Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
VỤ HOẢNG LOẠN VÌ SÀNG LỌC HIV SAI : Vội vàng, sai quy trình
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Hoảng loạn vì sàng lọc HIV sai
Thứ Tư, 16/03/2011 23:29
Một sản phụ khiếu nại các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai hướng dẫn không rõ ràng khiến cả gia đình chị hoảng loạn vì cho rằng chị đã bị nhiễm HIV
Chị Nguyễn Thị T., SN 1986, vào Bệnh viện (BV) Đa khoa Đồng Nai ngày 28-1. Ngay đêm đó, chị sinh một bé gái. Kíp trực yêu cầu chị không được cho con bú nhưng không giải thích rõ lý do. Chị T. cùng người thân hoang mang nên gọi cho bác sĩ tư vấn của tổng đài 1080 để hỏi. Bác sĩ tư vấn cho biết có thể chị mắc viêm gan siêu vi B, C hoặc nhiễm HIV.
Các sản phụ và người nhà ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Dương tính “giả”!
Sau đó, chị T. cùng con xuất viện kèm theo lời hẹn hai tuần sau nhận kết quả xét nghiệm máu. Trong số giấy tờ xuất viện mà BV trao cho gia đình chị T. có một phiếu “Theo dõi và giới thiệu dịch vụ”. Trong phần “Khám và quản lý thai” của phiếu này ghi rõ kết quả sàng lọc HIV là “+” kèm theo toa thuốc gồm 3 loại thuốc chống lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Vợ chồng chị T. và người nhà bắt đầu sống trong chuỗi ngày hoảng loạn tột độ vì không biết chị T. lây truyền HIV từ đâu. Chờ đợi không được nữa, chị T. cùng chồng đến Viện Pasteur (TPHCM) để xét nghiệm. Ngày 14-2, Viện Pasteur trả kết quả xét nghiệm khẳng định “Âm tính, chưa phát hiện kháng thể kháng HIV”. Vài ngày sau đó, chị cũng nhận được kết quả xét nghiệm máu ở BV Đa khoa Đồng Nai (do Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai xét nghiệm và gửi qua), khẳng định chị không nhiễm HIV. Như vậy, kết quả sàng lọc HIV trước đó là sai.
Ngay sau khi phóng viên Báo Người Lao Động trình bày vụ việc trên, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc BV Đa khoa Đồng Nai, đã thu xếp để phóng viên lần lượt tiếp xúc với nhiều bác sĩ, trưởng khoa liên quan đến vụ việc này. Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng Khoa Sản 1 (khoa mà chị T. nằm), cho biết: Chị T. là trường hợp đặc biệt vì sàng lọc HIV cho dương tính “giả”.
Bác sĩ Hoan nói rõ hơn, theo quy trình, hầu hết người mẹ trước khi sinh tại BV phải thực hiện test sàng lọc HIV. Thế mạnh của test sàng lọc so với xét nghiệm khẳng định là có thể đưa ra kết quả rất nhanh, chỉ sau khoảng 15 phút. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là kết quả có thể không chính xác. Nhiều lúc sản phụ không nhiễm HIV nhưng lại “phán” nhiễm, gọi là dương tính giả.
Do không tư vấn kỹ
Do trường hợp của chị T. có kết quả sàng lọc HIV là dương tính nên các bác sĩ phải thực hiện ngay phác đồ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Cụ thể là cho chị T. và con uống thuốc chống lây truyền, đồng thời cách ly sữa mẹ. Bác sĩ Hoan giải thích: “Do chỉ mới sàng lọc, chứ chưa có kết quả xét nghiệm chính thức nên chúng tôi không dám công bố kết quả sợ gây nên chấn động mạnh cho tâm lý người mẹ trong giai đoạn sinh nở dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc”.
