Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Hòa Bình : Mai Hạ đẩy lùi “cơn bão” HIV/AIDS
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
Cạn nước mắt vì AIDS |
Thứ ba, 3/6/2008, 14:46 GMT+7 |
Nhìn vào bản danh sách những người chết vì nhiễm HIV, ông Vì Văn ừa - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho biết một tin quặn lòng: “Tính đến hiện nay “Cơn bão ết” đã cuốn đi của xã Chiềng Châu hơn 100 người. Hệ lụy kéo theo là hơn 100 gia đình đang phải gồng mình gánh chịu nỗi đau “hậu ết”. Ông ừa ngậm ngùi: “Có tất cả 3 gia đình đã bị “xóa sổ ” hoàn toàn. Không nói thì thôi, nói ra lại buốt lòng lắm”.
Hậu quả từ ma túy
Khi chúng tôi đến nhà chị Hà Thị An ở xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu) thì trời đã xế chiều. Chị vừa đi rừng lấy củi về. Đặt bó củi nặng trịch xuống sàn, chị bảo: Một bó củi nhỏ như này thế chỉ bán được 2.000-3.000 đồng thôi. Ngày nào đi khỏe mới lấy được vài bó. Mấy năm nay chính quyền cấm khai thác, bây giờ muốn có củi bán lấy tiền đong gạo thì phải đi xa.
Với chị An thì những bó củi đó là nguồn sống của cả nhà. Chồng chị ngày còn sống làm nghề “xe ôm” nhưng cũng chỉ đủ nuôi xe, nuôi thuốc cho anh.
Căn nhà chị nằm cạnh đường trống huơ trống huếch chẳng có gì đáng giá. Đồ vật trong nhà cái gì cũng vá chằng, vá đụp. Vách đất căn nhà lở xuống chị lấy mấy tờ giấy báo che lại cho đỡ mưa gió.
|
Chị Hà Thị An với những bó củi kiếm sống qua ngày |
Năm 1991, chị An lập gia đình. Bố mẹ chị cho 2 vợ chồng ra ở riêng. Không có nghề nghiệp ổn định chị nhận 1.000m² ruộng lúa cấy, anh vay mượn mua được chiếc xe máy ra thị trấn Mai Châu làm nghề “xe ôm”.
Thế rồi những lúc vắng khách hoặc những lúc “trà dư tửu hậu” bạn bè lại rủ anh nếm thử cái vị thơm thơm, ngai ngái của “nàng tiên nâu”. Vài lần thành quen, quen rồi thành nghiện.
Chị khuyên can thế nào anh cũng không bỏ được. Trong một lần bị tai nạn nằm ở bệnh viện các bác sĩ lấy mẫu máu đi xét nghiệm mới biết anh đã bị nhiễm HIV. Quá sốc sau khi biết tin này, anh đâm ra ngơ ngẩn rồi chuyển thành tâm thần lúc nào không biết.
Mọi lo toan về kinh tế đè nặng lên vai, chị An bảo: Ông xã tôi bị tâm thần 4 năm, lại chán đời nên rượu chè suốt ngày. Lúc lên cơn thì đập phá hết mọi thứ đánh cả vợ con. Có đêm đang ngủ ông ấy vùng dậy đập phá làm cả xóm thức giấc.
Không chịu nổi ba mẹ con tôi phải ra bờ suối dựng tạm cái lán để ở. Sau nhiều năm nghiện ngập kinh tế gia đình sa sút, đứa con của chị đang học lớp 7 phải nghỉ học ở nhà giúp mẹ đi lấy củi kiếm sống.
Đang dẫn chúng tôi đi thăm các gia đình khác trong xã, chị Hà Thị Yên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Chiềng Châu đột ngột dừng lại trước một căn nhà gỗ bỏ hoang bên cạnh đường.
Chị bảo đây là nhà của gia đình chị Vì Thị Hồng. Nhà chị Hồng cả hai vợ chồng đều nghiện. Năm ngoái chồng chị Hồng chết vì AIDS. Sau vài tháng để tang chồng chị quyết tâm làm đơn đi cai nghiện. Đứa con chị gửi lại cho người bác nuôi.
Chỉ một lần dại dột
Lần thứ 2 chúng tôi trở lại nhà thì chị Hằng mới đi chợ về. Lúc này trời đã sẩm tối. Trong cái sọt trên chiếc xe đạp đã cũ còn lại mấy mớ rau ế không bán được đã héo.
Hai đứa trẻ thấy mẹ về mừng ra mặt. Ôm hai đứa con gái ngoan ngoãn vào lòng chị không giấu nổi nỗi xót xa. Hai năm qua, một mình chị phải chống chọi với căn bệnh HIV, rồi lại gồng mình lên để lo cái ăn cho gia đình.
Chị Hằng kể: Cách đây mười năm, chị là cô sơn nữ đẹp nhất nhì xóm. Anh Hà Công Hùng ở xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu) - chồng chị vốn hiền lành.
Thời gian đầu mới lấy nhau vợ chồng chị nhận đất ruộng cấy lúa, làm nông nghiệp. Nhờ đức tính chịu khó, tiết kiệm anh chị làm được căn nhà ngay trên đất của bố mẹ để lại, tuy cuộc sống vất vả nhưng rất hạnh phúc.
|
Căn nhà bỏ hoang của chị Vì Thị Hồng |
Được một thời gian anh theo bạn bè đi làm phụ hồ xây dựng. Những tưởng công việc đó sẽ có thêm thu nhập về giúp gia đình, nào ngờ chỉ một lần vui bạn, vui bè anh tò mò thử chích ma túy xem cảm giác như thế nào.
Không ngờ cuộc vui đầu tiên đó cũng là cuộc vui cuối cùng, ma túy đã đưa cả anh và gia đình xuống vực thẳm. Sau nhiều ngày ốm không rõ nguyên nhân anh đi viện và xét nghiệm máu mới biết mình bị nhiễm AIDS.
