Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 28/06/2011 lúc 02:23:06(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bài 1:
Thời khắc kinh hoàng của người nhận “án tử”


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


– “Hôm nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, em trùm chăn khóc từ chập tối đến sáng hôm sau. Đó là một ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2009. Trời thì mưa lâm thâm, lại rét, em buồn, em tuyệt vọng quá…”, bệnh nhân Phạm Văn Th., hiện đang điều trị HIV/AIDS giai đoạn cuối tại bệnh viện 09 (Hà Nội) tâm sự.

Đau đớn nhận án tử

Con đường trở thành một bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối của Phạm Văn Th. có thể nói là khá điển hình cho những thanh niên nông thôn thời hiện đại.

Th. sinh năm 1984 tại Mỹ Đức, Hà Nội trong một gia đình nông dân bình thường. Học hết cấp 3 rồi thi trượt Đại học nhưng cậu nhất định không đi học cao đẳng hay trung cấp hoặc học nghề. Phần vì nghĩ học cao đẳng, trung cấp sẽ khiến cậu “bẽ mặt” với bạn bè, phần vì gia đình cũng không ủng hộ, yêu cầu cậu ôn thi thêm một năm nữa để làm sao thi đỗ ĐH cho gia đình “mở mày mở mặt”.

Không ngờ trong suốt quãng thời gian nghỉ ở nhà để ôn thi, Th. không giữ được mình. “Chị biết đấy, những đứa khá khẩm, tử tế thì đã đi học ĐH hoặc học nghề hết ở ngoài Hà Nội. Em ở nhà suốt ngày loanh quanh với mấy đứa lêu têu không chí hướng. Thêm nữa, vì chán nản nên em đâm ra cáu bẳn, hay gây sự với gia đình. Càng ngày em càng xa cha mẹ, anh em và đi sâu vào con đường tội lỗi”, Th. tâm sự.

“Xài” ma túy được hơn 2 năm thì Th. được đưa đi cai nghiện ở Trung tâm bảo trợ xã hội số 1. Gia đình không có điều kiện nhưng bố mẹ Th. vẫn cố gắng để không mất đi đứa con trai cả.

Vì thế, dù đã ngoài 50 tuổi nhưng bố mẹ Th. thường xuyên lóc cóc đi từ cuối tỉnh (huyện Mỹ Đức) lên đầu tỉnh (huyện Ba Vì - Hà Tây cũ) để chăm con. Trước đó, cả gia đình đã khánh kiệt, chịu bao đau đớn, điều tiếng vì Th. nghiện ma túy nặng.



Bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ở Bệnh viện 09 (Thanh Trì - Hà Nội). Ảnh: N.A
 
 

Đến Trung tâm bảo trợ xã hội số 1, như tất cả các học viên khác, việc đầu tiên cậu phải làm là xét nghiệm HIV/AIDS. Bị nghiện hơn 2 năm, cũng có một số lần (đếm trên đầu ngón tay) Th. dùng chung kim tiêm với bạn nghiện nhưng cậu vẫn lạc quan lắm, chỉ nghĩ là mình bị nghiện, ở đây một thời gian cai nghiện xong là sẽ trở về quê, cưới vợ sinh con và làm ruộng, quyết tránh khỏi “nàng tiên nâu”.

Nhưng, đùng một cái, Th. nhận được “án tử”.

Đó là một ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2009. Th nhận kết quả xét nghiệm vào cuối giờ chiều. Trước khi đến nhận, Th. vừa run vừa cười. Run vì có thể 1% không may mắn kia có thể rơi vào cậu, còn cười để giấu đi nỗi sợ hãi đó. Nhiều anh em trong phòng động viên Th. cứ “tự tin đi lấy kết quả, cuộc đời có thế nào cũng đã có số cả rồi”…

Nhưng hai chữ “dương tính” như một cơn bão cấp 12 dập tắt ngọn lửa hi vọng vốn đã yếu ớt trong Th. “Lúc biết tin, em như không thở nữa. Sau đó về phòng, em nằm trùm chăn khóc từ chập tối đến sáng hôm sau. Hôm đó là một ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2009. Trời thì mưa lâm thâm, lại rét, sao mà em buồn … Em tuyệt vọng quá”, Th. nhớ lại và bật khóc, như thể thời khắc đó mới xảy ra ngày hôm qua.

