Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Falling in love  
#1 Đã gửi : 14/01/2011 lúc 12:10:49(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết

Những cặp vợ chồng nhiễm HIV

Vẫn chịu nhiều áp lực về việc sinh con

(PL&XH)-Theo những cảnh báo về y tế thì những người nhiễm HIV được khuyên không nên có con bởi sẽ có nhiều nguy cơ với những đứa trẻ và với sức khỏe của người phụ nữ.


Tuy nhiên, do quan niệm xã hội Việt Nam vẫn coi trọng việc sinh con để duy trì nòi giống nên nhiều cặp vợ chồng (có vợ hoặc chồng; hoặc cả hai) nhiễm HIV không được chủ động trong việc sinh con mà phải chịu nhiều áp lực từ gia đình.

Đây là những kết quả nghiên cứu của một nhóm tác giả - trong đó bà Pauline Oosterhoff làm việc tại Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam là tác giả chính. Nghiên cứu được tiến hành năm 2009 tại Hà Nội và Thái Nguyên; hai bệnh viện ở Hà Nội có điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con; một số điểm cung cấp thuốc kháng vi-rút miễn phí. Đối tượng được phỏng vấn là 56 phụ nữ (đang mang thai hoặc đã sinh con, chỉ có một người vô sinh và một người chưa có con) nhiễm HIV. Đa số những phụ nữ này trong độ tuổi sinh sản (20-30 tuổi).    
 
Theo một nam cán bộ y tế ở tuyến huyện, Hà Nội, thì thách thức đối với Nhà nước trong việc can ngăn người nhiễm HIV sinh con là rất lớn. “Không có cách nào để thuyết phục mọi người không có con. Trước đây, Nhà nước cũng cố gắng thuyết phục những người nghiện ma túy và người nhiễm HIV không nên có con. Nhưng việc này không thành công bởi vì theo quan niệm truyền thống một gia đình hạnh phúc là phải có cả cha mẹ và con cái”.

Chính từ quan niệm này mà các cặp vợ chồng không quyết định được việc sinh sản của chính họ. Cha mẹ của người nam nhiễm HIV có vai trò chính trong việc khuyến khích anh ta có con. Nghiên cứu này đã chỉ rõ, trong số 29 trường hợp vợ chồng có trách nhiệm duy trì nòi giống thì có đến gần 70% (20 người) bị áp lực từ gia đình về việc phải có con trai và 62% chịu áp lực sinh con từ phía gia đình. 
Lọc rửa tinh trùng là cách tốt nhất giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho phụ nữ và đứa trẻ.

Người phụ nữ có trách nhiệm nặng nề trong việc sinh con, duy trì nòi giống cho gia đình chồng. Vì thế, mặc dù khi biết chồng nhiễm HIV, họ vẫn sẵn sàng chấp nhận, thử vận may để sinh con. Ví dụ điển hình là một phụ nữ ở Thái Nguyên sau khi cưới được 10 ngày mới biết chồng bị nhiễm HIV. Cô cũng được đưa đi xét nghiệm và kết quả âm tính. Tuy nhiên, cô vẫn muốn có con và chấp nhận nguy cơ lây nhiễm HIV. Một tháng sau đó, cô gái đã mang thai. Mặc dù mẹ chồng khuyên cô nên bỏ cái thai nhưng cô vẫn giữ lại bởi muốn thiết lập mối quan hệ mật thiết với chồng và gia đình chồng nhằm tạo dựng vị trí trong cộng đồng mới. 

Sự “đánh đổi” đó cũng có lý do bởi thực tế nhiều người phụ nữ nhiễm HIV sau khi chồng qua đời trở nên “thừa thãi” trong gia đình chồng nếu như họ không sinh con; thậm chí ngay cả khi họ sinh được con nhưng đứa trẻ đó cũng nhiễm HIV. Một phụ nữ nhiễm HIV ở Thái Nguyên chia sẻ: “Từ khi chồng tôi chết và tôi không thể làm việc để đóng góp cái ăn vào gia đình chồng, họ đối xử với tôi rất lạnh nhạt. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến thăm họ. Họ không quan tâm đến tôi vì tôi không có con. Mẹ chồng tôi bán ngôi nhà mà tôi và chồng xây bởi vì nó không được đăng ký tên của tôi”.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc “phải sinh con” nên từ những cặp vợ chồng, gia đình hai bên, đến cả những cán bộ y tế cũng thừa nhận “đã là phụ nữ, ai mà chẳng muốn có con”. Bởi vậy, ngay cả khi hướng dẫn y tế khuyên: Phụ nữ nhiễm HIV không nên có con, thì những điều này dường như cũng không có tác dụng. 

Những đề xuất về giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra để có thể hài hòa giữa mong muốn có con của những người nhiễm HIV với đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ, sức khỏe cho những đứa trẻ được sinh ra là: Các chương trình cần cố gắng tiếp cận nam giới trẻ thông qua tư vấn, xét nghiệm tự nguyện và các chương trình giảm tác hại trước khi có con; các cặp đôi (mà chỉ một người nhiễm HIV) phải được tiếp cận kỹ thuật mới như lọc rửa tinh trùng ở nam nhiễm HIV...

Vân Hà

Nguồn : http://phapluatxahoi.vn/20110112094148184p1001c1051/van-chiu-nhieu-ap-luc-ve-viec-sinh-con.htm
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.