Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Đồng Nai trong “cuộc chiến” với đại dịch HIV/AIDS
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Trong “cuộc chiến” với đại dịch HIV/AIDS
Đối mặt với khó khăn (Bài 1)
Cập nhật lúc 08:37, Thứ Năm, 04/10/2012 (GMT+7)
Là tỉnh công nghiệp, có lượng dân nhập cư đông, phần lớn là lao động trẻ nên cùng với sự gia tăng tệ nạn xã hội, như: tiêm chích ma túy, mại dâm, xuất hiện nhiều nhóm đồng tính và quan hệ tình dục dễ dãi trong đời sống..., Đồng Nai đang là “điểm nóng” về lây truyền HIV/AIDS, khi đứng thứ 6 trong “top 10” địa phương có số
người nhiễm HIV cao nhất nước.
Ông Chu Quốc Ân, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: “Sau 22 năm đương đầu với HIV/AIDS, dù Việt Nam đã cơ bản đạt được “3 giảm” (giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người nhiễm HIV chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong do AIDS), nhưng dịch HIV vẫn tiếp tục lan rộng và chứa đựng nhiều nguy cơ bùng nổ dịch ở một số địa
phương”.
* Người nhiễm HIV đang trẻ hóa
Trên địa bàn Đồng Nai, tính đến tháng 6-2012, tổng số người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 6.200 người. Số bệnh nhân ở giai đoạn AIDS là 2.380 ca, số đã tử vong do AIDS là 1.460. So với năm 2011, số người nhiễm HIV phát hiện được tăng hơn 300 trường hợp. Người nhiễm HIV đã được phát hiện tại 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, cao nhất là TP.Biên Hòa, tiếp đến là TX.Long Khánh và các huyện: Long Thành,
Trảng Bom…

Tư vấn phòng, chống lây nhiễm HIV cho một người nhiễm. Điều đáng lo ngại là hiện nay đối tượng nhiễm HIV và tử vong do AIDS đang trẻ hóa. Nếu trước đây, phần lớn người nhiễm HIV ở độ tuổi từ 40-49, thì nay có gần 60% số người nhiễm ở độ tuổi từ 20-29. Theo thống kê của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động - thương binh và xã hội), trong số hơn 900 đối tượng nghiện ma túy, trên địa bàn hiện có đến hơn 50% đã bị nhiễm HIV; 30% số trẻ sử dụng ma túy trên địa bàn bị nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV, xăm mình, quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng nhiễm HIV…
Theo dự báo của Bộ Y tế, đối tượng nhiễm HIV đang chuyển dịch từ nam sang nữ, khi số phụ nữ bị nhiễm HIV đang có xu hướng tăng lên. Đồng Nai
cũng không nằm ngoài dự báo này.
5 năm trước đây, số phụ nữ nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh chưa đầy 5%, thì nay đã tăng gấp 4 lần (khoảng 20%). Nguyên nhân phụ nữ lây nhiễm trước đây chủ yếu do chồng tiêm chích ma túy, chồng quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm về lây cho vợ, một số phụ nữ làm nghề bán dâm... Còn hiện nay, nguyên nhân nhiễm HIV ở phụ nữ đa dạng hơn, khi gia tăng đối tượng nữ hành nghề bán dâm, quan hệ tình dục với bạn tình
nhiễm HIV, quan hệ đồng tính nữ, sử dụng ma túy...
Đặc biệt là sự lây nhiễm HIV trong gia đình ngày càng rõ nét hơn. Điều này được thể hiện ở số phụ nữ mang thai nhiễm HIV tăng và đã xuất
hiện những gia đình có cả cha mẹ lẫn con đều bị nhiễm HIV.
* Kiềm chế nhưng chưa bền vững
Bà Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chia sẻ: “Những năm gần đây, tuy dịch HIV/AIDS ở Đồng Nai đã được kìm chế, nhưng vẫn chưa thật bền vững. Bởi trên thực tế, dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan với xu hướng thay đổi đáng lưu ý, như: gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục; gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ, như: giới trí thức, cán bộ công chức, viên chức, phụ nữ mang thai… Hơn nữa, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS; hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, quan hệ đồng tính nam (MSM) vẫn còn ở mức cao. Điều đó có nghĩa, so với mức độ gia tăng trước đây đã chậm hơn, nhưng vẫn diễn biến khó lường và luôn tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ nếu thiếu những biện pháp ứng phó toàn diện và
quyết liệt”.
