Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Anhtu4791  
#1 Đã gửi : 11/01/2011 lúc 11:38:43(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết


Báo người cao tuổi - Đến tháng 12 năm 2010, CLB B93 phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội thành lập được 9 năm.

CLB
đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho những người một thời lầm lỡ
với "nàng tiên nâu". Hội viên tham gia CLB ngày một đông, nhiều người
hoàn toàn đoạn tuyệt với ma túy và trở thành những công dân sống có ích cho gia đình và xã hội...

Giang rộng vòng tay nhân ái

Vào những năm 90 của thế kỉ trước, tệ
nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng đã len lỏi vào cộng đồng
dân cư trên địa bàn phường và bùng phát mạnh với 109 người nghiện.
Trước thảm họa này, bên cạnh việc đề ra nhiều giải pháp nhằm không để
phát sinh người nghiện mới, quản lí chặt chẽ số nghiện cũ, Đảng ủy, HĐND
và UBND phường Kim Mã giao cho Hội Cựu chiến binh phường thành lập CLB
sau cai B93 vào cuối năm 2001. Những ngày đầu, CLB gặp không ít khó khăn
về kinh phí hoạt động cũng như vận động những người sau cai tự nguyện
tham gia vào CLB. Song với sự kiên trì động viên, thuyết phục của Hội
Cựu chiến binh, bước đầu CLB cũng có 5 hội viên tham gia (trong đó có 3
hội viên là con của cựu chiến binh). Qua một thời gian dài kiên trì vận
động, CLB mới dần đi vào nền nếp. Để CLB thực sự trở thành điểm tựa vững
chắc cho những người sau cai trở về tái hòa nhập cộng đồng, các cô, các
bác tình nguyện viên kết hợp với các bậc ông bà, cha mẹ lấy tình
thương, sự tận tâm để gúp những người sau cai xóa dần mặc cảm, tự ti,
mạnh dạn tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do các
đoàn thể, cũng như Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình
Việt Nam và sinh viên một số trường đại học, cao đẳng… tổ chức. Hiện
nay, CLB sinh hoạt đều đặn vào tối thứ năm hàng tuần, ngoài số hội viên
trở về từ các trung tâm cai nghiện, còn có các bậc ông bà, cha mẹ trong
Hội NCT, Hội LHPN và các đoàn viên thuộc chi đoàn phường cùng tham gia,
CLB hết sức tránh cụm từ "con nghiện", "ết" đã làm cho các hội viên cảm
thấy thoải mái, tự tin. Số hội viên của CLB đã lên đến hơn 20 người. Số hội viên tái nghiện chiếm tỉ lệ thấp, khoảng 5%/ năm.

Điều khiến chủ nhiệm CLB và các hội
viên cảm thấy yên tâm, phấn khởi, đó là sự quan tâm đặc biệt của công an
phường, Đảng ủy, UBND phường và bà con tạo mọi điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất, cũng như tài trợ, giúp đỡ để CLB có kinh phí hoạt động.
Những hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau, qua đời chính
quyền phường và các đoàn thể đều có sự quan tâm thiết thực, như trường
hợp hội viên Lê Văn Hùng chạy xe ôm, có HIV, gia đình rất khó khăn, mỗi
tháng Hùng được y tế phường cấp thuốc, được giúp đỡ một khoản tiền mặt (trên 10 triệu đồng) để sửa nhà.

Lò tôi luyện nhân phẩm

Trong một buổi giao lưu giữa CLB B93
phường Kim Mã với sinh viên trường Đại học Y và Đại học Bách khoa Hà
Nội, một nữ sinh viên xúc động nói: "Nhà tôi cũng có người thân nghiện
ma túy, tôi đã tìm hiểu sinh hoạt của khá nhiều CLB, song nhìn chung các
CLB vẫn mang nặng hình thức, sinh hoạt lấy răn đe là chính khiến những
người lầm lỡ không muốn tham gia. Riêng ở đây tôi thấy hoàn toàn khác,
các cụ cao tuổi, các bậc cha mẹ, các chú công an phường và đặc biệt các
cựu chiến binh coi những người lầm lỡ như con em ruột thịt của mình. Giá
mà người thân của tôi được về đây sinh hoạt, học tập chắc chắn sẽ hết lo lắng buồn phiền".

