Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline DeltaForce  
#1 Đã gửi : 29/11/2004 lúc 04:13:39(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
<table cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td> <hr color="lightgrey" size="1" /> </td></tr> <tr> <td> <table cellspacing="0" cellpadding="4" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td style="HEIGHT: 1px"> <table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0"> <tbody> <tr> <td><img id="StoryAvatar" style="BORDER-TOP-WIDTH: 0px; BORDER-LEFT-WIDTH: 0px; BORDER-BOTTOM-WIDTH: 0px; WIDTH: 180px; BORDER-RIGHT-WIDTH: 0px" alt="" src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/anhtu/5s-hayhan.jpg" /></td></tr> <tr> <td class="pic_explain"><span id="AvatarDesc" style="WIDTH: 180px"><em><font color="#808080">Hãy hạn chế những tấm áp phích như thế này.</font></em></span></td></tr></tbody></table></td></tr> <tr> <td></td></tr> <tr> <td></td></tr></tbody></table><span class="sapeau_box"> <p align="justify"> <p><font color="#000080"><strong>Đúng giờ khai mạc hội thảo, khi biết thành phần chủ yếu là người có AIDS, một khách sạn tại Kiên Giang đã đuổi ngay tất cả những người tham dự ra khỏi khách sạn và không cho hội thảo diễn ra vì sợ “đen” và lây. Trước đó, nhân viên ở đây chỉ mang hai cái bánh mì và một chai nước trắng lên tận phòng một người dự Hội thảo chỉ vì chị có AIDS.</strong></font></p></span> <p></p> <p align="justify"><span class="time_zone" id="lbContinue"></span><span class="text_box" id="lbBody"> <p>Căn phòng ngồn ngộn những tranh, toan, các loại màu, bút vẽ... là của Trọng - một bệnh nhân có <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span> tính đến nay đã được 9 năm 37 ngày, khoảng thời gian bằng đúng 1/3 tuổi đời của anh. Xuyên suốt<span>&nbsp; </span>các bức tranh của Trọng là sự cô đơn, đau đớn đến quằn quại qua hình ảnh những tấm thân gầy guộc, không còn sức sống, những gương mặt dẹo dọ, u buồn, hay những mảng màu “đầy lửa” đối chọi nhau như muốn đốt cháy tâm can vì những điều không thể lý giải trong đó.</p> <p>Trọng kể, năm 16 tuổi, anh đã “bập” vào ma túy như một con thiêu thân để rồi không thể dừng lại<span>&nbsp; </span>ngay cả khi rất muốn. Năm 1995, sau khi “chơi cơm trắng” khoảng 2 năm và chích “đen” được 9 tháng, thấy trong người có những triệu chứng bất ổn, Trọng đi làm xét nghiệm <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span> và kết quả là dương tính. Nhưng Trọng không hề thấy “sốc” mà ngược lại vẫn cứ mơ mơ màng màng với cái cảm giác thèm ma túy. Dẫu vậy Trọng vẫn nhớ như in ngày anh “lĩnh án”: 13/10/1995.</p> <p> <table cellspacing="2" cellpadding="2" rules="none" width="180" align="right" bgcolor="#f3f0cd" border="0" frame="void"> <tbody> <tr> <td>Theo thống kê mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, đến tháng 6/2004, đã phát hiện khoảng 82 nghìn người nhiễm <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span>/AIDS trên toàn quốc.</td></tr></tbody></table></p> <p>Nhận được thông báo từ nơi xét nghiệm cho Trọng, chính quyền địa phương đã không làm đúng nguyên tắc là giữ bí mật cho người bệnh nên tin anh bị “ết” (AIDS) lan truyền khắp xóm. Những người hàng xóm thân quen gần gũi biết anh mang "căn bệnh thế kỷ”, mỗi khi<span>&nbsp; </span>gặp anh đều lảng tránh. Họ lạnh lùng từ ánh mắt đến nét mặt, thậm chí né tránh để không đi cạnh hoặc động chạm đến người anh khi vô tình đối mặt.</p> <p> <table cellspacing="2" cellpadding="2" rules="none" width="180" align="center" border="0" frame="void"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/anhtu/4_haydeho.jpg" border="0" /></td></tr> <tr> <td><em><font color="#808080">Những tranh tuyên truyền phòng chống AIDS vô tình làm tăng sự kỳ thị đối với người có <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span>/AIDS.