Dịch HIV/AIDS diễn biến phức tạp, nhưng công tác phòng, chống đại dịch này lại gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất mà Đồng Nai phải đối mặt thời gian qua là chưa triển khai được các biện pháp can thiệp, giảm thiểu tác hại ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố, mà mới chỉ tập trung tại một số địa bàn dự án. Ngay cả quá trình triển khai các biện pháp can thiệp cũng gặp nhiều trở ngại. Như chương trình “100% bao cao su”, đến thời điểm này vẫn chưa triển khai được tại tất cả các nhà hàng, khách sạn và các điểm vui chơi giải trí; hay chương trình cấp bơm kim tiêm sạch cũng chỉ mới làm điểm tại 6/11 địa phương của tỉnh và thời gian cung cấp bơm kim tiêm cũng chưa đảm bảo 24/24 giờ mỗi ngày. Nên vẫn để xảy ra tình trạng các đối tượng nghiện chích ma túy dùng chung bơm
kim tiêm.
Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua phần lớn đều do sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, như: LIFE-GAP, FHI, Quỹ Toàn cầu và Ngân hàng thế giới… Việc tài trợ chỉ trong một thời gian ngắn, chủ yếu là gầy dựng hoạt động. Khi dự án rút đi thì hoạt động cũng khó “sống” tiếp, do phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, thuốc men và kinh phí cho các hoạt động. Trong khi đó, ngân sách hàng năm cho chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa
thể đáp ứng nhu cầu và thường về quá chậm.

Nhiều thanh niên mới ngoài 20 tuổi đã bị nhiễm HIV.
Một thách thức khác khiến cho tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Đồng Nai vẫn tiếp tục là “điểm nóng”, đó là trên địa bàn đang xuất hiện một số nhóm đối tượng có nguy cơ làm lây truyền HIV/AIDS cao, như nhóm đối tượng đồng tính nam. Điều tra của Ban quản lý dự án phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2011 cho thấy, số lượng này trên toàn tỉnh có khoảng 5 ngàn người (nam giới ở tuổi từ 15-49). Các nhóm này hoạt động kín đáo, khó phát hiện nên việc can thiệp giảm tác hại ở nhóm đối tượng
này không đơn giản.
Mặt khác, Đồng Nai là địa bàn có đông công nhân lao động, việc truyền thông sức khỏe sinh sản, trong đó bao gồm: tình dục an toàn, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục… ở đối tượng lao động trẻ vẫn chưa hiệu quả. Bà Lê Thị Mỹ Lệ, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: “Với một tỉnh có đông lao động đang làm việc trong và ngoài các khu công nghiệp, trong đó hơn 80% thanh niên trong độ tuổi sinh sản thì việc truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản rất cần thiết. Dù Liên đoàn Lao động tỉnh có những chương trình phối hợp với ngành y tế để đưa các buổi truyền thông có nội dung trên đến đối tượng công nhân lao động hàng năm, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Bởi, ngoài việc các chủ doanh nghiệp không “mặn mà”, thì ngay chính
người lao động cũng chưa thực sự quan tâm.
Phương Liễu
Nguồn : http://baodongnai.com.vn...-kho-khan-Bai-1-2190961/
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Trong “cuộc chiến” với đại dịch HIV/AIDS
Công tác giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS: Tích cực nhưng còn chậm (Bài 2)
Cập nhật lúc 22:31, Thứ Sáu, 05/10/2012 (GMT+7)
Thời gian qua, Đồng Nai đã tích cực triển khai nhiều chương trình dự phòng, can thiệp, chăm sóc và điều trị nhằm giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS. Tuy nhiên, hoạt động này còn thiếu nhạy bén, khi chưa tiếp cận được nhiều chương trình hỗ trợ dự phòng hay, những sáng kiến điều trị mới mà một “điểm nóng” về HIV/AIDS như Đồng Nai
phải được hưởng.
