Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 29/06/2009 lúc 02:02:58(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thanks Trust  bài này,Cô giáo Ân thật ngưỡng mộ,thật kính trọng.
Quảng cáo
Offline chuyenza  
#2 Đã gửi : 29/06/2009 lúc 03:08:27(UTC)
Chuyenza

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-11-2008(UTC)
Bài viết: 369

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Vụ này tôi nhớ hình như là có vấn đề. Sau này xác minh lại không đúng sự thật.
Gieo nhân cách - Gặt số phận
Offline Trust  
#3 Đã gửi : 01/07/2009 lúc 04:33:06(UTC)
Trust

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-07-2008(UTC)
Bài viết: 108
Đến từ: Niềm tin

Được cảm ơn: 3 lần trong 2 bài viết
Uh đúng rồi, nhưng Trust muốn post riêng ra để mọi người có 1 cái nhìn và nhận xét thật khách quan về câu chuyện. Đây là phần còn lại này:

P/S: 

 

 

 

  
"Ân Thái Hà" thật ngoài đời?!

Trương Hoài Cựu sinh năm 1975 (cùng năm sinh với Trang Hạ - người dịch bài này) là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết trên mạng, thành viên của Hội nhà văn tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) là người tung câu chuyện trên lên mạng. Trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn trang web đã đăng lại với những lời cảm xúc, bình luận xôn xao nhất…

Thậm chí đã có những trang web hay blog lập riêng ra chỉ để chửi bới Trương Hoài Cựu, những thứ văn chương lưu manh phản cảm của anh. Mọi người có thể google để thấy, tên nhà văn Trương Hoài Cựu luôn gắn với hai chữ "lưu manh" như một đặc điểm riêng. Những tờ báo văn học chính thống của Trung Quốc thì gọi anh là người "phất cao lá cờ đầu của văn học hậu hiện đại","không ăn thứ cơm thừa canh cặn của loại văn học Mây Gió Trăng Sao Tuyết Núi Sông","mỗi chữ đều châm chích vào tám trăm triệu người Hán"…

Nổi tiếng bắt đầu từ những bài chửi bới, kỳ thị, xúc phạm người khác trên các diễn đàn Trung Quốc, văn của Trương Hoài Cựu đại loại thế này: tản văn "Valentine trong đũng quần", mô tả "chỉ vài cọng lông đen xoăn tít sót lại trên giường chứng kiến sự cực khoái như thác và tình yêu quyết thắng của họ"… "Những Valentine đen tối cướp đi hàng vạn đời thiếu nữ"… "Thôi hay ta hãy hẹn hò nhau trong đũng quần!"

Hoặc tản văn khác: "Chào mừng Valentine mang bầu, mừng ngày 8/3 đi nạo!", "Con nhà văn kia chỉ là con ngu xuẩn!", "Lũ vận động viên ngu dốt!"… Hiện nay Trương Hoài Cựu được coi là lãnh tụ của nhóm những người viết trên mạng Hoa ngữ được gọi là "thanh niên phẫn chí", họ được nhiều người coi như một biểu tượng xuống cấp của giới trẻ ngày nay. Chửi bới mọi thứ, đả kích khắp nơi, không từ thủ đoạn, côn đồ trên mạng.

Tuy nhiên, sự thật thì Trương Hoài Cựu vẫn lưu manh như cũ, khi câu chuyện về cô giáo bán dâm được đăng tải trên hàng chục nghìn website, nhiều người cảm động, thương xót, thì từ tỉnh Cam Túc, chính quyền và báo Trịnh Châu tin tối phải lên tiếng vạch mặt trò lưu manh của nhà văn 7X này.

Cam Túc thực sự có một cô giáo đã chết vì , đám tang được nhiều phụ huynh và đưa tiễn. Tuy nhiên cô giáo tên là Ân Tuyết Mai, 52 tuổi, hy sinh khi cứu một lúc băng qua đường, và bị xe bus đâm chết. Những bức ảnh mà Trương đưa ra thực ra là lấy từ đám tang cô giáo đáng kính đó. Và Trương bịa ra một câu chuyện bỉ ổi mang đầy màu sắc dục tính…

Sau đó lấy ảnh một diễn viên đóng phim con heo gắn vào câu chuyện.

