Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline one_connectionss  
#1 Đã gửi : 04/08/2008 lúc 11:21:58(UTC)
one_connectionss

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC)
Bài viết: 350

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết


Người chiến sĩ “chết cho… sự sống”
2:18, 04/08/2008





Bé Duy Minh trong vòng tay nội ngoại và đồng đội của cha (Ảnh: T.T).


Ngày 13/6/2006, Trung úy Nguyễn Thành Dũng đã trút hơi thở cuối cùng sau gần 5 năm chống chọi với căn bệnh AIDS, căn bệnh mà bọn tội phạm đã cố tình gây ra cho anh. Gương hi sinh của liệt sĩ Nguyễn Thành Dũng đã gây xúc động lớn trong toàn lực lượng CAND và trong các tầng lớp nhân dân, dấy lên một phong trào thi đua học tập gương chiến đấu, tận tụy, hi sinh của Nguyễn Thành Dũng…  

Có cái chết trở thành bất tử

Trung úy Nguyễn Thành Dũng, sinh năm 1970, tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TP HCM, trong một gia đình nghèo có 9 anh chị em. Sau thời gian dài trong quân ngũ, năm 1991, Dũng thi và theo học tại Trường Trung học Cảnh sát nhân dân, rồi trở thành cán bộ trinh sát thuộc Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận 11, TP HCM.

Trong thời gian gần 8 năm (1994-2002) công tác tại Đội Cảnh sát hình sự, Nguyễn Thành Dũng đã luôn bám sát địa bàn, bám sát đối tượng, đối mặt với các loại tội phạm, chiến đấu hằng ngày với các đối tượng hình sự cộm cán, nghiện hút ma tuý, lây nhiễm HIV. Bị thúc thủ trước tinh thần dũng cảm, kiên quyết đấu tranh của Dũng, bọn tội phạm đã nghĩ ra những thủ đoạn đê hèn, nhiều lần hãm hại Dũng và đồng đội.

Tháng 10/1998, khu vực bãi đất trống - bây giờ là Trường Chu Văn An, quận 11, là một ổ ma túy. Sau thời gian điều tra, Công an quận 11 quyết định tung một mẻ lưới. Khi Dũng và đồng đội ập vào, bọn tội phạm đã chống trả quyết liệt hòng tẩu thoát.

Dũng được phân công "chăm sóc" một tên cao to và bặm trợn với những hình xăm vằn vện trên tay. Dũng đã bị hắn đâm nhiều nhát dao vào người, máu anh và máu tên tội phạm cùng đổ, cả hai quần thảo trên một đống xà bần, cuối cùng tên tội phạm phải chịu tra tay vào còng trước sự dũng cảm, không khoan nhượng của Dũng.

Tháng 4/2001, sau một đợt truy quét những đối tượng tổ chức lấy chồng Đài Loan tại Công viên Lãnh Binh Thăng, Dũng thấy nhiều kim tiêm còn dính đầy máu tươi của những con nghiện vương vãi nhiều nơi ở công viên. Sợ người dân giẫm phải, khu vực này lại nhiều trẻ em thường xuyên chạy nhảy nô đùa, Dũng lặng lẽ nhặt từng chiếc đem bỏ vào bịch, sơ ý một ống kim rơi xuống làm chân anh chảy máu. Có lần, khi đang truy quét đối tượng, anh bị bọn xấu dùng kim tiêm dính máu đâm vào người rồi bỏ chạy...

Năm 2002, Dũng phát bệnh. Trong chuyên án cuối cùng, truy bắt một đối tượng truy nã, trên đường trở về đơn vị, Dũng đã gục xuống vai đồng đội. Do một thời gian dài không biết mình đã nhiễm HIV, Dũng đã vô tình để lây thứ virus chết người này sang vợ anh, chị Trần Thị Luận. Hai vợ chồng Dũng đã lặng lẽ, âm thầm chống chọi với căn bệnh AIDS. Ngày 8/12/2005, chị Luận qua đời. Hơn 6 tháng sau, Dũng hy sinh.

Khi vợ chồng Dũng ra đi, bé Nguyễn Duy Minh, con của Dũng, chưa tròn 10 tuổi. Sợ con còn quá nhỏ để hiểu sự hy sinh của mình, trong những ngày cuối cùng, Dũng vẫn gắng gượng viết lại những dòng hồi kí cho con.