Theo đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Đồng Nai hiện đứng thứ 6 trong cả nước về số người nhiễm HIV. Thời gian qua, Đồng Nai đã chủ động hơn, tích cực hơn trong công tác phòng chống HIV/AIDS, nhưng
vẫn là địa phương đi sau trong nhiều hoạt động…
* Đã đến gần dân hơn
Với người nhiễm HIV, được sử dụng miễn phí nguồn thuốc ARV (điều trị kháng HIV) để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng sống là hết sức quan trọng. Nhưng đến năm 2010, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS của Đồng Nai mới được thụ hưởng chương trình sử dụng miễn phí nguồn thuốc này, trong khi các địa phương khác, nguồn thuốc đã được cấp về từ những năm 2007-2008. Khi đó, nhiều người nhiễm bệnh của Đồng Nai phải lặn lội đến TP.Hồ Chí Minh, sang Bình Dương để được hưởng nguồn thuốc điều trị ARV. Đến nay, dù chương trình đã triển khai được gần 3 năm, nhưng theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa Giám sát thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thì: “Toàn tỉnh mới chỉ có 5 phòng cấp thuốc, trong đó 2 phòng ở tuyến tỉnh, 3 phòng ở tuyến huyện. Và đến nay, mới có
khoảng 1/6 số người nhiễm được điều trị ARV tại địa phương”.
 |
Lấy máu xét nghiệm HIV cho một người có hành vi nguy cơ. |
Một số chương trình, như: chương trình tiếp cận với các đối tượng tiêm chích ma túy để cấp phát bơm kim tiêm sạch và thu hồi bơm kim tiêm bẩn; chương trình cấp phát bao cao su cho các đối tượng sử dụng ma túy, người làm nghề mại dâm, quan hệ đồng giới nam (MSM)… tuy đã thực hiện tại các huyện và mang lại hiệu quả bước đầu, nhưng vẫn chưa thể đến được
với tất cả đối tượng.
Riêng chương trình phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con thực hiện khá hiệu quả. Chương trình được triển khai thí điểm tại khoa sản của các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến tỉnh. Đến nay, chương trình đã được triển khai mở rộng xuống tận trạm y tế xã. Tỷ lệ bà mẹ mang thai khám thai tại các cơ sở y tế công lập được tư vấn và tự nguyện xét nghiệm HIV đạt đến 80%. Nhờ đó, số ca bà mẹ mang thai dương tính với HIV được phát hiện nhiều hơn, được quản lý và hỗ trợ, được điều trị dự phòng trước, trong và sau sinh; những trẻ sinh ra từ bà
mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và hỗ trợ sữa.
* Vuột mất chương trình vì "chậm chân"
Đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, trong các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao, người sử dụng ma túy lây nhiễm HIV chiếm tỷ lệ đến 40%. Tại Đồng Nai, tỷ lệ lây nhiễm ở đối tượng này khoảng 20%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm đối tượng nguy cơ cao, là: gái
bán dâm, quan hệ đồng tính, phụ nữ mang thai…
Ông Lâm Duy Tín, Phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội cho biết, tính đến tháng 6-2012, trên địa bàn tỉnh có hơn 900 đối tượng sử dụng ma túy được quản lý tại Trung tâm Giáo dục lao động - xã hội tỉnh. Nhiều năm nay, vấn đề cai nghiện cho người sử dụng ma túy để kéo giảm tình trạng tội phạm do đối tượng sử dụng ma túy gây ra và hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV… đã có nhiều biện pháp, kể cả cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, cai nghiện bắt buộc trong trại giam. Tuy nhiên, tỷ lệ tái
nghiện vẫn trên 90%. Trong các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng sử dụng ma túy, có phương pháp dùng thuốc Methadone điều trị thay thế các chất gây nghiện (sau một thời gian điều trị bằng thuốc Methadone, người sử dụng heroin có thể giảm liều và tiến tới ngừng sử dụng hoàn toàn). Chương trình cai nghiện bằng Methadone đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2008. Đến nay, chương trình được triển khai tại 11 tỉnh, thành trong cả nước với khoảng 7.500 người tham gia.
