Tư Vấn HIV
»
Tình yêu & Giới Tính
»
Là người đồng tính nam
»
Cuộc đời của em. (thô quá ko nhỉ? hay tôi ha?)
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-10-2006(UTC) Bài viết: 1.126  Đến từ: tây hồ - hà nội Được cảm ơn: 73 lần trong 47 bài viết
|
I.
Mỗi con người, mỗi số phận khi được sinh ra đều có một sứ mạng riêng, vận mạng riêng của mình phải không ta? Kẻ sinh ra làm người giàu có, đàn áp người khác. Kẻ sinh ra đã làm kẻ bần hàn, chịu sự đàn áp của người khác… Mỗi con người, mỗi số mạng thật khác nhau. Tôi còn nhớ một câu nói, không, chính xác là hai câu nói của nhà phật:
- Thế gian vô thường, quốc độ mong manh, tứ đại khổ thông, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi đời, hư ngụy không chủ.
- Cuộc đời là một quán trọ, còn con người là khách qua đường.
Thế đấy, cuộc đời mỗi con người, vận mạng của mỗi con người có thay đổi, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa, chung quy lại, tất cả cũng đều giống như nhau cả. tất cả cuối cùng cũng trở về với hư vô, cát bụi. Nhưng, trong mỗi cuộc đời này của chúng ta, khi chúng ta còn tồn tại, còn sinh tồn thì, mỗi chúng ta đều cố gắng sống sao cho tốt, có ý nghĩa… ít nhất là đối với bản thân, hay với một ai đó. Sống, sống và sống.
II.
1.
Số phận của tôi như vốn định sẵn là một sai lầm lớn lao. Kể từ việc tôi được sinh ra trên đời này cho đến việc tôi còn tồn tại đến bận bây giờ. Sai lầm, sai lầm nhất mà tạo hóa đã sinh ra.
Không phải lấy làm tự hào, hạnh phúc. Nhưng đúng là đã có lúc tôi thấy mình đúng thực sự sống như là một con người, có nhân cách, nhân tính.
2.
…
“Ò ó o o…” tiếng gà gáy nghe sao mà khó chịu làm sao. Nó báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu, và với biết bao công việc đang chờ đợi mọi người ở phía trước. Với tôi, tiếng gà gáy ban sáng không chỉ là báo hiệu của một ngày mới, mà nó còn là báo hiệu của những nỗi nhọc nhằn, vất vả của cả một ngày, và của cả một đời.
Quang cảnh bầu trời dần dần trở nên sáng sủa hơn, ít sương hơn. Và người dân bắt đầu đi làm đồng đông hơn. Những con người quanh năm suốt tháng chỉ biết cắm răng xuống đất chổng tĩ lên trời. Cày bục mặt, rũ cả sương trên những cánh đồng dài bạt ngàn mà vẫn không thoát khỏi cái cảnh nghèo vẫn nghèo. Đã vậy, chó cắn áo rách nữa, khi mà vào những năm thời tiết thất thường, tiền ăn còn không có, đã vậy lại còn phải trang trải nợ nần, tiền này tiền nọ… đủ các loại tiền. Nghèo vẫn nghèo, gia đình của tôi là một trong những cái hộ gia đình nghèo đó, mạt hạng đó.
Những cái lưng còng, những cái đầu nhấp nhô mỗi lúc một nhiều hơn, những tiếng ý ới
1
chuyện trò mỗi lúc một rôm rả hơn thay vào cái lúc bầu trời còn mịt mờ trong những làn sương.
“Hôm nay Mai không phải đi học à?” Cô Mùi, hàng xóm nhà tôi, đồng láng giềng ngoài ruộng hỏi tôi.
“Dạ không! Cháu chuẩn bị về đi học đây. Mà hôm nay cô ra muộn vậy? chắc đêm qua lại mơ thấy chú nào ạ?” tôi trả lời kèm theo lời hỏi thăm và trêu đùa.
“Thằng quỷ sứ. Tại hôm qua làm mệt quá nên sáng nay không được sớm nên em mới ra muộn. Chứ không cái mặt anh mà nói được câu nói đó với em.” Cô Mùi trả lời “mà mẹ và anh chị anh đâu? Sao chỉ có mình anh ở ngoài này?”
“Anh cháu thì vẫn ngủ khi cháu đi. Còn mẹ và chị thì ở đàng trong.”
“Vậy hả?”
“Mặt trời lên khá cao rồi, cháu phải về chuẩn bị đi học đây. Cô ở lại làm nhé, tý nữa mẹ và chị cháu sẽ ra làm tiếp cho cháu.”
“Ừm. Về mau đi kẻo trễ học.”
“Dạ!”
Đó là những quãng ngày, thời gian tôi học cấp hai, đầu cấp ba. Và đó chính là quãng thời gian mà tôi cảm thấy mình sống đúng là một con người. Một con người thật sự.
3.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em. Bố hai đời vợ, mẹ tôi là bà thứ hai. Và mẹ tôi thì cũng chẳng kém cạnh gì, bố tôi là đời chống thứ hai của bà. Trên tôi còn có mẹ cả, cùng với tất cả năm người anh chị, cùng cha khác mẹ. Mang tiếng có chồng, mang tiếng có cha, nhưng ba anh chị em của tôi, cùng một mẹ sinh ra lại không được mang tên họ cha, tên bố trong giấy khai sinh. Và theo trí nhớ còn thưa thớt của tôi, bố hầu như không bao giờ có mặt ở nhà với mẹ con tôi. Rất ít. Nói vậy, chí ít mọi người cũng đã biết tôi thiếu tình thương của cha nhiều như thế nào?
… Đời người đúng là trái ngang. Tôi còn chưa kịp nhớ mặt người bố đáng thương của mình như thế nào? Còn chưa biết cái cảm giác ấm ám khi được ông ôm ấp ra sao thì ông lăn đùng ra chết. Chết vì một cái tai nạn ngớ ngẩn, rơi giàn giáo từ tầng ba xuống đất. Ông ra đi, bỏ mặc cho hai bà vợ với một bầy con lóc nhóc, đầy những khó khăn, lo toan, tính toán. Ông ra đi mà chẳng để lại được gì cho tất cả, vợ con, ngoài nỗi xót xa, ân hận. Cũng may, số phận cuộc đời mẹ con tôi khôn đến nỗi thảm hại cho lắm sau khi bố tôi mất. Mẹ cả và gia đình bên chồng không bắt bí, làm khó gì chúng tôi cả. Chỉ bỏ mặc cho chúng tôi tự sinh tự dưỡng. Không hề đả động đến cho lắm, ngoại trừ những dịp lễ tế, giỗ chạc, ma chay, cưới hỏi ở bên đấy. Số hoa đào còn thắm có khác. Ba mẹ con tôi sống cuộc sống của ba mẹ con tôi, còn mẹ con bà cả, gia đình nhà chồng thì cứ sống như họ mong muốn. Nước sông không phạm nước giếng nên cũng sống khá yên ổn.
Cứ tưởng chừng cuộc sống cứ như vậy yên ả trôi đi. Mọi thứ cứ bình lặng tiếp diễn qua ngày. Nhưng nào phải vậy khi mà bỗng dưng nhà nước, xã hội bắt đầu công cuộc xã hội
2
hóa, công nghiệp hóa. Những cánh đồng lúa dần dần thay bằng những cánh đồng trồng đào bạt ngàn, đó là vào cuối những năm thập niên tám mươi và đầu những năm thập niên chin mươi. Và từ một cái làng quê mùa, nhếch nhách, đói kém, dần dần trở thành một phường, một xã của một cái quận ủy mới to đùng và đầy mới mẻ. Nghe mới thích thú làm sao, từ việc là những kẻ bần nông quanh năm chân lấm tay bùn, cắm răng cho đất chổng tỹ lên trời, bỗng chốc trở thành dân thành thị. Nghe mới oai, mới thích làm sao? Theo đà phát triển, tiến bộ, những người nông dân dần nhận thức được là mình có thể làm giàu một cách nhanh chóng, dễ dàng, mà lại không phải tốn thời gian, vất vả, mất công sức như từ trước tơi nay nữa. Đất, đất nhà, sổ đó, thổ cư, thổ canh, rau xanh, liền kề, ruộng… bất cứ thứ đất gì mà họ có, họ đều bán. Không nhiều thì cũng ít. Đó là vào những năm đầu thế kỷ hai mươi, khi mà các khu đô thị bắt đầu mọc lên, xuất hiện. Người dân như mờ mắt vì những đồng tiền mà chủ đầu tư các khu dự án hứa hẹn, chào mời. Họ chấp nhận bán mà không cần thương lương thỏa thuận gì cả… Họ muốn đổi đời. Và gia đình tôi cũng nằm trong cái vòng xoáy đó. Khi không có tiền thì còn tình làng nghĩa xóm, tình anh em. Nhưng khi có tiền rồi thì tình anh em, tình làng xóm không đáng một trinh một cắc nào cả. Và tôi trở nên hư hỏng từ đó, năm tôi mười năm tuổi.
4.
Đã có lúc tôi muốn mình chết quách đi cho xong. Tôi thấy mình sống mà chẳng có tý tẹo ích lợi nào cả. Chỉ là một đồ thừa của gia đình, của xã hội loài người này mà thôi. Tôi rất muốn chết, thật sự là rất muốn. Nhưng tôi lại không đủ can đảm để làm cái điều đó. Mỗi lúc cầm một con dao lên, cứa từ từ vào mạch máu ở cổ tay, tôi lại thấy sờ sợ, không đủ can đảm. Còn những lúc tôi uống hàng vỉ, lọ thuốc ngủ thì tôi lại không thể chết được, chỉ sây sẩm mặt anh và ngái ngủ thêm mà thôi. Cuộc đời của tôi là một sai lầm lớn, và những hành động của tôi là những chuỗi sai lầm đáng kinh tởm.
5.
“Ở cái nhà này, anh nên biết thân biết phận của anh là gì? Không phải lúc nào anh cũng có quyền mở miệng ra đâu.” Anh trai của nó quát nó trong một ngày mà ban quản lý dự án khu đô thị mới hoàn thành nốt thủ tục bàn giao đất, tiền cho người dân.
“…”
“Nó cũng là thành viên trong nhà mà. Nó cũng có quyền lên tiếng chứ, đúng không mẹ?” Chị gái nó lên tiếng.
“…” Mẹ nó im lặng, ngồi nhìn đống tiền để trên mặt bàn, ngay trước mặt ba người.
“Trẻ con như nó thì biết gì. Tôt nhất là nó nên câm cái cổ họng lại, nếu không em đập chết.” Anh trai nó quát lên, như một con chó đói điên cuồng.
“…”
“…”
“Thế anh định phân chia thế nào?” Cuối cùng mẹ nó lên tiếng.
“Chia ra làm sáu phần. Mẹ một phần, con Hằng một phần, thằng kia một phần. Con ba phần.” Anh trai nó chốt lại như vậy.
“…”
3
“Sao anh lại ba phần? anh lấy lý do gì mà đòi được ăn ba phần, và ai đồng ý chia ra làm sáu phần?” Mẹ nó phản ứng lại, ngạc nhiên trước sự phân chia của thằng con trai mà ba yêu thương nhất.
“Vì sao hả? Vì thằng này sắp lấy vợ nên cần một số tiền làm tiền cưới. Và khi lấy vợ rồi, thằng này cũng cần có tiền để làm ăn. Và dĩ nhiên, thằng này phải được một xuất riêng rồi.” Anh trai nó nói một cách tự nhiên, thoải mái với điếu thuốc phì phèo trên môi.
“Anh định ăn cướp trong cái nhà này đấy à? Tiền này là tiền của chung, là tiền làm nụng vất vả bấy lâu khai khoang, mở đất của mẹ mà mới có được. Anh ăn chia như vậy quá ăn cướp một cách trắng trợn hay sao?” Chị gái nó nói.
“Con kia, anh ăn nói cẩn thận đấy kẻo không em vả cho vỡ họng. anh bảo ai ăn cướp hả? Ai bảo em là con trai bà ấy, ai bảo em là con cả trong cái nhà này làm gì? Công sức hả? em cũng bỏ công bỏ sức nè, mới bốn năm tuổi đầu đã theo bà ấy đi mò cua bắt ốc nè, cày cấy nè. Mới ba bốn giờ sang đã ngâm dái dưới ao, mò từng con chai, bắt từng con ốc, nặn từng ống vó… anh nghĩ những gì em bỏ ra cho cái gia đình này suốt bao nhiêu năm qua là cái gì? Tuổi trẻ, sức trẻ… em không được đi học, em không được đi chơi như lũ bạn cùng trang lứa. Trong khi em phải ngâm dái dưới ao, hồ từ ba bốn giờ sang, thì lũ bạn cùng trang lứa của em đang ngủ ngon giấc. Khi em phải còng lưng trên những cánh đồng thì lũ bạn em thì đang vui chơi thỏa thích… anh nghĩ đó là những gì?”
“Nhưng đâu phải chỉ một mình anh là bị như vậy? cả anh, cả tôi, và cả nó nữa… đã có đứa nào được vui chơi thoải mái một ngày với lũ bạn cùng trang lứa đâu. Làm gì có đứa nào là được ngủ ngon, đẫy lấy một ngày?! Cả ba đứa, và cả mẹ nữa cũng đã phải vất vả làm lụng để có được những ngày như hôm nay. Anh không thể kể lể công sức của mình như vậy được, hèn lắm.”
“Con đĩ. anh nói ai hèn hả?” Một tiếng bạt tai kèm theo tiếng quát vang lên.
“…”
“anh điên rồi con ạ! Chỉ vì chút lợi lộc, tiền bạc trước mắt mà anh quên hết tình anh em ruột thịt bấy lâu. anh điên rồi.”
“anh… anh đánh em? anh giỏi lắm. em sẽ nhớ mãi cái bạt tai này. Rồi có ngày anh sẽ phải hối hận.”
“…”
“Đ cụ anh. anh dọa ai? anh làm được gì em? Cái loại đàn bà như anh thì làm được cái gì ngoài việc quanh quẩn xó nhà? anh bảo em sẽ hối hận?! anh sẽ làm gì em? Làm đi này.”
“Tổ sư nhà có im đi không. định làm loạn cái nhà này lên đấy hả?” Mẹ nó quát lên. “Mới có tý tiền đến bù mà đã đào bới cụ kỳ nhà lên chửi nhau rồi, đến khi có nhiều hơn chắc cầm dao đâm chém nhau để giành thiệt hơn chắc?”
6.
