Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 22/09/2012 lúc 08:18:18(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Phòng tránh bạo lực với phụ nữ di cư

Kỳ1: Phụ nữ di cư và nỗi đau "bạo lực kép"

(PL&XH) - Để hỗ trợ cho những phụ nữ di cư trong phòng chống
bạo lực gia đình, trong vòng 2 năm qua Csaga đã áp dụng mô hình hỗ trợ người di cư nói chung qua nhóm tự lực Bình Minh Xanh tại Hà Nội.


Theo số liệu
thống kê toàn cầu, ít nhất 1/3 phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị đánh hoặc
lạm dụng tình dục. Ở Việt Nam, 58% phụ nữ có gia đình đã từng là nạn
nhân của ít nhất một loại hình bạo lực gia đình (thể chất, tình dục hay tình cảm). Trong đó chỉ có 1,7-6,3% tìm kiếm sự giúp đỡ...


Đối
với phụ nữ nói chung, tình trạng bạo lực đã ở mức đáng báo động thì với
phụ nữ di cư nói riêng, họ còn chịu nhiều thiệt thòi hơn khi phải chịu
các hình thức “bạo lực kép” từ gia đình và từ cuộc mưu sinh bên ngoài-bà
Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và Vị thành niên (Csaga) chia sẻ.


Khi bị bạo hành, phụ nữ di cư ít nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng. 

Theo
bà Vân Anh, thực trạng bạo lực đối với số lượng dân di cư là phụ nữ
đang diễn ra phổ biến. Người di cư nói chung hiện nay đối mặt với nhiều
khó khăn về nhà ở, việc làm, thu nhập… Và vấn đề phòng chống bạo lực gia
đình cũng chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng đối với
người di cư. Vì thế, khi xảy ra bạo lực thì các bước xử lý hỗ trợ cơ bản không khác với hỗ trợ phụ nữ tại nơi thường trú.


Tuy nhiên, do
có những đặc thù riêng như không có hộ khẩu thường trú nên khi bị chồng
bạo hành, họ có nhiều hạn chế trong việc nhận sự hỗ trợ. Những người di
cư, nhất là với những người đăng ký tạm trú trong thời gian trên/dưới 6
tháng thường khó tiếp cận được với các lợi ích an ninh xã hội. Vì thế,
sự can thiệp của các cơ quan chức năng đôi khi sẽ hạn chế hơn vì sự liên quan giữa họ với chính quyền không chặt chẽ.


Bên cạnh đó, bản
thân họ cũng e ngại hơn khi tìm sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.
Hơn nữa, cơ quan chức năng khó nắm bắt được những hành vi bạo lực, đặc
điểm gia đình, đặc điểm thân nhân của thủ phạm và nạn nhân bạo lực gia
đình… là người di cư nên hướng xử lý khó khăn hơn so với những trường hợp thường trú.


Để hỗ trợ cho những phụ nữ di cư trong phòng
chống bạo lực gia đình, trong vòng 2 năm qua Csaga đã áp dụng mô hình hỗ
trợ người di cư nói chung qua nhóm tự lực Bình Minh Xanh tại Hà Nội.
Kết quả đã kết nối và cung cấp các dịch vụ xã hội, y tế, tư vấn tư pháp
cho 253 trường hợp; tư vấn và hỗ trợ vay vốn cho 31 trường hợp; tập huấn
về quyền con người, phòng chống bạo lực giới; hỗ trợ sản xuất kinh doanh.


Chị Hinh ở Hưng Yên, một thành viên nhóm tự lực Bình Minh
Xanh chia sẻ: Rời quê hương lên Hà Nội làm thuê, chị để lại đứa con nhỏ
mới 5 tuổi cho ông bà nội chăm sóc. Chị cùng chồng thuê chỗ ở trong một
dãy nhà trọ tuềnh toàng gần khu vực cầu Long Biên. Công việc hàng ngày
của vợ chồng chị thường bắt đầu lúc 21h đêm đến 6h sáng tại chợ đầu mối này.


