66 nước tại LHQ ủng hộ Nghị quyết
về quyền của cộng đồng giới tính thiểu số
Hôm qua Nghị quyết được đọc trước Đại Hội đồng LHQ tại New York tái xác nhận toàn bộ nhân quyền của nữ đồng tính, nam đồng tính, lưỡng giới tính và chuyễn giới tính.
66 nước cùng ký tên trên Nghị quyết, trong đó có 27 nước thành viên cùa Liên hiệp Âu châu.
Nghị quyết do nước Pháp đề xướng và do Đại sứ Argentine tai LHQ đọc trước đại hội.
Nghị quyết không sáng tạo thêm những quyền mới nào và cũng không có tính ràng buộc mà là được thành lập tương tự như những đề xuất trong quá khứ.
66 nước ủng hộ quyền đồng tính tại LHQ
Nghị quyết xác nhận căn bản chung:
Tất cả mọi người không phân biệt khuynh hướng tính dục và giới tính đều được bình đẳng trong danh dự và sự tôn trọng.
Không một ai bị trở thành đối tượng của bạo lực, quấy nhiễu, kỳ thị hay xâm hại, chỉ vì khuynh hướng tính dục hay giới tinh của họ.
Louis Georges Tin, sáng lập viên của phong trào "Ngày Quốc tế Chống Thù nghịch Đồng tính" (Inernational Day Against Homophobia, IDAHO), là nhân vật hậu của tuyên bố quốc tế bãi bỏ kỳ thị.
Ông tiếp xúc với Bộ trưởng đặc trách nhân quyền và ngoại vụ Pháp, Rama Yade, hồi đầu năm nay.
Vào tháng Chín, Bà xác nhận sẽ xuất hiện tại Liên Hiệp Quốc về việc bãi bỏ kỳ thị đồng tính luyến ái trên thế giới. Lập tức bản Nghị quyết nhanh chóng trở thành một nổ lực quốc tế.
Các tổ chức liên vùng cùa các nước phối hợp viết ra bản thảo gồm Brazil, Croatia, France, Gabon, Japan, the Netherlands, và Norway.
Nghị quyết lên án sát hại, tra tấn, giam cầm độc đoán và " tước đoạt quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, gồm cả quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe".
Các nước tham gia yêu cầu các nước trên thế giới "khuyến khích bảo vệ nhân quyền cho mọi người không phân biệt khuynh hướng tính dục và giới tính", và chấm dứt mọi hình phạt hình sự chống lại nhân loại vì khuynh hướng tính dục và giới tính của họ.
Theo ước tính của ILGA (International Lesbian and Gay Association) thì có hơn 6 tá quốc gia vẫn còn duy trì luật chống lại quan hệ tình dục giữa những người đồng giới trưởng thành.
Ủy ban Nhân quyền LHQ, tổ chức thành lập Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, một hiệp ước nòng cốt cùa LHQ, ra một quyết định lịch sử năm 1994 rằng các luật trên vi phạm vào các quyền và nhấn mạnh luật nhân quyền cấm kỳ thị dựa trên khuynh hướng tính dục.
Năm 2006, (IDAHO) hiệp ước khởi xướng cuộc vận động quốc tế chấm dứt kỳ thỉ các liên hệ đồng giới bảo đảm ủng hộ nhiều chục gương mặt quốc tế đoạt giải Nobel từ các nhà văn, giáo sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ và các học viện.
Ông Tin nói rằng:
"Dẹp bỏ kỳ thị đồng tính luyến ái là cuộc chiến cho nhân quyền. IDAHO đã tận sức làm việc hai năm nay để khuyến khích việc này. Với chúng tôi, Nghị quyết LHQ là một thành tựu to lớn.
"Tôi muốn cám ơn tất cả mọi người và các tổ chức đã cộng tác với chúng tôi từ thuở bắt đầu cho tới nay. Tôi cũng muốn nhắc nhỡ mọi người là việc chấm dứt kỳ thị tình yêu đồng giới là cuộc chiến trường kỳ và gay go. Yêu thương không phải là tội ác.
