Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline one_connectionss  
#1 Đã gửi : 12/08/2008 lúc 07:38:28(UTC)
one_connectionss

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC)
Bài viết: 350

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết

Hài nhi lạnh lẽo ngoài nghĩa địa HIV



Đã 6 năm nay, nghĩa trang Việt Mông (Ba Vì, Hà Nội) trở thành nơi nằm lại vĩnh hằng của những đứa trẻ bị nhiễm HIV. Nằm ngay ngắn ở một góc nhỏ trong nghĩa trang, 11 nấm mồ, 11 sinh linh bé nhỏ yên giấc dưới bóng keo già.



 

Đứng tại khu mộ của trẻ nhiễm HIV, ông Hội chỉ cho phóng viên Ngoisao.net những chiếc cọc rào quanh nghĩa trang bị nghiện cắt hết dây thép.

Con đường dẫn tới nghĩa địa heo hút, vắng vẻ, đâu đâu cũng chỉ thấy đồi núi rậm rạp, hoang vắng. Những nấm mộ quét vôi trắng dần hiện ra trong lùm cỏ mọc cao đến thân người. Một cảm giác rờn rợn, gai gai xâm chiếm bất cứ ai khi lần đầu tiên đặt chân tới "thành phố của người chết" lạnh lẽo này.

Các em nhỏ ở đây đều mồ côi cha mẹ. Không tên tuổi, không một dòng địa chỉ để lại, những đứa trẻ tội nghiệp bị "vứt" ngay cổng Trung tâm Giáo dục Lao động và Xã Hội 2. Trung tâm này là nơi tận cùng của những nỗi đau, nơi gửi gắm "hậu quả" lầm lỗi của những kẻ lầm đường lạc lối và, nghĩa trang Việt Mông trở thành chốn chôn cất những nỗi đau trần thế ấy. Khi được phát hiện, trên người các em được bọc rất nhiều quần áo cùng vài dòng "bút tích" của người cha người mẹ, có lẽ vì một lý do nào đó đã buộc phải bỏ con lại trên cõi đời.

Dẫn phóng viên đi "thăm" các cháu, bác quản trang Đào Minh Hội vừa đi vừa lấy chân đạp đổ bụi cỏ rậm rạp được dịp mọc mơn mởn sau mấy trận mưa. Được người đời mệnh danh là "giám đốc của những người chết", đã từ 6 năm nay, người thương binh này được tận mắt chứng kiến, tận tay chôn cất những hài nhi xấu số. Bao nhiêu nấm mộ thiếu nhi là bấy nhiêu lần ông đau đớn vuốt mắt gửi các em nhỏ về với đất. Căn bệnh thế kỷ quái ác đã gieo rắc vào cơ thể những hài nhi bé nhỏ ngay từ khi các em chưa thành hình hài.



Vén lớp cỏ um tùm, ông Hội chỉ cho phóng viên ngôi mộ ít tuổi nhất.

Nghĩa trang Việt Mông nằm trên một quả đồi thuộc khu đất của nông trường từ năm 1992 nhưng mãi tới năm 2002, những phần mộ của trẻ nhiễm HIV mới được tập kết tại đây. Mới đầu, người dân xung quanh phản đối việc chôn cất những hài nhi mang mầm bệnh HIV/AIDS và không muốn để các em "ở chung" với người thân của gia đình họ.

"Nghĩa tử là nghĩa tận, tôi phải thuyết phục họ bằng lý không được thì bằng tình người. Cuối cùng cũng giành được khu đất đặt các cháu về đây", ông Hội tâm sự.

Vừa đi vừa kể rạch ròi từng trường hợp, người đàn ông trông coi nghĩa trang này bỗng dừng lại ở một ngôi mộ vừa xây hồi tháng ba năm nay, đứa bé chưa đầy một tuổi. Nấm mộ mang tên Tưởng Duy Anh còn chưa khô vữa, tấm bia đen khắc hàng chữ Trung tâm Lao động và Xã hội 2, bên dưới là tên em bé cùng năm sinh năm mất bị lớp cỏ đồi phủ lên xanh rì.

