Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Họ vẫn bên nhau
»
Nỗi đau của một chiến sĩ CSHS bị nhiễm HIV
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-06-2004(UTC) Bài viết: 673
Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
|
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ cảnh sát hình sự (CSHS) với bọn tội phạm luôn tiềm ẩn sự hiểm nguy. Đã có những CSHS và cảnh sát quản lý cải tạo phạm nhân mắc bệnh HIV/AIDS trong những cuộc chiến đấu với tội phạm. Anh T, CSHS của một quận thuộc TP.HCM đã bị nhiễm HIV khi thi hành nhiệm vụ và vô tình lây nhiễm cho vợ. Đã có những tháng ngày anh chị sống trong nỗi tuyệt vọng nhưng bây giờ anh đã hiểu và chấp nhận thực tế: cuộc sống chiến đấu nào mà chẳng có hy sinh, mất mát. (Vì những lý do tế nhị, xin phép không nêu tên thật và địa chỉ của anh chị)...</font></b></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Đổ máu vì cuộc sống bình yên</b></font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Mất gần 1 giờ đồng hồ loanh quanh trong những ngõ hẻm ngoằn nghèo nằm ở phía đông TP.HCM, chúng tôi mới tìm ra căn nhà nhỏ, nơi anh chị T đang dưỡng bệnh. Anh T già xọm và ốm đi nhiều so với ngày mà tôi gặp trong đêm biểu dương những chiến sĩ công an xuất sắc của thành phố cách đây mấy năm.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 10/1998, khu vực bãi đất trống (Bây giờ là trường Chu Văn An), quận X. là một ổ buôn bán ma túy cho những con nghiện trẻ. Sau thời gian điều tra, Công an quận X. quyết định tung một mẻ lưới, lực lượng CSHS chống tệ nạn xã hội của công an quận X đã tóm gọn từng tên trong "ổ độc" đó. Khi CSHS ập vào, bọn tội phạm đã chống trả quyết liệt hòng tẩu thoát. Anh T được phân công "chăm sóc" một tên cao to, bặm trợn với những hình xăm vằn vện trên tay. Anh đã cùng hắn vật lộn trên một đống xà bần đổ nát cứa đứt thịt da, hắn điên cuồng đâm nhiều nhát vào người anh, máu anh và máu tên tội phạm cùng đổ, cuối cùng tên tội phạm gieo "cái chết" cũng phải thúc thủ trước sự dũng cảm của anh. Máu T đã chảy ròng ròng xuống nơi bây giờ là một trường học khang trang nhất nhì quận X.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 4/2001, sau một đợt truy quét những đối tượng tổ chức lấy chồng Đài Loan tại công viên Lãnh Binh Thăng, anh thấy nhiều kim tiêm còn dính đầy máu tươi của con nghiện vương vãi nhiều nơi trong công viên, sợ người ta giẫm phải, anh lặng lẽ nhặt từng chiếc đem bỏ vào bịch. Trong lúc sơ ý, anh đã đánh rơi một chiếc kim làm chân anh chảy máu.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh T không biết cụ thể mình đã bị dính "con" virus HIV trong trường hợp nào, anh chỉ thở dài: "Coi như một tai nạn thôi. Chỉ buồn là mình không biết sớm để tránh cho vợ". Tháng 2/2002, anh T bị sốt cao kéo dài vào mỗi lúc hoàng hôn, tưởng bị sốt rét, anh vào nằm viện 30-4 và xét nghiệm máu. Ra viện, các bác sĩ biết anh đã bị nhiễm HIV nhưng sợ anh suy sụp đã không cho anh biết ngay mà báo cáo sự việc về Công an quận X. Thời gian sau, biết không thể giấu mãi được, anh em trong cơ quan đã lựa lời thông báo với anh và khuyên chị nên đi xét nghiệm. Cầm tờ giấy xét nghiệm trên tay, chị bật khóc nức nở còn anh thì chết lặng... Anh suy sụp thật sự.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Tình yêu và nỗi khát khao được ôm con vào lòng</b></font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh vào nằm viện trong nỗi chán chường, tuyệt vọng đến cùng cực, anh thường lảm nhảm những câu vô nghĩa rồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn lại cười một mình. Chị cũng đau đớn lắm nhưng thấy anh tuyệt vọng, chị không cho phép mình gục ngã. Hằng ngày chị đến bên anh, mắt ráo hoảnh bón cho anh từng miếng sữa, mỉm cười với anh, ân cần và hết mực dịu dàng! Về đến nhà chị tự nhốt mình trong phòng, nghĩ đến tương lai của mình, của anh và của con, chị khóc, những giọt nước mắt cứ lăn dài trên đôi gò má gầy gò. Chị lo sợ sẽ không thể lo cho anh, cho con khi mình đổ bệnh giống như anh... Nghĩ đến chuyện anh đang nằm bệnh viện một mình, sợ anh nghĩ quẩn, chị lại vào và tự nhủ sẽ luôn ở bên anh, không cho anh biết là mình cũng đang đau khổ.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh chị sinh ra, cùng học và cùng lớn lên ở một vùng quê nghèo khó bậc nhất ở thành phố. Anh đi bộ đội rồi chuyển sang công an chọn ngành hình sự vì "hồi ấy nhiều tội phạm quá", chị chờ anh và cuộc tình "thanh mai trúc mã" cũng nên đôi lứa, ấy là năm 1994. Anh đi làm xa, hai ba ngày mới về, chỉ kịp lo tất bật mảnh vườn, ao cá, dạy thằng nhóc bi bô học, hứng nước cho đầy lu, rồi lại đi để chị ở nhà lo toan mọi việc... Anh bớt bệnh cũng là lúc chị kiệt sức. Mấy tháng trời đi từ nhà lên bệnh viện Nhiệt Đới gần 30 cây số lo cho anh rồi về lo cho con, chăm sóc người mẹ già 75 tuổi đã gần lú lẫn, chăm nom mảnh vườn thửa ruộng của gia đình... từng ấy công việc vượt quá sức chịu đựng đối với người phụ nữ. Mắc bệnh, chị vẫn gượng cười và mong anh đừng tuyệt vọng, trong hơi thở thều thào, chị thì thầm bên tai anh: "Còn con, còn mẹ anh ơi!". Nghe vậy, anh bật khóc bên giường bệnh của chị, bao nỗi buồn đau kìm nén lâu nay trong người đàn ông tưởng chừng như không bao giờ được khóc bật lên rưng rức. Khóc một hồi thật lâu, anh thấy lòng mình nhẹ hẳn, anh lặng lẽ cầm cuốc ra vườn cuốc nốt luống rau mà chị đang làm dở.