Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline hay_song_de_duoc_yeuthuong  
#1 Đã gửi : 29/07/2008 lúc 03:49:52(UTC)
hay_song_de_duoc_yeuthuong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm:
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.972
Woman
Đến từ: miền đất đầy nắng _ gió

Thanks: 136 times
Được cảm ơn: 331 lần trong 214 bài viết


Gia đình & Trẻ em
Cổ tích giữa đời thường


Họ đã đến bên nhau và dệt lên câu chuyện cổ tích về hạnh phúc giữa đời thường. (Ảnh: P.V)
Giadinh.net - Anh là một chàng trai liệt tứ chi, nhưng đầy nghị lực sống. Chị đã đến bên anh vì cảm phục, cùng dệt nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Chị là Đào Thị Ngát, 27 tuổi, người Kiến Xương, Thái Bình.

“Em nghĩ kỹ rồi, em chấp nhận tất cả”

Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất năm 13 tuổi, nhà đông anh chị em, nên mới học hết cấp 2, Ngát đã một mình khăn gói lên Hà Nội kiếm việc làm. Chịu khó, lại nết na, chị vừa làm công nhân ở Công ty may Hồ Gươm, vừa tham gia học bổ túc để hoàn thiện văn hóa. Có lẽ cuộc sống sẽ êm đềm trôi đi nếu không có cái ngày “định mệnh” hôm ấy.

Có cô bạn thân của Ngát say sưa kể về người anh họ bị tật nguyền, liệt tứ chi... nhưng đầy khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Con gái thường “yêu bằng tai”, khi được nghe kể về một nghị lực vượt lên số phận của anh chàng ấy, Ngát đã thương thầm, nhớ trộm.

Chị chủ động xin số điện thoại để liên lạc. Và những dòng tin nhắn thăm hỏi, động viên cứ ngày một nhiều lên. Có hôm rảnh, Ngát chủ động bắt xe lên Việt Trì để thăm anh. Nhớ lại phút đầu gặp anh, cả hai đều nghẹn ngào xúc động. Có cái gì đó của thẹn thùng gặp gỡ, lại có cái gì cay cay ở mắt, lại có ánh mắt đong đầy bao nỗi niềm, thương cảm, kính phục. Chị bảo từ khi gặp anh, chị lại càng khao khát được ở bên anh, được lo lắng, chăm sóc cho anh hơn!

 Tình yêu đã nảy nở, nhen nhóm và hai người cứ thế vun đắp cho tình yêu ấy ngày càng sâu đậm hơn. Ai biết chuyện cũng cảm thương nhưng ai cũng khuyên, cả hai chỉ nên làm bạn của nhau, lấy nhau sẽ rất khổ. Được chứng kiến sinh hoạt ngày thường của anh, chị mới thấm thía sự trớ trêu của số phận.

Anh không thể tự mình làm được việc gì, kể cả những việc tối thiểu nhất. Thân hình gầy gò, đôi chân buông thõng và hai bàn tay co quắp... Ngát cũng đã có lúc chạnh lòng vì anh vẫn khuyên cô đừng hy sinh cho anh nhiều như thế. Nhưng khi đối diện với chính mình và cả với anh, cô bật lên tiếng nấc nghẹn ngào: “Em đã nghĩ rất kĩ rồi. Em chấp nhận tất cả”.

Rồi họ tự nguyện gắn kết cuộc đời cho nhau. Giọt nước mắt thương con của mẹ Ngát đành lau vội khi bà chấp nhận vun đắp cho con. Bởi trong sâu thẳm người mẹ, bà hiểu những gì mà Ngát sẽ phải đối diện. Nhưng bà cũng hiểu, thương con đâu phải là ngăn cấm ràng buộc con mà hơn hết, ấy là đức hy sinh, là lòng vị tha và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào con người.

Cuối năm 2006, lễ cưới của họ đã được tổ chức rất thân tình. Một lễ cưới nho nhỏ, chỉ có họ hàng bạn bè thân thích. Lễ đón dâu cũng chỉ có bố mẹ chú rể và đưa dâu cũng chỉ có hai người bạn gái thân của Ngát. Mọi lễ nghi của đám cưới được lược giản hết sức vì lí do duy nhất: sức khỏe của chú rể.

Nhưng niềm vui của đôi bạn trẻ đã làm cho không khí của đám cưới ấm áp, ngọt ngào hơn rất nhiều. Ai thấy cũng vui lây với nụ cười hạnh phúc trên gương mặt Ngát và ánh mắt nhìn vợ đầy trìu mến của anh. 

