Bi
kịch gia đình, những quan niệm đạo đức lệch lạc đã làm nảy sinh một tệ
nạn mới: mại dâm nam. Được gì - mất gì, đó là điều mà những người trong
cuộc không thể lường trước khi dấn thân vào "cuộc chơi mới" này.
Nhiều tiền, lắm của, lại bị chồng bỏ rơi, hắt hủi, tự
nhiên, nhiều quý bà đi tìm kiếm những thú vui mới nhằm cân bằng cuộc
sống vốn đã quá nhàm chán của mình. Và sự tụt dốc trong lối chơi ngày
càng tinh vi của nhiều quý ông có lẽ còn thua kém "ngón nghề" của những
quý bà sa đọa.
Chẳng biết từ bao giờ, những CLB chị em mọc lên như
nấm trong các vũ trường cổ điển. Chỉ riêng vũ trường cổ điển Đông Đô bé
cỏn con nằm khuất trong khu phố cổ Hà Nội mà cũng có tới vài ba CLB tự
do như thế: Hội các bà chợ Đ.X, Hội các mệnh phụ phu nhân, Hội các công
chức Nhà nước. Tại đây, những câu chuyện "éo le" được các mợ truyền
tụng, nhằm "thanh minh" cho thú vui "chẳng giống ai" của mình.
Nổi tiếng nhất là chuyện của chị N. ở Cầu Diễn, Hà
Nội. Mới ngoài 40 chút đỉnh, vậy mà chị đã có những thời gian cả tháng
liền bị chồng từ chối vì lý do công việc quá ư mệt mỏi, ức chế. Lúc
đầu, N. cũng nghĩ, trong nhà nhất nhất mọi chuyện đều do anh lo, anh
mệt là phải. Ai ngờ, một ngày, N. phát hiện ra chồng mình có bồ.
Cô bồ mới rất xinh, người nhà quê chính hiệu và điều
quan trọng nhất là cô ta chấp nhận làm vợ lẽ chồng chị mà chẳng điều
tiếng gì. Khi chị tìm đến "tổ chim câu" của họ thì mới ngã ngửa: cô vợ
hai của chồng đã sinh được cho anh một cậu con trai, điều mà hơn chục
năm lấy nhau, N. không thể làm được.
Cay đắng, cãi cọ, xúc phạm nhau chán chê, N. vẫn
không đủ can đảm ly dị chồng. Để bõ tức, N. quyết tâm lấy tiền chồng đi
"chơi" cho gã biết mặt. Đầu tiên là tham gia một lớp nhảy cổ điển. Tại
đây, giữa tiếng nhạc dìu dặt, trong vòng tay ấm của ông thầy dạy nhảy
trẻ măng, những cảm giác mới tràn ngập. "Giá như mình có anh ta", ý
nghĩ đó lúc đầu khiến N. khó chịu. Nhưng thêm một ngày trong vòng tay
ấm ấy, những khó chịu thêm một lần nguôi ngoai. Ông thầy dạy nhảy dường
như cũng hiểu được tâm lý của N.. Họ đến với nhau lúc nào chẳng biết.
"Bóc bánh trả tiền", đúng nghĩa như vậy.
Những câu chuyện tương tự rất nhiều. Mỗi người một
hoàn cảnh. Cũng có những người chẳng vì lý do gì, đơn giản là họ thích
đi tìm một cảm giác lạ. Tuy nhiên, họ đã không biết rằng, chính mình đã
và đang là một phần khiến xã hội có thêm một tệ nạn: "nghề" cave nam.
Thế là một "thị trường Lao Ái" xuất hiện. Ban đầu,
ngành công nghệ này rất tự phát. Một ông thầy dạy nhảy được học trò ưu
ái: một sinh viên "gia sư" được phụ huynh để ý; một người tẩm quất được
nữ khách hàng mê mẩn. Ban đầu, nhiều người lầm tưởng đó cũng là những
tình cảm chân thành như tình yêu và tự nguyện lao vào. Vừa có tiền, vừa
có tình, quá tiện. Nhưng sau đó, cái tình phai nhạt đi, mà áp lực đồng
tiền vẫn còn quá nặng nề, nên họ vẫn không thể bỏ qua được.
