Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Xuthetritue_toanthu  
#1 Đã gửi : 07/12/2011 lúc 11:34:09(UTC)
Xuthetritue_toanthu

Danh hiệu: Member

Nhóm: Guests
Gia nhập: 28-11-2011(UTC)
Bài viết: 72

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 8 lần trong 8 bài viết


Con cái nhà ai mà ghê thế?

(07/12/2011)
Đại Đoàn Kết - "Có cần tôi gọi điện cho phó thủ tướng để nói
chuyện với các anh không?” – thách thức người thi hành công vụ tới mức
này là chuyện mà bất cứ công dân của một đất nước nào đó sống và làm việc theo pháp luật người ta cũng không thể tưởng tượng ra được.
 
 
Các "thiếu gia” vi phạm luật giao thông thường tỏ thái độ ngạo ngược
 Ảnh: HOÀNG LONG

Sự việc xảy ra vào lúc 0 giờ ngày 4-12 ngay cạnh Bờ
Hồ, nút giao thông Lê Thái Tổ - Hàng Khay. Khi bị cảnh sát khống chế vì
phát hiện trong xe có khẩu súng Vantel, đối tượng Nguyễn Khánh Hưng đang
đi trên chiếc xe BMW biển kiểm soát 29A – 070.98 đã nói: "Tại sao lại
khóa tay tôi? Súng tôi mang theo là có giấy phép sử dụng, có cần tôi gọi
cho phó thủ tướng để nói chuyện với các anh không?”. Đoạn ghi hình phát trên bản tin Thời sự VTV1 nghe rõ mồn một câu nói đó.

Sự việc khiến người ta nhớ trước đó chỉ nửa tháng,
đêm 18-11, tổ công tác đặc biệt khi kiểm tra hành chính chiếc xe 16L –
8688 cũng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của 3 đối tượng ngồi trên
xe. Và các đối tượng cũng thách thức cảnh sát giao thông: "Viết đơn nghỉ
việc hết đi”. Vì họ cũng gọi điện "nhờ” gọi cho "bác Nhanh” để: "Nếu không làm cho 2 cảnh sát bị đuổi việc thì cứ... chặt đầu em đi”.

Hai vụ việc chỉ cách nhau nửa tháng, cùng một tính chất, cùng một kiểu "cáo mượn oai hùm”.

"Có cần tôi gọi điện cho phó thủ tướng để nói chuyện
với các anh không?” – thoạt nghe câu nói ấy, nhiều người dân hẳn đặt câu hỏi: Con cái nhà ai mà ghê thế?

Mặc dù và tất nhiên, dư luận tin rằng không có phó
thủ tướng hay "bác Nhanh” nào lại đi bênh vực cho những kẻ ngông cuồng
ấy. Hơn nữa, có thể đó là "trò” của những kẻ ấy chứ thực chất chúng cũng chẳng quen biết gì các quan chức cao cấp.

Nhưng vấn đề đặt ra là đây không phải lần đầu tiên
các "thiếu gia” đi xe sang, biển đẹp ra đường hễ bị công an hỏi tới là
tỏ thái độ ngạo ngược, là tìm cách gọi điện cho "người quen” để can
thiệp. Rõ ràng thái độ nể nang của các lực lượng chức năng với "người
quen”, "người nhà” các lãnh đạo là có. Rõ ràng đâu đó vẫn có các quan
chức "can thiệp” để cảnh sát phải tha khi có người nhà vi phạm pháp luật, đơn giản nhất là phạm luật giao thông. Có tồn tại sự thật ấy!

Cho nên, hễ có người nhà "làm to” là người ta đem ra
dọa hoặc gọi điện cầu cứu. Và sự cầu cứu ấy thường là hiệu quả. Thấy
hiệu quả thì người này áp dụng, người khác cũng làm. Tới mức vi phạm
luật thì việc đầu tiên là xin, rồi chính cảnh sát giao thông cứ thấy có ý
kiến của ai đó là tha. Chính vì thế, mới có câu chuyện thật trăm phần
trăm thế này: Đồng nghiệp của tôi là phóng viên một tờ báo ngành công
an, đi đường lơ ngơ thế nào lại vượt đèn đỏ, bị cảnh sát chặn lại, vốn
là người rất nghiêm túc, bạn tôi trình giấy tờ rồi vui vẻ xin nộp phạt.
Cảnh sát thấy có người vi phạm luật mà chả xin câu nào, lại đâm ra
"ngại”, hỏi: Con ông bà nào đấy?... Vậy là người nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp có khi đang trở thành lạc lõng.

Trở lại với câu chuyện "dọa” cảnh sát khi đang thi
hành nhiệm vụ. Phải nhìn nhận đó là một số ít những kẻ hoặc có tính chất
côn đồ, hoặc quá ngạo ngược, cậy thần cậy thế. Nhưng trong bình diện
của một xã hội mà việc thượng tôn pháp luật ngày càng được đề cao, không thể để tồn tại mãi những kiểu hành xử ấy.

Nếu bản thân các quan chức nêu gương trong việc tuân
thủ pháp luật, không nên và không thể can thiệp xin xỏ cho người nhà
những chuyện vi phạm mười mươi như vậy. Và các "thiếu gia” biết không
thể cậy thần cậy thế, dù có chọn phương án "gọi điện cho người thân”
cũng không giải quyết được việc gì thì họ sẽ không thể ngạo ngược vi phạm pháp luật rồi còn "dọa” cả người thi hành công vụ.

Trách giới trẻ ngày nay coi thường pháp luật. Lo sợ
vì tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp. Thì trước hết phải
nhìn từ góc độ thực thi pháp luật. Nếu vi phạm pháp luật rồi "xin” được
thì người ta còn vi phạm, trắng trợn hơn, công khai hơn, và khẩu hiệu
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật mãi vẫn là khẩu hiệu. Thậm
chí, đau lòng hơn là có khi luật pháp chỉ được thực thi với dân đen, với
người thấp cổ bé họng không có người quen để "gọi điện cho người thân”.
Điều này thấy rõ ở việc phạt lỗi vi phạm giao thông, hễ bị cảnh sát
chặn lại là đem điện thoại ra gọi "người quen” để rồi cảnh sát đành phải để cho đi, chỉ dân nghèo thân cô thế cô thì bị phạt.

"Các anh có cần tôi gọi điện cho phó thủ tướng để nói
chuyện với các anh không?”. Không một kẻ nào dám ra đường nói với nhà chức trách câu nói ngạo mạn ấy nếu thực sự luật pháp bất vị thân.

Cẩm Thúy

 Đã đẹp mặt chưa nhỉ! Con ông bà nào đi nữa thì cần nên quan tâm nhiều hơn, kẻo mà hỏng. Và nên nhớ rằng: chớ có cậy thế để mà ngông cuồng, vì như thế thì thật là dại dột!..


Quân tử cố cùng
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.