Ba mươi triệu đồng. Tới tận ba mươi triệu đồng lận đó. Đó chính là số tiền mà tôi được nhận được từ tiền đền bù khu đô thị mới. Năm đó tôi mười sáu tuổi. Ba mươi triệu, vơi ba mươi triệu này tôi sẽ làm gì nhỉ? Để dành, tiết kiệm, tiêu xài… Tôi không ngờ là mình sẽ được nhận một số tiền lớn như vậy. Từ bé tới giờ, tôi chưa bao giờ cầm quá hai trăm ngàn, tiền học phí. Lâng lâng, cái cảm giác nghĩ trong tay mình có tới tận ba mươi triệu
4
đồng thật lao lao, lâng lâng làm sao.
Truyện, tôi bắt đầu nghiện đọc truyện tranh. Sau khi mẹ phân chia tiền xong, có chỉnh xửa lại căn nhà cấp bốn rột nát, tồi tàn. Và tôi tìm thấy một góc của riêng mình trong căn nhà mới này. Tôi bắt đầu mua dài, trường kỳ những cuốn truyện tranh, từ khi những cuốn truyện chỉ có ba bốn ngàn cho tới khi nó lên tơi tám chin ngàn một cuốn. Tuần nào tôi cũng mua ba bốn cuốn về đọc, với tôi lúc này không có gì quan trọng cả, không có gì đáng để tôi bận tâm tới cả. Tôi cứ mua và mua, đọc hết ngày này qua ngày khác. Ngoài việc mua truyện tranh ra, tôi biết đến internet. Tôi biết cách làm quen, nói chuyện với những con người xa lạ từ khắp mọi nơi trên đất nước, thế giới này. Và nhất là kể từ khi biết đến internet, tôi biết đến một thế giới mới, một con người mới trong tôi. Tôi biết đến thế nào là sex, tình dục, biết thế nào là khoái cảm… Nó không chỉ đơn thuần giống như việc anh trai tôi hàng đêm lén lút mở những cuộn băng phim mát mẻ rồi thủ dâm một mình mà không hề để ý xung quanh. Internet khai thông cho tôi rất nhiều, rất nhiều, những kỹ năng sống, kiến thức cuộc sống và mọi thứ. Và nhờ biết đến internet mà tôi biết mình có xu hướng thích con giai, người cùng giới với mình hơn là khác giới. Mỗi khi lên mạng, vào một trang web nào đó có hình ảnh hai người con trai làm tình với nhau, hay hình ảnh người con trai khỏa thân lộ dương vật ra, hoặc khi xem những bộ phim sex của hai người cùng giới, tôi đều có hứng thú hơn là khi xem những hình ảnh khác…
Đó là quãng thời gian tôi sao nhãng việc học, tôi bỏ bê các lớp học bổ túc ban tối. Tôi dành nhiều thời gian cho việc chát chít, tìm hiểu về gay, về đồng tính, và bắt đầu làm quen với những người tương tự như mình. Thật dễ dàng và thoải mái làm sao trong việc tìm bạn trong giới này. Chỉ cần một dòng tin nhắn làm quen, rồi một dòng hồi âm đáp lại, rồi lại một dòng tin nhắn với số phone, và thế rồi… Cả hai đã sẵn sàng cho một cuộc làm tình đầy nóng bỏng. Không quá rầy rà, không quá lê thê, và cực kỳ đơn giản, thích là chiều. Chẳng mấy chốc, từ bỡ với những lời tán tỉnh lám quen, tôi dần trở thành kẻ lưu manh trong giới này. Vừa làm tình, tôi vừa ngọt bùi với người tính là mình đang bí… Thậm chí, tôi không ngần ngại ra giá khi có người nói muốn làm tình với tôi. Tôi coi thân xác mình như một món hàng mà mình có thể dựa vào đó để kiếm tiền. Cho tới một ngày, tôi gặp một người. Chính người này đã chỉ cho tôi biết giá trị bản than của mình đáng giá bao nhiêu tiền. Năm mươi ngàn. Chỉ năm mươi ngàn đồng thôi, không hơn, dáng thì hơi lùn, mã thì tàm tạm, hàng họ thì không to. Chỉ đáng năm mươi ngàn. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình bị xỉ nhục như vậy. Ông ta xoi mói, xem xét tôi như một món hàng thực thụ, không hơn không kém. Thậm chí còn không phải là một món hàng ấy chứ.
7.
Đời làm đĩ thì có mấy ai vui đâu nhỉ? Và đời làm đĩ thì có mấy ai lấy làm tự hào. Nhưng đời làm đĩ lại nuôi sống bản than, gia đình, người than trong một quãng thời gian vừa đủ. Ai cũng có những nguyên nhân, lý do khác nhau để bước chân vào cái nghề này. Chẳng ai giống ai cả, có giống chăng thì chỉ giống là họ cần, rất cần tiền mà thôi.
Tôi đã bước chân hoàn toàn vào cái giới gay được gần hai năm, và cái nghề làm đĩ này cũng đã gần một năm rồi. Với bao vui buồn, cay đắng… Ai nghĩ nghề làm đĩ là nghề
5
nhàn hạ? ai nghĩ nghề làm đĩ là nghề hái ra tiền mà không phải bỏ nhiều công sức? Một ngày làm việc gần như hai tư trên hai mươi tư giờ, ngoại trừ giờ ăn ngủ ra là đều là giờ làm việc hết. Thậm chí là đang ăn, hoặc đang ngủ mà có khách kêu là cũng phải bỏ đấy, thức dậy phục vụ, và thay vào cái thời ngày xưa là cắm răng xuống đất thì giờ đây là cắm mồm vào hạ bộ người ta rồi chổng tỹ lên trời.
“Tổ sư! mệt quá đi mất. Cái thằng chết dẫm, dai như đỉa, mãi đéo ra…” Hưng, một cu cậu người Phú Thọ, da ngăm đen từ trong nhà bước ra than thở với lũ nhân viên bọn tôi.
“Sao? Vẫn không hạ nốc ao được lão ta hả? em cứ tưởng là rơi vào tay anh là lão đi đời rồi chứ?” Kỳ, một anh chàng người Thanh Hóa lên tiếng.
“Hehehe… Số hôm nay của anh đen rồi.” Tôi chêm vào.
“Đen như chó thui. Tôi nay có đứa nào muốn đi chơi gái giải xui với em không? em khao.” Hưng nói
“Có, em nè.” Kỳ nói
“em nữa.” Hùng, một nông dân thực thụ, theo đúng nghĩa đen “dân ngu cu đen” cũng lên tiếng.
“Còn anh thì sao?” Hưng hỏi tôi.
“Nghỉ. Ngày đ khách chưa mệt hay sao mà anh bảo đêm đi nữa. em xin kiếu, ở nhà ngủ cho đẫy.” Tôi trả lời.
“Bố thằng pê đê. anh chưa hề biết mùi gái phải không?” Hưng hỏi đểu tôi.
“Cái gì cần biết thì em sẽ biết, cái gì không cần thì em sẽ không cần biết” Tôi đốp lại.
“Mấy đứa nói chuyện gì vậy?” Giọng của ba, má mì cái động bàn tơ này, phóng xe từ dưới mặt đường lên hỏi.
“ Ba mới về ạ! Không có gì, chỉ là chúng con đang tán gẫu sao tối nay đường vắng thế thôi ạ!” Kỳ trả lời.
“Vậy hả?”
“Dạ” Cả lũ đồng thanh trả lời.
Mỗi người trong đám nhân viên chúng tôi đều có những lý do khác nhau dẫn đến làm cái nghề này, ở đây. Như tôi thì không nói làm gì. Bản tính sẵn rồi. Còn Hưng thì là do Ba chăn về. Câu chuyện của cậu ta cũng khá thú vị. Cậu ta vốn không phải là người đồng tính, và là người không hề thích quan hệ thể xác với người cùng giới chút nào cả. Nhưng, trong một ngày đêm tối, trời có vẻ sắp có một cơn mưa to, cậu lang thang trên con đường Thanh Niên. Cậu ở trên Phú thọ xuống Hà Nội đã được ba ngày rồi, những vẫn lang thang, chưa tìm được việc làm, cũng như chỗ ăn ở, trong khi số tiền hơn trăm ngàn mà cậu mang theo cũng đã gần hết rồi. Đang lang thang, vắt óc suy nghĩ làm sao? Làm sao để có thể sống qua ngày, tìm kiếm được việc làm thì. Bất thì lình, từ đằng sau, Ba đặt tay lên vai cậu hỏi.
“Con đi đâu mà lang thang vào giờ này? ở đây vậy?”
“…” Cậu ngạc nhiên quay ra nhìn người đàn ông trung niên nọ. “Cháu đang đi tìm chỗ ngủ qua đêm nay.” Cậu trả lời một cách thành thật.
“Vậy là cháu là người ở nơi khác về đây hả? Cháu về đây mấy hôm rồi? đã tìm được việc chưa?” Ba hỏi nó, dìu nó vào một chiếc ghế đá để ngồi.
“Ba hôm rồi ạ. Cháu chưa tìm được việc gì cả. Không nơi nào nhận cháu cả. Mà cháu sắp hết tiền rồi.” Cậu ta trả lời một cách quá chân thật.
6
“… Vậy hả? Thế cháu về chỗ ta làm nhé. Ta sẽ bao ăn bao ở cho cháu, ngoài ra cháu còn có tiền lương nữa.” Một buổi đi săn thật may mắn.
“Thật không ạ? Cháu vừa được bao ăn bao ở lại vừa có tiền lương ạ?”
“Ừm. Công việc nhẹ nhàng và đơn giản lắm, chỉ là tẩm quất cho khách đến tẩm quất mát xa thôi. Nhẹ nhàng quá phải không?”
“Nhưng cháu chưa biết chút gì về những thứ đó cả.”
“Chú sẽ dạy cho cháu.”
“Dạ”
“Ta đi về thôi chứ?”
“Vâng ạ”
Đơn giản chỉ có vậy đó, chỉ cần đúng thời điểm, không gian, thời gian là sự kiện sẽ diễn ra thật hoàn hảo. Và ngay trong đêm đó, khi Ba dẫn Hưng về nhà, kiêm luôn quán, động bàn tơ, Ba đã bảo nó tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh thật kỹ trước khi đi ngủ. Mà ngủ ngay cạnh ông. Khi nó đã ngủ say, Ba kêu Kỳ lên hỗ trợ ông trong việc huấn luyện cho Hưng. Đúng như phán đoán của ông khi nhìn nó, hang của nó thuộc loại hàng khủng, không thua kém Kỳ chút nào cả. Kỳ lấy hai chân đè chặt hai tay của Hưng, còn hai tay của mình thì vuốt ve bầu ngực của nó. Còn Ba thì lấy hai tay túm chặt hai chân của nó giơ lên cao và tọng thẳng cái dương vật của mình vào hậu môn của nó. Vậy là nó đã bước vào cái nghề, cái giới này như vậy đó. Nó đã bị cưỡng bức tình dục một cách trắng trợn nhất có thể. Nó không hề nghĩ tới là nó lại rơi vào cái hoàn cảnh như vậy, chỉ mãi cho tới sau này, khi đã quen dần với cảm giác bị người khác cưỡng bức rồi bản thân lại đi cưỡng bức người khác. Nó mới cảm thấy thoải mái đôi chút.
Còn về Kỳ thì anh tự nguyện làm cái nghề này, mặc dù anh đã có vợ. Với lý do cần tiền nuôi vợ, gia đình mình, mà công việc đồng áng thì… bấp bênh nên sau khi được một đàn em, nhân viên trong quán, cũng như Hưng, giới thiệu công việc này. Anh đã không ngần ngại chấp nhận. Anh dáng người không cao, lùn, được cái nụ cười dê, và cái hàng dái ngựa nên anh hút được khá nhiều khách.
Còn về anh Hùng thì cũng na ná anh Kỳ. Do bạn cùng quê giới thiệu mai mối vào đây cả. Mà đó là lẽ đường nhiên, nếu không phải là do chính Ba đi chăn về thì cũng là do những nhân viên khác trong quán mai mối vào mà thôi. Và cái giá mỗi lần mai mối như vậy thì còn tùy vào chất lượng “hàng họ” ra sao mà người nhân viên đó sẽ được “thưởng” cho việc mai mối đó.
8.
“Em định sống như thế này cả đời sao?” Một vị khách hang quen của tôi hỏi trong lúc cả hai nằm bên nhau.
“Chưa biết. Cuộc đời em, số phận của em, danh dự của em, long tự trọng của em đã bị chó nó tha đi rồi. Giờ em có còn gì nữa đâu mà tính với toán.” Tôi cười khẩy.
“Em không muốn thay đổi ư? Thay đổi cai cuộc sống tù tội này.”
“Cho ai? Vì ai cơ chứ?”
“Vì anh, cho anh không được hả?”
7
“… Anh đừng có ngớ ngẩn như vậy. Anh còn có vợ con, gia đình, sự nghiệp, liệu anh có dám đánh đổi mọi thứ đó chỉ vì một thứ tình cảm ngốc nghếch, nhất thời với em không? Anh đừng có trêu em như vậy.”
“Không. Anh không trêu, anh sẽ không từ bỏ tất cả mọi thứ anh đang có, nhưng anh có thể tạo ra cho em một cuộc sống khá hơn bây giờ.”
“… Đồ ngốc.”
“Uhm. Anh đã bị ngốc ngay từ khi gặp được em.”
“…”
Đó là người khách đầu tiên, và cũng là người đầu tiên trong giới này tôi yêu thật lòng. Tôi đã không thể cưỡng lại những lời nói ngọt ngào, dỗ ngon dỗ ngọt của anh về việc anh sẽ tạo cho tôi một cuộc sống khá hơn. Và sự thực là anh đã tạo cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác thật. Anh dẫn tôi về công ty của anh, phân tôi xuống cái bộ phận gia công đồ nội thất văn phòng. Ở công ty,trước mặt mọi người, chúng tôi là chú cháu. Còn sau tấm cửa gỗ khóa trái, chỉ có hai người ở bên trong thì lại là anh em.
Một năm, một năm yên ả trôi qua. Cứ ngỡ rằng cuộc đời mình thế là đã ổn. Nhưng tôi nào có ngờ, anh có người khác. Anh lén lún?! Anh hẹn hò, quan hệ với người khác trong khi vẫn quan hệ với tôi… Ôi thôi! Thật là hèn hạ làm sao.
“Trong suốt thời gian qua, anh đã cố gắng đối xử với em hết mực có thể. Vừa trong vai trò người tình, vừa là người khách mua hang với kẻ bán hàng. Anh hi vọng là em hiểu điều anh muốn nói.”
Chỉ có vậy đó. Cái kẻ đã dắt díu tôi ra khỏi cái cuộc sống mà kẻ đó gọi là tù tôi đó lại đẩy tôi trở về với cái thế giới đó. Hóa ra từ trước tới nay, anh ta không thật lòng quý mến tôi, mà chỉ coi tôi là một kẻ bán hoa, bán cái thân xác của mình, còn anh ta thì chỉ là kẻ mua thân xác của tôi mỗi lần anh ta thèm muốn mà thôi. Đã vậy, anh ta còn được lời khi vừa có một nhân công vừa biết làm việc, vừa biết phục vụ tình dục cho anh ta nữa. Thật là hời làm sao.