Còn bác sĩ Phan Văn Thám, Trưởng Khoa Sản 2 của BV Đa khoa Đồng Nai, cho biết: “Chúng tôi phải nói chung chung, nói “hàng hai” để sản phụ chấp nhận uống thuốc và không cho bú. Nếu công bố kết quả sàng lọc HIV mà sau này xét nghiệm lại khẳng định sản phụ không nhiễm HIV thì họ sẽ kiện bác sĩ…”.
Giải thích vì sao chủ trương là giấu kết quả sàng lọc nhưng cuối cùng khi bệnh nhân xuất viện, BV lại đưa phiếu “Theo dõi và giới thiệu dịch vụ” cho bệnh nhân trong đó có ghi kết quả sàng lọc HIV là “+”, bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoan cho rằng việc BV đưa phiếu này cho bệnh nhân là xuất phát từ yêu cầu của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai.
Bà Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai, khẳng định việc BV đưa cho chị T. “Phiếu theo dõi và giới thiệu dịch vụ” trong đó có ghi kết quả sàng lọc HIV “+” là không sai. Cái sai của BV là đưa mà không tư vấn rõ dẫn đến việc bệnh nhân và người nhà đọc nội dung phiếu này rồi bàng hoàng, lo âu.
Theo bà Loan, đáng lẽ BV phải cho sản phụ biết kết quả sàng lọc HIV ngay từ khi test xong, rồi sau đó tư vấn để sản phụ uống thuốc trước khi sinh, sinh xong thì không nên cho con bú. Bà Loan khẳng định nếu tư vấn kỹ và rõ thì sẽ không gây chấn động tâm lý nặng cho người mẹ.
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: AdministrationNhóm: Administrators
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 1.969
Cảm ơn: 235 lần Được cảm ơn: 519 lần trong 224 bài viết
|
Theo thông tin mà tôi thu thập được, vẫn còn tình trạng cơ sở y tế bỏ qua khâu tư vấn HIV/AIDS hoặc tư vấn không đầy đủ. Các cơ quan quản lý cần có biện pháp kiểm tra, giám sát và khắc phục tuyệt đối tình trạng này.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC) Bài viết: 2.091 Đến từ: Ngày hôm qua.....
Cảm ơn: 349 lần Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết
|
| Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ? |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
VỤ HOẢNG LOẠN VÌ SÀNG LỌC HIV SAI
Vội vàng, sai quy trình
Thứ Sáu, 18/03/2011 22:11
Bệnh viện thừa nhận sai khi để lộ kết quả sàng lọc dương tính HIV không đúng thời điểm, yêu cầu hầu hết bác sĩ khoa sản tập huấn về công tác tư vấn cho sản phụ nghi nhiễm HIV
Báo Người Lao Động ngày 17-3 có đăng bài “Hoảng loạn vì sàng lọc HIV sai” phản ánh việc sản phụ N.T.T khiếu nại các bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa Đồng Nai hướng dẫn không rõ ràng khiến cả gia đình chị hoảng loạn vì cho rằng chị đã bị nhiễm HIV. Sáng 19-3, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc BV Đa khoa Đồng Nai, đã chủ trì cuộc họp giữa BV với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh để làm rõ vấn đề mà báo nêu.
BS Phan Văn Thám trao đổi về việc chăm sóc sản phụ
“Trường hợp đặc biệt”!
Sau cuộc họp trên, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ cho phóng viên Báo Người Lao Động biết BV Đa khoa Đồng Nai thừa nhận việc nhân viên BV đưa phiếu “Theo dõi và giới thiệu dịch vụ” có ghi rõ kết quả sàng lọc HIV “+” cho chị T. trong thời điểm chưa có kết quả xét nghiệm HIV chính thức từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là quá vội, sai quy trình, gây hoang mang, lo lắng cho chị.
Bác sĩ Vũ nói thêm, theo qui trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của Bộ Y tế, BV chỉ được phép đưa tờ phiếu trên cho sản phụ khi đã có kết quả thử dương tính với HIV lần hai do Trung tâm Y tế dự phòng gửi qua (tức kết quả chính thức – PV).