Những và người thân của "cô giáo Ân" ngoài đời đã lên tiếng phản đối dữ dội sự bóp méo, bôi bác, bịa đặt của Trương Hoài Cựu. Bài viết của Trương Hoài Cựu trên blog cá nhân gây ra một cơn sóng gió chấn động cả văn đàn lẫn báo chí điện tử, về việc ảnh hưởng của người viết trên mạng với hậu quả do họ gây ra, liệu có được phép nhân danh văn học để phỉ báng con người? (Số đông coi bài viết của Trương là sự phỉ báng với cô Ân).

Tháng 12/2007, khi sự kiện đang nóng bỏng, tờ Văn hoá Đô thị đã phỏng vấn Trương Hoài Cựu quanh vấn đề này, bài cũng đã đăng lại trên Yahoo Trung Quốc: 
- Anh có nghĩ rằng hành vi của anh gây tác hại tới xã hội? 
- THC: Cái xã hội này vốn nó đã chẳng có công bằng, nếu không làm sao tôi viết ra được những điều đó, lại còn làm cho bao nhiêu người rơi lệ, kể cả những người đã từng quen cô Ân kia.

- Trên blog anh, tôi lại chỉ thấy sự thủ đoạn xảo quyệt, anh có bao giờ thấy điều đó làm tổn thương con người, nhất là khi anh là người nổi tiếng? 
- THC: Nguyên tắc làm việc và sáng tác của tôi là chỉ nhìn vào sự việc, không nhìn vào con người, không xúc phạm ai. Cái người ta coi là "xảo quyệt, thủ đoạn" của tôi vẫn nằm trong sự cho phép của pháp luật và đạo đức, tôi chỉ dùng một biện pháp khác biệt và con chữ khác biệt để khiến nó được truyền bá đón nhận rộng rãi hơn thôi.

- Anh luôn viết những văn chương kích dục bậy bạ, anh nghĩ bóp méo văn chương thì sẽ mang lại ý nghĩa cho xã hội này sao? 
- THC: Tôi cần nổi tiếng hơn, tôi càng muốn người ta quan tâm tới tôi và tác phẩm của tôi, tư tưởng của tôi hơn. Tôi là người làm nghề quảng cáo, tôi cần mạng như một công cụ để tôi đi sâu vào hoạt động quảng bá trên mạng, vừa kiếm tiền vừa "thanh lọc" mạng. Và những đầu đề, nội dung ấy chỉ là cách để hút khách. Nói về tình dục thì bản thân mỗi người đã có 1 cách nhìn khác. Như phim "sắc-giới", người háo sắc chỉ thấy dục vọng, người có văn hoá chỉ thấy văn hoá. 

Hiện nay, người ta bắt đầu nhìn lại Trương Hoài Cựu với cái nhìn thiện cảm hơn. Bởi trước đây, anh luôn nổi tiếng là một người viết văn tục tĩu, bất chấp thủ đoạn và đề tài để đưa lên mạng những tản văn, truyện, tiểu thuyết được coi là "cặn bã" nhất…

Vậy đấy các bạn à… Bạn nghĩ thế nào về Trương Hoài Cựu? về Ân Tuyết Mai? Nếu gạt bỏ Trương Hoài Cựu, bạn nghĩ sao về "Ân Thái Hà"? Câu trả lời từ trái tim và từ góc nhìn, quan điểm của của riêng mỗi người và có thể không ai giống ai…

Đối với những ai đã từng xúc động, thậm chí rơi nước mắt khi đọc câu chuyện trên rồi lại boàng hoàng tức giận khi có cảm giác mình bị lừa khi biết đây là câu chuyện hư cấu (vì cũng chỉ là bản dịch nên OnlyU cũng không khẳng định thông tin đó chính xác)… Đó cũng là cảm xúc hết sức tự nhiên của con người… nhưng ở một khía cạnh khác, đã mấy ai đặt câu hỏi: "Câu chuyện về cô gái bán dâm Ân Thái Hà có ý nghĩa gì?"

