Từ
khi đại dịch AIDS khởi phát, đã có dư luận nói rằng chứng bệnh này do
con người tạo ra. Virus HIV đã từng được gieo rắc cho dân pêđê Mỹ và da
đen khi làm thí nghiệm cho một loại bom vi trùng! Giả thuyết này đã bị
các nhà sinh học và virus học kịch liệt bác bỏ. Họ quả quyết: loài khỉ
trong rừng Phi châu và tình dục con người mới là nguyên nhân lây lan của HIV/AIDS... Sự thực như thế nào?


KỲ 1:


      Mùa thu năm 1986, Liên Xô làm cả thế giới kinh hoàng khi cáo giác virus
HIV đã được chế tạo tại Fort Detrick, nơi chế tạo bom vi trùng của Mỹ.
Dù tố giác này bị xem là một kiểu “tuyên truyền độc ác” nhưng các nhà
khoa học Nga đã thực sự làm việc sát cánh với các chuyên gia về chiến
tranh vi trùng, trong việc chuyển tải virus và tế bào nhiễm virus vào
các loài khỉ trong suốt thập niên 70 trước khi bệnh AIDS xuất hiện. Khi
mối quan hệ quốc tế được cải thiện, những tố giác này bị lãng quên dần.




      
Dù chứng cớ HIV do con người chế tạo chẳng bao giờ được nói
đến trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ, giả thuyết này vẫn thường được đem
ra nhạo báng. Chẳng hạn trên tờ San Francisco Chronicle ngày 14-1-2001,
trong bài Truy tìm nguồn gốc HIV, tác giả William Carlsen viết: Trong
những năm đầu mới khởi phát đại dịch, có những giả thuyết tìm cách lý
giải nguồn gốc, từ rất khôi hài đến quái dị như: thất thoát từ một phòng
nghiên cứu bí mật của CIA, thượng đế gởi đến để trừng phạt dân pêđê và nghiện ma túy, nó đến từ không gian, bám theo đuôi sao chổi...


      AIDS chắc chắn không đến từ tay thượng đế hay ngoài không
gian, nhưng có những bằng chứng cụ thể... nó do con người chế tạo ra,
ngay khi mới bắt đầu bộc phát lần đầu tiên tại thành phố New York cuối thập niên 1970.

TẠO RA AIDS TRONG LOÀI VẬT TRƯỚC KHI KHỞI PHÁT ĐẠI DỊCH

     Chứng
cớ HIV bắt nguồn từ những thí nghiệm trị bệnh ung thư trên loài vật
trong khoảng thập niên 60 và 70 đã bị giấu nhẹm rất kỹ. Những cuộc thử
nghiệm chủng ngừa cho dân pêđê và da đen bằng vắcxin HIV diễn ra vào
cuối thập niên 70 cũng bị dập tắt với cách giải thích rầm rộ: bệnh xuất
phát từ loài dã nhân trong rừng rậm Phi châu, và HIV đã “biến thái
sang tấn công người” trong khoảng 1930 hay trước đó. Những đợt bùng
phát chứng bệnh “giống như AIDS” tại các trung tâm nghiên cứu về khỉ
tại Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1969 cũng bị phớt lờ đi như không có chuyện
gì xảy ra. Mười năm trước khi AIDS ra đời, một trận dịch “AIDS khỉ”
xuất hiện tại trung tâm nuôi khỉ của phòng thí nghiệm Davis, bang
California. Hầu hết khỉ đều chết. Hai loại virus gây tê liệt hệ thống
miễn nhiễm đã được phát hiện, xem như là nguyên nhân chính. Một số khỉ
còn sống sót được di chuyển sang trung tâm Yerkes tại Atlanta, sau đó
cũng chết vào cuối thập niên 80 với triệu chứng “AIDS khỉ”. Các nhà thú y
học tuyên bố nguồn gốc của nó là... không thể biết được. Tuy nhiên có
điều rõ ràng là thí nghiệm chuyển tải virus giữa các loài khỉ khác nhau
đã từng xảy ra thường xuyên trong các phòng thí nghiệm động vật lúc đó.


      
Năm 1974, các nhà thú y học vô tình tạo ra được chứng bệnh
“giống như AIDS” khi bốc những con khỉ mới sinh ra khỏi mẹ của chúng và
nuôi bằng sữa bò nhiễm “virus bò loại C”. Trong vòng một năm, những con
khỉ này chết vì bệnh bạch cầu và sưng phổi pneumocystic (còn gọi là sưng phổi pêđê của AIDS). Hai chứng bệnh này là chưa từng có.