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong những ngày khó khăn của gia đình anh, Ban chỉ huy Công an quận, đồng đội và bạn bè - nhũng người đã kề vai sát cánh với anh trong những ngày cùng truy quét tệ nạn xã hội vẫn thay nhau hàng ngày đến giúp đỡ, động viên vợ chồng anh, người mang đến hộp sữa, trái cam và nhiều khi là một miếng thịt heo tươi để anh nấu cháo cho chị. Nhiều anh em đến ngủ lại và kể cho anh nghe những cuộc truy quét mới, báo cho anh biết quận X. đã được thành phố công nhận là địa bàn không còn ma túy. Nghe vậy anh vui lắm, trong chiến công ấy anh đã góp một phần mồ hôi và cả máu của mình!</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo các bác sĩ ở bệnh viện Nhiệt Đới, người nhiễm HIV phải dùng thuốc thường xuyên mới có thể kéo dài sự sống. Anh có được sự hỗ trợ tiền thuốc điều trị từ ngành nhưng còn chị, chị phải tự chịu chi phí thuốc men cho mình, cũng bởi những trường hợp như chị xưa nay chưa có nên chị không được hưởng chế độ trợ cấp. Để lo tiền thuốc men cho chị, đồ đạc trong nhà cứ lần lượt ra đi. Tiền thuốc điều trị quá đắt so với khả năng của gia đình, căn nhà chung cư cơ quan cấp phải sang tay cho người khác, hai công đất mà cha mẹ để lại cũng phải bán nốt. Cơ quan đồng nghiệp vẫn đóng góp hàng tháng lo cho anh chị nhưng không thấm vào đâu so với số tiền quá lớn hằng ngày anh chị phải bỏ tiền ra mua thuốc. Nhiều tháng nay nhà không còn tiền, chị bỏ không dùng thuốc nữa, anh không chịu, nhường thuốc cho chị. Nhưng người nhiễm HIV phải thường xuyên dùng thuốc, nếu không thuốc sẽ không có hiệu quả, biết vậy, chị ép anh uống nếu không chị... tự tử. Anh ngoan cố bảo: "Em có mệnh hệ gì thì ai lo cho mẹ, cho con!". Nhưng nếu anh nhường cho chị thì thuốc đâu anh dùng và nếu anh có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ sống ra sao mà thằng bé thì còn quá nhỏ, ai sẽ dạy bảo cho nó đến khi nó đủ khôn lớn? Anh nhường chị, chị nhường anh, họ cứ nhường từng viên thuốc cho nhau trong khi bệnh tình của cả hai người mỗi ngày một nặng. Cơ thể anh bắt đầu có dấu hiệu của sự hoại tử, những vết xước vô tình không lành lặn lại được mà cứ lở loét ra. Chị cũng đã có dấu hiệu bệnh HIV/AIDS biểu hiện ra bên ngoài, hai người đã khó có thể làm được những việc nặng nhưng họ vẫn cố vì mẹ già và đứa con bé nhỏ.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày qua ngày, hai vợ chồng cứ đau đáu nỗi lo: Thằng bé có "bị" hay không? Có lần chị bị đứt tay, thấy máu chảy trên tay mẹ, thằng bé chạy ngay vào trong phòng, leo lên giường để lấy bông băng cho mẹ, vội vàng thằng bé vấp phải chiếc ghế té chỏng gọng và... chảy máu. Nghĩ đến đó lòng chị quặn lại, tim chị như có hàng ngàn mũi dao đâm vào, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của con ở bệnh viện, chị cứ chắp tay, miệng lầm rầm cầu Trời, khấn Phật trong khi anh lặng lẽ ngồi rít thuốc, mắt nhắm nghiền, dù anh cứ xua đuổi nhưng trong đầu anh lại nghĩ đến những điều tồi tệ nhất. Vị bác sĩ già đi đến chỗ anh chị với nụ cười rạng rỡ: "Thằng bé không sao cả". Trong nỗi vui mừng khôn tả, hai vợ chồng ôm nhau khóc. Nhiều người nghe chuyện đã đến bắt tay và chia sẻ cùng anh chị, động viên anh chị hãy tiếp tục sống vì con. Những ngày sau đó, anh chị cứ kìm nén nỗi khao khát được ôm con vào lòng. Nhiều đêm trong giấc ngủ, thấy con trở mình, ú ớ mê ngủ..., anh chị muốn đặt môi hôn lên đôi má căng tròn của con nhưng rồi lại sợ, nỗi sợ vô hình cứ đẩy anh chị phải xa thằng bé. Những giọt nước mắt của chị nhiều đêm cứ lặng lẽ rơi. Mỗi lần tiếp xúc, tắm rửa cho con, chị phải đeo găng tay; đồ đạc anh chị dùng xong phải cất vào tủ khóa lại, sợ vô tình con nghịch phá. Thằng bé vẫn vô tư thấy ba mẹ ở đâu là sấn vào bá vai ôm cổ, anh chị phải cố hết sức tìm lời "nhắc khéo" cho con: "Con trai lớn rồi đừng nhõng nhẽo với ba mẹ nữa!". Có nỗi đau nào hơn nỗi đau này!</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhà có 4 người thì 3 người bị bệnh, anh tính bán đi mấy công đất còn lại để lo cho chị, bởi có để đất đó, anh chị cũng không còn sức để làm. Dịch cúm gà vừa qua khiến hơn trăm con gà của gia đình anh phải đem hủy, chỉ còn lại 4 con vịt đẻ, hằng ngày, trứng của 4 con vịt ấy là nguồn thức ăn chính của một gia đình 4 người. Bữa cơm gia đình chỉ là đĩa rau, bát nước mắm dầm 2 quả trứng. Kể về cuộc sống của mình, anh T chỉ cười, anh vẫn là người chiến sĩ công an, để lo cho gia đình những tháng ngày còn lại, anh không cho phép mình gục ngã lần nữa. Trong thâm tâm anh không mong một sự giúp đỡ nào từ xã hội, anh chỉ mong người thân và xóm làng nếu biết chuyện của gia đình anh sẽ không đối xử "cá biệt" với con anh, để nó được đi học và sau này giúp ích cho xã hội nhiều hơn cha. Chị nói với tôi trong nước mắt ngắn dài: "Chúng tôi chỉ mong có một phép màu nào đó giúp chúng tôi sống đến ngày thằng bé lớn khôn, đến ngày nó có thể tự lo cho nó, vậy là chúng tôi mãn nguyện lắm rồi. Chỉ sợ chúng tôi không thể..."