Bác sĩ Vũ cho rằng đây là trường hợp đặc biệt. Sản phụ vào sinh ở BV trong thời điểm Tết. Do đó, quá trình gửi mẫu từ BV qua Trung tâm Y tế dự phòng để làm xét nghiệm và nhận lại kết quả diễn ra quá chậm so với bình thường. Căn cứ vào giấy tờ thì mất 16 ngày sau khi chị T. xuất viện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh mới có kết quả xét nghiệm âm tính. Thêm vài ngày nữa, kết quả này mới tới tay chị. Chính điều này đã vô tình làm chị T. và người nhà sống trong tâm trạng bất an, lo âu. Đặc biệt, con của chị T. liên tục không được bú sữa mẹ.
Quá ít bác sĩ tư vấn
Về công tác tư vấn cho sản phụ nghi ngờ nhiễm HIV, sau cuộc họp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, BV Đa khoa Đồng Nai thống nhất sẽ tư vấn và nói rõ việc nghi ngờ nhiễm HIV cho những sản phụ có kết quả sàng lọc HIV dương tính để bệnh nhân uống thuốc chống lây truyền từ mẹ sang con và không cho con bú.
Tuy nhiên, do trong giai đoạn “vượt cạn”, tâm lý người mẹ rất nhạy cảm, hơn nữa nhiều khả năng sàng lọc HIV cho dương tính “giả” nên rất khó khăn, người tư vấn mới có thể thuyết phục để sản phụ hiểu và bình tâm. Đề cập những ca “vượt cạn” khó khăn, bác sĩ Phan Văn Thám, Trưởng Khoa Sản 2 - BV Đa khoa Đồng Nai, cho biết ông từng chứng kiến cảnh sản phụ chuyển dạ đau đớn, tâm lý không ổn định nên đập đầu vào tường ầm ầm, có người còn đòi dùng tay chụp vào ổ cắm điện…
Làm dịu tinh thần của sản phụ bình thường vốn đã không đơn giản, huống gì là sản phụ nghi ngờ nhiễm HIV. Vậy mà bác sĩ Vũ cho biết ông vừa phát hiện Khoa Sản của BV chỉ có 3 bác sĩ được đào tạo công tác tư vấn và được quyền tư vấn cho sản phụ nghi ngờ nhiễm HIV. Số lượng quá ít như vậy dễ khiến bỏ sót sản phụ cần tư vấn, đặc biệt các ngày thứ bảy, chủ nhật. Sắp tới, BV sẽ mời chuyên gia của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS qua đào tạo, tập huấn 5 ngày về công tác tư vấn cho toàn bộ bác sĩ khoa sản.
Kiểm tra lại chất lượng test
Bà Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai, cho biết trung tâm sẵn sàng tập huấn, đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho bác sĩ Khoa Sản BV Đa khoa Đồng Nai.
Theo bà Loan, trong 100 người mẹ bị nhiễm HIV, nếu không uống đúng thuốc chống lây truyền trước khi sinh và vẫn cho con bú thì 36 đứa trẻ sinh ra sẽ nhiễm HIV. Ngược lại, nếu người mẹ được bác sĩ tư vấn, cả mẹ và con đều uống thuốc đúng thời điểm và không cho bú thì chỉ khoảng 5-7 trẻ bị nhiễm HIV.
Bà Loan đã yêu cầu kiểm tra lại chất lượng test mà các cơ sở đang sử dụng dẫn đến tỉ lệ dương tính “giả” cao. Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 13 cơ sở cấp huyện và tỉnh, 16 cơ sở ở phường, xã có xét nghiệm sàng lọc HIV. Do lượng test cấp miễn phí không đủ nên nhiều cơ sở tự mua test và thu tiền lại từ bệnh nhân.