Bên cạnh đó, Ban Chủ nhiệm CLB B93
phường Kim Mã còn phối hợp với chính quyền, các cơ quan, đoàn thể đề
xuất với một số cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nhận hội viên vào làm
việc, tư vấn cho các bậc cha mẹ đầu tư tài chính để các hội viên có nghề
nghiêm túc bảo đảm cuộc sống lâu dài. Đến nay, hơn 20 hội viên thì 17
người đã có việc làm thu nhập ổn định. Nhiều hội viên làm việc, nghiêm
túc trong sinh hoạt, ý thức kỉ luật cao được bà con và các chủ cơ sở sản
xuất, hộ kinh doanh tin tưởng. Hội viên Nguyễn Văn Huấn, được CLB giới
thiệu vào làm việc tại cơ sở sửa chữa xe máy, được ông chủ tin cậy giao
cho phụ trách 6 thợ và toàn quyền giao dịch với khách hàng đến bảo
dưỡng. Hội viên Trần Thường Trung, nhờ sự bảo lãnh của Ban Chủ nhiệm CLB
và Hội Cựu chiến binh được bố trí vào đội tự quản chuyên trách ở bến xe
Kim Mã. Năm 2008, Trung tham gia truy bắt bọn buôn bán ma túy ở bến xe.
Năm 2009 Trung bắt bọn cướp giật túi xách ở phố Núi Trúc. Cả 2 lần Trung được Công an phường và UBND phường Kim Mã tặng Giấy khen.

Mặc dù với kinh phí hạn hẹp, nhưng để
các hội viên ngày càng gắn bó với nhau, gắn bó với CLB, Ban chủ nhiệm
thường xuyên tổ chức cho các hội viên đi tham quan các danh lam thắng
cảnh, các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, như: Ao Vua, Khoang Xanh,
Chùa Thầy, Giếng Ngọc Bia Bà, Sầm Sơn, Đại Lải, K9 Đá Chông, Bảo tàng Hồ
Chí Minh… nhằm giúp hội viên hiểu hơn về lịch sử, sự hi sinh của cha
ông trong sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, từ đó xây dựng ý thức quyết tâm
để đoạn tuyệt ma túy. Mỗi lần đi như vậy, UBND phường hỗ trợ 1 triệu,
còn lại chủ nhiệm CLB phải vận dụng uy tín cùng sự năng động quyên góp.
Đối với những người có HIV, tổ giáo dục đồng đẳng do bà Nguyễn Thị
Vượng, Phó Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng thường xuyên đi thăm hỏi,
phát bơm tiêm và bao cao su để tránh lây nhiễm. Mỗi tháng 2 lần, CLB và
tình nguyện viên đi thu gom bơm tiêm trong địa bàn phường. Việc làm này
được duy trì từ năm 2005 đến nay. 9 năm qua, Chủ nhiệm Nguyễn Viết Vân
còn làm chủ hôn, cho 8 cặp vợ chồng là thành viên CLB. Cả 8 cặp đều sống chan hòa, hạnh phúc, kinh tế ổn định.

CLB B93 phường Kim Mã xứng đáng là "lò
tôi luyện nhân phẩm" điển hình xuất sắc của quận Ba Đình và TP Hà Nội; là điểm tựa vững chắc cho những người sau cai tái hòa nhập cộng đồng.

Đặng Phong Quang

Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Quảng cáo
Offline Anhtu4791  
#2 Đã gửi : 11/01/2011 lúc 11:41:45(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết
CLB B93 - Vì cuộc sống bình yên 

(HNM) -
Qua hơn 10 năm thành lập CLB B93 ở một địa bàn điểm như phường Mai
Dịch, Cầu Giấy, số người nghiện ma túy phạm pháp giảm hẳn. Nếu như những
năm trước, toàn phường còn gần 100 đối tượng nghiện ma túy thì đến năm
2009 chỉ còn vài trường hợp và chỉ có 1 vụ việc liên quan đến ma túy.
Con số này cho thấy việc phát huy thế trận toàn dân phòng chống ma túy của CA Cầu Giấy nói riêng và CATP nói chung đang thực sự có hiệu quả.