</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Người viết xin được ghi lại nỗi đau của gia đình anh chuyển đến những tấm lòng, những nhà hảo tâm giàu lòng nhân ái. Bởi không có phép màu nào cả, lực lượng công an và đồng nghiệp của anh cũng đang dốc sức lo cho anh chị nhưng chi phí điều trị của anh chị quá lớn, may ra chỉ có tình thương, lòng nhân ái và sự giúp đỡ thiết thực mới hy vọng giúp gia đình anh bớt đi nỗi đau từng ngày mà anh chị đang phải gánh chịu.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2"><i>  Thuận Thiên - ANTG)</i></font></p> | Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: AdministrationNhóm: Administrators
Gia nhập: 28-04-2004(UTC) Bài viết: 567
Được cảm ơn: 34 lần trong 22 bài viết
|
Vợ chồng một cảnh sát hình sự nhiễm HIV vì thi thành công vụ | Thanh Trang - Báo Pháp luật TP. HCM | |  | Giọt nước mắt đau khổ của chị | Một cảnh sát hình sự bị nhiễm HIV khi thi hành công vụ và vô tình lây nhiễm cho vợ. Người vợ hiện vừa làm lụng chăm sóc chồng đang giai đoạn bùng phát Aids, vừa nuôi đứa con còn nhỏ và bà mẹ chồng bệnh tâm thần lúc mê, lúc tỉnh. Đầu tháng 2-2002, anh D. (là cảnh sát hình sự chống tệ nạn xã hội, Công an quận 11, TP.HCM) bị sốt cao kéo dài phải vào điều trị tại Bệnh viện 30-4. Ngày anh ra viện, chị L. (vợ anh) được bác sĩ thông báo anh bị nhiễm HIV. Đơn vị cử người đến nhà thăm, khuyên chị L. nên đi xét nghiệm. Anh sững sờ, chết lặng. Chị L. cũng choáng váng. Biết nhau từ thuở nhỏ, cùng học, cùng chơi, chị yêu và chấp nhận làm vợ anh bởi tính cách đôn hậu, sống giản dị, chân thành. Anh đi bộ đội, chuyển ngành sang công an. Mỗi lần về thăm mẹ (bà bị bệnh tâm thần), anh cắm cúi lo dọn dẹp nhà cửa, xách nước đầy lu cho mẹ rồi đi. Cuộc sống của anh chỉ có công việc ở cơ quan và nghĩa vụ với gia đình, không ăn chơi hưởng thụ, đua đòi. Chị hiểu và tin anh không bao giờ làm chuyện bậy, sao căn bệnh nghiệt ngả lại đổ xuống đời họ? Hai vợ chồng vẫn nuôi hy vọng chị không bị nhiễm bệnh. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm cho thấy chị cũng bị nhiễm HIV. Ba lần đổ máu! Anh D. suy sụp ngã bệnh, phải nhập viện lần thứ hai. Đồng đội đến thăm ôn lại chuyện cũ, anh D. mới nhớ ra mình đã ba lần tiếp xúc với nguồn lây nhiễm HIV. Cách đây sáu năm, trong lần truy bắt tội phạm, anh vật lộn với đối tượng nghiện ma túy, anh bị gã này đâm trầy xước chân tay, kẻ tội phạm cũng bị đổ máu. Lần khác đi trinh sát địa bàn, anh bị một đối tượng nghiện đâm kim vào người rồi bỏ chạy. Anh cứ nghĩ đơn giản đó là sự va chạm bình thường trong nghiệp vụ nên không để ý. Anh C., nguyên đội phó của anh D., kể lại buổi chiều đầu tháng 4-2001, anh D. cùng công an và đội dân phòng của phường đi trinh sát tại công viên Lãnh Binh Thăng. Họ giả dạng là kẻ lang thang, áo quần xộc xệch, dép lê mòn vẹt, tiếp cận khu vực công viên để hỗ trợ cho đồng đội truy bắt tội phạm. Cuộc truy bắt thành công, đồng đội áp giải kẻ bị bắt về cơ quan.. D. đi sau, nhìn quanh thấy kim tiêm bị vứt đầy trên mặt cỏ công viên nên dừng lại nhặt số kim tiêm rơi vãi này vì sợ lỡ có ai dẫm phải thì khổ! Trong lúc đem kim bỏ vô thùng rác anh bị vấp chân té, dẫm phải kim. Về cơ quan, D. có báo cáo sự việc. Đơn vị cho anh đi chích ngừa phong đòn gánh và xét nghiệm HIV nhưng kết quả âm tính nên ai cũng chủ quan. Không dám chạm đến con!
Căn nhà nhỏ ở huyện Bình Chánh có bốn người mà tới ba người bệnh, lại là những căn bệnh bất trị. Có lần chị định tự tử để trốn chạy khỏi cảnh khốn khổ của gia đình. Hôm đó, mẹ chồng làm cỏ lúa ngoài ruộng, chồng sang nhà hàng xóm, con chơi ở nhà ngoại. Ngồi một mình ở nhà, chị cạn nghĩ nếu chị chết sẽ bớt một phần tiền thuốc. Cầm một vốc thuốc, chị tần ngần trước cái chết và sự sống... Bất chợt, chị nghe tiếng con: “Mẹ ơi! Mẹ làm gì mà ngồi thẫn thờ, con về mà mẹ không hay”. Chị giật mình thảng thốt, vứt vội vốc thuốc vào hàng rào, ôm con khóc nức nở nhưng vừa chạm đến da thịt mịn màng, ấm áp của đứa bé chị vội buông tay ra vì sợ căn bệnh chết người lây sang cháu bé. Những ngày đầu mới ở bệnh viện về nhà, chị chẳng muốn gặp ai, chẳng muốn đi đâu vì cứ mang nỗi mặc cảm bệnh tật. Điều chị lo sợ nhất là nếu mọi người biết chuyện, kỳ thị, xa lánh con chị. Lúc anh nằm viện, chị ở riết bên chồng, “canh” anh từng phút, từng giờ, lo cho chồng miếng ăn, giấc ngủ. Nuôi chồng mà nhớ con da diết. Thằng bé không được phép vào bệnh viện thăm ba, phải gửi ông bà ngoại chăm sóc. Tối tối, chị ra ngoài ngồi khóc một mình, không dám về nhà vì sợ anh nghĩ quẩn, làm bậy. Hàng ngày, một tay chị lo tỉa lúa, làm cỏ, chăm sóc vườn tược, cơm nước. Là người chồng có trách nhiệm nhiều lúc anh ráng ra đồng phụ vợ nhưng mỗi lần như vậy lại bị dị ứng, ngứa khắp người, chị không dám cho anh làm. Anh ở nhà lo chuyện học hành của con. Ban ngày thằng bé về chơi với ba mẹ, tối lại về ngủ với ông ngoại. Nhiều lúc chị muốn tắm rửa cho con, thèm được ôm con vào lòng cũng mà không dám vì...
