Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline hay_song_de_duoc_yeuthuong  
#1 Đã gửi : 10/11/2010 lúc 06:42:11(UTC)
hay_song_de_duoc_yeuthuong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm:
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.972
Woman
Đến từ: miền đất đầy nắng _ gió

Thanks: 136 times
Được cảm ơn: 331 lần trong 214 bài viết

Chữ hiếu trên vai cô giáo trẻ

Sống ở Sài Gòn nhưng cô giáo 28 tuổi không biết đến quán xá, chưa hề biết tới son phấn và đoạn tuyệt hẳn với việc ăn sáng.

LTS: Họ là những người dân thành phố nhưng đa phần đều nghèo khó, vất vả. Ngoài cuộc mưu sinh, gánh nặng gia đình với cha mẹ đau yếu, bệnh tật càng lớn hơn gấp bội. Thực hiện loạt bài này, đôi khi chúng tôi băn khoăn: Năng lượng và sức lực từ đâu ra để họ có thể vượt qua, giữ tròn chữ hiếu…

Với họ, lời giải thích thật giản dị: Đấy là việc mà một người con phải làm. Hạnh phúc lớn nhất của họ là sức khỏe, niềm vui của cha mẹ. Trên đời, tất cả đều có thể làm ra nhưng cha mẹ một khi đã mất thì không bao giờ còn có được…

Căn gác nhỏ chưa tới 40 m² nằm trên lầu bốn của một chung cư (được mua diện xóa đói giảm nghèo) là nơi sinh sống của cô giáo trẻ Trần Thị Ngọc Minh, giáo viên Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Tân Bình) cùng cha mẹ bị bệnh tật, mất sức lao động cả chục năm nay. Ba năm trung học, cô giáo trẻ chỉ có hai chiếc áo dài…
 
Gánh nặng hai vai

Đón chúng tôi vào nhà, Ngọc Minh quay vào giường: “Nhà ta hôm nay có khách đó mẹ” rồi cẩn thận cài lại then cửa. Mẹ của cô bị đủ thứ bệnh, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống nặng nên nằm một chỗ, phải dùng nịt bó chặt cột sống để khỏi bị sụp.

Do lao động quá sức, cách đây ba năm mẹ cô bị sa tử cung. Nhà không có tiền nên chần chừ không dám đến bệnh viện. “Mấy ngày đầu mẹ giấu bặt mọi người. Nhưng rồi mỗi ngày một đau. Một lần mẹ rửa vết thương, em nhìn thấy, hoảng hồn khóc quá chừng. Thuyết phục mãi mẹ mới chịu đi nhà thương. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật gấp nếu không thì nguy. Chi phí hết gần 10 triệu đồng mà gia tài lúc đó không có nổi mấy trăm ngàn đồng” - Minh nhớ lại.
 


Ngọc Minh bên căn nhà rách nát với bao khó khăn
chồng chất.
 
Thương mẹ, Ngọc Minh một mình chạy vạy xin phường hỗ trợ, vay mượn bạn bè, tạm ứng trước ba tháng lương ở trường, tổng cộng được 7 triệu đồng rồi chạy vào bệnh viện mà nơm nớp lo không đủ. Sau lần phẫu thuật đầu tiên không lâu, bệnh mẹ lại tái phát, cô lại lục tục đi vay mượn, tạm ứng lương để mẹ phẫu thuật lần hai. Tiền không đủ, cô làm đơn xin bệnh viện giảm viện phí cho mẹ.
 
Ban giám đốc giảm viện phí còn một nửa nhưng cô cũng chạy vạy cả tuần mới đủ. “Sức khỏe mẹ yếu từ đó, rồi dần dần bị liệt phải nằm một chỗ, lại thêm bệnh suy tim, huyết áp cao, thoái hóa cột sống. Đã thế, ba còn bị thần kinh nhẹ, mất sức lao động sau một tai nạn cách đây gần 20 năm nên chẳng làm lụng được gì!”.

Một mình cô lo miếng ăn và thuốc chữa bệnh cho cả gia đình.

Sống giữa Sài Gòn nhưng cô giáo 28 tuổi này chưa hề biết tới son phấn, cũng chẳng bao giờ la cà quán xá và đoạn tuyệt hẳn với việc ăn sáng. Mẹ cô cho biết: “Là giáo viên nhưng có những lúc trong túi nó không có nổi chục ngàn”.

