Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline TLA  
#1 Đã gửi : 16/08/2011 lúc 01:20:56(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết


(Thứ Ba, 16/08/2011-10:43 AM)

Điểm Lịch Sử thấp, ngành giáo dục không thể chối từ trách nhiệm

(Báo Người Cao Tuổi Online) - Sáng
29- 7- 2011, bên lề hành lang Kì họp thứ Nhất Quốc hội khóa XIII, nhiều
nhà báo phỏng vấn ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT: “Kết quả
môn lịch sử kì thi đại học vừa rồi quá thấp, có hàng nghìn điểm không, Bộ trưởng có đánh giá gì?”.

Bộ
trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường… Điểm
thi lịch sử thấp, đó là vấn đề của thời đại”. Là người có hơn 40 năm
trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi thấy trả lời như Bộ trưởng là không
thuyết phục. Bởi vì môn học nào mà chẳng “là vấn đề của thời đại?”. Hơn
nữa, học sinh thi đại học kết quả điểm quá thấp, có hàng nghìn điểm
không, nếu nói là “chuyện bình thường… là vấn đề của thời đại” thì trách
nhiệm chỉ đạo của Bộ, của các thầy giáo, cô giáo… ở đâu? Chẳng lẽ họ
ngoại phạm? Thí sinh thi Ban xã hội không nhiều, có hàng nghìn điểm không, chứng tỏ các em không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.

Rõ ràng, học sinh dốt về kiến thức
lịch sử, kể cả kiến thức sơ đẳng nhất không phải “là chuyện bình thường”
hay “là vấn đề của thời đại”. Đã đến lúc ngành giáo dục, cần nhìn thẳng
vào sự thật, đó là thất bại lớn trong việc dạy lẫn việc thi cử môn học thấm đẫm ý thức công dân này.

Vài chục năm trước, Lịch sử là môn học
hấp dẫn, cuốn hút. Người dạy và người học sử cùng đồng cảm, cộng hưởng
“Tiếng ngày xưa vọng về”. Các thầy dạy sử thời đó biết đưa tiết dạy Lịch
sử tiếp cận với thực tế cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, 20
năm đánh Mỹ, giáo dục học sinh hiểu chân giá trị “Không có gì quý hơn độc lập tự do” để tiếp lửa kế tục truyền thống của cha ông.

Để “dân ta phải hiểu sử ta”, không chỉ
hiểu, mà còn yêu, tự hào về bề dầy lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và
dựng nước của dân tộc thì thầy dậy đóng vai trò quyết định. Muốn dạåy
tốt môn Lịch sử, thầy phải có “cẩm nang”. Nhưng SGK biên soạn nặng nề,
kinh viện, nhiều khái niệm khó dẫn đến khô khan, dạy “nhồi” sự kiện. Học
sinh đọc xong, chẳng hiểu gì cả, họ sợ học sử. Nên chăng “mềm hóa” bằng
các câu chuyện lịch sử, chắc chắn học sinh học sẽ “vào” hơn. Ví dụ
chuyện “Lê Lai liều mình cứu chúa” kém gì “Triệu Tử Long phò A Đẩu” (Tam
quốc chí)! Chuyện tình Nguyễn Trãi- Thị Lộ qua đối đáp thơ “Ả ở Tây Hồ
bán chiếu gon/ Hỏi thăm chiếu bán hết hay còn/ Xuân xanh chừng độ bao
nhiêu tuổi?/ Đã có chồng chưa, được mấy con?” cùng bi kịch “Vụ án Lệ Chi Viên” hẳn sẽ làm ngẩn ngơ các cô cậu học trò thời hiện đại.

Mỗi tiết học 45 phút, thầy lên lớp đủ
các bước tổ chức, kiểm tra, củng cố mất từ 10 đến 15 phút. Thực chất
giảng bài 30 phút. Bài giảng dài, thầy sợ “cháy” giáo án, thầy chọn cách
dạy “an toàn” bằng phương pháp diễn dịch, thậm chí đọc SGK cho học sinh
chép bài để chuyển tải nội dung. Trò nghe giảng thụ động, chán học, đi thi bị điểm không là hệ quả tất yếu.

Học sinh Ban xã hội dự thi đại học có
nhiều điểm không môn lịch sử đã có từ nhiều năm trước. Nếu ngành Giáo
dục và Đào tạo không nhanh chóng cải tiến chỉ đạo, cải tiến SGK, cải
tiến cách ra đề thi, đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử, học trò sẽ
quay lưng lại với ngành khoa học xã hội, trong đó có bộ môn Lịch sử. Lỗi ấy trước hết thuộc về ngành giáo dục.

Lê Sĩ Tứ

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.