Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline becon2012  
#1 Đã gửi : 31/08/2012 lúc 10:53:48(UTC)
becon2012

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-06-2012(UTC)
Bài viết: 391
Woman
Đến từ: NGÕ CỤT

Thanks: 154 times
Được cảm ơn: 92 lần trong 66 bài viết

Cần bình tĩnh trước chuyện amib “ăn” não người

Sài Gòn Tiếp Thị – 2 giờ 37 phút trước

SGTT.VN - Những ngày qua, nhiều người dân xôn
xao về thông tin một trường hợp bị nhiễm amib Naegleria fowleri “ăn” não
người và tử vong. Đáng quan tâm hơn khi loài ký sinh trùng này có thể
tồn tại trong môi trường nước ngọt như hồ bơi. Để làm rõ điều này, Sài
Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn TS.BS Nguyễn Hoan Phú, phó khoa nhiễm Việt –
Anh bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân.

>> Trong tháng 8, 'amip ăn não' giết chết ba trẻ em
>> 'Amip ăn não người' xuất hiện ở VN khủng khiếp mức nào?



TS.BS Nguyễn Hoan Phú, phó khoa nhiễm Việt – Anh, bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Ông nói: “Không thể nói đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam nhiễm
Naegleria fowleri, nhưng có thể khẳng định đây là lần đầu tiên bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ghi nhận một trường hợp như thế”.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Cách
đây hai năm, có một thông tin trên mạng đề cập đến một trường hợp tương
tự, nhưng sau đó không thấy báo chí thông tin, nên tôi không rõ thực hư
ra sao. Tuy nhiên, muốn xác định chính xác nhiễm Naegleria fowleri thì
cần phải xét nghiệm bằng phương pháp PCR. Theo tôi, trong thực tế có thể
có những ca sốt cao, co giật và vào cơ sở y tế rồi tử vong. Tuy nhiên,
do chưa ai nói đến amib Naegleria fowleri nên có thể các bác sĩ không chú ý và bỏ sót.

Amib Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể người như thế nào và phát hiện ra nó có khó không, thưa ông?

Loài
amib này sống trong nước, xâm nhập vào mũi người rồi theo dây thần kinh
khứu giác lên não gây bệnh. Phát hiện amib không khó vì nó lớn hơn vi
trùng, chỉ cần lấy dịch não tuỷ của bệnh nhân mang đi soi tươi là thấy
ngay. Vấn đề ở đây là đối với những ca như thế này, bác sĩ có cho làm
xét nghiệm tìm amib Naegleria fowleri hay không vì từ đó đến nay chưa ai nói nhiều về bệnh này.

Sự tồn tại của Naegleria fowleri ngoài thiên nhiên như thế nào?


có ở nhiều trên thế giới và người ta đã phân lập được nó trong nước
ngọt, hồ bơi có hệ thống sưởi, suối nước nóng, hồ nhân tạo, đất, bụi
trong không khí, chất thải... Naegleria fowleri là loài ưa nhiệt và thậm
chí có thể phát triển trong nhiệt độ đến 450C. Do đó, không
có gì lạ khi các trường hợp viêm não màng não nguyên phát do Naegleria
fowleri thường xảy ra vào những tháng nóng, khi người ta thích ra ngoài
để tham gia các hoạt động trong nước sông, suối, ao, hồ. Vào mùa lạnh,
amib này tồn tại ở dạng bào nang và ngủ yên trong lớp cặn của sông, suối, ao, hồ.



Vậy khi mắc bệnh, bệnh nhân có triệu chứng gì?

Các
trường hợp viêm não do Naegleria fowleri thường có khởi đầu nhanh, giai
đoạn ủ bệnh ngắn từ 3 – 7 ngày. Bệnh nhân thường có dấu hiệu nhức đầu,
sốt, buồn nôn, nôn và cứng gáy. Đi xa hơn, bệnh nhân bị co giật toàn thân, lơ mơ, hôn mê và tử vong trong vòng 48 – 72 giờ.

Thưa ông, thông tin amib Naegleria fowleri có trong hồ bơi khiến nhiều người rất hoang mang, vậy điều này được hiểu như thế nào?