Những ngày sau đó, Th. gần như không ăn uống, mặt mũi xuống sắc thảm hại. Bên cạnh cậu là những người bạn cùng cảnh ngộ.

Dù được an ủi, động viên nhưng việc phải một mình đón nhận kết quả kinh hoàng này là một thử thách quá lớn đối với một cậu thanh niên còn quá trẻ như Th. Nhưng điều cậu lo lắng hơn cả là làm sao để nói được điều này với gia đình? Có lẽ bố mẹ cậu sẽ không chịu nổi cú sốc này…

Nhưng chuyện gì đến cũng phải đến. Sau hơn 1 tháng giấu giếm, và đấu tranh, chính Th. đã chủ động nói cho bố mẹ biết chuyện. Họ đã khóc lóc vật vã mấy ngày trời…

Song có điều để tự mình nói ra được điều này, Th. đã phải đấu tranh với chính mình. “Thật lòng là lúc đó em chỉ muốn chết luôn thôi, sống cũng không để làm gì, trước sau gì cũng chết, lại chết trong đàm tiếu, nhục nhã. Các chị không hiểu được cảm giác đó đâu… Nhưng nghĩ đến bố mẹ và 2 em là em tự nhủ mình còn sống được ngày nào là còn được nhìn thấy họ ngày đấy. Đến lúc này mới thấy gia đình, cuộc sống là quý giá, nhưng đã muộn mất rồi …”, Th. bật khóc.

Hai cuộc đời, một số phận



Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại BV Nhân Ái (Ảnh: minh hoa: VnMedia)
 
Nếu câu chuyện của Th. là điển hình cho những thanh niên lêu lổng ở nông thôn nhiễm HIV/AIDS thì câu chuyện của Nguyễn Thị Phương A. (sinh năm 1980 tại Đông Anh, Hà Nội) lại điểm hình cho những trường hợp nhiễm HIV/AIDS của những thanh niên thành phố.

Mới chào đời, Phương A. đã phải sống cùng bà ngoại vì bố mẹ bỏ nhau. Phương A. có rất nhiều anh em nhưng không có ai cùng cha, chỉ chung mẹ. Người mẹ của cô cũng là dân giang hồ tứ chiếng, nay đây mai đó và cũng bị cuốn vào con đường ma túy. Khi lên 10 tuổi, Phương A. hay tin mẹ vào tù …

Cuộc sống của Phương A. càng trở nên u tối. Cô bé sống lay lắt vì bà ngoại tuổi cao sức yếu. Cô dì chú bác xung quanh cũng đều khó khăn và không có “thiện cảm” với một đứa bé có nguồn gốc, lai lịch như Phương A. nên tình cảm và sự sẻ chia rất hạn chế.

Cũng chính nguồn gốc và lai lịch này biến Phương A. thành một cô gái bất cần đời, bướng bỉnh, luôn chống lại gia đình như một cách để tự vệ. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy cô vào con đường ăn chơi với những đối tượng “bất hảo” trong xã hội.

Nhưng bước ngoặt của cuộc đời Phương A. lại xảy ra sau khi cô lập gia đình và chính điều này đã đẩy cô đến với ma túy, rồi sau đó là HIV/AIDS. Năm 18 tuổi, Phương A. lấy chồng nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của mẹ chồng.

Chung sống với nhau được một thời gian, Phương A. có bầu nhưng “mẹ chồng hờ” lừa và ép cô uống thuốc phá thai. Đứa con ra đi, Phương A. lâm vào cảnh bi đát tột cùng. Cô đã tìm đến ma túy để “giải sầu” rồi nhiễm HIV từ lúc nào không hay.

