Nguy cơ này rất cao ở những người có sức đề kháng yếu như bệnh nhân ung thư, nhiễm HIV... và tăng dần theo tuổi tác. Những người mắc thủy đậu trong năm đầu đời cũng có nguy cơ phát triển thành zona cao hơn 3-20 lần so với những người mắc thủy đậu muộn hơn.
Triệu chứng khởi đầu của bệnh zona là đau ngực 3-4 ngày, đau một bên cơ thể, cảm giác bỏng rát, sau đó các mụn nước xuất hiện thành đường dài cũng ở một bên, dọc theo dây thần kinh. Vị trí thường gặp nhất là ở ngực (theo dây thần kinh liên sườn), cổ, mặt, lưng (theo dây thần kinh tọa). Các mụn nước chứa dịch, sau vài ngày thì hóa mủ, khô dần và bong vảy. Bệnh nhân luôn cảm thấy đau rát; tuổi càng cao, cảm giác đau càng ghê gớm.
Zona có thể dẫn đến các biến chứng như viêm kết mạc, giác mạc, viêm màng bồ đào, rối loạn tiết niệu trực tràng, liệt mặt, viêm não, màng não.
Biến chứng đáng sợ nhất là đau sau zona, thường gặp ở người cao tuổi, có làn da khô, mỏng. Đây là tình trạng đau dai dẳng theo khoanh da sau khi mụn nước đã lành (4-6 tuần), rất khó trị. Lúc này, bệnh nhân phải chịu những cơn đau liên tục như dao đâm, cắt thịt, kéo dài vài tháng, vài năm hoặc suốt đời. Để tránh biến chứng này, trong thời gian mắc bệnh zona, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Thuốc cũng giúp mau lành sẹo, giảm mức độ bệnh, rút ngắn thời gian viêm và đau cấp.
mụn toàn thân.
Mụn là một trạng thái sưng viêm hoặc tấy các nang và tuyến của da, thường xuất hiện ở mặt nhưng cũng có thể ở ngực, lưng, cổ và cả vùng trên cánh tay.
Mụn trứng cá, những nốt sần và mụn mủ là những loại thường gặp nhất ở tuổi dậy thì. Ở thời kỳ này, cơ thể tiết ra hormones với liều lượng cao dẫn đến sự sản xuất quá nhiều chất nhờn từ các tuyến bã trên da. Những chất nhờn này sẽ làm bít lỗ chân lông, hình thành loại mụn nhọt rất dễ nhiễm độc và trở thành mụn mủ. Ngay cả sau thời thanh niên, hormones giới tính cũng sẽ gây ra mụn ở một số phụ nữ trước thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi có thai. Khi mụn trứng cá bị vỡ ra, cơ thể sẽ sử dụng hệ thống miễn dịch để chống lại và làm cho những phản ứng viêm nhiễm xảy ra. Vết thương tổn ở chỗ bị vỡ sẽ tấy đỏ và xuất hiện những mụn mủ khiến bạn cảm thấy hơi nhức và đau.
Đừng bao giờ tự ấn hay nặn những nốt mụn, vì bạn không có những dụng cụ chuyên dụng của bác sĩ da liễu. Nếu tự nặn mụn, bạn sẽ tự tạo cho mình những vết sẹo vĩnh viễn. Cách tốt nhất nên làm là rửa mặt thật sạch với những sản phẩm có tác dụng làm sạch lỗ chân lông. Luôn nhớ phải sử dụng thường xuyên dù da bạn đã trở lại bình thường. Bạn cũng có thể thử dùng những loại kem OTC (Over-the-counter: Sản phẩm mua không cần toa của bác sĩ) có tác dụng hấp thụ chất nhờn dư thừa và ngăn sự vỡ ra của các nốt mụn. Hãy thoa một lớp mỏng lên mặt, nhất là những chỗ mụn thường xuyên xuất hiện, mỗi ngày một lần, thậm chí 2-3 lần/ngày nếu cần. Những loại sản phẩm làm sạch khác như miếng dán ở vùng mũi... cũng có tác dụng làm sạch lỗ chân lông. Thật ra, không có bất cứ chế độ chăm sóc đau lưng hoặc loại thuốc riêng biệt nào cho vấn đề mụn, mà phải dựa trên nhu cầu của từng cá nhân và phải luôn thử kỹ trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại sản phẩm nào, tốt nhất là hãy hỏi ý kiến của một bác sĩ da liễu.
Một số chế độ điều trị mụn tham khảo:
1. Những sản phẩm OTC: Thành phần bạn cần tìm trong các sản phẩm này là benzoic peroxide (có liều lượng 5% - 10%) và salicylic acid có tác dụng chống vi khuẩn và làm sạch chất nhờn, sạch tế bào chết trên da. Đừng quên thử kỹ trước khi sử dụng.
2. Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc kháng sinh luôn có những tác dụng phụ, cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng.
* Tetracycline là loại kháng sinh được dùng từ rất lâu để giải quyết các vấn đề về mụn. Nó có tác dụng chống viêm, rẻ tiền và hấp thu trực tiếp vào tuyến bã nhờn cũng như nang lông - nơi mụn hình thành. Tetracycline không được dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc bệnh nhân đang dưỡng bệnh. Tác dụng phụ: Gây buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và nhạy cảm với ánh nắng. Không dùng Tetracycline với những sản phẩm từ sữa, thức ăn, thuốc có chứa sắt hoặc làm giảm độ acid trong dạ dày.
* Doxycycline cũng tương tự như Tetracycline, nhưng hấp thụ tốt hơn. Tác dụng phụ: Gây ra những nhạy cảm với ánh nắng cho khoảng 1% người sử dụng. Khi dùng Doxycycline phải tránh nắng và mang những sản phẩm chống nắng hằng ngày.
* Minocycline cũng tương tự 2 loại trên, nhưng không gây nhạy cảm với ánh nắng, đắt tiền hơn 2 loại trên. Tác dụng phụ: Gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy. Trong một số trường hợp có thể gây những vết bầm tím ở miệng hoặc chân, đùi. Khi dùng thuốc mà có cảm giác không ổn, phải nhờ bác sĩ kiểm tra lại sức khỏe.
* Erythromycin là một loại thuốc chống viêm có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn có thai trong lúc đang điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh, phải có sự tư vấn của bác sĩ. Tác dụng phụ: Gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và tiêu chảy.
3. Gặp bác sĩ da liễu: Bác sĩ và y tá sẽ dùng những dụng cụ phẫu thuật để lấy nhân mụn ra. Việc này được làm trước khi mụn bị vỡ ra và tạo sẹo. Đây là một quá trình nhanh gọn, không đau, kết quả đáng tin cậy nhất.
4. Điều trị bằng hormones: Hormones có thể làm sạch da bằng cách làm giảm dần hoạt động của tuyến nhờn . Các bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh những rối loạn về hormones trong cơ thể, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn.
Nếu uống nhiểu Cafe, da bạn sẽ sạm đi, bạn nên hạn chế. Mỗi ngày chỉ nên uống một tách cafe vào sáng sớm để có sự tỉnh táo. Những lúc khác, bạn có thể thay cafe bằng trà đặc, vừa tốt vừa không hại da.