Ông chậm rãi kể: "Đây là nấm mồ mới nhất. Cháu bé này sinh ngày 13/10/2007 và mất hôm 12/3/2008, đã đầy tuổi đâu. Hoàn cảnh của cháu bất hạnh lắm. Hai anh em sinh đôi, một đứa vẫn còn sống và được chăm sóc trong trung tâm, còn một đứa thì nằm đây. Có trường hợp của một chị ở Tuyên Quang éo le lắm. Chị này không lập gia đình, đi xin con về nuôi. Không may, xin phải đúng ông bị nhiễm HIV. Mẹ bị, hai đứa con trong bụng cũng nhiễm bệnh. Con chết được một tháng thì mẹ cũng đi theo luôn".

Đôi mắt ông bỗng trùng xuống, bàn tay lau lau tấm bia mộ. "Hôm đó, tôi thấy có một người phụ nữ tuổi chạc 30 khóc lóc và tìm kiếm mộ con mình khắp nghĩa trang, vừa đi vừa nói "con ơi, mẹ làm khổ con rồi". Nhưng đứa bé đã được chôn cất cách đó 1 tháng rồi", ông Hộ xót xa.

Bao nhiêu năm gắn bó cùng các hài nhi nhưng ông Hội vẫn không tài nào quên nổi trường hợp một đứa trẻ đã sang giai đoạn AIDS. Khi thi thể của bé được gửi tới nghĩa trang nơi ông cai quản, mở nắp tiểu ra, một thân hình chỉ còn da bọc xương, đôi mắt mở trừng trừng cứ ám ảnh ông mãi. Không vuốt được mắt cho cháu thôi thì ông đành để mảnh đời nhỏ ấy "cứ như vậy" mà ra đi.

Mới đây nhất có một bà cụ lặn lội từ Bắc Giang lên tận đây xin cháu về chôn để tiện bề hương khói. Theo tâm nguyện của người con gái trước lúc nhắm mắt, gia đình gửi đứa cháu không may nhiễm bệnh từ bố mẹ lên Trung tâm. Thương cháu, người bà già cả, còm cõi lên đón về.

Vén lớp cỏ um tùm, vị "giám đốc của những người chết" đọc: "Nguyễn Thị Hoàng Mai, sinh tử cùng năm 2005. Cháu này mới ba tháng tuổi". Có rất nhiều mảnh đời vừa đặt chân đến cuộc đời này chưa lâu đã phải chịu đựng sự quằn quại, đau đớn từ căn bệnh thế kỷ và rồi lại ra đi. Không thiếu những nấm mộ đề "sinh tử cùng năm", đứa bé nhất là vài tháng tuổi, đứa lớn cũng chỉ mới 2-3 tuổi.

Anh nhân viên của Trung tâm Giáo duc Lao động và Xã hội 2 Chu Văn Nam kể với phóng viên Ngoisao.net: "Đồng nghiệp của tôi cũng thỉnh thoảng gặp trường hợp người ta vứt con mình ngoài cổng trong ca trực. Đó là một đêm mùa đông lạnh giá, lúc ấy đã khuya, tôi đang ca trực cùng một đồng nghiệp khác thì bỗng nghe thấy tiếng khóc ré lên của trẻ con. Tìm quanh quẩn mới phát hiện ra có một đứa trẻ bị bỏ lại trên ghế đá. Quanh người được quấn rất nhiều quần áo, da dẻ cháu tím tái vì rét. Có lẽ cháu bé nằm ngoài đó đã lâu và rất đói".

Hầu hết những đứa trẻ được gom vào đây đều được chuyển xuống từ các bệnh viện lớn trên Hà Nội. Mỗi số phận một cảnh ngộ nhưng các em đều có chung lý lịch bị bỏ rơi và mang trong mình căn bệnh AIDS.

Đã lâu rồi nghĩa trang chưa được cắt xen cỏ, cơn mưa xối xả mấy ngày qua làm cho đất trên đồi trơn và quyện lại dưới chân. Những nấm mộ nằm ngay cạnh đường đi vẫn trắng toát một màu vôi. Chỉ tay về phía hàng rào sắt bao quanh nghĩa địa giờ chỉ còn trơ lại cọc, ông Hội buồn rầu: "Trước đây, tôi cũng làm hàng rào tử tế cho các cháu nhưng bọn nghiện cắt hết dây thép đem bán rẻ, chưa biết lấy gì làm lại đây".