Hạnh phúc chỉ đến với ai biết vượt lên số phận

Chưa hết phải đối mặt với khó khăn đời thường, ông trời còn thử thách họ về thiên chức làm cha, làm mẹ. Vậy nhưng, vượt qua tất cả và hạnh phúc lại mỉm cười với những người biết vượt lên số phận! Cùng với sự tiến bộ của y học, Ngát đã được các bác sĩ Bệnh viện phụ sản Trung ương (Viện C) tận tình giúp đỡ. Phương pháp thụ tinh nhân tạo tưởng là dễ nhưng với Ngát, nó khó hơn với người bình thường rất nhiều. Bởi lẽ, chồng cô là một người liệt tứ chi, đặc biệt là anh bị liệt tủy. Mà liệt tủy cũng đồng nghĩa với việc khả năng “di truyền giống nòi” của anh là vô cùng yếu.

Biết bao lần mẹ chồng đưa Ngát xuống Viện C thăm khám, điều trị. Ở bệnh viện, ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh của Ngát và cảm phục trước đức hy sinh của cô. Bác sĩ Tiến - Giám đốc bệnh viện - người trực tiếp phụ trách bệnh án của cô đã cố gắng hết sức để giúp cô hoàn thành tâm nguyện. Sau hơn 5 tháng nghiên cứu, điều trị và dùng thuốc, Ngát đã có thai. Mà lại là song thai! Tất cả họ hàng, bạn bè đều như vỡ òa khi nhận được tin. Họ mừng cho kết thúc có hậu của câu chuyện cổ tích, họ vui với niềm hạnh phúc được làm cha mẹ của vợ chồng cô.

Hạnh phúc lớn nhất của người đàn bà có lẽ là khi được nằm trên bàn đẻ. Với Ngát, hạnh phúc ấy còn quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Từ nay, cô sẽ được làm mẹ, mẹ của hai đứa con mà cô đã trải qua bao đau đớn mới có được. Nhưng giây phút quan trọng ấy, chồng cô - Hoàng lại không ở bên Ngát. Nghĩ mình không giúp gì được, Hoàng lặng lẽ ngồi thiền ở chùa Tổ (Đền Hùng) để khẩn cầu trời đất cho “mẹ tròn con vuông”.

Một trai, một gái, rất kháu khỉnh và xinh xắn. Thế là từ nay, Ngát chính thức có được thiên chức làm mẹ và Hoàng có được hạnh phúc làm cha. Niềm hạnh phúc khôn xiết mà cả hai anh chị đều thấy lâng lâng, cứ ngỡ như một giấc mơ. Thậm chí khi Ngát và hai con từ Hà Nội về, nhìn tận mặt vợ và hai con, Hoàng còn tự đánh vào mặt mình để chắc chắn đây không phải giấc mơ!

Trong niềm vui khôn tả, Ngát tâm sự,  cô muốn Hoàng đặt tên cho con gái, còn cô sẽ đặt tên cho đứa con trai. Bé trai là Phạm Kiến Vi mà theo Ngát, nó có ý nghĩa là mong cho con trai yêu sẽ có tầm nhìn lớn và làm nhiều việc lớn. Còn bé gái là Phạm Kiến An, cái tên là mong muốn con gái thương sẽ được hưởng những điều an lành và mang những điều an lành nhất đến cho mọi người. An và Vi – hai cái tên mang đầy ước vọng của vợ chồng Ngát về tương lai đầy ánh sáng, niềm tin. Nhìn An và Vi nhoẻn cười mà sống mũi tôi cay cay.

Hạnh phúc là đây! Đơn sơ, bình dị với bao người nhưng thật kì diệu, thật đặc biệt và “không tưởng” với Ngát và Hoàng.

Đỗ Thị Anh Ngọc

Sửa bởi quản trị viên 27/09/2010 lúc 04:39:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

HÃY YÊU NGÀY TỚI DÙ QUÁ MỆT KIẾP NGƯỜI, CÒN CUỘC ĐỜI TA CỨ VUI...?!?

Quảng cáo
Offline hainam  
#2 Đã gửi : 29/07/2008 lúc 05:11:03(UTC)
Hainam

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2008(UTC)
Bài viết: 645

 Xin lỗi mọi người và Pà chị nha.Ðọc song chuyện này Hainam nghĩ mà buồn cười quá.
Anh bạn này vẫn còn may mắn trán.may mà .. còn gỡ gạt Ðược một cái ..''chi'' vẫn chạy tốt.
Offline giọt nắng  
#3 Đã gửi : 15/11/2008 lúc 05:22:01(UTC)
giọt nắng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-10-2006(UTC)
Bài viết: 417
Man