9.
“Em có nghiện hút hay tiêm chích gì không?”
“Không ạ!”
“Thế gần đây em có quan hệ tình dục không?”
“… Có ạ!”
“Với ai? Bạn gái hay gái mại dâm?”
“… Bạn gái, và cả gái mại dâm ạ.”
“Vậy gần đây nhất là khi nào? Và mỗi lần quan hệ như vậy em có sử dụng bao cao su hay không?”
”Lần có lần không. Gần đây nhất có lẽ cũng khoảng ba bốn tuần gì đó.”
“Với bạn gái hay gái mại dâm?”
“Gái mại dâm.”
“Chắc không sử dụng bao đúng không?”
8
“Dạ! vậy kết quả của em là sao hả bác sỹ?”
“Chỉ là nghi ngờ thôi. Để chính xác hơn thì sau ba tháng nữa em quay trở lại đây kiểm tra lại lần nữa cho đảm bảo.”
“… Dạ…”
Ha ha ha ha ha… nghi ngờ đó. Mọi người có biết như vậy có nghĩa là gì không? Là HIV đấy, là AIDS đấy. Ha ha ha… cuối cùng thì cái ngày chết tiệt đó cũng đã đến. Nhưng, mả tổ, sao nó đến sớm thế cơ chứ. Tôi mới mười tám, gần mười chín thôi mà. Ha ha ha ha… Từ giờ tôi sẽ phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây khi mang trong mình cái căn bệnh thế kỷ chết tiệt, chết băm chết bằm này cơ chứ. Tôi phải làm gì? Làm sao?... ha ha ha ha. HIV/AIDS đấy. Là HIV/AIDS đấy, không phải chuyện chơi đâu. Ha ha ha ha. Cần gì phải chờ đến tận ba tháng sau. Giờ có quá nhiều trung tâm tư vấn xét nghiệm giấu tên tự nguyện miễn phí, tội gì phải chờ lâu cơ chứ.
“Kết quả của em thế là hả anh?”
“Dương tính! Như vậy có nghĩa là em đã nhiễm HIV/AIDS.”
“Vậy ạ! Cám ơn anh. Em có thể đem kết quả về được chứ ạ?”
“Không được.”
“Thế ạ? Em xin xin phép.”
Vậy đấy. Dương tính sờ sờ với con dấu đỏ chót. Liệu còn gì để thắc mắc nữa không nhỉ? Đời tôi sẽ đi về đâu bây giờ.
10.
Lại ngồi phơi mặt ngoài đường, chào hàng. Dường như tôi không còn việc gì để làm ngoài việc này cả. Tôi lại quay về cho Ba làm. Tôi biết làm gì khác ngoài cái việc thổi cu cho người khác, rồi chổng tỹ lên trời mà ngoáy đâu… Những tiếng xe cộ qua lại tấp nập, nhốn nháo một cách vô tội vạ. Những bóng đèn nê ông vàng khè từ những cột đèn đường rọi khắp mọi xó xỉnh. Tối nay trời có vẻ dịu, muốn mưa.
“Ah! Lâu mới thấy em.” Một thằng cha lao con xe wave đõ ngay trước mắt tôi hóng hớt. “Sao thời gian qua bận đi làm ở đâu à mà không thấy bén mảng đến đây thế?”
“À! Ông anh đấy hả? có bận làm ăn gì đâu. Chẳng qua là về nhà “tu tỉnh” tý thôi. Còn ông anh thế nào? Dạo này làm ăn được chứ?”
“Ừm! cũng tàm tạm. Mà chú em thì tu gì? Tu hú thì có.”
“Vừa tu vừa hú nó mới hiệu quả chứ. Thế giờ đi đâu đây?”
“Chán. Định đi ra quán cà phê gọi mấy con hang ra đấy buôn tý nhưng trông thấy em ở đây rồi thì… lại thôi.”
“Thôi đi thím. Thím đong như đong thóc ấy. Nghe mà ép phê hết cả người.”
“Vào chiều anh phát nhé.”
‘Chờ bọn kia đi ăn về đã. Mà nhìn bây giờ ông anh ngon lành cành đào ra phết đấy nhỉ? Phần nào ra phần đấy. Mông ra mông, má ra má, tóp ra tóp.”
“Tiên sư bố nhà cô. Cô định giễu tôi đấy hả?”
“Này này… Em cảnh cáo rồi đấy nha, gọi gì thì gội, đừng có gọi em là dì, cô, chị, thím
9
nghen. Kẻo em táng đấy. Cho xe vào trong đi rồi ra đây ngồi.
“Vẫn nam tính như ngày nào. Anh thích cái tính cách của em quá đi mất.”
Khác hẳn với cái mã bề ngoài. Ông anh vừa rồi chỉ được cái xác đàn ông, còn tính cách và xu hướng tình dục thì lại giống đàn bà. Đặc biệt, trong mỗi lần quan hệ, nếu được túm tóc, bạt tai, tét mông, hay chói chân choí tay thì anh ta càng khoái hơn, anh ta sẽ kêu la, rên rỉ chả khác gì một người đàn bà vừa đáng thương lại vừa dâm dục. Vì trong đám nhân viên ở quán không ai chịu nổi cách hành xử của anh ta nên anh ta rất khó kiếm nhân viên phục vụ, cũng như bạn tình. Chỉ khi anh ta gặp tôi. Và tôi thì… cũng thuộc lại khác người một chút, thích hành hạ người khác. Nên, gần như tôi và anh ta là một cặp.
Sáu tháng, vậy là tôi cũng đã quay lại làm chỗ Ba sáu tháng rồi, và cũng là sáu tháng tôi biết mình nhiễm IHIHhhh
HIV/AIDS. Trong suốt sau tháng này, tôi quan hệ với bao nhiêu người, ngậm bao cái dương vật, phóng bao nhiêu tinh trung vào cơ thể bao nhiêu người khác? Làm tổn thương đến biết bao con người? Sáu tháng, sáu tháng tôi sống mà không hề bận tâm suy nghĩ gì về bản thân mình, bản thân người khác. Nghĩ làm gì cơ chứ. Chỉ tổ mệt xác thêm mà thôi, phải không?
Có thể gọi tôi là kẻ ăn cháo đá bát, một kẻ vô ơn được không nhỉ? Mà không phải, nếu không nhờ có bài báo đó của tôi thì liệu gì cái quan đó lại được biết đến nhiều như vậy, đông khách như vậy cơ chứ? Thật tanh tưởi, bẩn thỉu, trước khi dứt áo ra đi khỏi cái quán của Ba, tôi có viết một bài báo viết về tôi, về quán của Ba, dù không hay ho cho lắm. Nhưng đó là những điều thật lòng mà tôi nghĩ lúc bấy giờ, ngoại trừ HIV/AIDS ra.
11.
Việc lấy lại cân bằng cuộc sống thật không dễ dàng chút nào? Nhất là với một kẻ như tôi, đã quen với cuộc sống nhàn hạ rồi. Về nhà ở chưa được bao lâu thì:
“anh định ăn không ngồi rồi đến tận bao giờ nữa? anh còn định để cái nhà này nuôi béo cô anh đến bao giờ hả?” Chị gái tôi quát lên trong một bữa ăn tối.
“…”
Béo cô? Ăn không ngồi rồi? Ha ha ha. Nhục nhã làm sao? Trước đây, mới có cách đây mấy tháng thôi, tôi đem tiền về thì sao mà họ cười hớn hở đến thế? Vậy mà bây giờ, tôi có ở nhà chơi rông có gần tháng thôi mà họ làm như sắp đến ngày tận thế không bằng? Tôi còn nhớ như in cái dáng vẻ ngạc nhiên, mắt trợn tròn, mồm há hốc như bị trúng gió của những con người này khi lần đầu tiên tôi mang tiền tôi kiếm được bằng cái nghề kinh tởm đó về:
“anh kiếm đâu ra lắm tiền thế?” Mẹ tôi hỏi, nhìn chằm chằm váo sấp giấy bạc để trên bàn.
“anh đi ăn cướp hay sao mà có lắm tiền thế?” Chị tôi hỏi thêm vào.
“Không. Chẳng ăn cướp cũng chẳng giết người.” Tôi trả lời.
“Thế sao anh có nhiều tiền thế? anh kiếm ở đâu ra?”
10
“Có gì đâu, chỉ nằm ngửa ễnh ra cho thiên hạ nó bú rồi nhận tiền thế thôi.”
“anh…”
“anh làm đĩ?”
“Ừ.”
“Thằng mất dạy.”
“Có được dạy đâu mà đòi mất.”
“…”
“Vậy thì cố sống sao đừng có mang điều tiếng gì về cho cái gia đình này là được rồi. Còn anh thích sống ra sao thì sống.”
“Khỏi nhắc. Đây cũng không thích dây dưa gì với cái gia đình này cả.”
“…”
“…”
Vậy đó, cái gia đình của tôi vậy đó. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Phải nói là một ao nước lã còn đáng giá hơn một giọt máu rất nhiều, chí ít một ao nước lã thì có thể đun, lọc nước bán, còn một giọt máu thì làm được cái gì, chẳng được cái gì cả, chỉ để ngoài trời một tý là nó khô đét lại, chẳng làm ăn được cái khỉ khô gì cả.
Việc tiềm kiếm việc làm cũng khó khăn hơn, tôi khó thấy có việc nào phù hợp với mình, mà việc phù hợp thì lại yêu cầu bằng cấp. Chán, chán biết nhường nào? Một tuần, một tháng trôi qua, rồi hai tháng, thay vì kiếm được việc, tôi lại kiếm được những khách hàng, hết khách hàng quen cũ, rồi lại đến khách hàng mới, cứ người này giới thiệu người khác. Cuối cùng, tôi vẫn không thể dứt khỏi cái thế giới này được.
12.
Sau gần ba tháng ngồi chơi không, mà thực ra không phải ngồi không hoàn toàn, bởi tôi vẫn hoạt động, kiếm tiền, chỉ là ít hơn trước mà thôi. Tôi cũng kiếm được một chân bồi bàn trong một nhà hàng cà phê. Đồng thời cũng kiếm được một con gà để làm thịt. Đúng là số mình là số “hoa đào”. Một bông hoa đào có độc. Tôi thấy làm vui vì điều đó. Ngày ngày tỗi vẫn đều đặn đi làm từ tờ mờ sáng và đến ba bốn giờ chiều thì lại lóc cóc đi về. Và vẫn đều đều tuần hai buổi gặp gỡ, nói chuyện, làm tình, và nhận tiền “boa” từ con gà tội nghiệp đó. Tôi không biết khi con gà đó biết sự thật về tôi thì sẽ ra sao nhỉ? Có cảm thấy ghê tởm. kinh sợ hay không? Dù sao thì tôi cũng chẳng bận tâm, bởi con gà này quá già rồi, đã luống tuổi, gần thất thập rồi ta. Dù có biết thì lúc đó cũng quá muộn đối với lão ta rồi. Tội gì tôi phải bận tâm ha? Cuộc sống tôi vẫn vậy, vẫn diễn ra như thế, sáng sáng đi làm, chiều chiều đi làm về. Thế thôi, chẳng có gì cả.
Nỗi cô đơn, nỗi trống trải luôn xuất hiện trong tâm trí của tôi. Tôi không thể nào gạt bỏ được những nỗi nhớ nhung, them muốn được một ai đó, một bàn tay nào đó vuốt ve, mơn trớn cơ thể mình. Tôi không thể không nhớ tới những quãng ngày còn ở chỗ Ba. Tôi luôn nhớ những giây phút ở bên anh, khi được anh vuốt ve, hôn hít cơ thể mình. Tôi luôn thèm khát được như vậy…
Sửa bởi quản trị viên 17/09/2009 lúc 09:59:40(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | "Thế gian vô thường,quốc độ mong manh,tứ đại khổ thông,năm ấm vô ngã,sinh diệt đổi đời,hư ngụy không chủ..." |
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-10-2006(UTC) Bài viết: 1.126  Đến từ: tây hồ - hà nội Được cảm ơn: 73 lần trong 47 bài viết
|
Nhưng, cũng kèm theo những nỗi them khát đó, nỗi cô đơn trống trải đó là sự hối tiếc, ân hận biết nhường nào. Sao mà số tôi ngu đến thế, sao cuộc đời tôi lại dại đến vậy? kết thúc quá sớm cho một tương lai còn đang rộng mở. Những tội lỗi, những… đã có biết bao nhiêu người đã bị tôi làm cho cuộc sống trở nên tồi tệ? đã có bao nhiêu người đã biết mình nhiễm HIV/AIDS… và đã có bao nhiêu người đã biết cuộc đời mình, gia đình mình đã bắt đầu tan vỡ?... Do tôi? Tất cả đều do lỗi của tôi. Tôi đã hại họ, hại tất cả bọn họ… nhưng ai đã hại tôi? Tôi đã bị ai hại?
13.
Dường như việc rời bỏ cái thế giới tội lỗi đó là một cực hình, một việc khổ sai đối với tôi. Tôi không thể không liên hệ với cái thế giới đó. Dù là bằng hình thức nào đi chăng nữa, ngoài việc ngày ngày đi làm kiếm tiền ra, tôi vẫn phải liên hệ với cái thế giới này, ít nhất một lần, bằng con đường internet. Tôi nghĩ, nếu không có internet, chắc tôi sẽ chết mất thôi. Hằng ngày, tôi vẫn nắm bắt được tình hình trong giới thong qua các trang web về giới này, những thong tin, những sự kiện, tất tất tật mọi thứ. Ngoài ra, tôi còn liên hệ với một thế giới nữa, thế giới của những người sống chung với HIV/AIDS. Tôi đang ký member trên trang web diễn đàn về hiv ở việt nam. Tham gia đọc, viết bài, viết lên những nỗi sầu khổ chất chứa trong long mình. Với một cái tên khác. Tôi biết hơn về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng của những người có H. Cũng như những nguy cơ mà họ có thể mắc phải… Và tôi cũng biết thêm, việc cố ý reo rắc, lây truyền HIV/AIDS ra ngoài cộng đồng sẽ phạm tội. Nhưng, thì đã làm sao? Tôi không nói, không thừa nhận mình là người có H thì ai biết, ai hay là mình đã, sẽ mắc HIV/AIDS từ tôi. Chẳng có ai biết cả, ngoại trừ tôi. Ha ha ha ha… thật bỉ ổi, thật nhơ nhớp, thật trớ trêu là tôi lại trở thành một kẻ như vậy.
