Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Falling in love  
#1 Đã gửi : 24/10/2010 lúc 09:44:57(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết

LỪA ĐẢO BẢO HIỂM Y TẾ Ở MỸ

An toàn và nhẹ tội

Một tên lừa đảo Medicare mỗi ngày có thể kiếm 25.000 USD. Nếu lỡ
bị bắt, y chỉ lãnh 10 năm tù ở. An toàn và nhẹ tội là nguyên nhân thu hút các
tổ chức tội phạm gia tăng lừa đảo các chương trình chăm sóc sức khỏe của Chính phủ Mỹ

> “Đại tá” Konstantin Grigoryan

Cách đây một năm, Timothy Menke,
Trưởng Nhóm Điều tra của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Y tế Mỹ, từng cảnh báo:
“Các tổ chức tội phạm đang đặt tầm ngắm vào một nguồn lợi hấp dẫn: Medicare và
Medicaid. Mối liên quan giữa các tổ chức tội phạm và lừa đảo y tế đang lan rộng khắp nước Mỹ”.

 

Medicare là chương trình chăm sóc
sức khỏe của chính phủ liên bang dành cho người già trên 65 tuổi và người khuyết tật. Medicaid là chương trình chăm sóc y tế cho người nghèo.

 

Lý luận của các tổ chức tội phạm
rất đơn giản: Bị bắt về tội buôn lậu ma túy hay cướp có vũ trang, bị xử tù nặng gấp mấy lần tội lừa đảo Medicare mà chưa chắc kiếm được nhiều tiền hơn.

 

Những trung tâm lừa đảo

 

Một trong những điểm nóng lừa đảo
bảo hiểm y tế liên quan đến các tổ chức tội phạm Mỹ và gốc người nước ngoài
hiện nay là thành phố Los Angeles bang California, nơi các tổ chức tội phạm Nga,
Armenia và Nigeria lộng
hành. Một số “bố già” như Armen Kazarian (người Mỹ gốc Armenia), “đại tá” Konstantin Grigoryan (Mỹ gốc Ukraine) hay Karapet “Doc” Khacheryan (Mỹ gốc lai Âu Á) đã sa lưới.

 

Nhưng nhiều tên khác vẫn nhởn nhơ
ở nước ngoài như ba anh em nhà Benitez (Mỹ gốc Cuba). Các tên này âm mưu lừa đảo
110 triệu USD của Medicare, chủ yếu với những hóa đơn xét nghiệm HIV/AIDS giả nhưng có số thẻ bảo hiểm của Medicare (gọi tắt là ID) hoặc Medicaid thật.

 

 

Năm 2006, Guillermo Gonzales ở Miami, mua một công ty

cung cấp thiết bị y tế cho Medicare với giá 18.000 USD.

Y làm giấy tờ giả rút 500.000 USD nhưng bị phát hiện.

Gonzales từng ở tù về tội giết người.
Ảnh: MIAMI HERALD

 

Từ năm 2001 đến năm 2004, Medicare
đã bồi hoàn cho anh em nhà Benitez 84 triệu USD. Chúng từ Cuba vượt biên sang Florida năm 1995. Năm 2000, chúng nhập tịch Mỹ, thường trú ở Miami-Dade, dựng lên những cơ sở y tế và công ty lừa đảo.

 

Bọn chúng nằm trong số 56 tên đang
bị FBI truy nã từ năm 2004 về tội chiếm đoạt trái phép tổng cộng ít nhất 272
triệu USD tiền Medicare. Miami-Dade là địa bàn hoạt động của tội phạm Cuba lưu vong, cũng giống như New
York là địa bàn của tội phạm Nga, Houston:
của tội phạm Tây Phi và Los Angeles: của tội phạm Armenia.

 

Các chiêu lừa

 

Các mánh khóe lừa đảo kinh điển
của bọn lừa đảo là mua (hoặc cướp) số ID cấp cho bác sĩ và bệnh nhân. Số ID bác
sĩ dùng để dựng lên bệnh viện tư hoặc phòng xét nghiệm y khoa giả và xuất hóa
đơn thật. Số ID của bệnh nhân dùng để làm hồ sơ y tế giả gửi đến Medicare để bòn rút tiền.

