Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline TLA  
#1 Đã gửi : 01/11/2011 lúc 11:29:51(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết

Kỳ 1: Chăm dạy thêm, nghiện shopping đều... nhập viện

TP - Nhiều chị em có lẽ sẽ giật mình vì những câu
chuyện mua sắm dưới đây. Ai cũng có thú vui và đam mê. Nhưng đam mê đến mức nghiện là chuyện khác.



BS Nguyễn Văn Dũng thăm khám bệnh nhân tâm thần 	Ảnh: T.V-K.N
BS Nguyễn Văn Dũng thăm khám bệnh nhân tâm thần Ảnh: T.V-K.N.

Chăm chỉ quá hóa... tâm thần

Khi chúng tôi đang trao đổi với bác sỹ chuyên khoa II
Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng T4 (Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia) thì
có tiếng gõ cửa. Một thanh niên chậm chạp bước vào. Anh khoảng 30 tuổi,
da xanh tái, gương mặt đờ đẫn tiến lại phía bàn làm việc của bác sỹ,
thều thào: “Đến tháng 8 em phải đi dạy học rồi nên muốn xin về. Đầu óc em bây giờ không đau như trước nữa…”.

BS Dũng khuyên: “Anh là giáo viên, khi đứng trên bục
giảng cần giữ tư thế của mình. Bây giờ cảm xúc, hành vi của anh chưa ổn
định, thà mất một thời gian nữa để trở lại bình thường rồi tiếp tục
giảng dạy cũng chưa muộn, còn hơn đang lờ đờ thế này mà đứng trên bục
giảng thì không những hỏng anh mà còn hỏng cả học sinh. Anh nên điều trị thêm cho ổn định”.

Sau khi gặng hỏi, thấy BS Dũng nói cần điều trị thêm 4
tuần nữa, giáo viên này gật gù nhẩm tính, có lẽ thấy vẫn kịp dịp khai giảng năm học mới nên an tâm ra khỏi phòng.

BS Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Anh ấy là giáo viên giỏi,
đông học sinh đến xin học phụ đạo. Thầy đã không kể ngày đêm giảng dạy
và hướng dẫn, quên đi sự chăm sóc cho cơ thể của mình, ăn uống qua loa.
Dần dần sức khỏe suy nhược, cơ thể rối loạn các chu trình sinh học, mất
ăn mất ngủ, tính tình thay đổi cáu giận vô cớ, tự cho rằng mình là người
tài giỏi, làm được mọi thứ, nên thích nói suốt ngày, muốn giảng dạy chỉ bảo cho người khác suốt ngày”.

Hiện phòng T4 có 4 bệnh nhân là giáo viên đang điều
trị triệu chứng rối loạn cảm xúc. Trong đó, có bệnh nhân nữ tên Thanh bị
trầm cảm nhưng vẫn cố đi dạy nên bị suy nhược cơ thể, xuất hiện chứng
đau ngực, đau tim, tá tràng, đại tràng. Khi người nhà đưa vào viện, cô
giáo Thanh còn bảo có bị tâm thần đâu mà đưa vào đây, sau khi điều trị 2-3 tuần mới
tạm ổn.

BS Dũng nói: “Lâu nay chỉ thấy học sinh phải học quá
tải, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí bị bệnh. Giáo viên trầm cảm
vì dạy quá nhiều thì chưa thấy đề cập.Với sức ép của dạy và học triền
miên như hiện nay, không chỉ học sinh mà giờ đây cả thầy cô giáo cũng phải điều trị vì tâm thần
bất ổn”.

Hôm sau, chúng tôi đến tìm nam bệnh nhân từng gặp tại
phòng BS Dũng bữa trước, cùng lúc mẹ anh đến thăm. Anh tên Toán, giáo
viên một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội. Sau khi đi bộ trong khuôn
viên dành cho bệnh nhân, Toán ngồi xuống ghế đá, bộc bạch: “Tôi dạy thêm
khá nhiều, ban đầu thấy sức khỏe vẫn bình thường. Bỗng một hôm tôi thấy
đầu ong ong bởi những ảo giác, rồi thường xuyên thấy nhiều người đứng ở
trước mặt mình, dù vẫn ý thức được thực ra không có ai cả. Từ đó tôi thường bị đau đầu, nhiều tối không ngủ được”.