Không phải lao động vất vả, không phải dầm sương dãi
nắng, sống trong sự chiều chuộng, ăn trắng mặc trơn, đột nhiên được hoà
cùng thế giới thượng lưu với những trò quyến rũ ma quái những điều đó
thôi miên và lôi kéo họ. Họ chấp nhận việc cung phụng các bà như một
nghề kiếm sống.
Đó là cuộc sống vô phương hướng
"Người ta gọi tôi là cave. Đúng vậy. Xin thưa, nghề này cũng vất vả lắm. Không ít lần tôi bị tai nạn nghề nghiệp. Vì tôi phục vụ quá tận tình nên có một quý bà hơn tôi 2 giáp muốn sở hữu tôi,
sử dụng mọi biện pháp biến tôi thành của riêng.
Tôi có người yêu, bà ấy ghen và phá, khiến tôi mất cả chì lẫn chài. Có lần tôi bị chồng của khách hàng bắt được, suýt xảy ra án mạng. Tôi cũng không ít lần phải tới bệnh viện trị những bệnh
kinh khủng mà khách hàng đổ cho.
Sau những giờ phút làm việc hết mình, tôi lại rơi vào tâm trạng cô đơn, trống trải, mặc cảm tội lỗi, xấu xa, dày vò...
Cuộc sống của tôi thật sự là vô phương hướng. ([email protected])
|
Giờ đây, các đệ tử của Lao Ái đã phân thành đẳng cấp
rõ ràng. Thấp kém nhất là dân kép nhảy, thường được gọi là "trai bồi".
Cao hơn cả là giới người mẫu hạng hai, chưa nổi tiếng nhưng do nhu cầu
cần tiền để trang trải những nhu cầu xa xỉ nên sẵn sàng "xả thân". Dân
tự do có xuất thân khá phức tạp, từ sinh viên trí thức cho đến mấy
người đấm bóp, tẩm quất hay lao động ngoại tỉnh... cũng "háo hức" tham
gia "thị trường".
Trong đó, câu chuyện "vào nghề" của T. được kể như
một sự may mắn. Bận ấy T. vẫn còn là anh phụ hồ chân ướt chân ráo từ Hà
Tây lên vạ vật làm thêm ở các công trình. Lần đang làm công trình cho
một nhà ngoài bãi An Dương, sau giờ làm việc, T. ra đằng sau tắm. Ma
xui quỷ khiến thế nào, đúng lúc đó, bà chủ "vi hành" qua. Đôi bên trân
trối nhìn nhau. Chẳng nói thì cũng đủ biết, bà chủ đã "kết" đến mức
nào. T. vào nghề một cách không định trước.
Theo các nhà tâm lý, không thể bào chữa hiện tượng
trên bằng quy luật cung-cầu. Con người vốn có nhiều nhu cầu, nhưng
không phải nhu cầu nào cũng được phép thoả mãn.
Hầu hết những người làm mại dâm nam đều đổ tại hoàn
cảnh éo le của cuộc sống xô đẩy họ. Nào là sinh viên nghèo, ra trường
thất nghiệp, cán bộ lương thấp... Nhưng những điều đó không đủ để bào
chữa cho cuộc sống sa đoạ, thiếu bản lĩnh, bất chấp luật pháp và đạo
đức xã hội của họ. Thực chất, lý do chính là lối sống buông thả, lười
lao động lại muốn hưởng thụ xa hoa.
Không phải giữ "cái quý giá nhất của đời con gái" như
phụ nữ, những "cave nam" này ban đầu cho rằng mình chẳng mất gì mà lại
được quá nhiều, nên ngày càng trượt sâu vào cuộc sống nhầy nhụa đó. Dần
dần, họ không đủ tỉnh táo để nhận ra là mình mất quá nhiều: mất tự do,
mất đi tính tự chủ, bản lĩnh của một người đàn ông, mất đi cuộc sống
lành mạnh với sự tôn trọng của xã hội. Đó là chưa kể đến lối sống buông
thả, quan hệ bừa bãi đem lại những căn bệnh xã hội không chạy chữa được.