Những dòng hồi kí xen những kí ức về tình yêu của Dũng - Luận. Dũng còn kể cho con nghe về những khó khăn, nguy hiểm của… nghề hình sự. Dũng viết rằng: "Ba khẳng định mình là người đảng viên cộng sản, hi sinh vì an ninh Tổ quốc, không có làm gì xấu đâu con…".

Trước lúc lâm chung, Dũng dặn ông ngoại bé Duy Minh, luôn nhớ để nhắc nhở Duy Minh rằng: "Ba không mong con sẽ có quyền cao chức trọng. Điều ba mong mỏi là con có thể làm bất cứ nghề gì để sống, miễn là lương thiện. Và con hãy giúp đỡ những người nghèo khó hơn con"…

Con trai của liệt sĩ Dũng bây giờ ra sao?

Những ngày cuối tháng 7/2008, tôi trở lại xóm đình Tân Liễu, bé Nguyễn Duy Minh giờ đã tròn 12 tuổi, cao lớn và chững chạc hơn nhiều so với ngày cậu bé đứng lọt thỏm giữa di ảnh hai vợ chồng Dũng. Duy Minh cũng ít nói và có đôi mắt "hình sự" rặt đôi mắt Dũng…

Khi biết rõ sự nguy hiểm và tương lai của mình, hai vợ chồng Dũng đã âm thầm chuẩn bị cho sự ra đi. Duy Minh được gửi hẳn sang bên ngoại. Tiền lương, tiền hoa trái, tất cả đều được hai vợ chồng anh chắt chiu rồi gửi vào một cuốn sổ tiết kiệm cho Duy Minh.

Sau khi Dũng ra đi, nhiều người ở khắp nơi đến xóm đình Tân Liễu để ngỏ lời nhận bé Duy Minh làm con, chung tay chia sẻ một phần mất mát với bé Duy Minh. Trung tâm Anh ngữ quốc tế ILA (TP HCM) cũng đã cử người xuống tận nhà và mời bé Duy Minh theo học miễn phí những chương trình của trường…

Duy Minh côi cút, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác hai bên ai cũng thương Duy Minh như để bù đắp cho những mất mát của cậu bé. Hằng ngày, ông ngoại Trần Văn Bảy ở cái tuổi thất tuần vẫn đưa Duy Minh đi học rồi đến đón về. Lâu lâu, ông ngoại vẫn chở Duy Minh về thăm bên nội. Năm học vừa rồi, Duy Minh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi, được đi nhận giấy khen của lãnh đạo Công an TP HCM cho những con em cán bộ, chiến sĩ có thành tích học tập xuất sắc…

Ngày ngày, dù nắng hay mưa, bé Duy Minh vẫn qua nhà cũ, thắp nhang cho ba mẹ!

Trong cuốn sách "Chết cho sự sống", Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã viết: Chúng ta tự hào trong đội ngũ của chúng ta có những tấm gương tận tụy hy sinh như Nguyễn Thành Dũng. Đồng chí đã thắp lên ngọn lửa của niềm tin, ý chí, làm sáng lên phẩm chất người chiến sĩ CAND…

Cho đến ngày hôm nay, sự hi sinh và câu chuyện của liệt sĩ Nguyễn Thành Dũng vẫn xúc động hàng triệu trái tim người Việt Nam


 

  Thuận Thiên

Sửa bởi quản trị viên 14/10/2010 lúc 12:47:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

- Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam
Quảng cáo
Offline hainam  
#2 Đã gửi : 05/08/2008 lúc 05:30:13(UTC)
Hainam

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2008(UTC)
Bài viết: 645

Chúc anh ra Ði thanh thản nhé.
Ðất nước Ðang rất cần những con người như anh,cái chết của anh Ðã Ðem lại sự sống cho biết bao con người lầm Ðường lạc lối khác.
Chúng tôi rất cảm ơn anh .người chiến xỹ Công An Nhân Dân.
Offline vuonlentrongcuocsong  
#3 Đã gửi : 29/09/2008 lúc 02:09:36(UTC)
vuonlentrongcuocsong

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-05-2006(UTC)
Bài viết: 66

Rest in peace anh Dũng.
Hy vọng vẫn có nhiều người hết lòng vì mọi người như anh Dũng trong lực lượng công an nói riêng và các cán bộ nhà nước nói chung!
Offline admin  
#4 Đã gửi : 14/10/2010 lúc 12:48:28(UTC)
Admin