Thanks: 5 times
Được cảm ơn: 35 lần trong 27 bài viết
vừa rồi trên tv cũng có làm phim về một cặp y chang như vậy, khong bit phải cặp này ko.họ là những người có đời sống tinh thần vược ngưỡng cảm nhận được của những người bình thường,giống như tai người ko nghe được siêu âm,thiệt là ngưỡng mộ họ quá đi , mình cũng mong một ngày mình phát triển tinh thần được như họ.
Offline sory_iluvu  
#4 Đã gửi : 06/02/2009 lúc 09:42:17(UTC)
sory_iluvu

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 21-11-2008(UTC)
Bài viết: 34

Ngưỡng mộ 2 anh chị này ghê
Tu-an  
#5 Đã gửi : 02/04/2009 lúc 01:51:21(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Đôi vợ chồng trẻ Toán - Vân hạnh phúc bên nhau.
Chuyện tình của chàng trai có HIV
16:22:00 01/04/2009, cập nhật cách đây 2 giờ
Biết chàng bị nhiễm HIV nhưng nàng vẫn thầm mến, họ yêu nhau sâu đậm rồi cùng xây dựng mái ấm gia đình. Cổ tích câu chuyện tình yêu ở vùng quê nghèo Lam Thuỷ đã giúp chành thanh niên Nguyễn Viết Toán (30 tuổi) có nghị lực sống vượt qua bệnh tật.

Sa vào vực thẳm

Là người con thứ 2 trong một gia đình có 4 người con tại vùng quê nghèo, thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị, 16 tuổi, Toán đã rời khỏi quê nghèo vào các tỉnh miền Nam kiếm sống.

Cái ngày Toán bắt xe đò lên đường gia đình không khỏi bùi ngùi, người mẹ nước mắt lưng tròng do Toán còn quá nhỏ. Thế nhưng Toán vẫn quyết tâm vì gia đình nghèo khó và các em nhỏ đang còn đi học. Ban đầu theo người thân vào làm thợ hồ tại Đắk Lắk, do có năng khiếu, lại ham học hỏi nên chẳng bao lâu sau Toán trở thành một tay thợ giỏi.

Bốn năm sau, Toán chuyển về làm việc tại Phú Riềng, Phước Long, Bình Dương, sống nhờ ở nhà người o ruột. Tại đây, nhờ có người quen, Toán được giao quản lý công nhân trồng cao su ở Phú Riềng, rồi chuyển sang làm nghề lái xe tải. Cái tuổi mới lớn bồng bột và cuộc sống phiêu bạt đã đưa đẩy người thanh niên chất phác vào con đường ăn chơi, nghiện ngập.

Khoảng năm 1998, Toán tham gia vào một băng nhóm và tự đặt tên "Quạ Đen". Nhóm có 12 thanh niên tuổi mới lớn, do một người người có biệt danh là "Hải lé" cầm đầu. Nhiều lần Toán cùng cả nhóm xài chung kim tiêm và bị nhiễm HIV lúc nào không hay biết. Khoảng ba năm sau, nhóm "Quạ Đen" quá lộng hành và đã bị Công an triệt phá. Có 7 người trong nhóm bị bắt giam, có 5 người được thả ngay sau đó để gia đình lo việc hậu sự, do bị nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối.

May mắn hơn không bị bắt giam, trở về cuộc sống hoàn lương, Toán không theo nghề lái xe tải nữa mà trở lại nghề thợ xây ngày trước và trở thành ông chủ thầu thợ xây nho nhỏ chuyên nhận thầu xây dựng nhà ở Phú Riềng, Bình Dương.

Toán cho hay: "Vào năm 2005, khi chưa kịp hoàn thành căn nhà cho người bà con xa thì em bất ngờ đổ bệnh nằm liệt giuờng. Khi biết mình đã nhiễm HIV, em trở nên suy sụp hoàn toàn. Không dám trở về quê, bởi em sợ mình đi làm ăn xa lâu năm không giúp đỡ gì được cho gia đình, giờ trở về quê với căn bệnh nan y là gánh nặng cho gia đình, vừa sợ bà con làng xóm dị nghị. Vậy nhưng, trong thâm tâm em vẫn muốn về gặp gia đình, muốn sống những những ngày cuối đời ở nơi chôn nhau cắt rốn".

Cái ngày mà Toán từ Phú Riềng trở về gia đình chỉ còn là da bọc xương, vậy nhưng với tình thương yêu đùm bọc của gia đình, bà con xóm giềng đã nhen nhóm hy vọng. Cùng với việc giúp sức chữa trị của Trung tâm Y tế tỉnh Quảng trị, sức khoẻ của Toán dần dần hồi phục.

Ông Nguyễn Viết Giáo, bố của Toán cho hay: "Khi Toán trở về tới gia đình, tui nghĩ con mình không còn sống được nữa nên gia đình đã chuẩn bị hậu sự cho Toán. Nhưng nay sức khoẻ của Toán đã hồi phục nhiều".