Bà mẹ của thầy Toán trông vẻ khắc khổ, ngồi cạnh tiếp
lời: “Có thời gian, Toán phải nghỉ dạy 3 tháng để đi chữa bệnh. Khi đó
tôi đã nghĩ em nó vừa dạy chính khoá, vừa dạy thêm nên căng thẳng quá
mới đổ bệnh. Trước đó, vào một số buổi tối, Toán đã có cảm giác sợ sệt nên bật tất cả bóng đèn, quạt, ti vi suốt đêm mà không cho ai tắt...”.



Một bệnh nhân đang điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
Một bệnh nhân đang điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia .

Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, có bệnh nhân bị
trầm cảm do áp lực giảng dạy, cộng thêm cú sốc về tình cảm. Bệnh nhân nữ
tên Loan, giáo viên ở một tỉnh miền núi phía Bắc, khi phát hiện chồng
(cũng là giáo viên) ngoại tình thì thời gian sau cô bắt đầu bị trầm cảm, hỏi không nói, gọi không thưa, ăn uống thất thường, người gầy sọp…

Khi cô Loan phải nghỉ dạy, người chồng tỏ ra ân hận đã
đưa vợ xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị. Dù cách Hà Nội
vài trăm cây số nhưng tuần nào anh cũng xuống viện thăm vợ, mỗi tháng lại đưa các con tới thăm mẹ một lần.

BS chuyên khoa II Nguyễn Thanh Xuân - Trưởng khoa 3
(Khoa Nữ bán cấp tính và Tâm thần nhi, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I)
cho biết: Đối với người phụ nữ nghiêm túc thì việc bị chồng phản bội là
rất nặng nề, sang chấn tâm lý lớn. Sau 3 tháng điều trị, cô giáo Loan đã ra viện, nhưng vẫn ít nói, chưa trở lại bình thường như trước.

BS Nguyễn Thanh Xuân giải thích: “Để phòng chống các
bệnh liên quan rối loạn cảm xúc cần phải vệ sinh tâm thần, tức là phải
có môi trường tâm lý lành mạnh. Cuộc sống bây giờ quá nhiều áp lực, đi
làm đã quá căng thẳng nên gia đình là nơi thư giãn để lấy lại thăng
bằng. Nhưng khi tổ ấm nhiễm lạnh hoặc gặp những chuyện bất thường trong
gia đình dễ gây sang chấn tâm lý cho một số đối tượng, dẫn đến họ bị mắc bệnh tâm thần”.

Mua cả ngàn quần lót đút tủ

Trong số bệnh nhân điều trị ở Viện Sức khỏe Tâm thần
Quốc gia, có những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần do... nghiện mua sắm
(shopping). Bà Thanh (hơn 50 tuổi, trú tại Hà Nội) là vợ một quan chức,
kinh tế gia đình khá giả. Chồng thường đi công tác xa liên miên, ở nhà
bà kinh doanh bất động sản và lúc căng thẳng lại đi shopping cho đỡ buồn.

Lúc đầu, bà mua những đồ lặt vặt, dần thành thích mua
sắm và chỉ xài hàng đắt tiền. Mỗi lần đi shopping về mà không mua được
gì thì bà như người mất hồn. Đến khi người nhà thấy bà suốt ngày chỉ đi
mua sắm, thuộc các cửa hàng shopping hơn giá bất động sản thì mới chú tâm theo dõi.

Cuối cùng, họ phát hiện một căn phòng lâu nay vẫn khoá
kín được người phụ nữ này dùng làm nơi chứa đồ shopping. Toàn là hàng
hiệu, chỉ riêng quần lót đã có tới nghìn chiếc. Khuyên bảo không được, gia đình đưa bà vào viện điều trị.

Chị Liên một bệnh nhân người Hải Phòng cũng trắng tay
do nghiện mua sắm. Khi chồng đi nước ngoài gửi tiền về, vợ ở nhà bắt đầu
mua sắm. Ban đầu chị nghĩ mình không trang điểm, không ăn mặc đẹp,
chồng về thấy vợ xấu xí sẽ bỏ nên tích cực đầu tư thời gian và tiền bạc cho chuyện sắm đồ.