Đúng
là một số ca nhiễm Naegleria fowleri được phát hiện trên thế giới là có
hoạt động bơi ở hồ bơi trước đó. Tuy nhiên, theo tôi cần thận trọng với
điều này, vì thực tế Naegleria fowleri nhạy cảm với chlorine và bị tiêu
diệt ở nồng độ 1mg chlorine/lít trong nước có nhiệt độ 260C hay thấp hơn. Nếu nhiệt độ nước cao hơn 260C,
nồng độ chlorine cần tăng lên 2mg/lít. Do đó điều quan trọng là các hồ
bơi cần được duy trì nồng độ chlorine thích hợp vào mọi thời điểm. Dĩ
nhiên, với những nguồn nước tự nhiên như ao, hồ, sông, suối thì người ta
không thể sát khuẩn được, do đó cần phải có biện pháp phòng ngừa nhiễm Naegleria fowleri khi tham gia những hoạt động tắm, lặn ở đây.

Trước thông tin về ca tử vong do nhiễm Naegleria fowleri, ông có lời khuyên nào cho người dân?

Theo
tôi, người dân cần phải bình tĩnh vì đây không phải là một bệnh phổ
biến và gây dịch. Mặt khác, nếu mắc bệnh thì cũng có thuốc để chữa. Tuy
nhiên, đối với những người làm công việc dưới nước như nông dân mò ốc,
thợ lặn, người tham gia các hoạt động du lịch sinh thái như tắm sông,
suối, ao, hồ thì phải lưu ý và nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý sau
khi lên bờ. Nếu tham gia những hoạt động này và sau đó xuất hiện những
triệu chứng nghi ngờ, thì nên lập tức đến ngay một cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Qua trường hợp này, có thể xác
định rằng Naegleria fowleri thật sự tồn tại ở Việt Nam, và điều này cũng
lưu ý các bác sĩ trong chẩn đoán, tránh bỏ sót những trường hợp nghi ngờ.

Phan Sơn (thực hiện)



Ca tử vong ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới

* Ký sinh trùng amib ăn não người không mới

Đó
là anh P.V.T., 25 tuổi, ngụ ở TP.HCM. Giữa tháng 7.2012, sau khi về quê
ở Tây Hoà, Phú Yên, dự đám cưới anh quay lại TP.HCM rồi bị sốt cao,
nhức đầu. Ngày 30.7 anh T. nhập viện bệnh viện Nhân dân Gia Định với
triệu chứng nhức đầu, lơ mơ. Sau khi hội chẩn với bệnh viện Bệnh nhiệt
đới, bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện này để điều trị tiếp. Tại đây,
sau khi xét nghiệm bước đầu thấy amib trong dịch não tuỷ bệnh nhân,
bệnh viện đã làm tiếp PCR (mồi thử được gửi trực tiếp từ Anh sang), với kết quả xác nhận bệnh nhân bị nhiễm Naegleria fowleri.

Mặc dù
được điều trị tích cực, nhưng do nhập viện trễ và bệnh tiến triển nhanh,
bệnh nhân đã qua đời ngày 31.7. Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ biết được
trong thời gian ở quê, anh T. đã theo bạn bè đi lặn bắt trai trong ao gần nhà.

Liên quan đến thông tin amib ăn não người, ngày 30.8, TS
Nguyễn Văn Đề, chuyên gia về ký sinh trùng thuộc trường đại học Y Hà
Nội cho biết, loại ký sinh trùng này đã xuất hiện từ lâu, thâm nhập vào
cơ thể người qua phân và nước bẩn. Trường hợp tử vong vừa qua có thể
phát hiện muộn, hoặc ápxe ở vùng nguy hiểm đã gây ra tử vong. Amib làm huỷ hoại tổ chức não nên bệnh được gọi là ápxe não do amib gây tử vong.

Thông
tin từ bệnh viện Mắt Trung ương cũng cho hay, mỗi năm ở đây cũng ghi
nhận từ 4 – 5 trường hợp viêm loét giác mạc do amib. Khi mắt bị va đập,
loét, ký sinh trùng amib từ ngoại cảnh môi trường thâm nhập vào tổ chức
mắt qua chỗ tổn thương, gây nên loét giác mạc do amib. Nếu phát hiện sớm
một vài ngày sau khi mắt bị loét giác mạc và đến bệnh viện điều trị, thị lực có thể phục hồi. Nếu muộn, điều trị sẽ khó khăn.