|
Bài và ảnh: NHƯ PHÚ
Nguồn : http://nld.com.vn/20110318092757330p1042c1105/voi-vang-sai-quy-trinh.htm
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV, Quản trị box Thảo luận chuyên sâu về HIV/AIDS
Gia nhập: 30-04-2010(UTC) Bài viết: 1.258  Đến từ: aidsmeds.com; medhelp.org; thebody.com; cdc.gov Thanks: 99 times Được cảm ơn: 348 lần trong 238 bài viết
|
Tất cả những sai sót thế này và tương tự như vậy đều xuất phát từ sự quan liêu mà ra. | YM: prayforall9 Hãy dũng cảm bước đi trong con đường hầm tưởng chừng như có sự ngự trị bất tận của bóng đêm, bạn sẽ cảm nhận được một tia sáng dẫn dắt bạn đến một thế giới hạnh phúc, nó cũng là sự kết thúc của đường hầm và bóng đêm, khi nào? không một ai biết, nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra trong cuộc đời của bạn, chỉ cần bạn có đủ nghị lực để tiếp tục...In God We Trust Prayforall |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
12:32 | 19/04/2011
Khi bác sĩ nhầm
Bài 1: Nạn nhân kêu trời không thấu
TP - Bị mổ nhầm có thể do nhiều nguyên nhân: không kiểm tra kỹ tên tuổi bệnh nhân, gây mê nhầm, chẩn đoán sai, năng lực yếu... Nhưng, dù với bất kỳ lý do nào, thiệt thòi luôn thuộc về người bệnh.
 |
Bác sĩ ngoại khoa luôn đối mặt nguy cơ mổ nhầm. Ảnh: L.N. |
Bị đau dạ dày nhưng bác sĩ lại mổ nhầm sang ruột thừa. Bệnh nhân u nang bên trái nhưng sau khi hội chẩn, bác sĩ cắt luôn buồng trứng bên phải… Đó là những kiểu nhầm tai hại của bác sĩ, và chúng không còn là chuyện hy hữu.
Người này đau, đè người kia mổ
Đã gần 6 năm sau ca mổ nhầm, bệnh nhi Trần Quốc Toản, 14 tuổi ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn hãi hùng. Ngày 4-7-2005, Toản nhập viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi để phẫu thuật lại lấy đinh vít đùi được các bác sĩ ở đây nẹp trước đó, khi Toản bị chấn thương ở đùi. Thời điểm này, bệnh nhân Phạm Văn Quảng cũng nhập viện được yêu cầu mổ do thoát vị bẹn.
Sau hai ngày tiếp nhận bệnh nhân Quảng, sáng 6-7 ê kíp phẫu thuật hội chẩn toàn khoa và quyết định phẫu thuật thoát vị bẹn phải cho bệnh nhân Quảng. Tuy nhiên không hiểu trời xui đất khiến thế nào, khi điều dưỡng của khoa này đọc tên “ai là bệnh nhân tên Quảng vào phòng mổ”. Do không nghe rõ nên người nhà đưa Toản vào phòng mổ. Sau đó bệnh nhi này được gây mê và đưa lên bàn cho bác sĩ trưởng ê kíp mổ lúc ấy là H. Q. M. xử lý.
Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, bác sĩ M. cùng ê kíp hồ hởi thông báo ca mổ thoát vị bẹn đã thành công. Ngay sau đó, hộ lý của phòng mổ cho biết đã mổ nhầm bệnh nhân Toản chứ không phải là bệnh nhân Quảng. Các bác sĩ sững sờ. Trong lúc ông Quảng đang nằm đợi mổ nhưng mãi chưa tới lượt.
