Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline anhbn  
#1 Đã gửi : 08/12/2005 lúc 05:16:05(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

(VietNamNet) - Giữa mùa đông, căn phòng 50m2 ở Trung tâm Giáo dục số II (Sở LĐTB&XH Hà Nội) vẫn ấm sực hơi sữa của 20 đứa trẻ và tiếng cười của 7 người mẹ, đều đang chờ "án tử" của căn bệnh thế kỷ.



Soạn: AM 635795 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giữa cả đàn con

Căn phòng lăn lóc đồ chơi, các bình sữa và nhiều cuộn len chuẩn bị đan áo Tết cho các con.

Trước đây, căn phòng này từng có 11 mẹ. 4 mẹ đã ra đi mãi mãi vì AIDS. Còn 20 cháu nhỏ, hầu hết đã mất cha mẹ đẻ vì căn bệnh này.

Tìm đến với nhau

Theo chị Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm, thì tổ ấm này ra đời không chỉ bằng tình thương, mà còn từ một duyên nợ.

Ngày đầu đi xây dựng, trung tâm đối mặt với một bài toán hóc búa. Các cháu nhỏ bị bỏ rơi được đưa đến trung tâm ngày một nhiều, trong khi bảo mẫu chăm sóc lại rất thiếu. Người không bệnh tật, mấy ai dám gần gũi trẻ có HIV, dẫu vẫn biết không nên phân biệt đối xử, nhất là với trẻ em?

Thế rồi bỗng nhiên, một trong số các cô gái có HIV của Trung tâm đến chơi, bế ẵm, bón cháo cho các cháu hỏi: "Chị ơi, em làm mẹ các cháu có được không?" Và nằng nặc: "Chị giúp em đi, để em được một lần làm mẹ! Chị giúp em, chị nhé?".

Biết là chưa thể quyết định ngay, nhưng trong lòng nữ giám đốc ấy đã vang lên lời giải: "Hãy để chính những cô gái có bệnh như các cháu làm mẹ các cháu. Các cô không thể làm vợ, thì cũng vẫn có thể hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ, bằng chính sự đồng cảm và thương xót... Mới lại, bọn trẻ không còn chỗ nào để đi; các cô gái ấy, cũng có người không còn chỗ để về...

Thế là 11 cô gái hoàn lương bắt đầu nghe tiếng gọi mẹ, và làm mẹ.

Trong số họ, có người đã từng làm mẹ, nhưng cũng có những cô gái mới chỉ mười tám đôi mươi.



Soạn: AM 635785 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Đợi chút, rồi mẹ cho!"
Mái nhà che 1.001 mảnh đời

Ở Trung tâm giáo dục số II có một "mẹ" tên là Nguyên, rất trẻ (mới 20 tuổi) và xinh, dù căn bệnh thế kỉ đang gặm nhấm dần nhan sắc.

Nguyên nhớ rất rõ ngày đầu tình nguyện làm mẹ bọn trẻ: "Nhìn các cháu bi bô, em thấm thế nào là hạnh phúc". Giọng đứt quãng, cô nghẹn ngào kể: "Từ nhỏ em đã không được sống trong hạnh phúc rồi. Bố em nát rượu, nên mẹ em quyết định ly dị. Lúc nào em cũng lo trốn bố bắt cóc để bán. Em cũng chẳng được đi học. Hai anh của em bị nghiện, em cũng không giữ được mình. Mẹ em phải bán nhà ở Hà Nội để vào Nam, không biết giờ ra sao. Hai người anh của em một người đã chết vì AIDS, còn một người đang ở trại...".

Nói đến đây Nguyên nghẹn lại, rồi cô chợt nhớ là cô phải đi pha sữa cho các cháu bé. Cô gái 20 tuổi này đã trở thành một người mẹ mẫu mực từ lúc nào mặc dù đời thường không cho cô được thiên chức ấy.

Nguyên bảo: "Đời em từ bé tới giờ toàn gặp những chuyện bất hạnh, đến khi được làm mẹ các cháu, em mới thấy tinh thần mình yên...".

Một mẹ khác, tên là Toán, quê ở Hà Tây, rất gần trung tâm, cũng có một quá khứ không muốn nhớ lại. Mẹ Toán năm nay 33 tuổi, từng là mẹ của 2 con (đứa lớn năm nay 14, đứa bé 8 tuổi). Chị bị lừa sang Trung Quốc và phải làm vợ một người đàn ông giàu có hơn cô 30 tuổi. Nghĩ đời mình không còn đường về, chị lao vào thuốc "trắng". Khi nhiễm căn bệnh quái ác, cũng là lúc chị bị đối xử như một người thừa. Chị liều lĩnh trốn về nước.

"Những ngày đầu lên đây, tôi nhớ con đến đứt ruột. Thỉnh thoảng tôi vẫn xin về để chỉ nhìn con một lúc rồi đi. Nhưng giờ bệnh tật thế này, tôi không dám về nữa…". Chị lau nước mắt: "Thôi thì con nào cũng là con, bao nhiêu tình thương của phần đời còn lại tôi dành hết cho các cháu ở đây". Toán bảo, nếu phải xa bọn trẻ một ngày, chắc chị không chịu nổi.



Soạn: AM 635787 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GĐ Trung tâm Nguyễn Thị Phương
Tìm bóng cha

Lâm Uyển Nhi, cô gái có khuôn mặt đẹp như cái tên, từng là người mẫu thời trang và là một người đẹp trong một cuộc thi sắc đẹp của thành phố biển Nha Trang là một trường hợp khá đặc biệt của tổ ấm này. Cô và con trai đang cùng ở với nhau tại đây.