P. Sơn – L. Hà

Quảng cáo
Offline Buonqua  
#2 Đã gửi : 01/09/2012 lúc 10:56:03(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết
Sợ 'amib ăn não người,' dân Việt tẩy chay hồ bơi

    VIỆT NAM (NV) -Tin
một người chết vì “amib ở hồ bơi xâm nhập cơ thể và hủy hoại não” làm
rúng động dư luận ở Sài Gòn, đặc biệt là giới ham thích môn thể thao bơi lội.



Rau được tưới bằng phân người, nguy cơ gây bệnh “amib ăn não người.” (Hình: báo Lao Ðộng)

       Báo mạng VNExpress dẫn lời một số cư dân Sài Gòn cho rằng loại “amib
ăn não người” còn nguy hiểm hơn cả virus HIV, vì nhiễm HIV còn kéo dài cuộc sống được lâu hơn.

       Một thanh niên ở quận Ba, Sài Gòn cho biết sẽ cấm ngặt mọi người trong gia đình anh héo lánh đến các hồ bơi để phòng ngừa “amib ăn não.”

       VNExpress còn dẫn nguồn từ báo mạng 'Standford.edu' nói rằng thủ phạm
làm chết người mới đây tại Sài Gòn là trùng roi amib Maegaleria
Fowleri. Con trùng roi này sống trong các hồ ao, vách đá có luồng nước
ấm; vùng bùn lầy nước đọng; hồ bơi, nước giếng, nước máy không được khử trùng thường xuyên; và sống được cả trong đất, bụi... trong nhà.

       Trong khi đó, báo Lao Ðộng sáng ngày 31 tháng 8 dẫn tuyên bố của ông
trưởng khoa Ký Sinh Trùng trường Ðại Học Y Dược Hà Nội nói hiện có từ 5 đến 10% dân số Việt Nam bị nhiễm loại “amib ăn não người.”

       Ông Trưởng khoa Nguyễn Văn Ðề nói rằng chứng bệnh do ký sinh trùng
này gây ra đã xuất hiện từ lâu và dễ xâm nhập vào cơ thể người qua phân
và nước bẩn. Phân có mầm bệnh được dùng để tưới rau hoặc được thải vào các sông rạch làm bệnh lan tràn.

       Tuy nhiên, ông Ðề cũng nói rằng bào nang ký sinh trùng này ở yên
trong cơ thể người và chỉ phát triển khi sức đề kháng của con người giảm
sụt. Khi đó, amib trong ruột theo máu đến gan, gây xơ gan hoặc lên não làm xơ não.

       Từ lập luận này, ông Nguyễn Văn Ðề khuyến cáo người dân chỉ nên ăn
rau nấu chín, uống nước đun sôi, không tắm hồ bẩn; rửa tay sạch trước khi ăn để phòng ngừa việc nhiễm amib.

       Ông Ðề cũng xác nhận đã có nhiều trường hợp chết oan uổng vì bệnh
nhân bị nhiễm amib không được chẩn đoán chính xác. Theo ông, nhiễm amib
cũng như các loại giun sán, chỉ cần khám phá sớm, uống thuốc đúng thì có thể được chữa khỏi một cách dễ dàng.

       Ngày 30 tháng 7 vừa qua, cái chết của một thanh niên tên PVT 25 tuổi,
cư dân Phú Yên tạm trú tại Sài Gòn vì bị nhiễm amib Maegaleria Fowleri được coi là trường hợp tử vong đầu tiên tại miền Nam Việt Nam.

      Tin tức nói rằng ông PVT về quê ở Phú Yên ăn đám cưới, theo bạn bè
lặn ao hồ bắt trai. Khi trở lại Sài Gòn, ông PVT bị sốt, nhức đầu và chết tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới vì nhiễm amib gây áp xe não. (PL)


Offline Buonqua  
#3 Đã gửi : 01/09/2012 lúc 10:59:37(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết

Nguy cơ nhiễm trùng Amip "ăn não" do rau bẩn

Thủ
phạm “ăn não” là ký sinh trùng Amip, có mặt ở nhiều môi trường nước bẩn
và ai cũng có thể mang nang kén trùng Amip. Có khoảng 5 10% dân số bị
nhiễm trùng Amip này.

Thông tin trùng Amip “ăn não”
làm một bệnh nhân tại TPHCM tử vong khiến nhiều người rúng động. Tuy
nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Văn Đề - Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng (Đại
học Y Hà Nội), ca tử vong vì loại ký sinh trùng này rất hiếm gặp nhưng không có gì lạ...