Toán cho biết 12 người cùng nhóm với Toán giờ đã có 10 người bị mất bởi chính căn bệnh trên, hiện hai người còn sống là Toán và một người khác không bị nhiễm. Riêng Toán đã vượt qua giai đoạn hiểm nghèo chính là nhờ sự đùm bọc yêu thương của gia đình, xóm làng và cả sự giúp đỡ thuốc men của ngành y tế tỉnh Quảng Trị...  

Cổ tích tình yêu

Mặc dù mang trong người căn bệnh nan y nhưng mới đây một cô gái vốn bình thường đã tự nguyện xây dựng gia đình với Toán, viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Chuyện bắt đầu từ đầu năm 2007, khi Toán vào đúc chậu và xây lăng mộ cho bố của sư cô trụ trì tại chùa An Hoà, thành phố Huế. Lúc đó, Nguyễn Thị Tường Vân, một phật tử quê ở xã Hương Vinh, huyện Hương Trà (Thừa Thiên-Huế), thường hay đến chùa An Hoà giúp việc cho các nhà sư. Họ gặp nhau, mến nhau và đi đến lập gia đình.

Nguyễn Thị Tường Vân tâm sự: "Lúc mới quen nhau nghe Toán nói có bệnh, em tưởng là đùa, sau tìm hiểu mới biết sự thật. Thường thì không ít người khi biết sự việc họ xa lánh nhưng chúng em vẫn quen nhau bình thường. Em thường động viên an ủi những lúc Toán buồn. Gia đình em cũng nghèo như gia đình anh ấy, bố em mất khi em mới lên 2 tuổi, em sống cùng với mẹ và người chị, cuộc sống khó khăn vất vả, thường chịu nhiều thiệt thòi nên em rất thông cảm với hoàn cảnh của anh ấy. Một thời gian sau em đã nhận ra mình yêu Toán từ lúc nào không hay biết. Khi biết chuyện hai người yêu nhau gia đình anh đã can ngăn, thế nhưng chúng em vẫn quyết định đi đến xây dựng tổ ấm".

Trước tình yêu mãnh liệt của hai người, ngày 13/11/2008, gia đình đã tổ chức lễ cưới tại nhà Toán ở thôn Lam Thuỷ với sự chứng kiến của bà con họ hàng và cả chính quyền địa phương.

Cưới vợ xong, Toán bắt đầu tính việc làm ăn của hai vợ chồng để mưu sinh, chứ không phụ thuộc vào gia đình. Do có hoa tay trong nghề đúc chậu, Toán đã nhờ bố vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách huyện Hải Lăng, đầu tư mở xưởng đúc chậu cây kiểng tại nhà và mở quán tạp hóa để vợ bán.

Ông Nguyễn Viết Giáo, bố của Toán bên những sản phẩm do con làm ra.

Toán cho hay, mặc dù mới mở xưởng nhưng do nghề đúc chậu hoa và làm bàn bằng xi măng là nghề mới ở quê nên bà con đặt hàng đông, việc làm không kịp. Mỗi tháng Toán phải thuê thêm hai người phụ việc với mức lương 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mới đây, Trung tâm Y tế tỉnh Quảng Trị đã có gợi ý hỗ trợ Toán mở xưởng tại thị xã Đông Hà để dạy nghề cho những người cùng cảnh ngộ. Tuy vậy do công việc ở nhà nên Toán còn cân nhắc".

Về phần mình Nguyễn Thị Tường Vân tâm sự: "Chúng em sống hạnh phúc, em nghĩ nếu anh Toán không bị bệnh thì chưa chắc chúng em đã được hạnh phúc như vậy. Em đã 3 lần đi xét nghiệm nhưng vẫn bình thường, hơn nữa biết mình mang bệnh nên anh cũng biết giữ gìn cho vợ. Hàng ngày đều phải dùng thuốc chữa HIV của Trung tâm y tế cấp, có thể một ngày nào đó sức khỏe của Toán sẽ không còn tốt như bây giờ nữa. Nhưng điều quan trọng là hiện nay chúng em sống hạnh phúc bên nhau"


Đài Trang

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/4/111187.cand
Offline boyh  
#6 Đã gửi : 08/04/2009 lúc 12:39:03(UTC)
boyh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-03-2007(UTC)
Bài viết: 1.659
Man
Đến từ: HIV/AIDS

Được cảm ơn: 7 lần trong 7 bài viết
Qủa là 1 nghị lực phi thường chúc anh chị luôn luôn sống khỏe và hạnh phúc mãi mãi bên nhau !
CD4 2/3/09 = 544
CD4 16/6/09 = 488
CD4 5/12/10 = 800 +

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP HIV/AIDS
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.