Hoạt động của CLB dạy nghề và hướng nghiệp phường Mai Dịch. Ảnh: Dương Hiệp


Nói về hiệu quả mô hình hoạt động CLB B93 phường Mai Dịch, Trung tá
Nguyễn Đức Minh, Trưởng CA phường nhận định: "CA phường là đơn vị tham
mưu, phối hợp cho chính quyền thành lập CLB cũng bất ngờ về tính hiệu
quả của mô hình. Qua công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho người dân hiểu rõ hơn tác hại của hiểm họa ma túy, HIV/AIDS để tự phòng tránh".


Với phương châm "vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" CLB B93
với thành phần tham gia là các cụ hưu trí, đại diện ban, ngành, đoàn thể
phường, đã vận động được nhiều gia đình có con em mắc nghiện tự giác
đưa con em mình tham gia vào các CLB hướng nghiệp dạy nghề để các em có
công ăn việc làm, tự tin làm lại cuộc đời. Theo ông Phạm Vũ Hòa, Phó Chủ
tịch UBND phường Mai Dịch, trong nhiều năm qua CLB B93 đã vận động được
94 người và 11 tổ dân phố ký cam kết không mắc tệ nạn xã hội. Trong năm
2009 và 2010, CLB vận động được 19 người mới đi cai nghiện về cam kết
không tái nghiện và tham gia sinh hoạt, giao lưu trao đổi kinh nghiệm
hằng tuần tại CLB. CLB cũng đã giúp đỡ 27 người nghiện ma túy không phạm
tội, vận động được 2 thanh niên cai nghiện tại chỗ ở tổ 17 và tổ 31, hiện đang học nghề sửa chữa xe máy tại cơ sở do UBND phường tổ chức.


Ông Lê Minh Xừ, Chủ nhiệm CLB B93 phường Mai Dịch tuy tuổi đã cao, nhưng
không quản khó khăn, ngày đêm vận động mọi người tránh xa ma túy. Ông
tâm sự: "Cuộc đời tôi vốn là nông dân "chân chỉ hạt bột" quanh năm lấy
ruộng vườn làm vui, nhưng vì đọc báo, xem ti vi thấy hiểm họa ma túy ghê
gớm và có sức tàn phá, hủy hoại con người, đặc biệt là lớp trẻ ghê quá
nên tình nguyện tham gia CLB B93, tình nguyện đến từng gia đình, gặp
từng người lầm lạc đánh thức họ khỏi cơn mê như một trách nhiệm với cuộc đời".


Là một phụ huynh có con em mắc nghiện, ông Phạm Minh Tân, bố của Phạm
Minh Tú (SN 1984) từng tâm sự với mọi người về hoàn cảnh của mình: "Gia
đình mà không may mắn có con em mắc nghiện ma túy thì khổ lắm. Tôi là
người trong cuộc khi được các bác trong CLB B93 phường tâm sự càng hiểu
ra, mình càng giấu giếm coi đó là điều tủi hổ thì càng làm hại chính con
mình. Phải để con em mình cọ xát với cuộc đời, tự hiểu ra và vươn lên
làm lại cuộc đời". Có nhiều người mẹ, người vợ đã tự giác dắt chồng, con
đến CLB B93 để được sinh hoạt, như mẹ cháu Phí Đức Thịnh ở tổ 45, mẹ cháu Phạm Ngọc Anh ở tổ 12, vợ anh Trung ở tổ 39…