Bác sĩ M. lúc ấy đã đứng ra xin lỗi gia đình, và cho biết đây là sự nhầm lẫn tai hại nhất mà ông đã gặp sau 20 năm trong nghề. Theo bác sĩ M., bác sĩ phẫu thuật chỉ có nhiệm vụ thực hiện công việc phẫu thuật khi bệnh nhân đã được gây mê và nằm trên giường mổ. Ông M. cho biết, trước khi mổ đã hỏi lại tên tuổi bệnh nhân và kỹ thuật viên gây mê xác nhận “OK” mới tiến hành mổ. Nhưng không ngờ lại… nhầm!
 |
Bệnh nhân Xuân bị cắt nhầm buồng trứng nhưng gần một năm nay
bệnh viện vẫn chối bỏ trách nhiệm. Ảnh: L.N. |
Đau phải, cắt... trái
Điều dưỡng Phạm Thị Xuân, 28 tuổi ở quận 12, TPHCM vừa trở thành nạn nhân mới của sự nhầm lẫn. Ngày 8-3-2010, sau cơn đau bụng âm ỉ, chị Xuân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (TPHCM) để thăm khám. Qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán chị bị u nang buồng trứng bên phải thể bán xoắn. Khi phẫu thuật, thay vì điều trị khối bán xoắn này, bác sĩ lại cắt buồng trứng bên trái của chị.
Hơn một năm trôi qua, những tắc trách của bác sĩ ở bệnh viện Phú Thọ vẫn chưa được ngành y tế giải quyết rốt ráo khiến bệnh nhân bị cắt nhầm vẫn gõ cửa cơ quan chức năng cầu cứu.
“Em chưa có chồng nhưng đã bị cắt nhầm buồng trứng, giờ thì em đã mất thiên chức làm mẹ rồi. Làm sao em lấy chồng - Chị Xuân nói.
|
Đến ngày thứ 2 sau mổ, chị Xuân tá hỏa khi nhận được thông báo về kết quả phẫu thuật và chẩn đoán sau mổ là u nang bên trái chứ không phải bên phải như chẩn đoán ban đầu. “Một tuần sau mổ tôi bị đau âm ỉ vùng bụng nên sang Bệnh viện Hùng Vương thăm khám. Tại đây bác sĩ cho biết bên buồng trứng phải của tôi vẫn còn một khối nang cơ. Và, như vậy khối u bên trái đã bị cắt oan”- chị Xuân kể.
Người trực tiếp phẫu thuật nhầm cho điều dưỡng Xuân đã trả lời: “Siêu âm sai là chuyện bình thường”!? Theo bác sĩ này, siêu âm chỉ là chẩn đoán ban đầu, gián tiếp nên có thể không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, hai buồng trứng di động lơ lửng gần nhau trong ổ bụng, khi khối u xoắn sẽ chếch về bên phải nên rất dễ tưởng nhầm là u nang buồng trứng phải nên đã xảy ra sự cố.
Hơn một năm trôi qua, những tắc trách của bác sĩ ở bệnh viện Phú Thọ vẫn chưa được ngành y tế giải quyết rốt ráo khiến bệnh nhân bị cắt nhầm vẫn gõ cửa cơ quan chức năng cầu cứu. “Em chưa có chồng nhưng đã bị cắt nhầm buồng trứng, giờ thì em đã mất thiên chức làm mẹ rồi. Làm sao em lấy chồng”- chị Xuân đau đớn.
Mổ rồi mới biết… nhầm
Không chỉ chẩn đoán nhầm khiến cho bác sĩ mổ nhầm, nhiều trường hợp bác sĩ mổ xong rồi mới té ngửa mình đã mổ nhầm. Mới đây, sản phụ Hoa 30 tuổi đến một bệnh viện phụ sản tại TPHCM để thăm khám. “Bác sĩ bảo em bị thai ngoài tử cung phải mổ gấp, không thì khó giữ tính mạng. Sợ quá em đành hy sinh cái thai”- chị Hoa kể. Sau ca mổ nội soi, các bác sĩ bệnh viện này cho biết đã giải quyết “êm đẹp”, hai ngày sau cho xuất viện và hẹn tái khám.