Theo đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tại những địa phương đã triển khai chương trình Methadone, tỷ lệ người nghiện ma túy tử vong do sử dụng quá liều giảm 80%, tội phạm liên quan giảm 85%, lây nhiễm HIV giảm 40% và gần 90% người nghiện ma túy điều trị bằng Methadone đã thoát
nghiện.
Anh Trần Văn N. (ngụ ở phường Thanh Bình, TP.Biên Hòa), một người nghiện đang điều trị bằng Methadone tại một cơ sở điều trị ở TP.Hồ Chí Minh, cho biết: “Trước đây, mỗi ngày tôi tốn vài trăm ngàn đồng cho ma túy. Tôi đã nhiều lần cai nghiện, thử nhiều cách cai nhưng vẫn thất bại. Qua một người bạn, tôi đến cơ sở này điều trị bằng Methadone. Đã 9 tháng nay, tôi gần như mất hẳn cảm giác thèm ma túy, sức khỏe tốt lên. Tôi mong muốn chương trình này về được Đồng Nai để nhiều người được cai
nghiện theo phương pháp này”.
Cách đây khoảng 2 năm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã từng đề xuất đưa chương trình can thiệp này về Đồng Nai, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Bà Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, cho biết: “Muốn triển khai chương trình, phải có văn bản cam kết của UBND tỉnh. Khi nhận được đề xuất từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm đã lập đề án trình Sở Y tế và Sở cũng đã trình UBND tỉnh. Nhưng đến nay, đề án đi đến đâu thì chúng tôi không được biết. Đây là chương trình mang lại nhiều lợi ích, trong đó phòng, chống lây nhiễm HIV ở nhóm đối tượng tiêm chích ma túy khá hiệu quả. Triển khai chậm đã là một thiệt thòi,
vuột mất chương trình thì quá uổng phí”.
Nằm trong chương trình can thiệp, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS, Bộ Y tế đang triển khai sáng kiến điều trị 2.0. PGS.TS Bùi Đức Dương, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho biết: “Đây là một sáng kiến điều trị mới với nhiều ưu điểm. Theo đó, người nhiễm HIV, người đồng nhiễm HIV - lao sẽ được điều trị theo công thức: “3 trong 1”, với những loại thuốc chỉ cần uống một lần trong ngày, giúp giảm nhiều lần số virus HIV trong máu người nhiễm, giảm dần khả năng lây nhiễm cho người khác, giảm khả năng bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, làm tăng chất lượng sống cho bệnh nhân AIDS, giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất. Sáng kiến này cũng khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ quản lý và điều trị cho người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, vì chương trình này có thể lồng ghép vào chương trình khám, chữa bệnh chung với sự phân cấp xuống tận hệ thống y tế cơ sở. Hiện nay, một số tỉnh, thành đã được triển khai thí
điểm, sang năm 2013 sẽ triển khai tại một số địa phương trong cả nước”.
Đây là một cơ hội cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, Đồng Nai cần tích cực kết nối, đừng để vuột mất như chương trình điều tra cai nghiện
bằng Methadone.
Phương Liễu
Nguồn : http://baodongnai.com.vn...-con-cham-Bai-2-2191341/
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Trong “cuộc chiến” với đại dịch HIV/AIDS
Để người bệnh HIV/AIDS không đơn độc (Bài cuối)
Cập nhật lúc 21:11, Chủ Nhật, 07/10/2012 (GMT+7)
Phần lớn người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có cuộc sống khó khăn, đặc biệt là sự kỳ thị của cộng đồng. Nhiều người tâm sự, họ rất cô đơn trong
hành trình “sống chung” với HIV/AIDS…
* Trông người…
Có dịp tiếp cận với những nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực của những người nhiễm HIV/AIDS tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận Đồng Nai mới thấy, họ được hỗ trợ rất nhiều để nâng cao chất lượng sống, được động viên, khuyến khích tinh thần. Có không ít nhóm được hỗ trợ pháp lý, khẳng định hoạt động của nhóm là một trong những hoạt động tích cực không chỉ cho người nhiễm, mà còn cho xã hội; họ cần được nhìn nhận theo hướng tích cực, tránh kỳ thị và phân biệt đối xử. Nhiều địa phương cũng đã huy động được nhiều tổ chức xã hội vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS, trong đó bao gồm hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng
sống cho những người nhiễm HIV/AIDS.