CLB B93 còn có trung tâm hỗ trợ việc làm. Lúc đầu chỉ có 2 hội viên tham
gia là anh Vũ Đức Cảnh ở tổ 2 và anh Trịnh Quang Hải ở tổ 25, phường
Mai Dịch học nghề sửa chữa xe và rửa xe không phải đóng học phí còn được
hỗ trợ 1,2 triệu đồng/tháng, giờ đã có nhiều thành viên tham gia. Với
quyết tâm cai nghiện, làm lại cuộc đời, hiện nay Hải đã xin được việc
làm ở Nhà in TTX Việt Nam với mức lương 2 triệu đồng/tháng, còn Cảnh đã
đoạn tuyệt với ma túy vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp và xây dựng gia đình
êm ấm, hạnh phúc. Nhiều thanh niên có quá khứ lầm lạc vì liên quan đến
ma túy đã làm lại cuộc đời như trường hợp anh Đại ở tổ 44 đã có công ăn việc làm ổn định, anh Hữu ở tổ 23 đang làm việc trong Điện lực TP.


Từng ngày và từng giờ, những hội viên của CLB B93 vẫn cùng các đồng chí
CSKV CA phường Mai Dịch cần mẫn "vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối
tượng" để cuộc sống mãi bình yên. Những cơ cực của nhiều gia đình có con
em vướng vào ma túy đã được thay thế bằng hình ảnh hạnh phúc trong mỗi
nhà, có được điều đó là do phường đã phát huy sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội.

Dương Hiệp
Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Offline Anhtu4791  
#3 Đã gửi : 11/01/2011 lúc 11:44:15(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết
Cầu nối người sau cai nghiện ma túy với cộng đồng



 

Việc làm là cơ hội để người cai nghiện vươn lên trong cuộc sống.  

(HNM) Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn cho những người cai nghiện ma túy hòa nhập với cộng đồng của TP Hà Nội trong thời gian qua đã và đang chứng tỏ được vai trò tích cực của mình. Từ 5 CLB, mô hình này đến nay đã được các địa phương phát triển lên đến 100 CLB và cũng theo đó số người sau cai nghiện ma túy có được một nơi nâng đỡ tinh thần, giúp họ vượt qua giai đoạn cai nghiện phục hồi ngày một tăng lên.

Thực tế cho thấy đã bao người mắc nghiện đi cai nghiện trở về lại tái nghiện. Có người tái nghiện sau 1 năm, có người chỉ sau vài tháng thậm chí là ngay sau khi bước chân ra khỏi trung tâm. Thực tế này không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng liên quan mà là toàn xã hội. Đối với quy trình cai nghiện, giai đoạn sau cai nghiện bao gồm việc quản lý, giáo dục, tư vấn cho người cai nghiện tái hòa nhập với cộng đồng là giai đoạn cuối cùng rất quan trọng, quyết định sự thành công của công tác cai nghiện MT. Mô hình CLB của những người sau cai gọi tắt là CLB B93 đã ra đời trong nỗi trăn trở ấy.

Cộng đồng trị liệu

CLB B93 là tổ chức của những người sau cai nghiện do UBND xã, phường thành lập và quản lý với sự chỉ đạo hỗ trợ của các ban ngành khác như Lao động thương binh & xã hội, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội... Những người tham gia vào CLB cần sự giúp đỡ không những để học lại các kỹ năng cần thiết trong việc chống lại những cám dỗ quay trở lại con đường cũ mà còn để thiết lập các mối quan hệ với cộng đồng và tìm kiếm các cơ hội về việc làm.