Chia đôi liều thuốc! Theo các bác sĩ, người nhiễm HIV dùng thuốc thường xuyên sẽ kéo dài được sự sống. Anh D. được hưởng chế độ của ngành về tiền thuốc điều trị. Còn phần chị phải tự lực hoàn toàn, giá tiền thuốc mỗi tháng hơn hai triệu đồng. Hiện nay, Việt Nam sản xuất được loại thuốc kháng virus này, chi phí có giảm đi nhưng cũng quá cao só với thu nhập của họ. Chị kể: “Túng quá, ảnh đòi nhường phần thuốc của ảnh cho tôi. Tôi không chịu. Ảnh bảo bán hai công đất để chạy tiền thuốc nhưng bán rồi lấy đất đâu trồng lúa, trồng rau. Nhờ hai công đất đó mà vợ chồng tôi đắp đổi được qua ngày nuôi con”.. Đơn vị của anh có hóa giá cho một căn hộ chung cư, túng tiền hai vợ chồng đã phải bán đi được mấy chục triệu đồng rồi cũng bay vèo theo tiền thuốc. Sáu tháng qua, chị đã không còn tiền để mua thuốc. Hôm trước, bị sốt liên tục. Bác sĩ cho toa điều trị trong một tháng, chị chỉ đủ tiền mua được ba ngày uống đỡ. Lương của anh được 1,1 triệu đồng nhưng phải dành ra 350 ngàn đồng trả nợ số tiền vay 10 triệu đồng để sửa nhà. Dịch cúm gà vừa qua làm vợ chồng chị trắng tay, đàn gà, vịt cả trăm con của chị “bị xử” gần hết, may “còn giấu” được bốn con vịt đẻ, mấy quả trứng của chúng thành nguồn cung cấp thực phẩm chính cho cả nhà. Mới đây, cơ quan anh hỗ trợ được ba triệu đồng, vợ chồng anh tính gầy lại đàn gà, vịt nuôi lại. Anh D. cười buồn: “Không biết trên đời này có ai bất hạnh hơn tôi. Tôi có một người vợ đảm đang, thương chồng, thương con nhưng lại không thể giữ được cái hạnh phúc này. Tôi chỉ mong vợ tôi được nhà nước hỗ trợ tiền thuốc để cô ấy kéo dài sự sống đến khi thằng bé đủ lớn...”. Ước mơ của anh D. rất thật và rất chính đáng. Trường hợp bất hạnh của anh chị là cá biệt nhưng không phải là duy nhất. Chúng tôi được biết, lực lượng Công an TP.HCM có ít nhất ba trường hợp bị nhiễm HIV khi thi hành công vụ. Chính sách hỗ trợ tiền thuốc, chi phí sinh hoạt cho những người thân của họ bị lây nhiễm là rất cần thiết. Trung tá ĐÀM VĂN TÂM, Giám đốc Trung tâm Thông tin báo chí, Bộ Công an: Sẽ báo cáo đến lãnh đạo Bộ. Đây là trường hợp cá biệt mà các nhà làm luật chưa thể dự liệu hết được. Tuy nhiên, việc anh D. bị nhiễm HIV khi thực hiện nhiệm vụ và lây cho vợ là hoàn toàn khách quan ngoài ý muốn của hai người. Trước mắt, anh chị cần gửi đơn xin cứu xét hỗ trợ chi phí thuốc men cho chị L. đến Công an quận, để nơi này kiến nghị đến cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Về phần mình, chúng tôi sẽ báo cáo trường hợp này đến lãnh đạo Bộ Công an để có hướng xử lý. |
|
|
|
|
  Danh hiệu: AdministrationNhóm: Administrators
Gia nhập: 28-04-2004(UTC) Bài viết: 567
Được cảm ơn: 34 lần trong 22 bài viết
|
Được sự phân công của Cơ quan, tôi cùng phóng viên ảnh Hùynh Trí Dũng của Báo pháp luật TP. HCM đến thăm vợ chồng anh cảnh sát hình sự trên, cùng món quà bạn đọc gửi tặng. Hai bài báo trên cùng viết về một nhân vật (anh T chính là anh D), vợ chồng anh trinh sát hình sự quận 11, TP. HCM.
Đường đi quanh co, băng đồng ruộng, có chỗ sình lầy, với tấm bản đồ vẽ tay của Phóng viên Thanh Trang (người viết bài báo Pháp luật ở trên), chúng tôi mất gần 2 giờ mới đến được nhà anh, gần như giữa đồng ruộng,
Một chiếc xe con bảng số xanh đang nằm chiếm hết con đường đất vào nhà. Anh Hùynh Trí Dũng nói với tôi: "Xe thế này còn gì là bí mật đời tư người ta". Bởi chưa người hàng xóm nào ngòai người thân trong gia đình anh chị biết anh chị nhiễm bệnh. Với công việc của một Trinh sát hình sự, anh sống và làm việc âm thầm, dòng họ và hàng xóm không biết anh là công an. Nên dù Báo có viết rồi cũng không ai liên tưởng đó là anh, Báo và gia đình anh muốn giữ bí mật để đứa con anh không bị bạn bè xa lánh...
Với chiếc xe con đầu ngõ, tôi phỏng đóan đó chỉ có thể là của Đài Truyền hình đến quay phim, sau khi biết được nội dung từ Báo Pháp luật TP. HCM, và có lẽ trong nhà mọi người đang căng thẳng lắm,...