Vừa bước qua cái tuổi mười tám có mấy hôm, tôi đã nhận được giấy thông báo đi khám nghĩa vụ quân sự. Đi nghĩa vụ quân sự đó. Nhàn hạ lắm, nếu nói theo cách nói của bà chị tôi, kỷ luật, mà lại có lương nữa. Tôi bị tống đi nghĩa vụ là tốt cho cả gia đình lẫn bản thân tôi. Nhưng, tự thâm tâm, tôi biết, tự đố với bản thân là chỉ có thằng ngu nào mới ok duyệt cho tôi đi nghĩa vụ. Chỉ có thằng điên ba đời thì mới có hành động như vậy. Dù nghĩ vậy, biết vậy, nhưng tôi vẫn làm đợn đăng ký tự nguyện xin đi nghĩa vụ. để lấy lòng gia đình mà. Một ngày, hai ngày trôi qua, rồi một tuần, một tháng nữa, khi mà tất cả lũ bạn cùng trang lứa, nếu không có gia đình lo lót chạy chọt cho khỏi phải đi nghĩa vụ thì cũng là những thằng mặt dài mặt ngắn, ủ như bánh bao chiều nối gót theo tên nhau đi từng vùng miền khác nhau để thực hiện nghĩa vụ hai năm. Chỉ có tôi, an nhàn, ung dung ngồi nhà chơi.
“Mày xin đi tình nguyện mà, sao không thấy tên mày bị gọi nhỉ?” Mẹ tôi ngạc nhiên sau ngày lễ ra quân. “Tài bố đứa nào cả gan dám gọi thằng này đi nghĩa vụ, cả nhà nó xui ba đời.” Tôi trả lời. “Tinh tướng hão, chưa có ngày.” “Cứ chống mắt mà chờ xem, thách tiền chúng nó cũng không dám gọi.” …. 12 Quả thật, cả một năm trôi qua, một đợt nghĩa vụ nữa, những đứa nào lần trước lo lót thì giờ lại tiếp tục lo lót, lo lót không được thì lại xin mời cắp vài bộ quần áo ra đi, lên đường hành quân ‘cứu nước’. Tôi vẫn vậy, ngay cả cái tên để gọi đi khám sức khỏe cũng không có. Quá an nhàn, sung sướng. Trong suốt một năm này, tôi lại làm quen được một cu cậu sinh viên, người Thái Bình, tính hơi đàn bà một chút. Nhưng được cái khá là chiều trong khoản làm tình nên tôi khoái, dù rằng phải bao ăn ở, tiền học, đi lại cho cậu ta cũng khá tốn kém. Tôi vẫn không đủ can đảm để nói sự thật với cậu ta. Chỉ dám nói trước khi bắt đầu mối quan hệ là: “Em sẽ chịu nhiều thiệt thòi mất mát đấy.” Tôi nói “Em bằng lòng chấp nhận mà. Mới lại em cũng có người khác nữa mà. Anh và em chỉ là cặp bồ với nhau thôi đúng không?” Cậu ta nói, quả thật là cậu ta trong lúc quan hệ với tôi vẫn hệ hò và quan hệ, làm tính với những người khác nữa. Gay mà, làm gì có chuyện chung tình, may ra chỉ có tình chung thì còn có thể dễ hiểu. “Ừm! miễn sao sau này em đừng hối hận là được.” “Không có chuyện đó đâu.” “Đừng nói trước điều gì.” Tôi vừa nói vừa nghĩ thầm. “đến lúc cưng nhận ra thì cũng đã muộn rồi cưng ạ. Có hối cũng không kịp nữa đâu. Rất xin lỗi là đã đưa cưng vào ‘đời’ sớm như vậy. Anh thật lòng không muốn, chỉ tại số cưng nó xui thôi. Đừng hận anh, trách anh nghen.” Giọng điệu thật tởm lợm, chua lòm phải không? Nhưng đó là tôi đấy, là con người tôi lúc đó đấy. Tuyệt vời quá phải không?
… Tình chung, chung tình. Tôi chửi mẹ cha hai cái chữ chó chết này. Mất tiền mất của, mất sức không sao. Đằng này bị thằng ranh đấy nó xỏ mũi mình thế mới điên. Nó dám sex với thằng bạn của mình một cách lén lút, không chỉ một lần, mà nhiều lần cơ chứ. Vậy mà mình tin tưởng nó, cứ nghĩ là nó sẽ không bao giờ dám giở trò đó với mình. Vậy mà mình bị nó và thằng bạn đâm cho một quả sau lưng. Thế mới điên.
Điên thì cũng chỉ điên trong nhất thời, cay cú nhất thời, chốc lát mà thôi. Nhưng bù lại, đó là sự hối tiếc, hối hận cho cái thằng bạn ngu xuẩn của mình. Cái số nó ngu, vậy là đời nó cũng ra bã như mình thôi. Ai bảo cứ mải đắm chìm troing cái giới này làm chi, cứ thích ngắm giai làm gì cơ chứ… Để rồi đến ngày chết từ lúc nào không hay. Ôi! Cuộc đời, thật chả khác gì một trò chơi. Một cái vòng lẩn quẩn.
14.
Chán cái nhà này tới tận cổ mất thôi. Sao tôi lại sinh ra trong cái gia đình này cơ chứ? Trời ơi! Kiếp trước con đã gây nên nghiệp chướng nào nặng nề lắm hay sao mà con kiếp này phải chịu nhiều khổ ải đến như vậy hả trời?
II.
1.
HIV/AIDS. Nó là cái gì mà khiến con người ta sợ hãi đến như vậy? Người ta ghê sợ, xa lánh, và run sợ mỗi khi nhắc đến chúng. 13
“Mẹ ơi! Con có chuyện nói với mẹ.” Một ngày đẹp trời với bầu trời trong xanh, với những cơn gió nhẹ hiu hiu thổi ban sáng. “Có chuyện gì? Chắc mày lại gây ra chuyện gì rồi chứ gì?” Lời mở đầu như vậy đó. “… Mẹ có nhớ cách đây một năm con nói con làm gì mà có nhiều tiền thế không?” “Làm gì?” “… Con làm đĩ cho người ta chơi. Giống như các chị con gái thuê nhà trong xóm mà mọi người, mẹ hay gọi là mấy con đĩ đó. Con cũng gần giống như mấy chị ấy, cũng đi ngủ với những người có vợ, có chồng, những người chán cơm them phở để lấy tiền đó…” “…” Một khoảng không tĩnh lặng bao trùm cả căn nhà mười mấy mét vuông. Sau bao nhiêu sóng gió, biến đổi thời cuộc. Từ căn nhà lầu ba tầng, đầy đủ tiện nghi, giờ đây mẹ con tôi, chính xác là ba mẹ con tôi gồm, mẹ, chị, và tôi phải chui rúc trong căn nhà mười bảy mét vuông. Còn anh trai tôi, sau khi lấy được cô vợ “trời đánh không chết, phật đánh không vật.” về đã làm chủ trong căn nhà, đuổi thẳng cổ ba mẹ con tôi ra khỏi cái căn nhà mà bà già tôi chót dại nói là cho anh con trai lớn của mình. Về làm dâu chưa đầy mấy tháng, chị ta tòi ra một thằng cu, mà nói trắng ra đây đây phải là một cuộc hôn nhân đâu, chỉ là ăn cơm trước kẻng, bí quá nên dắt díu nhau về ở mà thôi. Ai ngờ, ở đời ai học được chữ ngờ. Sauk hi sinh được một thằng cu, vắt kiệt cái sức già của bà già tôi vào việc chăm sóc thằng bé kể từ lúc nó mới lọt lòng đến khi nó hơn một tuổi thì chị ta đã gói ghém đồ đạc của ba mẹ con tôi gọt gàng, tử tế và không thương tình, chị ta quẳng thẳng tay từ trên lầu xuống ngoài đường. Trước cái nhìn bất lực của người anh trai ngu như con cầy cùa tôi và bà mẹ, bà chị dại khờ của tôi nữa. Biết mặt mà khó biết lòng. Tôi đã hiểu được, học được câu nói đó từ chính những người than trong gia đình mình. Dù ta có biết mặt, dù ta có biết là họ đang cười nói đi chăng nữa. Nhưng ta đâu biết họ đang nghĩ gì trong đầu? ai mà biết. “Con nhiễm HIV rồi mẹ ạ.” “…” Lại một khoảng không tĩnh lặng bao trùm cả căn nhà. “Mày nói gì hả? em nghe không rõ. Nào là đĩ điếm rồi nào lại là ngày trước gì gì rồi lại cái gì HIV nữa. em nghe chẳng hiểu gì cả.” “… Nói tóm lại, con bị si da rồi.” “Ha ha ha… ngu thì chết. Thân làm tự chịu thôi. Ai bảo mày ngu sống đua đòi đú đởn làm gì để rồi mà bây giờ bị si da…” Lại tiếp tục một khoảng lặng im lìm. “… Ngu thì chết, thân làm tự chịu… ha ha ha ha… đúng vậy. Ngu thì cắn cu mà chết…”
2.
Một tuần, một tháng, rồi lại nửa năm trôi qua kể từ ngày tôi nói chuyện với mẹ về sự thật đó. Bà vẫn làm ngơ, coi như chẳng biết gì, coi như tôi vẫn như từ trước tới nay, không hề tồn tại trong cái nhà này. Vậy càng tốt, phải không nhỉ? Càng yên thân.
Tôi bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện. Thật hào hứng khi search được trên mạng một thông tin là sẽ có một hoạt động tình nguyện hỗ trợ những người dân- trẻ em làng chài… tự túc ăn ở, đi lại… Wow! Sướng thế, chắc là sẽ đi xa lắm đấy, tận làng chài mà. Tôi hào hứng đăng ký tham gia, vừa muốn được giúp đỡ mọi người, vừa muốn được đi đây đó giải tỏa bức xúc căng thẳng bấy lâu… Thất vọng, gần như thất vọng vì khi đến 14 nơi, thực tế, cái làng chài đó chỉ là gòm một vài ngôi nhà thuyền trên Sông Hồng mà thôi. Một nhúm nhỏ vài hộ gia đình đơn lẻ, không gốc gác, hộ tịch, giấy tờ tùy thân. Cùng với vài hộ gia đình nữa nằm ở khu bãi đất giữa Sông Hồng. Hơi thất vọng vì đọc quảng cáo thấy hoành tráng thế, vậy mà khi chứng kiến tận mắt thì khác một trời một vực.
Công việc tình nguyện đầu tiên là vậy đó, hang ngày tôi sẽ dành hai ba tiếng hoặc một phần hai ngày tới dạy học, chơi với các trẻ em ở làng chài,bãi giữa Sông Hồng, giúp các hộ dân làm bình lọc nước để lấy nước ăn uống. Tuy hồi đầu thấy hơi thất vọng thật, nhưng dần dà, theo thời gian, việc được cùng chơi, cùng học với các em, nấu ăn, chăm sóc các em… Tôi thấy mình được các em giúp đỡ rất nhiều. Chí ít là tôi không còn nghĩ tới thân phận ngày trước của mình nữa, không còn nghĩ tới việc mình là người nhiễm HIV/AIDS. Một năm, một năm với bao kỉ niệm vui buồn với các em… Thật tiếc là khoảng thời gian vui vẻ đó không thể kéo dài hơn được, thật tiếc làm sao.
Đúng như câu: biết mặt mà không biết lòng. Dù con người ta có lấy danh nghĩa là giúp đỡ cưu mang người khác, nhưng thực chất, mục đích của họ khi làm những công việc này là gì? Thật khó ai mà biết được. Tôi như một con chó đói khi biết được rằng số tiền hàng ngàn đô la được gửi vào tổ chức này hàng tháng hàng quý gần như bốc hơi hết trước khi tới được tay những đối tượng đích là những trẻ em lang thang cơ nhỡ, khó khăn ở làng chài. Cộng thêm số tiền hang trăm đô la mà mỗi tình nguyện viên nước ngoài phải đóng mỗi khi đến việt nam hoạt động nó bay đi đâu? Khi mà tiền đi lại của họ gần như phải tự túc, tiền ăn uống thì chỉ chưa tới một đô la một bữa? và lũ trẻ thì chưa được mười năm ngàn một bữa. Thậm trí, có những bữa những tình nguyện viên như tôi còn phải góp tiền, bỏ tiền túi ra để mua thức ăn nấu phục vụ bọn trẻ, tình nguyện viên nước ngoài? Tôi không hiểu lý do vì sao và đã tìm hiểu, và biết được rằng chị chủ nhiệm, cùng kế toán có dâu hiệu biển thủ tiền… Chỉ chưa đầy một năm tham gia vào tổ chức này, với vai trò từ tình nguyện viên làm không công cho tới chức vụ chủ nhiệm tổ chức ở việt nam với đồng lương ít ỏi có mấy triệu một tháng mà chị ta có thể mua xe tay ga, thuê nhà khá giả… Tôi, bọn trẻ, và một vài tình nguyện viên khác đã nghi ngờ, chất vấn nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, tôi làm ầm lên và cãi cọ. Kết quả cuối cùng là tôi bị đuổi khỏi tổ chức, cấm không được đến đấy nữa. Thật lạ.
3.
Thôi công việc tình nguyện, tôi chú tâm vào công việc của mình. Chạy bàn, vẫn mãi là chân phục vụ chạy bàn mà thôi. Cái số kiếp của tôi nó như vậy rồi. Mệt mỏi quá đi mất. Nhưng dù có vậy, cái số của tôi vẫn “hên như một con chó” khi mà, không mời mà tới. Những con gà vẫn đâm đầu vào chỗ chết khi mà tôi đã giơ biển cảnh cáo nguy hiểm ra. Nhưng tất cả vẫn không ăn thua. Vẫn có kẻ muốn lao vào chỗ chết. Dường như việc tôi nói mình nhiễm HIV như là đang nói với họ vậy. Không một ai tin, từ năm này qua năm khác. Thành thử, tôi chán việc thừa nhận mình là kẻ nhiễm HIV lắm rồi. Việc cứ phải gồng mình nên thừa nhận mình là người có H khiến tôi mệt mỏi, mà chẳng ăn thua gì. Một thế giới mà toàn kẻ ngu dại tồn tại, vì thế có chết đi vài người chắc cũng chẳng có 15 vấn đề gì.
4.
“Mệt à? Đi trông đít nhôm mà cũng mệt à?” Tôi đá đều bà già của mình. “Mày câm đi cho yên cửa yên nhà.” Bà chị tôi quất. “Rảnh hơi lắm đấy mà đây quan tâm.” Tôi bật lại. “Mày…” Chị tôi cứng họng. “Quân đổ đốn, mày không phải đá đểu.” Mẹ tôi chen vô.
