sau, giải thích rằng các phóng viên của ông đã kiểm tra lại câu chuyện của tôi với các viên chức chính phủ. Có thể đoán trước các viên chức y tế nói rằng câu chuyện con người tạo ra AIDS là vô lý và không hay ho gì. Ông chủ nhiệm thúc giục họ tìm những thông tin cụ thể về cuộc thử nghiệm viêm gan. Điều gì đã xảy ra với những người đàn ông tình nguyện ? Bao nhiêu người vẫn còn sống? Bao nhiêu người chết vì AIDS ? Hẳn là có các thông tin đó. Các viên chức chính phủ lãng tránh. Các báo cáo y tế về những người đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm là mật; không thể tiết lộ bất cứ thông tin nào và chắc chắn là không thể cho các phóng viên truyền thông biết.

Không có sự hợp tác của chính phủ, ông chủ nhiệm kênh truyền hình phàn nàn ông không có một câu chuyện “cân bằng” từ hai phía. Khi được hỏi, tôi gợi ý rằng câu chuyện chiến tranh sinh học AIDS là chương trình diệt chủng bí mật nhất của  thế kỷ. Liệu ông có thực mong đợi có được sự hợp tác của các viên chức y tế để bóc trần sự thật ? Các cán bộ của ông đã bóc trần những điều bí mật khác của chính phủ ra sao ? Ông chủ nhiệm thông cảm, nhưng cuối cùng thừa nhận câu chuyện quá nhạy cảm, dễ gây bùng nổ nên không thể đưa ra mà không có thêm chứng cứ. Tôi đã phản đối. Thế còn con số có thực những người đàn ông đồng tính đã chết thì sao ? Ông nói : Xin lỗi, điều đó không thể dùng làm chứng cớ được.

Thế chứng cớ sáu triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã tàn sát ở đâu ? Tất cả các thi thể đó ở đâu ? Tài liệu ghi chép đâu ? Chứng cớ là ở sự thật, rằng trước chiến tranh có những thành phố và thị trấn đầy người Do Thái. Sau chiến tranh họ biến đi, và những người Do Thái đã biến mất không bao giờ được thấy sống lại.

Những người bạn trẻ của tôi mười năm trước đây đâu rồi ? Một nửa số họ đã chết vì AIDS. Những người có tính dục khác giới không mất tới một nửa bạn bè và người yêu vì AIDS. Chỉ những người đồng tính phải chịu đựng mất mát đó mà thôi. Nhưng thực tế đó không thích hợp đối với ông chủ nhiệm trong khi ông luôn miệng đòi “chứng cớ” và “tài liệu” để chứng tỏ thuyết của tôi. Bảng liệt kê các tử thi đầy những người đàn ông đồng tính, đối với ông ta, không chứng tỏ điều gì hết.

Thực vậy, không có chứng cớ rõ rệt trong các báo cáo được công bố về cuộc thử nghiệm viêm gan B chứng tỏ rằng các cuộc thử được thiết kế để giết những người đàn ông đồng tính. Nhưng nếu người ta tìm kiếm trong các sách báo y học cẩn thận, có những manh mối cho thấy những người đồng tính nam trong cuộc thử nghiệm bị tổn thương nghiêm trọng vì vi rút AIDS. Thực ra,  nhóm viêm gan bị tổn hại hơn bất kỳ nhóm AIDS nào ở châu Phi, nơi mà các chuyên gia cho là căn bệnh có lẽ đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Và nếu người ta cẩn thận nghiên cứu các đồ tị trong báo cáo về viêm gan năm 1986 của Cladd Stevens cho thấy mức nhiễm HIV ở những người đàn ông  trong cuộc thử nghiệm, thì một điều rõ ràng là - tất cả những người đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm đã phải chết vì AIDS.

Chứng cớ chứa trong máu những người đồng tính lưu giữ ở trung tâm Máu của thành phố New York.

Khi một cuộc thử máu để tìm các kháng thể HIV được tiến hành với mục đích thương mại vào năm 1985, người ta đã có thể xác định chính xác ai bị nhiễm vi rút. Với ý đồ phát hiện nguồn vi rút, các nhà dịch tễ học đã thử các mẫu máu cũ của dân đồng tính được lưu giữ tại trung tâm Máu của thành phố New York để xác định liệu họ có bị nhiễm không. Khi các mẫu máu cũ trước năm 1978 của những người Mỹ từ các nhóm khác nhau được thử, không có các mẫu dương tính HIV. Điều đó chứng tỏ rõ ràng vi rút HIV không có mặt ở Mỹ trước năm 1978.

Qua việc thử trở lại các mẫu máu của 1083 người đàn ông trong cuộc thử nghiệm viêm gan B ban đầu, cũng như hơn 10.000 đồng tính nam mà Szmuness đã kiểm tra, có thể xác định chắc chắn rằng vi rút HIV được đưa vào cộng đồng đồng tính vào khoảng năm 1978, cùng năm khi cuộc thử nghiệm vác-xin viêm gan B với người đồng tính bắt đầu.

June Goodfield nhắc lại rằng trong những tháng trước tháng 11 năm 1978, Szmuness đã có một số cuộc tiêm chủng ban đầu và không làm báo cáo thực hiện với 200 người được coi là đồng tính. Như vậy, ngay cả trước khi cuộc thử nghiệm chính thức bắt đầu, một số người tình nguyện đã bị tiêm vác-xin thử nghiệm.

Có phải vác-xin gan B thử nghiệm đã bị nhiễm vi rút HIV hay không ? Vác-xin đó được Viện Y tế Quốc gia và công ty dược phẩm Merck chế tạo. Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, Szmuness đã lo vác-xin có thể bị nhiễm trùng. Theo Goodfield, người ta nghi có nhiễm vi rút trong lô vác-xin do Viện Y tế Quốc gia làm nhưng không bao giờ nghi có trong vác-xin do Merck làm.

Những mối liên hệ giữa Merck, cơ sở chiến tranh vi trùng của quân đội, và Viện Y tế Quốc gia được nhiều người trong giới thạo tin mật về y tế biết. Công ty dược phẩm Merck không lạ lẫm gì với chiến tranh vi trùng. George Merck, người lãnh đạo công ty trong chiến tranh Thế giới thứ hai, cũng lãnh đạo chương trình nghiên cứu vũ khí vi trùng của Mỹ. Để góp phần vào cuộc đấu tranh chống ung thư vào đầu những năm 1970, tổng thống Richard Nixon chuyển một bộ phận của đơn vị chiến tranh vi trùng của quân đội Mỹ ở Fort Detrick, Maryland sang Viện Ung thư quốc gia, dưới sự chỉ đạo của Viện Y tế Quốc gia.

Sau khi hoàn thành một cuộc thử nghiệm lớn trong đó nhiều ngàn mẫu máu được thử và lưu giữ, các mẫu thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, sau khi các cuộc thử nghiệm vác-xin kết thúc, Szmuness khăng khăng đòi trung tâm giữ tất cả mấy chục ngàn mẫu máu  do mười ba ngàn người đàn ông đồng tính hiến. Khi được hỏi tại sao ông giữ quá nhiều ống máu, Szmuness đáp :”Vì một ngày nào đó một bệnh khác sẽ bùng phát và chúng ta sẽ cần chúng”.

Tận cuối năm 1983, vài chuyên gia bệnh truyền nhiễm đã báo cáo rằng AIDS có thể liên quan tới vác-xin viêm gan vì người ta phát hiện ra rằng 93% các bệnh nhân AIDS của họ thử thấy dương tính đối với các kháng nguyên máu viêm gan B. Vì vác-xin viêm gan B đã được chế tạo từ máu của những người đồng tính mang vi rút viêm gan, các thầy thuốc sợ vi rút HIV có thể đã nhiễm vào vác-xin. Các quan chức y tế ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cam đoan chắc chắn với mọi người rằng vác-xin là an toàn.

Sự an toàn của vác-xin thử nghiệm cũng được Cladd Stevens bảo vệ, bà là người đã hợp tác chặt chẽ với Szmuness trong các cuộc thử nghiệm với dân đồng tính. Khi Szmuness chết năm 1982, Stevens trở thành người phát ngôn chính thức cho cuộc thử nghiệm. Trong một báo cáo tháng 5 năm 1983, bà tuyên bố rằng chỉ hai người đàn ông trong cuộc thử nghiệm được chẩn đoán bị AIDS. Một người được chẩn đoán hai năm sau khi tiêm vác-xin, người kia bốn năm sau. “Không có tỷ lệ mắc bệnh quá mức trong số dân có nguy cơ cao”, bà nhấn mạnh.

Sự khẳng định lại của Stevens là quá sớm. Trong năm 1983, năm mà bà viết báo cáo, sự thật đáng buồn là cứ ba người có có một người tiêm chủng trong cuộc thử nghiệm bị nhiễm vi rút HIV.

Trước khi phát hiện chính thức vi rút HIV năm 1984, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và những nhà chế tạo vác-xin liên tục cam đoan với công chúng rằng vác-xin viêm gan B mới có trên thị trường không phải là loại thể nghiệm, là an toàn. Tuy nhiên, Abbort Laboratories, nhà chế tạo vác-xin viêm gan thương mại tỏ ra cẩn thận hơn khi nói về sự an toàn của vác-xin. Trong sách hướng dẫn thuyết phục những người đàn ông đồng tính tiêm vác-xin thương mại, công ty này khuyên :”Nhiều người lo lắng về việc có thể lây nhiễm HIV và u ác tính trên da, người ta không biết liệu các bệnh đó được truyền bằng máu hay các sản phẩm của máu. Vác-xin viêm gan B hiện nay tuy sản xuất từ máu gộp lại của những người mang mầm bệnh (vi rut) mãn tính nhưng được chế tạo qua một số quá trình xử lý được tin là đã làm bất hoạt tất cả các nhóm vi rút đã biết”.

Tuy Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tin tưởng về sự an toàn của vác-xin viêm gan B thương mại, nhưng công chúng thì không tin. Có lời đồn nanh chóng rằng vác-xin được làm từ máu của những người đồng tính. Do đó, nhiều người từ chối tiêm. Ngay cả khi vác-xin không còn được chế tạo theo cách sử dụng máu của những người đồng tính, nhiều người vẫn sợ vác-xin viêm gan B vì nó có liên hệ với những người đàn ông đồng tính và AIDS.

Năm 1986, nhóm của Cladd Stevens làm nghiên cứu thứ hai tiếp theo với 212 người đàn ông đã được tiêm vác-xin thử nghiệm. Kỳ lạ là 6,6% những người đó có xét nghiệm dương tính trên các mẫu máu lấy trong thời kỳ tháng 11 năm 1976 và tháng 10 năm 1979. Đến năm 1981, trên 20% số đàn ông đó có kết quả xét nghiệm dương tính, năm 1984 (cuối thời kỳ nghiên cứu) trên 40% được xét nghiệm dương tính. Phần lớn những người đàn ông có kết quả dương tính HIV bị suy giảm miễn dịch.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#7 Đã gửi : 04/08/2005 lúc 04:43:09(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Vì những trường hợp đầu tiên được phát hiện năm 1979, giới truyền thông làm chấn động công chúng với vô vàn câu chuyện xúc động về AIDS. Tuy nhiên, chưa một lần giới truyền thông tin vào ý kiến cho rằng AIDS là do con người tạo ra. một trong những câu chuyện có tính kỳ thị và trắng trợn nhất về AIDS là “Bệnh nhân số không”.

Tháng 10 năm 1987, cuốn sách bán chạy nhất “Và ban nhạc cứ chơi” được xuất bản. Randy Shilts, một người đàn ông đồng tính và là phóng viên tờ báo đầu tiên chuyên về AIDS, đã viết một cách tinh tế câu chuyện lịch sử chi tiết về bệnh dịch đó. Ông tố cáo chính quyền Reagan phớt lờ bệnh dịch này và trơ trẽn từ chối tài trợ cho việc nghiên cứu và giáo dục về AIDS.

Việc xuất bản cuốn sách là đáng khâm phục. Shilts có lẽ được nhớ nhiều nhất vì đã truyền bá câu chuyện “Bệnh nhân số không” - một chiêu đãi viên hàng không Canada, đồng thời là một đồng tính nam trẻ sống chung chạ bừa bãi tên là Gaetan Dugas, bị lên án đã mang vi rút HIV vào Mỹ.

Những “sự thật” y học về “Bệnh nhân số không” của Shilts (cùng với những chi tiết giật gân về đời sống tình dục của anh ta) đã được sốt sắng cung cấp bởi các nhà dịch tễ học ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các thầy thuốc ở Manhattan. Gaetan Dugas được chẩn đoán có u ác tính trên da liên quan đến AIDS vào tháng 6 năm 1980 ở New York. Trong một năm trước khi chẩn đoán AIDS, Dugas bị sưng các tuyến hạch và phát ban trên da. Câu chuyện giật gân của Shilts về “Bệnh nhân số không” được tô vẽ thêm với những chuyện chung chạ bừa bãi của dân đồng tính nam và tình dục nhà tắm, đã được đưa lên truyền thông ào ạt một cách sống sượng.

Tuy Shilts thừa nhận thuyết “Bệnh nhân số không” của ông vẫn còn là “một vấn đề đang được tranh cãi và … rút cục, chưa có câu trả lời”, ông ta vẫn cho là Dugas đã mang AIDS từ Paris về Bắc Mỹ. Dugas “không nghi ngờ gì nữa… đã đóng vai trò chủ chốt trong việc lan truyền vi rút mới từ đầu này sang đầu bên kia của nước Mỹ ”. Shilts đã không nhắc đến các báo cáo y học chỉ rõ vi rút  HIV đã được “đưa vào” cộng đồng đồng tính ở thành phố New York hai năm trước khi Dugas được chẩn đoán.

Các xét nghiệm máu trong cuộc thử nghiệm của Szmuness cho thấy rằng vi rút HIV hiển nhiên có mặt trong các mẫu máu ngay từ những năm 1978-1979. Trong các mẫu máu lấy năm 1980 (năm mà Gâetn Dugas được chẩn đoán), Cladd Stevens đã báo cáo rằng 20% những người đàn ông trong cuộc thử nghiệm có kết quả dương tính HIV. Như vậy, không thể hiểu được làm sao Dugas có thể từ Paris đến và làm lây nhiễm một số lớn người đồng tính nam như vậy, mà một số người trogn số đó đã bị nhiễm từ những năm 1978-1979. Hơn nữa, “nguồn” lây HIV của chính Dugas đã không bao giờ được xác minh.

Không sao hết, giới truyền thông đã có cơ hội lớn với câu chuyện đó. Tờ Thời báo (số ngày 19-10-1987) điểm qua cuốn Và ban nhạc cứ chơi trong mục y học như là “ Thiên truyện khủng khiếp về Bệnh nhân số không”. Minh họa bìa tạp chí California cho thấy hình bóng bao trùm của người chiêu đãi viên hàng không bước xuống máy bay, tay xách va li, là “Bệnh nhân số không : Người đàn ông đã mang AIDS đến California”. Hàng tít đậm của tờ Bưu điện New York (số ngày 6 tháng 10) viết : “Người đàn ông đã cho chúng ta AIDS - khởi đầu bệnh dịch ung thư đồng tính nam ở Mỹ”. Không chịu thua, tờ báo khổ nhỏ Ngôi sao mô tả Dugas như làg “Con quái vật đã cho chúng ta AIDS” và lên án anh ta “Cô Marry thương hàn hiện đại - người đàn ông đã gây lây nhiễm HIV cho cả một lục địa”. Ngay cả ấn phẩm được cho là có tính khoa học Tập san Y học Mỹ (số ra ngày 23 tháng 10) cũng mò mẫm câu chuyện đó, kêu là Dugas “có thể đã mang AIDSvào nước Mỹ”.

Những lời kể như vậy về một người đàn ông đã chết được dùng như những ví dụ cho thấy “những sự thực” về AIDS đã trở thành công cụ tuyên truyền như thế nào, tức là rồi sẽ được sử dụng để thỏa mãn các chủ đề hính trị, khoa học, xã hội, đạo đức và ngay cả văn học.

Cùng với câu chuyện “Bệnh nhân số không” là các huyền thoại AIDS khác đạt tới tình trạng như thật. Không có gì được tin tưởng rộng rãi hơn là câu chuyện khỉ xanh châu Phi, một trong những truyện thần thoại hấp dẫn nhất của thời đại chúng ta.

Người lớn biết rằng các truyện thần thoại không bao giờ có thật. Nhưng giống như trẻ con, người lớn có thể nửa tin nửa ngờ và bị mê hoặc bởi nững chuyện phiêu lưu chứa trong các câu chuyện thần tiên yêu thích nhất của thế giới.

