Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline If_I_Was_Born_Again  
#1 Đã gửi : 17/06/2005 lúc 06:06:02(UTC)
If_I_Was_Born_Again

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-06-2004(UTC)
Bài viết: 494

Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết
<p class="pHead"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><font face="Verdana" size="2"><img height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=76553" width="200" border="1" hyperlink="" /></font></td></tr> <tr> <td> <p class="tLegend"><font face="Verdana"><font size="2"><em>Chị Ninh Thị Thanh Vân tại hội nghị điển hình tiên tiến ngành&nbsp; y tế TP 2000-2004 Ảnh: N.C.T</em>.</font></font></p></td></tr></tbody></table></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Và khi những bệnh nhân trở về gia đình thì điều bình thường nhất của người phụ nữ tóc chớm hoa râm kia là lặng lẽ đi về một mình...</font></p> <p class="pInterTitle"><strong><font face="Verdana" size="2">Ở lại trên 6.000 ngày</font></strong></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Chị là Ninh Thị Thanh Vân - điều dưỡng trưởng khoa nhiễm E Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. “HIV ư? Sợ lắm chứ! Mình cũng là phụ nữ chân yếu tay mềm mà. Thế nhưng để trả lời tại sao mình gắn bó với khoa chuyên chăm sóc bệnh nhân viêm gan siêu vi B và HIV/AIDS thì quả thật mình không biết nói làm sao... Chắc tại cái nghiệp...”- chị bộc bạch. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Hồi nhỏ thích ngành y chỉ vì yêu sự thánh thiện của màu áo trắng. Năm 1986, chị tốt nghiệp trung cấp y tế về làm điều dưỡng cho bệnh viện từ các khoa cấp cứu, nghiên cứu sốt rét, rồi khoa nhiễm E, khoa chuyên tiếp nhận bệnh nhân viêm gan siêu vi B, tiêu chảy và bệnh nhân AIDS.</font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Phần lớn bệnh nhân của khoa đều là dân các khu lao động nghèo. Có những bệnh nhân bị gia đình “vứt” vào bệnh viện. Nhiều bệnh nhân nhiễm AIDS thời kỳ cuối từ các trường trại cai nghiện cũng chuyển về. Nơi đây là túi đựng virus, vi trùng và cũng là tận cùng của nỗi đau. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Thế nên đức tính hàng đầu của người điều dưỡng là phải kiên nhẫn. Kiên nhẫn để chịu đựng vất vả, chịu đựng cách đối xử nóng nảy của bệnh nhân, chịu rủi ro tai nạn nghề nghiệp, chịu đối mặt với định kiến khắt khe của xã hội về căn bệnh chết người... </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">“Đôi lúc tủi thân cũng muốn bỏ nghề. Đó là khi thân nhân cầm phiếu xét nghiệm&nbsp;HIV dương tính của con rồi mắng sa sả vào mặt mình “con tôi không phải bệnh đó, cô là đồ nói dối...”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Những lúc đó mình phải kịp tỉnh táo để thông cảm họ đang nóng ruột hay muốn chạy trốn sự thật. Nhiều khi cũng ứa nước mắt khi thân nhân gọi con y tá này, con y tá kia... Làm vất vả mình không than nhưng những lời nói vô tình ấy làm mình chùn lòng. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Tội tình gì ở lại cái nơi nghiệt ngã này?! Đi thôi! Nhưng ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua. Khi có tiếng thân nhân khác gọi, khi nhìn những bộ xương sắp lìa đời dặt dẹo trên giường bệnh, mình lại mềm lòng...”.</font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Vậy là chị ở lại, trên 6.000 ngày. Lĩnh những đồng lương còm cõi và làm những công việc không tên: truyền dịch, chích, xoay trở bệnh nhân, theo dõi huyết áp, trò chuyện, tư vấn... Hằng ngày, người điều dưỡng tiếp xúc với nguồn lây nhiễm trực tiếp AIDS như máu, mủ… Có những ca lở loét, chảy nước vàng. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">“Những bệnh nhân suy kiệt phải truyền dịch hoặc tiêm thuốc kháng sinh - những thủ thuật tiếp xúc với máu càng nguy hiểm. Nếu trong tâm trạng lúc nào cũng căng thẳng, đề phòng lây nhiễm sẽ rất khó làm việc, còn không thì nguy cơ tai nạn nghề nghiệp cũng rất gần. Mỗi khi nghe tin có đồng nghiệp bị tai nạn là se sắt lòng. Nhưng nếu ai gặp khó cũng muốn bỏ đi như mình thì ai chăm sóc bệnh nhân? Mình không thể!”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Một lần nữa chị nhắc lại cái “nghiệp” của lương tâm: “Những bệnh nhân AIDS vào đây như ngọn đèn sắp tắt. Họ đã chịu quá nhiều đớn đau. Tụi mình không đủ sức giúp họ hồi sinh. Mình chỉ tình nguyện làm một người che gió cho những ngọn đèn kia đừng sớm tắt”.