Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline BonghoaTruongsinh  
#1 Đã gửi : 24/01/2006 lúc 06:30:26(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
<p align="justify"><strong><font color="#000080">“Mình tuổi kỷ sửu, cầm tinh con trâu nên số cực” – chị thường nói đùa với đồng nghiệp, bạn bè thay cho câu trả lời khi họ trách chị “ôm việc nhiều chi cho mệt thân”. Ở nhà, vừa lo chăm sóc cha mẹ già bệnh nặng nằm liệt giường, vừa lo cho con đi học, lo chợ búa. Đến cơ quan, bộn bề công việc nhưng lúc nào chị cũng lạc quan, yêu đời. 23 năm ông tác trong ngành y tế Cần Thơ thì đã có hơn 10 năm chị gắn bó với bệnh nhân HIV/AIDS. Đó là y sĩ Trần Thị Xuân Hồng, Trưởng Trạm Y tế phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.</font></strong></p> <p align="justify">Sinh ra ở Sài Gòn, nhưng tuổi thơ chị gắn bó với đất Cần Thơ và một lòng gắn bó với quê hương, trong khi gia đình chị có đến 6 anh chị em định cư ở nước ngoài. Với mong muốn được theo đuổi nghề y, trở thành người thầy thuốc, tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng, năm 18 tuổi, chị Hồng thi vào Đại học Y dược TPHCM. Không đủ điểm đậu, chị chuyển xuống học lớp Y sĩ Quốc doanh 1 niên khóa 1979 của Trường Trung học Y tế Cần Thơ. Năm 1982, chị ra trường, được điều về làm Trưởng Trạm Y tế phường Xuân Khánh. Khi ấy, chị 21 tuổi. </p> <p align="justify">Bỡ ngỡ với bao công việc lạ lẫm nhưng cô trạm trưởng mới ra trường này đã phải bắt tay ngay vào công tác quản lý chuyên môn và điều hành một đội ngũ cán bộ y tế thâm niên, mà cả 6 người đều lớn tuổi hơn mình, trong đó có đến 4 vị trên 50 tuổi. “Nhỏ tuổi nhất mà được phân công làm lãnh đạo, chị có lo không?” – tôi hỏi. “Lo lắm chứ!”, chị Hồng nhớ lại. Nhưng nhờ các cô, chú ở trạm hồi đó rất thương và tận tình chỉ dẫn, từ những việc nhỏ nhất như ghi bệnh án, thăm khám bệnh đến việc lập kế hoạch cho các đợt phối hợp phòng dịch, tuyên truyền về các loại bệnh nguy hiểm trong nhân dân... nên chị Hồng nhanh chóng trưởng thành. Vừa làm, vừa học, vừa tích lũy kinh nghiệm, dần dần cô y sĩ Hồng trở nên thạo việc và rất năng động trong công tác. Nhờ vậy, không chỉ đảm bảo tốt công tác quản lý hành chánh, nghiệp vụ chuyên môn mà chị còn dành nhiều thời gian để hoàn thành mảng chuyên trách các bệnh xã hội như lao phổi, phong, HIV/AIDS...</p> <table width="2" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.baocantho.com.vn/news/images/news/688/32.jpg" /></td></tr> <tr> <td><span style="FONT-SIZE: 8pt; COLOR: blue; FONT-FAMILY: Arial; mso-bidi-font-size: 12.0pt"><i>Bận rộn công việc cơ quan, nhưng chị Hồng vẫn dành thời gian chăm sóc mẹ già yếu. Ảnh: C.D </i></span></td></tr></tbody></table> <p align="justify">23 năm gắn bó với nghề y nhưng gần phân nửa thời gian ấy chị Hồng làm bạn với khoảng 200 bệnh nhân HIV/AIDS. Năm 1995, ở phường Xuân Khánh xuất hiện 3 ca bệnh đầu tiên. Đó là N.T.Đ, Tr.T.N và T.T.M.Ch. “Hồi ấy nghe tới AIDS ai cũng ớn. Chưa hiểu biết nhiều về AIDS nên nhiều người kể cả y bác sĩ có tâm lý ngán ngại. Tôi nghĩ, mình là thầy thuốc chẳng lẽ bỏ rơi bệnh nhân? Vậy là tôi lãnh trách nhiệm tiếp cận với 3 ca bệnh đầu tiên này để động viên, tư vấn và chăm sóc họ”. “Hồi đó, chị có sợ không? – tôi hỏi. “Sợ cũng phải làm. Mình không làm thì ai làm bây giờ”. </p> <p align="justify">Những người bệnh HIV/AIDS có diễn biến tâm lý rất phức tạp, rất khó tiếp cận vì họ luôn tỏ thái độ bất cần đời. Mấy lần đầu, khi chị Hồng đến nhà N.T.