Một tháng sau đến tái khám, chị Hoa và người thân ngớ người khi bác sĩ cho biết chị có thai được hơn 3 tháng. Điều này có nghĩa đứa con được chẩn đoán “ngoài tử cung” trước đó vẫn còn. Ngỡ ngàng vì chuyện tréo ngoe trên, chị Hoa gặp bác sĩ mổ cho mình. Bác sĩ mổ thừa nhận “trong lúc mổ không tìm thấy khối thai ngoài tử cung nên đã ngừng ngay phẫu thuật”.
Cũng mới đây sản phụ Nguyễn Thị M. đã được chuyển vào BV Chợ Rẫy TPHCM cấp cứu sau khi các bệnh viện ở tỉnh Phú Yên đã tiến hành 3 cuộc mổ nhầm. Chị M. chuyển dạ sinh con nên vào bệnh viện huyện của tỉnh Phú Yên trong tình trạng đau dữ dội. 5 tiếng vẫn không sinh được, chị M. được yêu cầu mổ lấy thai an toàn. Tuy nhiên, sản phụ chảy máu buộc phải phẫu thuật lần 2 nhưng vẫn không cầm được máu.
Chị M. được chuyển vào BV đa khoa tỉnh Phú Yên phẫu thuật lần 3. Sau đó bệnh nhân được chuyển vào BV Chợ Rẫy và tiến hành thêm hai cuộc mổ nữa mới tạm ổn. Theo các bác sĩ nguyên nhân gây nên nhiều cuộc mổ và đe dọa đến tính mạng chị M. là do các bác sĩ ở bệnh viện huyện thực hiện ca mổ cho chị M. đã khâu nhầm niệu quản bên phải gây hoại tử, làm bệnh nhân không tiểu được.
(còn tiếp)
Lê Nguyễn
http://www.tienphong.vn/Phong-Su/535228/Khi-bac-si-nham.html
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Khi bác sĩ nhầm - bài 2
15:30 | 20/04/2011
Bỗng dưng muốn chết
TP - Đang khỏe mạnh, chị H. được các bác sĩ cho biết mình nhiễm HIV. Bầu trời như sụp xuống trên đầu chị H. và gia đình. Bệnh nhân ôm họa. Bác sĩ có khi cũng vào vòng lao lý.
 |
Bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm một phần do bác sĩ tắc trách trong quy trình khám bệnh, đọc kết quả Ảnh: L.N |
Suýt tự tử vì lời "phán" bậy
Được bệnh viện ở Bình Phước chẩn đoán nhầm mắc ung thư gan giai đoạn cuối, chị H. ở Bù Đăng (Bình Phước) và người thân sống những ngày tuyệt vọng. Càng đau khổ hơn, chị được yêu cầu mổ cắt một phần thùy gan. Tuy nhiên, mới đây, chị khăn gói lên TPHCM để tiếp tục thăm khám mới vỡ lẽ khối u 15cm trong bụng là tổ của con sán lá gan.
Trước đó, chị Nguyễn Thị K., 48 tuổi ở Hà Tĩnh rơi vào tuyệt vọng vì được một bệnh viện chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối với khối u 12cm. Bệnh viện này bó tay và yêu cầu người nhà đưa chị về quê chờ chết. Tưởng như cái chết đã cận kề thì chị K. gặp được một cán bộ y tế và người này yêu cầu chị nên đi xét nghiệm lại. Tại Viện Sốt rét và ký sinh trùng Trung ương, chị K.
không tin vào mắt mình khi kết quả cho thấy khối u 12cm bị chẩn đoán nhầm là ung thư gan của chị chính là tổ của con sán lá gan lớn. Sau một thời gian tích cực điều trị, chị K. đã khỏi bệnh và hoàn toàn khoẻ mạnh.
Ông Nguyễn Văn C. 56 tuổi ở Kiên Giang suýt tự tử vì bác sĩ của tỉnh này cho biết ông bị ung thư thực quản. Sau này ông C. kể lại rằng trên đường lên TPHCM điều trị, ông C. định nhảy xuống sông tự vẫn. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, ông C. được thông báo không hề bị ung thư thực quản khiến ông gục xuống khóc nức nở vì hạnh phúc.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, khoa Nội soi BV Đại học Y dược TPHCM cho biết ông C. chỉ bị nghẹn miếng thịt trâu ở thực quản, sau đó miếng thịt nhuyễn ra bít kín một đoạn thực quản nên bệnh nhân cứ uống nước là trào ngược, thức ăn không lưu thông xuống ruột khiến bác sĩ bệnh viện tỉnh nói ông bị ung thư.
