Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline funk  
#1 Đã gửi : 11/07/2009 lúc 04:41:58(UTC)
funk

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-10-2006(UTC)
Bài viết: 1.126
Man
Đến từ: tây hồ - hà nội

Được cảm ơn: 73 lần trong 47 bài viết


Ảnh minh họa

“Khi đi mua rau em cũng bị bà bán rau nói: đừng bán rau cho bọn đồng cô” (nam-nam.vn, volume 3 - tâm sự người trong cuộc). Đó là nỗi đau của những người có xu hướng tình dục đồng giới. Có thể nói, sự phân biệt và kỳ thị của cộng đồng là một "hình phạt tàn nhẫn” đối với những người đồng tính nam. Sự kỳ thị đó, vô hình trung, nó đẩy họ vào “bóng tối” của xã hội. Vì sao như thế?

Mọi sự  bắt đầu từ sự “dán nhãn”.

 

Howard Becker (1928) - nhà Xã hội học Mỹ - là người có công định hình lý thuyết dán nhãn. Ông khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế vì sự lệch lạc có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể.

 

Trong tác phẩm “Người Ngoài cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng “Các nhóm xã hội tạo ra sự lệch lạc  xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc và bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài cuộc”. Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là cái chất của dạng hoạt động của một người nào đó làm ra mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người “vi phạm (1)

Và, sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” các cá nhân vào vai trò sai lệch. Có nghĩa là,  kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã  khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ; và bằng cách đó, củng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc (2)

 

Người đồng tính nam, bản thân họ không xấu, nhưng chính xã hội, cộng đồng “dán” cho họ một cái nhãn “xấu”, mà cái nhãn ấy luôn gắn với những hành vi tình dục của họ, bởi mọi người cho rằng, những đồng tính nam là biến thái, lập dị; là nguy cơ lây HIV/AIDS cho cộng đồng... Từ đó, họ xử sự như một người không bình thường; họ luôn lo sợ mọi người “lên án” và rồi, họ phải sống lùi vào “bóng tối”, sống khép mình trong “cái bọc” của một người bình thường. Nhưng, đâu ai nghĩ rằng, họ cũng là một thực thể xã hội, có học vấn, trình độ và có khả năng cống hiến nhiều cho xã hội.

 

Ở lý thuyết này, chúng ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (Cộng đồng, gia đình...) là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn” “lệch lạc” cho những người ở các nhóm yếu thế hơn - người đồng tính nam - vì họ không có khả năng chống đối lại những phản kháng của nhóm xã hội có quyền lực. Ngoài ra, không chỉ xã hội, cộng đồng “dán nhãn” mà chính bản thân họ cũng “tự” dán nhãn cho mình. Do đó, trong cuộc sống, người đồng tính nam không chỉ bị sự kỳ thị của cộng đồng mà còn có sự kỳ thị chính bản thân họ.

 

Sự phân biệt đối xử và kỳ thị của cộng đồng đối với đồng tính nam không phải là do nhận thức của cộng đồng, xã hội mà nguyên nhân sâu xa là mọi người “gán” cho họ một “cái nhãn xấu” và “cái nhãn” ấy gắn với họ cả cuộc đời.

           

Hậu quả của sự kỳ thị và phân biệt đối xử

 

Theo kết quả của một nghiên cứu tại 6 tỉnh thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Đà nẵng, Khánh  Hòa, TP HCM và Cần Thơ, 68% người được hỏi cho rằng quan hệ đồng giới nam là trái tự nhiên, 36% cho là tệ nạn xã hội cần xóa bỏ (3). Qua đây, cho thấy xã hội còn kỳ thị rất nặng nề với người đồng tính. Chính sự kỳ thị đó đã đẩy những người đồng tính nam ra bên lề xã hội. Nó đã để lại những hậu quả nặng nề.

 

Xét khía cạnh xã hội, do bị đẩy ra bên lề xã hội, mọi hành vi của đồng tính nam rất khó kiểm soát, đặc biệt là hành vi quan hệ tính dục không an toàn; chính vì thế, nguy cơ các bệnh lây qua đường tình dục rất cao.

 

Xét khía cạnh Quyền, trong tuyên ngôn về Nhân quyền của Pháp ghi rõ “tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Mọi người đều có quyền bình đẳng, không biệt và kỳ thị dù bất kể người đó như thế nào. Thế nhưng, thực tế, một số quyền của họ bị vi phạm nghiêm trọng như Quyền không phân biệt kỳ thị, quyền được việc làm “Họ nói với tôi rằng tôi không phải đàn ông cũng chẳng phải đàn bà; nếu tôi cắt tóc giống đàn ông; họ sẽ chấp nhận, nhưng nếu tôi thế này thì họ sẽ không nhận tôi (4)” - tâm sự người trong cuộc chia sẻ; dễ bị bạo hành “ ba tôi rất khó tính. Ổng là người bảo thủ. Ổng uýnh tôi và đốt hết quần áo con gái của tôi…Sau đó ổng thôi uýnh tôi, nhưng tôi vẫn hãi ổng (5); quyền được tự do ngôn luận và quyền tình dục… Do đó, người đống tính nam dễ bị tổn thương về tinh thần lẫn thể xác.

 

Lời kết

 

Do nhiều nguyên nhân mà sự phân biệt và kỳ thị đối với người đồng tính vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nếu chúng ta bỏ qua các yếu tố văn hóa, giáo dục, thì chúng ta thấy rằng “sự dán nhãn” là nguyên nhân của mọi sự phân biệt và kỳ thị...

 

Qua đôi điều phân tích, chúng ta cần có cách nhìn thoáng hơn với những người đồng tính nam. Bởi họ cũng là một thực thể xã hội, là những con người có ích cho xã hội. Giá như được chấp nhận, có lẽ, họ sẽ có động lực để cống hiến cho xã hội và cộng đồng nhiều hơn; sẽ hạn chế những nguy cơ, rủi ro bệnh tật.

 

Vũ Thừa - Cần thơ

www.nam-man.vn


"Thế gian vô thường,quốc độ mong manh,tứ đại khổ thông,năm ấm vô ngã,sinh diệt đổi đời,hư ngụy không chủ..."
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.