Không chỉ sắm đồ cho mình, cho con, chị còn mua những
đồ mà mình thích để tặng anh em, họ hàng, bạn bè mỗi khi họ đến nhà
chơi. Hết tiền, chị đi vay tiền, cắm cả sổ đỏ để tiếp tục mua sắm và cứ
nghĩ chồng đi nước ngoài về có rất nhiều tiền sẽ trang trải hết cả. Đến
khi chồng về không có khả năng trả nợ, ngân hàng tịch biên nhà khiến hai vợ chồng phải dựng tạm túp lều để ở.



Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I .

Đàn ông cũng có những người nghiện mua sắm. Minh (trú
tại Hà Nội), khi đang học đại học phải nghỉ một năm để điều trị tâm thần
do bị hội chứng hưng cảm. Gia đình Minh thuộc diện khá giả, nên cậu ta
càng có cơ hội thể hiện sở thích mua sắm đồ, hôm nào hết tiền là tỏ ra bực tức, cáu giận.

Bệnh nhân này mua sắm từ những gói tăm, cái kim với số
lượng lớn; còn quần áo thì chứa đầy 3 chiếc tủ to. Minh có thể nhớ rõ
tất cả những thứ mình mua ở đâu, luôn tỏ ra khoái trá khi biết mình mua đồ rẻ hơn người khác, dù không đáng bao nhiêu.



Theo BS Nguyễn Văn Dũng,
có hai lý do dẫn đến bệnh nghiện mua sắm. Thứ nhất do điều kiện kinh tế
tạo nên thói quen, sau đó dẫn đến lạm dụng việc mua sắm. Thứ hai là hội
chứng hưng cảm, khiến bệnh nhân rất thích thể hiện hành vi của mình bằng
cách liên tục đi mua sắm, tìm tòi những cái mới, khác lạ với mọi người.
Những người có hoàn cảnh khó khăn cũng thích mua cái này bỏ cái kia,
thậm chí, có lúc đến các cửa hàng chỉ để ngửi mùi, nếu không đi không chịu được.

Đối với những trường hợp hưng cảm, nếu phát
hiện ở giai đoạn đầu, có sự tư vấn của bác sỹ và biện pháp chữa bệnh hợp lý thì không dẫn đến bệnh nặng.

Kỳ 2: Nhập viện vì nghiện sex

Kiến Nghĩa - Trường Văn

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
Quảng cáo
Offline TLA  
#2 Đã gửi : 01/11/2011 lúc 11:32:24(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết

Nhập viện vì nghiện chat sex 

TP - BS chuyên khoa II Nguyễn Hương Xuân - Trưởng khoa 3
(Bệnh viện Tâm thần Trung ương I) cho biết, bệnh viện từng điều trị một
số bệnh nhân tâm thần vì nghiện game online, nghiện chat sex, nghiện
chứng khoán, nghiện rượu... Nhiều bệnh nhân con nhà tử tế, từng là con ngoan, trò giỏi, vợ hiền.



Một trường hợp nghiện chát sex 	(ảnh có tính chất minh họa)
Một trường hợp nghiện chát sex (ảnh có tính chất minh họa).

Nghiện game online, nghiện chat sex

Thời, 14 tuổi, ở Yên Bái, học rất giỏi, bố mẹ đều là
giáo viên. Bỗng một thời gian thấy Thời gầy đi, tóc để dài, móng tay
không gọn như trước, bố mẹ để ý theo dõi mới phát hiện Thời đã nghiện
game online. Hoá ra tiền bố mẹ cho ăn sáng Thời dùng toàn bộ để chơi game.

Thời nhập viện trong tình trạng ủ rũ, không ai có thể
bắt chuyện được. Một bác sĩ bèn nhờ Thời sửa hộ máy tính và nói trong đó
có rất nhiều trò chơi game. Chỉ chờ có thế, Thời lên phòng làm ngay,
thao tác máy rất nhanh. Đến khi biết trên máy không có trò chơi, Thời lại lâm vào tình trạng ủ rũ, ngồi lì một chỗ.

BS Xuân cho biết, bệnh nhân này được điều trị theo
hướng chống rối loạn trầm cảm, phối hợp với các trị liệu tâm lý, kiên
trì nói chuyện, khuyên giải Thời. Sau 1 tháng điều trị, Thời đồng ý cắt tóc, móng tay, tự đi vệ sinh, ăn uống tốt, da dẻ hồng hào hơn.

Không chỉ nghiện game online, một số người còn nghiện
chat sex, trong đó có cả nữ. Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, chúng
tôi có dịp tiếp xúc với bệnh nhân Hương (21 tuổi) quê ở một tỉnh miền Trung nhập viện để điều trị bệnh nghiện...tình dục (sex).