Công việc khi thì đẩy xe, khi thì gồng gánh hàng trong chợ.
Mỗi đêm như vậy, nếu “hên” được nhiều người thuê thì có thể kiếm được
200-300.000 đồng đẩy xe hàng; 50-70.000 đồng tiền gồng gánh. Thế nhưng,
có những ngày ế khách hoặc gặp xui xẻo thì bị người ta quỵt tiền, chửi
bới, thậm chí là bị đánh. Trong người bực bội, đã vậy về nhà gặp chồng
cũng cau có khó chịu, vài câu nói qua nói lại là cãi nhau. Sau trận
“khẩu chiến” thì thiệt thòi bao giờ cũng về phần mình. Cãi, chửi nhau xong là ông chồng đánh, đấm thâm tím mặt mũi…


Thế nhưng kể từ khi
tham gia vào nhóm tự lực Bình Minh Xanh, mình đã thấy được quyền của
phụ nữ cũng như cách ứng xử hợp lý. Về nhà mình vận động cả chồng tham
gia. Ông ấy thay đổi hẳn thái độ, cách ứng xử với mình. Bây giờ cả 2 vợ
chồng đều cùng cố gắng bảo nhau làm ăn để dành dụm tiền gửi về nuôi con ăn học-chị Hinh cho biết.


“Gánh nặng “bạo lực kép” đối với phụ nữ
di cư không chỉ dừng ở việc bị đánh đập, quỵt tiền mà còn là bị bạo lực
ngay trong chính ngôi nhà trọ của mình bởi người chồng. Người lao động
di cư tự do thường làm việc không có hợp đồng, chịu áp lực từ giới sử
dụng lao động về tiền công cũng như thái độ. Bên cạnh đó, người di cư
thường bị cộng đồng coi là một nhóm người có văn hóa và địa vị thấp kém.
Người phụ nữ di cư cũng phải chịu những vấn đề bạo lực xã hội tương tự
như nam giới, thậm chí còn tệ hơn. Họ bị chèn ép trong các cơ hội việc làm hay lạm dụng tình dục:…”-bà Vân Anh nhận định.


( Kỳ 2: Người phụ nữ buôn bán đồng nát nhiễm HIV vì bị... lừa tình)
    Bài và ảnh: Phong Châu
http://phapluatxahoi.vn/...-noi-dau-bao-luc-kep.htm
Quảng cáo
Tu-an  
#2 Đã gửi : 22/09/2012 lúc 08:20:08(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Phòng tránh bạo lực với phụ nữ di cư- Kỳ2:

Người phụ nữ buôn đồng nát nhiễm HIV vì bị… lừa tình

Thứ Bảy, 22/09/2012 10:19

(PL&XH) - Chị H, cho biết: Hôm ấy chị N đi mua đồng nát ở khu
vực phường Ô Chợ Dừa. Đến cổng ngôi nhà bề thế, chị N được một phụ nữ trung tuổi gọi vào nhờ dọn nhà hộ và có bao đồ phế liệu thì cho chị tất.


Chị H, quê ở
Nam Định, làm nghề buôn bán đồng nát, ve chai nghẹn ngào khi nhớ về
trường hợp của người bạn ở cùng khu nhà trọ. Đó là chị N, ở Hưng Yên,
cũng làm nghề buôn bán đồng nát, bị nhiễm HIV vì mắc “bẫy tình” của vợ chồng người đàn ông trú ở quận Đống Đa, Hà Nội.


Chị H, cho biết:
Hôm ấy chị N đi mua đồng nát ở khu vực phường Ô Chợ Dừa. Đến cổng ngôi
nhà bề thế, chị N được một phụ nữ trung tuổi gọi vào nhờ dọn nhà hộ và
có bao đồ phế liệu thì cho chị tất. Nghĩ rằng sáng ra gặp may khi được
người xởi lởi, tốt bụng, chị N không đắn đo đồng ý ngay. Khi chị N vào
thì bà chủ nhà khóa ngoài cổng đi chợ và dặn chị cứ dọn dẹp khi nào xong
ngồi chờ. Không mảy may nghi ngờ, chị N liền vào nhà dọn dẹp. Đang mải
mê dọn dẹp và thầm vui với món đồ phế liệu khá nhiều thì bỗng đâu xuất hiện một người đàn ông đứng sau lưng chị.


Cần có sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe sinh sản cho phụ nữ buôn bán đồng nát .    Ảnh: TL


Rất
nhẹ nhàng, cố không để chị N sợ hãi, ông ta hỏi han, trò chuyện và gạ
gẫm chị cho quan hệ tình dục nhân lúc vợ đi vắng. Chị N vô cùng lo sợ và
nhất quyết tìm cách từ chối. Tuy nhiên, người đàn ông đó không hề từ bỏ
ý định mà vẫn dùng mọi cách để thỏa mãn dục vọng của mình. Khi mọi việc
đã xong xuôi, chị N vẫn còn chưa hết bàng hoàng cũng như sự phẫn uất
thì người vợ bất ngờ trở về khiến chị càng thêm lúng túng. Thế nhưng,
khác với tưởng tượng của chị về một trận “ngứa ghẻ đòn ghen”, bà chủ nhà
lại điềm nhiên đưa cho chị 15 triệu đồng và cho biết người chồng đã bị HIV...(!).