Đ, kể cả người bệnh lẫn người thân của Đ. chẳng ai ngó ngàng gì tới chị. Chị không buồn, chẳng tự ái, cũng không e dè, ân cần chăm sóc, trò chuyện, động viên để Đ. cảm thấy thoải mái về tâm lý và trong sinh hoạt biết cách phòng chống lây bệnh cho mọi người chung quanh. Giai đoạn này, T. – chồng Đ. phản ứng dữ dội khi chị Hồng đến nhà. Anh ta tỏ thái độ lạnh nhạt, thậm chí nói xa nói gần là không muốn sự có mặt của chị trong căn nhà của vợ chồng họ, làm cho xóm giềng để ý. Nhưng, trước sự kiên trì chăm sóc, động viên của chị Hồng, Đ. dần dần cởi mở hơn, chịu tâm sự chia sẻ những buồn vui với chị . Đ. thú nhận trước đây, do hoàn cảnh khó khăn, nghe lời những người bạn xấu, cô gởi lại 2 con nhỏ, giấu chồng sang Campuchia làm gái mại dâm nhưng nói là tiếp người quen bán quán. Sau đó Đ. về lại Cần Thơ, mới biết mình đã nhiễm HIV/AIDS. Điều này khiến anh T. rất đau đớn. Biết chuyện, chị Hồng hết lời khuyên giải, dần dần hai vợ chồng chấp nhận hoàn cảnh thực tế, không còn buồn giận nhau và coi chị như người thân. Chị Hồng đã thường xuyên tới lui chăm sóc cho Đ. cho đến ngày Đ. ra đi trong thanh thản. Gia đình Đ. rất cảm kích chị Hồng vì chuyện này.</p> <p align="justify">Anh Sơn, chồng chị Hồng, nhớ lại: “Hồi đó, nghe bà xã nhờ chở đến nhà mấy người nhiễm HIV, tôi lo lắm, sợ có chuyện rủi ro nghề nghiệp thì tội cho bả mà còn khổ cho cả gia đình mình. Mấy lần tôi định mở lời, khuyên vợ đừng tham gia công tác này nhưng biết bả rất yêu nghề, nói ra thì bả rất buồn nên tôi không nỡ gây áp lực cho vợ. Thế là, mỗi khi trời tối, bà xã đi thăm bệnh nhân AIDS, tôi đều chở đi rồi chịu khó đứng chờ ngoài cổng, xong việc thì chở vợ về. Riết rồi chính công việc chăm sóc, tư vấn bệnh nhân HIV/AIDS của bả giúp tôi hiểu rõ nhiều điều và cảm thông hơn, không còn lo lắng nhiều như trước nữa”. Chính vì vậy mà dù đêm hôm khuya khoắt cỡ nào, nghe thân nhân người bệnh báo tin hoặc gọi điện thoại đến thì lập tức hai vợ chồng chị Hồng lại có mặt. </p> <p align="justify">Tiếp cận với những đối tượng nghiện ma túy, mại dâm nhiễm HIV/AIDS đã khó, còn tiếp xúc người bị nhiễm thuộc thành phần trí thức, có địa vị xã hội càng khó khăn gấp bội. Chị Hồng nhớ lại: “Vất vả nhất là lần tiếp cận với trường hợp của T.T.M.Ch. (ngụ khu vực 3) vào năm 1995”. Chồng chị Ch. là N.V.T (sĩ quan quân đội) bị nhiễm HIV/AIDS nhưng không hay biết đã lây truyền cho vợ. Trước khi sinh đứa con đầu lòng vài tháng, Ch. đi khám bệnh và thử máu thì phát hiện bị nhiễm HIV. Nhận thông báo về trường hợp này, chị Hồng vội xuống nhà Ch. để tư vấn thì đụng phải N.T.T. Anh ta gay gắt khẳng định “Làm gì có chuyện vợ tôi bị bệnh. Chỉ là lầm lẫn”. Khi chị Hồng cho anh ta xem giấy tờ xét nghiệm thì anh ta quay sang đổ thừa cho vợ. Người vợ tội nghiệp bị gia đình chồng hất hủi cứ cắn răng chịu đựng chờ ngày sinh con, với hy vọng mong manh là đứa con không nhiễm. Suốt thời gian này chị Hồng phải thường xuyên đến nhà Ch. để tư vấn, chăm sóc cũng như tìm lời động viên, khuyên nhủ gia đình chồng không nên tỏ thái độ kỳ thị với chị Ch. Đến ngày Ch. sinh con, chị Hồng túc trực lo lắng cho hai mẹ con, khiến Ch. nhiều lần rơi nước mắt. Nhưng rồi kết quả xét nghiệm cho thấy đứa bé cũng bị nhiễm. Mẹ con chị Ch. bị gia đình chồng đối xử nghiệt ngã. Chị Ch. buồn bã ẵm con về Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) và đến tháng 6-1995 thì qua đời. Sau đó, anh T. phát bệnh, thì cũng chính chị Hồng đến nhà tư vấn. Anh tỏ ra rất hối hận và nhận lỗi: “Trong thời gian ở Campuchia, tôi đã bị nhiễm HIV/AIDS rồi về nước lây nhiễm cho vợ mà không biết. Đến lúc biết thì xấu hổ, không muốn thừa nhận. Tôi quá ích kỷ, gây đau khổ cho người thân, làm tan nát cả gia đình. May mà có chị, trong những ngày cuối đời, tôi còn có thể thú nhận tội lỗi của mình, nếu có chết cũng yên tâm nhắm mắt”.