OnlyU mới đọc được câu này, chả liên quan lắm đến bài này, cũng chả biết của ai, nhưng thấy cũng là một quan điểm đáng suy nghĩ nên đưa vào đây: "Cuộc sống như một cuốn sách… Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng… Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc có một lần…"


Cách an toàn nhất để phòng chống HIV/AIDS là: "Nói không với sex"
( Vấn đề là nói được nhưng rồi có làm được hok ^^)
Ai muốn chèn biểu tượng thì click vào đây, sau đó copy ảnh rồi paste vào bài => ủng hộ giùm nha UserPostedImage
thanks 1 người cảm ơn Trust cho bài viết.
rain_nt trên 25-02-2011(UTC) ngày
Offline rain_nt  
#4 Đã gửi : 25/02/2011 lúc 01:51:46(UTC)
rain_nt

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-07-2010(UTC)
Bài viết: 898

Cảm ơn: 1077 lần
Được cảm ơn: 267 lần trong 202 bài viết

Ân Thái Hà, cô gái bán dâm vĩ đại nhất thế giới...


Ân Thái Hà đã chết, trước khi chết cô là gái điếm, cũng là một giáo
viên. Cô dùng xác thịt dơ bẩn của mình đổi lấy tâm hồn trong sạch của lũ
trẻ. Một cô gái điếm chết đi, tất cả mọi đứa trẻ đều khóc trong lễ
truy điệu của cô, lá quốc kỳ rủ xuống một nửa trong sân trường. Mọi
người nhìn thấy một bức ảnh đen trắng của cô… Trong ảnh, nụ cười của cô thật hiền hậu.




Câu
chuyện đau lòng về một cô giáo trẻ mới 21 tuổi đã "bán thân" nhiều lần
để cho các em học sinh nghèo của mình có tiền mua vở, mua bút, có tiền để đi học. Cô đã bị cưỡng bức cho tới chết.



Ân Thái Hà sinh
ra tại một vùng quê nông thôn ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ở vùng đất
nghèo đói này, các cô thôn nữ dù xinh hay xấu cũng đều sớm lần lượt tới
các thành phố phương Nam kiếm tiền, để rồi mỗi lần Tết đến, họ đều mặt hoa da phấn, gói to gói nhỏ hân hoan trở về.


Còn Ân Thái Hà sau
khi tốt nghiệp cấp ba lại không lựa chọn cho mình con đường đi như vậy.
Đó là điều mà ai nấy trong thôn đều thắc mắc bởi xét cho cùng cô cũng
là đứa con gái xinh nhất nhì cái thôn xóm nghèo này. Ân Thái Hà thường
xuyên phải hứng chịu những lời mắng nhiếc của bố mẹ, bởi họ cho rằng, đứa con mình chẳng làm nên trò trống gì.


Biết tin một ngôi trường
tiểu học quê mình thiếu giáo viên, Ân Thái Hà đã chủ động tới xin dạy
miễn phí. Bởi thành tích học tập cấp 3 tốt nên cô đã dễ dàng vượt qua các kỳ thi sát hạch, chính thức trở thành một cô giáo làng.


Lần
đầu tiên Ân Thái Hà bước vào lớp, bọn trẻ con không ngừng trầm trồ khen
ngợi, bởi vì từ trước tới nay, chúng chưa bao giờ được nhìn thấy cô
giáo nào xinh đến thế. Cũng từ đó mà lớp học ngày ngày tràn ngập tiếng nói cười của học sinh.


Nói là phòng học, nhưng thực ra nó cũng
chỉ là một túp lều cỏ tránh mưa tránh gió, thân cây làm tường, đá làm
bàn học, gạch xếp thành bục giảng, thứ có giá trị nhất là chiếc bảng
đen được làm từ gạch, sau khi mài nhẵn, quết thêm lớp sơn đen. Ngay
phấn viết cũng không đủ dùng, cô trò thường phải dùng vôi thay thế.
Trong điều kiện thiếu thốn như vậy, Ân Thái Hà vẫn kiên trì dạy lũ trẻ từng nét chữ, dạy chúng cách làm người.