Lúc này ân hận thì đã muộn, chẳng mấy chốc anh đổ bệnh rồi mất. Chồng mất chưa lâu, thấy trong mình mệt mỏi chị Hằng thử khám. Đọc kết quả xét nghiệm mà rụng rời: Mẫu máu của chị cho kết quả dương tính với HIV.
Cầm tờ giấy xét nghiệm trong tay, tôi đứng không vững - vừa ôm đứa con gái vào lòng chị Hằng nói - các bác sĩ bảo, tôi lây HIV từ chồng, bây giờ còn làm được gì lo cho các con là tôi làm. Chỉ tiếc một điều chưa biết mình lo cho chúng được bao nhiêu ngày nữa.
Nhà chị Hằng ngoài 2 đứa con nhỏ còn bố mẹ chồng già. Cái ăn của cả nhà trông cả vào chị. Một ngày chạy chợ cũng chỉ được ngót chục nghìn đồng.
Chị kể, nhiều lúc lũ trẻ ngây thơ hỏi mẹ: Bố đi đâu mà lâu về thế? Mỗi lần như vậy chị lại nghĩ đến cảnh tới đây mình cũng “ra đi”, hai đứa con thơ sẽ không còn nơi nương tựa mà như đứt từng khúc ruột.
Nghi con có thể nhiễm HIV, cách đây vài tháng chị Hằng đã đưa cháu lớn đi xét nghiệm. ơn trời, thật may nó không bị sao, còn đứa em thì phải đợi vài tháng nữa.
Bây giờ cứ nghĩ đến lúc đứng đợi lấy kết quả xét nghiệm cho con, chị Hằng lại run bắn cả người. Chị than thở: Tuy tiền xét nghiệm không phải trả nhưng để đưa cháu đi xuống thành phố Hòa Bình thì kể cả tiền xe đi, xe về cũng mất hơn 100.000 đồng. Khoản tiền đó chị vẫn chưa biết trông vào đâu.
|
Sửa bởi quản trị viên 10/12/2010 lúc 05:16:27(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
Bao giờ hết “bão ết” | Thứ tư, 4/6/2008, 15:44 GMT+7 | Theo thống kê, trong 22 xã của huyện Mai Châu thì có tới 16 xã có người nhiễm HIV, tập trung nhiều nhất ở xã Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu và xã Mai Hạ. Từ năm 2005 đến nay, đợt bùng phát cao điểm có tới hơn 30 bệnh nhân. Đó chỉ là số lượng bệnh nhân mà Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mai Châu phát hiện và điều trị. Còn con số thực có lẽ còn gấp nhiều lần. >> Bài 1: Cạn nước mắt vì AIDS Tóc bạc khóc đầu xanh Hôm chúng tôi đến xóm Mỏ, xã Chiềng Châu cũng là lúc người làng vừa tiễn một thanh niên xấu số bị chết vì AIDS về bên kia thế giới. Những vòng hoa trắng cài đầy xe tang. Tội nhất là các cụ già cao tuổi cứ bám xe tang mà khóc về đứa con, đứa cháu tội nghiệp của mình. Cảnh đầu bạc phải khóc đầu xanh này lại thường xuyên xảy ra ở xã Chiềng Châu - ông Hà Công Tấc, Trưởng xóm Mỏ nói. Xóm Mỏ có 195 hộ với 770 khẩu nhưng hiện tại có tới 14 người nghiện ma túy trong hồ sơ của huyện. Đây là đối tượng dễ lây nhiễm HIV nhất vì thường xuyên dùng chung bơm kim tiêm. Cả xóm đã có 7 người chết và 3 gia đình xóa sổ khỏi danh sách dân cư. Điều đáng tiếc là hầu hết những người chết đều đang trong độ tuổi lao động. Mà chết đâu đã hết tội. Trước lúc ra đi, họ đã kịp gieo lại mầm mống của căn bệnh thế kỷ này cho chính những người thân của mình. Mặc dù trong những năm gần đây, cách nhìn của xã hội về những người nhiễm HIV đỡ kỳ thị hơn nhưng sự mặc cảm vẫn tồn tại không gì xóa bỏ được nhất là với những bậc làm cha làm mẹ. Mẹ anh Hà Công Hùng ở xã Chiềng Châu gạt nước mắt nói với chúng tôi: Đau lòng lắm, có người mẹ nào không xót xa khi con mình mắc vào căn bệnh quái ác này. Ra đường nhìn con người ta phương trưởng, rồi nghĩ đến mình lại thấy tủi phận. Thằng con tôi nghiện ngập rồi mắc AIDS, tự nó mang họa vào thân đã đành, đằng này lại lây sang cho vợ. Tội nghiệp con bé còn trẻ quá... Các cụ vẫn bảo: “trẻ cậy cha, già cậy con” thế mà giờ đây chúng tôi tuổi già vẫn còn phải nuôi cháu. Nói dại, mai này vợ chồng nó “đi”, chúng tôi không biết làm cách nào để nuôi lũ nhỏ. Cơn sóng ngầm Ở Mai Châu còn rất nhiều những cảnh góa bụa như chị An, chị Hồng, chị Hằng... Điều đáng lo ngại hơn là số người vợ bị lây nhiễm HIV từ chồng ngày một nhiều. Đây là địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và một số tỉnh Tây Bắc. Có thể nói tình hình buôn bán ma túy ở đây rất khó ngăn chặn. Do vậy, người nghiện khó quản lý và nguy cơ lây nhiễm HIV là rất cao. Chị Hà Thị Yên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Chiềng Châu lo lắng: Bản thân chúng tôi đến các gia đình vận động đưa đối tượng đi cai nghiện cũng rất khó khăn. | Căn nhà của một gia đình đã bị xóa sổ vì AIDS | Nhiều ông bố, bà mẹ khi được chính quyền địa phương thông báo con mình nghiện ma túy rồi vận động đưa đi cai nghiện còn bất hợp tác. Họ không hình dung được nếu tiếp tục dung túng thì đó chính là những mầm họa tự tay gieo cho gia đình mình. Chị Nguyễn Thị Thanh - cán bộ Khoa Kiểm soát dịch bệnh phụ trách công tác phòng chống HIV của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mai Châu cho biết: Đại đa số các trường hợp lây nhiễm ở đây là do dùng chung kim tiêm và lây nhiễm từ chồng sang vợ. Có những trường hợp người vợ ốm đi xét nghiệm phát hiện bị nhiễm HIV nhưng vận động thế nào người chồng cũng không đến xét nghiệm. Chính vì vậy số lượng người lây nhiễm càng gia tăng. Ông Hà Công Tấc - Trưởng xóm Mỏ nói ra những nỗi ưu tư nghe xót lòng: Cái đói, cái nghèo Chiềng Châu vừa đuổi được, đời sống chưa kịp khấm khá thì nay lại đến căn bệnh HIV tràn về. Tôi nhớ ngày xưa thanh niên Chiềng Châu chúng tôi đi bộ đội đánh nhau ác liệt như thế, hy sinh nhiều như thế nhưng cũng không thể nào so sánh được với cuộc chiến ma túy này. Nó cứ âm thầm lặng lẽ hủy hoại bao gia đình, lấy đi biết bao trai tráng. Cứ với đà này nếu không có biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ thì trong một vài năm nữa có lẽ thanh niên trong xóm sẽ vãn hẳn vì nghiện ma túy và AIDS. Theo chị Hà Thị Yên, công việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS ở đây đang rơi vào vòng luẩn quẩn. Do dân trí thấp, sự hiểu biết có hạn nên hầu hết giới trẻ đang thờ ơ trước nguy cơ nhiễm HIV. Rất nhiều cô gái biết bạn trai hoặc chồng sắp cưới mắc nghiện, thậm chí mắc AIDS nhưng vẫn quyết tâm kết hôn. Bản thân họ cũng không quyết liệt trong việc phòng tránh AIDS nên đến khi phát hiện bị lây nhiễm lại phó mặc con cái cho bố mẹ. Những đứa trẻ ấy không được giáo dục chu đáo, lớn lên lại tiếp tục đến với ma túy, bước tiếp vào cái vòng luẩn quẩn ấy. Chính vì thế số lượng chị em bị lây nhiễm HIV từ chồng ở Mai Châu không giảm. Rời Chiềng Châu khi ánh hoàng hôn vừa tắt. Hình ảnh thất thểu của hai đứa nhỏ con chị An vừa ra bờ suối bắt cá về cứ in đậm trong suy nghĩ của tôi. Không được đi học, không biết các em sẽ lấy hành trang gì để vào đời. Và ở Mai Châu còn rất nhiều trẻ em rơi vào cảnh tương tự. Cơn sóng ngầm HIV vẫn tiếp tục gặm nhấm mảnh đất này. Theo Hoàng Sơn
|
| - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
Mai Hạ - "điểm đen" AIDS!
 |
Đàn ông, thanh niên của làng lần lượt ra đi vì căn bệnh thế kỷ. |
Đã có 16/22 xã của huyện Mai Châu có người nhiễm HIV và chết vì AIDS; riêng xã Mai Hạ "sở hữu" 13 người. Cơn bão nghiện hút, tiêm chích ma tuý - HIV/AIDS đã tràn tới vùng cao, vùng sâu tỉnh Hoà Bình.
Bà Ngân Thị Sáng ở xóm Lầu, xã Mai Hạ, huyện Mai Châu liệt kê những con số chính xác đến bất ngờ, như thể bà đã dành toàn tâm cho vấn nạn "ết" của xã: Toàn xã có 650 hộ dân, 2.750 khẩu; trong đó có đến 155 hộ thuộc diện nghèo. Hầu hết các gia đình có người nghiện hút, tiêm chích ma tuý - nhiễm HIV/AIDS đều là những hộ nghèo trong xã.
Nỗi rầu rĩ của bà Sáng.
Riêng gia đình bà Khoa ở thôn Lầu đã có tới 3 con trai nhiễm HIV qua tiêm chích ma tuý và chết vì căn bệnh AIDS. Nay nhà chỉ còn hai ông bà già, đứa cháu nội và cô con dâu.
Đáng chú ý, những người chết phần lớn đều là người trong độ tuổi lao động, chủ yếu là thanh niên. HIV/AIDS không chỉ tước đi sinh mạng của nhiều thanh niên nơi đây mà còn để lại nỗi đau cho những người đang sống.
Anh Vi Văn Quân, một thanh niên trong xã, đã ốm liệt giường từ mấy tháng nay, chỉ còn chờ tiếng gọi của “thần chết”. Chống chọi với căn bệnh AIDS giai đoạn cuối, anh Quân đau đớn một, mẹ anh đau đớn mười. Người mẹ già có tám người con như không còn nước mắt để khóc khi phải tận mắt nhìn con “hấp hối” trong cơn tuyệt vọng.
Anh Vi Văn Quân đang hấp hối với căn bệnh "ết".
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay ở thôn Lầu - xã Mai Hạ có gần chục gia đình có chồng, con đã chết vì AIDS hoặc đang nhiễm HIV. Nguyên nhân ban đầu và chủ yếu vẫn là nạn tiêm chích ma tuý. Đại dịch chết người tiềm ẩn trong một cộng đồng hoang vu, nghèo đói. Đáng giật mình hơn, nhiều cô gái dù biết người yêu mắc nghiện, nhiễm HIV vẫn quyết tâm kết hôn, dâng hiến khiến số người nhiễm HIV "thứ cấp" tăng cao.
Một nguyên nhân khác khiến đại dịch "ết" bùng nổ ở Mai Hạ là từ các các sơn nữ "đi làm" tại các khu du lịch, khu sinh thái ở Mai Châu; sau trở về địa phương sinh sống và tiếp tục phát tán bệnh dịch.
Phụ nữ, trẻ em trở thành lao động chính của gia đình.
Theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mai Châu - Vi Văn Ừa- thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu và xã Mai Hạ là những địa bàn trọng điểm của căn bệnh HIV/AIDS.
“Chỉ chưa đầy 5 năm, tính từ năm 2003, huyện Mai Châu đã 100 người chết vì bệnh AIDS. Ngoài ra, Mai Châu còn gần 200 người bị lây nhiễm HIV được thống kê được, còn thực tế nếu được tổng kiểm tra thì chắc chắn sẽ còn cao hơn”, ông Ừa khẳng định.