</p> <p align="justify">Với tấm chân tình và tinh thần hết lòng vì người bệnh của người thầy thuốc đã giúp chị Hồng vượt qua rất nhiều rào cản để “làm bạn” với người nhiễm HIV/AIDS. Và chị dần trở thành một trong những chỗ dựa tinh thần đối với những người lầm lỡ, bệnh tật, đang chờ ngày xa lìa cuộc sống. Nhiều bệnh nhân AIDS trong giai đoạn cuối với thân thể lở loét, tiêu chảy kéo dài, nằm bệnh trong những góc nhà tối tăm, ẩm thấp, hôi hám vẫn được chị Hồng tận tình tìm đến để tư vấn, chăm sóc mà không hề ghê sợ. Chị nói: “Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS không chỉ là công tác nghiệp vụ y tế đơn thuần mà điều quan trọng chính là những liệu pháp tâm lý. Phải đến với người nhiễm HIV/AIDS bằng cả tấm lòng, thực sự chia sẻ và nắm rõ hoàn cảnh để giúp họ vững vàng trong tâm lý, phấn đấu sống tốt, không gây hại cho người chung quanh, kéo dài thời gian phát bệnh”. Chị Ba - mẹ của bệnh nhân S. đau đớn tột cùng khi hay con nhiễm HIV/AIDS, bà lo sợ xóm giềng cười chê nên rất mặc cảm và tránh né mọi người chung quanh. Nhưng nhờ chị Hồng tuyên truyền và tư vấn, bà dần khuây khỏa và dành thời gian chăm sóc cho con nhiều hơn. Chị Ba kể lại, giọng đầy nước mắt: “Thằng S. lúc hấp hối luôn miệng đòi gặp cô Hồng cho được, mới chịu “đi”. Nó nói, những ngày cuối đời, nó sống vui, sống tốt hơn là vì tôi với cô Hồng. Nó coi cô Hồng như một người thân trong gia đình. Tôi biết, nó ra đi thanh thản là nhờ những lời an ủi của cô Hồng!”. </p> <p align="justify">Không riêng gì S., trên địa bàn phường Xuân Khánh, kể từ 3 ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1995, đến nay số đối tượng nhiễm đã lên đến 125 người; nếu tính số nằm ngoài danh sách, chưa đưa vào diện quản lý, có thể lên đến gần 200 người đều được chị Hồng quan tâm tư vấn và chăm sóc. Dẫn tôi đi thăm những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang được chăm sóc tại cộng đồng, chị Hồng tâm sự: “Nhiều người vẫn còn tâm lý kỳ thị và xa lánh những người bị nhiễm HIV/AIDS. Thật ra, họ rất hối hận nhưng không còn cơ hội quay lui. Họ rất cô độc và bi quan, rất cần sự chia sẻ, cảm thông của người thân và cộng đồng. Đó là liều thuốc bổ ích giúp họ có thêm niềm vui và tự tin để sống tốt, bớt dần mặc cảm và ngăn chặn tư tưởng trả thù đời, gieo căn bệnh khắp nơi”. </p> <p align="center">* * *</p> <p align="justify">Hôm tôi đến nhà y sĩ Hồng, ngôi nhà tường xinh xắn nằm trên đường Mậu Thân thật ấm cúng, với những tiếng cười đùa sau bữa ăn của mọi người trong gia đình. Chồng chị công tác ở Trường Đại học Cần Thơ, chị có ba đứa con (hai trai, một gái út) đang tuổi ăn học. Cha chị, tuổi ngoài 80, luôn nay đau mai yếu; mẹ chị đã 75 tuổi, bị liệt 2 chân phải nằm tại chỗ. Dù tất bật với công việc chuyên môn, công tác xã hội nhưng chị Hồng luôn là người con hiếu thảo, người vợ, người mẹ đảm đang. Chị luôn dành thời gian nấu món ngon, chăm sóc cho người thân gia đình, tạo bầu không khí vui tươi, đầm ấm. Đồng nghiệp thường nói về chị với niềm tự hào: “Chị Hồng sinh ra là để làm thầy thuốc”. Còn chị chỉ cười: “Mình làm những việc hết sức bình thường, đúng như điều mình đã mong ước từ hồi 18 tuổi.</p> <p align="right">PHƯƠNG TỬ NGHI</p>
Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.