… Cuộc sống của gia đình tôi hiện tại, quá khứ, và tương lai chắc sẽ vẫn vậy. Tôi luôn là kẻ đối đầu với mẹ và chị tôi. Giờ đây, anh trai và chị dâu tôi đã làm lành vớ\i mẹ tôi, nịnh bợ bà để bà tiếp tục trông thằng thứ hai. Mà kết quả khi nó lớn lên thì, chắc chẳng có gì tiến bộ so với thằng lớn cả, rồi thằng bố nó lại sẽ đá bà, đuổi bà như một con chó trước đây.
“em sống có lương tâm. Có phật, có tổ tiên trong lòng. em không làm gì phải hổ thẹn cả. Dù nó có đối xử với em bây giờ thế nào thì sau này con cái nó cũng sẽ đối xử lại với chúng nó như vậy. Ác giả ác báo.” Mẹ tôi than thở. “Khi đó thì bà đã xanh mộ với đống cỏ rậm rì trên đỉnh đầu rồi. Chờ mà ác giả ác báo. Lương tâm đáng mấy đồng? Có đáng một trinh một các không? Chỉ đáng vứt cho chó nó gặm thôi.” Tôi than thở lại. “Mày… Mày ăn nói cho cẩn thận. Đúng là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà. Bao nhiêu công sức em bỏ ra nuôi dạy mày mấy chục năm trời cuối cùng cũng chỉ là thế này thôi sao? Quân mất dạy.” “Giờ mẹ mới biết hả?... Có vẻ muộn còn hơn không nhỉ? Vậy cố mà thưởng thức dần đi là vừa.” “…” Bà đứng dạy bỏ đi vào trong nhà. Kể từ ngày bà vô tình, cố tình đi chăng nữa khi nói câu “ngu thì chết, thân làm tự chịu” khi tôi kể sự thật cho bà nghe. Bà đã cắt đứt hoàn toàn nỗi thương cảm của tôi đối với bà, lòng tin vào bà. Bất cứ hành động nào mà ta tạo ra, dù không gây hậu quả ngay lúc này thì ắt một ngày nào đó cái hậu của của hành động đó sẽ sảy ra.
5.
Cuộc chiến giữa tôi và gia đình tôi có lẽ sẽ không bao giờ có thể kết thúc được. Vì sao ư? Vì bất cứ ai trong chúng tôi cũng đều rất đề cao lòng tự trọng của mình. Chí ít là đối với tôi, dù rằng tôi đã xác định sẵn là lòng tự trọng, tự tôn của một con người, nhất là của một thằng con trai đã bị chó nó tha đi rồi kể từ ngày tôi tự biến mình, than thể mình làm công cụ kiếm tiền nuôi mồm. Nhưng, dù ra ngoài đường, xã hội, tôi có bị người đời lăng mạ, xỉ nhục mấy đi chăng nữa thì khi về, ở trong cái nhà này. Tôi quyết không để bất cứ ai trong cái nhà này, gia đình này có cơ hội lăng mạ, xỉ nhục tôi. Chỉ có tôi, chỉ có riêng tôi mới có cái quyền đó, cái quyền lăng mạ, xỉ nhục họ…
Nhưng, lăng mạ, xỉ nhục rồi thì được cái gì cơ chứ? Một nỗi trống trải bao la trong lòng. 16 Một nỗi tê tái, xót xa như xát muối vào vết thương hở. Một nỗi chua xót, nhục nhã tận đáy lòng. Cứ cười, cứ nói, cứ mỉa mai, cứ lăng mạ… thật nhiều, thật nhiều vào. Và để rồi mỗi khi màn đêm buông xuống, mỗi khi chỉ còn lại một mình trong căn nhà trống trải. Một nỗi bang khuâng khó tả, ngậm ngùi, đau xót. Phải không nhỉ?
Oaaaaaa... ooooaaaaa… đã bao lần tôi tự gào trong tâm trí của mình như vậy, gào xé rách cổ họng. Huuuu oooaaaa… Nếu có thể khóc ra được thì tốt biết bao.
III.
1.
Ngựa quen đường cũ. Tôi ghét phải ví von mình như vậy. Nhưng thực tế thì đúng là như vậy. Dù tôi vẫn đi làm đều đều ở quán cà phê. Nhưng tôi vẫn không từ bỏ việc mình đi khách kiếm thêm. Để giải tỏa nỗi bức xúc kìm nén bao ngày. HIV/AIDS ư? Quan tâm tới nó làm gì cơ chứ. Chỉ tổ mệt mỏi thêm mà thôi. Tôi không có nhu cầu tìm bạn tình, thực sự là thế, bởi dù gì thì tôi cũng đang cố vớt vát lại chút ít phần lương tri còn xót lại tẻo teo của mình. Nhưng… cuộc đời đúng là một ván cờ, một trò chơi mà ta không biết tình hình diễn biến nước đi tiếp theo sẽ là gì. Ví như việc gặp chú, người đàn ông mà tôi đã có khoảng thời gian nghĩ là mình đã yêu, quý chú ấy. Nhưng giờ nghĩ lại thì lại thấy khác, đó chỉ là một thứ cảm giác bồng bột bấy lâu mà mình đã kìm nén mà thôi, giờ nó mới có dịp để bộc phát ra bên ngoài. Nhất thời, nhanh chóng như một cơn mưa rào vào cuối chiều.
2.
Tôi gặp chú vào một ngày gần cuối thu, cuối thàng mười một. Tình cờ hôm đó tôi đi xuống nhà xuất bản kim đồng mua vài cuốn truyện tranh, tiện thể sang bên bở hồ Thuyền Quang ngồi đọc lướt qua một chút. Dù gì bữa nay cũng là ngày nghỉ của mình. Tội gì mà không nghỉ ngơi xả láng cơ chứ? Nghĩ vậy, tôi làm y như thế. Đang ngồi đọc truyện, thì bỗng có người đi xe máy dừng lại ở chiếc ghế đá phía trước mắt mình, ở con đường bên trong. Ngẩng đầu lên nhìn theo bản năng, chẳng có gì đặc biệt cả. Một lão trung niên, chẳng có gì đáng để quan tâm cả. Lại cúi đầu vào cuốn truyện của mình. Một phút, hai phút, rồi mười năm phút trôi qua trong im lặng, tôi cũng đã đọc xong một cuốn truyện tranh mới mua. Có phần mỏi cổ, tôi vươn vai kêu ư ư vài tiếng nho nhỏ, bất chợt tôi nhìn thấy ánh mắt hiền hòa của chú, cùng với nụ cười duyên- bây giờ tôi mới thừa nhận điều đó. Đang nhìn tôi tủm tỉm cười. Thật lạ, không quen không biết gì cứ nhìn mình cười ngầm thôi. Tôi cúi đầu chào theo thói quen nghề nghiệp. Và chú, người đàn ông trung niên đó vẫy tay vỗ vỗ xuống chỗ trống trên chiếc ghế đá của mình. Tôi lắc đầu, một lần, hai lần, rồi ba lần… thất vọng. Có lẽ thế, bởi chú quay mặt đi một lúc, còn tôi, lại lôi cuốn truyện thứ hai ra đọc.
“Cháu đang đi học à?”- Chú quay đầu lại bắt chuyện với tôi. Tôi ngẩng đầu lên nhìn xung quanh rồi chỉ vào mình. Một cái gật đầu xác nhận. “Không… Bộ nhìn cháu giống học sinh đang đi học lắm hả?”- Tôi bật cười trả lời. 17 Tôi thường bị lầm tưởng vậy bởi thói quen đeo ba lô, cặp xách mỗi khi đi ra đường. “Ừm. Nhìn cháu còn trẻ lắm. Cháu đang học trường gì?”- Một cuộc làm quen thật đơn giản. “Cháu học trường đời ạ.”- Tôi trả lời kèm theo một nụ cười tủm và quay trở lại với cuốn truyện của mình. “Trường đó cũng hay đấy chứ? Nhiều giáo viên giỏi lắm, và cũng có nhiều học sinh giỏi nữa. Cháu thật may mắn mới học được trường đấy.”- Chú trả lời tôi. “Ha ha ha ha…”- Tôi cười mà không dám cười to vì sợ vô duyên, chỉ vừa đủ nghe, coi bộ ông chú này cũng có khiếu hài đấy chứ.”Dạ! trường cháu giáo viên giỏi, học sinh giỏi nhiều mà hư cũng nhiều chú ạ. Không như chú tưởng đâu.”- Tôi hùa theo cuộc nói chuyện. “Ha ha ha… Cháu tinh quái lắm. Thế đang đi học hay đang đi làm nào?”- Chú hạ giọng trầm hỏi tôi. “Dạ đang đi làm ạ!”- Tôi cũng thành thật trả lời. “Đang làm nghề gì? Sao giờ này đã ra đây ngồi rồi, chắc trốn việc chứ gì?” “Cháu làm bồi bàn. Hôm nay là ngày nghỉ nên rảnh ra đây mua sách rồi ngồi đọc thôi. Còn chú thì sao?” “Chú cũng như cháu, hôm nay là ngày nghỉ nên ra đây ngồi hóng gió thôi. Mà cháu đọc sách gì vậy?” “Truyện tranh ạ!” …
Cuộc nói chuyện giữa hai người dần dà trở nên than thiết hơn, và tôi cũng đã rời chiếc ghế của mình để xuống ngồi cạnh chú. Nói chuyện vòng vo thiên địa chán chê, từ cách nhìn nhận về lối sống của hai thế hệ, rồi cách sống, học tập, nhân cách mỗi con người… cuối cùng không hiểu vì đâu? Lý do nào mà câu chuyện lại vòng về đồng tính, gay.
“Cháu coi đó là chuyện bình thường. Là lẽ đương nhiên, vốn có của quy luật tự nhiên. Không ai có thể phủ nhận, xóa bỏ nó ra khỏi cái cuộc sống thực tại này được.”- Tôi nói quan điểm của mình. “Chú cũng thấy vậy. Ở nước ngoài họ công khai, họ chấp nhận việc hai người đồng giới yêu nhau và hôn nhau là chuyện bình thường…”- Chú trả lời. “Ở Việt Nam nói riêng và các nước châu á nói chung, do chịu ảnh hưởng nhiều từ đạo khổng, coi trọng quy luật âm dương tự nhiên… cùng nhiều nhân tố khác nữa nên việc hai người đồng giới quan hệ xác thịt, yêu đương nhau là đi trái với quy luật tự nhiên. Và những người đó đáng bị trừng phạt…” “Chú cũng chỉ nghĩ một phần giống như cháu. Nhưng chú có phần là không thích việc công khai mình là một người đồng tính. Thay đổi cách ăn mặc, nói năng sao cho không giống như ai, ví dụ như ông đồng bà cốt, bóng lộ, bóng kín ấy. Chú chấp nhận mình là người đồng tính, nhưng chú vẫn là chú, một người đàn ông như bao nhiêu người đàn ông khác. Chỉ có điều khác là chú thích, có ham muốn quan hệ với những người đồng tính như mình mà thôi.” “…”- Im lặng, một, hai giây trôi qua.”Vậy chú không thích những người công khai mình là người đồng tính?” “Đúng vậy. Chú không phản bác việc quan hệ đồng giới là sai. Bởi chú cũng từng đi du 18 học ở nước ngoài nhiều năm, chứng kiến nhiều cảnh những nam sinh nước ngoài thủ dâm và quan hệ với nhau. Và bản than chú cũng từng quan hệ với những người cùng giới nên chú coi đó là một việc tự nhiên, hiển nhiên mà mỗi con người chúng ta đều có cả.” “Chú đã quan hệ nhiều chưa?”- Máu tò mò của tôi nổi lên. “Cũng không nhiều lắm, bởi bạn bè trong giới của chú ít. Mà chú cũng không phải là người dễ dãi gì trong việc này. Chú cũng đã có vợ con, và cũng đã lên chức ông rồi. Vì thế mà chú không nhất thiết là phải quan hệ nhiều.” “Àh há…”- Tôi bật cười tủm. “Cháu cười gì? Thế cháu có thích quan hệ với người cùng giới không?” “… Có thì sao, mà không thì sao ạ?” “Có thì cho chú cơ hội làm quen, còn không thì chúng ta làm bạn. Bởi chú thấy cháu có cách nhìn nhận, đánh giá về lối sống, cuộc sống hợp với chú…” “Ha ha ha ha… Nhưng không như chú nhìn bề ngoài đâu.” “Vậy sao?”- Một câu hỏi kèm theo một cái đặt tay lên hạ bộ của tôi thật nhẹ nhàng và mau lẹ… Thật không biết nên diễn tả ra sao nữa. Trên bảo dưới không nghe. Tai họa. “Chú mời cháu bữa trưa nay. Giờ cũng khá muộn rồi. Liệu có được không?” “Ừm… thôi ạ! Để ki khác. Bữa nay chú cháu mình chưa có gì đặc biệt cả…” “Chỉ một bữa cơm thôi mà. Sau là đường ai nấy đi, nhà ai người ấy về.” “…” “Cháu kỹ tính thế? Mời một bữa cơm thôi cũng khó quá.” “… Rồi, chỉ hôm nay thôi đấy.” “Ok!”
Vậy đó, bữa làm quen của tôi và chú như vậy đó. Sau bữa ngày hôm đó, phải hơn một tháng sau tôi mới gặp lại chú vì chú gửi mail cho tôi. Tôi còn không nhớ là đã trao đổi mail, số điện thoại với chú cơ nữa. Thật lạ là tới bữa thứ hai này, tôi lại dễ dàng đồng ý đi chơi với chú như vậy, chỉ uống nước thôi ha. Và phải tới tận lần thứ ba, thứ tư gì đó, sau một tin nhắn của chú là: “Cháu thích vai trò gì? Thích quan hệ kiểu như thế nào?” Thì tôi mới bắt đầu… cuộc chơi tàn khốc của mình. “Cháu thích vai trò chủ động, thích được đâm, cho dương vật vào hậu môn người khác.” “Cưng thích kiểu gì chú cũng chiều. Nhưng cưng phải thuộc riêng về mình chú thôi đấy.” Vậy là, chân tự bước, tay tự sờ, môi tự liếm… Tôi đã bước vào cuộc chơi mà tôi đã cố gắng không phải chơi thêm lần nữa. Đặc biệt là với chú, người đàn ông mà tôi rất ư cảm tình. Thật sự tôi không muốn lôi chú vào trong cuộc. Nhưng tôi lại không thể kiềm lòng được trước cái nhìn, nụ cười của chú, cùng với những lời như bôi mật của chú dành cho tôi. Thật là ngu ngốc, sai lầm… hết sức sai lầm. Tệ hại.
3.
