Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline na74  
#1 Đã gửi : 21/01/2010 lúc 06:06:51(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

TT - Từ lời hứa với đồng đội đã mất vì bệnh AIDS, sáu
năm nay đại úy Danh Trường Danh đã nhận lời nuôi dưỡng hai đứa trẻ là con của bạn thoát khỏi cảnh bơ vơ, côi cút...




























Ông Danh Trường Danh đang dạy bé Chi và Bảo học - Ảnh: M.T.

Căn nhà ông nằm lọt thỏm giữa màu xanh, xa xa vài trăm
mét là biển xanh trải dài ngút mắt, phía sau là rừng xanh bạt ngàn nhấp
nhô những đồi cây. Ông ngồi bên bàn, bàn tay thô ráp, đen sạm uốn nắn
từng nét chữ cho hai đứa trẻ tập viết. Chỉ vào bé gái, ông giới thiệu
đây là Dương Kim Chi, 7 tuổi, học lớp 1; kia là Dương Quốc Bảo, 12 tuổi, anh trai của Chi, hiện là học sinh lớp 6.



Ông
nhận được nhiều bằng khen, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhì và
hạng ba) do Chủ tịch nước tặng. Năm 2008, ông là một đại diện xuất sắc
cho lực lượng biên phòng tỉnh Kiên Giang ra Hà Nội dự đại hội thi đua
quyết thắng của biên phòng toàn quốc. Năm 2009, ông là một trong bốn cá
nhân tỉnh Kiên Giang được chọn đi giao lưu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại TP.HCM.


Từ một lời trăng trối

“Mẹ Bích của tụi nhỏ đã dẫn bé Tiên về quê ngoại chơi.
Còn tôi tranh thủ mấy ngày nghỉ phép kiểm tra việc học của hai đứa. Bảo
rất quy củ, 4g sáng đã thức dậy ôn bài. Cháu học rất giỏi, năm nào cũng
lãnh giấy khen. Đặc biệt rất có khiếu môn văn và toán. Chi cũng thông
minh, sáng dạ, nhưng có tật hơi ẩu, viết nhanh, viết vội, thành thử môn
viết ít khi được điểm 10 lắm” - ông Danh cười giòn, trìu mến kể về tính nết từng đứa con nuôi của mình.

Quê ông ở Gò Quao, Kiên Giang. Năm 1990, ông về đồn
biên phòng Gành Dầu 754 này công tác. Còn trung úy Dương Thành Ghi, cha
của hai đứa trẻ, quê ở Vĩnh Thuận, về công tác tại đồn năm 1992. Hai
người chơi rất thân với nhau. Năm 2002, cả đồn biên phòng cũng như ông
Danh bàng hoàng, chấn động khi nghe tin trung úy Ghi bị nhiễm HIV, buộc
phải rời đơn vị. Kết quả xét nghiệm cho thấy vợ ông Ghi cũng bị nhiễm
HIV, chỉ duy nhất Bảo là không bị nhiễm bệnh từ ba mẹ. Oái oăm thay,
lúc đó vợ ông Ghi đang mang thai đứa con thứ hai. Cái thai to quá không thể phá được...

Rời đồn biên phòng, ông Ghi quay về quê sinh sống, còn
người vợ vẫn ở lại nơi này. Ba mẹ con sống trong căn nhà tạm dọc bãi
biển mũi Chuồng Vích. Đầu năm 2004, bệnh tiến triển sang giai đoạn
cuối, biết mình chẳng còn sống được bao lâu, ông Ghi đã nhờ người nhắn gặp ông Danh lần cuối.

Ánh mắt ông Ghi mừng rỡ khi nhìn thấy ông Danh, lời
khẩn cầu tha thiết, run run: “Xin hãy thay em nuôi con em ăn học nên
người, đừng để chúng mồ côi...”. Giọt nước mắt lăn dài, lời trăng trối
của một người sắp từ giã cuộc sống khiến ông không nỡ từ chối. Ông gật
đầu: “Em yên tâm, anh sẽ thay em dạy dỗ chúng...”. Nghe ông hứa, gương mặt người bạn giãn ra, mỉm cười, thở hắt rồi nhắm mắt...

Mồng 3 tết năm sau lại đến lượt vợ ông Ghi qua đời.
Trước lúc lâm chung, bà cũng đã gọi các con lại gửi gắm cho ông Danh.
Vừa lo công việc tuần tra bên đồn biên phòng vừa lo an táng vợ của bạn, ông tất tả lo đón hai đứa trẻ về nuôi...