      
Cũng bị ém nhẹm thí nghiệm chế tạo bệnh bạch cầu mèo và AIDS
mèo khi chuyển tải “virus mèo giống - HIV” vào giữa thập niên 70.
Những thí nghiệm này diễn ra tại Havard do Myron Essex thực hiện. Ông
này sau trở thành nhà nghiên cứu AIDS nổi tiếng. Tất cả những chế biến
nơi thú vật đã diễn ra trước khi người ta cấy virusHIV“một cách bí mật”
cho dân pêđê vào năm 1979, loại người bị căm ghét nhất trong xã hội Mỹ.


       
Ngày nay, các nhà khoa học cố săn lùng tổ tiên virus HIV
trong vùng rừng rậm Phi châu và “vờ đi” những con virus triệt tiêu kháng
thể được chế tạo trong các phòng thí nghiệm virus trước khi HIV xuất hiện.

NHỮNG THÍ NGHIỆM TRÊN DÂN PÊĐÊ (1978-1981)
        Các nhà
khoa học cũng giấu nhẹm mối quan hệ giữa đợt bùng phát HIV chính thức
vào năm 1981 với chương trình thí nghiệm “vắcxin viêm gan siêu vi B”
trên dân pêđê tại Trung tâm Huyết học New York, ở Manhattan. Điều kỳ lạ
là nguồn gốc thực sự của HIV vẫn không được nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Các
quan chức y tế chỉ già mồm sỉ vả “bọn đồng tính luyến ái”, nhưng chẳng
bao giờ giải thích vì sao một chứng bệnh tình dục dị tính từ Phi châu
da đen lại có thể truyền sang cho đàn ông “da trắng gay” ngay tại Manhattan.


       
Các nhà khoa học nói rằng HIV được ấp ủ tại Phi châu trong
hơn nửa thế kỷ, cho đến khi bùng phát AIDS vào năm 1982. Tuy nhiên tại
Hoa Kỳ, chẳng có giai đoạn ủ bệnh nào cả với dân pêđê. Khi họ ký tên
tình nguyện làm vật thí nghiệm cho chương trình chủng ngừa viêm gan siêu
vi B do chính phủ tài trợ, đã bắt đầu chết bằng một loại virus kỳ lạ
không biết rõ nguồn gốc. Các thí nghiệm về chủng ngừa viêm gan siêu vi B
bắt đầu từ mùa thu năm 1978 tại Manhattan. Trường hợp đầu tiên chết vì
AIDS ở đó lại xảy ra năm 1979. Tất cả nạn nhân đều là dân pêđê da trắng.


     
Các nhà khoa học cũng không giải thích vì sao lại cấy virus
ghẻ phỏng cùng với HIV cho dân gay vào cuối những năm 1970. Bây giờ nó
là nguyên nhân gây ra loại bướu thịt Kaposi, còn gọi là “ung thư gay”
của AIDS. Trước đó chẳng bao giờ nó xuất hiện nơi người mạnh khỏe. Phát
hiện sau AIDS một thập niên, vào năm 1994, bây giờ virus này có quan
hệ mật thiết với virus ghẻ phỏng gây ung thư cho loài khỉ đã từng được
nghiên cứu và chuyển tải trong cơ thể của chúng trước AIDS khoảng 10 năm.


      
Công chúng còn bị ém nhẹm về một loại vi trùng mới có tên
Mycoplasma Penetrans cũng có nguồn gốc mơ hồ, được cấy vào người dân
gay, cùng với HIV và virus ghẻ phỏng. Như vậy có ba loại mầm độc được cấy vào dân pêđê để làm thí nghiệm (HIV, ghẻ phỏng và M. Penetrans).


       Trong quyển sách tựa đề Virus (2000), Luc Montagnier, nhà
vi trùng học người Pháp, phát hiện ra HIV, sỉ vả những du khách gay
người Mỹ đã gieo rắc một loại ghẻ mới tại Phi châu, và từ đó mang về
nhà HIV. Ông không đưa ra được bằng chứng cho giả thuyết của mình.
Nhưng ông cũng nói có một loại dung dịch gây ra ghẻ chóc được lưu hành
trong các phòng thí nghiệm vào thập niên 70, chúng thường xâm nhập các nồi nuôi cấy virus và vắcxin.