Đêm khuya gió to đã thổi
bay nóc lớp học, bảng đen cũng bị thổi lật. Ngày hôm sau đến trường, cả
thầy và trò đều ngẩn ngơ. Thầy hiệu trưởng tới tìm gặp Cục trưởng Cục
giáo dục của huyện để xin tiền nhưng rốt cục cũng trở về tay không. Tối
về, thầy hiệu trưởng nói với Ân Thái Hà, Cục trưởng muốn cô tới tận
nơi để lấy tiền. Một cô gái chưa từng đi xa nhà, chưa từng giao tiếp
nhiều với người xung quanh như Ân Thái Hà đã lấy hết can đảm đi bộ 10 cây số tới gặp Cục trưởng.


Phòng làm việc của Cục trưởng bày biện
vô cùng đẹp mắt, trên tường treo nhiều bức ảnh quý giá, bàn làm việc
đen bóng, còn có thể nhìn thấy bóng người bên trên. Trên bàn làm việc
có một lá Quốc kỳ nhỏ, còn ghế của Cục trưởng là ghế da, bóng lộn như
được đánh xi, thậm chí nó còn bóng hơn màu tóc của Cục trưởng. Nhìn
thấy Ân Thái Hà, Cục trưởng vồn vã hỏi chuyện, nhưng tất cả đều không đề cập tới mục đích cô tới đây.


Mãi tới đêm khuya, thầy hiệu
trưởng chỉ tay tới cửa một căn phòng, nói Ân Thái Hà cùng tới đó lấy
tiền với ông. Khi Ân Thái Hà bước vào, cô chỉ nhìn thấy một chiếc
giường và lần đầu tiên quý giá của đời con gái, Hà đã "hi sinh" nó để đổi lấy tiền mang về cho các em học sinh.


Ân Thái Hà không khóc,
bởi vì, trước mắt cô giờ đây chỉ hiện ra hình ảnh đáng thương của các
em học sinh đang chờ phòng học để lại được ngày ngày lên lớp. Mặc đêm
khuya, cô vẫn trở về nhà, không ai nói hết được nỗi nhục, sự xấu hổ đang dâng trào trong lòng cô.


Ngày hôm sau, những người dân trong
thôn tự động tới trường, mua một ít vật liệu để dựng lại phòng học đổ
nát nhưng chắc chắn những ngày mưa gió sẽ vẫn không thể lên lớp được.
Ân Thái Hà nói với đám trẻ, sẽ không lâu nữa, huyện sẽ cử người tới mua gạch để xây cho chúng ta một phòng học thật vững chãi.

Trong suốt nửa năm đó, thầy hiệu trưởng đã phải tới tìm Cục trưởng hơn chục lần nhưng đếnmột đồng cũng không nhận được.


Chỉ
có thầy hiệu trưởng mới biết Cục trưởng đã làm gì với Ân Thái Hà nhưng
chỉ mình ông biết thì làm được gì. Năm học mới đã bắt đầu, có rất ít
người có khả năng nộp tiền học cho con, số học sinh cố trụ lại được
ngày càng ít, chúng đều phải theo cha mẹ đi thả cừu rồi. Nhìn thấy cảnh
tượng này, Ân Thái Hà vô cùng đau lòng, cô đau lòng khi nhìn thấy lũ trẻ không được ngày ngày cắp sách tới trường.


Khi Ân Thái Hà
biết niềm hi vọng được đến trường của lũ trẻ đã trở nên quá xa mờ, cô
đã cởi quần áo khoác trên mình, đứng trước gương, tự hứa sẽ dùng tấm
thân này để hoàn thành giấc mơ cắp sách tới trường của lũ trẻ. Cô biết
rằng, những người em người chị trong thôn mình đều xa quê để làm cái nghề bán thân đó.


Cô hiểu đó là cách kiếm tiền nhanh nhất. Cô vội
vàng đi tắm rồi tới từ biệt thầy hiệu trưởng, từ biệt cha mẹ, từ biệt
căn phòng cỏ dột nát để đến với chốn phồn hoa đô thị. Trước khi Ân Thái Hà đi, bố mẹ cô cười còn thầy hiệu trưởng đã khóc…


Nơi phồn hoa
đô thị đó đối với Ân Thái Hà không chút hấp dẫn, trong mắt cô chỉ hiện
ra hình ảnh căn phòng cỏ thấp tè cùng ánh mắt hi vọng được đi học của
lũ trẻ. Cô bước vào một cửa hiệu cắt tóc, nằm lên chiếc giường nhơ
nhúa, để cho người khác chà đạp lên thân thể mình lần thứ hai. Ngày hôm
đó, cô viết trong nhật ký: “Hóa ra Cục trưởng cũng chẳng bằng khách làng chơi.”