Dừng lại đầu sân, tiếng chó sủa làm không gian vỡ ra, chúng tôi nhẹ nhàng bước vào, như người sắp gây ra một lỗi lớn lắm, lỗi nhắc đến nỗi đau của gia chủ,...
Trước mắt tôi, dưới nền nhà, 2 két bia Sài Gòn đã... còn 3 chai (may quá, nhờ vậy mà 5 phút sau tôi có để uống), chai không lăn lóc đầy nền nhà. Trên bàn, la liệt thức ăn đã gần tàn cuộc, nhưng nhìn vào tôi vẫn nhận ra dáng dấp của 2 chú gà, với cháo, gỏi và 8 bộ chén đũa.
Anh Chánh văn phòng công an Quận 11 bắt tay chúng tôi và giới thiệu, 2 phóng viên Ban An Ninh Đài truyền hình Thành Phố, một nữ phóng viên ANTG (sau này là tác giả bài báo của ANTG ở trên), nguời anh ruột anh trinh sát hình sự, mẹ anh trinh sát hình sự, đứa con trai của anh chị, còn anh - người trinh sát hình sự- ngồi trên chiếc giường của mình. Chúng tôi tiến nhanh đưa tay về phía anh, trong mắt anh ánh lên niềm vui nắm chặt tay chúng tôi, anh nói: "Các anh cứ ngồi bàn, ăn cái gì với gia đình, còn vài chai uống hết, tôi đã uống được 2 chai rồi, người hơi mệt nên qua đây".
Mất đi dòng suy nghĩ phê phán khi thấy cảnh ăn nhậu trong nhà người bệnh, và mất đi óc tưởng tượng cảnh gia đình phải đang căng thẳng và buồn đâu, tôi mạnh dạng tự tay lấy chai bia và khui nắp rót vào ly mình. Tôi ăn ngon lành các món ăn còn sót lại trên bàn (2 giờ tìm nhà làm tôi đói muốn xỉu). Câu chuyện của chúng tôi chuyển qua nhiều vấn đề khác nhau, lúc thời sự nóng bỏng, lúc sâu sắc chia xẻ... Vì phải về cho kịp công việc của Cơ quan, chúng tôi trao quà (trên 10 triệu) cho vợ chồng anh, và xin phép ra về, khi tất cả các anh còn sẽ ngồi đó cho đến tối, bàn về đồng ruộng, cánh cò, chai bia và những ngày bận rộn ngày xưa...
Chỉ những người sâu sắc, những người làm công tác tổ chức như anh Chánh Văn phòng Công an quận 11, mới có một phương pháp an ủi người bệnh như vậy. Món quà của bạn đọc gửi tặng, tình cảm của báo Pháp luật TP HCM mang qua, không bằng một bữa nhậu từ sàng đến chiều, vui thỏa thích, trong ngay căn nhà giữa đồng ruộng, ăn những món ăn, những miếng thịt gà và đĩa gỏi do chính 2 vợ chống người nhiễm bệnh đã chuyển qua thời kỳ nặng làm ra.
Tôi nghĩ, họ, và sau đó tôi được tham gia, đã làm được một việc, việc sinh họat bình thuờng,...
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-06-2004(UTC) Bài viết: 64
|
mình thật sự xúc động và nghẹn ngào khi đọc bài của buituongvu, dù sao đi nữa mình cũng rất cảm động trước sự chia sẻ của báo Pháp luật và món quà của bạn đọc gửi tặng vợ chồng anh cảnh sát hình sự. Mình không biết phải chia sẻ tâm tư của mình như thế nào nhưng thật sự cảm kích buituongvu vô cùng, cám ơn bạn nhé. Bạn đã hành động như những gì mình hằng mong đợi ở bản thân mình và tất cả các bạn dù chỉ là 1 khỏanh khắc nhỏ trong cuộc đời chúng ta.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-07-2004(UTC) Bài viết: 4
|
Niềm vui lớn nhất của một người khuyết tật, một người bệnh, mọt nguời bị thua kém một điểm nào đó, chính là việc được mọi người hòa đồng và xem như người đó không có khuyết tật, bệnh yếu hay khiếm khuyết gì. Người ấy cảm thấy mình được như tất cả mọi người, quên những gì mình đang gánh chịu thiệt thòi, người ấy vui... Các chú công an trong bài viết của BuiTuongVu đã làm được điều đó, và sau đó bạn BuiTuongVu cũng làm được như vậy...
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-06-2004(UTC) Bài viết: 241
|
Anh VŨ ! DĐ của mình có thể làm gì được cho anh CSHS không anh ? LONG cũng là 01 bạn đọc âm thầm trong dòng người ghi tên vào sổ quyên góp rồi, nhưng nghe vẫn áy náy. Có lẽ có đi qua những lúc ốm đau, bệnh tật; có đứng bên bờ vực mới hiểu cần phải làm thế nào. LONG mong sao: anh ấy cũng có mặt trên DĐ của mình để chúng ta cùng sống đẹp cho trọn những ngày còn lại.
| KHÔNG AI TẮM HAI LẦN TRÊN CÙNG MỘT DÒNG SÔNG |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-05-2004(UTC) Bài viết: 262
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
LONG mong sao: anh ấy cũng có mặt trên DĐ của mình để chúng ta cùng sống đẹp cho trọn những ngày còn lại.
Một đề nghị thật tuyệt vời. Không biết anh Vũ có cách nào không nhỉ?
| Rồi tất cả sẽ qua thôi, chẳng có gì đâu! |
|
|
|
  Danh hiệu: AdministrationNhóm: Administrators
Gia nhập: 28-04-2004(UTC) Bài viết: 567
Được cảm ơn: 34 lần trong 22 bài viết
|
Một trinh sát hình sự, duới mắt BuiTuongVu trước đây là những người giầu có, đựơc nhà nuớc bảo đảm cuộc sống không thiếu thốn gì.
Tuy nhiên, khi đến tâng nơi mới biết đó là căn nhà trong đồng ruộng, dù mang danh là nhân khẩu TP. HCM. Nhà không điện thọai, không có những phương tiện sinh họat của một gia đình TP, mặt khác anh ấy đã yếu lắm, không thể có mặt trên Diễn Đàn này theo đúng nghĩa đen của nó. Nhưng theo nghĩa bóng, anh ấy đã có mặt trên Diễn Đàn rồi, chúng ta đang nói về anh ấy.