       
Vì sao các nhà khoa học lại không biết đến chuyện cấy độc
chất mới vào cơ thể dân gay một cách đồng loạt? Câu trả lời là hết sức
quan trọng cho việc giải thích nguồn gốc virus HIV. Vì sao các nhà khoa
học luôn bác bỏ “một cách hung dữ” giả thuyết HIV do con người tạo ra?
Và tại sao họ lại tin cuồng nhiệt vào giả thuyết nguyên nhân ở loài
khỉ? Đó là vì họ không muốn cho công chúng biết chuyện gì đã xảy ra với
trên 10.000 con khỉ bị nhốt trong các phòng thí nghiệm sinh học trên khắp thế giới khoảng 10 năm trước khi xảy ra đại dịch HIV/AIDS.



KÌ 2
CHƯƠNG TRÌNH TẤN CÔNG UNG THƯ BẰNG VIRUS ĐẶC BIỆT BỊ... LÃNG QUÊN! (1964-1971)
     Các
khoa học gia về AIDS và báo chí nói “rất hạn chế” về việc cấy ghép cơ
phận của khỉ (kèm theo virus khỉ) cho con người trong nhiều thập niên.
Khi chết vào tháng 6-2000 lúc 74 tuổi, Keith Reemstma được tôn vinh là
nhà khoa học tiên phong trong việc cấy ghép cơ phận giữa các loài. Năm
1964, ông đã từng ghép sáu trái thận khỉ cho sáu con người. Tất cả đều
qua đời, nhưng Reemstma lại thành công lớn khi ghép cơ phận người cho người.



     Virus khỉ truyền sang cho người cũng bị vờ đi trong chương trình Trị
ung thư bằng virus đặc biệt - SVCP. Chương trình nghiên cứu này đã từng
triển khai, sản xuất, cung cấp giống và tung đi nhiều loại... ung thư
loài vật, virus triệt tiêu hệ miễn nhiễm giống như AIDS. Các phòng thí
nghiệm của họ đã tạo ra những loại virus có thể truyền bệnh khi cấy ghép giữa các loài và khi cấy vào tế bào con người.


    
SVCP khởi đầu năm 1964 tại Viện Ung thư quốc gia (NCI) Bethesda, bang
Maryland, do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Thoạt đầu chỉ giới hạn nghiên cứu
bệnh bạch huyết, sau đó nó triển khai sang các loại ung thư. Với tầm
vóc quốc tế, chương trình quy tụ các nhà khoa học từ Nhật Bản, Thụy
Điển, Italia, Hà Lan, Israel và Nam Phi. Nhiệm vụ của SVCP là gom thu
các loại ung thư loài vật, con người trên khắp thế giới và nuôi cấy một
số lớn virus gây ung thư. Kết quả là hàng ngàn lít dung dịch chứa virus
nhân tạo nguy hiểm, được cải biến cho thích hợp với tế bào con người
được đưa xuống tàu, gởi đi các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới. Báo
cáo hàng năm của SVCP cho thấy, virus chuyển từ loài này sang loài khác
được sử dụng phổ biến ở các phòng thí nghiệm trong khoảng 10 năm trước khi xảy ra đại dịch AIDS.




     
SVCP quy tụ những nhà vi trùng học, sinh học, miễn nhiễm, dịch bệnh...
hàng đầu của nước Mỹ, nhằm nghiên cứu vai trò của virus và “virus bẻ
càng” - VBC (retrovirus) trong tiến trình tạo ra ung thư trên con
người. Rất nhiều Viện nghiên cứu Y học nổi tiếng tham gia chương trình
này. Các nhà khoa học sau này rất nổi tiếng về bệnh AIDS cũng có mặt,
như Robert Gallo (đồng khám phá virus HIV), Max Essex lừng danh với
“AIDS mèo” và Peter Duesberg, người nói: HIV không gây ra AIDS. Gallo
và Essex cũng là những người đầu tiên đưa ra giả thuyết khỉ xanh Phi
châu là nguồn gốc của AIDS, được chấp nhận rộng rãi. Mãi đến 1988 nó
mới được chứng minh là... trật lất, nhưng vẫn còn lưu truyền trong cộng
đồng các nhà nghiên cứu và báo chí cho đến khi lý thuyết về con tinh tinh thay thế nó vào cuối thập niên 1990.