Buổi chiều ngày hôm đó thật tệ hại. Nóng, nóng kinh khủng đi được, nhiệt độ 34- 35 độ liền. Nóng kinh khủng, và việc ngủ trên cái gác xép, với mái tôn xi măng, từ mặt sàn lên tới nóc có hơn mét bảy… thì hỏi làm sao mà có thể ngủ được cơ chứ. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi mới biết được là. Không có mặt mình, những người trong nhà nghĩ gì về mình. Thật nhục nhã hết sức khi sống trong một căn nhà như vậy. 19
“Nó là bố, là cụ nội hay sao mà một kẻ bảy mươi phải nuôi thằng hai mấy. Đ cụ nhà bà.” Anh trai tôi nói chuyện với mẹ mình như vậy đó. Biết nói làm sao nhỉ? Do cờ bạc, tổ tôm tổ tép nhiều quá, bao nhiêu tiền của bán đất, bán nhà, tiền đền bù đất đai đã được ông anh trai tôi tranh phần, đấu tranh giành về mình thật nhiều, thật nhiều cuối cùng cũng đã bị đốt sạch trên chiếu bạc. Giờ cháy túi, phải lết bò ra ngoài đường, vỉa hè bán quán nước, ghi đề. Và như muốn tìm một thằng sai vặt, cũng như nguồn thu mới. Vợ chồng anh ta đề nghị tôi mở quán bán bánh mỳ ngay cạnh quán nước của vợ chồng anh ta… Nhưng tôi từ chối và sự việc thành ra như vậy đó. “Đ cụ bà.” Nghe mới hay ho làm sao.
Không chỉ những thế, nằm trên gác xép, tôi còn nghe được những câu nói, đối thoại khác nữa của bà chị yêu quý của tôi. Gần như độc thoại.
“Sống trong gia đình thì phải biết lo biết nghĩ cho người khác. Chứ sống cái kiểu chỉ biết nghĩ đến mình như nó thì tốt nhất là biến đi chỗ khác mà ở.” “…” “Nhịn ăn nhịn uống lo cho nó, nhịn đắng nuốt cay đem tiền về nuôi nó. Cuối cùng thì được cái gì. Ma không ra ma, người không ra người. Bao nhiêu tiền của nuôi nó… ai hại nó, tự bản thân nó hại nó chứ đổ lỗi tại ai. Bao nhiêu năm ki ki cóp cóp nuôi nó, đến khi nó lớn thì… nó ăn đẫy mồm nó có nghĩ gì tới cái than già này không?” “…” “Ốm đau bệnh tật cũng cố bò lê bò lết đi làm, không dám nghỉ là vì cái gì? Chẳng vì cái gia đình này thì vì cái gì? Bao nhiêu công to việc lớn trong nhà nó có nghĩ tới không? Cái thái độ thờ ơ, bang quang của nó… Rồi bao nhiêu ngày nó bỏ đi, chầu trực từ sang tới tối như chó chầu trực cứt, bị người ta xỉ vả thì ai biết… sống thì phải biết lo biết nghĩ. Sống mà chỉ biết nghĩ cho bản thân nó thì đừng có sống làm gì nữa.” “Nó mà có chuyện gì sảy ra thì cuối cùng chẳng tới tay bọn này thì chờ bọn người dưng nó đến xử lý cho hay sao?”
Vậy đó, nhục như một con chó. Khi xưa, dù tôi có bỏ đi hàng tháng trời thì cũng chẳng sao, bởi khi tôi về, tôi đem theo một mớ tiền về. Còn giờ, khi mà tôi đi hoang có hai ba ngày thì đó… “Chầu trực như chó chầu trực cứt.” “Bị người ta xỉ vả thì ai biết.”… Lo sợ, lo sợ tôi sẽ sảy ra điều gì? Chết bất đắc kỳ tử ngoài đường? gây chuyện thị phi làm ảnh hưởng tới cái danh dự cái gia đình này?. Với cái gia đình này, dù bất cứ lúc nào, khi nào thì việc của trong nhà đi ra đều không được, chỉ có của bên ngoài đi vào thì con hay. Nhục nhã làm sao? “Nó mà có chuyện gì sảy ra thì cuối cùng chẳng tới tay bọn này…”, Họ mong tôi chết đến thế sao? Việc tôi sống, tồn tại với họ là nỗi nhục, lo sợ đến vậy sao? Cuộc đời tôi đúng là một sai lầm, một sai lầm lớn.
4.
Ngây ngất với những gì mà mình đang có. Công việc tạm ổn, cuộc sống gia đình- chuyện xưa như trái đất, tình cảm thì… Chú là một người tình lý tưởng. Một con người với những niềm đam mê. Ở bên chú, dù làm tình hay không, chú đều gợi cho tôi những cảm xúc lạ lung. Bình yên, thoải mái, hạnh phúc, an toàn… Chú như một người bạn, một 20 người tình, một người cha… Dù mỗi lần có hay không có chuyện, chỉ cần được nhìn chú, đọc những dòng tin nhắn của chú là tôi lại thấy mình như trẻ lại, vô lo vô nghĩ. Bao buồn phiền, bực dọc, khó chịu đều tan biến hết…
Và tôi đã thực sự quên mất rằng mình là một kẻ nhiễm HIV. Và rồi tôi cũng quên rằng chú đã có gia đình… Và rôi còn bao điều khác nữa mà tôi đã quên mỗi khi ở bên chú.
5.
Tôi đã quên rất nhiều thứ trong suốt cả cuộc đời mà mình đã sống. Tôi quên mất mình là ai? Tôi quên mất mình là người như thế nào? Tôi quên mất là mình đã từng có một mái âm gia đình hạnh phúc. Tôi quên mất là mình đang sinh sống trong một xã hội, đất nước đang phát triển… và tôi cũng quên mất mình đã chết.
6.
Sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn, nơi có những cảnh vật thắng cảnh thật đẹp. Và cuộc đời như cũng dành nhiều ưu ái, may mắn cho chú. Mới hơn hai mươi tuổi đã tốt nghiệp trung cấp Mỹ thuật Công Nghiệp, và được điều về Nghệ An công tác. Thật may mắn biết nhường nào. Và may mắn hơn khi mà mới bước vào tuổi đôi mươi, người thanh niên nhiều may mắn này đã được gặp gỡ với biết bao nhiêu những nhà thi sỹ… Và đâu đó trong con người này, một niềm xúc cảm lạ thường bắt đầu trỗi dậy.
May mắn lại nối tiếp may mắn khi mà vào năm hai bảy tuổi chú đỗ vào đại học Mỹ thuật Công Nghiệp, và chỉ một năm sau chú lại được trường và bộ văn hóa cho sang Liên Xô du học sáu năm. Trong suốt sáu năm này, chú đã học, làm việc, sáng tác được biết bao nhiêu tác phẩm. Chú đã tìm ra hướng đi cho con đường sang tác của mình. Và cũng tại quãng thời gian này, chú, người thanh niên trẻ tuổi, tràn đầy nhựa sống ấy đã nhận ra niềm vui thú, đam mê xác thịt của mình là gì. Những cơn them khát, những cơn dục vọng mỗi khi nhìn những người con trai lõa thể trong phòng thay đồ, hay những bức tranh, thước phim dành cho người cùng giới… Một niềm khát khao cháy bỏng.
Nhưng… tất cả lại chẳng đi về đâu khi mà sau những tháng ngày du học về, được phân công công tác tại trường. Sự nghiệp, danh vọng đều ổn định cả. Không có lý do gì để mà từ chối lời đề nghị kết hôn, xây dựng gia đình của gia đình. Chú đành lòng chấp nhận lấy vợ. Một cuộc hôn nhân gần như không có tình yêu?! Với một con người có học thức, trinh độ học vấn như chú, chú biết rằng mình nên làm những gì? Những gì nên và không nên làm. Những giới hạn mà chú phải chịu đựng. Và rồi một mái ấm gia đình được lưu giữ, tồn tại đến tận bây giờ, với hai người con gái, hai cô cháu gái… một người vợ đảm đang, yêu thương chồng hết mực. Một người chồng, người cha đáng kính, đáng mến… Sự nghiệp, gia đình, mọi thứ chú đều có hết, ngoại trừ một thứ. Một thứ mà bất cứ người đồng tính nào cũng muốn. Một người để tâm sự, sẻ chia những nỗi niềm trong cuộc sống, công việc mà không phải người vợ, người con nào cũng hiểu được. Nhưng điều đó thật khó.
21 7.
Liệu chú có hối hận về những gì mà mình đã làm không nhỉ? Ví như việc đã gặp tôi, đã bắt chuyện với tôi, và làm tình với tôi. Liệu chú có hối hận không nhỉ? Chắc là sẽ có ha, chí ít là đối với trường hợp gặp tôi. Đó là một sai lầm lớn nhất trong đời mà chú đã gặp phải.
Riêng tôi, tôi không hối hận, mà chỉ hối tiếc. Hối tiếc là mình đã sinh ra nhầm thời, nhầm gia cảnh, nhầm cách sống… đó là những gì mà tôi hối tiếc. Những hối tiếc mà không bao giờ tôi có thể sửa chữa được. Những sai lầm này cứ nối tiếp sai lầm khác, để rồi cứ hối tiếc rồi lại hối tiếc. Trời ơi! Biết đến bao giờ con mới thôi phải hối tiếc hả trời.
Tôi quý mến chú, không chỉ vì chú là người tình tuyệt vời nhất mà từ trước tới nay tôi mới có, mà còn là vì chú đáng tuổi cha tôi. Tôi coi chú như là nguồn hỗ trợ tinh thần của mình, là điểm tựa mỗi khi tôi thấy thất vọng, đau khổ trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày tôi đều nghĩ tới chú. Nhưng, tôi lại hận mình đã phạm phải sai lầm đáng tiếc… không bao giờ có thể sửa chữa được. Đó là đã làm tình với chú, coi chú như một người tình thực thụ. Tôi sẽ không bao giờ có thể bù đắp, sửa chữa được những sai lầm đó, dù chỉ là trong ý nghĩ. Lương tâm tôi sẽ cắn rứt, dày vò tôi, như bây giờ và suốt cả cuộc đời này.
8.
Giá như... tôi có thể... Lạy chúa... Hay cầu trời khấn phật thì tốt biết bao.
... Nếu có thể, tôi mong sao thời gian quay trở lại... Nếu có thể, tôi mong tôi sẽ không hề được sinh ra trên cõi đời này... Nếu có thể, tôi mong rằng tôi sẽ không phải là con người này... Nếu có thể, tôi mong rằng tôi sẽ không bao giờ biết đến cái thế giới này... ... Và nếu có thể, tôi mong rằng không gặp người không nên gặp... ... ... ... Và... nếu có thể. Tôi mong rằng tôi không có gia đình.
Bầu trời ban đêm thật yên tĩnh, yên ả... bỗng đâu đó từ phương bắc kéo về những đám mây đen, kèm theo những cơn chớp giật, sấm rền... và... mưa.
Bộp... bộp... những tiếng mưa rơi trên mái nhà.
Đốp... đốp... và rồi cả những tiếng mưa rột cũng bắt đầu vang lên. vốn đã co ro, giớ tôi lại càng co ro hơn nữa... Ngồi thu lu ngắm nhìn bầu trời bên ngoài mỗi lúc một sáng, còn bên trong thì... từng hạt, từng hạt mưa rột rơi tí tách, lốp đốp xuống chậu, xô, nồi xoong.
Nhìn mày chán lắm. Càng nhìn thấy mày, em càng thấy buồn. Nhìn cách mày ăn mặc kìa, 22 xã xệ, lôi thôi, nhếch nhác... không bằng thằng câm bên nhà chị bình. Nó tuy câm nhưng nó biết nghe lời, biết ăn mặc... còn mày thì...
Buồn? bộ chỉ có riêng mình mẹ là biết buồn biết khổ tâm hay sao? con cũng muốn được như con nhà người ta lắm chứ. Cũng muốn làm con ngoan lắm chứ, cũng muốn nghe lời, ăn mặc tử tế lắm chứ... nhưng để làm gì? khi mà giờ đây con... mẹ có hiểu cho nỗi buồn, khổ tâm của con không?
Những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má. Những hạt mưa vẫn tiếp tục rơi... rơi như trút nước. và những cơn gió... như muốn quất vào mặt cái thân hình ngồi co quắp trước cửa nhà.
Vậy đó, không thế này thì cũng thế kia. Chẳng ai chịu hiểu cho ai cả. Tôi cũng bắt đầu chán cái gia đình này lắm rồi. Chán đến nỗi không còn thiết tha trả lời, đôi co với những con người đó nữa. Chán…
9.
Những tia nắng ban sáng đầu tiên hắt vào trong căn nhà. Tĩnh mịch.
Mâm cơm với bát canh, đĩa rau muống luộc, đĩa cá kho thịt, bát nước gia vị được xếp ngay ngắn giữa chiếu. Mỗi lúc, nắng một nhiều hơn. Tôi và người chị gái của mình ngồi chờ đợi...
Mày hiện giờ còn bao nhiêu cân?
48
Đi khám người ta nói sao
Bình thường.
Uống thuốc đều chứ?
Đều.
Mày tự mà lo liệu cái thân mày. Giờ có ốm lăn ra đấy cũng ko có tiền cho mày đi bệnh viên đâu. Chưa nói còn làm của nợ cho người khác, không ai chăm sóc cho mày đâu.
...
...
Nắng vẫn lên. Và lồng ngực của tôi cũng căng lên. Thật khó thở. Mẹ tôi vẫn chưa về. 23
.....
Mày nhìn lại cái dáng người của mày đi. Sao cứ để em phải nhắc đi nhắc hoài vậy. Mày không thấy mệt mỏi à?
...
Mở đầu của một ngày mới của tôi là như vậy đó. Những lời than vãn.
Người không ra người ma không ra ma. Mày chẳng giống cái thứ gì ra hồn cả.
... Phải, tôi chẳng giống thứ gì ra hồn cả. Bởi tôi đâu có hồn đâu để mà giống ai. Tôi sống vạ vật, vất vưởng qua ngày. tôi sống mà như đang chết.
... Mày ở nhà quét hộ em cái nhà.
...
Oà... hức... hức... tôi không thể cầm được cảm xúc của mình. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt. những tiếng nấc nghẹn ngào phát ra từ cổ họng bé bỏng của tôi. Oa... oà... cứ vậy, cả buổi sáng ngày hôm nay, tôi dành cho việc ngồi khóc.
Muốn than, muốn khóc mà đâu có ai thấu hiểu đâu cơ chứ? Sống vạ sống vật như một cô hồn, chẳng ai muốn dây dưa thì…
10.
Đôi lúc, tôi muốn nói thật hết mọi thứ cho chú nghe. Nhưng rồi tôi lại không đủ cam đảm để nói lên sự thật. Tôi sợ rằng tôi sẽ mất chú, mất điểm tựa tinh thần duy nhất của mình. Và tôi sợ chú sẽ khinh rẻ tôi. Và tôi càng sợ hơn khi mà chú… không thể chịu nổi cái sự thật mà tôi nói ra. Bữa vừa rồi, xem được buổi truyền hình phỏng vấn chú, nhìn chú yêu đời đến thế?! Tôi lại không thể không tự trách mình. Tôi đã làm hại chú, liên lụy tới chú, gia đình của chú.