Minh Phương
Ảnh: Lưu Thành

Việt Báo (Theo_NgoiSao)

Sửa bởi quản trị viên 09/03/2012 lúc 02:21:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

- Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam
thanks 2 người cảm ơn one_connectionss cho bài viết.
cohien trên 09-03-2012(UTC) ngày, conyeu trên 14-03-2012(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline timnguoidongcam_84  
#2 Đã gửi : 25/08/2008 lúc 03:58:28(UTC)
timnguoidongcam_84

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-08-2008(UTC)
Bài viết: 103

Đau thương quá các em nào có tội tình gì ?nếu có thể xin mọi người thêm một chút lòng nhân ái cho các cháu sống trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi .
Neu minh khong co nhung gi minh qui ...thi minh hay qui nhung gi minh co ..!
Offline liemhoang  
#3 Đã gửi : 03/09/2008 lúc 11:12:05(UTC)
liemhoang

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-04-2007(UTC)
Bài viết: 164
Man
Đến từ: 10672 kedge garden grove ca 92645

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Đọc mà rơi cả nước mắt.......... Thiệt đau xót trong lòng vô cùng
Offline liemhoang  
#4 Đã gửi : 03/09/2008 lúc 11:14:37(UTC)
liemhoang

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-04-2007(UTC)
Bài viết: 164
Man
Đến từ: 10672 kedge garden grove ca 92645

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Cầu mong Chúa hãy để các linh hồn của các cháu bé bất hạnh này được ở bên cạnh Ngài mãi mãi..............
Tu-an  
#5 Đã gửi : 09/03/2012 lúc 02:23:05(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Nơi an nghỉ của những hài nhi bệnh AIDS

Thứ Sáu, 09/03/2012 05:05

Từ nhiều năm nay, cái góc nhỏ ở nghĩa trang Việt Mông (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) là nơi an nghỉ của những đứa trẻ bị nhiễm HIV. Hơn chục nấm mồ trắng tinh, nằm co ro trong gió lạnh ẩn chứa những câu chuyện buồn thảm của phận người. Những đứa trẻ nằm dưới đó, chúng vừa mới đặt chân đến cuộc đời này, đã phải quằn quại đớn đau với căn bệnh HIV/AIDS rồi vội vã ra đi.


Những sinh linh phận mỏng


Bà Yến (67 tuổi, ở Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội), sống gần khu nghĩa trang kể, từ những năm 90 của thế kỷ trước, khu vực này là một quả đồi hoang rậm. Ban đầu, chỉ có một vài nấm mộ nằm lúp xúp cùng cỏ dại. Dần dà, số lượng người chết được đưa về đây mai táng tăng lên, người ta quy hoạch thành khu nghĩa trang.




Bình yên trong vòng tay các mẹ ở Trung tâm…


Mãi tới năm 2002, những phần mộ của trẻ nhiễm HIV mới được tập kết tại đây. Phần lớn, các em là những đứa trẻ mồ côi, không tên tuổi, không một dòng địa chỉ và đã bị căn bệnh thế kỷ quái ác HIV/AIDS gieo rắc vào cơ thể, được Trung tâm Giáo dục Lao động và Xã Hội II (Hà Nội) nhận về nuôi dưỡng cho đến lúc “ra đi”.




Một góc nghĩa trang Việt Mông


Mới đầu, người dân ở đây phản đối việc chôn cất những hài nhi mang mầm bệnh HIV/AIDS, vì họ không muốn để các cháu "ở chung" với người thân của gia đình mình. Nhưng, cũng chính vì thương xót cho những sinh linh phận mỏng, vừa chào đời đã phải gánh chồng chất những nỗi đau, người dân dần chấp nhận. Từ đó, nghĩa trang Việt Mông trở thành chốn chôn cất những đứa trẻ tội nghiệp ấy.




Những ước mơ thơ trẻ…


Trong nghĩa trang, có hơn 10 ngôi mộ trắng nằm quây quần một góc, cạnh con đường mòn lên núi. Không thiếu những nấm mộ đề "sinh tử cùng năm” như cháu Lê Minh Mẫn, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nguyễn Thị Lúa, Nguyễn Thị Hoàng Mai, Nguyễn Bích Ngọc… Cháu sống lâu nhất cũng chỉ được 6 tuổi, số còn lại chỉ sống đến 2-3 tuổi.