Tính đến ngày 23/6, con số người chết vì AIDS tại Mai Hạ là 13 người; chưa kể những người nhiễm HIV đã qua xét nghiệm và rất nhiều người chưa chịu làm xét nghiệm, có nguy cơ lây nhiễm cao.
Làm sao để chống chọi lại cơn bão HIV/AIDS ở Mai Hạ - Mai Châu? Câu trả lời ấy, những người dân vùng cao kém hiểu biết rất khó trả lời.
Bài và ảnh: Quốc Anh
Sửa bởi quản trị viên 10/12/2010 lúc 05:16:24(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
Nước mắt ở thung lũng Mai Châu |
|
Nhìn vào bản danh sách những người chết vì AISD mà ông Vì Văn Ừa - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Mai Châu (Hoà Bình) cung cấp mà xót xa. Chỉ trong hơn 10 năm trời mà "cơn bão ết” đã cuốn đi hơn 100 người. Hơn 100 gia đình đang phải gồng mình chịu nỗi đau. Đã có 3 gia đình bị xoá sổ… |
|
Chỉ một lần dại dột
Khi chúng tôi đến nhà chị Hà Thị E ở xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu), trời đã xế chiều. Chị vừa đi rừng lấy củi về. “Một bó củi này chỉ bán được 2.000 - 3.000 đồng thôi. Ngày nào đi khỏe mới lấy được vài bó. Bán được củi mới có tiền đóng gạo”, chị E uể oải nói. Căn nhà trống hơ, trống hoác chẳng có gì đáng giá. Vách đất căn nhà lở xuống, chị đành lấy mấy tờ giấy báo che lại cho đỡ mưa, gió.
Năm 1991, chị E đi lập gia đình. Chị nhận 1.000 m2 ruộng lúa cấy, anh vay mượn mua được chiếc xe máy ra thị trấn Mai Châu làm nghề xe ôm. Thế rồi những lúc vắng khách hoặc “trà dư tửu hậu”, bạn bè lại rủ anh nếm cái vị của "nàng tiên nâu". Vài lần thành quen, rồi thành nghiện. Biết chồng nghiện, chị khuyên can thế nào cũng không bỏ được. Trong lần bị tai nạn nằm ở bệnh viện, các bác sĩ lấy mẫu máu xét nghiệm mới biết anh đã bị nhiễm HIV. Biết được tin, anh trở điên vì quá sốc. Mọi lo toan về kinh tế gánh lên vai chị.

Chị E bảo: Anh bị tâm thần 4 năm, chán đời rượu chè suốt ngày. Đập phá hết mọi thứ rồi đánh cả vợ con. Có đêm đang ngủ anh vùng dậy đập phá cả xóm không ngủ được. Ba mẹ con chị phải ra bờ suối dựng tạm cái lán để ở. Anh vừa mất vào tháng 3/2008. Sau nhiều năm nghiện ngập kinh tế gia đình sa sút, đứa con của chị đang học lớp 7 phải nghỉ học ở nhà giúp mẹ đi lấy củi kiếm sống.
Chị Hà Thị Yên - Chủ tịch hội phụ nữ xã Chiềng Châu dẫn chúng tôi vào căn nhà gỗ hoang bên cạnh đường. Chị bảo đây là nhà của gia đình chị Vì Thị Hân. Cả hai vợ chồng đều bị nghiện. Năm ngoái chồng chị Hân bị chết vì AISD. Sau vài tháng để tang chồng, chị quyết tâm làm đơn đi cai nghiện. Đứa con chị gửi lại cho người bác nuôi.
Chồng chị Huyền- anh Hà Công Hạnh ở xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu) vốn hiền lành. Thời gian rảnh rỗi, cả hai vợ chồng rủ nhau đi lấy củi bán kiếm sống. Tuy cuộc sống vất vả, nhưng anh chị rất hạnh phúc. Được một thời gian, bạn bè rủ anh đi phụ xây. Đời sống trên công trường buồn chán, rồi chỉ một lần anh nghe bạn chích ma tuý thử xem cảm giác như nào. Không ngờ lần duy nhất đó đã mang lại cho anh và gia đình bao đau đớn. Sau nhiều ngày ốm không rõ nguyên nhân anh đến bệnh viện mới biết mình bị nhiễm HIV. Lúc này anh hận thì đã muộn…
Anh mất chưa lâu, thấy mình có những biểu hiện khác lạ, chị Huyền đi xét nghiệm mới tá hoả khi hay tin mình cũng bị nhiễm HIV từ chồng. "Có lúc chẳng muốn sống nữa", chị tâm sự. Nhưng mỗi khi nhìn thấy hai đứa con và bố mẹ chồng chị lại gắng gượng sống…
Đầu bạc tiễn đầu xanh
Hôm chúng tôi đến xóm Mỏ xã Chiềng Châu cũng là lúc người làng tiễn một thanh niên xấu số bị chết vì AISD. Những vòng hoa trắng cài đầy xe tang. Tội nhất là những cụ già cứ bám xe tang mà khóc về đứa con, đứa cháu của mình. Trông cảnh đầu bạc phải khóc đầu xanh, ai cũng xót xa. Ông Hà Công Tấc- Trưởng xóm Mỏ cho biết: Xóm có 195 hộ với 770 khẩu mà hiện tại có tới 14 người nghiện trong hồ sơ của huyện. Đây là đối tượng dễ lây nhiễm HIV nhất vì thường xuyên dùng chung bơm kim tiêm. Xóm cũng bị 3 gia đình “xoá sổ” vì AISD. Hầu hết những người chết đang trong độ tuổi lao động.