Bệnh nhân Phan Văn T. ở Tiền Giang cũng được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán bị ung thư với triệu chứng đại tiện ra máu liên tục và giảm cân nhanh. Đến khám lại tại BV Ung bướu TPHCM, ông T. được làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và bác sỹ đã phát hiện chiếc xương cá đâm vào phần ruột gần hậu môn.
Bác sĩ Lê Hoàng Minh - Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết thi thoảng cũng tiếp nhận vài trường hợp được tuyến trước chẩn đoán bị ung thư gan, thực quản, vú… Tuy nhiên, họ đã nhầm lẫn vì chưa làm các sinh thiết, chẩn đoán hình ảnh kỹ khiến cho bệnh nhân suy sụp thực sự.
Tại bệnh viện này nhiều người được "giải oan" nhưng do sợ kiểu chẩn đoán của bác sĩ nên nhiều bệnh nhân vẫn đi kiểm tra thêm một vài bệnh viện nữa để chắc ăn.
Tự dưng có "H"
Cưới nhau được một năm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh N. 24 tuổi, từ quê Quảng Nam vào thuê nhà ở trọ tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TPHCM làm công nhân. Biết được tin vui chị N. có thai được 6 tuần, chồng chị N. chở vợ đi khám thai, làm xét nghiệm máu tại Bệnh viện quận 4. Kết quả xét nghiệm máu của chị N. tại đây nghi ngờ có phản ứng với HIV.
Do nghi ngờ, nơi đây chuyển mẫu sang Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM xét nghiệm lại. TS Nguyễn Thị Hoàng Lan - Trưởng khoa Xét nghiệm của trung tâm này kết luận "kháng thể HIV dương tính". Tin như sét đánh, chị N. hoảng loạn, suy sụp tinh thần, dằn vặt không hiểu tại sao mình lại mắc "H".
Không tin vào kết quả, chị N. đến Trung tâm Y khoa Medic xét nghiệm thì cho kết quả là âm tính, xét nghiệm tại Viện Pasteur TPHCM cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên khi chị N. đi khám thai lại tại BV Từ Dũ thì cái thai đã chết từ hơn 6 tuần tuổi khiến chị N. đâm đơn kiện bác sĩ Lan ra tòa.
Đau đớn hơn khi chị T. 20 tuổi, ở Huế vào bán cơm cho người bà con tại quận 10 đã bị bạn bè xa lánh, ghẻ lạnh do bị bệnh viện N. chẩn đoán đau ruột thừa kèm nhiễm HIV. Cái tin T. bị nhiễm HIV khiến nhiều người trong gia đình hoảng loạn, T. suy sụp hoàn toàn.
Người thân đưa T. đến Viện Pasteur để xét nghiệm lại và kết quả xét nghiệm ghi: "Âm tính với kháng thể HIV". Chưa tin, người thân dẫn T. đến BV Da liễu xét nghiệm máu một lần nữa cũng cho thấy âm tính với HIV.