Và thế là chúng ta phịa chuyện. Và chúng ta làm cho các câu chuyện thần thoại trở thành có thật.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#8 Đã gửi : 15/08/2005 lúc 02:55:59(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

4. Chiến tranh vi trùng.

Có phải AIDS chỉ là một tai biến kỳ dị của thiên nhiên gây ra bởi một loại vi rút từ loài khỉ xanh châu Phi ? Hay AIDS là một chương trình diệt chủng do chính phủ Mỹ bảo trợ, đã cấy vi rút trong phòng thí nghiệm vào những cư dân được chọn lựa vì các mục đích chính trị và xã hội độc ác ?

Vào những năm 1960, cơ sở chiến tranh vi trùng Mỹ bắt đầu chú ý nghiêm túc đến những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học và công nghệ gene. Các nà khoa học biết rõ rằng các nhân tố lây nhiễm có thể được biến thành những vũ khí sinh học chết người, có thể được dùng để chống lại dân thường trong thời chiến. Sản xuất vũ khí sinh học rẻ hơn nhiều so với các vũ khí nguyên tử và vũ khí thông thường, và có ưu thế rõ rệt trong việc giết người mà không phá hủy tài sản.

Một nhóm các chuyên gia chiến tranh vi trùng, khi xuất hiện trước một ban của Liên Hiệp Quốc năm 1969 đã ước tính chi phí cho hoạt động giết người  quy mô lớn chống lại dân thường sẽ lên đến 2000 đô la trên một ki lô mét vuông với vũ khí thông thường, 800 đô la với vũ khí hạt nhân, 600 đô la với vũ khí hơi ngạt và 1 đô la với vũ khí vi trùng.

Người được giải Nobel, giáo sư sinh học Sal Luria tại Viện Công nghệ Massachusetts, là một trong những nhà vi sinh vật học đầu tiên lên tiếng chống chiến tranh vi trùng. Chạy trốn khỏi châu Âu ngay trước chiến tranh Thế giới thứ hai, Luria hiểu rất rõ rằng người ta có thể sử dụng y học để giết người như thế nào. Ông cảnh báo rằng các vũ khí sinh học công nghệ gene có tiềm năng “làm suy thoái chất lượng gene của toàn thể dân chúng”.

Trong một bài tiểu luận năm 1968 nhan đề “Nhà vi sinh vật học và các cơ hội của mình”, Luria khẩn cầu các thành viên của Hội các nhà vi sinh vật học của Mỹ xét lại vấn đề đạo đức của việc họ nguy hiểm tham gia vào nghiên cứu quân sự lén lút. Bắt đầu trong những năm 1950, một ủy ban cố vấn của hội đã hợp tác với phòng thí nghiệm chiến tranh vi trùng của quân đội ở Fort Detrick, đóng ở Federick, bang Maryland.

Ông giáo sư sinh học can ngăn “Việc quyết định nghiên cứu hay không nghiên cứu chiến tranh vi trùng, và nghiên cứu liên quan đến chiến tranh nói chung, chắc chắn là một vấn đề cá nhân. Ý thức được những vấn đề khó khăn liên quan bắt ta phải cực kỳ dè dặt khi đưa ra những phán xét quan trọng liên quan hoặc với chính những người tiến hành công cuộc nghiên cứu đó hay những người mong muốn tách mình khỏi công việc đó”. Ý kiến cá nhân của Luria là hội không nên kết hợp với phòng thí nghiệm chiến tranh vi trùng ở Fort Detrick và ủy ban đó phải giải tán.

Năm 1969, tiến sĩ Donald M. MacArthur xuất hiện tại cuộc điều trần của Quốc hội về chiến tranh hóa học và chiến tranh vi trùng. Là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông chịu trách nhiệm quản lý các chương trình nghiên cứu và công nghệ như bộ phận đẩy tên lửa và đạn đạo, công nghệ vật liệu, các khoa học về y ọc và sự sống, các khoa học xã hội và hành vi, khoa học môi trường và công nghệ hóa học.

Donald MacArthur tuyên bố rằng các chuyên gia chiến tranh vi trùng có thể phát triển một loại “vi trùng siêu đẳng” tạo bằng công nghệ gene, sẽ rất khác với bất kỳ loại vi trùng nào trước đây mà nhân loại đã biết. Tác nhân đó sẽ giết người có hiệu quả cao vì hệ thống miễn dịch của người sẽ bất lực trước loại vi sinh vật siêu đẳng đó. Lời xác nhận đó được đưa ra ở Washington trước một tiểu ban của Ủy ban phân bổ ngân sách, Hạ nghị viện và Ủy ban phân bổ ngân sách Bộ Quốc phòng năm 1970, vào ngày 1 tháng 7 năm 1969.

Khi được hỏi về chi phí và thời gian cần để triển khai chương trình chiến tranh vi trùng đó, tiến sĩ MacArthur trả lời rằng một nhóm nỏ các nhà sinh học phân tử đã xem xét vấn đề này và cung cấp các chi tiết sau đây :

1- Mọi tác nhân sinh học cho đến nay là những đại diện của bệnh dịch xảy ra trong tự nhiên, và như vậy được các nhà khoa học toàn thế giới biết đến. Chúng sẵn có cho các nhà khoa học có trình độ nghiên cứu nhằm các mục đích tấn công hay tự vệ.

2- Trong vòng 5 – 10 năm tới, có lẽ có thể làm ra một vi sinh vật lây nhiễm mới có thể khác về những phương diện quan trọng nào đó với bất kỳ sinh vật gây bệnh nào đã biết. Điều quan trọng nhất trong đó là nó sẽ có thể rất khó kiểm soát đối với các quá trình miễn dịch và trị liệu mà chúng ta vẫn dựa vào đó để phòng chống các ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm.

3- Một chương trình nghiên cứu để khảo sát tính khả thi của việc này có thể được hoàn thành trong gần 5 năm với tổng chi phí 10 triệu đô la.

4- Việc thiết lập một chương trìn như vậy sẽ rất khó khăn. Sinh học phân tử là một khoa học tương đối mới. Không có nhiều nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực này. Hầu hết họ đều làm việc ở các phòng thí nghiệm của các trường đại học, và nói chung được trợ giúp đầy đủ từ các nguồn khác với Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, người ta thấy có thể khởi đầu một chương trình thích hợp thông qua Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia - Hội đồng nghiên cứu Quốc gia (NAS-NRC). Vấn đề này được bàn với NAS-NRC, và đã có những kế hoạch dự kiến để khởi đầu chương trình. Tuy nhiên, việc cắt giảm các quỹ nghiên cứu hóa/sinh, tăng sự phê phán chương trình hóa/sinh và việc chúng tôi lưỡng lự khi đưa NAS-NRC tham gia vào chương trình gây tranh cãi này khiến chúng tôi trì hoãn ó trong hai năm qua …

Đó là một vấn đề có nhiều tranh cãi và có nhiều người tin cuộc nghiên cứu ấy không nên tiến hành vì sợ rằng nó dẫn đến một phương pháp giết người hàng loạt khác. Mặt khác, khi không có hiểu biết khoa học chắc chắn rằng có thể chế tạo một thứ vũ khí như vậy và không hiểu biết về các cung cách làm ra nó, thì khó có thể làm gì để tạo ra các biện pháp phòng vệ chống lại nó. Nếu một kẻ thù phát triển vũ khí ấy, đây sẽ là một lĩnh vực quan trọng mà có khả năng công nghệ quân sự của ta yếu kém hơn vì không có chương trình nghiên cứu tương xứng”.

Không lấy làm lạ là Bộ Quốc phòng, với mạng lưới rộng lớn của các bệnh viện và các nhà nghiên cứu của mình, là cơ quan cấp liên bang chủ yếu tham gia vàoviệc nghiên cứu AIDS, được Quốc hội tài trợ. Theo tờ Thời báo New York, “Quốc hội thường đặt ra các ưu tiên nghiên cứu y học cấp quốc gia, thông thường sau khi có sự vận động hành lang mạnh mẽ của các nhà khoa học, các công ty và các nhóm quyền lợi”. Một số nhà nghiên cứu AIDS phàn nàn rằng các nhà lập pháp đã để những người vận động hành lang của các tập đoàn quyết định những nghiên cứu và điều trị AIDS nào sẽ được ủng hộ, dưới áp lực của đồng đô la. Giống như ung thư, AIDS là một món kinh doanh lớn. Và trước những món tiền lợi nhuận lớn liên quan rất nhiều đến nền công nghiệp AIDS hàng tỷ đô la, có lẽ các nhà chính trị sẽ tiếp tục không đếm xỉa đến ý nghĩa khoa học trong việc tìm kiếm cách chữa trị AIDS.

Nước Mỹ có kho vũ khí hóa học và vi trùng lớn nhất thế giới. Kho vũ khí sinh học của chúng ta chứa khí hơi ngạt và cháy da đủ để giết mỗi người trên hành tinh này 5.000 lần. Tuy nhiên, ít người biết đến các cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng lén lút chống lại các công dân Mỹ do các cơ quan chính phủ, đặc biệt là quân đội và CIA tiến hành. Các số liệu được phân loại trước đây thu được thông qua Điều luật tự do thông tin đã tiết lộ hơn 200 cuộc thử nghiệm nhằm vào các thường dân và nhân viên quân sự.

Các chi tiết về một số cuộc thử nghiệm sinh học bí mật đó được đề cập đến trong cuốn sách Một hình thức giết người cao hơn (1982) do Robert Harris và Jeremy Paxman viết. Nghiên cứu hiển nhiên về chiến tranh vi trùng này là một chứng cớ rõ ràng cho sự vô nhân đạo của con người đối với con người, và cuốn sách của Harris và Paxman là cần thiết đối với mọi người quan tâm đến việc bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi “hình thức giết người cao hơn” bằng sinh học đó.

Ví dụ “tháng 8 năm 1977, CIA đã thừa nhận có không ít ơn 149 dự án nỏ, bao gồm các cuộc thử nghiệm để xác định ảnh hưởng của ma tuý lên hành vi của con người; công trình về các máy phát hiện nói dối, thôi miên và điện giật; và phân phát lén lút các chất liệu liên quan tới ma túy. Bốn mươi tư trường chuyên nghiệp và đại học, 15 cơ sở nghiên cứu, 12 bệnh viện và phòng khám chữa bệnh và 3 cơ sở hình sự đã được đưa vào tham gia”. Trong các cuộc thử nghiệm tẩy não “MKULTRA” lén lút, các nạn nân đã bị nhử vào các buồng kách sạn để quan hệ với kẻ mãi dâm, rồi bị các nhân viên CA cho uống ma túy và theo dõi.

Các cuộc tấn công bằng vũ khí vi trùng của giới quân sự chống lại những cộng đồng người Mỹ không biết nghi ngờ vào những năm 1950 và 1960 là những sự thật đã được ghi lại. Khét tiếng nhất là cuộc tấn công sinh học của quân đội Mỹ trong sáu ngày vào San Francisco, trong đó những đám mây vi khuẩn có hại tiềm tàng đã được phun trên thành phố. Mười hai người đã có triệu chứng sưng phổi do các vi trùng truyền bệnh, và một ông già đã chết do cuộc tấn công sinh học này.

Trong các cuộc thử bí mật khác, vi khuẩn được phun vào các đường xe điện ngầm ở thành phố New York; vào các đám đông ở một sân bay Washington D.C, và lên các đường cao tốc ở Pennsylvania. Việc thử nghiệm chiến tranh vi trùng cũng diễn ra ở các căn cứ quân sự ở Virginia, ở Key West, Florida, và ngoài khơi bờ biển California và Hawaii.

Có lẽ người ta không bao giờ biết phạm vi đầy đủ của các chương trình lén lút đó. CIA thừa nhận đã hủy và xé đi một cách phi pháp nhiều tài liệu buộc tội. Dẫu sao thì những báo cáo có tính học thuật về sự lạm dụng y tế của các cơ quan chính phủ khôgn chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới cũng dần dần được đưa ra ánh sáng.

Những phát giác gây chấn động về việc các thầy thuốc dùng y khoa tra tấn, với sự đồng ý của chính phủ, được trình bày trong cuốn Cuộc hành trình vào sự điên rồ : Câu chuyện thật về kiểm soát tâm trí và lạm dụng y tế bí mật của CIA (1989). Tóm tắt công trình nghiên cứu của mình, nhà văn y học Gordon Thomas tiết lộ rằng “không có cái gì khiến tôi sẵn sàng chịu đựng sự kinh hãi hàng ngày trong hơn hai năm, thường mười hai đến mười bốn giờ mỗi ngày, đối đầu với sự thật khôg thể tránh được là các bác sĩ đã làm việc tra tấn – và vẫn đang làm việc đó. Vào cuối cuộc nghiên cứu, tôi đã có thể hiểu rõ tại sao các nhà điều tra khác đã lảng tránh chủ đề này : đó thực sự là những cơn ác mộng.

Có phải AIDS là chiến tranh vi trùng ? Đối với những ai nghi vấn liệu Chính phủ Mỹ có khả năng làm hại các công dân của chính họ không, câu trả lời đã quá rõ ràng.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#9 Đã gửi : 18/08/2005 lúc 09:17:37(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Đầu thập niên 1970, chương trình chiến tranh vi trùng của quân đội Mỹ đã tăng cường, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu AND và “ghép gene”. Để xoa dịu mối lo sợ của giới phê bình, tổng thống Richard Nixon tuyên bố từ bỏ chiến tranh vi trùng, trừ “nghiên cứu phòng vệ y tế”.

Năm 1971, khi Nixon chuyển một phần lớn Đơn vị chiến tranh vi trùng của quân đội sang Viện Ung thư Quốc gia, các cuộc thí nghiệm chiến tranh vi trùng bí mật tiếp tục dưới vỏ bọc nghiên cứu ung thư. Sử dụng những kỹ thuật tân tiến nhất của công nghệ gene và nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm, các nhà vi rút học ung thư đã học cách “nhảy” mầm ung thư động vật từ một loài vật này sang loài khác. Các vi rút gà được đặt vào các tế bào thận cừu on. Các vi rút khỉ mõm chó được ghép vào các tế bào máu người. Những sự kết hợp là vô tận. Trong quá trình chuyển đổi đó, những dạng ung thư mới, sự suy giảm miễn dịch và các nhiễm khuẩn cơ hội đã được sản sinh trong các động vật.

Như dự đoán của các chuyên gia chiến tranh vi trùng, con quái vật “vi trùng siêu đẳng” đã được tạo ra có tác động chết người đến hệ miễn dịch.

Khi tôi gặp Robert Strecker vào mùa hè năm 1986 thì ông đã công bố bí mật điều ông tin AIDS là một cuộc chiến tranh vi trùng. Vào lúc đó, ít người để ý đến ông và ông hiếm có dịp nói lên quan điểm của mình trong giới truyền thông. Tuy vậy, chẳng bao lâu sau khi ông công bố rằng bệnh dịch này do con người tạo ra, những câu chuyện lạ lùng về AIDS bắt đầu xuất hiện trên báo chí.

Mùa thu năm 1986, những người Xô viết công bố rằng AIDS là kết quả của chiến tranh vi trùng của Mỹ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Tờ Thời báo (số ra ngày 17 tháng 11) đăng một mẫu tin ngắn về câu chuyện này, gán cho nó là “tuyên truyền lây nhiễm” và cho thuyết AIDS do con người tạo ra của Robert Strecker chỉ là “suy đoán”.

Một bài xã luận trong tờ Thời báo Ấn Độ ở New Delhi ra cùng ngày thực sự lưu ý những lời tối cáo chiến tranh vi trùng, thuyết phục độc giả hãy chú ý tới mối nguy hiểm nghiêm trọng của chiến tranh vi trùng. “Có thể tin được rằng các vi trùng chết người đó đang được chế tạo thông qua công nghệ gene và một số vi trùng có thể bị rò rỉ từ các phòng thí nghiệm, có thể là tình cờ hay vì lý do khác. Tất cả những điều đó gợi cho ta nghĩ rằng những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học và công nghệ gene đang được nhanh chóng quân sự hóa. Những hậu quả của điều này quá kinh khủng, làm ta không dám nghĩ tới. Những vi trùng chết người đó, cũng như các vũ khí hạt nhân, là những tác nhân hủy diệt hàng loạt. Cách xử lý duy nhất đối với chúng là cấm và loại bỏ.