Điều tôi lo sợ nhất bây giờ đó là khi mọi thứ được phơi bầy ra. Khi sự thật được sáng tỏ, mọi thứ của chú, gia đình, con cái, sự nghiệp, danh vọng của chú sẽ ra sao? Mọi người sẽ nghĩ gì về chú? Ôi! Thật sai lầm, thật là quá sai lầm khi tôi… Trời ơi! Sao người cứ bỡn cợt số phận của con như vậy cơ chứ? Những người con thương yêu cứ dần dần rời bỏ con, bị con làm liên lụy. Trời ơi! Con đã phạm phải sai lầm gì mà người lỡ đối xử với con như vậy hả trời! trời ơi!...Trời ơi…!
Còn tiếp.
| "Thế gian vô thường,quốc độ mong manh,tứ đại khổ thông,năm ấm vô ngã,sinh diệt đổi đời,hư ngụy không chủ..." |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-10-2006(UTC) Bài viết: 1.126  Đến từ: tây hồ - hà nội Được cảm ơn: 73 lần trong 47 bài viết
|
Ôi!cuộc đời tôi nó như vậy đấy... chán. | "Thế gian vô thường,quốc độ mong manh,tứ đại khổ thông,năm ấm vô ngã,sinh diệt đổi đời,hư ngụy không chủ..." |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-10-2006(UTC) Bài viết: 1.126  Đến từ: tây hồ - hà nội Được cảm ơn: 73 lần trong 47 bài viết
|
tiếp theo. ..... 11.
Mỗi lúc đi bên chú, được chú chăm sóc, yêu chiều. Tôi thấy mình thật đáng trách, không, không phải đáng trách mà đáng chết mới đúng. Chú vô tư lự, thoải mái quan hệ với tôi. Vậy mà tôi lại… Thậtchớ trêu làm sao.
12.
-Cái đồ ăn hại. Cái đồ ăn bám. Mày chỉ biết ăn không ngồi rồi ở cái nhà này hay sao hả? Làm không chịu làm thì lấy gì mà đổ vào mồm hả?- bà chị gái yêu quý của tôi rít lên trong một buổi tối chủ nhật. -Thì làm sao? Đ mẹ. Tưởng đây sung sướng lắm khi ở cái nhà này chắc. Lúc nào cũng phải lo lắng, lo nghĩ là làm sao, làm cách nào để vừa long mấy người. Tiền… lúc nào cũng tiền. Bộ tiền là lẽ sống của mấy người chắc.- tôi gân cổ lên cãi. -Không thích thì biến. Mà mày đ ai? Thích đ thì cút ra khỏi cái nhà này mà đ. Cái quân mất dạy. Cái thằng ngu… -Mày nói cái gì hả cái con kia.- Tôi bực mình gắn lên. Và thực sự thì tôi không thể nào còn chịu đựng cái cảnh mà suốt ngày cứ phải lo nghĩ sống sao cho vừa long những người trong cái nhà này. Mày nói lại em nghe xem. Mày nói ai ngu? Vì ai? Vì cái gì mà em ngu hả? Mày nghĩ lại xem, ngày trước mày nói gì? mặt mày ra sao khi em đem tiền về cho cái nhà này hả? giờ em xa cơ lỡ vận, người không ra người, ngợm không ra ngợm nên mày ăn nói thể cả cái con ranh. -Mày… bốp.- một tiếng bạt tai vang lên sau tiếng nói cụt lủn. -… - tôi xoa bên má vừa bị chị ta bạt tai xong. Miệng mở một nụ cười. Một nụ cười mà tôi cũng không biết là mình cười vì cái gì nữa. -…
Cả căn nhà trở nên yên ắng hẳn đi, chỉ còn tiếng lèo nhèo phát ra từ chiếc tv mà thôi. Bầu trời bên ngoài đã tối đen lại, và đồng hồ đã điểm 20h. Một ngày cũng đã sắp hết rồi. Nhanh hay chậm đây?
13.
Buổi sáng nay thật đẹp, tâm hồn thoải mái nên thấy gì cũng đẹp phải không ta? mấy bữa nay tư vấn trên web, mail cũng khá nhiều, nhận được lời cảm ơn cũng khá nhiều nên vui làm sao. Và nhất là bữa nay, được gặp chú. Thật thoải mái.
-Cháu giúp chú việc này nhé.- Chú nói sau khi cả hai đã kêu xong đồ uống, cái quán cà phê mà tôi rất thích. Nhìn ra được con phố Trần Nhân Tông, và toàn bộ hồ Hale. -Dạ! việc gì ạ? -Chú có hai cái nick này, đã lâu rồi, nhưng chú không biết cách liên lạc như thế nào. Cháu giúp chú lien lạc với hai cái nick này nhé? -Nick gì hả chú? -Của hai người mà chú lần đầu tiên thấy trên mạng, còn trẻ lắm, mới 17-18 tuổi thôi à. Chú muốn làm quen với hai cái nick này. Cháu giúp chú nhé. -… Dạ!
Vậy đấy, đâu phải chỉ riêng mình tôi là không chung thuỷ đâu. Ai cũng vậy, dù đó là người mình yêu thích nhất. Nhìn chú, rồi lại tự nhìn mình… Hmm. Thở dài cho hết chuyện. -Đó là lứa tuổi mà chú thích nhất, cứ tầm 16-17 là chú thích lắm. Lứa tuổi này mới bắt đầu phát triển, những đúm long măng… nhìn thích lắm. Cháu giúp chú làm quen với hai người này nhé. Hoặc cháu cố tìm kiếm được ai thì giới thiệu với chú… Chú sẽ không bạc đãi cháu đâu. -… Trời… trời ơi! cuộc đời nó như vậy sao?.
14.
Thời tiết bắt đầu chuyển sang thu rồi. Những cơn gió hiu hiu ban sang, đã có một chút gì đó mơn man của cái lạnh. Đi dạo vào những buổi sang tinh mơ như thế này mới thích thú làm sao. Không khí trong lành, thoáng đãng… một khoảng không tĩnh lặng biết nhường nào. Nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu.
Mùa thu, mùa luôn gắ với những chiếc lá vàng rơi, với những nỗi buồn vu vơ; mơn man như những làn gió nhẹ hiu hiu thổi. Như một quy luật muôn đời, ai cũng vậy, cứ hễ tới mùa thu, ngắm nhìn những chiếc lá vàng rơi, những cánh sen vàng úa rũ trên những mảng hồ, ao… như một kiếp người, phận người đã hết. Thời gian thật phũ phàng. Mau tới mà cũng mau đi. Mới đó là đầu hè rực rỡ, vậy mà thoáng chốc, đã úa tàn nơi đầu thu. Nhanh, nhanh quá đi thôi. Không biết đến khi nào, cuộc đời tôi, số phận của rôi sẽ úa tàn như những cánh sen vàng kia nhỉ? Phù…
15.
Bữa nay vô tình xem được một đoạn chương trinh trên tv có nói về chú. Cuộc sống, gia đình, công việc của chú… Thật khó chịu và bức xúc làm sao. Nhìn cái dáng vẻ ngạo nghễ trước giá vẽ của chú, cái dáng ung dung tự tại khi trên bục giảng, cùng với cái trầm ngâm khi ngồi lắng nghe cô, vợ chú chơi một bản dương cầm. Đúng như lời mc chương trình nói; cuộc sống của cô chú giờ đây như con thuyền trôi, tự do tự tại, không vướng bận gì cả. Quả thật là chú sống tự do tự tại thật. Nhưng… có chắc không? Khi mà giờ đây chú vẫn còn những ham muốn… Phải chăng chú muốn bù đắp lại những ham muốn, những thiếu hụt trog suốt bấy nhiêu năm qua?... Và phải làm sao đây khi mà chú đã gặp tôi? Một kẻ tồi tệ. Đã biết bao lần, tôi muốn nói, muốn nói với chú là… Nhưng rồi tôi lại sợ, lại thôi. Cứ nấn ná, nấn ná hoài, cuối cùng thành ra thế này đây.
Mấy bữa trước, chú có cho tôi xem hình ảnh hai đứa cháu gái của hai cô con gái của chú. Một ở trong Sài Gòn và một ở Pháp. Tôi thấy sao mà mình có tội với chúng thế không biết. Có tội với chú, với gia đình chú, với tất cả mọi người…
… Tôi cũng như một con thuyền trôi, tự do, tự tại, không biết trôi về đâu nữa. Nhưng, con thuyền này đã mục nát, không biết đến khi nào thì nó sẽ chìm mất.
16.
-Đ mẹ nhà cô. Cô nói thế thì nói đút b làm gì. Giờ nhà khó khăn, tôi muốn giúp đỡ, chia sẻ với cô. Vậy mà cô nói thế thì nói làm đéo gì.- Thằng anh trai tôi nói. -Tôi đéo cần. Giờ ban ngày tôi đi làm mệt bỏ ra. Ngồi cả ngày, ê lưng, tay cứng rồi. Mà tôi đéo thích ngồi phơi mặt ngoài đường. Lớ nga lớ ngớ biết chó gì rồi có làm sao ra đấy thì lại lôi con này ra chửi. Tôi không ham.- Bà vhị gái tôi nói.
Bữa tối nay của gia đình tôi đấy. Một buổi tối trời mưa, và một buổi tối giở giời. Chửi nhau, nhiếc móc nhau, rồi đủ thứ lại chuẩn bị văng ra.
-Thánh họ nhà chúng nó. Bà lo lắng cho chúng nó, giờ thì bà nhờ vả được gì. Thiên hạ của bà đấy. Hàng xóm của bà đấy. Tổ sư nhà chúng nó. Chùa chiền cho lắm vào. Giờ ra thế này đấy. -Mày đéo việc gì phải bới móc nhà em. em làm gì, đi đâu không liên quan gì tới mày. Mày không việc gì mà phải chửi rủa em.- Mẹ tôi bật lại. -Đ mẹ nhà bà. Bà nói thế mà nói được à. Giờ bà còn sống khoẻ sờ sờ thế này. Bà hầu hạ, rửa đít cho con chúng nó. Còn cháu bà rứt ruột để ra bà bỏ rơi. Thế khi bà chết, chúng nó tới lo cho bà hay lại tới tay thằng này.- Thằng anh tôi lên giọng. -Anh đéo việc gì phải nói thế. Giờ mẹ ở với tôi, dù bà có bị làm sao thì tự tôi lo lấy, mà không lo nổi thì còn họ hang làng xóm, cũng không cần nhớ tới loại con như anh đâu.- Bà chị tôi cũng gân cô lên hùa vô. -Đ mẹ nhà mày. Thân mày còn chưa lo nổi thì nói đéo gì tới lo cho người khác. Làm đéo gì mà ba mươi tuổi đầu mà làm cho có thằng nào nó theo. Làm gái già thôi em ạ. Ngồi ngậm miệng mà nghe đi. -Đéo phải nói thế. Nếu không phải vì cái gia đình này thì con này cũng biến khỏi cái nhà này từ lâu rồi. Đéo phải chờ đến giờ ngồi nghe mày rủa thế đâu. Nếu không phải vì bà già nói là con trai là mày với thằng kia hết nhờ vả, chỉ còn trông cậy em lúc về già thì đút b mà con này chịu ở cái nhà này đến tận bây giờ.- Bà chị tôi nóng máu, và tôi bị lôi vào trong cuộc. -Đ cụ. Đứa thì chửi cả họ cả hàng, đứa thì bệnh này bệnh nọ, đứa thì cô hồn các đãng. Bà nhìn đấy. Các con do bà đẻ ra đấy. Có đứa nào ra hồn không? Bà chỉ biết để chứ có biết dưỡng dục chúng không? Các con của bà đấy. Rồi còn họ hang, anh chị em của bà đấy. Bà chị của bà đấy, rồi cả thằng em của bà đấy, rồi giờ là gia đình bà đấy. Gia tộc nhà bà có phúc nhỉ?- Thằng anh trai tôi nói. -Ừ. Nhà em, họ hàng nhà em, gia tộc nhà em đấy. Vô phúc mới được như vậy đấy. Có phúc thì đã không có thằng con như mày, có phúc thì đã không như thế này.- Bà già tôi sụt sùi nói. -Bà khóc cái đéo gì. Có gì đáng để bà khóc. Bà thấy có lỗi với con cháu à? Hay bà xấu hổ? Ngừng này tuổi đầu, động tý là khóc… -Anh đéo phải nói thế. Anh thử nghĩ xem, cả cuộc đời của bà vất vả từ nhỏ, qua mấy lần đò,tưởng chừng đẻ được máy đứa con là được hưởng phúc tuổi già. Giờ thành ra thế này, bảy mươi tuổi đầu mà còn bị thằng con ba mấy tuổi nó chửi như vậy thì không khóc sao nổi.- Bà chị tôi nói. Tôi chán cái gia đình này tới tận óc. Thích chửi, thích rủa nhau thì cứ việc, miễn sao đừng có lôi tôi vào là được. Tôi là kẻ thừa trong cái nhà này từ xưa rồi. Giờ cũng chẳng cần thiết phải xen vào làm gì cả. Chỉ tổ mệt mỏi thêm mà thôi. … -Ai lo, lo cái gì?Anh nói cái kiểu đéo gì. Anh nói là anh phải lo liệu, thế tôi hỏi anh, anh lo liệu thì có cần phải cần tới tay con vợ này không? Anh không cần tiền à? Mà tiền ở đâu ra? ở lỗ lẻ chui lên cho anh lấy à?- Con chị dâu tôi hét lên như cái loa phát thanh khi nghe thấy thằng anh trai tôi nói là muốn lo liệu cho bà già khi chết, và tôi khi ốm đâu. Tổ sư. Cái loại chỉ biết ăn rồi hưởng thụ mà quên đi kẻ khác như lũ chúng nó thì việc l gì phải lo. Kệ nhà chúng nó. Sống chết gì kệ con bà nhà chúng nó.- Bà chị dâu tôi tiếp tục. -Mày đéo phải nói thế. Có chết thì mẹ con em cũng dí b thèm nhờ vả chúng mày. Ăn được miếng của chúng mày mà dễ dàng lắm chắc.- Mẹ tôi nói. -Ờ…ờ… có tưởng dễ nên mới tìm cách moi tiền của con này. Tổ sư, cháu nó nhờ vả có tý mà bà đã chối đây đẩy. Trong khi thì đi rửa l, rửa đít cho con thiên hạ. Cháu nó thiếu tiền ăn sáng thì ki bo kẹt xỉn bảo về nói với mày không đưa tiền thì chỉ có chết đói. Nhờ có trông cháu một lúc rồi thổi cơm cho cháu ăn thì kệ nhà chúng nó. Bỏ về ngồi ăn chễm chệ, trong khi cháu thì đói lả đói lơi. Bà chạy đi đéo đâu, xấu hổ à? thấy nhục à? Có giỏi thì cứ đi đi, con này còn đứng đây nói mãi đấy, không chỉ ngày hôm nay đâu, mà ngày nào con này cũng lên nói. Xem bà có còn sức chạy đi không? Thối à? Con này cho thối luôn một thể. -Mày biến về nhà mày đi. Mày để vợ mày nói với mẹ đẻ ra mày thế à?- Bà chị gái của tôi nói với thằng anh trai. -Kệ nó. Nó thích nói thì cứ để cho nó nói. Cái số của bà ấy như vậy, bà ấy phải chịu. -Đúng, do kiếp trước bà ấy ăn ở ác nên kiếp này bà ấy phải hứng chịu tội lỗi của mình. Một thằng thì mất dạy, một thằng thì ngu xi… chẳng ai chịu thay được cho bà ấy.- Bà chị nó thở dài. -Đấy, bà làm gì, nghĩ gì mà để con trai bà nói thế, để con này phải nói thế với bà. Con này chả việc đéo gì phải xấu hổ. Ra đường con này cảm thấy lương tâm thoải mái lên chả việc đéo gì phải xấu hổ như bà. Nếu xấu hổ thì cúi gằm đầu xuống đất, cứ ở lỳ trong nhà ấy. Việc đéo gì phải ra đường. Lương tâm à? Lương tâm là cái đéo gì. Bà nhìn đi, con trai bà thế đấy, đứa thì như thế này, đứa thì như thế kia, bệnh này bệnh nọ… sướng chưa. Bà nhìn lại mặt bà đi. Bà có chồng mà đéo có danh phận, con đẻ ra không cha. Không như con này, dù gì cũng có danh có phận, cháu bà cũng có tên cha trong giấy khai sinh…- Con chị dâu nó nói. -Thôi đi, đ mày. em nói thôi đi mà.- Thằng anh trai nó quát. -Về, về hết nhà chúng mày đi. Chúng mày bêu rếu, chửi bới, gắp lửa bỏ tay người thế là đủ rồi. Về hết chúng mày đi cho em ngủ.- Mẹ nó than thở. -Bà nói ai gắp lửa bỏ tay người. Cái loại ăn cháo đá bát, cắm cọc đấm b qua sông như nhà bà mà cũng nói được câu nói đó à?- Chị dâu nó hét lên. -Mày nói em không nấu cơm cho con mày ăn, thế mấy tháng vừa rồi con mày ăn bằng gì? uống bằng gì hả? ai đưa con mày đi học khi mày xuống viện trông thằng em què của mày, khi mày bị tai nạn hả? ai đi chợ, nấu cơm đưa rước con mày đi học? mày bảo em ăn cơm nhà mày, em có ăn không? Mày bảo cho em tiền em có lấy không hả? vậy mà giờ mày bảo em là ăn cháo đá bát, ăn hết phần con cháu…- Bà già tôi gân cổ lên cãi -Bà không dám ăn, bà không dám lấy vì bà cảm thấy nhục, xấu hổ, không có gì cho chúng nó. Bà không thừa nhận tôi là con dâu nhà bà, bà không thừa nhận cháu bà nên bà không dám ăn… Bà ăn rồi thì sẽ khó nuốt, nó sẽ chặn ngang cổ họng bà… -Đúng, em không dám ăn, không dám lấy vì em biết sẽ có lúc như thế này. Cái loại trở mặt như trở bàn tay như mày thì làm cho có ai ăn nỏi được gì ở mày. Từ hồi còn ở nhà trong kia, cho tới giờ đây ra khu nhà mày ở, mày chửi em bao nhiêu rồi? mày tự biết, thiên hạ biết… -Thôi đi, việc gì phải đôi co với cái loại đấy. Nói lắm chỉ tổ đau mồm. Đóng cửa đi ngủ.- Bà chị gái tôi chốt lại. Thằng kia, mày về đi cho êm cửa êm nhà. Nhà này chưa đủ thối nát nữa hay sao mà mày con ngồi ỳ ở đây hả?