NGHIÊN CỨU BOM VI TRÙNG, KHỈ VÀ SVCP
       Nhập
bọn với nhóm SVCP của NCI là các nhà bác học chiến tranh vi trùng của
quân đội. Ngày 18-10-1971, Richard Nixon công bố: các phòng thí nghiệm
của quân đội gần Fort Detrick, bang Maryland, có thể chuyển đổi sang
nghiên cứu ung thư. Đó là cái được ông ta gọi là “Chiến tranh ung thư”
và đơn vị phụ trách được đổi tên là Trung tâm nghiên cứu ung thư
Frederic - TTNCUTF. Litton Bionetics là nhà thầu quân đội được giao nhiệm vụ thực hiện.


      Theo báo cáo của SVCP năm 1971, nhiệm vụ ưu tiên của nhóm liên kết Viện
Ung thư quốc gia và TTNCUTF là “sản xuất đại trà chất gây ung thư và
virus có thể gây ung thư nhằm đáp ứng nhu cầu trên căn bản liên tục”.
Chú ý đặc biệt đến virus khỉ và nhân giống một số lượng lớn virus người có khả năng gây ung thư tốt nhất.




       
Muốn đạt mục tiêu này, phải nghiên cứu thật nhiều trên loài vật (khỉ,
dã nhân, mèo, chuột) và nhiều trung tâm chăn nuôi đã được thiết lập.
Những con khỉ được chở đến từ tây Phi châu và Á châu. Những con vật bị
nhiễm virus được đưa xuống tàu, chở đến nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới.


     
Đến năm 1971, có 2.274 con khỉ được tiêm chủng tại các phòng thí nghiệm
của Litton Bionetics, ký hợp đồng với Fort Detrick. Trên 1.000 con khỉ
chết hay di chuyển đến các phòng thí nghiệm khác. Một số khác lại
đượcthảvào rừng! Vào đầu thập niên 1970, các nhà “bác học” đã chuyển
virus gây ung thư vào mấy loài khỉ, và cũng cô lập được virus khỉ có tên
Herpesvirus saimin, có bà con rất gần với virus gây ra bướu thịt Kaposi, để tạo “ung thư gay” của AIDS vào năm 1979.


       
Để làm cho khỉ và các con vật khác... mắc bệnh ung thư, hệ thống miễn
nhiễm của chúng bị cố tình hủy diệt bằng ma túy, chiếu xạ và hóa chất
gây ung thư. Hạch thymus của lá lách bị cắt bỏ và virus được chích vào
các con vật sơ sinh, hay tử cung của những con đang mang bầu. Một vài
con bị chích vi trùng sốt rét để phải mắc bệnh kinh niên và triệt tiêu hệ miễn nhiễm.


        
Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ khỉ hàng đầu thế giới, và 55.000 con được
sử dụng để làm thí nghiệm y học hàng năm. Khỉ lớn và dã nhân mới sinh
được các phòng thí nghiệm thu mua nhiều nhất, vì chúng có hệ miễn nhiễm và đặc tính sinh hóa, cũng như phân tử ADN giống con người đến 98,4%.


       
Mười năm trước khi AIDS bùng nổ, Gallo là một nhân viên thuộc dự án
nghiên cứu khỉ, hợp đồng với Bionetics. Ông ta phụ trách chích tế bào
ung thư của người, khỉ và các loại gà cho những con khỉ sơ sinh. Trong
bảng báo cáo mang số NIH-71-2025 vào năm 1971 của SVCP, ông viết: Bởi
vì virus thử nghiệm áp dụng cho người chưa được phép thí nghiệm cho con
người, nên cần phải triển khai một hệ thống khác để có thể đánh giá
vaccin hay các biện pháp kiểm soát khác. Sự tương cận giữa khỉ với con
người là điều kiện rất tốt để thử nghiệm các loại thuốc mới, trước khi áp dụng cho con người.


        
Các nhà nghiên cứu tại Bionetics đã chích chất gây ung thư người và thú
vật cho nhiều loại khỉ để xác định tác dụng. Những con khỉ mới sinh
được chích máu lấy từ bệnh bạch huyết cầu. Dung dịch tế bào bị nhiễm virus các loại cũng được chích thử nghiệm vào khỉ.


        Nhiều con khỉ lại được thả về rừng, mang theo virus từ các phòng thí
nghiệm! Chúng lây lan ra sao cho đồng loại hay các loài khác, các nhà nghiên cứu nguồn gốc HIV không hề biết.