Nhiễm bệnh qua ăn uống

Theo
TS Đề, thủ phạm “ăn não” là ký sinh trùng Amip, có mặt ở nhiều môi
trường nước bẩn và ai cũng có thể mang nang kén trùng Amip. Có khoảng
5-10% dân số bị nhiễm trùng Amip này. Trùng Amip chủ yếu gây ra bệnh lỵ, làm tổn thương ruột với các vết loét nhỏ.

“Tuy nhiên, trùng Amip
có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi theo đường máu lên não, phổi,
hoặc gan, làm tiết ra các chất tiêu protein và gây viêm nhiễm, tạo thành
các ổ áp xe ở gan, phổi và não. Nếu ở các vị trí nguy hiểm, các ổ áp xe vỡ có thể gây tử vong” - TS Đề cho biết.

TS Nguyễn Hồng Hà - Phó
Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư cũng cho biết, việc bệnh nhân bị trùng Amip
ăn lên não, gây tử vong là rất hiếm, phần lớn, nếu phát bệnh thì bệnh
nhân chỉ bị lỵ, một số nhỏ khác bị áp xe gan, nhưng nếu điều trị kịp thời, bệnh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng.


Nhưng đáng nói,
không phải ai mang nang trùng Amip cũng bị bệnh. Chỉ khoảng 10% những
người có nang Amip bị phát bệnh. Theo TS Đề, chỉ những người bị rối loạn tiêu hóa, miễn dịch kém thì trùng Amip mới hoành hành.

Nhưng
điều đáng lo ngại là do trùng Amip sinh sản vô tính theo kiểu “nhân đôi”
nên mỗi ngày, người khỏe mang nang Amip có thể thải ra ngoài môi trường
hoàng trăm nghìn nang Amip theo đường phân. Do đó, trùng Amip có thể phát tán rất rộng và lây lan sang người khác.

72% rau bẩn chứa Amip

TS
Đề cũng cho biết, một kết quả nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng của
ông và các cộng sự Trường ĐH Y trên 660 mẫu rau tưới bằng nước thải tại
thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định cho thấy, có đến 72% rau ở nông
thôn có tỷ lệ nhiễm đơn bào trong đó có cả khuẩn E.coli và bào nang Amip (thành phố là 53%).

Nguy cơ nhiễm trùng Amip

Theo TS Đề, rau bẩn chứa trùng Amip "ăn não". (Ảnh minh họa)

Ngoài
ra, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa là 2,4%, giun tóc là là 2,2%, nhiễm ấu
trùng giun móc/lươn 3,6%, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ là 0,3 %.

“Không chỉ rau trồng ở hồ ao mà rau cạn cũng có thể nhiễm
ký sinh trùng. Chính tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt, nước
tiểu của người, gia súc, nước hồ ao bẩn là nguồn gốc lây nhiễm trùng
Amip nói riêng và các loại ký sinh trùng khác nói chung” – TS Đề cho biết.

Nang kén Amip có sức đề kháng với các hóa chất nên khó mà
diệt chúng trong môi trường nước, tuy nhiên, chúng có thể chết ở nhiệt độ 85 độ C.


Vì thế, người dân có thể phòng ngừa nhiễm Amip và
các loại giun sán khác bằng cách ăn chín, uống sôi, rửa rau thật sạch,
đặc biệt nên rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ ký sinh trùng. Người
dân cũng nên được vận động để bỏ thói quen tưới rau bằng nước thải sinh hoạt.

Theo TS Đề, việc phát bệnh do nhiễm trùng Amip nói chung và
nhiễm ký sinh trùng nói riêng thường đều dễ điều trị, thuốc rẻ và khá
phổ biến. Tuy nhiên, các loại bệnh này rất dễ chẩn đóan nhầm sang các
bệnh viêm nhiễm, ung thư khác nên việc điều trị không kịp thời, gây nguy hiểm đến tính mạng.

“Người bệnh do trùng Amip thường có biểu
hiện mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau bụng, không sốt hoặc sốt nhẹ, đi
ngòai nhiều lần, phân nhầy hoặc lẫn máu. Còn nếu đã chuyển sang áp xe
gan, phổi hay não thì đau bụng, đau đầu dữ dội và sốt cao, thậm chí co giật nếu áp xe não”. TS Nguyễn Văn Đề thông tin thêm.