Ở Mai Châu còn rất nhiều những cảnh goá bụa như chị E, chị Huyền, chị Hân... Điều đáng lo ngại hơn là số người vợ bị lây nhiễm HIV từ chồng ngày một nhiều. Là địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Sơn La, Thanh Hoá và một số tỉnh Tây Bắc-huyện Mai Châu là địa bàn vừa chung chuyển vừa bán buôn bán lẻ ma tuý về dưới xuôi. Tình hình buôn bán ma tuý ở đây rất khó ngăn chặn. Chị Hà Thị Yên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Chiềng Châu lo lắng: Năm 1999 Mai Châu phát hiện ra người đầu tiên bị nhiễm HIV. Đến nay con số này đã lên tới 188 người. Trong 22 xã của huyện thì có tới 16 xã có người nhiễm HIV tập chung nhiều nhất ở xã Chiềng Châu, Thị trấn Mai Châu và Mai Hạ.
Chị Nguyễn Thị Thanh - Cán bộ Khoa kiểm soát dịch bệnh phụ trách công tác phòng chống HIV cuả Trung tâm y tế dự phong huyện Mai Châu cho biết: Nguyên nhân lây nhiễm ở đây là do dùng chung kim tiêm và lây nhiễm từ chồng. Có những trường hợp người vợ ốm đi xét nghiệm bị nhiễm HIV nhưng vận động thế nào người chồng vẫn không đến xét nghiệm. Và tiếp tục đi tiêm chích. Đó là nguyên nhân mà số lượng người lây nhiễm càng gia tăng...
|
|
VIỆT LÂM |
|
|
|
|
Sửa bởi quản trị viên 10/12/2010 lúc 05:17:16(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
Thung lũng của những người nhiễm AIDS
Nằm dưới chân đèo Thung Khe ngoằn ngoèo, Mai Châu hiện ra với vẻ đẹp dịu dàng trong làn sương trắng đầy huyền bí. Vậy mà từ khi cái chết trắng tràn vào, cơn bão AIDS ập xuống, thung lũng xinh đẹp nổi tiếng với khu du lịch Bản Lác heo hút dần vì đám thanh niên trai tráng trong làng lần lượt bị thần chết gõ cửa.

|
Thung lũng Mai Châu nằm dưới chân đèo Thung Khe. |
Xóm Lầu, xã Mai Hạ nằm khép mình dưới chân núi Pù Lầu là nơi có nhiều người mắc nghiện và nhiễm AIDS nhất. Trong vai một cán bộ y tế Huyện, phóng viên đã tìm đến gia đình bà Cúc, người mẹ ba lần tiễn đưa ba anh con trai "ra đồng" vì AIDS. Cơn mưa mùa hạ giữa miền sơn cước hoang vu và hẻo lánh càng khiến cho không khí trong ngôi nhà nhỏ nằm ngay mặt đường của bà Cúc thêm lạnh lẽo.
Cánh cửa ngôi nhà mở toang hoang, trên manh chiếu sờn rách là một người phụ nữ dân tộc Thái đang nằm ngủ co ro. Căn nhà trống hơ trống hoác chỉ có độc một chiếc phản và chiếc tủ cũ trống trơn dựng góc nhà "trang trí". Gọi đến ba câu, cái thân người gầy khô như que củi ấy mới ngồi dậy, dụi dụi mắt và mời khách vào nhà bằng giọng Kinh lơ lớ.
Khơi lại câu chuyện buồn về ba người con trai bà Cúc thật khó. Người mẹ này đã nguôi ngoai và chôn chặt câu chuyện các con vào lòng, giờ nói lại, bà chỉ chực khóc: "Đau lắm. Tự nhiên ai lại nghĩ ra cái thuốc này để chúng nó mắc phải. Bố mẹ sinh ra con mà không dạy bảo được chúng nó. Đi làm ăn xa, thấy người ta bảo thử, mà chỉ thử có một lần là dính chứ có phải nhiều lần như người ta".
Trong nhận thức của người mẹ này, các con bà mới chỉ dùng một lần thì làm sao đã nghiện, đã dính căn bệnh quái quỷ khó gọi tên. Cả ba anh con trai của bà đều nhiễm bệnh từ một lần tiêm chích ma túy rồi lần lượt "rủ" nhau qua đời trong ba năm liên tiếp. Vừa chậm rãi kể chuyện, đôi mắt bà vừa nhìn ra cửa, vô định trong từng hạt mưa lộp bộp ngoài sân, thỉng thoảng, đôi tay gầy xương đầy gân guốc lại đưa lên quyệt nước mắt.

|
Căn nhà nhỏ của ông bà Khoa trở nên hoang vắng và lạnh lẽo từ khi ba con trai qua đời. |
Bà Cúc nghẹn ngào: "Thằng thứ hai mắc bệnh và chết đầu tiên. Nó đi làm trong bãi đá. Nghe đâu ông chủ nghiện hay cho công nhân tiêm một loại thuốc và bảo rằng chích vào sẽ rất khỏe, vác được nhiều đá sẽ được nhiều tiền. Cũng vì tò mò, nó chích một lần và không may bị lây bệnh".
"Thằng hai chết đầu tiên rồi đến thằng cả và nốt thằng út". Người mẹ dân tộc ấy còn nhớ như in và kể rành rọt ngày, tháng, năm từng đứa con qua đời. "Thương thằng út lắm. Nó sinh năm 1983, chưa vợ, mất năm 2006. Ngày còn sống nó là đứa khỏe mạnh, ăn khỏe và ít nói nhất. Bị bệnh vào, sức khỏe của nó suy sụp rất nhanh".
Không hề hay biết mình mang bệnh thế kỷ, chỉ đến khi bị ốm và mang tới bệnh viện, hai người con trai đầu của bà Cúc mới phát hiện ra mình bị nhiễm AIDS. "Thằng út không đi khám nhưng nó biết mình cũng mắc bệnh như hai anh. Nó tự lên tỉnh xét nghiệm. Không giấu diếm chúng tôi, nó thông báo kết quả ngay hôm đó".