Với mức lương giáo viên cấp hai chỉ vẻn vẹn 2 triệu đồng, lại dạy môn phụ nên chẳng có thu nhập thêm. Số tiền đó đã là khó khăn cho việc trang trải mọi sinh hoạt đối với một người bình thường, huống gì Ngọc Minh còn phải chăm lo cho cha mẹ già gần 70 tuổi bại liệt và mất sức lao động, nay ốm mai đau. Cô còn phải chắt góp sao để cuối năm dư ra 4 triệu đồng trả tiền nhà…

Trên chiếc bếp chật hẹp, bữa cơm trưa đã dọn sẵn ngay ngắn, chỉ có rau và chén nước chấm dầm trứng, cạnh bên còn nửa gói mì tôm được gói lại cẩn thận. “Đó là phần ăn sáng của mẹ còn thừa lại, để lúc nào đói, em làm cho mẹ ăn”. Cô phân trần kể tiếp: “Nhà em ăn cơm rau, trứng quen rồi, chỉ cải thiện bữa ăn bằng thịt, cá những ngày có tiền thưởng hoặc mới nhận lương thôi. Chỉ thương cho ba mẹ bệnh tật, teo tóp, còn em ăn gì cũng được”.
 


Phút thảnh thơi sau giờ học, Ngọc Minh lại bóp chân
và động viên mẹ.
 
Mỗi ngày thấy ba mẹ là vui

Trước khi tới gặp Ngọc Minh, tôi đã xem rất kỹ tấm ảnh của cô nhưng lúc gặp vẫn không sao nhận ra. “Nhìn cô giáo bên ngoài và trong ảnh khác nhau nhiều quá?”. Cô chỉ nhoẻn miệng cười: “13 năm nay em không chụp ảnh chân dung. Tấm ảnh in trong sách em chụp từ năm lớp 9, khi làm hồ sơ thi tốt nghiệp THCS, giờ lấy ra dùng cho đỡ tốn”.

Ngọc Minh kể: “Hồi biết tin đậu vào hệ A Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (quận 3), em chạy ù ra phường báo cho mấy cô chú biết. Đến trưa có hai cô đến nhà gọi em xuống, các cô bảo: “Đi với hai cô chút”. Em cứ ngỡ đi theo các cô để lấy gạo trợ cấp như mọi lần. Ai dè mấy cô đưa em đến một tiệm may và bảo: “Nè, hai cô may cho bé chiếc áo dài đi học”. Lúc đó em mừng ứa nước mắt!”.

“Mặc chiếc áo đó được một năm, nhiều lần giặt chưa kịp khô cũng đem ra mặc. Thấy thế, ba ra chợ đồ cũ mua thêm cho chiếc áo dài gấm để mặc sơ cua. Chiếc áo cũ nhưng mặc rất đẹp. Suốt ba năm học THPT, em chỉ mặc hai chiếc áo này thôi”. Cô lật từng nếp gấp của chiếc áo ra ngắm lại.

Người mẹ nằm bên cạnh kể: “Ngày đi học, nó toàn mặc đồ cũ người khác cho. Những bộ đồ con trai người ta cho, tôi sửa lại cho có vẻ nữ tính chút xíu nó cũng ngoan ngoãn mặc, không hề phàn nàn. Ngày con bước chân vào giảng đường sư phạm, thấy mọi người đeo chiếc túi vắt ngang vai đẹp, duyên dáng, còn con mình cầm chiếc cặp đã dùng suốt thời phổ thông cũ mèm, tui chỉ muốn khóc!”.

Cô khẽ khàng quay người sang đấm đấm bóp bóp cho mẹ rồi cười: “Mỗi ngày thấy ba mẹ là vui. Nhiều lúc đang dạy mà lo nơm nớp không biết ba mẹ ở nhà ra sao. Mấy năm trước nhà không có điện thoại, thường gọi nhờ lối xóm. Mới năm rồi, cô hàng xóm cho chiếc điện thoại bàn nên cũng tiện”.

Hồi học lớp 12, có lần Ngọc Minh bị lạc đường. Theo lời dặn của ba, nếu lạc thì tìm mấy chú công an để hỏi đường chứ không hỏi người lạ, sợ bị bắt cóc. Hôm đó cô nữ sinh tìm mãi, cuối cùng mới gặp mấy chú mặc đồng phục hải quân nên chạy lại nhờ giúp đỡ. Mấy chú phải đưa cô về đơn vị rồi cử người đưa về tận nhà. Hỏi ra mới biết chỗ cô bị lạc chỉ cách nhà hơn 2 km... Cô giáo bây giờ vẫn ít đi xe máy và không rành đường thành phố.

Mẹ cô tâm sự từ bé tới giờ cô ít đi đâu, gia đình nghèo, được đi học là mừng, chẳng bao giờ biết tới vui chơi. Đến lúc đi làm rồi cũng chỉ biết đường từ trường về tới nhà, dạy học xong là lo về nhà chăm sóc ba mẹ đau ốm. Cái xe máy cũ cô đang đi cũng là món quà của người họ hàng thương tình tặng để làm phương tiện đi lại.
 
Còn tiếp
 
Theo PLTPHCM
http://giadinh.net.vn/20101105044312559p0c1000/chu-hieu-tren-vai-co-giao-tre.htm
HÃY YÊU NGÀY TỚI DÙ QUÁ MỆT KIẾP NGƯỜI, CÒN CUỘC ĐỜI TA CỨ VUI...?!?

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.