Chị N như người mất hồn. Về đến phòng trọ, chị mất ăn
mất ngủ và đi tư vấn, xét nghiệm. Mọi thứ như sét đánh bên tai khi chị
cầm trên tay tờ giấy có dấu xét nghiệm dương tính với HIV. Đau khổ, suy
sụp vì bản thân mắc bệnh, chị nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã
chấm dứt. Bên cạnh đó, chị biết giải thích ra sao với chồng, con và gia
đình? Những trăn trở, day dứt, đau khổ ấy dày vò khiến chị bế tắc và
trong cơn cùng quẫn, chị đã để tiền trên bàn kèm theo một bức thư tuyệt mệnh rồi tự tử.


Không chỉ có chị N mà còn rất nhiều trường hợp
làm nghề thu mua đồng nát, ve chai khác đã từng hoặc đang đứng trước
nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Như trường hợp của chị T, ở huyện Phúc
Thọ, Hà Nội bị xâm hại tình dục trong hoàn cảnh không ngờ và bởi một
người cũng rất… bất ngờ. Đó là một buổi trưa khi chị đến khu tập thể ở
phường Ô Chợ Dừa để mua đồ phế liệu thì một cụ ông khoảng 80 tuổi vẫy
chị lên để bán cho cái máy bơm cũ. Khi chị vừa lên đến phòng thì ông cụ
liền đóng cửa lại và lao vào ôm lấy chị. Quá sợ hãi, chị la hét và bỏ
chạy thoát thân. “Thật không thể ngờ được một người từng ấy tuổi lại có
thể có hành động như vậy. May mà ông ấy yếu nên tôi vùng ra được chứ không thì…”-chị T cho biết.


Theo TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Viện Tư
vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi (Cisdoma), phụ nữ
làm nghề đồng nát là nhóm dễ bị tổn thương nhưng ít được xã hội quan
tâm. Họ có nguy cơ bị xâm hại tình dục và bị các bệnh lây qua đường tình
dục cao nhưng chưa nhận thức được nguy cơ đó. Các chương trình, các dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục… thường bỏ quên đối tượng này.


Kết
quả khảo sát do Cisdoma thực hiện ở đối tượng phụ nữ nông thôn di cư ra
làm nghề thu gom phế thải, ve chai, đồng nát tại phường Ô Chợ Dừa, quận
Đống Đa, và phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cùng các vùng phụ cận
cho thấy: Số lần họ đi khám bệnh là 0; mỗi ngày họ làm việc trung bình
10h; mỗi ngày họ đi kiếm sống trên quãng đường 25 km; 13 người làm cùng nghề thuê chung nhau căn phòng có diện tích 30m2…


Không được
tuyên truyền về sức khỏe sinh sản nên họ cũng không hiểu biết về an toàn
tình dục, các bệnh lây qua đường tình dục. Và họ cũng không quan tâm về
vấn đề này. Vì thế, khi gặp tình huống bị quấy rối, xâm hại tình dục,
họ phản ứng theo phản xạ chứ chưa xác định được mức độ nguy hiểm của
những hành vi đó. Thậm chí, khi nói về bệnh HIV, nhiều chị em đều cho
rằng “Thường bọn nghiện, mại dâm mới mắc bệnh HIV… Thuốc điều trị bệnh
này hình như không có, mà có thì cũng điều trị làm gì cho phí tiền”.
Chính vì thế mới có hậu quả đáng tiếc như trường hợp chị N đã tìm đến cái chết khi bị nhiễm HIV.


“Từ những thực tế đó, các tổ chức xã
hội dân sự; các ban ngành, đoàn thể địa phương cần có sự quan tâm nhiều
hơn đến nhóm đối tượng này, cần có các hoạt động nhằm thúc đẩy, tạo điều
kiện cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương được giáo dục tình dục”-TS. Hiền đề xuất.


    Bài và ảnh: Phong Châu
http://phapluatxahoi.vn/...m-hiv-vi-bi-lua-tinh.htm
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.