Cũng như Th., Phương A. cho biết: “Thời điểm biết mình nhiễm bệnh, nói thật là em chán nản đến mức chả có cảm giác gì, vì em bị trầm cảm, trống rỗng. Nhưng trong những lúc tỉnh táo, em cảm thấy sợ chết. Nếu em chết, em không còn được nhìn thấy cuộc sống này nữa, dù nó không tươi đẹp với em nhưng em vẫn muốn được sống. Em khóc triền miên mấy ngày trời và đã định tự tử nhưng không thành. Phải mất đến mấy tháng sau, con người em nó mới dần quen và chấp nhận với sự thực này”.

Khác với Th., áp lực lớn nhất của Phương A. chỉ là vượt qua được bản thân mình. Cô gái này không phải đối mặt với gia đình, bởi gần như cả họ tộc đều coi như cô đã không còn tồn tại.

“Đôi khi em thấy thế lại là một điều may”, Phương A. vừa nói vừa rưng rưng rơi lệ…

N.Anh

(còn nữa)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/27101/thoi-khac-kinh-hoang-cua-nguoi-nhan--an-tu-.html

Quảng cáo
Tu-an  
#2 Đã gửi : 29/06/2011 lúc 03:56:19(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bài 2:
Cuộc sống khủng khiếp của người... chờ chết


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }




/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


st1\:*{behavior:url(#ieooui) }




/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"}


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; }


st1\:*{behavior:url(#ieooui) }




/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"}


– Không có cuộc sống nào nặng nề bằng cuộc sống của một người sống để đợi chờ cái chết đang ngày càng tiến đến gần… Dù được an ủi, động viên, khích lệ nhưng những bệnh nhân HIV/AIDS khó có thể có một tâm trạng “bình thường” trong những ngày cuối đời.



Thời khắc kinh hoàng của người nhận “án tử”
“Hôm nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, em trùm chăn khóc từ chập tối đến sáng hôm sau. Đó là một ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2009. Trời thì mưa lâm thâm, lại rét, em buồn, em tuyệt vọng quá…”.

Trầm cảm nặng nề

Trước khi trở về bệnh viện 09 (Thanh Trì, Hà Nội) để điều trị HIV/AIDS giai đoạn cuối, bệnh nhân T. đã có một quãng thời gian dài sống ở các trung tâm cai nghiện.

T. nhận xét rằng, bệnh viện 09 này tốt hơn nhiều so với các trung tâm cai nghiện, bảo trợ xã hội vì không đông người, bệnh nhân lại được điều trị đều đặn, chu đáo, thuốc thang có đầy đủ và các bác sỹ cũng rất tốt. Có thể nói ai mà có “H” đều muốn được về đây chữa trị để kéo dài cuộc sống.

“Nhưng cũng mâu thuẫn lắm, bởi bệnh viện này chỉ dành cho những người có HIV và AIDS giai đoạn cuối thôi. Nghĩa là lúc đó bệnh đã nặng lắm rồi. Vì thế, nếu được chuyển về đây, cũng chả biết là nên vui hay nên buồn nữa…”, T. tùi ngùi tâm sự.



Những ngày cuối đời của bệnh nhân HIV/AIDS rất nặng nề. Trong giai đoạn cuối, việc điều trị bệnh không còn được ưu tiền bằng điều trị tinh thần, tâm lý (Ảnh minh họa: VietNamNet)

T. được đưa về bệnh viện 09 từ tháng 8/2010 sau một thời gian điều trị ở Trung tâm bảo trợ xã hội 1 (Ba Vì – Hà Nội). Kể từ khi được về đây ở, cuộc sống của T. diễn ra vỏn vẹn trong khuôn viên nhỏ bé của bệnh viện, khác hẳn với thời “tung hoành” ngang dọc khi xưa.

Bệnh viện không cấm chuyện bệnh nhân ra ngoài mua sắm đồ dùng cá nhân, nhưng T. chẳng bao giờ bước chân ra khỏi cổng, cần gì T. đã nhờ người mua hộ.

“Ở các chỗ khác người ta còn sợ bệnh nhân trốn trại, bỏ đi chứ ở đây chẳng ai làm thế. Vì bệnh nặng lắm rồi, trốn ra ngoài là chết”, T. nói.