Có phải AIDS là chiến tranh vi trùng ? Charles Piller, một phóng viên điều tra, và Keith R.Yamamoto, một nhà sinh học phân tử, bàn ngắn gọn câu hỏi này trong cuốn sách nhiều thông tin của họ về chiến tranh vi trùng nhan đề Chiến tranh gene : Sự kiểm soát của giới quân sự đối với các công nghệ gene mới (1988). “Những người Xô viết đã gọi AIDS là một cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng của Mỹ tuột khỏi sự kiểm soát. Tuy khôgn có chứng cớ giúp cho lời tố cáo, việc sử dụng công nghệ gene để đánh gục hệ thống miễn dịch của cơ thể người là hoàn toàn khả thi và nhất quán với một số nghiên cứu của Mỹ”. Piller và Yamamoto nhấn mạnh rằng những phát hiện của sinh học phân tử đã được quân đội lợi dụng, dẫn tới những khả năng hoàn toàn mới trong việc sản xuất các chất độc, vi rút và vi khuẩn chết người.

Thượng nghị sĩ George S. Mcgovern ca ngợi cuốn Chiến tranh gene như “một cuốn sách hấp dẫn về những nguy cơ và hậu quả kỳ quái của công nghệ gene được vận dụng cho tranh vi trùng. Cuốn sách này cần được đọc,suy ngẫm và hành động thích hợp bởi tất cả những ai lo lắng về tương lai của sự sống trên hành tinh chúng ta thì đây là một thách thức đặc biệt để các cộng đồng khoa học và y tế hành động”.

Trong một phần của chương trình chiến tranh sinh học của Saddam Hussein, các máy bay quân sự đã rãi hơi ngạt xuống các làng cô lập của người Cuốc. Trong vài phút, hàng trăm nông dân đã chết. Hơn một trăm ngàn người Cuốc được cho là đã chết trong chương trình diệt chủng của Hussein. Mặc dầu có việc giết chóc như thế, Chính phủ Mỹ tiếp tục cho I rắc vay nhiều tỷ đô la, những món vay mà có lẽ sẽ khôgn bao giờ trả.

Trong năm 1991, các nhà lãnh đạo trên thế giới đặt câu hỏi liệu Hussein có sử dụng vũ khí sinh học trong chiến tranh vùng Vịnh không. Trong khi họ còn suy nghĩ, những người Ixraen lo lắng phát hoảng đã phát mặt nạ phòng độc để chuẩn bị cho các cuộc tấn công hơi ngạt của Saddam. Đến tận năm 1992, người ta nghi ngờ rằng I rắc đang cung cấp các loại thuốc đã bị làm nhiễm trùng cho người Cuốc, dẫn tới “căn bệnh bí hiểm” chết người với những triệu chứng ỉa chảy ra máu và hỏng thận hoàn toàn.

Những người Mỹ rùng mình khi giới truyền thông công bố tiềm lực kho vũ khí sinh học và hóa học của I rắc phần lớn do Chính phủ Mỹ cung cấp. Không có một lời nào nhắc đến khối lượng chứa trong khu vũ khí vi trùng của quân đội Mỹ, trừ việc cam đoan với công chúng Mỹ rằng chúng ta có khả năng giết toàn bộ dân trên thế giới 5.000 lần trở lên.

AIDS có sinh ra từ phòng thí nghiệm không ? Ý kiến cho rằng lấy vi rút gây ung thư của động vật và cố tình tiêm vào người nghe thật khó tin. Tuy nhiên, đó đúng là cung cách tiến hành các thử nghiệm công nghệ gene của con người hiện đại. Năm 1990, sau ba thập kỷ thẻ nghiệm động vật ghép gene, các nhà khoa học đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc thử chính thức lên con người.

Mục tiêu là một bé gái nặng 16 kg có hệ thống miễn dịch suy yếu vì khiếm khuyết về gene. Để chỉnh lại sự bất thường về gene, các nhà khoa học thoạt tiên lấy các tế bào từ một người khỏe mạnh và cho một vi rút ung thư động vật nhiễm vào các tế bào bình thường đó. Vi rút lây nhiễm là một vitrovirus bệnh bạch cầu ở chuột “đã bị làm yếu đi” và “được cấy ghép vào” vật liệu di truyền trong các tế bào thường của người khỏe mạnh.

Tạp chí Thời báo (số ngày 24-9-1990) giải thích rằng vitrovirus chuột  thuộc cùng một loại vi rút như vi rút HIV. Các tế bào nhiễm vi rút từ chuột sau đó được cho “chạy vào” và niễm nơi nuôi cấy các tế bào của cô bé. Các tế bào nuôi cấy của cô bấy giờ chứa gene cầnthiết, được nhân bản vô tính. Trong quá trình nhân bản vô tính, nhiều tỷ bản sao các tế bào cần thiết đã được sản xuất. Các tế bào nhân bản vô tính nhiễm mầm ung thư chuột được biến đổi gene, bây giờ được cấy trở lại vào cơ thể cô bé.

Nếu cuộc thử nghiệm thành công, cô bé sẽ sống. Cô sẽ luôn luôn mang các vệt ung thư chuột trong tế bào của mình. Vi rút ấy không phải từ châu Phi mà từ một phòng thí nghiệm.

Công nghệ gene mới là chiến thắng của y học. Tuy nhiên, tờ Thời báo cảnh báo rằng công nghệ này có thể được sử dụng cho các mục đích xấu. “Sự phản đối chắc chắn sẽ dâng cao nếu các nhà khoa học quay sang một mục đích hãy còn xa vời : biến đổi di truyền của các tế bào  tinh trùng và trứng”. Những sự nhào nặn kiểu kỷ nguyên mới đó sẽ ảnh hưởng đến sự kế thừa gene của các thế hệ tương lai, nảy sinh nững vấn đề đạo đức mới và gây ra những rủi ro không lường được”

Phần lớn mọi người không nhận ra sự thật là di sản gene của những người đàn ông đồng tính đã thay đổi. Có tới một nửa số đàn ông đồng tính có các tế bào tổ chức và máu đã bị thay đổi vĩnh viễn bởi loại vi rút chết người “đến từ châu Phi”. Mối lo lắng của Sal Luria về “sự xuống cấp” chất lượng gene của toàn thể dân chúng giờ đây đã thành sự thật.

Đầu những năm 1990, có hai điều đã rõ ràng. Câu chuyện khỉ là chuyện làm ăn lớn. Và phi vụ làm ăn từ khỉ có thể được dùng để huỷ diệt nhiều người trên hành tinh này.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#10 Đã gửi : 01/09/2005 lúc 09:06:17(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

5. Phi vụ làm ăn từ con khỉ

Khi cuốn sách của Robert Gallo Săn lùng vi rút AIDS, ung thư và retrovirus của người được xuất bản năm 1991, tôi tò mò muốn biết điều gì đã khiến ông nghi ngờ khỉ xanh châu Phi là con vật mang AIDS cho chúng ta.

Trong chú giải ở trang 227, ông giải thích :”Kỳ lạ là trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu của tôi về AIDS (đầu năm 1983) Ann Guidici Fettner, một nhà văn độc lập đã đến thăm và kể cho tôi, nhấn mạnh rằng nguồn gốc và trung tâm của bệnh dịch này là ở lưu vực sông gần hồ Victoria. Bà cũng nói bà tin rằng vi rút đến từ các con khỉ xanh châu Phi, dường như bà dựa trên hnững quan sát và kinh nghiệm của mình ở Trung Phi”.

Tôi ngạc nhiên là Gallo qui câu chuyện khỉ cho Fettner, một nhà báo được biết đến nhiều nhất bởi những báo cáo về AIDS của bà trên tờ Người New York trong những năm đầu của bệnh dịch. Tôi quen thuộc với những bài viết của bà trên tờ báo đó, nhưng không một lần nào tôi đọc được rằng bà đã đề xuất câu chuyện khỉ xanh với Gallo. Thực ra, một số câu chuyện của bà hết sức phê phán nà khoa học đó.

Fettner cùng với nhà sinh vật học William Check, viết cuốn Sự thật về AIDS (1984), một trong những cuốn sách đầu tiên xuất bản về bệnh dịch này. Theo các ghi chú trên bìa rời cuốn sách, Fettner đã phục vụ với tư cách một cố vấn y tế cho chính phủ Kenya. Cuốn sách được xuất bản một thời gian trước khi Gallo phát hiện vi rút HIV tháng 4 năm 1984.

Trong cuốn Sự thật về AIDS không có ghi chép gì về những kinh nghiệm của Fettner ở châu Phi; các con khỉ xanh không bao giờ được nhắc đến, và không có gợi ý nào rằng AIDS bắt nguồn từ châu Phi. Ngược lại, Fettner và Check kết luận rằng AIDS bắt đầu từ người Mỹ.

Theo quan điểm của tôi, Gallo có hai lý do chắc chắn để nêu nguồn gốc AIDS là từ châu Phi và đổ lỗi cho các con khỉ xanh châu Phi. Thứ nhất, nguồn gốc châu Phi che dấu thuận lợi mối liên hệ giữa chương trinh vác- xin viêm gan B ở người đồng tính và sự bùng phát AIDS ở các thành phố của Mỹ. Thứ hai, đổ lỗi cho các con khỉ xanh hoang dã là một cách có hiệu quả che lấp nguồn gốc HIV có thể từ phòng thí nghiệm và từ vi rút ung thư động vật trong phòng thí nghiệm.

Không lấy làm lạ là Max Essex, một bác sĩ thú y của Đại học Harvard, người đã làm thí nghiệm AIDS với mèo trước khi có sự bùng phát AIDS ở người, đã nhanh nhảu đồng tình với Gallo chỉ tay sang châu Phi. Cùng hòa giọng với họ là Donald Francis, người đã làm việc với Essex trong các cuộc thí nghiệm với mèo ở Đại học Harvard. Francis đã tiêm cho những người châu Phi trong chương trình vác-xin bệnh đậu mùa của WHO, và cũng tiêm chủng những người đồng tín Mỹ trong cuộc thử nghiệm viêm gan B. Donald Francis thích nói :”Tôi thích đi vào nghề của tôi vì tôi muốn tìm ra một bệnh dịch, tìm một vác-xin, tiêm chủng để chống lại bệnh đó và tiếp tục một bệnh dịch khác”.

Giới truyền thông lập tức tôn vinh Gallo, Essex, Francis và đồng nghiệp của họ như những ánh sáng dẫn đường trong cuộc nghiên cứu AIDS. Những công bố của Gallo và câu chuyện khỉ của ông ta đã trở thành kinh thánh. Những nhà khoa học nào dám chống lại các quan điểm “chính thống” của Gallõe gặp nhiều phiền toái. Tuy nhiên, sau các cánh cửa đóng kín, các nhà khoa học nguyền rủa rằng Gallo đã ăp cắp HIV từ các nhà nghiên cứu Pháp ở Viện Pasteur.

Tờ Thời báo (số ra ngày 30-4-1984) nhắc đi nhắc lại khẳng định của Gallo rằng HIV “có thể đã ẩn nấp trong các bụi rậm châu Phi một thời gian”. Tờ Newsweek (Tuần tin tức - số ngày 7 tháng 5) chụp một bản đồ thế giới cho thấy các mũi tên chỉ hướng các con đường cỏ thể của HIV “đang chuyển động” ra khỏi châu Phi.

Căn bệnh đó đã bắt đầu ở châu Phi ra sao ? Nobert Rapoza, một nhà vi rút học có kinh nghiệm, làm việc cho Hội Y học Mỹ, đã thông báo cho các độc giả y học của tờ Tin tức y học Mỹ (”Thông điệp khủng khiếp của chuyên gia AIDS”, số ra ngày 5-12-1986) rằng “AIDS đã bắt đầu ở Trung Phi, có lẽ là một vi rút từ khỉ đã nhảy sang loài khác. Có thể nó được lan truyền do muỗi đốt dân bộ lạc châu Phi. Sau đó, có thể vi rút đã đột biến và khi dân bộ lạc đi vào thành phố lớn, hai điều đã xảy ra : họ quan hệ với dân mãi dâm và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và họ đã được trị bệnh với những kim tiêm bẩn. Hoặc là vi rút ban đầu có thể đã đến từ một động vật móng guốc - một con bò hay một con lợn – và có thể đã được lan truyền bởi tục lệ của dân châu Phi cắt cổ thú vật và uống máu”.

Thế HIV cuối cùng lây nhiễm tới dân đồng tính ở làng Greenwich như thế nào ? Rapoza cũng đã có câu trả lời :”Một thuyết cho rằng HIV bắt nguồn từ châu Phi nói rằng một số dân Haiti thường làm việc ở Daia (ở Trung Phi – nay là nước Cộng hòa dân chủ Công gô) đã trở về vào năm 1977, cùng thời gian với một hội nghị quốc tế của người đồng tính họp ở Haiti, từ đây vi rút có thể đã lan truyền bằng đường tình dục hay ma túy hoặc cả hai cách, và rồi có thể đã được mang về New York và California”.

Tôi đã không bao giờ đọc loại câu chuyện phi khoa học, phân biệt chủng tộc và kỳ thị như vậy trong một ấn phẩm y học. Là một người đàn ông đồng tính, tôi hoàn toàn biết rõ không bao giờ có một hội nghị quốc tế của dân đồng tính ở Haiti, và không bao giờ nghe nói đến chuyện người đồng tính ở Westcoast đi Haiti để quan hệ tình dục. Thật là tồi tệ, tại sao các thầy thuốc lại bị lừa bịp để tin những câu chuyện tức cười nhất về AIDS như vậy.

Một ngày nào đó, lịch sử “khác” của AIDS sẽ được ghi lại trong các sách y học. Các nhà sử học sẽ điều tra đến nơi đến chốn sự nghiệp khoa học của các nhà nghiên cứu AIDS nổi tiếng nhất của chính phủ, và họ sẽ phát hiện ra rằng làm thế nào mà những người đó đã nhanh chóng trở thành những nhân vật xuất sắc của y khoa. Khi việc nghiên cứu chiến tranh vi trùng bí mật của các nhà khoa học và vi rút học của Chính phủ Mỹ được đưa ra ánh sáng, nguồn gốc  thực sự trong phòng thí nghiệm của AIDS sẽ được phát hiện.

HIV có xuất phát từ phòng thí nghiệm về ung thư không ? Năm 1971, sau khi một bộ phận của đơn vị chiến tranh vi trùng ở Fork Detrick được chuyển sang Viện Ung thư quốc gia, việc nghiên cứu chiến tranh vi trùng của quôn đội được phép tiếp tục dưới cái vỏ bọc nghiên cứu ung thư. Tổ chức được cải tổ đó giờ đây gọi là Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Frederick.

Richard Hatch viết rằng Robert Gallo là một cán bộ dự án của “một chương trình tiêmchủng vi rút rộng lớn bắt đầu từ năm 1962 và hoạt động cho đến ít nhất là năm 1976, và đã sử dụng hơn 2000 con khỉ. Các con khỉ đã được tiêm mọi thứ, từ các mô ung thư của người đến các vi rút hiếm, và ngay cả máu cừu, với nỗ lực nhằm tìm ra một loại ung thư lây truyền được. Nhiều con kỉ trong số đó đã bị chết vì ức chế miễn dịch sau khi tiêm vi rút khỉ Mason Pfiser, loại retrovirus ức chế miễn dịch lần đầu được biết đến, một loại vi rút bao gồm cả vi rút HIV gây suy giảm miễm dịch ở người”.

Các vi rút phòng thí nghiệm đã bị cấy chuyển từ loài vật này sang loài vật khác. Và giữa những năm 1970, các mầm ung thư mới đã được tạo ra bởi một quá trình của công nghệ gene. Trong quá trình đó, cái gọi là “rào cản loài” đã thường xuyên bị phá vỡ. Trong thời kỳ 1977-1978, chương trình vi rút ung thư đã sản xuất 60.000 lít vi rút gây ung thư và ức chế miễn dịch.

Công cuộc nghiên cứu quân sự rộng lớn đó thực hiện được là nhờ sự giúp đỡ của Viện Y tế quốc gia và Viện Ung thư quốc gia. Trong báo cáo của mình năm 1991 “Cuộc chiến ung thư”, Hatch kết luận :”Trong khi Nixon ra lệnh dường như là để chấm dứt những nỗ lực tấn công bằng chiến tranh vi trùng năm 1969. Chương trình vi rút ung thư rất có thể bề ngoài làm ra vẻ tìm cách chữa trị ung thư trong khi thực ra là để tiếp tục các cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng”.

Như dự đoán của các chuyên gia chiến tranh vi trùng, các vi rút quái vật gây ung thư mới được tạo ra có tác động chết người lên hệ miễn dịch. Trong một thí nghiệm được báo cáo vào năm 1974, các con tinh tinh mới sinh được tách khỏi mẹ chúng khi ra đời và được nuôi dưỡng bằng sữa lấy từ các con bò bị nhiễm vi rút. Một số con tinh tinh bị bệnh và chết do hai bệnh chưa từng thấy ở tinh tinh - thứ nhất là viêm phổi pneumocystis carinii  (sau này được gọi là “viêm phổi của người đồng tính” bị bệnh AIDS); thứ hai là bệnh bạch cầu, một bệnh ung thư máu.