Long đề nghị Diễn Đàn giúp đỡ anh ấy, nhưng khổ nỗi hiên tại chúng ta chưa thể làm được.
Tại sao?
Thứ nhất, sau hai bài báo, anh ấy đã được nhiều người quan tâm và hỗ trợ; Thứ 2, hiện có rất nhiều người như anh ấy, không nhất thiết phải là trinh sát hình sự, cần sự quan tâm của cộng đồng; Thứ ba, thành viên trên diễn đàn của chúng ta còn rất ít và theo BuiTuongVu biết thì Diễn Đàn chưa đũ "độ rung xã hội" để quyên góp tiền; Thứ tư, Ban quản trị diễn đàn chưa có uy tín để tập hợp; Thứ năm, ch1ung ta chưa biết thực hiện bằng phương thức nào, quy tụ quỹ hộ trợ ra sao,...
Vì các lý do trên, nhưng không phải vì thế mà BuiTuongVu không chú ý đến hướng đó, chúng ta sẽ phải có gắng tập trung vào phát triển Diễn Đàn trước, trước mắt là hỗ trợ tinh thần và chia sẻ tình cảm cho nhau giữa các thành viên trên chính Diễn Đàn này, và cung cấp thông tin liên quan đến HIV cho những ai quan tâm.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-06-2004(UTC) Bài viết: 180
|
Em đồng ý với ý kiến của anh Vũ, đúng là ai cũng muốn làm rất nhiều việc, thật sự bữa em đọc bài ở Báo Phap Luật cũng đã nghĩ đến những điều như các bạn nói, nhưng rồi thôi. Những lý lẽ, những nguyên nhân anh Vũ đưa ra rất chính xác. Chính vì thế theo Bibi nghĩ, chúng ta là thành viên của diễn đàn thì việc mình cần làm nhất đó là xây dựng diễn đàn, xây dựng web của chúng ta. Em mong là diễn đàn của chúng ta, web của chúng ta chắc chắn sẽ được mọi người, được xã hội biết đến và quan tâm hơn. Đi từ bước đi chập chững sau này sẽ bước những bước chắc chắn hơn, đúng ko anh Vũ. Em mong là một ngày không xa những việc chúng ta muốn làm đều nằm trong khả năng của chúng ta, mong lắm. | VỘI VÃ TRẢ ƠN CŨNG LÀ MỘT CÁCH BỘI BẠC |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-07-2004(UTC) Bài viết: 9 Đến từ: nh&amp;amp;amp;amp;#224; em
|
huhuhuhuhu sao tội nghiệp anh cảnh sát đó quá vậy nè trời, hic hic hic thằng du côn du thủ du thực du......lịch sao nó mét dzị wé dám làm huhuhuhuuhu, cho em bán bớt sầu riêng anh cảnh sát đó đang mang trong người được hông huhuhuu | Thế giới này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh tèn ten |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-05-2004(UTC) Bài viết: 262
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Bộ Công an trợ cấp 10 triệu đồng cho gia đình anh cảnh sát nhiễm HIV Ngày 30-7, Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã chỉ đạo gửi 10 triệu đồng trợ cấp cho trung úy D., cảnh sát hình sự quận 11, người bị nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ và truyền bệnh sang vợ. Bộ trưởng cũng yêu cầu Công an TP HCM báo cáo toàn bộ sự việc cùng hoàn cảnh gia đình anh Dũng và đề xuất hướng giúp đỡ lâu dài cho vợ chồng và các con của anh.
Anh D. bị lây nhiễm HIV trong khi tấn công tội phạm và đã vô tình lây bệnh sang vợ (Báo Pháp luật TP. HCM đã có bài viết như ở trên). Hiện nay, bệnh tình của anh đã chuyển sang giai đoạn cuối, hoàn cảnh gia đình rất thương tâm. Tính đến nay, bạn đọc đã gửi tiền quyên góp giúp đỡ gia đình anh gần 20 triệu đồng. H.Y.
Hic khietbong that su rat vui khi biet duoc tin nay, cho nên thu hai no moi xuat hien tren bao Phap Luat TPHCM, song khietbong vẫn post len day truoc de cac ban trong Diễn đàn cua chung minh cung chia vui voi anh D. | Rồi tất cả sẽ qua thôi, chẳng có gì đâu! |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-06-2004(UTC) Bài viết: 241
|
Anh VŨ nói có lý. "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" . Độ rung xã hội làm sao có anh VŨ (?) | KHÔNG AI TẮM HAI LẦN TRÊN CÙNG MỘT DÒNG SÔNG |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 27-12-2004(UTC) Bài viết: 306 Đến từ: Ha Noi
Cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
|
Có những hy sinh thầm lặng và vô cùng lớn lao! Chúng ta nhận thấy bản thân mình phải sống tốt hơn trước những hy sinh và mất mát ấy! | EveryWhere For You! |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 02-12-2004(UTC) Bài viết: 290 Đến từ: tphcm
Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
|
| Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương Y!M:tranhuuloc64 |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-06-2004(UTC) Bài viết: 494
Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết
|
Câu chuyện về vợ chồng anh cảnh sát hình sự bị nhiễm HIV | “Tôi ước sinh được một cháu gái nữa nhưng không kịp rồi! Sau những tháng ngày đau khổ đến tột cùng và xa lánh mọi người, bây giờ thì niềm vui đã trở lại vì chúng tôi được bao bọc, thương yêu. | | Anh Dũng đang chăm sóc cho vợ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch | Chúng tôi không cô độc”, chị đã nói như thế và siết chặt bàn tay chỉ còn da bọc xương trong bàn tay thô sần của chồng. Chị là Trần Thị Luận, sinh năm 1969, đã phát AIDS giai đoạn cuối. Chồng chị, anh Nguyễn Thành Dũng, sinh năm 1970, vốn là một trinh sát hình sự Công an quận 11, bị nhiễm HIV khi thi hành nhiệm vụ mà không biết và vô tình lây cho vợ. Không phản ứng như những lần trước khi chúng tôi đề nghị được tiếp xúc, lần này anh chị cho chúng tôi chụp ảnh và nêu tên thật lên báo. Chị nói: “Nay con trai của chúng tôi - cháu Nguyễn Duy Minh đã được mọi người và bạn bè của cháu hiểu là cháu không bị bệnh, cháu rất khỏe mạnh và được thầy cô thương yêu”. Chúng tôi rất hiểu nỗi lòng của chị. Có lẽ đó là niềm an ủi và cũng là liều thuốc trấn an tinh thần tốt nhất của anh chị lúc này.