Nỗi đau dồn dập đổ lên đầu hai mái đầu bạc, ông bà Cúc đau đớn khóc con suốt đêm. Trong câu chuyện kể, lúc nào người mẹ bất hạnh này cũng nói câu "đau lắm nhưng chẳng biết làm thế nào được". Giờ đây, trong ngôi nhà lạnh lẽo, hai ông bà sống cùng cô con dâu và thằng cháu trai may mắn "không theo bố nó bị bệnh". Còn cô con dâu thứ hai đã ra ở riêng cũng ốm yếu luôn, thỉng thoảng có ghé qua thăm bố mẹ chồng. Đứa cháu trai 2 tuổi là niềm an ủi lớn nhất của ông bà Cúc. Thế là, gia đình ông bà vẫn có người nối dõi.
Đến Mai Hạ những ngày này vẫn còn dư âm đám tang của Hải, một nạn nhân AIDS vừa qua đời tuần trước. Trong một lần thử chích cùng kim tiêm với bạn, Hải đã lây bệnh từ các "đồng nghiệp". Trước từng là một thanh niên chơi bời lêu lổng lại hay ăn cắp vặt, Hải được gia đình cho cách ly xuống Đồng Chúi (Tân Vinh, Lương Sơn) để cách ly với đám bạn xấu. Lập gia đình, Hải có phần tu tỉnh nhưng thật không may, thần chết không buông tha đã gõ cửa cuộc đời cậu. Người vợ trẻ đôi mươi giờ mang trên đầu vành khăn trắng. Sau cái chết của chồng, cô vợ trông già hơn so với tuổi. Cuộc sống của phận làm dâu xa nhà như cô bây giờ là những chuỗi ngày lo lắng, thấp thỏm, đấu tranh với nỗi ám ảnh AIDS.
Thanh niên xã Tòng Đậu vẫn còn nhắc tới một trường hợp trớ trêu của Chẩu, bị bạn chuốc rượu say rồi lấy kim tiêm chích "cho nghiện giống em". Chẩu bị khuyết tật từ nhỏ, "hiền như cục đất". Cái tin cậu bị AIDS khiến người trong làng ngoài xã không ngờ tới. Mũi tiêm đầu tiên ấy không khiến cậu bị nghiện nhưng lại gieo giắc cho cuộc đời đáng thương của Chẩu căn bệnh quái ác. Hiện, cuộc sống của cậu thanh niên này chỉ còn được tính từng ngày, từng giờ.
Với ông hiệu trưởng của một trường cấp 2 trong xã thì nỗi đau vẫn còn dai dẳng khi hai trong số ba người con của mình đã rời bỏ ông chỉ vì nàng tiên nâu và sau đó là bị AIDS. Khắp xóm Lầu, ở đâu cũng nghe được những số phận đang chờ lưỡi hái tử thần và oái ăm nhất là hầu hết trong số họ đều là những người ở độ tuổi thanh niên.

|
Nhiều phụ nữ ở xóm Lầu, Chiềng Châu, Vạn Mai rơi vào cảnh góa bụa khi tuổi đời còn rất trẻ. Ảnh minh họa. |
Nói về tệ nạn ở xã mình, ông chủ tịch Vì Xuân Đức, xót xa: "Mai Hạ bây giờ đang phải gánh chịu hậu quả của những năm trước đây. Tính từ năm 2000 trở về trước, nơi đây thực sự là một "điểm đen". Thời điểm đó, thanh niên xóm Lầu (xã Mai Hạ) đi đến đâu đều bị người khác xa lánh. Từ đó tới giờ, 16 người đã chết, toàn xã giờ chỉ còn 14 mắc AIDS trong đó có 4 người đang chờ chết. Tuy nhiên, người dân trong xã không hề có sự kỳ thị với những gia đình có người nhiễm, trái lại, họ luôn đến động viên, giúp đỡ lẫn nhau".
Căn nhà sàn ngăn nắp của gia đình ông Đức nằm vây quanh 4-5 gia đình có người mắc và chết vì AIDS. "Dọc cái dãy này có 5 hộ thì chỉ duy nhất có nhà tôi là không có người nghiện hay bị AIDS, còn lại, phía trước, đằng sau, bên cạnh, nhà nào cũng có người mắc cả rồi", vị chủ tịch xã vừa nói vừa đưa tay chỉ xung quanh.
Ông Đức không phủ nhận nhận một thực tế là năm gần đây, người mắc AIDS có giảm nhưng số người nghiện, chủ yếu là thanh niên, tăng lên. Hoạt động mua bán ma túy vẫn diễn ra, con nghiện có thể kiếm được thuốc dễ dàng từ những tụ điểm bán lẻ rải rác trong thị trấn. Mai Châu được xem là nơi trung chuyển "hàng cấm" về xuôi của dân buôn ma túy. Có hai con đường vận chuyển chính: Ma túy được đưa từ Lào qua Sơn La xuống Mai Châu và theo đường 6 hoặc từ Lào, hàng được đưa sang Pù Nhi đến Tam Chung (Mường Lát) xuôi sông Mã về Co Lương (xã Vạn Mai).
Theo ông Đức, lý do chính dẫn tới tình trạng nghiện ngập "bùng nổ" như hiện nay đó là nguồn hàng ma túy luôn có sẵn. Thanh niên nghiện một là rơi vào gia đình khá giả hoặc là rất khó khăn. Những thanh niên này đua đòi bạn bè hút chích rồi sa đà vào con đường nghiện ngập. Khi không có tiền, các tay chơi đi ăn trộm hoặc đi buôn thuốc để có tiền và thuốc dùng. Phần lớn đối tượng mắc AIDS và nghiện đều do nhận thức còn hạn chế, nghe bạn bè, kẻ xấu rủ rê thử một lần rồi đóng cánh cửa cuộc đời mãi mãi.
Số người nghiện ngày một tăng khiến người dân dọc con đường từ ngã ba vào thị trấn phải thốt lên "ra đường là gặp nghiện". Trong số 22 xã của Mai Châu thì có tới 16 xã có người nghiện và mắc bệnh thế kỷ. Khi tình cờ bắt gặp những cậu thanh niên "choai choai" "biểu diễn" trên đường hoặc tụ tập quán xá, ai cũng có thể "chỉ mặt đặt tên" anh nào nghiện "tả tơi". Người dân cho biết, cứ nhìn nhà nào mới xây 2-3 tầng hay những nếp nhà sàn "độc nhất vô nhị" còn thơm mùi gỗ là nhà đấy buôn ma túy.
