Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline muonmang36  
#1 Đã gửi : 26/05/2008 lúc 03:34:21(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết

Giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường

Ngày 24/5/2008. Cập nhật lúc 16h 46'

(ĐCSVN) - Bạn đọc Nguyễn Lệ Huy, email: [email protected] hỏi: Ở trường cháu đang thực hiện dự án “chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ nhiễm, trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” do tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (SCUK) tài trợ. Cháu thấy đây là một dự án rất bổ ích và thiết thực nhằm trang bị cho chúng cháu những kiến thức cơ bản để phòng, tránh HIV/AIDS. Nhưng những trường được các dự án nước ngoài tài trợ để thực hiện mảng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS như trường cháu lại rất ít. Tại sao Nhà nước ta không thực hiện những dự án như vậy ở tất cả các trường trong cả nước để học sinh tiếp cận được những thông tin, được trang bị những kiến thức, kỹ năng để phòng, tránh nguy cơ xảy ra trong cơn đại dịch HIV/AIDS như hiện nay? Cháu thấy rất thiệt thòi cho các bạn trường khác.

-->

(ĐCSVN) - Bạn đọc Nguyễn Lệ Huy, email: [email protected] hỏi: Ở trường cháu đang thực hiện dự án “chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ nhiễm, trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” do tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (SCUK) tài trợ. Cháu thấy đây là một dự án rất bổ ích và thiết thực nhằm trang bị cho chúng cháu những kiến thức cơ bản để phòng, tránh HIV/AIDS. Nhưng những trường được các dự án nước ngoài tài trợ để thực hiện mảng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS như trường cháu lại rất ít. Tại sao Nhà nước ta không thực hiện những dự án như vậy ở tất cả các trường trong cả nước để học sinh tiếp cận được những thông tin, được trang bị những kiến thức, kỹ năng để phòng, tránh nguy cơ xảy ra trong cơn đại dịch HIV/AIDS như hiện nay? Cháu thấy rất thiệt thòi cho các bạn trường khác.

Nhận thức và xác định rất sớm nhóm tuổi bị lây nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam là lứa tuổi trẻ, nhất là tuổi thanh, thiếu niên nên ngay từ khi Uỷ ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được thành lập năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã là thành viên của Ủy ban này và đã thiết kế chương trình đào tạo, giáo dục về HIV/AIDS trong hệ thống trường học. Các bài học về phòng, chống HIV/AIDS đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 5, lớp 9. Các trường đại học và cao đẳng đã triển khai các hoạt động ngoại khóa để cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên.

Đối với các thanh, thiếu niên ngoài trường học, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây đã có chương trình hành động để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm đối tượng này. Trên cơ sở đó, một số tổ chức quốc tế đã hỗ trợ một số các dự án cho một số các địa phương trong đó có địa phương của cháu. Tuy nhiên, các dự án không bao phủ hết 64 tỉnh thành vì tùy thuộc vào nhà tài trợ và ngân sách sẵn có của nhà tài trợ. Chính vì vậy, việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên chủ yếu phụ thuộc vào Chương trình Mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS quốc gia.

Rất mong cháu cũng tích cực tham gia vào các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho các bạn cùng trang lứa.

BBT

Sửa bởi quản trị viên 23/08/2011 lúc 04:49:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Quảng cáo
Offline em_ten_teo  
#2 Đã gửi : 28/11/2008 lúc 02:44:00(UTC)
Tèo_cà_Mau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-04-2008(UTC)
Bài viết: 716
Đến từ: Cà Mau

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 31 lần trong 19 bài viết




Thứ Năm, 27/11/2008 - 5:49 PM

20% ca nạo phá thai ở lứa tuổi học trò



Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học.

Theo báo cáo, hiện Việt Nam có khoảng 23,8 triệu vị thành niên và thanh niên, chiếm 31% dân số. Con số này sẽ tăng 4,8% trong vòng 10 năm tới và có khoảng 80% vị thành niên và thanh niên là học sinh, sinh viên.