… Ha ha ha ha. Bốp…bốp… bốp… những tiếng mưa rơi bên ngoài, và tiếng nước rột từ trên nóc nhà. Tôi nằm trên chiếc giường của mình. Miệng ngoạc ra cười, mà hai hàng nước mắt cứ tuôn ra không ngừng. Với tay lấy chiếc điện thoại xem, không giờ ba mươi phút. vậy là hơn một tiếng đồng hồ trôi qua, bản giao hưởng cuối cùng cũng đã rứt. Với biết bao cảm xúc lẫn lộn trong tâm trí, tôi muốn hét lên thật to, và cũng rất muốn chạy xuống dưới nhà túm lấy con dao rồi xông thẳng xuống nhà chúng nó rồi đâm chết hai vợ chồng chúng nó… Tôi giờ chẳng còn gì cả. Mọi thứ, tất cả mọi thứ giờ chẳng còn gì nữa cả.
-Thấy chưa? thấy việc nghe lời nó chuyển ra ngoài này chưa? hạnh phúc chưa?- Bà chị nó nói khi mà bóng đèn điện đã tắt. -Lũ chó điên chó rồ. Nó lên cơn khi thấy mày không đồng ý phụ giúp nó bán hàng. Giúp làm đéo gì, lơ nga lơ ngơ không biết gì rồi nó âm mưu này nọ. Được mấy trăm ngàn của nó rồi mà chết không nhắm mắt.- Mẹ tôi nói. -Nó bảo khi bà chết, rồi thằng kia chết cũng phải tới tay bọn nó đấy. Bà thấy sao? -Sao chăng đéo gì. Sống còn đéo ưa nhau nói đéo gì đến lúc chết. Lúc đó mày đéo lo được thì hàng xóm láng giềng, họ hàng và cả xã hội nữa. Bỏ ra mấy triệu là người ta lo liệu tử tế ngay mà. -Chỉ tại thằng kia. Ngu cho lắm vào, đú cho lắm vào rồi giờ đây làm liên luỵ tới người khác. Sống chẳng bõ thừa thãi. Của nợ cái nhà này.
… Thừa, của nợ. Tôi sống là thừa, là của nợ của người khác.
17.
Tôi rất muốn mình có thể chết đi một cách thật thoải mái, dễ dàng mà lại không làm phiền tới người khác. Nhưng điều đó thật là khó khi mà trên danh nghĩa luật pháp, dù tôi có làm gì, hành động gì đi chăng nữa thì hậu của những ciệc làm đó lại dẫn về cái gia đình chết tiện này của tôi. Tôi muốn cắt đứt mọi thứ dàng buộc giữa tôi với cái gia đình này… tất cả mọi thứ, không chừa lại bất cứ thứ gì. Và cả với tất cả mọi thứ nữa. Tất cả…
IV.
1.
Tạo hóa trêu ngươi, con tạo xoay vần. Thật là nhục nhã và thảm hại làm sao khi mà giờ đây, trải qua bao nhiêu chuyện, sóng gió, thời gian; tôi, gia đình của tôi vẫn phải sống trong một căn nhà cấp bốn tồi tàn, rột nát. Ngày xưa, khi còn chưa bán đất, gia đình tôi cũng ở trong một căn nhà cấp bốn, rột nát, tồi tàn. Nhưng ở trong căn nhà đó, mọi người cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Còn giờ đây thì, cũng là căn nhà cấp bốn, nhưng sao mà thảm hại đến như thế. Mỗi lần mưa rơi là mỗi lần tôi co ro lại một xó nơi gác xép của mình, trân trân trọn tròn hai mắt nhìn những hạt nước rơi từ nóc nhà xuống. Cảm nhận cái giá buốt mà chúng mang lại mỗi khi bắn lên người mình. Ở trong căn nhà này, chẳng có lấy một tý tẹo nào gọi là quan tâm, chăm sóc, hơi ấm của tình thương cả.
2.
Tôi muốn khóc, khóc thật to, càng to càng tốt biết bao nhiêu. Nhục nhã và khốn khổ biết nhường nào. Tôi co quắp, co ro trong cái xó gáp xép tối thui, run lên từng cơn mỗi khi có cơn gió lạnh lùa vào từ cái khung cửa xếp bé tý bé teo, cùng với những giọt nước lạnh buốt bắn từ những xô nước, nồi nước mưa rột. Tôi muốn gào thật to lên là tôi không muốn như thế này. Tôi không muốn cuộc đời tôi diễn ra như thế này. Tôi muốn được yên ổn, bình thường như bao người khác… Nhưng chẳng có gì cả. Tôi thì ngồi co ro, run rẩy, còn mẹ và chị gái thì vẫn thở đều đều phía dưới nhà.
Tại sao? Tại sao lại thế hả trời?
- Mày nghĩ là do đâu? Vì ai hả? Vì đâu cái nhà này thành ra thế này?... – Giọng của chị gái nó vang lên trong đầu. Tôi khóc, tôi cứ khóc và run rẩy. Bàn tay của tôi run lên, tôi muốn nói với một ai đó… Tôi muốn sẻ chia với ai nỗi buồn của mình… - Anh cũng buồn lắm… Buồn quá em lấy giấy ra viết… - Người bạn của tôi trả lời qua dòng tin nhắn. - Em viết, viết rất nhiều… - Tôi trả lời lại. Và đúng là mỗi lúc buồn, đau khổ, không thể tìm kiếm được ai, tôi đều lấy giấy bút ra viết. Viết rất nhiều, viết nhiều đến nỗi tôi thấy mình thật vô vị, vô dụng. Những dòng nước mắt vẫn lăn dài trên khuôn mặt của tôi. Và tiếng gió vẫn rít lên từng cơn phía bên ngoài phía cửa sổ, tiếng mưa rơi vẫn đều đặt “rào rào…” và tiếng mưa rột vẫn “bộp… tách… tóc tách…”. Cuộc đời tôi, số phận tôi sẽ như thế này mãi sao? Đến bao giờ? Khi nào tôi mới có thể thoát khỏi cái cảnh sống này?
3.
Ngày ngày, hai lần sang tôi, tôi phải tọng vào cổ họng mình những viên thuốc hai màu trắng và vàng sữa. Mệt mỏi, mệt mỏi với việc cố duy trì mạng sống mà không biết mình sống vì cái lẽ gì nữa. Sống, sống mà cứ như “mày là cục nợ của cái gia đình này.” Liệu việc sống như vậy có ý nghĩa gì không?
4.
Thật bất hạnh, bất hạnh với chính tôi, với tất cả mọi người. Những con người đã đi ngang qua cuộc đời tôi. Sẽ chẳng có gì lấy làm tốt đẹp, hạnh phúc gì cả khi phải chứng kiến cái chết đang đến từ từ với mình. Tôi đau khổ khi nhìn thấy tấm hình những đứa cháu gái kháu khỉnh, xinh đẹp của chú. Nhìn chúng thật đáng yêu làm sao. Và càng đau khổ hơn khi nhìn thấy những tấm hình của gia đình chú, lúc chú ôm ấp vợ, những đứa cháu của mình. Nhìn mới hạnh phúc làm sao?
Cả cuộc đời này, cả kiếp người này tôi sẽ bao giờ có thể tha thứ cho bản thân mình. Cho những hành động của mình. Kể từ ngày gặp được chú tới giờ, chưa khi nào, hôm nào tôi cảm thấy tâm hồn mình được thanh thản. Vẫn biết rằng, với người có H như tôi, việc giữ cân bằng ổn định tâm lý, sống vui khỏe, mạnh khỏe là điều rất quan trọng. Nhưng sao mà khó thế? Tôi không thể không hình dung ra việc mọi việc sẽ ra sao nếu như chú, gia đình chú phát hiện ra chú đã nhiễm HIV. Và nguồn lây là từ tôi. Sẽ ra sao? Sẽ ra sao nhỉ? Tôi không biết. Tôi không bao giờ dám nghĩ tới… nhưng rồi tôi vẫn phải nghĩ tới. Nghĩ tới cái ngày đó, một cách mơ hồ.
5.
Làm lại từ đầu. Tôi bắt đầu muốn làm lại tất cả. Bắt đầu từ việc đi học. Tôi muốn hoàn thành nốt chương trình PTTH, và muốn có lấy một cái nghề. Việc hàng ngày làm bồi bàn, sống vất va vất vưởng, làm những công việc giúp đỡ người khác như vậy giờ sẽ không thể giúp tôi tồn tại mãi được. Tôi… tôi cần có thời gian, tôi muốn trước khi mình biến mất khỏi cõi thế gian này, tôi sẽ được làm một con người đích thực.
6.
- Mày nhìn lại mày đi. Mày sống như thế nào? Giờ nhìn mày chẳng khác gì bộ sương khô cả, toàn da bọc sương. Cơm không ăn cứ muốn ăn cứt. – Thế đấy, lời nói phát ra từ miệng người đã sinh thành ra tôi trong một buổi chiều ảm đảm đầy mây đen. - Vậy sao? Cái số nó cả đấy.- Tôi trả lời. - Từ trước tới nay mày đã lấy đi từ cái nhà này bao nhiêu rồi, cuối cùng thì được cái gì? Cứ ngỡ mày sẽ làm ăn này nọ, hóa ra là… - Tiếc của cơ đấy. Ở cái nhà này có ai chịu thua kém ai cái gì đâu. Đấy gọi là của đi thay người. Và đây gọi là cái số nó thế.
Tôi không biết là mình làm như vậy đúng không nữa. Sống mà cứ cô lập bản thân mình, sống mà không phải là chính mình thì liệu có tốt hơn không? Gia đình tôi, tôi vẫn, vẫn rất muốn được như ngày xưa. Như cái ngày còn thơ ấu. Chính vì thế mà tôi mới tìm về, quay về cái nhà này khi biết mình nhiễm H. Nhưng, giờ đây, tôi nhiều lúc thấy lựa chọn đó của mình thật là sai lầm.
Tôi nhớ có câu nói như thế này:
- Chúng tôi không chết vì AIDS; chúng tôi đang sống cùng với nó. Chúng tôi là những người sống sót. Tôi rất muốn tin là như vậy, rất muốn tin là mình sẽ có thể sống như vậy. Nhưng, thật khó khăn làm sao.
| "Thế gian vô thường,quốc độ mong manh,tứ đại khổ thông,năm ấm vô ngã,sinh diệt đổi đời,hư ngụy không chủ..." |
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Tình yêu & Giới Tính
»
Là người đồng tính nam
»
Cuộc đời của em. (thô quá ko nhỉ? hay tôi ha?)
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|