Cũng không thể bênh vực cho những phụ nữ "mua vui"
bằng lí do bình đẳng nam nữ. Nhiều phụ nữ đi "mua vui" ở các thanh niên
trẻ không hẳn vì họ khát tình dục, mà vì thiếu sự quan tâm yêu thương
từ phía người chồng. Nhiều phụ nữ nghĩ bỏ chút tiền ra là được kính
trọng, yêu thương.
Nhưng thật ra, tiền chỉ mua được tình dục chứ không
mua được tình yêu, tiền chỉ khiến họ tạm quên những thiếu thốn, khát
khao yêu thương. Họ chỉ được "vui vẻ" một lúc, nhưng sau đó lại rơi vào
tâm trạng cô đơn, mặc cảm, hằn học... Cá biệt có người vì bất mãn với
người chồng lạnh nhạt, mà lao vào cuộc chơi như con thiêu thân, nhằm
trả thù chồng. Lợi dụng tâm lý này của các chị, mà một vài người đàn
ông làm nghề mại dâm nam "thiếu đạo đức" đã tìm cách moi hết tiền bạc
của gia đình họ và còn doạ tống tiền, nếu không chịu chu cấp cho "hắn"
lâu dài.
Nếu đàn ông quan tâm đến gia đình, cave nam sẽ không tồn tại
Để đẩy lùi nạn mại dâm nam, dư luận xã hội cần lên tiếng. Theo tôi, điều quan trọng là người đàn ông phải quan tâm hơn đến
gia đình, đến vợ con.
Nói riêng với những kẻ hành nghề này, bản lĩnh đàn ông hiện đại chỉ thể hiện ở chỗ sẵn sàng lao vào những lĩnh vực khó khăn để làm chủ cuộc đời mình, nhất định từ chối con đường biến mình
thành "công cụ tình dục" hay "nô lệ đời mới".
([email protected])
|
Nhu cầu thì có nhiều, nhưng không phải nhu cầu nào
cũng được thoả mãn. Có những nhu cầu, nếu được thoả mãn nghĩa là vi
phạm pháp luật. Hầu hết, những người hành nghề mại dâm, nam hay nữ đều
tự nguỵ biện bằng vô số lý do, mà lý do nào cũng éo le vô cùng: nào là
hoàn cảnh éo le, nào là thất nghiệp, nào là lương thấp, nào là nuôi bố
mẹ già, nào là làm chút đỉnh kiếm tiền rồi hoàn lương. Những thực tế,
đã lấm bùn một lần, những người chấp nhận bán mình đó liệu có can đảm
và bản lĩnh gột sạch tất cả? Một người có tự trọng sẽ không bao giờ
chấp nhận hiện tượng đó.
Đàn ông làm được, tại sao phụ nữ lại không? Đã rất
nhiều người có suy nghĩ như vậy. Nhu cầu được yêu thương là hoàn toàn
chính đáng, nhưng không có nghĩa là tôn thờ kiểu thăng hoa nhục dục bừa
bãi. Nếu nghĩ rằng, bỏ tiền ra là có thể mua được sự kính trọng, mua
được tình cảm của người khác.
Không có gì nghiệt ngã hơn bằng kiểu "bóc bánh trả
tiền". Rất nhiều người sau một buổi mây mưa có được bằng tiền lại thấy
cuộc đời trống trải và vô nghĩa hơn, nhất là những người làm thế để
khẳng định mình, để "cho chồng biết mặt". Cũng không ít gã đực rựa nắm
rõ điểm yếu đó của các bà đã tìm đủ mọi cách lừa lọc hết tiền bạc,
khiến họ "nói ra không được, không nói ra cũng không xong".
(Theo
Đàn Ông)