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy, 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tại TPHCM, 1,4% học sinh THPT nam tham gia nghiên cứu này cho biết đã từng sử dụng ma tuý. Trong khi đó, các chương trình giáo dục, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên về các vấn đề này còn thiếu và yếu...

Nhằm hạn chế tình trạng trên, Dự án Giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS (do Bộ GD-ĐT triển khai) sẽ được thực hiện tại 28 trường THPT trên toàn quốc. Chương trình được bắt đầu từ tháng 10/2008 đến 9/2009 với tổng kinh phí khoảng trên 4 tỷ đồng.

P. Thanh


Sửa bởi quản trị viên 13/08/2009 lúc 07:27:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Tèo quê Cà Mau , Tèo 18T
nghề Nghiệp : phụ Mẹ nuôi Tôm
sở thích : bắn Bi , nhẩy cò cò
món ăn : cà rem , kẹo kéo.
yahoo : emtenteo_nhaque

UserPostedImage
Offline rain_nt  
#3 Đã gửi : 09/09/2010 lúc 08:56:21(UTC)
rain_nt

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-07-2010(UTC)
Bài viết: 898

Cảm ơn: 1077 lần
Được cảm ơn: 267 lần trong 202 bài viết
Nói chuyện tình dục với người lạ
09/09/2010 10:24:05


Tín (ngoài cùng bên trái) trao đổi cùng các bạn trong nhóm- Ảnh: Dương Triều
(SVVN) Ban ngày, cũng như bao sinh viên khác, những chàng trai, cô gái này miệt mài trên giảng đường. Chiều tối, họ chia ra các nhóm xuất hiện tại các quán bia và bắt đầu công việc của những nhân viên truyền thông cho dự án “Truyền thông thay đổi hành vi và marketing xã hội dự phòng HIV/AIDS”.

 

 

Một tháng mới dám cầm bao cao su

Nhìn vẻ tự tin đầy trải nghiệm khi tư vấn ít ai biết Vương Văn Tín vẫn đang là sinh viên (Học viện Báo chí & Tuyên truyền). Liệu cảm giác ngại ngùng khi nói chuyện về vấn đề vốn coi là “nhạy cảm, thầm kín” đã hết? Tín cho biết nếu khách hỏi thì cậu luôn chia sẻ rằng mình đã lập gia đình để tạo được không khí cởi mở, thoải mái khi trò chuyện. “Đối tượng mục tiêu của dự án là thay đổi nhận thức, hành vi của nhóm nam giới có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS. Những chuyện về tình dục an toàn, bao cao su, gái mại dâm, HIV/AIDS... đa phần không được nói ở công sở, gia đình mà chính nơi bàn nhậu. Vì vậy, chúng tôi đến quán bia trên tinh thần trò chuyện, chia sẻ...” Tín đã có 2 năm làm công việc của một tuyên truyền viên trực tiếp trong dự án.

Vừa giới thiệu: “Em là nhân viên truyền thông đến từ trung tâm phòng chống HIV/AIDS của Hà Nội” cả bàn nhậu toàn nam giới cùng cười ồ rồi hỏi: Em ơi, có bao cao su không? Cho anh xin thêm ít bao cao su nữa? Em đã có người yêu chưa... Dẫu đã có quãng thời gian làm việc với dự án dự phòng can thiệp HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên nhưng Hồng Hạnh (trường ĐH Văn hóa) vẫn không khỏi ngượng ngùng trước những lời đùa như thế.

Cùng tâm trạng với Hạnh, Ngọc Châm chia sẻ: “Trong không gian nơi cuộc nhậu, toàn nam giới, một mình là nữ lại đến nói chuyện tình dục... việc bị bông đùa, sàm sỡ đôi khi cũng khó tránh. Một tháng sau khi đi làm mình mới dám cầm bao cao su và phải nhiều tháng sau đó mới có thể tự tin biến hóa với các tình huống trong công việc”. Châm cũng từng gặp những tình huống dở khóc dở cười khi nhận được lời tỏ tình hay cầu hôn của khách. Dẫu vậy, đó chỉ là những rào cản bên lề!