MỘT CHUYỆN TÌNH ĐẸP VÀ BUỒN Anh kể rằng 19 năm trước ở xóm Đình Tân Liễu, huyện Bình Chánh không có nước ngọt nên anh thường đi gánh nước ở rạch Ông Đôi (mua nước ngọt từ ghe chở đến). Nơi đó, anh đã gặp và làm quen với chị, cô thôn nữ hiền lành, thân hình chắc lẳn, hay cười, học cùng trường phổ thông nhưng khác khóa. Rồi anh đi bộ đội, được tuyển vào lính nghĩa vụ công an, sau đó học Trung học Cảnh sát. Chị chờ anh đúng 5 năm. Anh thương chị vì tính chịu thương chịu khó, không chê cảnh anh nghèo, lại lam lũ vì chồng con, vất vả chăm lo chu toàn cho người mẹ già của anh vốn bị bệnh thần kinh, sức khỏe mưa nắng thất thường. Chị nói yêu anh vì anh hiền lành chất phác, biết tâm lý với vợ. Vất vả nhưng họ yêu đời, yêu nhau và đang hưởng hạnh phúc bình dị bên đứa con trai khôi ngô, đâu biết rằng căn bệnh hiểm nghèo đang âm ỉ.
Ngày anh chị được Bệnh viện 30-4 thông báo cả hai bị nhiễm HIV, chị và anh muốn chết đi cho xong. Có lúc chị thẫn thờ nghĩ dại, anh lang thang như kẻ mất hồn. Người nọ mong người kia chết sau mình để đừng nhìn thấy nỗi đau đớn của nhau. Ánh sáng duy nhất là đứa con trai còn khỏe mạnh níu họ lại. Chị lại đạp xe đi chợ, lại nuôi gà, nuôi vịt và lau khô những giọt nước mắt khóc cho mình, cho chồng vì anh là người phát bệnh trước, toàn thân anh lở loét, ruồi nhặng cứ chực bâu vào. Anh cần đến chị. Bao nhiêu đồ đạc trong nhà bồng bế nhau đi, đứa con trai phải gửi sang bên ngoại. Anh có chế độ thuốc miễn phí, còn chị do chưa có qui định nào cho những trường hợp tương tự nên chỉ được miễn vài tháng. Nợ nần chồng chất quá nhiều, thế là chị đành liều bỏ thuốc.
Những vết lở loét của anh chưa kịp liền da thì từ tháng 2-2005 chị phát bệnh, căn bệnh AIDS đã ở giai đoạn cuối. Những cơn sốt, ho kéo dài khiến chị mệt mỏi chống cự. Anh lại ngày ngày chăm sóc vợ, cần mẫn, dịu dàng như lúc chị chăm sóc anh. Họ tựa vào nhau để sống và truyền cho nhau chút sinh lực đang cạn kiệt. Anh cương nghị lắm, cứ động viên chị liên tục: “Em ráng uống chút sữa đi, ăn ít trái cây cho dã thuốc...” nhưng đôi mắt của anh thật buồn. Những lúc chị khỏe, anh về thăm cậu con trai, thăm căn nhà của dòng họ mà anh đã gắng sửa chữa lại phần sau bằng sức lực còn lại của mình. Anh nói, đó là hành trang cuối cùng của anh. Căn nhà ấy giờ thật trống trải, chỉ còn mẹ đẻ của anh đã hơn 70 tuổi, âm thầm, yếu ớt. Lúc tỉnh thì mẹ càng đau khi con trai, con dâu đang bị án tử treo lơ lửng.
ĐỒNG ĐỘI NÓI VỀ ANH Thượng tá Võ | Cháu Nguyễn Duy Minh hoàn toàn khỏe mạnh và học rất giỏi | Văn Phương - Trưởng công an quận 11 - nói: “Nguyễn Thành Dũng là chiến sĩ trẻ, giao nhiệm vụ là hoàn thành, được ban chỉ huy và đồng đội rất quý mến”. Anh Nguyễn Thành Tâm - cùng thời là trinh sát hình sự địa bàn phường 8, nay là Phó đội trưởng hình sự Công an quận 11 - kể lại: “Ra trường năm 1996, Dũng được phân công về làm trinh sát hình sự địa bàn phường 8. Đó là địa bàn nổi tiếng phức tạp, có thời được mệnh danh là “tiểu Hồng Kông” giữa Sài Gòn. Nhiều lần chặn bắt đối tượng, Dũng bị thương, nhưng anh bảo đó chỉ là vết thương xoàng. Ở địa bàn có khu vực công viên Lãnh Binh Thăng cây cối rất rậm rạp, là nơi bọn hút chích tụ họp, cũng là nơi bà con khu phố tập thể dục vào sáng sớm. Mỗi lần cùng với phường phối hợp làm nhiệm vụ ở địa bàn, Dũng lại nhắc nhở đồng đội thu lượm kim chích hoặc chính anh gom lại để bà con không đạp phải. Nhiều lần Dũng bị kim chích đâm vào tay, anh không để tâm, chỉ băn khoăn: “Địa bàn còn phức tạp quá!”. Ca trực Tết năm 2002, anh sốt liên tục 3 ngày, đồng đội đưa anh đi Bệnh viện 30-4 cấp cứu, tại đây anh được phát hiện nhiễm HIV, sau đó là vợ anh”. “Tin dữ này khiến chúng tôi sững sờ. Sau đó, công an quận đã huy động toàn lực lượng tập trung triệt xóa 8 điểm ma túy trên địa bàn quận. Hiện nay quận 11 không còn điểm buôn bán, chứa chấp heroin nữa”, Trưởng công an quận nói.