Đang nằm, thoáng thấy người khác giới đến, Hương hất
mái tóc rối tung và nhỏm ngay dậy. Nhưng khi thấy bác sĩ đi cùng chúng
tôi, Hương lại nằm xuống, gục mặt xuống giường. Mẹ Hương khi ấy ngồi trên giường với con chỉ biết nhìn chúng tôi với cặp mắt buồn khôn tả.

Bác sĩ đi cùng cho biết, Hương bắt đầu chơi game online
rồi biết chát trên mạng từ khi học lớp 9. Lúc đầu Hương chỉ chát
thường, rồi tham gia chat sex, thành nghiện. Trong một lần chat sex qua
mạng, Hương làm quen với một thanh niên ở một tỉnh của Tây Nguyên rồi nằng nặc đòi lấy làm chồng, dù bố mẹ cản thế nào cũng không được.

Sống với nhau, mặc dù cũng là một con nghiện chat sex,
nhưng chồng Hương cũng không chịu nổi người vợ suốt ngày vùi đầu vào
quán internet để chat sex, ngay cả khi đã có con. Bị chồng bỏ, Hương
được bố mẹ đón về, nhưng vẫn không thể từ bỏ được thói quen. Do thiếu
vắng đàn ông, nên sau chuyện chat sex, Hương mắc luôn chứng nghiện sex.
Hương quan hệ với nhiều đàn ông, có thể lên giường với bất kể người nào quen qua mạng hoặc ngoài đời.

Trước tình trạng này, gia đình đã đưa Hương vào Viện
Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia để điều trị. Bác sỹ ở đây cho biết, điều trị
những bệnh nhân này rất phức tạp bởi họ gặp vấn đề về tâm lý. Trước hết
phải giải thích cho người nhà hiểu đó là rối loạn tâm thần, cần bồi bổ
cơ thể cho bệnh nhân, sau đó mới dùng các biện pháp tâm lý để điều trị.
Tuy nhiên, hôm sau trở lại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia tiếp tục làm
việc, chúng tôi được biết bệnh nhân Hương đã bỏ trốn. Khi đó, người mẹ không biết tìm Hương ở đâu chỉ ngồi khóc.

Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia từng điều trị cho bệnh
nhân tên Loan, chưa lập gia đình, mắc bệnh nghiện sex. Theo người nhà
phản ánh, đến tuổi 30 mà vẫn chưa lấy chồng, Loan sống khép kín dần.
Thỉnh thoảng lại thấy cô cáu bẳn, gặp chuyện không vừa ý là la hét. Dần
dà, gia đình thấy cô thỉnh thoảng đi chơi tối, khi về tâm trạng khá vui
vẻ nên nghĩ Loan đã có người yêu. Nhưng khi thấy cô ngày càng năng đi
chơi tối hơn, trong khi người yêu mãi không thấy giới thiệu nên mọi người sinh nghi.

Trong một lần Loan đi chơi về, người nhà lén tìm trong
túi áo cô thì té ngửa khi thấy vài chiếc bao cao su. Cử người theo dõi,
hoá ra trong những tối ra khỏi nhà Loan đi tìm đàn ông. Hốt hoảng, người nhà vội đưa Loan vào bệnh viện điều trị.

BS Nguyễn Văn Dũng cho biết, nguyên nhân của trường hợp
trên do phụ nữ đang tuổi thanh xuân có hormon sinh dục tăng cao nhưng
không được đáp ứng khiến họ bị ức chế. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến
họ mắc một số chứng bệnh về tâm thần mà thường được gọi là rối loạn cảm
xúc - hưng cảm hay các trạng thái trầm cảm. Đối với những trường hợp đã
phát bệnh, bác sĩ sẽ dùng thuốc an thần kết hợp với các liệu pháp tâm lý xã hội để bệnh nhân có cơ hội hồi phục, tái thích ứng cộng đồng.

“Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thì cũng có
rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện hoang tưởng và ảo giác mà một phần là
do hậu quả của sang chấn tâm lý. Các rối loạn về cảm xúc ngày càng xuất
hiện nhiều ở các thể dạng khác nhau. Khi gặp những biểu hiện bất thường
về tâm lý, các rối loạn về giấc ngủ thì thân nhân của người bệnh không
nên đưa đi khám chuyên khoa khác mà bệnh nhân cần có sự giúp đỡ kịp thời của bác sĩ tâm thần” - BS Dũng nói.