Cuộc sống người nhiễm HIV/AIDS vẫn rất khó khăn.
Với sự hợp tác của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hồ Chí Minh (và Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS một số tỉnh, thành, như: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Thuận…), Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (gọi tắt là Life, một tổ chức trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật Việt Nam) đã và đang có nhiều hoạt động hỗ trợ các nhóm tự lực tại các địa phương. Bà Nguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung tâm Life, cho biết: “Hiện Life đang hỗ trợ 24 nhóm tại một số tỉnh, thành phía Nam. Life giúp các nhóm tiếp cận với các nguồn tài trợ trong và ngoài nước thông qua cấp tiền, đào tạo, tư vấn, trang bị kiến thức, hướng dẫn nhóm thiết kế dự án, nâng cao năng lực tự tìm kiếm tài trợ để duy trì và phát triển hoạt động của nhóm sau khi hết dự án từ Life”. Theo bà Trang, việc gầy dựng các nhóm này lúc đầu gặp nhiều khó khăn, vì thành viên của các nhóm khá phức tạp, chủ yếu là người nhiễm HIV, nghiện chích ma túy, trình độ văn hóa có hạn, dễ bị kích động, dễ bị cộng đồng dòm ngó, dị nghị… Nhưng đến nay, nhiều nhóm đã có kinh
nghiệm và hoạt động hiệu quả.
Anh T.T., Trưởng nhóm Cùng Tiến (TP.Hồ Chí Minh), chia sẻ: “Qua hỗ trợ của Life và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS TP.Hồ Chí Minh, nhóm đã tổ chức cho các thành viên học nghề nấu ăn, may mặc, trang điểm, làm tóc. Nhóm đã “dứt sữa” từ Life và Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hồ Chí Minh 2 năm nay, nhưng vẫn tự sống được và còn lập được một cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, photo…, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên”. Anh V.K.T., Trưởng nhóm “Tự lực Liên minh hướng đến tương lai”, cho biết, nhóm thành lập từ 10 người bạn quen biết ở trại cai nghiện về, những người “chỉ cầm ống tiêm”, chưa từng cầm bút… Đến nay, nhóm đã có thể tự viết, thuyết minh dự án để nhận tài trợ từ Life và các tổ chức xã hội khác một cách thuyết phục. Nhóm hiện có 50 thành viên, tất cả đang được hỗ trợ học nghề làm tóc, làm móng và đang chuẩn bị lập công ty kinh doanh nước khoáng để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống
cho các thành viên.
Hiệu quả nhất phải kể đến Glink - nhóm của những người đồng giới nam (MSM), ở TP.Hồ Chí Minh. Trưởng nhóm L.T.A. tâm sự: “Sau 3 năm thành lập, với sự hỗ trợ của Life, ngoài các hoạt động chuyên môn (như tiếp cận và truyền thông an toàn tình dục đến các đối tượng đồng giới nam…), hoạt động nâng cao chất lượng sống cho các thành viên của nhóm khá phát triển. Glink hiện có 7 chi nhánh tại 7 tỉnh, thành phía Nam và hoạt động trong chuỗi quán ăn, quán cà phê (những nơi nhiều MSM lui tới), với những cách truyền thông sinh động và trẻ trung. Với hiệu quả từ thực tế, tháng 8-2012, nhóm đã tự thiết kế dự án và thuyết phục thành công một tổ chức phi chính phủ tài trợ 100 ngàn USD cho hoạt động dự phòng HIV/AIDS của nhóm tại 4 địa phương: TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long
và Bến Tre”.