Đâu là thử thách?

Quan sát một vòng, Tín quyết định bước đến bàn nhiều thanh niên và bầu không khí có vẻ cũng đang vui nhộn. Họ là những người trẻ nên rất hào hứng với các trò chơi. Người thì dự đoán bức tranh là tình một đêm, gái mại dâm – khách làng chơi, cặp đôi đã quen nhau lâu, cặp đôi vừa mới gặp lần đầu... bức tranh lật nốt phần còn lại, một loạt tiếng “ồ... à...” rộ lên. Có kiến thức hiểu biết về HIV/ AIDS, tình dục an toàn... nên nhóm bạn trẻ đó đối đáp và trao đổi rất cởi mở quan điểm với Tín. Tưởng rằng buổi truyền thông đã thành công, Tín chào ra về thì bỗng nhiên nghe thấy to tiếng. Người đàn ông trung niên không vừa lòng với nhóm bạn trẻ. Té ra sau khi Tín quay đi nhóm thanh niên liền lấy bao cao su ra thổi bóng bay bông đùa.

Tín cho biết: “Vừa buồn, vừa vui là tâm trạng đan xen sau mỗi cuộc tư vấn. Bị khách hàng từ chối không tiếp chuyện hoặc tiếp chuyện mà thờ ơ dù mình đặt hết câu hỏi đóng đến câu hỏi mở. Làm sao để cuộc nói chuyện hiệu quả, khiến khách hàng nhớ, thay đổi được nhận thức, hành vi... là thử thách lớn nhất với một truyền thông viên như mình.”

Mới đi làm được 4 tháng, Bách Khoa (trường ĐH Dân lập Phương Đông) cũng gặp nhiều tình huống thực địa thú vị: Quan hệ bằng miệng, tay, hậu môn... có nguy cơ nhiễm HIV không? Một lần trót thử với gái mại dâm có sao không? Quan hệ với gái mại dâm quen, bao cao su có còn cần thiết không? Nhiều người thực sự đang sống trong sợ hãi không biết mình có nhiễm HIV không?

“Họ bế tắc, lo lắng, bất an mà chẳng biết chia sẻ, giãi bày với ai. Chúng tôi là những người lạ vô tình gặp ở quán bia, với nguyên tắc bí mật đời tư, chia sẻ hiểu biết, địa chỉ tin cậy để họ giải quyết những vướng mắc trong lòng. Bên cạnh thái độ miễn cưỡng, hờ hững của một số người... vẫn có những khách hàng tay cầm cốc bia run run, vã mồ hôi nói lời cảm ơn. Tôi tin họ sẽ “quan hệ tình dục an toàn” sau một cuộc trò chuyện tưởng chừng bâng quơ đó” – Khoa chia sẻ.

Khoa từng nhận được lời mời về làm marketing cho một công ty mà giám đốc chính là khách hàng cậu gặp tại quán bia. Cơ hội ứng tuyển ngay nơi thực địa hay một lời cầu hôn bất ngờ... là những chuyện bên lề thú vị của các buổi truyền thông nâng cao nhận thức phòng tránh HIV/AIDS. Thử thách trong những công việc vì cộng đồng, xã hội nhưng chính bản thân các tuyên truyền viên cũng nhận lại được những ý nghĩa thú vị cho cuộc sống của mình.

 



Dự án “Truyền thông thay đổi hành vi và marketing xã hội dự phòng HIV/AIDS” đã được triển khai tại Việt Nam thông qua sự hợp tác giữa Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (PSI) với Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y Tế, Sở Y tế và các Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố trọng điểm. Các tuyên truyền viên thường làm việc từ 17h30 – 20h30 tại các quán bia với mức thù lao  2,5 triệu đồng/tháng.

 

Thái Linh

Ghi chú "Sưu tầm" hoặc đề "tên Tác giả" là một hành động thể hiện sự tôn trọng và lòng tự trọng...

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.