</font></p> <p class="pInterTitle"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><font face="Verdana" size="2"><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=76545" width="200" border="1" hyperlink="" /></font></td></tr> <tr> <td> <p class="tLegend"><font face="Verdana" size="2">Điều dưỡng trưởng Ninh Thị Thanh Vân (<em>bìa phải)</em> và điều dưỡng Đặng Thị Mỹ theo dõi sức khỏe bệnh nhân đang điều trị tại khoa nhiễm E Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM&nbsp; Ảnh: N.C.T.</font></p></td></tr></tbody></table><font face="Verdana" size="2"><strong>Nhìn những cuộc đời đi qua</strong></font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Đến giờ, cảm giác khiến người điều dưỡng ấy nghèn nghẹn là mỗi ca trực đêm, chị vòng quanh các giường bệnh nhìn những bệnh nhân đang ngủ còng queo. Có người kéo chăn phủ quá đầu, cứ tưởng đang ngủ nhưng khi mở chăn ra thì thấy họ “đi” từ lúc nào. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Nhìn những cuộc đời đi qua, có lúc chạnh nghĩ về thân phận: “Hóa ra còn nhiều người bất hạnh hơn mình, thôi thì cứ sống hết lòng. Cho cũng là nhận mà. Rồi ngày ngày mình đều đặn với công việc, tưởng chừng phút chốc xao nhãng là có lỗi với bệnh nhân”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Trong bệnh viện, nhìn những giường bệnh cứ được kê thêm, bệnh nhân phải nằm tràn xuống đất, chị lo lắng: “Sao bệnh nhân càng ngày càng trẻ?! Chị chỉ ước sao người nhiễm căn bệnh này ít đi, mình có thất nghiệp cũng được”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Giằng co mãi với cuộc sống, cuối cùng ở lại với ổ virus và những thân phận đầy mặc cảm. Nguy hiểm nhất, bệnh nhân nghèo nhất! “Chị có còn thấy màu áo trắng đẹp thánh thiện nữa không?”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Câu hỏi vu vơ hóa ra chạm vào tâm tư: “Không điều gì hoàn hảo trên cuộc đời này. Ngay cả người thân của mình đến bệnh viện cũng bị một số điều dưỡng vòi vĩnh. Nhưng đó chỉ là số ít. Đa số bệnh nhân của khoa đều nghèo. Nếu nhận tiền của người này thì bắt buộc người khác cũng phải chạy vạy để “lót tay”. Dù biết đi làm vì cuộc sống , nhưng mình đi làm có lương và trợ cấp rồi. Thử hỏi cầm đồng tiền mồ hôi nước mắt, vay nặng lãi của dân nghèo thì có thanh thản được hay không?”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Chị không nhớ đã trả lại bao phong bì thân nhân nhét vội bên hành lang bệnh viện. Chị cũng không nhớ bao nhiêu lần gởi bệnh nhân nghèo chút tiền về xe khi xuất viện...</font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Hai mươi năm đủ dài để nhiều người nghĩ rằng người phụ nữ quen với chết chóc. Nhưng không! Nhìn bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng, chị khóc! Song ấn tượng về chị là nụ cười tươi rói giữa không gian đầy thuốc sát trùng. Người điều dưỡng ấy quan niệm: “Không phải là nụ cười vô tâm. Cười để bệnh nhân thấy cuộc sống còn hi vọng”.</font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Khi tôi xin phép viết về chị, chị từ chối: “Bình thường thôi. Có gì đâu. Nhiều người khác giỏi hơn mình nhiều lắm”. Thuyết phục mãi, chị đồng ý nhưng: “Phải viết về cả tập thể nhé. Ở đây ai cũng làm việc như mình cả chứ một mình không làm được gì đâu. Mình nhỏ bé lắm!”. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Và ít ai biết rằng người phụ nữ nhỏ bé ấy sớm gánh nặng gia đình. Dù ít nói về hoàn cảnh nhưng trong câu chuyện, đã có lúc chị tâm sự: hiện chị sống với bà nội 86 tuổi cùng hai vợ chồng người em ruột. Sau chị còn có bốn đứa em. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Tuổi thơ chị là những ngày bồng em đến chai hông. Khi chị 11 tuổi, mẹ ra đi vĩnh viễn sau một cơn đau tim. Đứa em nhỏ nhất mới 2 tuổi. Cả năm chị em đùm túm về sống với ông bà nội. Nhưng ông vài năm sau đó cũng qua đời. Căn nhà lá hiu hắt ở vùng ven thành phố chỉ có hai người phụ nữ làm trụ cột. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Người bà tuổi thất thập cổ lai hi tảo tần buôn gánh bán bưng. Cô cháu mới 15 một buổi đi học một buổi chăm em, nuôi lợn, nuôi gà, dù cơ cực nhưng quyết không bỏ học. Chị ước mong cả đời là cùng bà nuôi em khôn lớn và được khoác lên mình chiếc áo blouse. </font></p> <p class="pBody"><font face="Verdana" size="2">Ngoảnh lại gần 30 năm trôi qua, bốn người em đã dựng vợ gả chồng. Riêng chị vẫn sớm tối một mình đi về với căn nhà nhỏ ven dòng kênh Tàu Hủ (Q.8)... </font></p>
Công dụng vĩ đại của cuộc đời là dùng nó vào những việc sống lâu hơn nó
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.