Có ít nhà khoa học tỏ ra quan tâm về sự an toàn của các phòng thí nghiệm, nơi có các vi rút đột biến và vi trùng siêu đẳng nguy hiểm đó Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những con vi trùng công nghệ gene chết người đó thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.

Tháng 11 năm 1973, một hội nghị cấp cao có tên gọi là “Các tai biến trong nghiên cứu sinh học” được triệu tập ở Asilomar, gần Pacific Grove ở Bắc California. Các chuyên gia vi rút học ung thư hàng đầu đã sẵn sàng thừa nhận rằng không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự đào thoát của các vi rút gây ung thư rất nguy hiểm đó vào cộng đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp có “tai nạn”, các kế hoạch đã được vạch ra để bảo đảm rằng việc đưa một vi rút ấy vào cộng đồng người có thể bị phát hiện và điều tra.

Tại hôi nghị, các chương trình bệnh dịch học phức tạp và công phu đã được vạch ra. Các cơ quan chính phủ sẽ giám sát các nhóm hay “đám đông” người “có thể  bị ảnh hưởng bởi nguy cơ” vi rút thoát ra trong tương lai. Các nhóm khác “trước đây đã bị ảnh hưởng bởi nguy cơ” của các vi rút gây ung thư cũng sẽ được đặt dưới sự giám sát. Các nhà nghiên cứu ở Asilomar đã biết rõ những rủi ro nghiêm trọng cúa công cuộc nghiên cứu vi rút ung thư. Song, họ cũng hiểu sứ mệnh khoa học của họ, là chứng tỏ rằng các vi rút ung thư của loài vật có thể gây ung thư ở người.

Các nhà khoa học như Francis Black của trường Đại học Yale không chống lại việc chấp nhận rủi ro. “Nếu chúng ta thực sự tin vào sứ mệnh của mình là cố tìm cách kiểm soát ung thư thì nên chấp nhận một mức rủi ro nào đấy. Nếu như, như người ta nói, năm hay mười người có thể mất mạng, điều đó có thể là một giá nhỏ để nhiều mạng người khác được cứu”.

Khoa học và đạo đức đã chính thức cắt đứt quan hệ.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#11 Đã gửi : 12/09/2005 lúc 03:54:36(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Ngay sau khi Gallo tuyên bố vào tháng 4 năm 1984 rằng mình là người phát hiện ra vi rút HIV, Luc Montagnier khẳng định mình đã phát hiện vi rút HIV một năm trước Gallo. Montagnier, một nhà nghiên cứu của Viện Pasteur, đã cô lập được loại vi rút của mình khỏi các hạch bạch huyết bị sưng của một người ở Pari đồng tính đã có quan hệ tình dục ở Manhattan năm 1979. Tháng 1 năm 1983, Montagnier gởi loại vi rút của mình cho phòng thí nghiệm của Gallo để nhận dạng.

Montagnier và Viện Pasteur giờ đây tố cáo Gallo đã ăn cắp vi rút của Pháp và trình bày với giới khoa học như là phát hiện của mình. Những người Pháp đòi hỏi rằng họ phải được công nhận là những người thực sự phát hiện ra vi rút gây ra AIDS.

Gallo đã bác bỏ lời tố cáo, khẳng định rằng vi rút của Montagnier kông phải là vi rút gây AIDS thực sự.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật đứng về phía Gallo, nhấn mạnh rằng vi rút của Pháp và vi rút gây AIDS cúa Gallo là hai loại vi rút hoàn toàn khác nhau. Cuói cùng thì hai loại vi rút “khác nhau” đó được chứng minh là một.

Năm 1985, Viện Pasteur đệ đơn kiện chính phủ Mỹ. Những người Pháp biện luận rằng họ là những người thực sự phát hiện vi rút gây ra AIDS, và họ muốn được hưởng toàn bộ phần lợi tức của mình từ công nghiệp AIDS mới. Các luật sư Pháp nói bóng gió về những điều không đúng về mặt khoa học và những sự thay đổi các tài liệu khoa học về phía những người Mỹ. Các luật sư cũng cho biết về những sai lầm nghiêm trọng trước kia của Gallo trong việc nhận dạng vi rút. Chẳng hạn, “phát hiện” năm 1975 của Gallo về một vi rút HL-23 “mới” và “của người” cuối cùng được chứng tỏ là ba loại vi rút khỉ không đuôi bị nhiễm trùng (vi rút vượn, vi rút ung thư mô liên kết của khỉ, và vi rút nội sinh của khỉ mõm chó). Gallo kêu là ông ta không hiểu tại sao các vi rút đó đã nhiễm vào mẫu nghiên cứu của ông.

Chứng cớ pháp lý khác còn tai hại hơn. Gallo đã nói đi nói lại rằng vi rút của Montagnier không phải là vi rút thật. Ông ta cũng khẳng định vi rút của Montagnier không nhiễm vào các chổ nuôi cấy của ông. Nhưng việc điều tra sau này chứng tỏ rằng hai loại vi rút gây ra AIDS đó chỉ là một loại mà thôi. Các luật sư Pháp có thể dễ dàng chứng minh Gallo đã ăn cắp vi rút gây ra AIDS của Montagnier.

Đầu năm 1987, Thủ tướng Pháp và Tổng thống Ronald Reagan can thiệp vào vấn đề đang ngày càng nhạy cảm đó. Sau các cánh cửa đóng kín, người ta đã quyết định rằng việc tranh cãi khoa học về AIDS ở trước tòa sẽ có thể gây ra những rắc rối lớn. Vấn đề chiến tranh vi trùng là đặc biệt nhạy cảm. Và kông chính phủ nào muốn có bất kỳ sự ám chỉ bóng gió nào về chiến tranh vi trùng đượ đưa ra trước công chúng.

Người ta đã có một cuộc dàn xếp nhanh chóng bên ngoài toà án với số tiền không được tiết lộ, và công chúng mâấ dấu một vụ xì căng đan khoa học của thế kỷ. Người Pháp được chính thức chấp nhận là những người cùng phát hiện ra vi rút gây ra AIDS, và năm sau Gallo và Montagier cùng bắt đầu thu 100.000 đôla hàng năm từ bản quyền phát minh về cách thử máu dùng để phát hiện các hág thể vi rút HIV.

Câu chuyện nguồn gốc từ khỉ của Gallo vẫn là câu chuyện AIDS chính thức. Dẫu sao thì một số rạn nứt trong thuyết khỉ đã xuất hiện trên sách báo. Ngày 2 tháng 6 năm 1988, một bài nhan đề “Nghiên cứu bác bỏ ý kiến cho rằng vi rút gây AIDS ở người bắt nguồn từ khỉ” xuất hiện trên tờ Thời báo Los Angeles. Trong quá trình giải mã và so sánh cấu trúc gene của vi rút ở khỉ với vi rút gây AIDS ở người, các nhà sinh học phân tử ở Nhật đã phát hiện ra rằng các chuỗi gene của hai loại vi rút đó khác nhau hơn 50%. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng không có mối liên hệ gene giữa khỉ xanh và vi rút gây AIDS. Phát hiện của các nhà sinh học phân tử Nhật Bản hoàn toàn trái ngược với quan điểm chính thức của Gallo và Essex.

Các nhà đìều tra Nhật Bản đặc biệt phê phán Myron (Max) Essex và Phyllis Kanki của khoa Y trường đại học Harvard, là những người “đã phát hiện” một vi rút gây AIDS thứ hai ở khỉ xanh châu Phi mà ban đầu đã được thông báo trong giới y học và giới truyền thông. Nhưng loại vi rút gây AIDS “thứ hai“ của Essex và Kanki tỏ ra là một loại vi rút “ô nhiễm” khác.        Nguồn gốc của vi rút khỉ ô nhiễm được dò ra là ở phòng thí nghiệm riêng của các nhà nghiên cứu ở đại học Harvard.

Nếu vi rút gây AIDS của người không liên quan tới khỉ xanh châu Phi thì nguồn gốc của nó là gì ? Theo Robert Steinbrook, người viết về những vấn đề y học trên tờ Thời báo Los Angeles : “Những phát hiện mới (của Nhật Bản) hỗ trợ hững cách giải thích khác về nguồn gốc vi rút gây AIDS của người. Đó là, chúng khởi đầu từ nững tổ tiên chung của người và linh trưởng, chúng hiện diện trong các nhóm người biệt lập vài trăm hay vài ngàn năm, hay sự tồn tại của vi rút giống như vi rút gây AIDS nguyên mẫu trước đây chưa được nhận ra, lần đầu tiên nhiễm sang người trong thời hiện đại.” Tôi cố hiểu người viết định nói gì, nhưng dường như đó là cách nói lập lờ để che dấu tư tưởng khoa học rối rắm và nguồn gốc thật sự của HIV.

Phi vụ làm ăn từ con khỉ của Gallo thật ra là một sự xào nấu sự thật và viễn tưởng. Điều rõ ràng là vị chuyên gia vi rút hàng đầu thế giới ấy không thể bao giờ cũng phân biệt được giữa các vi rút ở loài vật và vi rút ở người, cũng không thể lúc nào cũng phân biệt được các vi rút phòng thí nghiệm ô nhiễm với vi rút trong tự nhiên. Tuy vi rút HIV của ông và vi rút của Pháp được chứng minh là đồng nhất, ông ta vẫn khẳng định chúng là những vi rút hoàn toàn khác nhau. Thế mà ông vẫn là vị vua về AIDS, được kính trọng, tôn vinh, được thưởng hậu hĩ bởi giới quan chức khoa học và y học.

Gần đây, vương quốc của Gallo tại Viện Ung thư quốc gia có dấu hiệu sụp đổ. Các nhà điều tra độc lập tại Viện Ung thư quốc gia đã kết luận rằng ông đã giả mạo và mạo nhận các ấn phẩm khoa học của mình. Tiến sĩ Prem Sarin, nguyên phó phòng của ông ở phongd thí nghiệm Viện Ung thư quốc gia, bị bồi thẩm đoàn truy tố về tội đã nhận tiền bất hợp pháp từ một công ty thuốc và dối trá trong các bản khai tài chính. Các viên chức Viện Ung thư quốc gia tố cáo Gallo có hành vi vô đạo đức và kiến nghị vĩnh viễn không cho Mikulas Poporic, phó phòng hiện nay của ông, được nghiên cứu y học.

Hòa cùng những phiền toái khoa học hiện tại của Gallo là những lời ầm ỹ trong giới truyền thông gợi ý rằng AIDS có thể đã bắt đầu từ các cuộc thử nghiệm trên người hay các vác-xin bị nhiễm trùng.

AIDS có phải là một bệnh dịch do người tạo ra ? Một số câu chuyện trên sách báo những năm 1991-1992 dường như chỉ theo hướng đó.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#12 Đã gửi : 30/09/2005 lúc 06:11:10(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

6. Những nguồn gốc của HIV.

Cuối những năm 1980, giới truyền thông trước kia mê mẩn Gallo, nay trở nên chê bai đạo đức của ông và “phát hiện” của ông về vi rút gây AIDS. Câu chuyện khỉ xanh và quan điểm AIDS “từ châu Phi” vẫn còn lan truyền rộng rãi, nhưng các thuyết khác về nguồn gốc của AIDS đã được phép trình bày.

Ngày 11 tháng 5 năm 1987, một câu chuyện rất quan trọng về AIDS xuất hiện trên trang đầu của tờ Thời báo Luân đôn, một trong những tờ báo uy tín nhất thế giới. Tiêu đề bài báo là “Vác-xin đậu mùa kích hoạt vi rút gây AIDS”. Câu chuyện do biên tập viên khoa học Pearce Wright viết, gợi ra rằng chương trình vác-xin xóa bệnh đậu mùa do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bảo trợ chịu trách nhiệm về việc để AIDS lan tràn ở châu Phi.

Giữa những năm 1966-1977, hầu hết 100 triệu người da đen sống ở Trung Phi đã được WHO tiêm chủng. Giờ đây, các nhà khoa học đoán rằng vác-xin đậu mùa có thể đã đánh thức sự lây nhiễm của vi rút gây AIDS “đang ngủ” trên lục địa này.

Pearce Wright nhận xét rằng mối liên quan của vác-xin đậu mùa với AIDS có thể giải thích tại sao Braxin, nước Nam Mỹ duy nhất được nằm trong chiến dịch xóa bệnh của WHO, và đồng thời có số trường hợp AIDS cao nhất trong ku vực. Ngoài ra, xấp xỉ 14.000 người Haiti làm việc ở Trung Phi đã được tiêm chủng trong chiến dịch đậu mùa, điều đó giải thích tại sao AIDS cũng ùng phát ở Trung Phi.

Một viên chức WHO thừa nhận :”Bây giờ tôi tin thuyết vác-xin đậu mùa là lời giải thích cho sự bùng nổ AIDS ử châu Phi”. Robert Gallo nói thêm :”Mối liên hệ giữa chương trình của WHO và bệnh dịch là một giả thuyết quan trọng và đáng chú ý. Tôi không thể nói rằng nó thực sự đã xảy ra, nhưng tôi cho rằng trong một số năm, việc sử dụng vác-xin giống như là loại dùng cho bệnh đậu mùa có thể đã kích hoạt nguồn lây nhiễm đang ngủ như AIDS”.

Phóng viên Jon Rappoport nghiên cứu câu chuyện của tờ Thời báo và viết một bài ngắn cho tờ Tuần báo Los Angeles (5-6-1987). Khi được Rappoport hỏi, các chuyên gia y học địa phương có xu hướng nghi ngờ thuyết vác-xin :”Hãy nói với tờ tuần báo rằng vác-xin đậu mùa có lẽ không phải là cái kích hoạt AIDS, mà nếu như nó liên quan đến AIDS – có nhiều lý do để nghi ngờ điều này – thì nó đúng hơn là vật đã mang các vi sinh vật gây ra AIDS mà không được nhận ra”.

Rappoport hoang mang vì tại sao không thấy nói gì đến câu chuyện đậu mùa trên các phương tiện truyền thông chính của Mỹ. Ông đã tiếp xúc với các phát ngôn viên của Associated Press (Hiệp hội báo chí) ở Boston, Washington và New York; Reuters ở Liên Hợp Quốc và Liên đoàn báo chí quốc tế ở New York. Tất cả các cơ quan đó “nói rằng họ không nghe nói gì về câu chuyện từ Luân đôn”.

Sau khi câu chuyện đó bị ỉm đi ở Mỹ, Gallo không bao giờ nêu lại vấn đề đậu mùa trong công luận. Việc ém nhẹm hoàn toàn tin tức về mối liên quan giữa vác-xin đậu mùa với AIDS là một ví dụ nổi bật cho người ta thấy rõ các cơ quan truyền thông chủ yếu đang bị kiểm soát và kiểm duyệt ở Mỹ.

Trong những năm 1966-1977, Tổ chức Y tế thế giới quản lý 2,4 tỷ liều vác-xin đậu mùa trên toàn thế giới. Có thể nào một lô vác-xin trong số đó chứa vi rút chế tạo bằng công nghệ gene nhằm mục đích chiến tranh vi trùng không ? Theo Những phát súng thần kỳ của Allan Chase “Liên Xô tặng 140 triệu liều vác-xi, Mỹ 40 triệu, hai mươi quốc gia khác tổng cộng 220 triệu liều khác. Số còn lại hai tỷ liều vác-xin được chế tạo trong các phòng thí nghiệm mới lập ở các nước thế giới thứ ba với sự giúp đỡ của các chuyên gia WHO”.

Liệu AIDS có được đưa vào nhiều triệu người châu Phi trong chương trình vác-xin của WO không ? Các tế bào người và động vật chứa chấp mọi loại vi rút, bao gồm các vi rút vẫn chưa được khám phá. Việc nuôi cấy tế bào mô động vật thường được dùng trong chế tạo các vác-xin chống vi rút. Do đó, khả năng nhiễm vi rút động vật vào vác-xin là một mối nguy hiểm thường trực trong sản xuất vác-xin của ngành dược.

Phần lớn mọi người cho là vác-xin “vô trùng” và không có mầm bệnh. Các dụng cụ và sản phẩm y tế có thể tẩy trùng bằng lò hấp ở nhiệt độ và áp suất cao. Tuy nhiên, việc khử trùng vác-xin sẽ làm hỏng prôtêin miễn dịch cần thiết trong vác-xin. Như vậy, vác-xin có thể được “khử hoạt tính”, nhưng không phải là vô trùng.