Ân Thái Hà là người tiết kiệm nhất trong số chị em ở
đó. Cô không trang điểm, cũng không hề mặc lên mình những bộ quần áo hở
hang nhưng cô luôn là người đông khách nhất, cô luôn là người cướp cơm
của những chị em khác, cũng chính bởi thế mà cô luôn phải gánh chịu những trận đánh hội đồng của những người bán dâm khác.


Mỗi lần
mặt mày thâm tím, cô lại phải chuyển tới nơi khác. Mỗi lần nhìn thấy
gương mặt bỉ ổi của khách làng chơi, Ân Thái Hà dường như lại nhìn thấy
nụ cười rạng rỡ của lũ trẻ nhỏ quê mình. Chính vì thế, cô chưa từng một lần rơi nước mắt, bởi vì, cô là một giáo viên.


Sau khi trừ đi
tiền sinh hoạt phí, Ân Thái Hà gửi toàn bộ số tiền mình kiếm được cho
thầy hiệu trưởng. Theo lời dặn của Ân Thái Hà, thầy hiệu trưởng đã dùng
toàn bộ số tiền đấy để cải thiện dần cho phòng học của trường. Mỗi lần
có người hỏi tiền ở đâu ra, thầy hiệu trưởng đều nói là tiền quyên góp của xã hội dành tặng thôn.


Nhưng rồi, cái kim trong bọc lâu ngày
cũng lộ ra, cuối cùng một hôm có thông tin từ bưu điện truyền về, nói
rằng chỗ tiền đó là của cô giáo Ân gửi về. Sau khi biết được tin đó,
khắp nơi đều tra hỏi Ân Thái Hà, nhưng cô đều khéo léo từ chối trả lời, bởi cô là gái bán dâm.


Có tiền, trường học đẹp hơn hẳn. Tháng
đầu tiên, trường mua được bảng đen, sửa lại nóc phòng. Tháng thứ hai đã
có bàn gỗ. Tháng thứ ba tất cả trẻ em đều đi học, tháng thứ tư, học
sinh ai nấy đều có khăn quàng đỏ. Đến tháng thứ năm, không còn học sinh nào phải đi chân đất tới trường nữa rồi…



Tháng thứ sáu cũng
là lúc Ân Thái Hà trở về. Nhìn thấy cô từ xa, bọn trẻ đều tranh nhau
chạy tới, gọi mừng: “Cô Ân đã về rồi… Cô Ân xinh đẹp đã về rồi…” Nhìn
thấy gương mặt rạng ngời của lũ trẻ, Ân Thái Hà không cầm nổi nước mắt,
những giọi nước mắt buồn tủi trong suốt nửa năm qua cuối cùng cũng đã rơi.

Ở nhà được vài ngày, cô giáo Ân lại tiếp tục lên đường.


Đến
tháng thứ bảy, trường đã có sân vận động, tháng thứ tám có sân bóng
rổ, tháng thứ chín học sinh đều có bút chì mới, tháng thứ mười sân
trường tung bay lá Quốc kỳ. Vậy là ngày ngày các em học sinh đều có thể đứng tại sân vận động, dưới lá Quốc kỳ, hát vang bài Quốc ca.


Tháng
thứ 11, vì một người khách kiên quyết không chịu dùng bao cao su nên
cuối cùng cô giáo Ân đã mang thai, sau khi giải quyết cái thai, Ân Thái
Hà trở thành vợ bé của người đàn ông đó. Nhưng vì nửa năm gần đây làm
ăn thất bát nên người đàn ông đó đã rũ bỏ cô. Cô ra đi với hai bàn tay trắng.


Từng đấy chuyện xảy ra khiến Ân Thái Hà cảm thấy vô cùng
mệt mỏi, cô muốn về nhà, muốn trở về với những đứa trẻ thân thương.
Nhưng ước mơ lớn nhất của cô là xây cho lũ trẻ một phòng học to đẹp,
rồi mua cho chúng máy tính. Để thực hiện ước mơ đó, cô lại một lần nữa hạ thấp mình tới cầu xin người đàn ông đã rũ bỏ mình.