* ... Mà ngẫm đến ta
Đồng Nai hiện có hơn 6 ngàn người nhiễm và cả chục ngàn người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Để nâng đỡ tinh thần, chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS, cũng như tiếp cận truyền thông phòng, chống lây nhiễm HIV trong giới tiêm chích ma túy, hành nghề mại dâm, bạn tình âm tính của người nhiễm và nhóm trẻ nhiễm…, nhiều nhóm đồng đẳng đã âm thầm hoạt động. Tuy nhiên, mới chỉ có nhóm Bạn và tôi là hoạt động khá mạnh. Thành lập đã 6 năm với 10 thành viên ban đầu, đến nay nhóm đã có vài trăm thành viên. Để dễ hoạt động, nhóm đã tách thành 2 nhóm: Xuân Hợp, Bạn và tôi. Theo đánh giá của bác sĩ Võ Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, các nhóm này hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, theo anh D.V.D., Trưởng nhóm Bạn và tôi, những người nhiễm đang
rất cô đơn trong hành trình “sống chung” với HIV/AIDS…
Để có thể tiếp cận, giúp đỡ người nhiễm, người bệnh AIDS vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, các nhóm cũng nhận được hỗ trợ tích cực từ các tổ chức xã hội, như: trao học bổng cho con em của người nhiễm, cung cấp sữa cho trẻ nhiễm HIV, hỗ trợ chăm sóc y tế cho người bệnh AIDS... Tuy nhiên, các nguồn tài trợ này ngày một hạn chế, các nhóm đã phải tự
bươn chải để sống và hoạt động.

Một đồng đẳng viên chia sẻ tâm sự với những cơ quan
có trách nhiệm về cuộc sống đơn độc của người nhiễm. Với sức khỏe yếu, lại bị kỳ thị nên nhiều thành viên trong hai nhóm này đã không có việc làm, hoặc thu nhập rất thấp. Trước thực trạng này, anh D. đã huy động gia đình được 700 triệu đồng để lập một công ty may găng tay ở huyện Trảng Bom. Nhưng sau 2 năm hoạt động, công ty đang bên bờ vực phá sản do không kiếm được đầu ra (vì nhiều người biết là công ty của người nhiễm). Anh M.N.S., Trưởng nhóm Xuân Hợp, cũng tâm sự: “Các nhóm đồng đẳng ở Đồng Nai chưa thực sự được quan tâm, hỗ trợ cả về mặt tinh thần lẫn cơ hội được khẳng định người nhiễm HIV vẫn là những người có khả năng lao động, sống tốt và đang làm nhiều hoạt động ý nghĩa cho người nhiễm và cộng đồng”.
Trong hội thảo “Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS” tại Hà Nội vào tháng 5-2012, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: “Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định rõ ràng, đầy đủ về tư cách pháp nhân cho những tổ chức cộng đồng như những nhóm tự lực, khiến các tổ chức cộng đồng tiếp cận nguồn lực còn hạn chế. Mặt khác, các tổ chức cộng đồng này còn nhỏ lẻ, năng lực huy động và quản lý nguồn lực còn yếu, nên chưa nhận được sự tin cậy của các tổ chức tài trợ và bảo trợ. Cái khó là nhận được sự tài trợ của các tổ chức, các nhóm này phải có tư cách pháp nhân. Nhưng khi công khai danh tính, thì họ lại bị cộng đồng
kỳ thị, xa lánh”.
Để những đồng đẳng viên, những nhóm tự lực bám trụ lâu dài với công tác xã hội - một công việc không dễ nói, không dễ được cảm thông - Sở Y tế đang đề xuất UBND tỉnh thành lập quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Đây
sẽ là một cứu cánh không chỉ cho người nhiễm, mà còn cho cộng đồng.
Phương Liễu
Nguồn : http://baodongnai.com.vn...on-doc-Bai-cuoi-2191595/
|
 1 người cảm ơn Falling in love cho bài viết.
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Vòng tay cộng đồng !
»
Thêm một góc nhìn
»
Đồng Nai trong “cuộc chiến” với đại dịch HIV/AIDS
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|