Mặc dù rất cẩn thận, tỷ mỷ trong chế tạo vác-xin cho người, người ta biết rằng các vi rút động vật gây lây nhiễm vẫn sống sót qua quá trình chế tạo vác-xin. Trong những năm 1950, hàng triệu người đã được tiêm các vác-xin bại liệt tình cờ bị nhiễm vi rút khỉ gây ung thư tên là “SV 40”. Nguồn vi rút động vật này là các tế bào thận khỉ xanh sử dụng trong sản xuất vác-xin bại liệt. Các vấn đề nhiễm trùng vác-xin như vậy được giữ kín trước công luận, và mặc dầu biết trước có nguy hiểm, các công ty dược và các thầy thuốc thường bất chấp các ý kiến cho rằng AIDS có thể đã nảy sinh từ các vác-xin động vật bị nhiễm vi rút.

Các vi rút ung thư động vật cũng có trong huyết thanh bê bào thai, một sản phẩm từ máu, thường sử dụng như chất dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy tế bào mô động vật và người. Kết quả là các vi rút chứa trong huyết thanh bê có thể dịch chuyển như “các nhân tố lây nhiễm” vào sản phẩm vác-xin cuối cùng.

Vấn đề nhiễm trùng vác-xin bởi huyết thanh bê bào thai và mối liên hệ có thể có với HIV là chủ đề một bức thư của J.Grote nhan đề “Vi rút visna bò và nguồn gốc HIV”, được công bố trên Tập san của Hội Y học hoàng gia (Luân đôn) tháng 10 năm 1988. Vi rút bò visna (trông tương tự như HIV) được biết đã lây nhiễm sang huyết thanh bê bào thai dùng để sản xuất vác-xin. Bằng kính hiển vi cực mạnh, các hạt trông giống như vi rút đã bị phát hiện trong các vác-xin được chứng nhận dùng trong lâm sàng. Grote cảnh báo :”Dường như điều hết sức cốt tử là mọi vác-xin phải được xét nghiệm HIV trước khi dùng, và vi rút visna bò phải được tiếp tục điều tra về mối quan hệ với HIV và vai trò nhân quả có thể của nó trong sự tiến hóa thành AIDS”.

Hàng triệu người châu Phi bây giờ bị nhiễm vi rút gây AIDS. Một số lớn người như vậy hẳn không thể lây nhiễm trong một thời gian ngắn chỉ bởi tác động của vi rút khỉ xanh “nhảy loài” sang một người châu Phi. Lời giải thích lô gích nhất về sự lây nhiễm hàng triệu người châu Phi da đen là : các vác-xin sử dụng trong các chương trình tiêm chủng hàng loạt của WHO đã bị nhiễm vi rút sản sinh ra AIDS.

Sự lây nhiễm đó là tình cờ hay có dụng ý ? Việc chế tạo vác-xin đậu mùa trong những con bê là một “quá trình sạch” nhưng không phải là một quá trình vô trùng. Bị trói vào cái bàn mổ, các con bò cái bị giết và rồi treo ngang từ trên trần trong bảy ngày để làm vác-xin. Sau đó, các con bê con bị rạch và rút kiệt máu. Trong khi sản xuất vác-xin không thể ngăn ngừa sự lây nhiễm các vi rút bò. Các chi tiết kỹ thuật chính xác cho việc sản xuất vác-xin đậu mùa được cơ quan quản lý dược - thực phẩm Hoa Kỳ và WHO thiết lập.

Vi rút đậu mùa (bệnh đậu bò) cũng là một vi rút rất tốt dùng cho mục đích công nghệ gene. Bằng cách cấy ghép vào các đoạn ADN của vi rút đậu bò, các nhà khoa học có thể gắn thêm các phần của vi rút sinh bệnh khác như cúm, viêm gan, và các bệnh khác. Sự an toàn của công nghệ gene mới này vẫn chưa được xác định đầy đủ.

Tiến sĩ Frederich Deinhardt ở Munich (Đức) nói lên sự lo lắng về những mối nguy tiềm tàng của các vác-xin “tái tổ hợp” tại Hội nghị vác-xin bệnh đậu bò, được tổ chức tại Chevy Chase, Maryland tháng 11 năm 1984. Liệu một vi rút được đưa vào vác-xin đậu bò có “ổn định về mặt di truyền” ? Giả sử vi rút Epstein-Barr (vi rút đi kèm “hội chứng mệt kinh niên” giống như AIDS) được gắn vào vi rút đậu bò - đậu mùa, thì điều gì sẽ xảy ra “nếu một vi rút như vậy đột nhiên nhiễm vào và nhân lên trong các tế bào B của người” ? (Giống như các tế bào T, các tế bào máu trắng B rất cần thiết cho bảo vệ miễn dịch).

Sau đó, Deinhardt  hỏi một câu hỏi có ý nghĩa sâu sắc đối với thính giả tại hội nghị vác-xin cao cấp nhất đó :”Liệu chúng ta có một AIDS B không ?”. Nhà khoa học Đức này tuyệt đối nghiêm túc. “Tôi không có ý đùa cợt về việc này, ông nói thêm. Sau khi nêu câu hỏi về độ an toàn của vác-xin, mà không có câu trả lời nào, Deinhardt kết luận : “Thực sự có rất nhiều yêu cầu nghiên cứu cơ bản cần được chú ý đến”.

Không cần biết đến những lo lắng và nguy hiểm đó, quá trình chế tạo gene tái tổ hợp đó cứ tiếp tục. Một vi rút được gắn vào một vi rút khác trong sự hỗn loạn vô tận – và năm này qua năm khác nguy cơ về các bệnh mới “do người tạo ra” cho người và động vật trở nên ngày càng lớn hơn.

Đối với những người quan sát và người nghiên cứu âm mưu vi rút, “khoa học” xung quanh AIDS đưa ra nhiều câu hỏi. Đâu là nguồn gốc thật của các vi rút đột biến lạ lùng đó ? Làm thế nào có thể xác định vi rút nào xuất hiện “trong tự nhiên” và vi rút nào do con người tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng công nghệ tái tổ hợp gene. Vi rút nào là “của người” và vi rút nào đến từ các động vật ?

 

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#13 Đã gửi : 03/10/2005 lúc 05:13:04(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Nhà thú y Max Essex, cũng như Robert Gallo, đôi khi cũng vấp phải vấn đề nhầm lẫn vi rút này sang vi rút khác. Essex là nhà nghiên cứu AIDS đứng thứ hai trong nước. Những thử nghiệm trước khi có AIDS của ông với retrovirus của mèo giống như AIDS đã khiến ông nổi danh như một nhà vi rút học động vật hàng đầu. Năm 1986, Essex và đồng nghiệp của mình là Phyllis Kanki công bố khám phá của họ về một loại vi rút AIDS (HTLV-4) “mới” trong các mẫu máu của những người Tây Phi khỏe mạnh. Cái ông Luc Montagnier của Viện Pasteur lúc nào cũng có mặt lại kêu lên rằng ông ta là người đã khám phá ra vi rút HTLV-4 đầu tiên. Montagnier cũng đã phát hiện thấy vi rút này trong máu người Tây Phi và đặt tên là LAV-2.

Để làm phức tạp thêm các vấn đề khoa học, loại vi rút HTLV-4 của Essex có sự tương đồng nổi bật với retrovirus khỉ tên là STLV-3. Người viết về y học và cũng là thầy thuốc Lawrence K.Altman của tờ Thời báo New York (số ra ngày 9-4-1987) đã bàn về tình trạng khó xử đó trong một bài báo nhan đề “Hai loại vi rút AIDS thực sự tương tự đã làm nảy sinh vấn đề mới trong công tác nghiên cứu” Altman viết :“Liệu có loại vi rút khỉ khác nhảy loài vào dân châu Phi da đen không ? Nếu điều đó là thực, loại vi rút đó hẳn có thể đã tiến hóa thêm thành vi rút AIDS, tuy các nhà khoa học không có chứng cớ trực tiếp về điều đó”.

Người viết cho tờ Thời báo Los Angeles, Robert Steinbrook tuyên bố điều bí ẩn đó đã được giải quyết vào ngày 18 tháng 12 năm 1988. Loại vi rút HTLV-4 mới “của người” của Essex hóa ra là một loại vi rút khỉ đã tình cờ nhiễm vào các mẫu máu người của Essex. Nguồn lây nhiễm từ khỉ là do các mẫu máu của một con khỉ được cho nhiễm thử nghiệm một loại vi rút giống như AIDS tại Trung tâm Nghiên cứu linh trưởng thuộc khu vực New England ở Southborough, Massaschusetts.

Rõ ràng các chuyên gia danh tiếng nhất thế giới gặp khó khăn khi xác định nguồn gốc các loại vi rút. Vi rút bắt nguồn từ người hay từ động vật ? Hay nó đến từ một phòng thí nghiệm ? Câu trả lời chính xác dường như phụ thuộc vào uy tín của chuyên gia vi rút. Robert Steinbrook đưa ra lời cảnh báo từ Carol Mulder của trường Đại học Y Massaschusetts :”Câu chuyện này cần coi như một lời cảnh báo mạnh mẽ đối với tất cả các chuyên gia vi rút để kiểm tra mọi loại vi rút mới được phát hiện, đối chiếu với các loại vi rút đã có trong phòng thí nghiệm”.

Tuy các nhà khoa học Nhật Bản kết luận không có mối liên hệ di truyền giữa vi rút khỉ xanh châu Phi và vi rút AIDS, các chuyên gia vi rút hàng đầu của Mỹ cứ bám chặt lấy thuyết khỉ về nguồn gốc AIDS. Jonas Salk, người khởi đầu thần thoại của vác-xin bại liệt đã công bố rằng vi rút khỉ thoát vào cộng đồng người khoảng 900 năm trước đây. Ông tin rằng những người châu Phi đã chết vì AIDS không được chẩn đoán ra trong nhiều năm. Ý kiến cho rằng HIV từ các thí nghiệm động vật do các chuyên gia vi rút và các bác sĩ thú y thực hiện, đã không bao giờ được xem xét. Điều gì xảy ra đối với các con vật sau khi chúng được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm vi rút ung thư ? Có phải chúng đều bị giết sau khi thử ?

Trong cuốn Cuộc truy lùng những kẻ giết người, June Goodfield quả quyết rằng các con tinh tinh sử dụng cho cuộc thử nghiệm viêm gan B đến từ hai khu động vật : một khu ở Luisiana và khu kia từ một đảo ngoài khơi bờ biển châu Phi của Liberia. Các con tinh tinh là những động vật duy nhất dễ mắc vi rút viêm gan B của người. Bà nói rằng, những con vật này không bị giết sau khi chúng được tiêm vác-xin viêm gan B. Sau thí nghiệm, các con tinh tinh được trả về khu vực thuộc Luisiana; còn các con tinh tinh Liberia được dần dần thích ứng lại với đời sống hoang dã.

Người ta không biết bao nhiêu động vật ở phòng thí nghiệm được trả về môi trường ban đầu của chúng. Tuy nhiên, việc chuyển các con vật trong phòng thí nghiệm đã bị nhiễm vi rút vào môi trường tự nhiên có thể giải thích “nguồn gốc” của một số vi rút được phát hiện thấy ở động vật “hoang dã”.

Năm 1991, giới truyền thông đưa ra một thuyết mới gợi ý rằng AIDS châu Phi có thể đã bùng phát do các cuộc thử nghiệm về bệnh sốt rét tiến hành trong những năm 1950 và trước nữa. Sự náo động được khơi mào nhờ một bài báo đăng trên tờ Nature (Thiên nhiên) ra ngày 28 tháng 11 năm 1991 :”AIDS; các con khỉ và bệnh sốt rét” của tác giả Charles Gilks, một nhà nghiên cứu ở Oxford và Viện nghiên cứu y học Kênya.

Khi lục qua sách báo y học châu Phi cũ, Gilks thấy các thí nghiệm y học trong đó các nhà nghiên cứu tiêm vào chính họ máu của tinh tinh và khỉ xồm đuôi dài nhằm xác định xem ký sinh trùng sốt rét của động vật có thể chuyển sang người được không. Các nghiên cứu đó có vài chục người tham gia. Gilks tự hỏi :”Các retrovirus của linh trưởng có thể đã được truyền sang người hay các con kỉ khác do các thí nghiệm với bệnh sốt rét của linh trưởng hay không ? Câu trả lời cho câu hỏi đó có thể giải thích nguồn gốc bệnh dịch AIDS. Hy vọng rằng những ai tiếp cận tài liệu này sẽ kiểm tra giả thuyết của tôi để cuộc tranh luận về nguồn gốc của AIDS có thể trở nên khoa học hơn”.

Vài tháng sau khi trình bày thuyết sốt rét của  Gilks, giới truyền thông quay sang một thuyết có tính khiêu khích khác công bố trong tạp chí Rolling Stone (Hòn đá lăn) ra ngày 19 tháng 3 năm 1992 :”Nguồn gốc của AIDS : Một thuyết mới gây sửng sốt nhằm trả lời câu hỏi : Đó là hành động của Chúa hay là một hành động của con người ?”. Phóng viên Tom Curtis cho rằng cuộc bùng phát ở châu Phi có thể là do các vác-xin bại liệt bị nhiễm “SV 40”, một loại vi rút khỉ. Giữa những năm 1954 và 1963, ba mươi triệu người châu Phi đã được tiêm vác-xin bại liệt.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#14 Đã gửi : 05/10/2005 lúc 03:17:01(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Vì không có các mẫu vác-xin gốc để kiểm tra, các chuyên gia vi rút mau chóng chỉ ra rằng thuyết của Curtis không thể được chứng minh hay bác bỏ. Curtis tất nhiên hỏi ý kiến chuyên môn của Gallo, kết quả là có năm đoạn thông tin khó hiểu về vi rút của Gallo được đăng báo. Song khi Curtis báo cáo cho Gallo về việc chuẩn bị và phân phát vác-xin bại liệt trong những năm 1950, Gallo thừa nhận rằng sự lây nhiễm AIDS theo cách đó là “có khả năng về lý thuyết”. Cả Gallo lẫn Curtis đều không nhắc đến mối liên hệ của vác-xin đậu mùa với AIDS vốn là các đề tài trên tờ Thời báo Luân Đôn hồi tháng 5 năm 1987.

Sự liên hệ của vác-xin bại liệt với AIDS được lan truyền rộng rãi trên đài phát thanh và truyền hình. Nhưng câu chuyện “SV 40” chỉ là tin cũ đối với các nhà hoạt động chống vác-xin, những người đã nói nhiều năm rằng vác-xin bị nhiễm trùng có thể nguy hiểm. Dẫu thế nào thì câu chuyện của Curtis cũng quan trọng vì nó báo động cho công chúng việc vác-xin thương mại có thể chứa các vi rút động vật gây ung thư.

Tờ Tin tức MỹBáo cáo Thế giới (số ra ngày 30-3-1992) đăng thuyết vác-xin trên trang bìa và nhắc độc giả về các thuyết AIDS khác. “Thuyết vác-xin bại liệt chắc chắn không phải là ý đồ đầu tiên giải thích nguồn gốc của AIDS, và nó cũng không phải là thuyết lạ lùng nhất. Còn có thuyết “tình dục kỳ quái”, dựa trên các báo cáo rằng có những bộ lạc ở Tây Phi tiêm máu khỉ vào đùi và lưng để tăng hưng phấn tình dục. Năm ngoái, một bức thư xuất hiện trên tập san y học Anh Lưỡi dao chích, nói đến hnững ý đồ kỳ quặc không kém (không kể là thất bại) của các bác sĩ châu Âu trongnhwngx năm 1920 muốn tăng cường năng lực tình dục yếu kém của những đàn ông có tuổi bằng cách tiêm một chất lấy từ tinh hoàn khỉ”.

Câu chuyện vác-xin viêm gan B và chuyện vác-xin đậu mùa của WHO được giữ bí mật không cho công chúng Mỹ biết. Nhưng giờ đây, khi mà công chúng đã được biết các cuộc thí nghiệm bệnh sốt rét và các vác-xin bại liệt bị nhiễm trùng có thể là những nguồn gốc của AIDS, Strecker và tôi không hiểu có phải giới truyền thông đang chuẩn bị tinh thần cho công chúng về một câu chuyện lô gích hơn rằng AIDS là căn bệnh do con người gây ra bằng vi rút công nghệ gene trong phòng thí nghiệm hay không.

