<p><span class="atc_hl" id="_ctl0_rContent_lbHeadline" style="FONT-WEIGHT: bold"><font color="#0000ff" size="5"><br />"Chung nồi bánh chưng" với các em bé nhiễm HIV"<br /></font></span><font face="Arial"><font size="1"><span id="_ctl0_rContent_lbEdition"> Lao Động Cuối tuần số 5 Ngày 04/02/2007</span> Cập nhật: </font></font><span id="_ctl0_rContent_lbDate"><font face="Arial" size="1">2:22 AM, 04/02/2007</font></p> <div class="atc_desc"><span id="_ctl0_rContent_lbDesc"><font face="Arial" size="2"><strong>

LĐCT) - Các bạn có nghĩ rằng ở một nơi chỉ cách Hà Nội 60km lại có những em bé đã 10-12 tuổi năm nay mới bắt đầu được đi học lớp 1 không? Lý do thật đơn giản và cũng thật đau lòng: Không trường học nào dám nhận các em cả.</strong></font></span></div> <div class="atc_txt"><span id="_ctl0_rContent_lbContinue"></span><span id="_ctl0_rContent_lbBody"> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Các em là những đứa trẻ mồ côi bị nhiễm HIV hiện đang được Trung tâm Giáo dục LĐXH số 2 Hà Nội - Ba Vì (Hà Tây) chăm sóc. Hãy cùng chúng tôi chung tay mang đến cho các em chút không khí ấm áp của tình yêu thương giữa những ngày Tết giá rét, phần nào xoá đi sự kỳ thị, mặc cảm đối với người nhiễm HIV/AIDS. ...<br /><br />Ba mươi cháu bé ở Trung tâm Giáo dục lao động 02 Hà Nội (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây) đang háo hức chờ đón đêm hội "Chung nồi bánh chưng" sẽ diễn ra vào đêm 24 tháng Chạp sắp tới. Đối với những cháu bé nhiễm HIV này, đó là cái Tết đầu tiên chúng được "xôm" thế. Đêm hội do Trung tâm giáo dục lao động 02 và nhóm tình nguyện "Combine Hands" tổ chức, với sự hỗ trợ tích cực của báo Lao Động và PRP<br /><br /></font><font face="Arial"><font size="2"><strong>Bị tước quyền học tập<br /><br /></strong>Ban Giám hiệu trường Tiểu học Yên Bài muốn đón các cháu tới trường, có 9 phụ huynh viết thư trả lời sẵn sàng cho con học cùng lớp hoà nhập với trẻ HIV. Hơn 10 cha mẹ khác đồng ý để các cháu đến trường. Nhưng một giáo viên trường THCS Yên Bài phản đối: "Tôi có cháu đang học lớp 1, ông bà cháu không đồng tình để trẻ HIV học cùng cháu tôi". Ba phụ huynh học sinh lớp 1 khác cũng nói: "Trẻ con giờ chơi nô đùa, nhỡ chúng chơi nghịch, chảy máu thì sao". Sức ép của dư luận thiểu số, nhưng là thiểu số "người lớn", nên tụi trẻ "thấp cổ bé họng" không thể đến trường bình thường.<br /><br />Vậy nên, cứ sáng thứ 2 hàng tuần, 1 chuyến xe lam chở 10 đứa trẻ từ 6-12 tuổi ra trường Tiểu học dự chào cờ, rồi lại đưa tất cả về Trung tâm để học cô giáo Thuỷ. Là cô giáo dạy giỏi nhiều năm liền, thương yêu các cháu, cô giáo Đinh Thị Thuỷ tình nguyện chuyên trách dạy cho lớp học 10 học sinh ở 10 trình độ và độ tuổi khác nhau này. <br /><br />Bọn trẻ thắc mắc với bà Nguyễn Thị Phương, GĐ Trung tâm: "Sao các bạn được học cả tuần ở trường, sao các bạn thì bố mẹ đưa đi đón về, còn cháu thì lại không?". Bà Phương lại phải nói lảng đi: "Trường còn chật, nên đang phải xây thêm phòng học". Bà lại thêm quyết tâm vận động và thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Bài cũng bị thuyết phục: Ra Tết, bọn trẻ sẽ thực sự ra trường, học trong trường hẳn hoi, chứ không phải chỉ là chỉ ra trường cho có "không khí" nữa!<br /><br /></font></font><font face="Arial"><font size="2"><strong>Trẻ có "nguy hiểm" ?<br /><br /></strong>Chủ nhật ngày 28.1 vừa rồi, lần đầu tiên 10 đứa trẻ lớn nhất được đi siêu thị và đi chợ, theo dự án nghiên cứu tâm lý trẻ HIV của Tổ chức Cô nhi quốc tế. Đến 11h, "đoàn" dừng lại ăn trưa ở chợ Sơn Tây. Cu Đức (10 tuổi), lớn thứ nhì trong bọn trẻ khoe với chúng tôi: "Mới chỉ mua được mỗi đôi giày cho em Vi. Cái gì cũng đắt quá cô ạ!". <br /><br />Hỏi ra tôi mới hay, các mẹ nuôi hỏi giá xong, hay mặc cả. Thế là theo cu Đức, đắt lắm, mà đắt thì không nên đòi mua nữa, mà mua cũng nhường em bé trước. Ăn bún chả, mỗi đứa 1 bát, bạn nào cũng phải tự xúc gọn gàng, tự ăn - vì chúng đã quen tự lập. Để dạy trẻ cách chơi an toàn, Tổ chức Cô nhi thế giới vừa làm cuộc thăm dò, cùng 1 câu hỏi: "Con sẽ làm gì nếu bị bạn đánh và mắng vì nhiễm HIV" thì 100% các cháu đều trả lời sẽ về mách mẹ, mách cô giáo, hoặc chỉ biết đứng vào xó lớp và khóc. Phải chăng chính định kiến người lớn đã dựng lên rào cản ngăn bọn trẻ vốn hồn nhiên được hoà đồng, vui chơi?