Phương pháp “Cộng đồng trị liệu” được áp dụng làm xương sống cho các hoạt động của CLB, Ban chủ nhiệm CLB là những thành viên được lựa chọn từ các ban ngành đoàn thể tại địa phương. Chính họ là những người lên kế hoạch và điều hành hoạt động của CLB. Thoạt đầu, không chỉ có các đối tượng mà chính gia đình họ cũng không mặn mà với hoạt động của CLB. Có gia đình còn huỵnh toẹt: “úi giời ! Tách mấy ông nghiện ấy ra còn chẳng xong nữa là tập trung lại để mà loạn à !”. Có gia đình đồng ý cho con em tham gia nhưng với tâm lý thây kệ, phó mặc cho xã hội. Thế là không chỉ Ban chủ nhiệm CLB mà cả tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, cảnh sát khu vực cũng đến tận nhà các đối tượng để vận động, tuyên truyền cho họ và gia đình hiểu được lợi ích của việc sinh hoạt CLB. Việc vận động tuyên truyền này đã tác động tới suy nghĩ của gia đình các đối tượng khiến họ hiểu ra rằng, việc cai nghiện không chỉ là chuyện của riêng cá nhân người nghiện mà còn là việc của cộng đồng, đặc biệt là những người thân xung quanh giúp đỡ thì việc cai nghiện mới thành công. Nhiều gia đình đã nhiệt tình cùng với CLB quản lý con em, thông báo cho Ban chủ nhiệm kịp thời biết những vướng mắc hay tâm lý bất thường của con em để tư vấn giúp đỡ. Hoạt động tư vấn gia đình được coi là một trong những nội dung quan trọng của CLB. Hàng tháng, ban chủ nhiệm và chính quyền địa phương đều tổ chức họp mặt gia đình hội viên, kịp thời tư vấn, tháo gỡ những khó khăn, cùng xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát, quản lý hội viên, không để hội viên tiếp xúc với đối tượng xấu...

Các CLB B93 sinh hoạt đều đặn tuần một buổi, có nơi tuần 2 buổi như ở Yên Hòa (Cầu Giấy), Phú Thượng (Tây Hồ). Qua các buổi sinh hoạt, hội viên được phân tích để thấy rõ tác hại nghiêm trọng của tệ nghiện MT, được hướng dẫn các biện pháp và bí quyết phòng tránh tái nghiện, các gương cai nghiện thành công, học các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy, diễn biến tình hình tệ nạn ma túy trên địa bàn... Để làm được những việc trên, đòi hỏi thành viên Ban chủ nhiệm phải là những người tâm huyết, năng nổ và nhiệt tình với công tác. Ông Nguyễn Viết Vân - Chủ nhiệm CLB B93 phường Kim Mã, Ba Đình là một cựu chiến binh mang trên mình nhiều thương tật và nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, ông vẫn tham gia vào công tác phòng chống tệ nạn xã hội với suy nghĩ: Ma túy là một loại giặc cực kỳ nguy hiểm nếu không ngăn chặn kịp thời nó sẽ phá vỡ những thành quả mà Đảng và nhân dân ta đã phải đổ bao mồ hôi xương máu mới giành lại và xây dựng được. Tôi tham gia hoạt động này vì lương tâm của một người lính...”.