</font></em></td></tr></tbody></table></p> <p>Những đứa trẻ trong xóm chỉ mới thấy bóng Trọng là hô nhau bỏ chạy như thể anh<span>&nbsp;</span>sắp ăn thịt chúng, kể cả những đứa<span>&nbsp; </span>thường ngày vẫn đam mê sở thích hội họa của anh. Ở trường, anh bắt đầu phải lầm lũi một mình vì chẳng một ai muốn chuyện trò, kể cả thầy giáo. Đối với mọi người, anh đã không tồn tại. Trọng<span>&nbsp; </span>sống vật vờ, vô tri, vô giác. Anh bị<span>&nbsp; </span>khủng hoảng và mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng.</p> <p>Bố mẹ anh cũng bàng hoàng, mất phương hướng. Do sợ “con HIV dễ lây”, mẹ anh đã để riêng những đồ dùng của anh: từ bát đũa, khăn mặt, cốc uống nước... và gần như cả một mâm riêng khi ăn cơm. Hơn nữa, vì quá bức xúc trước việc con mình bị nhiễm <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span>, do đều là nhà giáo nên ông bà hay dằn vặt: “Bây giờ còn dạy ai. Con mình dạy còn không được nữa là?”.<span>&nbsp; </span>Đúng thời điểm đó, Trọng lại bị “sốc” vì một chuyện nữa: bạn gái của anh, tình yêu đầu đời của anh qua đời cũng do<span>&nbsp; </span>“ết”.</p> <p>Sau chuyện đó, Trọng không còn giữ được thăng bằng, nhất là<span>&nbsp; </span>sau khi dự đám tang bạn gái và nhận được giấy buộc thôi học của nhà trường với lý do nghi ngờ anh vẫn sử dụng ma túy, mặc dù lúc đó, Trọng đã từ bỏ “cái chết trắng”. Do quá kinh hoàng vì khủng hoảng và đơn độc, anh đã tự cai nghiện ở nhà bằng vẽ tranh. Tính đến nay, Trọng đã hoàn toàn “dửng dưng” với ma túy được 5 năm.</p> <p>Các ông chủ phòng tranh sợ đen đã trả lại tranh của anh khi họ biết Trọng bị “ết”. Nguồn vui không còn, thu nhập cũng hết. Trọng không còn chỗ bấu víu. Anh ngơ ngẩn như người mất hồn. Bố mẹ phải đưa anh điều trị bệnh trầm cảm mất gần hai năm. Đến khi trở về vào năm 2001, Trọng mới dần bình phục và lấy niềm đam mê duy nhất là vẽ tranh, “chơi” màu sắc để quên đi nỗi đau, bệnh tật của mình.</p> <p>Giờ đây, ngoài những việc làm đó, Trọng còn trở thành tuyên truyền viên của một câu lạc bộ của người có HIV. Nếu gặp anh ngoài đường, không ai nghĩ rằng anh là một bệnh nhân <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span> gần 10 năm. Để đạt được điều đó, Trọng cho rằng bởi anh đã “quên” đi sự kỳ thị xung quanh. </p> <p>Anh nói: “Nếu như mọi người hiểu biết hơn về sự lây nhiễm <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span> và không có sự kỳ thị đối với những người bệnh như tôi, thì có lẽ khoảng thời gian bị “sốc” do sự kỳ thị ấy sẽ không làm “tổn thọ” mà ngược lại còn kéo dài sự sống của chúng tôi. Chúng tôi vẫn sống có ích, thậm chí còn làm giảm nguy cơ gia tăng “ết” cho xã hội bằng chính kinh nghiệm từ bản thân mình”.</p> <p><strong>"Tôi đang sống trong địa ngục"</strong></p> <p>Đó là tâm sự&nbsp;của chị Nguyễn Phương Hạnh ở Hà Nội. Mới ngoài 30 tuổi, chị nhiễm <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span> một cách tình cờ. <span>&nbsp;</span>Trong một lần truyền huyết thanh cho em trai (bị bệnh viện trả về vì “ết”), do sơ ý khi khóa van an toàn, chiếc kim rút ra từ ven của người em, xuyên qua găng tay, ngập sâu một nửa trong ngón tay trỏ của chị. Hoảng sợ, chị cố xối mạnh nước và vội vàng nặn hết máu ở ngón tay với hy vọng “con HIV sẽ theo nước và máu trôi ra ngoài hết”. Sau hai tháng lo âu, chị được thông báo dương tính cho việc xét nghiệm <span class="spnSearchHighlight0">HIV</span>.<img src="http://www.cand.com.vn/Images/arr_1.gif" /></p></span></span><br /> <p></p></td></tr> <tr> <td align="right">&nbsp; <span class="source" id="lbAuthor2"><strong>Tú Anh</strong></span></td></tr></tbody></table><font color="#d3d3d3"><br /><br />Nguồn "CAND.com.vn"</font><br />
Tránh bệnh - Không lánh người.
Quảng cáo
Offline DeltaForce  
#2 Đã gửi : 30/11/2004 lúc 08:53:52(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
Công tác tuyên truyền phòng chống AIDS trải qua các thời kỳ :