 

Chiếm đoạt số ID, bác sĩ có nhiều
cách: trắng trợn (của bọn mafia) hoặc tinh vi (của bọn tội phạm thông thường).
Bác sĩ Gianfranco Burdi, một nạn nhân, kể lại: “Một hôm, tôi được một người tên
Leonard Uchenna Nwafor mời tham gia ban điều hành một cơ sở y khoa mới ở
Koreatown, khu người Hàn Quốc, ở Los Angeles. Vì Nwafor không đưa xem giấy phép hành nghề và thấy có dấu hiệu làm ăn mờ ám với Medicare, tôi tuyên bố rút lui”.

 

Hai năm sau, FBI điện hỏi ông Burdi
có chỉ định mua xe lăn điện trị giá tổng cộng 800.000 USD hay không? Bác sĩ
Burdi chưng hửng: “Tôi là bác sĩ tâm lý, làm sao tôi có thể chỉ định mua xe lăn
điện?”. Lúc đó, ông mới biết đã vô tình cung cấp số ID và nhiều dữ liệu khác cho bọn bất lương.

 

Còn một cách khác là sử dụng số ID
các bác sĩ đã qua đời. Năm 2008, báo cáo của Ủy ban Điều tra quốc hội phát hiện
trong vòng 7 năm, bọn tội phạm đã dùng số ID của 1.500 bác sĩ chết từ 1 đến 15
năm để làm hồ sơ giả rút ruột của Medicare ít nhất 77 triệu USD. Đây là số tiền
mua các thiết bị hỗ trợ bệnh nhân như xe lăn và bình dưỡng khí theo chỉ định của bác sĩ.

 

Thượng nghị sĩ Norm Coleman ví
von: “Dùng số ID của bác sĩ đã chết, các “nghệ nhân lừa đảo” rút tiền của
Medicare như người ta dùng thẻ tín dụng rút tiền ở máy ATM”.Đặc biệt có số ID
của một bác sĩ quá cố năm 1999 đã được bọn tội phạm dùng 448 lần từ năm 2003 đến 2006 để bòn rút trót lọt 544.789 USD.

 

 

Nhân viên FBI kiểm tra một trung tâm y
tế ở Los Angeles chuyên khám bảo hiểm y tế

 cho bệnh nhân vô gia cư tình nghi dính líu đến lừa đảo y tế. Ảnh: SF Sentinel

 

 

Đối với số ID của bệnh nhân, công
việc của các “nghệ nhân lừa đảo” nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, nhiều bệnh nhân người
Nga ở New York được trả 50-100 USD mỗi lần đến khám bệnh và đổi lại cho phép
bác sĩ dùng số ID của mình để “tùy nghi sử dụng”. Có bệnh nhân không biết mình tiếp tay cho bọn lừa đảo nhưng cũng có nhiều người bán số ID như bán máu.

 

Bà Valentina Mushinskaya, 82 tuổi,
là một người như vậy. Bà đã bán số ID của mình 3.744 lần trong vòng 6 năm. Số
ID này đã xuất hiện trên hàng trăm hóa đơn trị giá tổng cộng 141.161 USD và được Medicare trả đủ. Bà Valentina và 5 bệnh nhân khác đã bị truy tố ở tòa án Brooklyn hồi năm ngoái.

 

Máu đã đổ

 

Lừa đảo y tế xưa nay thuộc lĩnh
vực của những tên tội phạm “cổ trắng”, tức những tên tội phạm riêng lẻ hay băng
nhóm nhỏ. Nhưng từ khi các tổ chức mafia Mỹ và nước ngoài quen sử dụng bạo lực vào cuộc, máu đã đổ. Những vụ giết người bịt miệng xảy ra thường xuyên hơn.

 

Ví dụ, năm 2007, chị Juana
Gonzales, chủ một tiệm thuốc ở Miami,
bị cứa cổ bằng một mảnh vỡ bàn cầu vệ sinh. Hung thủ là một người bà con của
nạn nhân. Tiệm thuốc đang bị điều tra trong một vụ lừa đảo y tế lớn. Cảnh sát nghi ngờ chị Juana bị thanh toán để bịt đầu mối.

 

Đài CNN, dẫn nguồn tin Văn phòng
Tổng Thanh tra Bộ Y tế và Xã hội Mỹ cho biết năm 2009, Medicare đã thu hồi
khoảng 4 tỉ USD từ các vụ lừa đảo bảo hiểm y tế do các tổ chức tội phạm hoặc
các bác sĩ bất lương chủ mưu. Số tiền này chỉ bằng 5% số tiền lừa đảo Medicare và Medicaid hằng năm ở Mỹ.

VĂN ANH

Nguồn : http://nld.com.vn/20101020123726482P0C1006/an-toan-va-nhe-toi.htm 

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.