Mới đây, ngày 28-1, chị Nguyễn Thị Th., 26 tuổi vào BV Đa khoa Đồng Nai để sinh con. Bác sĩ yêu cầu chị không được cho con bú, nhưng không giải thích lý do, khiến chị và gia đình hoang mang. Tìm hiểu, chị Th. được biết có thể mình bị mắc viêm gan. Khi xuất viện, trong phần "Khám và quản lý thai" ghi rõ kết quả sàng lọc HIV của chị Th. là "+" (dương tính - PV) kèm theo toa thuốc gồm 3 loại thuốc chống lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Ngày 14-2 chị lên Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm HIV, kết quả xét nghiệm "Âm tính, chưa phát hiện kháng thể HIV". Cùng lúc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai cũng cho kết quả âm tính. Theo các bác sĩ, tình trạng nhầm trong đọc kết quả và thiếu tư vấn kỹ những căn bệnh nhạy cảm diễn ra tràn lan, đã khiến bệnh nhân rất bức xúc.
 |
Nhiều bệnh có triệu chứng giống nhau nên trong chẩn đoán bác sĩ dễ nhầm lẫn, vì vậy chẩn đoán hình ảnh có thể giúp bác sĩ tự tin hơn Ảnh: L.N. |
Nổi khùng với bác sĩ siêu âm
Ngày 24-3 vừa qua, khoa sanh của BV Từ Dũ gần như náo loạn bởi người đàn ông 40 tuổi tên B. đến từ Vĩnh Long. Anh B. đã có 2 con gái, nên lần sinh con này anh và gia đình hai bên nội ngoại sung sướng ra mặt khi kết quả siêu âm nhiều lần từ phòng khám tư nhân ở tỉnh Vĩnh Long đều cho biết vợ anh mang thai con trai. Ngồi đợi ngoài hành lang BV Từ Dũ, anh B. rất hớn hở.
Sau ca mổ sinh khoảng 1 tiếng, hộ lý gọi anh B. để thông báo vợ anh đã sinh một bé gái và "mẹ tròn con vuông", anh B. bỗng dưng nổi khùng. "Mẹ vào xem bác sĩ có nhầm con với con ai không. 3-4 lần siêu âm ở dưới bác sĩ đều bảo là con trai mà sao kỳ vậy"- anh B. nói với mẹ mình đang ngồi đợi ở hành lang.
Chưa hết giận, anh B. cho rằng những người ở bệnh viện đã đánh tráo con của mình. Người mẹ của B. vào nhìn mặt cháu xong trở ra cho biết "nó giống con như khuôn", B. mới dịu giọng, chỉ lầm bầm: "Siêu âm với siêu éo".
Chị Thanh mang thai 32 tuần tuổi đã có 4 lần siêu âm đều được bác sĩ cho biết "giống mẹ như tạc". Nhưng mới đây chị sinh bé trai 3,2kg. Chồng chị Thanh nổi đóa định ghé phòng mạch tư ở quận 10 "ăn thua" với bác sĩ mà lâu nay anh chị vẫn khám thai định kỳ ở đó.
Chị Thanh cho biết, biết được tin mang thai con gái, cả nhà mừng rơn vì chị đã có 2 con trai. "Mọi đồ đạc cho em bé cả hai vợ chồng đều đã mua từ lâu và mua toàn đồ con gái. Đúng là khổ với bác sĩ siêu âm" - chị Thanh ngao ngán.
Ông Nguyễn Văn C. 56 tuổi ở Kiên Giang suýt tự tử vì bác sĩ của tỉnh này cho biết ông bị ung thư thực quản. Sau này ông C kể lại rằng trên đường lên TPHCM điều trị, ông C. định nhảy xuống sông tự vẫn. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, ông C. được thông báo không hề bị ung thư thực quản khiến ông gục xuống khóc nức nở vì hạnh phúc.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, khoa Nội soi BV Đại học Y dược TP HCM cho biết ông C. chỉ bị nghẹn miếng thịt trâu ở thực quản, sau đó nhuyễn ra bít kín một đoạn thực quản nên bệnh nhân cứ uống nước là trào ngược, thức ăn không lưu thông xuống ruột khiến bác sĩ bệnh viện tỉnh nói ông bị ung thư.
|
Còn tiếp
Lê Nguyễn
http://www.tienphong.vn/phong-su/535380/bong-dung-muon-chet.html
|
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
VỤ HOẢNG LOẠN VÌ SÀNG LỌC HIV SAI : Vội vàng, sai quy trình
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|