<br /><br />Bà GĐ Trung tâm Nguyễn Thị Phương vô cùng vui mừng với ý tưởng đêm hội với cả hoa đào và bánh chưng cho các em. Những năm trước, thỉnh thoảng có các đoàn tới thăm và tặng quà. Một vài bạn được ông bà đón về ăn tết, bọn trẻ lớn cứ nhìn theo cho đến khi bóng họ đã khuất xa khỏi cổng. Cái Tết đầu tiên, biết đâu cũng sẽ là cái Tết sau cùng của cháu nào đó, bởi chúng vẫn đang phải hàng ngày uống thuốc, vật lộn để chiến thắng bệnh tật và cái chết. Từ khi nhà trẻ thành lập, đã đón nhận 61 cháu, nay chỉ còn 33 cháu. Chỉ có 3 cháu về gia đình! <br /><br />Sở dĩ Trung tâm vừa là nhà trẻ, và cũng là nhà ở, trường học vì bọn trẻ vì chưa được xã hội mở rộng vòng tay. Các em được sinh ra cùng một số phận ngay từ khởi đầu đã bị gắn chặt với "căn bệnh thế kỷ". Là những sinh linh bé bỏng, nhưng lại chẳng được bao bọc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Như các trẻ thơ khác, các em cần được chăm sóc, giáo dục, nhưng cánh cửa trường học vẫn khép kín và xa vời với các em!<br /><br />Đêm Tất niên "Chung nồi bánh chưng" lấy tích Hoàng tử Lang Liêu làm chủ đề. Tất cả các mẹ, đội tình nguyện và khách mời - mỗi người thêm mỗi bàn tay sẽ như góp những chiếc bánh chưng Tết cho các em bé. Chương trình văn nghệ rước kiệu Vua Hùng, chuyện Lang Liêu dâng bánh... sẽ do nhóm "Chung tay" và các em bé cùng biểu diễn.</font></font></p> <div class="atc_aut"><span id="_ctl0_rContent_lbSource"><strong><font face="Arial" size="2">Quang Duy<br /></font></strong></span><br /><br /> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="left"> <tbody> <tr> <td><img class="atc_img" id="_ctl0_rContent_imgImage" alt="" src="http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=16308&at=0&ts=236" border="0" /></td></tr> <tr> <td><span class="atc_imgCaption" id="_ctl0_rContent_lbImageCaption"><font size="1">Sinh viên Dương Trọng Nghĩa (thành viên Combine Hands)<br /> và bé Mỹ Linh.</font></span></td></tr></tbody></table> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="right"> <tbody> <tr> <td class="atc_img"><img alt="" src="http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/thutrangn/20070202/DSC04820.jpg" /></td></tr> <tr> <td class="atc_imgCaption"><font size="1">Bé Thanh 2 tuổi, chưa một lần được biết mặt bố mẹ.</font></td></tr></tbody></table><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="left"> <tbody> <tr> <td class="atc_img"><img alt="" src="http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/thutrangn/20070202/DSC08883.jpg" /></td></tr> <tr> <td class="atc_imgCaption"><font size="1">Ngọc, hay còn gọi là Kẹo vì chỉ nặng có 1,2 kg. Bé bị bỏ <br />rơi trong một thùng rác, bị nhiễm trùng toàn thân và suy <br />dinh dưỡng nặng. Ngọc đã mất vì u não.<br /><br /><br /><br /><br /><br /> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="left"> <tbody> <tr> <td class="atc_img"> <p align="center"><img alt="" src="http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/thutrangn/20070202/comtrua7.jpg" /></p></td></tr> <tr> <td class="atc_imgCaption"> <p align="left"><font size="1">Tiền ăn của các cháu là 270.000đ/tháng. Tiền quần áo, <br />chăn màn, vật dụng cá nhân, sinh hoạt điện nước gói <br />gọn 35.000đ/tháng. Tiền thuốc cũng chỉ có thể đảm bảo <br />mức 50.000đ/tháng.<br /><br /><br /><br /></p></font></td></tr></tbody></table><br /><br /><br /></font></td></tr></tbody></table> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="right"> <tbody> <tr> <td class="atc_img"><img alt="" src="http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/thutrangn/20070202/DSC08911.jpg" /></td></tr> <tr> <td class="atc_imgCaption"><font size="1">Chị cả Thủy năm nay đã 12 tuổi, nhiễm HIV từ <br />năm 9 tuổi do chăm sóc mẹ là bệnh nhân HIV</font>.<br /><br /><br /></td></tr></tbody></table></div></span></div></span>