NHỮNG TẤM LÒNG Nguyễn Thành Dũng cứ nhắc mãi về tình cảm đồng chí, đồng đội và bà con dành cho anh. Khi nghe tin anh bị nhiễm HlV trong khi thi hành nhiệm vụ, nhân dân phường 8, các ban ngành đoàn thể đều có người đến thăm hỏi, động viên. Cán bộ chiến sĩ Công an quận 11 nơi anh công tác góp tiền mua cho anh một căn hộ chung cư tại trung tâm quận để anh chị có điều kiện đi lại chữa bệnh dễ dàng (căn hộ này anh chị đã bán để chữa bệnh và sửa lại căn nhà ở quê) và lo lắng mọi chế độ như khi anh còn công tác tại đơn vị. Công an thành phố cũng mở đợt quyên góp giúp đỡ và thăm hỏi ân cần. Nhiều độc giả gần xa của các báo cũng đã đến thăm anh bằng cả tấm lòng. Anh nói: “Tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa nhưng thật không may. Tình cảm của mọi người đã làm cho vợ chồng tôi không cô đơn và cô độc nữa. Tôi rất yêu đời và cố gắng sống. Xin cảm ơn những tấm chân tình ấy!”.
Buổi chiều ngày 19-5 khi chúng tôi đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thăm anh chị đã thấy có hai người đang chăm sóc anh chị tận tụy như người thân, cứ ngỡ đó là người nhà, hóa ra là hai độc giả của Báo Pháp luật từ nơi xa tìm đến giúp đỡ. Chúng tôi hỏi tên họ, có ý đưa vào bài viết, chị độc giả nói: “Việc tụi em làm có nhằm nhò gì đâu so với nỗi đau và sự hy sinh của anh chị ấy”. Một lần nữa chúng tôi thấy mắt cay cay! Trong cuộc đời này quả thật có nhiều điều để cảm ơn và ngưỡng mộ. Có những con người thật bình dị nhưng việc làm của họ đang tô điểm cho cuộc sống ví như việc làm của anh cảnh sát, nghĩa cử của những người có lòng tốt kia, nó thắp thêm lòng tin, tình yêu, niềm hy vọng giữa cuộc đời đầy lo âu và đôi khi còn điều xấu xa.
Tôi cứ thầm mong câu chuyện thương tâm của vợ chồng người cảnh sát hình sự sẽ góp thêm một tiếng chuông nhỏ trong hồi chuông cảnh báo những con nghiện đừng đốt chết cuộc sống của họ và càng không thể đốt đi hạnh phúc của người khác vì như thế thật bất công và tàn nhẫn. | BẢO CHÂU | ------------------------------------------------------ Đây chính là nguyên văn bài viết mà bạn Tranhuuloc đã đề cập ở trên | Công dụng vĩ đại của cuộc đời là dùng nó vào những việc sống lâu hơn nó |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-05-2004(UTC) Bài viết: 262
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Tin buồn
Sáng nay 9-12, chị Trần Thị Luận, vợ anh cảnh sát nhiễm HIV, đã chết vì căn bệnh thế kỷ. Chị ra đi bỏ lại đứa con thơ dại và người chồng cũng đang mang trong mình căn bệnh quái ác đó.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
khietbong thông báo lên đây để các bạn trong diễn đàn có điều kiện hãy đến chia buồn cùng tang quyến.
| Rồi tất cả sẽ qua thôi, chẳng có gì đâu! |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC) Bài viết: 2.261  Đến từ: Thanh hóa Thanks: 101 times Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết
|
 Sao dạo này nghe nhiều nguời chết vì H quá chị 2 à? thật sự khi nghe những câu chuyện nguời này ở đây chết vì H, nguời kia chết vì H sao em lạnh hết cả nguời vậy? ngồi viết mà cả nguời run lên bần bật.  rồi lại nghỉ đến cái chết đang chờ đợi ta ở phía truớc. | Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158 |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-10-2005(UTC) Bài viết: 812 Đến từ: miền dất lạ
Được cảm ơn: 18 lần trong 18 bài viết
|
Sao lại nói vậy hả congtu...?..cái chết thì ai cũng sẽ đến cả..nhưng chỉ có điều là sớm hay muôn mà thôi....hôm nay lk mới được đọc lại bài này....vì đã post lên cả năm trời và nó cũng bị thụt lùi xuống cho nên lk không biết. cho lk Xin hỏi có ai đi chia buồn không cho lk xin đi chung với... vì lk hông biết đường đến nhà của anh chị ấy....nếu có ai trong Sài Gòn đi thì nhớ rũ lk đi chung với nha.. Anh Tường Vũ có đi hông dzị hả anh...??...nếu có đi thì gọi cho em nữa nha...còn anh Lộc nữa... nhớ rủ lk đi nữa với... chân thành cảm ơn trước nhá. | Trong tình yêu là phải có cho & được nhận.Nếu chỉ cho mà k được nhận,TY đó k bao giờ bền vững lâu dài được Chỉ có tình bạn là đẹp nhất mà thôi.Cho mà khg bao giờ nghĩ là sẽ nhận lại.. Anh vẫn là anh&Tôi cũng vẫn là tôi.. ________ [email protected]- Lk |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-10-2005(UTC) Bài viết: 812 Đến từ: miền dất lạ
Được cảm ơn: 18 lần trong 18 bài viết
|
và cho lk xin biết thời gian và địa điểm luôn nha. cảm ơn nhiều..!! | Trong tình yêu là phải có cho & được nhận.Nếu chỉ cho mà k được nhận,TY đó k bao giờ bền vững lâu dài được Chỉ có tình bạn là đẹp nhất mà thôi.Cho mà khg bao giờ nghĩ là sẽ nhận lại.. Anh vẫn là anh&Tôi cũng vẫn là tôi.. ________ [email protected]- Lk |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-05-2004(UTC) Bài viết: 262
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Các bạn thân,
Thế là anh Dũng đã mất rồi đấy. Hôm qua, 13-6. Sáng nay mới nghe tin thôi. Không biết anh ấy có được xem là trường hợp hy sinh vì nhiệm vụ không.
Nhà anh ấy lại không có địa chỉ để có thể post lên đây.
Thương bé con của anh Dũng chị Luận quá, không biết trước sự mất mát này bé có chịu nổi không nữa. Thế là bé chỉ còn lại có một mình. Còn quá bé bỏng.
Cuộc đời quá ngắn ngủi. Ai cũng đến lúc phải đi đến cuối đường. Chỉ là sớm hay muộn.
| Rồi tất cả sẽ qua thôi, chẳng có gì đâu! |
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Họ vẫn bên nhau
»
Nỗi đau của một chiến sĩ CSHS bị nhiễm HIV
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|