66 nước ký vào Nghị quyết LHQ là:
Albania, Andorra, Argentina, Armenia, Australia, Austria, Belgium, Bolivia, Bosnia and Herzegovina, Brazil, Bulgaria,Canada, Cape Verde, Central African Republic, Chile, Colombia, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Denmark, Ecuador, Estonia, Finland, France, Gabon, Georgia, Germany, Greece, Guinea-Bissau, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Japan, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg,Malta, Mauritius, Mexico, Montenegro, Nepal, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Paraguay, Poland, Portugal, Romania, San Marino, Sao Tome và Principe, Serbia, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, Switzerland, Nguyên cựu quốc Yugoslav, Cộng hòa Macedonia, Timor-Leste, United Kingdom, Uruguay, và Venezuela.
Peter Tatchell, nhà hoạt động bênh vực quyền đồng tính Tại Anh quốc nói:
"Đây là một việc làm lịch sử. Hoàn toàn đặt nên nền móng. Là lần đầu tiên Đại hội đồng LHQ đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ nhân quyền cho LGBT.
"Bảo vệ được bản tuyên bố này tại LHQ là kết quả của những cố gắng gom góp sự cảm thông quốc tế bởi các tổ chức LGBT và Nhân quyền. Sự cộng tác, nhất quán và đoàn kết đã tạo nên thành quả này.
"Nhân danh IDAHO, Tôi tỏ lòng tôn kính những đóng góp và vận động hành lang của cá nhân và tổ chức:
-Amnesty International;
-ARC International;
-Center for Women's Global Leadership;
-COC Netherlands; Global Rights;
-Human Rights Watch;
-International Committee for IDAHO (the International Day Against Homophobia);
-International Gay and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC);
-International Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender and Intersex Association (ILGA);
-International Service for Human Rights;
-Pan Africa ILGA; và
-Public Services International.
"Tuyên bố của LHQ còn đi xa hơn mưu tìm cách dẹp bỏ kỳ thị đối với hành động đồng giới.
"Nó tố cáo mọi vi phạm nhân quyền dựa trên khuynh hướng tính dục và giới tính, yêu cầu các nước bảo vệ nhân quyền cho những người LGBT, mang công lý đến những người vi phạm các quyền này, kêu gọi dành cho các nhà bênh vực nhân quyền, những người chống lại sự trù dập của nạn thù ghét đồng tính và chuyễn giới tính, được tự do thi hành nhiệm vụ nhân đạo và bênh vực không bị cản trở.
Theo tường thuật trên tờ
The New York Times, có gần 60 quốc gia ủng hộ tuyên bố ngược lại được đọc bởi đại diện
Syria cho rằng quyền đồng tính đe dọa soi mòn cơ chế quốc tế về nhân quyền bằng cách bình thường hóa nhi dâm với các vấn đề khác.
ARC-International, tổ chức bênh vực quyền LGBT, nói:
"Những ký kết trên bản
Nghị quyết đã đánh bại sự chống đối từ một nhóm các chính phủ thường xuyên ngăn cản LHQ quan tâm đến các vụ vi phạm dựa trên khuynh hướng tính dục và giới tính.
"Chỉ có 57 quốc gia ký tên trên bài viết được khuyến khích bởi
Tổ chức Các Nghị hội Hồi giáo.
"Trong lúc xác nhận "nguyên tắc không kỳ thị và sự bình đẳng" họ cho rằng nhân quyền thế giới không được bao gồm "sự lưu tâm tới quyền của một thành phần nhân loại nhất định nào đó".
By
Tony Grew
PinkNews • December 19, 2008 Sửa bởi quản trị viên 29/03/2010 lúc 01:26:07(UTC)
| Lý do: thông báo lại