Bạn đồng hành tin cậy

Hoạt động quản lý, tư vấn thông qua CLB B93 đã có tác động tích cực làm cho các hội viên dần chuyển hóa nhận thức và hành vi, từ chỗ lảng tránh, chống đối đến nay nhiều anh em đã tự giác tham gia sinh hoạt, tham gia công tác xã hội, đoàn thể tại địa phương, góp phần cải thiện sức khỏe, kinh tế, giảm thiểu những hành vi trái pháp luật. CLB đã thu hút hội viên tham gia vào các hoạt động tập thể như giao lưu học tập giữa các CLB, hoạt động thể thao giao lưu bóng đá, tham gia chơi cầu lông, bóng bàn rèn luyện sức khỏe, đi dã ngoại, du lịch... ở nhiều địa phương, các hội viên của CLB B93 đã tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như đã quét vôi, trang trí băng rôn, kẻ khẩu hiệu, căng phông... chuẩn bị cho các ngày lễ lớn của đất nước hay Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. Các hoạt động này đã nâng cao chất lượng sinh hoạt của các CLB và từng bước nâng cao uy tín của CLB, tranh thủ được sự ủng hộ của các ban ngành địa phương và nhân dân với công tác quản lý sau cai. Chính bản thân anh em hội viên  cũng cảm thấy mình có ích và dần dần xóa bỏ mặc cảm và sự ngăn cách của người sau cai với cộng đồng. Không dừng ở đấy, một số CLB đã tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên. Như anh Đồng Văn Sách ở CLB xã Trung Giã, Sóc Sơn đã được giúp vốn  để mở một hiệu cắt tóc, sau đó ít lâu lại được cho vay một con bò cái, đến nay con bò của anh đã đẻ được 1 con và sắp cho ra tiếp một bê nữa. Nhờ có việc làm ổn định, anh Sách đã không còn bị MT cám dỗ. Anh Sách tâm sự: Khi mình nghiện thì có ai coi mình ra gì đâu, tiền cũng không có, con thì bỏ vất vưởng không nuôi được chứ đừng nói là dậy dỗ. Bây giờ được giúp đỡ như thế này, sướng rồi ai còn muốn quay lại con đường khổ làm gì nữa. CLB thị trấn Yên viên thì giúp hội viên nuôi bò, chăn thả vịt ngan, nuôi lợn. Nơi khác lại giúp hội viên học nghề, thực hành sửa chữa xe máy như ở xã Thụy Phương. CLB Phú Thượng tổ chức cho hội viên rửa xe máy, nhờ tuyên truyền tốt nên nhân dân đã tham gia ủng hộ, giúp hội viên tăng thêm nghị lực. CLB phường Hàng Bông ngoài tạo việc làm phổ thông cho học viên còn giới thiệu 1 hội viên vào làm công nhân tại chi nhánh điện Ba Đình. CLB phường Lý Thái Tổ giới thiệu 3 hội viên vào làm việc tại Công ty Du lịch và dịch vụ Hoàn Kiếm, Công ty thiết bị đo điện và sau một thời gian phấn đấu đến nay họ đã được xếp vào làm chính thức, công việc đã được ổn định lâu dài... Nhiều hội viên tâm sự, đến sinh hoạt CLB họ bớt đi cảm giác mệt mỏi, cô đơn, chán nản. Do được quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc về tâm lý, sức khỏe và trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè họ trở nên lạc quan, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhờ tham gia sinh hoạt CLB hội viên đã nâng cao hơn nhận thức về tác hại của MT mà quyết tâm đoạn tuyệt với nó.

Nhân rộng là cần thiết - Chất lượng là quan trọng

Theo số liệu khảo sát năm 1998, của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, tỷ lệ tái nghiện sau 1 năm ở những người cai nghiện tại quận huyện là 78,8%, cai nghiện tại gia đình là 78,3%, cai nghiện tại trung tâm là 89,5%. Sau một năm mô hình CLB B93 ra đời, kết quả thu được là 85/131 hội viên có liên tục các xét nghiệm âm tính với ma túy. Có người đã tỷ mẩn làm một phép tính: nếu 85 người này giả sử không được quản lý, tư vấn giáo dục dẫn đến tái nghiện 100% thì chỉ “bỏ rẻ” ra với mỗi người một ngày “đốt” vào ma túy 50.000 đ thôi, một năm họ (cũng có nghĩa là xã hội) “đốt” mất ngót nghét tỷ rưỡi. Đem so sánh con số này với con số đầu tư tổ chức và duy trì CLB B93  trong năm đó thì quả là khổng lồ: năm 2001, kinh phí thành phố cấp cho hoạt động của 15 CLB này chỉ là 45 triệu. Đấy là chưa kể những con số phát sinh khác mà xã hội phải chi ra để khắc phục hậu quả từ việc nghiện ngập của họ. Còn nếu xét về khía cạnh con người và môi trường xã hội thì việc duy trì tỷ lệ tái nghiện thấp là rất lớn lao. Theo báo cáo của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, năm 2003 tỷ lệ tái nghiện chung ở hội viên CLB B93 Là 30,7%, tính riêng vào thời điểm tháng 8-2004 tỷ lệ này là 14,7%.

Đến nay, sau gần 5 năm thực hiện, mô hình CLB B93 đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mô hình này thể hiện rõ phương châm xã hội hóa công tác quản lý người nghiện sau cai tại cộng đồng  dưới sự lãnh đạo của chính quyền và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của lực lượng tình nguyện viên phòng chống tệ nạn xã hội. Hoạt động của mô hình này cũng cho thấy rằng ở đâu có sự quan tâm của chính quyền và sự nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể thì CLB B93 mới hoạt động tốt, phát huy được hiệu quả.

ANHTHU

Đọc thêm tại:  Đây



Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.