BS  Nguyễn Văn Dũng động viên một bệnh nhân tâm thần
BS Nguyễn Văn Dũng động viên một bệnh nhân tâm thần.

Phát điên vì vỡ nợ chứng khoán

Do thua lỗ chứng khoán, một số người trẻ đã phải vào
điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Trong số đó, trường hợp
bệnh nhân Minh, gần 30 tuổi, là khá điển hình. Năm 2006, khi mới ra
trường, Minh đã mạnh dạn đầu tư vào cổ phiếu và trở thành tỷ phú. Thấy
vậy, nhiều người trong họ và hàng xóm của Minh cũng nghe theo anh đi vay tiền để tham gia thị trường chứng khoán.

Thời gian đó, cổ phiếu liên tục tăng giá, khiến nhiều
người nghe theo Minh thu được những khoản lời không nhỏ. Càng thắng,
Minh và những người ăn theo càng tham gia đầu tư. Tuy vậy, vào tháng
4-2011, khi thị trường chứng khoán chạm đáy, “đại gia” trẻ tuổi này đã
mất hơn chục tỷ đồng, những người nghe theo anh cũng lâm vào cảnh nợ nần.

Do chịu áp lực lớn trước hệ lụy này, Minh rơi vào trạng
thái tinh thần hoảng loạn, không kiểm soát được hành vi. BS Dũng kể,
Minh điều trị ở đây được một thời gian thì bệnh đã tiến triển tương đối
tốt. Đáng lẽ cần điều trị tiếp thì đột nhiên gia đình Minh lại xin cho bệnh nhân xuất viện, dù bác sĩ ở đây đã can ngăn.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I hiện điều trị bệnh nhân
Hạnh (50 tuổi, trú tại Hà Nội) bị tâm thần phân liệt do thua lỗ khi
chơi chứng khoán. Cách đây chưa lâu, nghe lời em chồng, bà Hạnh chuyển
nhượng liền mấy mảnh đất để đầu tư chứng khoán. Nhưng sau đó giá đất cứ
lên vù vù trong khi cổ phiếu lại rớt giá khiến bà Hạnh cứ ngẩn ngơ thấy
tài sản của mình ngày một đội nón ra đi. Phần tiếc của, phần nghĩ em
chồng lừa mình, bà Hạnh phẫn uất đến mức bị tâm thần phải vào viện điều trị.

Tâm thần do nghiện rượu

Hiện nay còn có một thứ cũng khiến nhiều người bị tâm
thần, đó là rượu. Ông Luân (57 tuổi, trú tại một huyện ngoại thành Hà
Nội) đang điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia bị ảo giác do
nghiện rượu. Người đàn ông này cứ uống rượu xong là nảy chứng ghen tuông
đánh vợ. Không ít lần, ông ta xích chân vợ để không được đi đâu, các con khuyên ngăn cũng bị đánh.

Sau nhiều lần can không được, ông bị một người con đánh
bị thương. Tưởng rằng sau lần đó ông Luân bớt đi chứng nghiện rượu rồi
nổi cơn ghen vô cớ, không ngờ bệnh lại càng trầm trọng hơn, gia đình phải đưa ông nhập viện.

Theo BS Dũng, bệnh nhân nghiện rượu thường bị ảo thị,
ảo thanh khủng khiếp, thường gây kích động mạnh. Ngoài ra người nghiện
còn có cơn say hoang tưởng, thường là các hoang tưởng ghen tuông như trường hợp ông Luân. Trường hợp bị nặng hơn có thể dẫn tới tự sát.



BS  Nguyễn Văn Dũng thăm khám bệnh nhân trẻ bị tâm thần<br />            Ảnh: KN - TV
BS Nguyễn Văn Dũng thăm khám bệnh nhân trẻ bị tâm thần
Ảnh: KN - TV .

BS. Nguyễn Hương Xuân cho biết, hiện nam giới nghiện
rượu phải vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị ngày một nhiều.
Có những người nghiện khi gan kém dần, không còn khả năng đào thải chất
độc nữa dẫn tới sợ uống rượu, sinh ra trạng thái sản rượu. Sản rượu
khiến người nghiện lâm vào ảo giác hoang tưởng, ăn ngủ kém, nói lảm
nhảm... Những trường hợp này nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn tới tử vong.