Tất cả những sự không bình thường đó của khoa học về AIDS không thể qua mặt các nhà điều tra và nghiên cứu về âm mưu đang tìm kiếm sự thật về nguồn gốc của AIDS. Jonathan Vankin ghi nhận rằng niều nghiên cứu do Chính phủ Mỹ bảo trợ là bí mật – còn các nghiên cứu khác chỉ các nhà khoa học kác hiểu được. Trong cuốn Âm mưu, giấu diếm và tội ác : Sự điều khiển và kiểm soát ý nghĩ ở Mỹ, Vankin viết : “Sự hiểu biết khoa học của công chúng thì hạn hẹp, phụ thuộc hoàn toàn vào phía thứ ba là những người giải thích và các chuyên gia giỏi, những người có những mối quan tâm riêng. Vì thế mà hiểu biết chung về khoa học, và quan trọng hơn là hiểu khoa học vận hành ra sao, là cực thấp. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang có được sự thật khách quan, khi thực sự thấy là một quá trình chính trị mang nặng tín cá nhân, bao gồm hàng tỉ đô la, những danh tiếng lớn, những cái tôi và các hệ thống đức tin đã và đang kiểm duyệt những khoảng lớn sự thật và lý thuyết”.

Vankin có tin AIDS là “một thử nghiệm khoa học ma quỷ” hay không ? Ông giải thích :”Ai biết được ? Chính tôi có khuynh hướng nghi ngờ nó. Dĩ nhiên nó có thể, vì khi nó đã xảy ra, không ai ở cương vị thực hiện một điều như vậy lại cho rằng đó là thử nghiệm ma quỷ”.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#15 Đã gửi : 07/10/2005 lúc 03:12:06(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

7. AIDS : Căn bệnh mới hay cũ ?

AIDS có được “đưa” vào cộng đồng đồng tính thông qua thử nghiệm viêm gan B ở thành phố New York tháng 11 năm 1978 hay không ? Hay HIV có trong dân đồng tính ở Manhattan trước năm đó ? Những câu hỏi quan trọng đó chưa bao giờ được trả lời đầy đủ bởi cơ quan có thẩm quyền về AIDS.

Có sự nhất trí chung là các mẫu máu cũ (trước năm 1978) của người Mỹ đều có xét nghiệm âm tính đối với kháng thể HIV. Đây là lý do tại sao hầu hết các nhà dịch tễ học tin HIV được đưa vào Mỹ khoảng năm 1978.

Các mẫu máu trước năm 1978 lấy từ những người đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm viêm gan của Szmuness có xét nghiệm âm tính với HIV. Tuy nhiên, việc xem xét các mẫu máu của các năm 1978-1979 lưu giữ tại Trung tâm Máu thành phố New York được báo cáo là có 6,6% số người đồng tính được tiêm vác-xin viêm gan là dương tính HIV.

Làm thế nào mà những người đồng tính trở thành dương tính HIV trong năm 1978 ? HIV có mặt ở thành phố New York trước năm 1978 hay không ? Và nếu HIV có mặt trong dân đồng tính trước năm 1978, vi rút đó có nhiễm vác-xin của Szmuness được làm từ máu của những đàn ông đồng tính mang vi rút viêm gan B hay không ?

Không có lẽ nguồn lây nhiễm của HIV là máu gom lại của dân đồng tính được dùng để làm vác- xin thí nghiệm, vì phải mất 65 tuần lễ để chế tạo vác-xin. Điều đó có nghĩa là việc sản xuất vác-xin của Szmuness bắt đầu từ năm 1977. Nếu HIV đã có trong cộng đồng người đồng tính Manhattan từ năm 1977 thì một số mẫu máu người đồng tính hải có xét nghiệm dương tính. Nhưng, như đã nói, các xét nghiệm máu người đồng tính năm 1977 là âm tính HIV.

HIV có được “đưa vào” vài trăm người đồng tính tình nguyện đã được tiêm vác-xi trong các tháng trước khi cuộc thử nghiệm của Szmuness chính thức bắt đầu tháng 11 năm 1978 hay không ? Khả năng này không thể bỏ qua.

Mặc dầu các câu hỏi đó không được trả lời, dường như rõ ràng rằng nguồn gốc của vi rút gây AIDS là từ cuộc thử nghiệm với dân đồng tính của Szmuness. Hơn nữa, không có trường hợp nào chứng minh có AIDS ở Manhattan được ghi trong các năm 1976, hoặc 1977 hay 1978. Theo các nhà dịch tễ học của Trung tâm kiểm soát bệnh tật, trường hợp chứng minh có AIDS đầu tiên ở người đồng tính xuất hiện ở Manhattan năm 1979, một thời gian ngắn sau khi cuộc thử nghiệm bắt đầu.

Năm 1982, một năm sau khi “chính thức” diễn ra dịch AIDS, không một chuyên gia nào về AIDS từng bình luận về mối liên quan rõ rệt giữa cuộc thử nghiệm trên dân đồng tính và sự bùng phát đặc biệt của AIDS trong cộng đồng đồng tính.

Sau khi tiến sĩ Robert Strecker công bố quan điểm của mình năm 1986, và sau khi cuốn sách AIDS và các bác sĩ thần chết được xuất bản năm1988, các chuyên gia đã hát minh những thuyết mới để giải thích AIDS đã bắt đầu ra sao trong cộng đồng đồng tính nam. Tiến sĩ Strecker và tôi cho là các nhà nghiên cứu AIDS của Chính phủ Mỹ đang tung ra những câu chuyện cho giới truyền thông nhằm đánh bại nghiên cứu của chúng tôi về nguồn gốc của AIDS.

Tiến sĩ Mathilde Krim, đồng Chủ tịch (cùng với Elizbeth Taylor) của Tổ chức nghiên cứu AIDS của Mỹ, cũng trình bày một thuyết khác nhưg nó nhanh chóng biến mất. Trong tạp chí Phỏng vấn (số ra tháng 2 năm 1987) Krim giải thích AIDS đã bắt đầu trong cộng đồng đồng tính nư thế nào : “Chúng ta có lẽ đã bắt đầu đưa AIDS vào nhữg người đàn ông đồng tính bằng cách tiêm chủng họ với globulin gama bị lây nhiễm, có lẽ đó là những gì đã xảy ra”. (Globulin gama là một sản phẩm máu tiêm được, hiện diện kháng nguyên, đôi khi được sử dụng để tạm thời tăng cường sự miễn dịch chống lại bệnh tật như viêm gan và các bệnh do vi rút khác).

Theo Krim, máu gom lại được dùng trong sản xuất globulin gama đã tình cừ bị nhiễm vi rút AIDS. Máu bị nhiễm đó có lẽ lấy từ các tù nhân bị giam ở châu Phi và Caribê. Bà ta mau chóng bác bỏ mọi sự liên hệ với cuộc thử nghiệm viêm gan B năm 1978 bằng cách tuyên bố (sai lầm) rằng “chúng ta đã có ca AIDS trước đó”. Ba khăng khăng cho rằng các ca AIDS “xảy ra ít nhất 5 năm trước đó” và kết luận rằng “AIDS hẳn phải xảy ra vào đầu những năm 1970”. (Như đã nêu trên, Trung tâm kiểm soát bệnh tật đã tìm ra ca AIDS đầu tiên ở thành phố New York năm 1979).

Mặc dầu Krim có đưa ra quan điểm về nguồn gốc của AIDS, tôi không bao giờ thấy lại thuyết của bà trên các sách báo, hay nghe thấy bất kỳ nhà nghiên cứu AIDS nào bình luận về nó. Lý do, có lẽ là thuyết của bà có quá nhiều lổ hổng và sự không chính xác khiến không ai có thể ủng hộ.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#16 Đã gửi : 15/10/2005 lúc 04:50:26(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Trong việc đánh giá nguồn gốc của AIDS, điều quan trọng là nhận ra rằng không có sự nhất trí khoa học về hai câu hỏi chủ chốt về AIDS và HIV : AIDS là một bệnh mới hay bệnh cũ ?  HIV là một vi rút mới hay vi rút cũ ?

Hai câu hỏi đó bị làm phúc tạp thêm bởi sự thực là AIDS vừa là một bệnh vừa là một sự xác định. Là sự xác định, AIDS phải gây ra bởi HIV, vi rút AIDS. Cũng là sự xác định, “bệnh” AIDS bao gồm những lây nhiễm “cơ hội” đặc thù, phần lớn các lây nhiễm đó là các bệnh “” (có trước khi “đưa vào” vi rút gây AIDS).

Ví dụ, các bệnh liên quan đến AIDS như u ác tính trên da đã được biết đến trên một thế kỷ; bệnh viêm phổi pneumocystis carinii đã được biết đến trên một nửa thế kỷ. Tình trạng bối rối không biết AIDS là bệnh mới hay cũ càng tồi tệ thêm khi các nhà nghiên cứu AIDS tuyên bố phát hiện lại các ca “” của u ác tín trên da và viêm phổi pneumocystis carinii ghi trong ấn phẩm y học – và rồi kết luận rằng “các ca AIDS đã từng có ở đâu đó một thời gian dài”.Cho tới gần đây, phần lớn các chuyên gia AIDS đã thừa nhận rằng HIV là một vi rút “mới”, có (ở Mỹ) từ những năm 1970; cụ thể hơn là năm 1978. Trong cuốn Săn lùng vi rút, Robert Gallo tuyên bố :”Vi rút gây AIDS chắc chắn trở nên lan tràn lần đầu tiên chỉ trong những năm 1970, ít nhất là ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác, nhưng đã tồn tại ở con người trước khi nó được nhận ra”. Như đã nêu, nhà koa học huyền thoại Jonas Salk nói rằng vi rút gây AIDS đã có 900 năm nay rồi.

Còn một nguồn gây bối rối nữa là máu “” có thể có xét nghiệm “giả dương tính” HIV. Một số xét nghiệm máu người châu Phi thoạt tiên được báo cáo là “dương tính” sau này được xét nghiệm bằng các phương pháp tinh vi hơn lại thấy rằng “âm tính”. Ấy vậy mà những xét nghiệm “giả dương tính” đó đã được sử dụng làm chứng cớ rằng việc nhiễm HIV đã có ở châu Phi “trong một thời gian dài”.

Một kỹ thuật mới trong phòng thí nghiệm dựa trên “dò AND” được coi là một xét nghiệm “cụ thể” về nhiễm HIV, song điều đó còn cần xem xét. Một số nhà nghiên cứu AIDS bây giờ dùng xét nghiệm AND để chứng minh các lây nhiễm “” (trước năm 1978) gây nên bởi HIV. Trong vi sinh vật học, việc chứng min tuyệt đối về nguyên nhân gây bệnh, theo truyền thống, đòi hỏi phải “cấy” và xét nghiệm sinh hóa vi trùng “sống” bị nghi ngờ, lấy từ tổ chức bệnh hay các chất lỏng của cơ thể. Nhưng không bao giờ nó lại bao gồm “chứng cứ” các phân tích AND của các mô chết. Công nghệ AND mới có chứng tỏ 100% chính xác phát hiện lây nhiễm một tác nhân vi sinh vật “cụ thể” hay không, điều đó còn cần phải xem xét. Nhưng một số nhà khoa học đã chấp nhận các kết quả xét nghiệm AND như chứng cớ tuyệt đối rằng các lây nhiễm AIDS là “” với sự có mặt của HIV.

Mọi người đồng ý rằng, các xét nghiệm máu HIV hiện tại không chính xác 100% trong chẩn đoán nhiễm HIV. Các xét nghiệm HIV “giả dương tính” dù rằng kông có HIV. Ví dụ, mùa thu năm 1991, bác sĩ nội trú của tôi cương quyết đề nghị tôi tiêm vác-xin chống vi rút cúm “Bắc Kinh”đang lan đến, vì dịch này dự đoán là nghiêm trọng (thực ra nó không nghiêm trọng).

Thông thường tôi từ chối tiêm vác-xin vì có những lý do rõ ràng. Tuy nhiên, bác sĩ của tôi cứ khăng khăng phải tiêm. Để khỏi làm ông ta thất vọng, tôi đồng ý. Hai tháng sau khi tiêm vác-xin cúm, tôi đọc trong tờ Thời báo New York (số ra ngày 19-12-1991) rằng một số người cho máu mà đã tiêm phòng cúm Bắc Kinh được xét ngihệm dương tính HIV – và cũng có xét nghiệm dương tính với hai loại vi rút khác ! Khi xét nghiệm máu tiếp, các xét nghiệm “dương tính” HIV được xác định là “giả dương tính”.

Các nhà khoa học bối rối. Bình luận về sự bí ẩn đó của khoa học, James Mason, trưởng ban Y tế cộng đồng, cam đoan với công chúng rằng “không có khả năng vác-xin chứa bất kỳ loại nào trong ba loại vi rút ấy”. Là người đã tiêm vác-xin cúm, tôi hy vọng đánh giá của Mason chính xác. Toàn bộ câu chuyện đó kiến tôi lại nghi ngờ rằng nếu những người nhận vác-xin cúm Bắc Kinh có thể xét nghiệm “dương tính” HIV, thì độ tin cậy của các xét nghiệm AIDS nư thế trong trường hợp phát hiện các ca AIDS “” trước năm 1978 chắc chắn là đáng ngờ.

Trong thực tế, khoa học về AIDS là một “giả khoa học”. Giả khoa học nhằm làm nhầm lẫn và bối rối đến tuyệt vọng những ai đi tìm lý do và sự thật. Các nhà khoa học về AIDS đã thường có lỗi trong việc tăng cường các thông tin đánh lạc hướng bằng cách cố thuyết phục mọi người rằng sai là đúng và đúng là sai.

Lý do để đưa tin lạc hướg về AIDS là rõ ràng : che dấu nguồn gốc rằng chính con người tạo ra bệnh này.

Mùa thu năm 1987, một nhóm các thầy thuốc đã báo cáo một ca AIDS “” từ năm 1968. Bệnh nhân là một thiếu niên da đen  tuổi tên là Robert, hơi chậm phát triển, đến từ St. Louis, Misouri. Trong năm cuối đời, Robert ốm gầy mòn với căn bệnh quái dị gây phù nề nghiêm trọng hai chân và bộ phận sinh dục. Khi mổ xác, nhà bệnh lý học thấy các tổn thương bên trong của u ác tính trên da, bệnh ung thư mà hai thập kỷ sau sẽ đi đôi với AIDS. Sự việc cậu bé có triệu chứng u ác tính trên da (KS) ở trực tràng khiến các bác sĩ suy đoán có thể dịch AIDS “phát triển” từ trường hợp này. Được lưu giữ trongtrạng thái đông lạnh từ năm 1969, mẫu máu cũ của cậu bé được xét nghiệm HIV. Người ta cũng làm xét nghiệm AND với các mô tế bào còn lưu giữ. Các kết quả xét nghiệm máu và AND được báo cáo là dương tính HIV. Trường hợp của Robert được báo cáo trong Tập san Hội Y học Mỹ (JAMA) ngày 14 tháng 10 năm 1988.

Có phải vi rút của cậu bé “đồng nhất” với HIV ? Theo JAMA, “cậu thiếu niên có hoạt động tình dục này bị nhiễm một loại vi rút liên hệ chặt chẽ hoặc đồng nhất với vi rút suy giảm miễn dịch người (HIV) loại 1”.

Giới truyền thông lấy câu chuyện này như là “chứng cớ mạnh mẽ” rằng AIDS có mặt ở Mỹ trong những năm 1960. Tiến sĩ Strecker nghĩ đó là một âm mưu khác nhằm đánh lạc hướng công chúng.

Khuynh hướng tình dục của Robert thì không rõ, nhưng các bác sĩ hết sức cố gắng nói bóng gió rằng cậu bé 15 tuổi bị phù đã chết là người đồng tính. Khi mổ xác, sự khám nghiệm bệnh lý học phát hiện trực tràngbị viêm mãn tính với bệnh trĩ rất rõ, có các mụn có hậu môn và rất nhiều chổ trầy, rách. Đưa ngón tay vào trực tràng xem xét thì thấy “cơ hậu môn lỏng”. Cơ thắt hậu môn lỏng (thường hay gọi lơn là lổ hậu môn lỏng), cùng với các dấu hiệu khác ở hậu môn, tất cả được giải thích như các dấu hiệu cho thấy cậu bé là đồng tính.

Tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu nhà bệnh lý học khác ki cho ngón tay vào lổ hậu môn của nững xác chết có thể xác định ai là đồng tính và ai là có tính dục khác giới. Có lẽ một cuộc thử nghiệm trực tràng ở những gườ còn sống có thể quyết định độ chính xác về cảm nhận của các ngón tay các nhà bệnh lý học khi xác định thiên hướng tình dục.