- Thời kỳ mông muội : Gọi nó với cái tên là SIDA, kèm theo tất cả những ý nghĩ ghê gớm ghiếc.
- Thời kỳ tấn công vào nguyên nhân lây truyền chủ yếu : Đổi cách gọi là HIV/AIDS với các áp phích, tờ rơi luôn có hình ảnh máu, kim tiêm, bóng dáng một người con gái nào đó.
- Thời kỳ thứ ba : Hiện nay, tách tuyên truyền HIV/AIDS ra khỏi tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm.

Thế mà, ngày 28-11-2004, trên đại lộ Nguyễn Chí Thanh, gần khu chung cư M3-M4 ở giao lộ Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, vẫn còn một áp phích trên con lươn giữa đường như thế này :





(Ảnh chụp lúc 7 giờ 45, ngày 28-11-2004)



Tránh bệnh - Không lánh người.
Offline trangram  
#3 Đã gửi : 02/12/2004 lúc 12:52:29(UTC)
trangram

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 23-06-2004(UTC)
Bài viết: 18

Một bài viết rất công phu

Đừng để dđ này lụi tàn...
Offline DeltaForce  
#4 Đã gửi : 17/12/2004 lúc 04:46:28(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết

Cần có cách nhìn mới về người nhiễm HIV/AIDS



Không hiểu biết đầy đủ về căn bệnh HIV/AIDS và không thực sự quan tâm đến nỗi đau của đồng loại, nên nhiều người vẫn còn lo lắng, sợ hãi, kỳ thị đối với người bệnh. Báo chí cũng góp phần vào sự kì thị, xa lánh đối với người có HIV/AIDS.

Tháng 2 /2002, khi đang sung sướng đón đứa con đầu lòng chào đời, chị Phạm Thị Huệ, ở phường Hạ Lý, TP. Hải Phòng được bệnh viện thông báo mình bị lây nhiễm HIV từ chồng. Sau cái tin đó, mẹ con chị không được mượn quần áo của bệnh viện, gia đình phải nói khó mãi họ mới đồng ý... cho luôn bộ quần áo bệnh nhân. Khi vợ chồng chị về sống cùng bố mẹ chồng, thì tiệm may quần áo của chị và mẹ chồng cứ thưa dần khách. Quán cơm phở, giải khát vốn là kế sinh nhai của cả gia đình cũng ế ẩm đến mức phải đóng cửa.

Từ nỗi đau của mình, chị Huệ tự nguyện đứng ra vận động thành lập nhóm Hoa Phượng Đỏ và CLB Mẹ và vợ của những người nhiễm HIV phường Hạ Lý, Hải Phòng, sẵn sàng giúp đỡ người đã có và chưa có HIV/AIDS. Chị năng nổ tới các diễn đàn trong nước và quốc tế với bức thông điệp: "Sự kỳ thị không phải là thuốc chữa. Người bệnh chưa chết vì bệnh nhưng có thể chết vì kỳ thị". Với nghị lực vươn lên không mệt mỏi, người mẹ trẻ 25 tuổi này được Tạp chí Time bầu chọn là một trong số 20 người nhận danh hiệu Anh hùng châu Á.