Trong cuộc sống hiện nay,
những bệnh như nghiện game, chat sex, mua sắm, chứng khoán, rượu… có
thể phòng tránh được, khi bản thân người dân có hiểu biết ít nhiều về
lĩnh vực tâm thần học. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do thờ ơ,
chưa quan tâm tìm hiểu về bệnh tâm thần, trầm cảm nên khi mắc bệnh khá
nặng mới vào viện, khiến việc điều trị không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả.

Kỳ cuối: Nguyên nhân và cách chữa trị

*Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi 

Kiến Nghĩa - Trường Văn

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
Offline TLA  
#3 Đã gửi : 01/11/2011 lúc 11:48:14(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết

Nguyên nhân và cách chữa trị

TP - Trong quá trình tìm hiểu, tiếp xúc với một số bệnh
nhân bị tâm thần, chúng tôi đã gặp gỡ những bác sỹ, chuyên gia về ngành
tâm thần học để lý giải vì sao hiện nay các bệnh nghiện gia tăng, số
bệnh nhân trầm cảm, rối loạn tâm thần cũng ngày một nhiều và nên điều trị thế nào cho đúng.



Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I .

Vì sao hiện nay số bệnh nhân tâm thần do nghiện game online, tình dục, mua sắm… lại gia tăng?

PGS.TS Trần Hữu Bình, Phụ trách phòng Điều trị nghiện
chất, nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch
Mai): Hiện nay có quá nhiều kênh truyền hình giới thiệu phim nước
ngoài, và một phần không nhỏ có nội dung thiên về bạo lực, băng đảng xã
hội đen giết người hay diễn tả cảnh mua sắm, làm đẹp cho cơ thể. Quán
game online càng nhiều thì lượng thanh thiếu niên vào đó chơi càng lớn,
dẫn đến số người nghiện từ những biến tướng của trò chơi này cũng phát
triển theo... Xuất phát từ thực tế trên, thời gian gần đây nhiều loại
bệnh nghiện đang có chiều hướng gia tăng như nghiện chất (ma túy, thuốc
lắc, chất tổng hợp), nghiện game online, chat sex, chứng khoán, rượu… Để
giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, gia đình và xã hội.

Hiện không ít người quan niệm tâm thần chính là bệnh điên, điều đó có đúng? Vậy nên hiểu bệnh tâm thần là gì?

Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng T4
(Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai): Hiện nay, theo
thống kê của tổ chức y tế thế giới cũng như các tâm thần học Việt Nam
thì tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện “điên” thực sự chỉ chiếm 0,7-1% dân số.

Tâm thần là tên gọi chung, trong đó có rất nhiều mã
bệnh. Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia đang điều trị một số bệnh nhân
mắc bệnh tâm thần phân liệt, còn lại là các loại rối loạn tâm thần
khác. Đặc biệt, ngành tâm thần còn nghiên cứu và điều trị một mã bệnh mà
tất cả các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội đều quan tâm đó là
nghiện học. Nghiện là lĩnh vực riêng trong mã hóa tâm thần quản lý, nó
bao gồm tất cả các loại nghiện như game online, mua sắm, tình dục, rượu, ma túy, trộm cắp…

Hiện đội ngũ chuyên ngành tâm thần học nước ta còn ít,
số giáo sư đầu ngành về tâm lý hiện đếm trên đầu ngón tay, nhiều người đã nghỉ hưu.

Đối với bệnh nghiện game online cần có biện pháp gì để phòng tránh và điều trị?

Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hương Xuân – Trưởng khoa 3
(Bệnh viện Tâm thần Trung ương I): Trước hết cần phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con cái nhiều hơn, cố gắng làm
bạn, chia sẻ với con mà không nên áp đặt. Đối với Internet cần quản lý
chặt chẽ hơn vì đó là tác nhân gây bệnh nghiện game online và những biến tướng dẫn tới một vài bệnh nghiện khác.

Khi thấy con cái có biểu hiện khác thường về các hành
vi ứng xử, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện tâm thần sớm để xác định
bệnh và có phương pháp điều trị. Tránh tâm lý một số người cho rằng con
mình có điên đâu mà đi khám nên số bệnh nhân này khi đã vào viện thường
bị bệnh quá nặng, suy kiệt, trầm cảm, dẫn đến việc chữa trị khó đạt được hiệu quả như mong muốn.

