Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Rain man  
#1 Đã gửi : 20/10/2005 lúc 05:47:47(UTC)
Rain man

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-11-2004(UTC)
Bài viết: 371

Cảm ơn: 10 lần
Được cảm ơn: 33 lần trong 21 bài viết




 

ĐVTN cùng các tình nguyện viên tham gia trò chơi với trẻ em có HIV tại Trung tâm giáo dục LĐXH số 2

Điều 53 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em - 2004 đã ghi rõ: “Trẻ em có HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em”.

 

Tuy nhiên, trên thực tế những giải pháp cụ thể chưa được áp dụng nhiều và việc chăm sóc trẻ có HIV (và ảnh hưởng gián tiếp bởi HIV/AIDS) vẫn còn những khoảng trống lớn. Rất nhiều trẻ em có HIV (gọi tắt là H) hoặc thậm chí chỉ liên quan gián tiếp đến căn bệnh này (như cha, mẹ, người thân có H) đang phải mang trên đôi vai bé nhỏ gánh nặng của bệnh tật và sự kỳ thị của dư luận quá sức...

 

6 tuổi, Tuấnstar (Hải Phòng) háo hức  đến trường. Nhưng mẹ em, một người có H, phải chạy đôn đáo khắp nơi mà vẫn chưa lo xong thủ tục. Những trường biết bố mẹ Tuấn có H đã thẳng thừng từ chối. Tuấn không có H song những định kiến về bố mẹ  đã cản trở việc em được đến trường.

 

Trước đấy, thông tin bố mẹ Tuấn có H như một vệt dầu loang. Tất cả các trường mầm non đều từ chối tiếp nhận, Tuấn  thui thủi với ông bà, bố mẹ, không bạn bè. Mẹ Tuấn, một người phụ nữ can đảm, đã tìm mọi cách để cháu được đi học tại một trường huyện, cách xa trung tâm thành phố. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, khi các thầy, cô, phụ huynh bạn học phát hiện Tuấn là con của người có H thì em không còn tiếp tục được đi học nữa. Bản thân các thầy, các cô không muốn, thêm vào đó nhiều phụ huynh đã gây sức ép buộc nhà trường cho Tuấn thôi học. Cực chẳng đã, mẹ Tuấn đã phải xin cho con học tại một trường xa nhất trung tâm thành phố, nơi  có người họ hàng bảo lãnh. Tất nhiên, những thông tin về hoàn cảnh cháu phải giấu kín. Được đi học nhưng Tuấn lại phải xa bố mẹ. Người mẹ có H hằng tuần phải bỏ công bỏ việc, đến thăm con.

 

Lâm star lại ở trong hoàn cảnh khác, mẹ có H trước khi  sinh em. Các biện pháp phòng, chống kịp thời không được áp dụng nên từ lúc chào đời, Lâm đã mang trong mình mầm H. Cái kết quả xét nghiệm kinh hoàng kia đến tai, mẹ Lâm không chịu đựng nổi. Đau đớn và âm thầm, chị đã bỏ rơi Lâm tại bệnh viện. Lâm được nuôi lớn lên ở Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 (Ba Vì, Hà Tây).

 

Tuấn, Lâm là hai trong số rất nhiều trường hợp trẻ em liên quan đến H, trực tiếp hoặc gián tiếp: có H hoặc có bố mẹ, người thân có H. Trong cái nhìn đầy định kiến của cộng đồng, Tuấn, Lâm như những sinh vật bỏ đi. Các em phải chịu áp lực xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Tuấn không có bạn bè. Khi còn đi học ở một trường gần nhà, bạn bè của cậu suốt ngày réo “ Thằng si- đa!”. Cậu không đủ can đảm để đến trường, không đủ can đảm để kết bạn với đám cùng trang lứa. Khi Tuấn học mẫu giáo, cô nuôi không bao giờ cắt móng tay cho em như các bạn. Người ta nghĩ rằng, “các em có H còn đến trường làm gì, đưa vào “trại” vẫn đỡ hơn”.

 

Theo ước đoán của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 300 nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiện tại, con số này vào khoảng 100 nghìn. Tuy nhiên, tại một số trung tâm nuôi dưỡng trẻ liên quan đến H ở Hà Tây, thành phố HCM, mới chỉ có khoảng 100 cháu. Có những cháu chưa đầy tuổi đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Mẹ nuôi các cháu là những cô gái đã có H.

 

TS Khuất Thu Hồng, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển xã hội, người đã thực hiện nhiều khảo sát ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, cho biết: Người có H nói chung, trẻ em liên quan đến H nói riêng đã và đang phải chịu một áp lực dư luận quá lớn. Vấn đề không nằm ở chính sách, vấn đề không nằm ở phía các cơ quan quản lí mà ở cách nhìn nhận của cả cộng đồng. Sử dụng các cô gái có H chăm sóc các cháu liên quan đến H là điều hoàn toàn không bình thường. Như mọi đứa trẻ khác, chúng có quyền được ở với bố mẹ, quyền đi học, quyền vui chơi, quyền kết bạn...

 

Nhưng Tuấn, nhưng Lâm không được như thế. Nhiều trẻ khác cũng chung số phận như các em . TS Khuất Thu Hồng bày tỏ băn khoăn: Vấn đề trẻ em liên quan đến H ở nước ta chưa cấp thiết, chưa rõ ràng, chưa bức xúc như ở một số nước Châu Phi. Phải chăng đây chính là lí do khiến nhiều người xao nhãng, hoặc lờ đi đối tượng này? Nếu cứ kéo dài  mãi thì mối lo ngại như ở các nước Châu Phi không phải là không có căn cứ: Do bị ghẻ lạnh, nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đã trở thành tội phạm; trở thành nhóm có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao...

 

Chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, đặc biệt là hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ có H đã có; qui định chế độ chăm sóc trẻ em có H bị bỏ rơi, trẻ không có H là con của người có H và đã mất cha, mẹ đã có. Tuy nhiên, từ những chủ trương lớn đến việc cụ thể hóa và thực hiện là cả một khoảng cách lớn. Ngay trong dự thảo Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng vậy, theo  TS. Khuất Thu Hồng: Cần bổ sung điều khoản đặc biệt về trẻ em liên quan đến H chứ không nên tản mạn, chung chung như hiện nay.

 

Quay lại chuyện của Tuấn, giờ thì em đã được đến trường, nhưng buộc phải giấu chuyện gia đình. Hằng tuần, bố mẹ đều đặn đến thăm Tuấn. Như vậy, Tuấn vẫn còn may mắn hơn  Lâm - cậu bé vẫn đang phải ở trung tâm. 

 

Mong sao những khoảng trống trong chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ sớm được bù lấp, để những cuộc đời như Tuấn và Lâm không có những khoảng nặng nề.

 

HNM

 

star Tên của các nhân vật liên quan đã được thay đổi.


Sửa bởi quản trị viên 13/08/2009 lúc 09:28:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

...
Có thể em còn trẻ, nhưng nếu em đang bước đi với lòng kiêu hãnh, em sẽ tìm thấy chính mình, khi một ngày khác đang bắt đầu. Đó cũng chính là thời điểm mà mỗi tuyệt vọng trong em đã trở thành niềm hy vọng mới./.
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.