Tờ Tuần tin tức (số ra ngày 9-11-1987) cũng tỏ ý khâm phục độ nhạy và tính tin cậy của việc xét nghiệm bằng ngón tay sau khi chết. Tuy người ta khẳng định Robert có quan hệ tình dục với một cô gái hàng xóm trước khi cậu bị bệnh, tiến sĩ William Drake, người tiến hành mổ xác “thấy những dấu hiệu của hành vi đồng tính, bao gồm bệnh trĩ và viêm, nói lên rằng cậu ta đã thường xuyên quan hệ qua đường hậu môn”. Tôi ngẫm nghĩ : Những kẻ bị trĩ sẽ cảm thấy hối hận.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#17 Đã gửi : 15/10/2005 lúc 04:51:17(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Mặc dầu có sự thật là cậu bé 15 tuổi nằm bệnh viện với sức khoẻ xấu dần đi trong 16 tháng cuối của cuộc đời ngắn ngủi, giới truyền thông suy đoán bừa về ản năng giới tính của Robert và chẩn đoán sau khi chết về tình dục đồng giới.

Memory Elvin-Lewis, một nhà vi sinh vật học đã nghiên cứu trường hợp của Robert, tuyên bố với tờ Tin tức Y học Mỹ (số ra ngày 11-12-1987) rằng “Chúng ta phải gọi đúng với tên của nó - một cậu bé giao hợp thường xuyên qua đường hậu môn”. Khi được phỏng vấn cho tờ tạp chí Nhân dân, tiến sĩ Lewis tin chắc các ca AIDS khác đã tồn tại từ những năm 1960, “nhưng lúc đó bệnh mới ở giai đoạn đầu”. Theo nhà vi sinh vật học :”Cơn dịch bệnh thật sự cần có những sự thái quá trong cách mạng tình dục của những năm 1970. Điều kiện đó xảy ra khi mà dân đồng tính chung chạ bừa bãi và nạn nghiện ma túy  khiến vi rút bành trướng và lan tràn”.

Năm 1990, giới truyền thông bám vào một ca AIDS “cũ” khác, bắt nguồn ở Manchester của nước Anh, năm 1959. Bệnh nhân là một thủy thủ hải quân không lấy vợ, đã chết vì viêm phổi pneumocystis carinii và nhiễm cytomegalovirus (một loại vi rút thuộc nhóm Herpes). Các chi tiết về ca bất thường này lần đầu tiên được báo cáo trong tập san y học Lưỡi dao chích (số ra ngày 7-7-1990), ca này được nêu chắc chắn là “nhiễm HIV ở Manchester vào năm 1959”. Trong lần này, xét nghiệm AIDS dương tính dựa trên công nghệ AND áp dụng cho những mô tế bào còn lưu giữ lại của người thủy thủ, “chứng tỏ” anh ta nhiễm HIV.

Giới truyền thông lại tóm lấy câu chuyện. Tờ Thời báo New York (số ra ngày 24-7-1990) dành một nửa trang 3 cho “ca AIDS cũ nhất được ghi chép lại, phát hiện bằng kỹ thuật mới”. Tiến sĩ Strecker tin rằng đây là trò rùm beng để giới truyền thông đánh lạc hướng những lời đồn đại đang tăng lên rằng AIDS là một cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng.

Báo cáo ngắn, có năm đoạn trong tháng 7 trên tạp san y học Lưỡi dao chích không nói gì đến chiến tranh vi trùng, nhưng những tờ báo lớn trên thế giới sử dụng trường hợp người thủy thủ này để bác bỏ câu chuyện hiến tranh vi trùng. Tờ Thời báo viết :”Ca này cũng bác bỏ những lời tố cáo công bố rộng rãi do các quan chức Xô viết đưa ra vài năm trước đây rằng AIDS phát sinh từ một vi rút thoát ra từ cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm bị thất bại hoặc là một tác nhân chiến tranh vi trùng. Vào thời điểm lây nhiễm của ca này, người ta chưa biết đến nhóm retrovirus của người, bao gồm vi rút gây AIDS. Lúc đó các nhà khoa học cũng không có các kỹ thuật công nghệ gene cần thiết để tạo ra một vi rút mới”.

Việc xác định HIV trong cơ thể người thủy thủ đã chết từ lâu nhắc tôi nhớ đến cuộc tranh cãi về việc Gallo ăn cắp vi rút của Montagnier. Khi phải đối mặt với vi rút LAV “sống” của Montagnier, khẳng định nó nhất định không phải là vi rút gây AIDS. Sau này, “vi rút HIV của Gallo” và “vi rút LAV của Montagnier” được chứng minh là một loại vi rút. Thực ra, các chuyên gia thấy rằng thành phần gene của các vi rút AIDS của Gallo và của Montagnier giống nhau về cấu trúc hơn bất kỳ hai loại vi rút gây AIDS nào khác đã được nghien cứu. Tìm được các chủng vi sinh HIV “đồng nhất” là cực hiếm vì HIV là một vi rút rất không ổn định, đột biến rộng và thay đổi cấu trúc gene đến mức 1% một năm.  Nếu các nhà khoa học có thể phát hiện HIV trong tổ chức tế bào đã chết, lưu giữ trong 31 năm, tôi không hiểu tại sao các chuyên gia vi rút không dùng cách dò AND mới trong cuộc tranh cãi Gallo-Montagier để xác định dứt khoát vi rút nào ra vi rút ấy.

Trong toàn bộ quá trình đọc và nghiên cứu, tôi thấy dường như “khoa học”chính thức của ngành y đầy rẫy một chất làm ô nhiễm mọi thứ liên quan đến việc nghiên cứu AIDS, chất đó là “chuyện nhảm nhí”.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#18 Đã gửi : 18/10/2005 lúc 04:31:57(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

8. Những người da đen.

Những người da đen hiểu rất rõ sự diệt chủng. Trong ba thế kỷ, họ đã bị bắt cóc từ các làng mạc châu Phi, bị xích rồi chở bằng tàu thủy đến châu Mỹ và đem bán làm nô lệ. Thời đó tình trạng nô lệ được coi là đúng về chính trị và được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều người cơ đốc da trắng. Sự đối xử vô nhân đạo đối với người da đen không gây nên mối quan tâm lớn nào đối với dân da trắng sống theo giáo lý của Giêsu và kinh thánh. Những người da đen bị coi là các con vật. Như vậy, những giáo lý của kinh thánh về tình anh em và tình yêu không áp dụng cho nô lệ.

Dân da đen hoàn toàn hiểu quyền lực và tai họa từ phía dân da trắng. Không may là người da đen vẫn còn chịu những ảnh hưởng tồi tệ của thành kiến bao thế kỷ bị xã hội bỏ rơi. Nạn giết người và AIDS nay là những nguyên nhân hàng đầu đem đến cái chết cho thanh niên da đen.

Mỗi người da đen đã nghe đồn đại rằng AIDS là một vi rút được tạo ra bằng kỹ thuật gene để giết hết chủng tộc da đen. Theo kết quả thăm dò của tờ Thời báo New York (số ra ngày 29-10-1990), 30% dân da đen ở New York đều thực sự tin rằng AIDS có thể là một vũ khí sinh học phân chủng đặc biệt được làm ra trong phòng thí nghiệm nhằm gây lan nhiễm và giết người da đen.

Louis Farrakhan, lãnh tụ tinh thần của dân tộc Hồi giáo, tố cáo các bác sĩ Do Thái đã tiêm AIDS cho các hài nhi da đen. Ông giảng giải rằng, những người Do Thái giàu có đứng đằng sau chương trình diệt chủng, y như cách họ đã câu kết chặt chẽ trong việc buôn nô lệ rất có lãi với các cơ sở của người Hà Lan.

Khi bàn về những niềm tin có tính chất kích động của Farrakhan, Morris Wolfe khẳng định rằng “nhiều người da đen, đặc biệt là đàn ông, bao gồm cả số lượng đang tăng lên các sinh viên đại học, bây giờ tìm đến sự lãnh đạo của Farrakhan. Ở đây có một cương kĩnh đơn giản : Không nam nữ bình đẳng hay các quyền của dân đồng tính, không nạo thai, không thịt heo, không ma túy hay rượu, không bàn cãi”.

Khi lần đầu tiên tôi gặp tiến sĩ Strecker, tôi đã hỏi về “mối liên hệ” của AIDS trong dân đòng tính với châu Phi. “Không có gì cả”, ông trả lời. “”Tất cả cái đó là màn che lớn để giấu diếm sự thật. Những người châu Phi đã bị nhiễm bệnh đó trong chương trình tiêm vác-xin đậu mùa. Châu Phi da đen bị định đoạt phải chết”.

Thoạt tiên, dự đoán của tiến sĩ Strecker về châu Phi dường như không có cơ sở. Nhưng tờ Thời báo (số ra ngày 16-2-1987) dẫn lời Sam Okware, Bộ trưởng Y tế Uganda, nói :”Đến năm 2000, cứ một trong hai người lớn hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm bệnh”.

Năm năm sau, bìa tờ tạp chí Thời báo Los Angeles (số ra ngày 1-3-1992) có hình một bà mẹ châu Phi da đen ôm con trong lòng. Tiêu đề là “Bản án tử hình của châu Phi : nơi mà phụ nữ bất lực, AIDS đang lan tràn không ngừng từ chồng sang vợ, mẹ sang con. Và một lục địa đang chết.” Câu chuyện của Scott Kraft khẳng định rằng vào năm 2000, ước tính có 15 triệu người da đen châu Phi sẽ chết vì AIDS.  Hiện tại, cứ bốn trong năm phụ nữ bị nhiễm AIDS là ở châu Phi. Tuy dân châu Phi chỉ chiếm 10% dân số thế giới, lục địa này chiếm hai phần ba số ca AIDS toàn thế giới.

WHO ước tính rằng 25% lực lượng lao động châu Phi sẽ bị quét sạch trong 20 năm tới, và tuổi thọ trung bình sẽ bị sụt từ 60 xuống 47.

Tiến sĩ Robert Strecker tin rằng “kế hoạch” độc ác đối với châu Phi được giải thích rõ ràng trong một bản ghi nhớ năm 1972 được công bố trong Bản tin WHO. Báo cáo đó chỉ rõ rằng sự lây nhiễm các retrovirus nào đó có thể đưa đến “sự tổn hại” đối với hệ thống miễn dịch, đặc biệt đối với các tế bào máu trắng được gọi là “các tế bào T”. Sự tổn hại hệ thống miễn dịch đó cũng có thể dẫn đến ung thư. WHO kiến nghị “đánh giá có hệ thống” các retrovirus ức chế miễn dịch ấy. Phần hai của bản ghi nhớ ấy duyệt lại những kết quả của các cuộc thử nghiệm lên động vật trước đây “dính líu nghiêm trọng đến bệnh của người và nghiên cứu lâm sàng”.

Cũng trong năm đó (1972), một tài liệu công bố trong Hồ sơ liên bang đề nghị nghiên cứu tiếp về “các kháng nguyên” vi khuẩn và vi rút đã giết một cách có lựa chọn các tế bào T trong máu. Ủy ban khoa học đã “hình dung” các cuộc thí nghiệm vác-xin lên người được tiến hành trên các nhóm cá thể cùng huyết thống “trong cuộc tiêm chủng phòng ngừa”. Nói rõ hơn, cụm từ “các nhóm cá thể cùng huyết thống” là để chỉ các trẻ em trong cùng một gia đình. “Trong cuộc tiêm chủng phòng ngừa” có nghĩa là với các trẻ em, người ta đã lén đưa vào các tác nhân lây nhiễm “thí nghiệm”(tức là “các kháng nguyên vi rút và vi khuẩn”) vào thời điểm tiêm chủng thường lệ. Các viên chức WHO nhấn mạnh sự cần thiết “lựa chọn một đám người có thể được kiểm soát thích hợp”.

Trong vòng vài năm diễn ra các cuộc thử nghiệm bí mật theo đề nghị ấy, một bệnh ức chế miễn dịch bí ẩn mới bắt đầu giết hàng triệu người da đen châu Phi.

Tiến sĩ Strecker đã đúng. Châu Phi da đen đang tiến tới diệt chủng.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#19 Đã gửi : 21/10/2005 lúc 05:18:45(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Các ca AIDS của châu Phi bắt đầu xuất hiện cùng khoảng thời gian với các ca AIDS được phát hiện ở ManhattanHaiti. Tuy Robert Gallo và Max Essex tuyên bố rằng một số mẫu máu châu Phi “” có kết quả xét nghiệm “dương tính”, sự thực vẫn là không có ca nào ở châu Phi sớm hơn cuối những năm 1970.

Trong cuốn Bệnh dịch học về AIDS, Thomas Quinn và Jonathan Mann viết : ”Những ca AIDS đầu tiên được khẳng định ở những người châu Phi cận Sahara đã được báo cáo từ châu Âu năm 1983”. Quinn và Mann cũng cảnh báo phải đề phòng những nguy cơ xét nghiệm máu “” của người châu Phi với ý đồ chứng tỏ “sự có mặt trong quá khứ của HIV-1 ở châu Phi”. Do vấn đề các xét nghiệm máu “giả dương tính”, giờ đây các nhà bệnh lý học tin rằng “một số báo cáo sớm về tần số cao của bệnh di truyền trong huyết thanh từ Đông và Tây Phi trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 bây giờ được xem là không thể giải thích được”.

Để chứng minh rằng AIDS không phải là một bệnh cũ ở châu Phi, một nhóm các nhà khoa học do J.W. Carswell lãnh đạo đã xét nghiệm máu của những người già không hoạt động tình dục, sống trong các nhà dưỡng lão ở Kampala – thành phố lớn nhất của Uganđa và là tâm điểm AIDS của châu Phi. Máu những người già được xét nghiệm đối chiếu với 716 người lớn khỏe mạnh, có hoạt động tình dục, sống trong cùng thành phố. Mười lăm phần trăm người khóe mạnh có kết quả xét nghiệm dương tính với các kháng thể HIV nhưng không có người già nào có kết quả xét nghiệm dương tính.

Nghiên cứu năm 1986 đó chỉ rõ vi rút HIV không hề có ở Uganđa trong một thời gian dài như Gallo và Essex đã công bố. Các nhà nghiên cứu kết luận : “Các kết quả trình bày ở đây không chứng minh cho các đề xuất trước đây rằng vi rút có thể bắt nguồn ở Uganđa; trái lại, nếu giải thích cho đúng, chúng cho thấy rõ nó chỉ mới đến nước này trong một thời gian gần đây thôi”.

Năm 1989, một nhóm khoa học khác đã điều tra sự nhiễm kháng thể HIV trong số dân San sống nửa du mục ở sa mạc Trung Kalahari ở Bốtxoana. Những người San được coi là chủng tộc cổ nhất hiện sống ở châu Phi. Những bộ xương kiểu người San có niên đại 15.000 năm hay hơn nữa. Lưu ý rằng “nguồn gốc của sự lây nhiễm retrovirus ở người là một vấn đề còn đang tranh luận”, nhóm khoa học này đã xét nghiệm 150 người San trưởng thành. Không có ai có kết quả xét nghiệm dương tính HIV.

Các kết quả của cuộc nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu khác, tất cả đều gợi lên nghi ngờ về nguồn gốc châu Phi của HIV và bác bỏ “sự thật” rằng HIV đã có ở đâu đó tại châu Phi hàng thế kỷ và hàng ngàn năm. Như tiến sĩ Strecker hay nói, “Nếu HIV ở đâu đó tại châu Phi lâu lắm rồi, thì nó ở đâu ?”.

Richard và Rosalind Chirimuuta, trong cuốn sách nghiên cứu cẩn thận và đầy đủ tư liệu của họ : AIDS, châu Phi và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã hết sức phê phán Robert Gallo và quyết tâm của ông ta chứng minh nguồn gốc châu Phi của AIDS và HIV. Họ cho rằng công trình khoa học của ông ta “ dường như chịu ảnh hưởng của ám ảnh phân biệt chủng tộc”. Hai ông bà Chirimuuta bàn trên tờ Thời báo Luân Đôn về câu chuyện đậu mùa và khẳng định rằng HIV là một vi rút do con người tạo ra. Tuy các nhà khoa học đã bác bỏ thuyết con người tạo ra HIV do thiếu chứng cớ, các tác giả viết :”Không có chứng cớ có lẽ vì mọi người quá bận rộn săn đuổi thuyết về các con khỉ trong rừng rậm”.