"Chuyện đời em dài lắm anh ơi, giờ nếu nói là tiếc, là ân hận cho một điều gì đó, em nghĩ đều đã muộn. Chỉ còn một việc chưa muộn, nhưng không biết sức em có làm nổi nữa hay không…". Nhi òa khóc.

Việc Nhi cho là chưa muộn, là tìm lại người cha đẻ cho đứa con bên cạnh cô lúc này. Cô có 2 con, của hai người đàn ông, đứa lớn đang học lớp 9 ở Nha Trang, nhưng không muốn gặp lại cháu và gia đình nữa, để cháu được yên.

"Còn cháu Nam, số phận run rủi thế nào, nó xa em đến 3 lần rồi lại gặp lại ở đây. Em vào bệnh viện phụ sản "đẻ" liều, xin bác sĩ cho em sinh "rạch sóng" (mổ phanh), để cháu không xây xước và nhiễm bệnh mẹ. Không tiền, không người thân, em không mua được thuốc gây tê, chịu đựng ca mổ…

Làm giấy tờ cho con xong, em không nỡ bỏ, đi xin lại cháu. Hai mẹ con lang thang, ngủ vạ vật trong ghế đá công viên, các cô bác hay tập thể dục thương, cho em tiền ăn cơm qua bữa và khuyên em đưa cháu trở lại bệnh viện. Sau đó, em mượn được ít tiền, lên bệnh viện xin lại con lần nữa thì cháu đã không còn ở đó. Về trung tâm này, không ngờ em lại gặp lại chính giọt máu của mình.

Nhưng sắp tới, em lại phải rời cháu, vì cháu chuyển sang trạng thái âm tính, sẽ được đưa vào trung tâm điều dưỡng trẻ lang thang. Lần này chắc sẽ là lần xa vĩnh viễn. Vì em cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa.

Bố cháu Nam hiện sống ở Hà Nội, em muốn nhắn, nếu bố cháu đọc được những dòng này, xin hãy đến cưu mang lấy giọt máu của mình để cháu được có cha…".

Thấy mặt trời giữa đông giá



Soạn: AM 635789 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bón cơm cho con

Cô gái đầu tiên xin làm mẹ các cháu ngày đầu thành lập trung tâm là Lê Thu Hương, 30 tuổi, quê ở Thái Bình. Hương bất hạnh từ nhỏ; cha mẹ bỏ nhau từ khi cô còn chưa biết nói, 7 anh chị em cùng mẹ sống thiếu thốn với mấy sào ruộng. Rồi Hương lên Hà Nội làm công nhân theo lời rủ của một người quen của bạn cô, và rơi vào một "động" mại dâm từ đó.

Trót dấn thân và không tìm được con đường nào khác, Hương hành nghề suốt 5 năm, mới hay mình đã mang trong người căn bệnh thế kỉ. Năm 1998, cô vào Trung tâm Giáo dục lao động số 2. Một năm sống lạnh lùng và vô cảm, cho đến một ngày bắt gặp ánh mắt trong veo của một cháu bé cùng tên mình vừa được "nhặt" về từ một bệnh viện, Hương mới bắt đầu thấy mình muốn sống.

"Tôi từng mơ được làm mẹ, nhưng lại nghĩ đời mình chẳng còn gì, có sinh con cũng bệnh tật như mình thôi, nên tôi coi như mình đã chết. Nhưng gặp bé Hương, tôi cười theo nụ cười của cháu, dỗ dành khi cháu khóc. Giấc ngủ của cháu cho tôi lời ru. Tôi đã làm mẹ như thế, rất hạnh phúc".

Bây giờ, Hương đã được làm mẹ, không chỉ của một mình cháu Hương, mà là mẹ của tất cả các cháu nhỏ trung tâm, hết bón cho bé này ăn, lại ru cho bé kia ngủ, hết tập chơi đồ chơi cho bé này lại tắm cho bé khác.

Kể về các con, một mẹ, Nguyễn Ánh Tuyết sáng bừng khuôn mặt: "Chúng em trước khi vào đây chỉ nghĩ để đối phó, để đời dạt đến đâu thì dạt, lạnh mặt mà sống. Nhưng bọn trẻ đã làm chúng em khác hẳn. Cơn nghiện giờ đã được cắt, những tháng ngày ô nhục đã chấm dứt, chị em, mẹ con sống với nhau thấy tình cảm lắm. Mấy chị em hôm trước tự dưng bảo nhau: "Kiểu ăn nói đầu đường xó chợ của bọn mình biến đâu mất rồi nhỉ? Rồi ôm nhau vừa cười, vừa khóc".

"Đời chúng em còn dài, được sống thế này, được làm mẹ, thế là tốt rồi. Nếu nói một lời cám ơn, thì chúng em xin được cám ơn các cháu, những người đã cho chúng em sống trở lại. Và một người nữa, là chị Nguyễn Thị Phương, Giám đốc trung tâm này" - Tuyết gạt nước mắt.

Lúc ấy, Hải Anh - cháu bé hơn 10 ngày tuổi (vừa được đưa từ Bệnh viện Phụ sản lên đây) thức giấc và kêu khóc ngằn ngặt. Ánh Tuyết vội vàng quơ lấy chai sữa: "Mẹ thương nào, mẹ thương!".

  • Hoàng Nguyên Vũ

Sửa bởi quản trị viên 11/09/2012 lúc 08:03:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.