Mỗi ngày, T. chỉ quanh quẩn trong căn phòng nhỏ có 4 người ở nhưng hiện 3 người bạn cùng phòng đã “ra đi” nên T. làm quen, bắt bạn với những người ở phòng bên cạnh.

Tại đây, mỗi người một quê, mỗi người một con đường dẫn đến ma túy, HIV/AIDS nhưng đã vào bệnh viện này là tất cả đều xác định làm bạn với nhau. Ở đây, ai may mắn lắm thì có người nhà đến thăm, còn lại đại đa số đều tự mình chịu đựng và vượt qua những ngày tháng cuối.

“Đợt trước em bị trầm cảm khủng khiếp. Nhiều anh chị em ở đây cũng bị tương tự. Vì chán. Bệnh tật đã như vậy, cuộc sống cũng chẳng có lấy một điều vui vẻ. Suốt ngày quanh quẩn ở hành lang rồi lại quay vào nằm dài trong phòng. Thấy tiếng xe tải chạy ào ào ngoài đường và nghĩ cuộc sống ngoài kia đang sôi động lắm khiến em thèm muốn khủng khiếp…”, T. nghẹn ngào nói.

Bệnh viện 09 nằm ngay mặt đường 70 (quận Hà Đông, Hà Nội) nên xe cộ chạy qua ồn ào từ sáng đến đêm. Đây có lẽ là âm thanh sống động duy nhất có thể phá vỡ cái bầu không khí ủ dột của tất cả các bệnh nhân ở nơi này…

Vì cùng cảnh ngộ với nhau nên tất cả các bệnh nhân ở bệnh viện 09 đều coi nhau như anh em một nhà.

“Có những đứa là con gái, bằng tuổi em (26 tuổi) nhưng nó ốm quá mà chẳng có người thân nào chăm sóc nên em cũng xắn tay thay bỉm cho nó mà chẳng chút ngại ngần. Rồi sẽ đến ngày em cũng sẽ như vậy thôi, ở đây ai còn khỏe thì chăm sóc cho người yếu”, T. thở dài ngao ngán khi nói về viễn cảnh trước mắt.

“Trở về dòng sông tuổi thơ”

Quãng thời gian sống trong bệnh viện 09 những ngày cuối đời, nhiều bệnh nhân vẫn ăn uống, sinh hoạt đều đặn nhưng hay có những việc làm hồi tưởng về quá khứ, hoặc có những mong muốn hết sức … trẻ thơ!



Nhiều người bệnh có "H" tiếc nuối và khao khát cuộc sống, nhưng tất cả đều đã quá muộn. Cộng với sự "đoạn tuyệt" của gia đình và người thân, nhiều người đã buông xuôi, không muốn điều trị (Ảnh: N.A)

Các bệnh nhân khá khép kín với bác sỹ về đời sống, hoàn cảnh riêng tư song lại khá cởi mở với nhau. Nhiều người rất hay tâm sự với bạn về quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc sống của họ - khi họ chưa dính vào ma túy, nghiện ngập rồi sau đó là HIV/AIDS.

Quãng thời gian đó là những ngày tháng được sống cùng bố mẹ, được đi học, có những người bạn tốt từ thời ấu thơ mà giờ đây họ không còn dám liên lạc hay thông báo tin tức vì xấu hổ, vì muốn được đoạn tuyệt để sau này sẽ được ra đi trong lặng lẽ…

Có những bệnh nhân biết mình không còn sống được bao lâu. Họ cảm nhận được điều đó và thường xuyên nhờ bạn bè, các bác sỹ mua cho mình những món ăn mình thích thuở còn nhỏ.

Bác sỹ Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Bệnh viện 09 kể lại: “Trước đây, có bệnh nhân nhờ bác sỹ mua cho mình một quả chuối để ăn vì đây là loại quả anh ta hay ăn lúc còn bé. Lại có người nhờ bác sỹ mua hộ một quả dưa chuột. Khi nhận được những thứ này, họ hạnh phúc lắm. Ngay ngày hôm sau, họ ra đi …”.