Sau khi nhắc người đọc nhớ lại tai nạn chết người trong phòng thí nghiệm, trong đó “vi rút Marburg” đã được truyền từ các con khỉ xanh sang người năm 1977, ông bà Chirimuuta kết luận :”Nếu có sự thật nào trong giả thuyết cho rằng vi rút gây AIDS bắt nguồn từ các con khỉ, dường như điều thích hợp là phải điều tra về nghiên cứu y học hiện đại hơn là suy đoán rộng theo kiểu dốt nát và chướng tai về tục lệ và hành vi của những người châu Phi như vậy”.

Ở Mỹ, các cuộc thử nghiệm có tính chất phân biệt chủng tộc sử dụng những người da đen như những con chuột thí nghiệm giờ đây đã được mọi người biết đến. Trong năm 1932, một cuộc thử nghiệm y học do Cơ quan Y tế Mỹ tiến hành với 400 người lính canh da đen nghèo và mù chữ ở Tuskegee, bang Alabama. Tất cả đều bị bệnh giang mai. Các bác sĩ thực hiện cuộc thử nghiệm đã nói dối những người đàn ông đó và gia đình họ rằng họ bị “máu xấu”. Dưới sự giám sát của chính phủ và cơ quan có thẩm quyền về y tế, cuộc thử nghiệm ở Tuskegee đã kéo dài 40 năm.

Cuộc thử nghiệm có tính chất phân biệt chủng tộc đó vừa đơn giản, vừa độc ác. Các thầy thuốc muốn biết điều gì sẽ xảy ra với họ nếu ngừng điều trị giang mai. Các bác sĩ cam đoan với họ rằng họ sẽ được chăm sóc, chữa trị miễn phí căn bệnh “máu xấu” cho những người đàn ông này và cung cấp tất cả chăm sóc y tế miễn phí.

Những năm 1940, khi đã có pênixilin để chữa trị bệnh giang mai, những người đàn ông đó không được điều trị vì việc điều trị sẽ làm hỏng cuộc thử nghiệm y học. Suốt cuộc đời họ, họ không bao giờ biết rằng họ bị mắc bệnh hoa liễu nghiêm trọng, đe doạ tính mạng. Một số người đã truyền bệnh cho vợ và người yêu của họ qua đường tình dục. Một số cháu bé do các phụ nữ nhiễm bệnh đó sinh ra đã bị bệnh giang mai. Khi họ chết, những người làm cuộc thử nghiệm cung cấp tiền chi phí đám ma và chôn cất với điều kiện gia đình họ cho phép mổ xác ở một bệnh viện riêng dành cho cuộc nghiên cứu.

Trong phong trào nhân quyền của người da đen những năm 1960, Chính phủ Mỹ bị áp lực mạnh đòi chấm dứt cuộc thử nghiệm vô đạo đức và có tính chất phân biệt chủng tộc đó. Năm 1972, cuộc nghiên cứu bệnh giang mai ở Tuskegee cuối cùng đã bị xóa bỏ. Báo cáo cuối cùng của nghiên cứu bệnh giang mai ở Tuskegee xuất hiện trong cuốn Máu xấu của James H.Jones. Martin P.Levine cũng báo cáo về việc nghiên cứu gây chấn động này với hàm ý diệt chủng (“Máu xấu”, trên tờ Người New York, số ra ngày 16-2-1987). Levine nhấn mạnh rằng thử nghiệm ở Tuskegee được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát, đây cũng là cơ quan của chính phủ hiện đang theo dõi dịch AIDS.

Có nhiều người da đen tin rằng họ đang bị các nhà khoa học phân biệt chủng tộc Mỹ sử dụng như những kẻ có tội về căn bệnh AIDS. Ngay cả mối liên hệ của u ác tính trên da của dân đồng tính với u ác tính trên da (KS) của người châu Phi cũng chứng tỏ là giả. Khi xét ngiệm vi rút  AIDS, phần lớn các bệnh nhân KS châu Phi có HIV âm tính.

Ý nghĩa chính xác của KS coi như chỉ thị của nhiễm HIV và AIDS tiếp tục làm rối các nhà khoa học về AIDS. Cuối những năm 1970, KS không bao giờ là một chỉ thị của AIDS. Nhưng khi “đưa ra” vi rút gây AIDS, KS trở thành một bệnh ung thư thường thấy trong những người đồng tín nhiễm HIV. Theo định nghĩa, một bệnh nhân u da ác tính có xét nghiệm dương tính HIV được chẩn đoán là AIDS. Ngược lại, các bệnh nhân KS có HIV âm tính không thể chẩn đoán là AIDS.

Phớt lờ sự cần thiết phải đối chiếu một chẩn đoán lâm sàng KS với một xét nghiệm máu HIV, các nhà nghiên cứu giờ đây điều tra các ca KS “” và đặt ra thuyết về nguồn gốc AIDS. Năm 1987, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm Harold Katner và George Panker xem lại 28 ca KS chết người nhanh chóng, lúc ấy được phân loại lại là “các ca kháng nguyên có thể” của AIDS, và được đưa ra làm “chứng cớ” rằng AIDS không bắt nguồn ở châu Phi. Trên cơ sở của nghiên cứu trong thư viện ấy, Katner và Panker kết luận rằng vi rút AIDS có nguồn gốc “Âu - Mỹ” và rằng AIDS được “xuất khẩu” sang châu Phi, nhưng giọng điệu kỳ thị trong báo cáo của họ gợi ý rằng nó được xuất khẩu bởi những người đàn ông đồng tính Mỹ đã “từ bỏ lối sống tình dục khác giới”.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Offline daretofail  
#20 Đã gửi : 27/10/2005 lúc 04:58:58(UTC)
DareToFail

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-12-2004(UTC)
Bài viết: 138

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết

Trong một bức thư gởi người biên tập nhan đề “Nguồn gốc của AIDS” công bố trong Tạp chí Hội Y học Mỹ, Harold Katner suy đoán tiếp về vai trò của retrovirus ngựa, dê và bò trong sự bùng nổ AIDS. “Các vi rút đó được tìm thấy ở các động vật châu Âu và Mỹ, người ta báo cáo rằng tất cả các con vật này đã có những tiếp xúc tình dục của người, (như vậy) giải thích một cách có thể truyền bệnh giữa các loài”.

Trong một cố gắng khác “chứng tỏ” rằng các ca AIDS đã tồn tại trước khi đưa HIV ra ánh sáng cuối những năm 1970, một vài thầy thuốc Ixraen đã xem lại 19 ca trong sách báo y học gợi ra có “AIDS trong kỷ nguyên trước AIDS”. Mười sáu bệnh nhân đã nhiễm bệnh cơ hội, ba người có KS. Các ca đó là năm 1950 và gồm hai người đàn ông chắc chắn là đồng tính. Những người Ixraen kết luận :”Xét theo số liệu lịch sử, các ca AIDS không được phát hiện có dấu hiệu đã xảy ra rải rác trong kỷ nguyên trước AIDS”. Bài báo này được công bố trong ấn phẩm có uy tín Điểm qua các bệnh truyền nhiễm tháng 11 năm 1987.

Trước AIDS, tất cả các ca KS tôi gặp đều ở những người đàn ông Do Thái lớn tuổi. Cho tới nay, tôi chưa bao giờ thấy phụ nữ có KS, tuy các ca bẹnh của phụ nữ có được báo cáo. Ở Mỹ, trước khi có dịch, KS được chẩn đoán thường xuyên nhất là ở những người Do Thái.

Cho đến năm 1950, chỉ có 600 ca KS được ghi lại trong sách báo y tế thế giới. Rõ ràng các ca khác đã xảy ra nhưng không được ghi lại. Trong cuốn U ác tính trên da (1957), chuyên gia da liễu Sam Bluefarb viết :”Ở nhiều thành phố lớn, KS không được báo cáo trừ phi bệnh nhân có biểu hiện bất thường về bệnh này”.

Quan điểm của Bluefarb được nhắc lại năm 1973 khi ba chuyên gia da liễu ghi lại một trăm người New York có KS đủ chứng cứ. Một trăm bệnh nhân đó có tuổi từ 40 đến 89, trong đó 78 người là đàn ông, 53 là Do Thái, 18 là người Italia. Các thông tin sau này về 56 bệnh nhân tiết lộ rằng không ai chết vì bệnh đó. Các thầy thuốc viết báo cáo nhận xét “đây rõ ràng là một số đông bệnh nhân KS được báo cáo lần đầu tiên trong thế giới phương Tây”. Họ ước tín “mức độ và phạm vi phổ biến thực sự của KS có lẽ lớn hơn gấp vài lần con số ước tính mà sách báo đã công bố”.

Khi sử dụng kiểu lô gích “khoa học” để trình bày, các tập san hiện nay vẫn nói bóng gió rằng tình dục đồng tính, tình dục của người da đen, và tình dục động vật là gốc rể của AIDS, tôi có thể hình dung Louis Farrakhan tuyên bố có lý rằng những người Do Thái ở New York bị KS là những người chịu trách nhiệm về sự bùng phát AIDS không những ở Mỹ mà cả ở châu Phi nữa.

Năm 1992, qua bài của báo Đá lăn và sự rùm beng trên các phương tiện truyền thông, công chúng Mỹ được biết các vác-xin bại liệt bị nhiễm trùng chứa vi rút của khỉ xanh gây ung thư. Có thể nào AIDS ở châu Phi đã bắt nguồn từ vác-xin bại liệt được tiêm chủng cho nhiều triệu người da đen châu Phi trong những năm 1950 hay không ?

Khi người viết là Tom Curtis hỏi David Haymann về khả năng này, viên chức của WHO đó tuyên bố :”Nguồn gốc của vi rút HIV không quan trọng gì đối với khoa học hiện nay. Bất kỳ sự suy đoán nào về việc nó nảy sinh như thế nào đều chẳng quan trọng”. Giáo sư bệnh học William Haseltine của Đại học Harvard còn cương quyết hơn. Ông phát khùng “Ai để ý nguồn gốc là gì ? Ai thực sự để ý ? Nếu anh muốn làm điều gì tốt, hãy viết về những vấn đề người ta còn đang phải chịu đựng. Ai để ý nó đến từ đâu ? Đó là một câu hỏi không trả lời được”. Curtis nhấn mạh vấn đề này, nhưng Haseltine chấm dứt cuộc nó i chuyện :”Tôi không quan tâm bàn đến nó”, ông ta gằn mạnh.

Tôi không ngạc nhiên về thái độ của các viên chức của WHO đối với nguồn gốc của AIDS và HIV. Tháng 6 năm 1989, cuốn sách của tôi AIDS và các bác sĩ thần chết bị ỉm đi tại Hội nghị Quốc tế lần thứ năm về AIDS tổ chức ở Montreal, Canada. Cuốn sách được bán tại một cuộc triển lãm do hiệu sách Highway bảo trợ. Một viên chức của WHO (một trong những cơ quan tài trợ cho hội nghị) gây áp lực với các chủ hiệu sách của Canada để bỏ cuốn sách đó khỏi các giá sách. Những người bán sách bị đe dọa để phải tuân theo yêu cầu của viên chức đó.

Phóng viên Bill Andriette đã viết một mẫu tin ngắn về điều bất thường đó của WHO trong Hướng dẫn cho những người đồng tính Đông Bắc (tháng 7 năm 1989). Một nhân viên của WHO (đề nghị giấu tên) mô tả cuốn sách là “cuồng tín cánh hữu” và khẳng định nó chứa đựng “một số giả định thực sự kỳ quặc”. Nhân viên đó thừa nhận : “Chúng thôi thực sự không thể cấm bán cuốn sách đó”.

Phóng viên Bill Andriette đã bình luận về việc này : “Thật lạ là, WHO cảm thấy bị đe dọa vì sự phê phán của Cantwell đến nỗi họi nghĩ tốt nhất là ỉm cuốn sách của ông ở Montreal. Người ta không hiểu tại sao họ cảm thấy cần phải bảo vệ những người tham dự hội nghị, những người trong giới được cho là phải có đủ thông tin nhất về AIDS. WHO hẳn phải tin hoặc là những tố cáo của Cantwell có tính thuyết phục mạnh mẽ, hoặc những người đứng ở mũi nhọn cuộc chiến đấu toàn cầu chống căn bệnh này là cực kỳ ngờ nghệch, cả tin”.

Mặc tất cả những lầm lẫn lô gích quanh vấn đề AIDS và vi rút HIV, niễm tin rộng rãi về nguồn gốc châu Phi của AIDS vẫn vững chắc. Tuy vậy, nếu người ta cẩn thận theo dõi những mưu mô của khoa học về AIDS, rõ ràng có một số điểm đáng nghi về thuyết này. Điều lạ lùng là những điều nghi ngờ lại được nói ra bởi người Pháp đã phát hiện ra HIV là Luc Montagnier.

Năm 1988, Montagnier đưa ra một vài bình luận bất ngờ về AIDS châu Phi và những con khỉ xanh. Những lời nhạo báng của ông hiển nhiên là chĩa vào Gallo là người bị tố cáo ăn cắp vi rút AIDS của Montagnier từ Viện Pasteur. “Không có chứng cớ về bất kỳ nguồn cung cấp hay loài khỉ nào thực sự có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, vi rút gây AIDS”, Montagnier tuyên bố. Nguồn gốc của AIDS “tiếp tục là một bí ẩn”. Ông giải thích tiếp : “Người ta sử dụng những lý lẽ không thuyết phục để quy nguồn gốc của HIV về châu Phi. Một lý do được đưa ra là đã phát hiện vi rút gây AIDS trong mẫu huyết thanh của một phụ nữ ở Daia (Nay là nước Cộng hòa Dân chủ Công gô) trước năm 1970, những sự việc đó xảy ra cách đây không lâu, và không chứng minh cho việc vi rút nảy sinh lần đầu tiên từ vùng đó. Chúng ta phải rất cẩn thận trong việc đánh giá nguồn gốc của loại vi rút này, đây là vấn đề thực sự bí ẩn”.

Có nhiều câu hỏi không có câu trả lời về nguồn gốc của AIDS. Khi gác sang một bên câu chuyện người thủy thủ Manchester năm 1959 và cậu bé ở St. Louis năm 1968, có sự nhất trí chung là các ca dịch AIDS ở châu Phi, Haiti và New York đều xuất hiện khoảng cùng thời gian vào cuối những năm 1970. Từ điều đó, tôi kông bao giờ có thể hiểu được làm thế nào mà một bệnh dịch của người da đen tình dục khác giới ở Trung Phi có thể tự nó biến đổi thành bệnh dịch của người đồng tính da trắng ở Manhattan.

Không có chuyên gia AIDS nào giải thích được đầy đủ điều đó đã xảy ra như thế nào. Những “sự thực” bao quanh việc nhập khẩu AIDS từ châu Phi chắc chắn thách thức thuyết về nguồn gốc tình dục của AIDS. Trong thực tế, việc biến đổi một bệnh dịch của người tình dục khác giới châu Phi da đen thành một bệnh dịch của người đồng tính da trắng ở phía bên kia địa cầu là điều không thể được. Không bao giờ có thể xảy ra cái việc như “người ta” nói. Không bao giờ có bất kỳ “mối liên quan” nào giữa AIDS của Mỹ và AIDS của châu Phi. Chỉ đơn giản là nó không thể xảy ra. Dù các chuyên gia có nói gì chăng nữa.

Nhưng nếu các vác-xin chứa các tác nhân sinh học chết người được tiêm vào những người da đen ở châu Phi, và vào những người đàn ông đồng tính ở Manhattan, thì hoàn toàn có thể tạo ra một cuộc hủy diệt sinh học đối với người da đen và người da trắng, để loại bỏ có hiệu quả hai nhóm người “không ai ưa” hoàn toàn khỏi bề mặt trái đất và rồi đổ lỗi luôn cho họ là đã gây ra sự lây lan.

Bị cưỡng bức rời khỏi Lục địa đen nhiều thế kỷ trước đây, và xa khỏi tâm điểm bệnh dịch AIDS châu Phi, những người da đen Mỹ lại một lần nữa bị đưa vào một chương trình diệt chủng.

Năm 1980, AIDS chưa được biết đến trên hành tinh này. Năm 1980, AIDS là nguyên nhân đứng hàng thứ sáu gây ra cái chết trong dân da đen Mỹ. Đối với những người đàn ông đồng tính Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 35 đến 44, AIDS là nguyên nhân chết hàng đầu, chiếm tới 25% số người chết của nhóm này. Đối với nhóm đàn ông và phụ nữ Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 25 đến 35, AIDS là nguyên nhân chết đứng thứ hai.

Châu Phi da đen đã bị định đoạt phải chết. Tôi sợ rằng điều đó cuối cùng cũng đúng với người Mỹ da đen.

Thất bại không phải là kết thúc, và đôi khi không phải là điều tồi tệ. Nó cho người ta cơ hội để nhìn nhận vấn đề của mình chính xác hơn.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.