      
Mèo cũng được nuôi để nghiên cứu ung thư máu và bướu độc. Những trang
trại chuột lai với những mầm bệnh đủ loại được thành lập. Virus ung thư
chuột được cải biên thành những dòng đề kháng và phi đề kháng thuốc.
Trong thập niên 80 những virus này được sử dụng trong các thí nghiệm thay thế gien người.

CHẤM DỨT CHƯƠNG TRÌNH SVCP VÀ AIDS BÙNG PHÁT
       Năm
1977 chương trình SVCP kết thúc trong thất bại. Theo Gallo: Về khoa
học, vấn đề là không ai có thể trưng ra bằng chứng cụ thể về bất kỳ loại
virus bướu người nào, cũng không có virus trong phân tử AND, và hầu
hết các nhà nghiên cứu đều không công nhận có virus nào trong việc gây
ra ung thư. Về chính trị, chương trình ung thư virus thu hút một số
tiền lớn và chú ý của công chúng, nhưng lại không đưa đến kết quả cụ thể gây ấn tượng.


     
Mặc dù thế SVCP đã khai sinh ra kỹ thuật di truyền, sinh học phân tử và
dự án gien người. Nó mở ra một môi trường hiểu biết về “virus bẻ càng”
triệt tiêu hệ miễn nhiễm và ung thư con người. Khi SVCP kết thúc, đã
có hàng ngàn dân pêđê ký tên tình nguyện làm vật thí nghiệm để chích
vaccin viêm gan siêu vi B do chính phủ tài trợ tại New York, Los
Angeles và San Francisco. Chẳng bao lâu sau các thành phố trở thành
trung tâm phát triển “hội chứng mất khả năng miễn nhiễm có liên can tới
gay” còn gọi là AIDS. Hai năm sau khi SVCP kết thúc, dân pêđê bị kết
tội gây ra virus HIV một cách kỳ lạ và Gallo trở thành một nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới.


KÌ 3


     
Có thể nào vắcxin viêm gan bị nhiễm virus chính là nguồn gốc của HIV?
Đầu thập niên 70, vắcxin viêm gan siêu vi B triển khai trong thế giới
loài khỉ. Cho đến bây giờ nhiều người vẫn còn sợ chích vắcxin viêm gan siêu vi vì có liên can tới pêđê và AIDS.


  
C ó khi nào virus HIV đã được gieo cấy vào hàng ngàn người pêđê bắt đầu từ
năm 1978 tại Manhattan, và tại các thành phố Bờ Tây Thái Bình Dương
trong các năm 1980 - 1981? Như đã nói, trường hợp gay mắc bệnh AIDS đầu
tiên phát ra tại Manhattan chỉ mấy tháng sau khi chích thí nghiệm tại
Trung tâm huyết học New York. Giữa thập niên 1980, một mẫu máu của gay
tích trữ tại đây được mang ra xét nghiệm lại. Kinh ngạc nhất là 20% dân
gay tình nguyện chích vắcxin viêm gan siêu vi B tại New York đã bị
nhiễm HIV vào năm 1980, chỉ một năm trước khi dịch AIDS được chính thức
công bố. Có nghĩa là dân gay Manhattan vào năm 1980 có tỉ lệ nhiễm HIV
cao nhất thế giới, hơn bất kỳ nơi đâu, kể cả Phi châu, nơi được xem là
đất “phát tích” của HIV/AIDS! Mãi đến 1982 tại Phi châu mới xuất hiện ca HIV đầu tiên.


       
Dù bị chính thức bác bỏ, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng các thí nghiệm
về vắcxin này đã là nguyên nhân dẫn đến HIV cho dân gay. Trong quyển
AIDS và các Bác sĩ Thần chết (1998), tác giả Alan Cantwell đã vạch trần
câu chuyện lố bịch Bệnh nhân zêrô vào năm 1987 trong đó kể: một tiếp
viên hàng không Canada gay quan hệ tình dục bừa bãi đã mang AIDS lần
đầu tiên đến châu Mỹ. Nó làm chấn động báo chí thời kỳ đó, và khiến cho
người ta căm giận những người pêđê. Ngay cả bác sĩ Montagnier lừng
danh cũng tỏ ra nghi ngờ: làm sao chỉ một con người lại có thể gây ra trận đại dịch được?