Về điều trị, biện pháp của chúng tôi dùng tâm lý, nói
chuyện, động viên, khuyên giải theo hướng mưa dầm thấm lâu kết quả khá
tốt. Đặc biệt, có bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do nghiện game trên
điện thoại di động, sau khi điều trị khỏi bệnh đã trúng tuyển vào đại học.

Hiện nay, trong điều trị người bệnh không bị giam cầm
hay trói lại mà được thỏa mái đi trong khuôn viên của họ, được học tập, lao động liệu pháp và vui chơi.

Đối với những bệnh nghiện mua sắm, nghiện rượu, nghiện
tình dục... được chia làm 4 cấp độ: chơi vui, chơi từng đợt, lạm dụng
và nghiện. Hai cấp độ đầu có thể coi là hành vi ổn định của con người,
không có bất cứ một thay đổi nào và chưa phải điều trị. Đến khi người
bệnh lạm dụng và lệ thuộc vào nó sẽ gây ra rối loạn một số chức năng
sinh học trong cơ thể thì đó chính là bệnh. Đối với bệnh nghiện mua sắm,
cách chữa chủ yếu là biện pháp tâm lý trị liệu vì hiện chưa có thuốc
đặc trị cho căn bệnh này. Trường hợp nghiện tình dục, khi đã phát bệnh,
các bác sĩ sẽ dùng thuốc kết hợp các trị liệu tâm lý, các liệu pháp điều trị hành vi để bệnh nhân có thể hồi phục.

KIẾN NGHĨA-TRƯỜNG VĂN

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
Offline TLA  
#4 Đã gửi : 01/11/2011 lúc 11:51:27(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết
Giật mình với "thế giới di động" của học trò quê

Trong “thế giới di động” của những học trò trường làng có không ít những câu chuyện “tày đình” khiến nhiều người phải giật mình.

Dùng điện thoại để “khoe” người yêu

Tuy bé nhỏ nhưng chiếc điện thoại di động đã trở thành cả thế giới với nhiều cô cậu tuổi teen. Nhất là với học trò ở nhiều vùng quê, chiếc điện thoại càng được coi trọng.

Tuy điều kiện kinh tế chưa phải là khá giả, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cố gắng trang bị cho con em mình một chiếc điện thoại để tiện liên lạc và cho “bằng bạn bằng bè”.

“Lớp em bạn nào cũng có. Không có xấu hổ lắm” – Tuyên - cô bé HS lớp 10 của một trường khá xa ngoại thành Hà Nội vô tư nói. Cũng theo cô bé này, học sinh lớp 7, lớp 8 ở quê bây giờ cũng đã dùng điện thoại, số em có điện thoại phải chiếm quá nửa lớp.

Chẳng biết từ bao giờ, nhiều cô cậu học trò trường làng thậm chí còn coi điện thoại như một đồ vật để ra oai với bạn bè. Các em hồn nhiên coi đây là một cách khẳng định mình.

“Lớp em hơn 40 bạn nhưng chỉ khoảng ba, bốn bạn là chưa có máy. Còn lại thì đứa “bét” nhất cũng là máy 1200 (Nokia 1200 – PV). Đứa “xịn” nhất có cái máy Samsung cảm ứng.

Những đứa không có điện thoại thì cũng có sim, có số, thỉnh thoảng lại mượn máy lắp sim vào nhắn tin, gọi điện. Nhiều đứa ít tiền, toàn mua máy cũ để “khoe”. Máy rẻ thôi nhưng đem ra lớp cũng đỡ mất thể diện”, Tuyên khẳng định.

Tuyên cho biết, không riêng gì con trai mà ngay cả con gái cũng có hiện tượng  “đua” nhau qua việc dùng điện thoại di động. Cá biệt, còn có những bạn nữ thay điện thoại liên tục, giải thích là do “người yêu tặng”, vừa để khoe điện thoại, vừa để khoe người yêu!

Chỉ với một, hai trăm nghìn, nhiều cô cậu học trò quê đã xoay sở được điện thoại cũ để bằng bạn bằng bè. Thêm một cái sim sinh viên giá rẻ với tài khoản vài ba chục nghìn khuyến mại hằng tháng là đủ để thi thoảng “a lô”, “tít tít”. Thế nhưng hỏi ra, thì hầu như các em cũng chỉ dùng điện thoại để nhắn tin trêu nhau, thỉnh thoảng nhấm nháy chơi, chứ những mục đích phục vụ học hành thì hầu như không có.