Theo ông Chung, những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối có thể có biểu hiện cực đoan về tinh thần, tình cảm, có người còn nói “không cần ai đến thăm hết” nhưng đó chỉ là vỏ bọc của họ.

Sau vỏ bọc ấy vẫn là những tình cảm yếu đuối rất con người. “Có người miệng thì nói thế nhưng nếu được trò chuyện, an ủi, động viên khiến họ mủi lòng thì lại khóc như trẻ con. Họ nói họ nhớ nhà, muốn được gặp bố mẹ, anh chị em”, bác sỹ Chung nói.

Trên thực tế, đối với những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối, bác sỹ Chung cho biết những chăm sóc y tế có thể không còn được ưu tiên bằng biện pháp chăm sóc tinh thần để giải quyết những bức bối, khó chịu. “Họ khao khát được chia sẻ, quan tâm. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó”, bác sỹ Chung nói.

N.Anh

(còn nữa)

Tu-an  
#3 Đã gửi : 30/06/2011 lúc 12:56:01(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Con chết, cha mẹ không buồn nhận xác
 Thứ Năm, 30/06/2011 --- cập nhật 10:58 GMT+7
 

Đây là thực tế đáng buồn ở các khoa lây nhiễm, bệnh viện chuyên về điều trị bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay. Có những gia đình gửi con vào viện, đến khi con chết, được bệnh viện thông báo nhưng chỉ trả lời ngắn gọn: “Trăm sự nhờ bệnh viện!”.

“Nhờ bệnh viện”

Bệnh viện 09 (Thanh Trì – Hà Nội) là bệnh viện tuyến cuối nên toàn tiếp nhận những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS rất nặng, việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, có người vào viện được 2-3 ngày đã chết. Người nào may mắn thì sống thêm được 2-3 năm.

Đã công tác nhiều năm tại đây, bác sỹ Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết có một thực tế đáng buồn là hiện nay, các gia đình có người nhiễm HIV/AIDS thường “phó mặc” người thân cho bệnh viện.



Hiếm hoi lắm bệnh nhân HIV/AIDS ở bệnh viện 09 mới có người nhà đến thăm nom, chăm sóc (Ảnh: N.A)

Theo đánh giá của bác sỹ Chung, có nhiều lý do để các gia đình từ chối chăm sóc người thân mắc căn bệnh này.

Có thể do họ không có kỹ năng, không có khả năng kinh tế hoặc họ đã chăm sóc quá lâu và giờ không thể chịu đựng thêm được nữa. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở bệnh viện này được gia đình chăm sóc là rất thấp, phần lớn không được đoái hoài đến, trong đó có nhiều gia đình ở ngay Hà Nội.

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng bác sỹ Chung cho biết: Có khi bệnh nhân ốm rất nặng rồi, tiên đoán không thể qua khỏi nên bệnh viện gọi điện thông báo cho gia đình biết, nhưng họ nói đã “tin cậy hoàn toàn”, “trăm sự nhờ bệnh viện” nên đến khi thân nhân chết rồi họ mới đến nhận xác và lo hậu sự.

Nhưng đau đớn hơn là có không ít người đã chết, bệnh viện đã tự lo hậu sự cho người quá cố, sau đó thông báo bằng mọi cách đến gia đình để gia đình đến nhận tro cốt, nhưng cuối cùng vẫn bặt vô âm tín.

“Đến nay, còn hơn 30 lọ tro cốt của những bệnh nhân HIV/AIDS không được người thân đến nhận. Chúng tôi đã làm đầy đủ các thủ tục an táng, đồng thời để các lọ tro cốt ở nghĩa trang Văn Điển, cứ 1 năm lại chuyển tro cốt lên nghĩa trang Yên Kỳ (Ba Vì – Hà Nội) một lần để giải phóng diện tích”, bác sỹ Chung nói.