         
Người ta cũng chẳng bao giờ nói đến việc Trung tâm huyết học New York
xây dựng một phòng thí nghiệm virus khỉ ở Tây Phi vào năm 1974. Một
trong các mục tiêu của VILAB II, thuộc Viện nghiên cứu Y học Liberia
tại Robertsfield, xứ Liberia là triển khai vắcxin viêm gan siêu vi B
nơi loài khỉ. Loại vắcxin được tiêm cho dân gay lại được dùng để áp
dụng cho các loài khỉ gom thu được từ khắp Tây Phi. Alfred Prince, phụ
trách VILAB II trong suốt 25 năm. Ở đây, người ta còn hãnh diện khoe khoang: đã thả về rừng nhiều con khỉ.


        
Còn phải kể đến Phòng thí nghiệm Y học & Giải phẫu (LEMSIP) ở ngoại
ô New York. Cho đến khi bị giải tán vào năm 1997, nó là nơi chuyên
cung cấp cơ phận khỉ để cấy ghép và nghiên cứu virus. Thành lập năm
1965, LEMSIP là chi nhánh của Trung tâm Y học thuộc ĐH New York, nơi
xuất hiện lần đầu tiên ca bệnh AIDS liên kết với bướu độc Kaposi năm
1979. Các nhà nghiên cứu ở đây cũng liên can tới vắcxin viêm gan siêu
vi B tiêm cho dân gay, vì họ ký được hợp đồng nghiên cứu bom vi trùng
cho chính phủ Mỹ từ năm 1969. Đó là tố giác của Leonard Horowitz trong tác phẩm Xuất hiện các virus: AIDS và Ebola (1996).

THÔNG TIN KHOA HỌC BỊ BÓP MÉO...
       Di
dời thời điểm xuất phát HIV về thập niên 1930, người ta đã che giấu
được những việc làm trong giai đoạn của những năm 1970. Những câu chuyện
về nguồn gốc HIV trên báo chí đều bị bóp méo sai sự thật. Điển hình là
câu chuyện về Bệnh nhân zêrô. Một chuyện khác được khuếch đại ồ ạt là
một thủy thủ người Anh bị bệnh AIDS năm 1959. Nó được phổ biến toàn thế
giới vào năm 1990, nhằm che giấu nguồn dư luận ngầm, HIV do chính con người chế tạo.


      
Tờ New York Times ngày 24-7-1990 viết: trường hợp này cũng bác bỏ cáo
giác do Liên Xô đưa ra trước đây mấy năm rằng: HIV có nguồn gốc từ một
loại virus rò rỉ ra khỏi phòng thí nghiệm, hay thành phần của một loại
bom vi trùng. Lúc đó không ai biết về loại “virus bẻ càng” có thể gây
ra HIV cho con người, và các nhà khoa học cũng không có khả năng kỹ
thuật để tạo ra con virus. Mấy năm sau, người ta phát hiện nó không
phải là bệnh AIDS, bởi vì tế bào người thủy thủ còn trữ lại đã bịnhiễm HIVmột cách vô tình (hay cố ý) mãi sau khi chủ nó đã chết từ rất lâu.


       Năm 1998, báo chí lại đưa thêm chứng cớ HIV khởi xướng từ Phi châu. Đó là
một mẫu máu đông lạnh từ năm 1958 được phát hiện nhiễm HIV. Các nhà
nghiên cứu nói: một chút huyết tương của nó có chứa HIV, “có bà con rất
gần” với con virus tìm thấy trong ba chú khỉ ở rừng Phi châu và xác trữ đông một con khỉ tên Marilyn cất trong tủ lạnh tại Fort Detrick.


     
Mẫu máu này là của một người dân tộc Bantu sống ở Kinshasa, Congo. Tên
tuổi và tình trạng sức khỏe của người này không được nói tới. Chi tiết
câu chuyện và việc xét nghiệm nó được kể lại trong quyển Dòng sông: đi
đến tận nguồn của HIV/AIDS (1999). Tác giả, nhà báo Edward Hooper cho
rằng, HIV được đưa vào Phi châu qua chương trình chủng ngừa vắcxin bại
liệt vào cuối thập niên 50. Ông nói nó được chế tạo từ tế bào thận của loài khỉ bị nhiễm “virus tiền thân của HIV”.