Khi bóng đêm phủ một màu đen kịt bí ẩn xuống thung lũng này, thanh niên các xóm lại ra tụ tập ở ngã ba để mua bán nhỏ lẻ. Cách mấy hôm, người dân lại được chứng kiến những con nghiện mặt non choẹt sốc thuốc chết dọc đường hay trong các bãi tha ma hoang vắng.
Bài và ảnh: Minh Phương
* Tên nhân vật đã được thay đổi. Sửa bởi quản trị viên 20/12/2009 lúc 02:14:43(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC) Bài viết: 350
Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết
|
Trách nhiệm mới với hiểm họa HIV/AIDS |
|
|
|
10:30 AM, 18/08/2008 |
Là một huyện nằm phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình, ngoài phát triển về du lịch, những năm gần đây, huyện Mai Châu đang phải đối mặt với tình trạng bùng phát căn bệnh HIV/AIDS. Là một tổ chức đoàn thể, đứng trước thảm trạng này, với trách nhiệm của mình, MTTQ huyện cũng đã vào cuộc. Tiếp xúc với nhiều cơ quan ban ngành, khi tìm hiểu vấn đề này, người ta luôn nói đến vai trò của MTTQ huyện Mai Châu. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi về “trách nhiệm” mới mẻ này với ông Nguyễn Đình Oánh, Phó chủ tịch UBMTTQ huyện.
|
|
Ông Nguyễn Đình Oánh |
|
|
|
PV: Thưa ông, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở Mai Châu có đến mức báo động?
Ông Nguyễn Đình Oánh: Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở Mai Châu rất đáng báo động, đã được công bố bằng văn bản, trên các phương tiện truyền thông. Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Y tế dự phòng huyện thì: Năm 1999, huyện phát hiện ra bệnh nhân đầu tiên, bây giờ toàn huyện đã có khoảng 200 người lây nhiễm, 100 người đã chết, 16/22 xã, thị trấn của huyện có người lây nhiễm. Cũng theo báo cáo thì có 3 gia đình ở Xóm Mỏ, xã Chiềng Châu của huyện bị “xóa sổ” vì HIV/AIDS. Theo số liệu này thì đây là nơi duy nhất ở nước ta có trường hợp bị HIV/AIDS làm chết cả gia đình.
* Căn bệnh thế kỷ bùng phát, phải chăng do công tác phòng chống ở đây đã không được chủ động trong một thời gian dài?
6.484
Là số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa trên toàn huyện Mai Châu. Tính đến thời điểm này đã có 11/22 xã của huyện tổ chức xong đại hội. 106/128 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư tiên tiến.
|
- Nói như vậy không đúng lắm. Cái quan trọng là tâm lý để tiếp nhận nó. Không riêng với Mai Châu, tâm lý và quan niệm về HIV/AIDS của chúng ta còn không ổn. Chúng ta vẫn coi HIV/AIDS là một thứ bệnh. Mà đã coi là bệnh thì người ta thường lẩn tránh và xa lánh nó. Người bị nhiễm không dám tiết lộ, chưa bị nhiễm thì lại sợ sệt, không dám gần gũi, chia sẻ, cưu mang. Chính do quan niệm và tâm lý này nên đã gây ra những “giằng xé” khiến chúng ta không chủ động nắm bắt tình hình, dẫn đến tình trạng không thể “sống chung" và giảm thiểu, cơ hội cho sự lây nhiễm vì thế mà tăng lên. Trong một thời gian dài, Mai Châu cũng đã rơi vào tình trạng này.
* Được biết, trong việc phòng chống HIV/AIDS, vai trò của MTTQ được đánh giá cao. Vậy MTTQ huyện Mai Châu đã làm được những gì?
- Thực ra, vai trò của MTTQ đang được đánh giá rất cao trong nhiều lĩnh vực. Vì được đánh giá cao nên hay được đặt lên vai những niềm tin và trách nhiệm. Với MTTQ Mai Châu, ngoài những chức năng, nhiệm vụ đang được đảm đương thì có thêm một số trọng trách khác xuất hiện trong đời sống xã hội, trong đó có vai trò làm giảm thiểu căn bệnh HIV/AIDS. Trước tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi chủ trương phải mạnh dạn, không được giấu diếm và tìm cách để đối phó với nó. Việc chủ động này đã được chúng tôi triển khai phối hợp với các tổ chức thành viên. Người cao tuổi, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... ngoài nhiệm vụ cơ bản của mình phải chủ động nắm bắt, tuyên truyền về HIV/AIDS tới mọi cá nhân tập thể trong tổ chức và cộng đồng mình. Với quan điểm nhìn thẳng, nhìn thật, không né tránh, hiểu biết thật kỹ từ mình tới mọi người thì mới có sự chuyển đổi nhận thức, mới phòng và chống được căn bệnh thế kỷ này. Người chưa bị thì chủ động phòng bị cho mình, người bị thì được quan tâm và chia sẻ. Các hộ gia đình có sự lây nhiễm đặc biệt như hộ Hà Thị E, Hà Thị Hoa... đều được chúng tôi hay các tổ chức xã hội khác tìm đến hỏi thăm, quan tâm chia sẻ nên đã có những cải thiện về tâm lý, hoàn cảnh sống của mình. Bằng những việc làm này, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở đây đã được cải thiện.
* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
- Các địa điểm trọng điểm có người lây nhiễm như thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu, Mai Hạ... đã được chúng tôi khoanh vùng, vận động những người có nguy cơ lây nhiễm cao đi xét nghiệm. Theo số liệu tổng kết gần đây, số lượng người lây nhiễm HIV/AIDS đã không phát sinh thêm. Các câu lạc bộ chia sẻ đã được định hình, đi vào hoạt động. Song song với đó, chúng tôi xóa sổ các nguồn lây nhiễm, một số điểm nóng về tệ nạn xã hội đã bị tấn công và thành công nhất của chúng tôi là năm qua đã cùng các ban ngành triệt phá 1.200m2 cây thuốc phiện, loài cây gây hiểm họa về nghiện hút ở xã Pà Cò. Đặc biệt vừa qua chúng tôi đã phối hợp với phòng chính sách xã hội của huyện đẩy mạnh, phát triển quỹ “Bảo trợ trẻ em”, quỹ này hình thành, nhiều trẻ em trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt do lây nhiễm HIV/AIDS sẽ được hỗ trợ về cả cuộc sống lẫn tinh thần. Chúng tôi tìm mọi cách để không có trẻ em nào trong hoàn cảnh bị bỏ rơi, không có ai chia sẻ. Bằng những việc làm này, tôi tin tưởng trong thời gian tới, hiểm họa này ở Mai Châu sẽ được cải thiện.
* Xin cám ơn ông!
Đơn Thương (thực hiện)
|
Sửa bởi quản trị viên 10/12/2010 lúc 05:16:31(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | - Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Mai Hạ đẩy lùi “cơn bão” HIV/AIDS
Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2010 | 2:18:54 Chiều
Tuyên truyền phòng chống ma tuý, HIV/AIDS được tổ chức dưới hình thức sân khấu hoá.
|
(HBĐT)- Hôm nay, người dân xã Mai Hạ (huyện Mai Châu) vẫn còn nhớ như in cuộc sống u ám bao trùm bản làng khi cơn bão HIV/AIDS tràn về xã vào đầu những năm 2000. Nơi đây từng được xe là “điểm nóng” của huyện Mai Châu bởi có thời điểm toàn xã có tới 38 đối tượng nghiện ma túy và 36 người nhiễm HIV/AIDS.
|
“Cán bộ, nhân dân hoang mang, lo lắng. Không ít người cứ nghe đến tiếng thanh niên xóm Lầu, xóm Tiền Phong là xa lánh, ngại tiếp xúc. Bản thân đối tượng thì mặc cảm, bi quan. Nhưng giờ đây nụ cười đã về với Mai Hạ rồi”. Chủ tịch UBND xã Mai Hạ Vì Xuân Đức phấn khởi bộc bạch.
Trước thực trạng đại dịch HIV/AIDS làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình. UBND xã Mai Hạ đã thành lập BCĐ phòng – chống HIV/AIDS. Qua đó đã xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên nhằm huy động sự vào cuộc và vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, ngành chức năng trong xã, tạo sự đồng sức, đồng lòng đẩy lùi đại dịch.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân các đối tượng nhiễm HIV/AIDS phần lớn là do đi làm ăn xa, bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. Cũng có những trường hợp do không biết cách phòng – tránh đã gây bệnh cho người thân. BCĐ phòng – chống HIV/AIDS của xã xác định một trong những việc làm quan trọng nhất là tập trung truyền thông, giải thích giúp người có HIV, gia đình người bệnh và nhân dân hiểu được sự nguy hiểm, tác hại của đại dịch, các con đường lây truyền để chủ động phòng, chống. Bên cạnh đó, xã cũng coi trọng tuyên truyền, vận động, chống kỳ thị với người bệnh, từng bước giúp họ hòa nhập cộng đồng xã hội.
Từ năm 2005 đến nay, với nhiều hình thức và biện pháp tuyên truyền, xã Mai Hạ đã tổ chức được hàng chục buổi diễu hành, tư vấn chống kỳ thị với người có HIV; phát hàng trăm tờ rơi đến tận hộ gia đình. Tại cuộc họp của các xóm, tổ chức, đoàn thể đều có nội dung lồng ghép tuyên truyền. Mỗi xóm luôn dành thời gian riêng để truyền thông HIV/AIDS trên hệ thống loa phát thanh. Đặc biệt, xã đã phối hợp tổ chức được nhiều cuộc giao lưu bằng hình thức sân khấu hóa về chủ đề phòng – chống HIV/AIDS, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao nhận thức, sự hiểu biết cho nhân dân để họ không phân biệt, đối xử, xa lánh người bệnh.
Song song với công tác tuyên truyền, vận động, xã Mai Hạ đã chú trọng giúp đỡ những người có HIV thông qua giao trách nhiệm cho các đoàn thể tạo điều kiện cho các đối tượng được tham gia sinh hoạt. Hàng năm đều tổ chức các đợt thăm hỏi, tặng quà, tư vấn cho người bệnh và gia đình cách phòng tránh lây nhiễm. Mỗi tháng, trạm y tế xã cử cán bộ tới chăm sóc sức khỏe, phát thuốc cho người bệnh. Ngoài ra, xã đã thành lập CLB chung sức thu hút 25 thành viên, trong đó có nhiều người không nhiễm HIV cùng tham gia sinh hoạt. Hàng tháng, CLB tổ chức sinh hoạt tập thể tuyên truyền về HIV/AIDS lồng ghép với hoạt động giúp đỡ nhau lao động sản xuất, XĐGN, hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tạo sân chơi vui khỏe, hòa đồng. Không những thế, xã Mai Hạ cũng có chính sách ưu đãi đối với những người nhiễm HIV/AIDS bằng việc làm giúp các gia đình được vay các nguồn vốn ưu đãi, chuyển giao KHKT về sản xuất nông nghiệp và vận động hội viên các đoàn thể giúp ngày công lao động sản xuất.
Với lòng cảm thông, chia sẻ của cán bộ, nhân dân đã góp phần đáng kể giúp những người có HIV ở Mai Hạ tìm lại được niềm vui trong cuộc đời để sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Hiện, toàn xã còn lại 12 người nhiễm bệnh. Điều đáng nói là 5 năm qua, xã không phát sinh thêm đối tượng nghiện ma túy và số người nhiễm. Đó là thành công lớn của cả xã trong việc chung tay, góp sức đẩy lùi “cơn bão” HIV/AIDS.
Bình Giang
|
Nguồn : http://www.baohoabinh.com.vn/219/52856/Mai_Ha_day_lui_con_bao_HIVAIDS.htm
|
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Hòa Bình : Mai Hạ đẩy lùi “cơn bão” HIV/AIDS
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|