Không nỡ chia lìa

Bảo và Chi về ở nhà ông được một năm thì vợ ông sinh
bé Tiên. Tiếng cười hạnh phúc rộn rã vang lên trong căn nhà đầy ắp tình
người theo tiếng bi bô của những đứa con nuôi và con ruột. Tuy nhiên,
bệnh của bé Chi đột nhiên tiến triển nặng. Khắp người bé nổi những mẩn
nhỏ gây ngứa ngáy, khó chịu, càng về sau những mẩn nhỏ càng lớn. Bé
càng gãi ra máu lại càng ngứa. Đầu Chi bị ghẻ lở, mỗi lần gãi là dính tóc, dính máu...

Ông rùng mình nhớ lại: “Cơ thể bé Chi nổi lên những
mẩn u có lỗ, máu từ chỗ ấy cứ rỉ ra hoài hôi tanh kinh khủng. Mấy tuần
đầu cả nhà không chịu nổi mùi tanh ấy. Lúc này bé Chi không thể mặc áo
quần. Mặc vào là bị mủ từ các khối u dính chặt, đến lúc thay đồ sẽ bị tróc da chảy máu. Bệnh hành bé đau nhức, cứ khóc thét thâu đêm...”.

Rồi cả xóm biết chuyện, người ta sợ hãi, đồn thổi, kỳ
thị. Tiệm tạp hóa nhỏ của vợ ông không ai dám đến mua đành phải dẹp.
Lương của ông không nuôi nổi năm thành viên trong gia đình. Vợ ông trằn
trọc thâu đêm vì lo chuyện túng thiếu và lo sợ con ruột mình sẽ bị lây
bệnh. Anh em trong đồn biên phòng Gành Dầu 754 tìm cách hỗ trợ, hằng
tháng cấp cho ông 200.000 đồng từ nguồn quỹ tăng gia sản xuất. Nhưng
rồi kinh phí hạn hẹp nên sự hỗ trợ ấy cũng chỉ kéo dài được hơn một năm thì kết thúc.

Ông kể có lần phải xin ứng trước 2 triệu đồng tiền
lương đưa Bảo và Chi về thăm gia đình bên nội. Người thân ruột rà của
hai bé không ai đoái hoài. Thậm chí mấy bộ quần áo bé Chi mặc xong họ còn đem đốt vì sợ lây bệnh.

Nhiều người thấy thế khuyên ông nên gửi bé Chi vào
trại mồ côi ở TP.HCM. Nhưng thấy bé Chi khi đau cứ khóc gọi: “Ba Danh, mẹ Bích ơi! Con đau quá...”, vợ chồng ông lại không đành lòng.

Ông nghĩ: “Bên nội đã hắt hủi, bỏ mặc chúng. Bên ngoại
ông bà đã mất. Người thân không còn ai. Nay nếu mình chia cách anh em
chúng quả là tội cho trẻ. Vả lại nếu gửi bé đi người ta đâu chăm sóc bằng mình...”.

Ông tìm đọc sách, hỏi các chuyên gia rồi áp dụng cách
chăm sóc đó với bé Chi như một hộ lý, y tá cần mẫn nhất. Mỗi ngày từ
đồn biên phòng trở về ông lại loay hoay mang găng tay, bông gòn, oxy
già lau chùi những vết lở loét, xong lại lo tắm rửa cho Chi. Quần áo bé
Chi đều do ông giặt giũ. Ông đặc biệt chú trọng đến chế độ thuốc cho
trẻ, không hề bỏ sót cữ nào. Thuốc đặc trị một tháng được cấp một lần.
Khi thấy thuốc gần hết là ông lại băng rừng, vượt con đường đất đỏ
ngoằn ngoèo dài gần 60km đến Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc sớm 1-2 ngày để lấy thuốc.

Có lẽ nhờ sự chăm sóc tận tụy của ông mà vết lở loét
của bé Chi chóng lành. Ông tâm sự: “Khoảng thời gian trước bé Chi cứ
mấy tháng lành mấy tháng bệnh. Nhưng hơn một năm nay bé khỏe mạnh, bệnh
không tái phát nữa. Bé cũng đã vượt qua sự kỳ thị, đến trường vui chơi,
học hành như bao trẻ khác. Tôi hi vọng nền y học thế giới tiến bộ sẽ
tìm ra thuốc chữa căn bệnh thế kỷ, bé Chi rồi sẽ khỏi bệnh... Bởi vì tôi thương hai đứa trẻ như con ruột của mình”.

MINH TÂM


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.