Người đàn
ông đó nói không có tiền, nhưng có thể giới thiệu cô cho một ông chủ
khác sẵn sàng bỏ ra 3000 USD để mua cô trong chỉ một đêm. Nghĩ tới bao
khó khăn gian khổ đã trải qua, Ân Thái Hà lại một lần nữa nhắm mắt nằm
lên giường của ông chủ giàu có đó. Cô thề với bản thân, qua nốt đêm nay, cô sẽ về nhà, sẽ về với lớp học thân thương.


Nhưng cũng
chính vào đên hôm đó, Ân Thái Hà đã bị người đàn ông đó cưỡng bức cho
tới chết. Trước khi cô chết cũng chỉnh là lúc cô vừa bước sang sinh nhật lần thứ 22.


Ân Thái Hà ra đi, nhưng cô vẫn chưa hoàn thành
được tâm nguyện là xây cho các em học sinh một phòng học thật đẹp, mua cho chúng những chiếc máy tính thật tốt.


Đám tang đưa tiễn Ân
Thái Hà ngập tràn trong nước mắt. Mọi người nhìn thấy một bức ảnh đen
trắng của cô, trong ảnh, nụ cười cô thật hồn hậu. Thầy hiệu trưởng lật
mở cuốn nhật ký của Ân Thái Hà, nghẹn ngào đọc trong nước mắt. Cô viết:
“Mỗi lần bán thân, có thể giúp một em học sinh có cơ hội cắp sách tới
trường. Mỗi lần làm vợ bé, có thể mang lại hi vọng cho cả một trường học…”

Lá Quốc kỳ đỏ thắm trong sân trường treo rủ.


Học
sinh và phụ huynh trong lễ tang Ân Thái Hà có biểu ngữ " Cô Ân,chúng em
yêu cô ." có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc ,lá cờ đỏ
thắm treo rủ vì một cô gái bán dâm vĩ đại ... .

(China Daily)

Nguồn: OnlyU’s Blog

Ghi chú "Sưu tầm" hoặc đề "tên Tác giả" là một hành động thể hiện sự tôn trọng và lòng tự trọng...

thanks 5 người cảm ơn rain_nt cho bài viết.
canmottiahyvong trên 25-02-2011(UTC) ngày, ninhtroc_7x trên 25-02-2011(UTC) ngày, traitimmuathu trên 25-02-2011(UTC) ngày, thonon trên 26-02-2011(UTC) ngày, nnguyenngoc36 trên 27-02-2011(UTC) ngày
Offline ninhtroc_7x  
#5 Đã gửi : 25/02/2011 lúc 02:34:18(UTC)
ninhtroc_7x

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV, Người điều hành chung
Gia nhập: 08-02-2011(UTC)
Bài viết: 1.238
Đến từ: Niềm tin

Cảm ơn: 774 lần
Được cảm ơn: 1056 lần trong 577 bài viết
ôi! 1 một con người tuyệt vời, dù là gái điếm nhưng khiến ta phải cúi người kính trọng
Hôm nay, ngay bây giờ đây tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích - bất kể ngày hôm qua có như thế nào.

UserPostedImage
Offline thonon  
#6 Đã gửi : 26/02/2011 lúc 11:29:03(UTC)
thonon

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 30-04-2010(UTC)
Bài viết: 432
Man
Đến từ: hà nội phố

Thanks: 13 times
Được cảm ơn: 71 lần trong 67 bài viết
ninhtroc_7x đã viết:
ôi! 1 một con người tuyệt vời, dù là gái điếm nhưng khiến ta phải cúi người kính trọng


theo mình ko thể gọi cô Ân là gái điếm được,thạt là cảm phục cô ấy
Các bạn hãy đọc kỹ những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS để không còn phải lo lắng,không phải street nữa các bạn nhé.Dùng BCS đúng cách giúp bạn tránh lây nhiễm rất nhiều các bệnh LTQDTD nhé
chúc cho tất cả những ai có nguy cơ đều được cầm kết quả âm tính trên tay nhé
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.