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 1.969

Cảm ơn: 235 lần
Được cảm ơn: 519 lần trong 224 bài viết

Rơi nước mắt với "Hồi ký bất tử của một liệt sĩ công an"

Cập nhật lúc 08:30 | 13/10/2010 (GMT+7)

Sinh thời, Trung úy Cảnh sát hình sự Nguyễn Thành Dũng (SN 1970) công tác tại Công an quận 11, TP.Hồ Chí Minh. Ngày 13/6/2006, anh hy sinh sau 5 năm gắng gượng chiến đấu với căn bệnh HIV/AIDS vô tình bị lây nhiễm trong khi làm nhiệm vụ.



Phong tặng danh hiệu liệt sỹ cho anh Nguyễn Thành Dũng

 

Thương xót hơn, vợ anh cũng bị nhiễm từ chồng và đã ra đi từ trước đó (tháng 12/2005). Hai vợ chồng để lại một con trai là cháu Nguyễn Duy Minh (SN 1996), hiện đang sống trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của gia đình và họ hàng. Đầu năm 2006, trong bệnh viện, khi sức khỏe của anh ngày một yếu dần, cảm nhận về một điều hệ trọng sắp đến với bản thân, anh dành thời gian viết hồi ký để lại cho con trai mình. Tâm sự với mọi người, anh bảo: “Những dòng viết cho con sau này nó đọc sẽ hiểu hơn về ba  mẹ nó”.

Đầu tháng 9 vừa qua, cuốn “Hồi ký cho con” mà Liệt sỹ Nguyễn Thành Dũng viết cho con trai trong những ngày hai vợ chồng anh chống lại căn bệnh thế kỷ đã được các chiến sĩ Bảo tàng Công an nhân dân đưa về trưng bày.



Năm 2001, trong một đợt truy bắt, anh Dũng bị tội phạm nhiễm HIV tấn công bằng kim tiêm. Do không phát hiện kịp thời, anh Dũng vô tình lây bệnh cho vợ mình. Khi cả hai vợ chồng anh Dũng ra đi, con trai của họ là bé Nguyễn Duy Minh mới 10 tuổi đầu. Cháu bé sống với ông bà ngoại đã già yếu, còn bà nội của bé Minh khi đó mắc bệnh tâm thần.
Đánh giá về tác phẩm này, Thượng tá Nguyễn Thị Minh Loan (Phó Giám đốc Bảo tàng) chia sẻ: “Đây có thể coi là một kỉ vật rất đáng trân trọng của một người chiến sĩ công an nhân dân đã hết mình cống hiến cho Tổ quốc và kiên trì chống chọi với bệnh tật, làm sáng ngời phẩm chất của người chiến sĩ công an. Ở đó, mọi người có thể bắt gặp một hình ảnh một người cha yêu thương con, chăm lo cho gia đình và lúc nào cũng tận tụy vì công việc. Ngôn ngữ thân thiện, giản dị của cuốn hồi ký thực sự làm ấm lòng những ai khi đọc  nó”.

 

Cuốn Hồi ký có tổng cộng 18 trang viết, với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân tình và ấm áp của một người cha viết cho con trai. Hồi ký gồm các phần: Phần I có tên “Thủa hàn vi của ba”; Phần II có tên “Thủa mẹ gặp ba và có con”; Phần III là “Ba mẹ gặp tai nạn”. Ngoài những dòng viết cho con trai, phần cuối cuốn sổ nhỏ có ghi chép lại một bài hát có tên “Cung đàn mới” (Lưu thủy hành vân) thể hiện sự lạc quan và niềm tin tưởng vào cuộc đời, vào con người trước lúc Trung úy Dũng mãi mãi ra đi...

Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu và chuyển tới độc giả toàn bộ những trang viết của cuốn Hồi ký của Liệt sỹ Nguyễn Thành Dũng.

Đón xem Phần I: Thủa hàn vi của ba

thanks 2 người cảm ơn Admin cho bài viết.
hay_song_de_duoc_yeuthuong trên 14-10-2010(UTC) ngày, congtu_dangyeu259 trên 15-10-2010(UTC) ngày
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.