Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 08/03/2011 lúc 02:00:22(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết


Gương mặt phụ nữ: “Nhà AIDS học”

Cập nhật lúc 09h33, ngày 08/03/2011





KTĐT - Từ khi gắn bó với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, nhiều người gọi chị là "Nhà AIDS học". Chị lấy làm vui vì những nỗ lực của mình đã được xã hội ghi nhận. Nhưng điều mà chị khát khao là xã hội bớt kỳ thị hơn với nhóm người yếm thế (người sử dụng ma túy, mại dâm, có HIV/AIDS, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…) Chị là một trong hai "Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu" do Diễn đàn kinh tế thế giới WEF bầu chọn: bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh, Trưởng phòng Sức khỏe xã hội, Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội.


Công việc hữu ích của "Nhà AIDS học"


Là cán bộ của Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội, chị Hải Oanh thực sự trở thành "nhà AIDS học" khi tiến hành điều phối và tổ chức thực hiện một loạt dự án liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS. Nhận thấy sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS trong cán bộ y tế, người dân và xã hội vẫn rất nặng nề, chị đã bỏ không ít tâm sức nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với Ban Tuyên giáo TƯ xây dựng bộ công cụ giảm kỳ thị và đối xử với người có HIV/AIDS; thí điểm mô hình "bệnh viện an toàn và thân thiện" phòng chống HIV/AIDS… Kết quả, các dự án này được đánh giá cao, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS cũng giảm đi rõ rệt.


Nghiên cứu nhiều về vấn đề này, qua tiếp xúc với những người có HIV/AIDS và những người có hành vi nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, mại dâm…), đặc biệt qua buổi trò chuyện với một bác sĩ người Australia, là Chủ tịch Hiệp hội giảm hại quốc tế tại Hội thảo can thiệp giảm hại ở nước ngoài, chị đã hiểu ra: Điểm yếu trong cuộc chiến phòng, chống HIV/AIDS của chúng ta hiện nay là ở "tư tưởng" chứ không phải "kỹ thuật". Chị đã đi theo hướng này và thành công của chị được đánh dấu bằng việc chương trình can thiệp giảm hại được đưa vào Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.


Không dừng lại ở đó, để chương trình can thiệp giảm hại đạt được kết quả cao nhất, chị Oanh và các đồng nghiệp tiếp tục kiến nghị để chương trình được đưa vào Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Sau gần 4 năm không mệt mỏi vận động, nỗ lực, họ đã thành công. "Khi biết Quốc hội đã thông qua, chúng tôi mừng vui khôn tả, thậm chí không dám nghĩ đó là sự thật…" - chị Oanh chia sẻ.


Tận tâm với nhóm người yếm thế


Tuy những việc lớn nhất đã cơ bản làm được, nhưng BS Hải Oanh vẫn chưa hết trăn trở với mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ những nhóm bất lợi, yếm thế của xã hội. Để góp phần thực hiện tâm nguyện này, chị đang triển khai xây dựng Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Theo chị, những người yếm thế có rất nhiều tiềm năng, chỉ cần hỗ trợ họ, hay chính xác hơn là tạo "cú hích" cho họ, họ sẽ tự giải quyết vấn đề của mình. Sự hỗ trợ đó cũng giúp họ tự tin hơn, quý trọng bản thân hơn, từ đó có biện pháp để phòng tránh.


Luôn hướng tới, giúp đỡ và bảo vệ những người yếm thế nên chị Hải Oanh cũng mong mỏi và kêu gọi mọi người quan tâm, chia sẻ đến đối tượng này. Và, bất cứ nơi đâu, mọi người đều bắt gặp chị với vai trò là người đại diện cho nhóm. Chị cũng tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu và đào tạo họ vào làm ở nơi nào đó có thể, bởi chị hiểu, họ chính là những người đã, đang và sẽ góp phần rất lớn vào thành công của cuộc chiến phòng, chống HIV/AIDS của đất nước.

 

Trà Long

http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?catid=22&newsid=286484
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.