Có những cháu bị bố mẹ “ném” ra ngoài xã hội ngay từ khi mới lọt lòng, phó mặc sống chết cho cái hài nhi bé nhỏ mình vừa dứt ruột đẻ ra. Như trường hợp cháu Nguyễn Đức Anh, được chuyển đến Trung tâm Giáo dục Lao động và Xã hội II (Hà Nội) vào năm 2004 từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Thông tin về em chỉ vẻn vẹn trong một mẩu giấy: “Bị bỏ rơi, nhiễm HIV từ mẹ!”.


Đức Anh bị 3 vết thương rất nặng, hai mảng đầu bị nhiễm trùng, bốc mùi hôi thối, bụng và chân sưng tấy, có thể do mẹ đẻ khó. Ngoài ra cháu còn bị viêm phổi và đang sốt cao, da bọc xương xanh xao, thân thể co quắp, được quấn tã sơ sài, đặt vừa vặn trong một cái thùng giấy cũ…


Sau khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các “mẹ” ở Trung tâm, Đức Anh dần hồi phục, vết thương đã lên da non và có dấu hiệu lành lặn trở lại. Ai cũng hy vọng cháu sẽ sống khỏe mạnh trong ngôi nhà mới. Ấy vậy mà chỉ vài tháng sau, không thể chống chọi lại với nhưng cơn đau rã rời của căn bệnh HIV đã vào giai đoạn cuối, Đức Anh ra đi vào ngày 6-3-2006.


Nằm cạnh mộ Đức Anh là nấm mộ mang tên Tưởng Duy Anh, bị lớp lớp cỏ phủ lên xanh rì, trên tấm bia đen ghi dòng chữ: Sinh ngày 13-10-2007, mất ngày 12-3-2008. Hoàn cảnh của Duy Anh cũng tận cùng bất hạnh: Mẹ không chồng, đi “xin” con, “xin” phải ông “ết”, mẹ bị, hai đứa con trong bụng cũng nhiễm bệnh. Mẹ mất, Duy Anh cùng người anh em song sinh của mình được Trung tâm đưa về nuôi dưỡng. Sống quặt quẹo được vài tháng, cháu theo mẹ về dưới “suối vàng”.


“Hiếm có đám tang nào hiu hắt như đám tang những đứa trẻ tội nghiệp nơi nghĩa trang này. Nhiều lắm cũng chưa đầy chục người, chủ yếu là cán bộ trung tâm, y bác sĩ và các mẹ nuôi. Tất cả đều diễn ra lặng lẽ… Mới đây, có một bà cụ lặn lội từ Bắc Giang lên xin đưa cháu về chôn để tiện bề hương khói. Theo tâm nguyện của người con gái trước lúc nhắm mắt, gia đình gửi đứa cháu không may nhiễm bệnh từ bố mẹ lên Trung tâm. Thương cháu, người bà già cả, còm cõi lên đón về…”, bà Yến xót xa.


Tương lai nào cho những đứa trẻ còn sống?


Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 (Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây) hiện nuôi dưỡng hơn 50 em nhỏ, bé lớn nhất sinh năm 2004, nhỏ nhất chỉ tầm 2-3 tháng tuổi. Nhìn những gương mặt thơ ngây, những đôi mắt sáng lấp lánh, khó ai có thể ngờ rằng chúng đều mang trong mình mầm mống của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.


Hầu hết những đứa trẻ này đều được chuyển xuống từ các bệnh viện lớn trên Hà Nội. Mỗi số phận một cảnh ngộ nhưng các em đều có chung lý lịch bị bỏ rơi và mang trong mình căn bệnh AIDS.


Anh Chu Văn Nam, nhân viên của Trung tâm, kể: Một đêm mùa đông lạnh giá, lúc ấy đã khuya, tôi đang trực cùng một đồng nghiệp khác thì nghe thấy tiếng khóc ré lên của trẻ con. Tìm quanh quẩn mới phát hiện ra có một đứa nhỏ bị bỏ lại trên ghế đá. Quanh người được quấn rất nhiều quần áo, da dẻ cháu tím tái vì rét. Có lẽ cháu bé nằm ngoài đó đã lâu và rất đói….