Trong “thế giới di động” của những học trò trường làng có không ít những câu chuyện đáng giật mình.
 
Thức thâu đêm nhắn tin với… “vợ”

Nhiều gia đình ở nông thôn  trang bị cho chiếc điện thoại di động nhưng  phụ huynh chưa biết cách quản lý việc dùng điện thoại của con dẫn đến những tình huống hết sức bi hài.

Chị Nguyễn Thị Hằng (Thạch Thất, Hà Nội) còn chưa hết nẫu ruột kể về cậu quý tử nhà mình. Sau vài tháng mua điện thoại cho con dùng, gần đây chị thấy con suốt ngày dính lấy cái điện thoại, tí tách nhắn tin liên tục. Lo lắng, nên tranh thủ một hôm con trai quên điện thoại ở nhà, chị mở máy ra kiểm tra. Ai ngờ, trong hộp thư đến của con trai chị đầy ắp tin nhắn từ một số được lưu tên “Vk iu”.

Thứ ngôn ngữ trong tin nhắn thì dù nghĩ nát óc chị cũng bó tay không dịch ra,  phải sang nhờ cô con gái nhà hàng xóm đọc giúp. Đến lúc ấy, chị mới ngã ngửa vì hầu hết là những tin nhắn tình cảm triền miên thâu đêm suốt sáng của con mình.

“Vk iu”  theo ngôn ngữ tuổi teen có nghĩa là “Vợ yêu”. Chúng không chỉ vô tư xưng “vợ chồng”, mà còn nhắn tin mùi mẫn đến mức chị cũng phải rùng mình, hẹn hò đi uống trà sữa, đi chơi điện tử cùng nhau cũng vào toàn những giờ mà đáng ra con chị phải đang ngồi trên lớp!

Hoảng hốt, chị Hằng vội gọi con về, tra hỏi bằng được, tịch thu điện thoại và gia tăng giám sát con liên tục.

Teen nữ sốc vì lang thang online qua điện thoại

Bố mẹ Hương – lớp 10 trường M.L – Hà Nội ngoài làm ruộng còn đi phụ hồ ở xa để kiếm thêm thu nhập. Hương là con lớn nên được bố mẹ ưu ái gửi tiền mua cho một chiếc điện thoại “xịn”, ngót nghét 2 triệu đồng.

Từ ngày có điện thoại,  Hương cảm thấy mình “lên đời” hẳn so với nhiều bạn bè trong lớp vì có máy đắt tiền, tài khoản lúc nào cũng rủng rỉnh vì được bố mẹ chu cấp. Thế nhưng cũng chính chiếc điện thoại đẩy em vào nỗi khổ sở.

Được bạn bè dạy cho cách tải và sử dụng phần mềm chat trên điện thoại, thời gian đầu, Hương gần như “mê mẩn” chat. Thế giới của cô nữ sinh trường làng vốn chỉ nhỏ hẹp trong lớp, ngoài trường, rồi về nhà với mấy đứa em nay được “mở ra” với những người bạn ảo.

Song Hương nhanh chóng vỡ mộng khi một lần làm quen với bạn mới, sau màn giới thiệu, trao đổi số điện thoại, cô bé bị người kia rủ rê “chat sex” với những ngôn từ thô bỉ. Chưa kịp phản ứng, Hương lại nhận được những bức ảnh “bẩn” của kẻ bệnh hoạn. Hoảng sợ, Hương vội vàng tắt máy. Nhưng kẻ kia chưa buông tha, suốt tuần sau đó còn gọi điện trêu chọc.

“Kể với bạn cháu chúng nó chỉ cười bảo cháu “nhát”. Nhiều đứa bảo như thế là bình thường, chúng nó lúc đầu cũng ghê, nhưng gặp nhiều nên “quen”, chả thấy sợ gì hết. Có đứa con sẵn sàng “chat” lại”, Hương tâm sự.

Ai biết được đằng sau những lần “thử” như thế, các cô bé, cậu bè ngây thơ này còn “thử” và “mê” những trò gì trong mỗi lần lang thang online bằng di động.

Theo Minh Tâm

Vietnamnet

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.