     
Khi quyển sách này ra đời vào mùa thu năm 1998, các nhà sinh học phân
tử đã nhanh chóng dùng dữ liệu virus của loài khỉ mới phát hiện để “dập
tắt” lý thuyết vắcxin bại liệt của Hooper. Họ quả quyết các nhà khoa
học không có liên can gì đến nguồn gốc của HIV/AIDS. Và để chính thức
chối phăng chuyện này, vào tháng 10-2000, tại Hiệp hội hoàng gia Luân
Đôn, người ta đã tổ chức một hội nghị xác định nguồn gốc HIV. Lý thuyết
nguồn gốc AIDS xuất phát từ chiến tranh vi trùng không được ai nhắc
đến. Các loài virus được chế biến trong phòng thí nghiệm cũng vờ đi. Lý
thuyết của Hooper bị “bỏ quên”. Tuyên bố cuối cùng của hội nghị: mọi
chứng bệnh về virus nơi con người đều có nguồn gốc từ loài vật. Trong
tương lai, loài vật vẫn là một kho chứa virus khổng lồ, đe dọa sức khỏe
con người. Có vô số virus còn chưa ai biết trong thế giới loài vật
trên mặt đất, dưới biển, trên trời... có khả năng truyền bệnh cho con
người rất nặng. Viện Rega tại Antwerp lại ước tính HIV xuất hiện trong
khoảng năm 1675. Không ai nhắc hàng ngàn lít dung dịch chứa virus của
chương trình Ung thư virus đặc biệt được phân phối trên khắp thế giới
cho các phòng thí nghiệm sinh học trong khoảng mười năm trước khi xảy ra đại dịch AIDS.


       
Có khi nào một nhóm nhỏ các nhà khoa học của chính phủ cố tình tạo ra
nguồn gốc khoa học giả mạo để đánh lừa công chúng? Trong thập niên 30,
cộng đồng các nhà bác học Đức đáng kính bị chủ nghĩa Quốc xã tẩy não
hoàn toàn, đã chứng minh tính hạ đẳng trong gien di truyền của người Do
Thái và tính ưu việt của dân Đức, “loại người thống trị”! Đức quốc xã
đã khống chế cả khoa học lẫn giới truyền thông, để dẫn đến cuộc thảm
sát hàng triệu người Do Thái. Có thể nào AIDS là một chương trình diệt chủng bí mật khác để giảm dân số thế giới của một nhóm người tăm tối?


      
Đây là lúc phải xét lại vấn đề một cách công bằng. Những người nghiên
cứu về nguồn gốc HIV/AIDS phải moi lại những mắt xích bị bỏ quên trong
quá khứ. Lawrence K.Altman, phóng viên tạp chí Time năm 1999 viết một
bài nói về nguồn gốc HIV được xem như đã giải quyết xong. Nay ông lại
trở nên mơ hồ: AIDS từ đâu đến? Chúng ta phải suy tư thật kỹ. Bởi vì
khi xác định được nguyên nhân thật rõ ràng, trong tương lai mới có thể
tránh được một trận đại dịch khác (bài AIDS những câu hỏi còn tồn tại, Time ngày 30-1-2001).


      
Tính bí mật và bóp méo thông tin khoa học của chương trình Chiếu xạ con
người trong Chiến tranh lạnh, cho thấy các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng lừa bịp công chúng đến thế nào về các vấn đề khoa học.

                                                                              Nguồn :(Từ Internet)

HOT: Tuyên bố chấn động của Tổng thống Iran: Phương Tây tạo ra vi rút HIV

Trong bài phát biểu ngày 18/1/2012, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã
đưa ra tuyên bố rằng chính các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để
làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường kinh doanh cho các công ty dược phẩm phương Tây.



Tổng thống Ahmadinejad. Ảnh AP

Cũng theo lời Tổng thống Ahmadinejad, các quốc gia châu Phi đã sai lầm
khi nói rằng các hành vi vô đạo đức chính là nguồn gốc của căn bệnh thế
kỷ này.

Sự hoài nghi về nguồn gốc virus HIV của Tổng thống Ahmadinejad xuất phát
từ việc ông cho rằng thật không bình thường khi nhiều nước châu Phi đã cùng một lúc phát hiện ra loại virus này. 

Theo Bộ trưởng Y tế Iran Fatemeh Vahid Dastjerdi, lợi nhuận từ sản xuất
dầu lửa chỉ chiếm 5% giá bán của chúng, trong khi đó, các công ty dược thu được 20% lợi nhuận từ mỗi loại thuốc mà họ bán ra.