“Trung tâm có bao nhiêu bé thì các mẹ có bấy nhiêu con. Thương tụi nó, lắm lúc trào nước mắt. Bọn trẻ mới được mấy tuổi đầu đã sống hôm nay, lo ngày mai...”. Chị Dung, một mẹ nuôi ngậm ngùi.


Khu vực nuôi dưỡng các cháu là 2 dãy nhà cấp 4 sạch sẽ, gọn gàng, được bố trí ở phía sau, sát ngay khu cai nghiện ma tuý là một đại gia đình với 19 người mẹ nuôi và 53 đứa con. Cô Nguyễn Thị Lịch, cán bộ y tế trung tâm chia sẻ: “Bọn trẻ ở đây ngoan ngoãn, thông minh lắm. Nhất là rất quấn quýt và nghe lời các mẹ”.


Ngay phòng đầu hồi, lũ trẻ đang túm tụm đọc truyện cổ tích. Thi thoảng, chúng lại phá lên cười giòn tan vì một hình minh họa ngộ nghĩnh nào đó, mấy bé khác còn hò nhau chơi bịt mắt bắt dê…


Lặng lẽ ở một góc nhỏ, Đồng Đặng Thanh Nghĩa, bé trai quê tận Quảng Nam đang hí hoáy tập vẽ tranh: “Nghĩa vẽ gì thế?”. “Con vẽ mẹ”. “Thế mẹ con đâu?”. “Mẹ con… đi công tác”. Câu trả lời thơ ngấy khiến cho người nghe có cái gì đó nghèn nghẹn, xót xa.


Nguyễn Phương Anh là bé vào cùng ngày với Đức Anh và còn sống đến bây giờ, mặt buồn thiu, mắt nhìn xuống chực khóc. Đã 5 tuổi nhưng Phương Anh chỉ nặng chưa đến 10 kg, khuôn mặt hốc hác, chân tay khẳng khiu đến đáng thương. Thân hình tiều tuỵ, nhỏ nhắn kia đã phải chịu đựng biết bao đau đớn về thể xác, căn bệnh HIV đang ngày đêm ăn mòn cơ thể em. Có thể em không hình dung được điều đó. Em ngồi buồn và không nói câu nào, không một cử động. Tôi bắt chuyện, tôi hỏi gì em cũng không nói, em chỉ nhìn, hết ngước lên nhìn tôi rồi lại nhìn xuống nền nhà. Vậy mà khi tôi đứng dậy đi ra ngoài, Phương Anh bỗng nói một câu, thản nhiên khiến tôi sững sờ: “Cháu sắp chết rồi phải không chú?”.


Hơn 11 giờ trưa, các bé được mẹ cho dùng bữa rồi ngoan ngoãn lên giường đi ngủ. Trong giấc mơ, các em hẳn không vướng chút âu lo, không hẳn biết, mình đã viết lên những câu chuyện bi thương về khoảng thời gian ngắn ngủi tồn tại trên cõi đời này. Nhìn những gương mặt thiên thần đẹp đến thánh thiện trong giấc ngủ êm đềm ấy, chợt rùng mình nghĩ tới, một ngày nào đó, cái nghĩa địa xám hiu hắt gió nằm ngoài bìa núi sẽ lại thêm những ngôi mộ mới…


Nguyễn Bảo
http://congly.com.vn/noi-an-nghi-cua-nhung-hai-nhi-benh-aids-c1047n20120308180955609p0.htm

Offline dongsongbinhyen  
#6 Đã gửi : 09/03/2012 lúc 02:54:31(UTC)
dongsongbinhyen

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 23-11-2011(UTC)
Bài viết: 477
Woman
Đến từ: khắp nẻo đường phù sa

Thanks: 418 times
Được cảm ơn: 608 lần trong 292 bài viết
Lỗi lầm là từ người lớn... sao trẻ thơ cứ phải gánh ... có tội gì cơ chứ.... 
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta lại có thêm một ngày nữa để yêu thương...
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.