Đại đa số các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS không thể giấu nổi sự hối hận, tiếc nuối vì đã trót lầm đường lạc lối. Nhưng ông Chung cho rằng, để họ vượt qua được giai đoạn khó khăn này, cần phải có gia đình, người thân bên cạnh.

Song thực tế là sự đoạn tuyệt của gia đình khiến họ trở nên tuyệt vọng, buông xuôi, chán nản, không còn thiết tha điều trị hay ăn uống, khiến cái chết đến càng nhanh hơn…

Bạn bè chăm sóc, mai táng cho nhau

Chứng kiến những lần ra đi của bạn bè, anh/chị/em trong bệnh viện 09 này, không ít bệnh nhân đang khỏe mạnh cũng phải suy sụp, sợ hãi… Bởi, đó cũng chính là viễn cảnh tương lai của họ …

Bệnh nhân Phạm Văn Th. thú thật: “Lần đầu thấy đứa bạn cùng phòng “đi” trong im lặng, chẳng có bố mẹ, anh em, em run và khóc thực sự. Bây giờ em còn khỏe mà mỗi tháng họa hoằn lắm bố mẹ em mới lên thăm hoặc gọi điện 1 lần, không biết sau này sẽ ra sao?”.

Cùng cảnh ngộ với Th. là Phương A. (sinh năm 1980 ở Đông Anh, Hà Nội). Phương A. nhiễm HIV đã 4 năm nay nhưng nhờ điều trị sớm và tích cực nên sức khỏe khá tốt. Ngoài nhiễm HIV, Phương A. còn mắc bệnh lao.

Cô luôn nói với Th., nửa đùa nửa thật: “Chị sẽ đi trước em, có thế nào trăm sự nhờ các em. Chị ở bên kia sẽ phù hộ cho những người ở đây”.



Bệnh viện 09 (Thanh Trì - Hà Nội) có lẽ là bệnh viện duy nhất ở Hà Nội không ... quá tải, nhưng bầu không khí ở đây luôn nặng nề, uể oải (Ảnh: N.A)

Mỗi khi có một người bạn đồng cảnh ngộ ra đi, tất cả bệnh nhân ở bệnh viện 09 không ai bảo ai đều im lặng, răm rắp làm những việc như tắm rửa cho người chết, mặc quần áo, chuẩn bị đồ đạc để làm lễ mai táng.

Sau khi hoàn tất các thủ tục này, sẽ có một chiếc xe tang lễ của bệnh viện đến đưa người bệnh đi hỏa táng… Những người ở lại chỉ biết nhìn theo bằng ánh mắt thẫn thờ, nhiều cô gái không cầm được nước mắt vì thương xót, sợ hãi …

Phương A. luôn an ủi Th.: “Dù gì bố mẹ em còn hay lên thăm, chứ như chị đây này, chẳng có ai để ý đến. Cứ vui vẻ lên, chuyện gì đã đến là sẽ đến, chẳng thể thay đổi được đâu”…

Dù chưa bao giờ được gia đình đoái hoài đến kể từ khi mắc bệnh và vào viện, nhưng Phương A. cho biết giờ cô không còn muốn nghĩ đến những điều tiêu cực như “trách móc, hờn giận” nữa.

“Không ai muốn chăm sóc cho một cái cây mà người ta biết là nó sẽ không bao giờ đâm chồi, nảy lộc và ra hoa kết trái”, Phương A. nói, như để tự an ủi mình.

Cô gái sinh năm 1980, từng lao vào đời quá sớm, không có sự giáo dục của cha mẹ, người thân gạt nước mắt nhưng vẫn cười: “Em không trách gia đình. Vì nếu không có bà ngoại, các dì thì em đã chết từ khi mới lọt lòng rồi. Mẹ em bỏ em ngay từ lúc đó… Vì thế, những gì họ cần phải cho em thì họ đã cho rồi, những gì em đáng được nhận thì cũng đã nhận rồi. Giờ em cố gắng sống bình thản để những ngày còn lại không quá nặng nề”…
 
Theo VietNamNet

http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/vietnamnet.vn/Con-chet-cha-me-khong-buon-nhan-xac/6538068.epi
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.