Từ khi chị Huệ vinh dự có được danh hiệu đó, những người hàng xóm đã bớt lạnh nhạt, xa lánh vợ chồng chị. Tiệm may của gia đình dần có khách trở lại. Nhưng cậu con trai 4 tuổi của chị, dù may mắn không bị nhiễm HIV, vẫn đang phải gánh chịu thái độ kỳ thị ác nghiệt.

Khi anh chị đến đón con, thấy cháu ngồi riêng một góc, không có bạn nào chơi cùng. Có phụ huynh nằng nặc đòi chuyển con họ sang lớp khác. Anh chị mang giấy xét nghiệm HIV âm tính của cháu Hiếu cho các vị phụ huynh xem và mời họ xem diễn đàn HIV/AIDS trên truyền hình có cháu Hiếu tham gia. Nhưng hôm sau đến đón con, vẫn thấy cháu ngồi một góc tội nghiệp và đơn độc.

Các thành viên của Liên hợp quốc tại Việt Nam quyên góp được 10 triệu đồng và kêu gọi mọi sự giúp đỡ để thành lập quỹ chăm nuôi cháu Hồ Minh Hiếu. Thế nhưng, cháu đâu chỉ cần cơm ăn nước uống để khôn lớn, mà còn rất cần được yêu thương và vui chơi  hòa đồng như tất cả những em bé khoẻ mạnh khác.

Đánh đồng HIV/AIDS với tệ nạn xã hội

Người có HIV/AIDS, dù vì bất cứ lý do gì, đều bị người thân, cộng đồng kỳ thị. Ngay cả những trường hợp hiếm hoi như chiến sỹ Công an, nhân viên y tế không may bị phơi nhiễm trong khi làm nhiệm vụ, cũng ít nhiều chịu sự quy chụp và nghi ngờ từ cộng đồng.

Sắp tới nên tháo dỡ những tấm biển, áp-phích cảnh báo có hình ảnh đầu lâu xương chéo rùng rợn, đồng thời với việc chỉ đạo họa sỹ vẽ lại toàn bộ biển báo phòng chống HIV/AIDS theo tinh thần giảm thiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Chị N.P.P., ở CLB Hoa Sữa, Hà Nội có một người em trai bị AIDS điều trị tại nhà. Một lần tiêm thuốc cho em, chị lỡ làm kim tiêm đâm vào tay nên đã bị phơi nhiễm HIV. Từ đó, chị P. vẫn phải giấu biệt gia đình và cô con gái 16 tuổi chuyện mình bị bệnh.

Chị P. đã đi đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước giảng dạy kiến thức về HIV/AIDS cho những người cùng cảnh ngộ, giúp nhiều người có HIV nghiện ma túy cai nghiện. Chị cũng như nhiều người có HIV/AIDS khác đang làm việc có ích cho cộng đồng, nhưng họ vẫn thực sự sống đơn độc và đầy mặc cảm ngay giữa những người thân.

Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương vừa tổ chức cuộc tập huấn Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử có liên quan tới HIV/AIDS ở Việt Nam cho các cơ quan truyền thông. Tại đây, nhiều nhà báo và người làm tuyên truyền mới nhận ra mình cũng đang vô tình phân biệt đối xử với người bệnh do đánh đồng HIV/AIDS với tệ nạn xã hội.

Một số người viết báo còn nhầm lẫn giữa việc lên án những hành vi phạm pháp liên quan tới ma tuý và mại dâm với việc kỳ thị tất cả những người có HIV. Cần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS, nhưng đôi khi, những bài báo đặc tả thân thể của người bị AIDS giai đoạn cuối và thái độ xa lánh quá mức đã cô lập người có HIV ngay trong cộng đồng, tước đi tương lai của người thân, con cái họ


  Thanh Loan






Nguồn "CAND.com.vn"

Tránh bệnh - Không lánh người.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.