Theo Diệu Linh (Dân Việt)

thanks 1 người cảm ơn Buonqua cho bài viết.
doannguyen trên 19-09-2012(UTC) ngày
Offline Buonqua  
#4 Đã gửi : 01/09/2012 lúc 11:03:12(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết

Bệnh do 'amip ăn não người' rất hiếm gặp



Ký sinh trùng nguy hiểm này có mặt ở ao, hồ, sông... Ảnh: Impe-qn.org.

     Một
bệnh nhân nam 25 tuổi tại TP HCM đã tử vong do nhiễm một loại "amip ăn
não người". Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, loại vi sinh vật này không phải là 'amip' chính hiệu và bệnh do nó gây ra vô cùng hiếm gặp.

     Theo các bác sĩ, ký sinh trùng nguy hiểm này là loài vi sinh vật đơn bào có tên khoa học là Naegleria fowleri .

      Thạc
sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội)
lý giải, ký sinh trùng "ăn não người" như trường hợp mới đây ở TP HCM không phải là amip thực sự.

      Bệnh do amip rất cổ điển, mô tả từ
lâu, những nước nhiệt đới như nước ta có ghi nhận sự lưu hành của amip.
Khi ăn phải thức ăn, rau sống, tay bẩn có dính kén amip, nó vào trong cơ
thể xuống đến tận ruột già. Tại đây, nếu gặp điều kiện thuận lợi, ký
sinh trùng phá vỡ vỏ chuyển thành thể amip hoạt động, gây chứng lỵ, đau
quặn, đi ngoài ra phân, máu... hoặc đơn giản bị rối loạn tiêu hóa. Đại đa số trở thành bệnh amip ruột mãn tính.

         Tỷ lệ người Việt Nam
nhiễm amip cao, trong đó phân thành 2 thể: amip tại ruột và amip ngoài
ruột. Amip ngoài ruột nghĩa là ký sinh trùng từ ruột đi vào cơ thể qua
đường máu xâm nhập một số cơ quan gây nên các ổ áp xe, gây mủ, điển hình
là áp xe gan do amip- những trường hợp này các bác sĩ gặp nhiều. Nhưng
những trường hợp lên não gây áp xe não rất hiếm, chỉ ở những người có hệ thống bảo vệ rất kém, thạc sĩ Hà nhấn mạnh.



         Theo tài liệu của Đại học Standford, Naegleria fowleri là một trùng roi amip
sống tự do trong nhiều môi trường đất, nước như ao hồ, sông suối nước
ấm (không ghi nhận ở biển). Nó xâm nhập vào cơ thể con người qua đường
mũi (bị sặc, nước xộc lên mũi), vào não bộ để ký sinh, tồn tại ở đó và
ăn các tế bào thần kinh cho đến khi người bệnh tử vong. Biểu hiện người mắc giống như bị viêm não.

          Trong bài viết của
bác sĩ Nguyễn Võ Hinh đăng trên trang của Viện Sốt rét ký sinh trùng Quy
Nhơn cũng khẳng định, Naegleria fowleri không phải là một amíp thật sự
nhưng sinh vật này thường được gọi là một amíp cho thuận tiện.

Offline Buonqua  
#5 Đã gửi : 01/09/2012 lúc 11:08:26(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết

Amip ăn não người khó có trong nước hồ bơi

       TT - Ngày 30-8, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, giám đốc
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết ký sinh trùng amip ăn não người
rất khó xuất hiện tại các hồ bơi ở TP.HCM, vì các hồ bơi này được bỏ
thuốc sát trùng với nồng độ cao nên amip ăn não người không thể sống được.

      Ký sinh trùng amip ăn não người sống trong môi
trường nước ngọt tự nhiên như ao, hồ... Đến nay, tại VN mới có một bệnh
nhân mắc bệnh amip ăn não người được phát hiện, còn trước đó có bao
nhiêu người mắc bệnh này thì không biết được vì đặc điểm của bệnh là tử
vong rất nhanh và nếu không được xét nghiệm thì không thể biết nguyên
nhân gây tử vong. Bệnh này thường tử vong sau 3-5 ngày và tỉ lệ tử vong rất cao, lên đến hơn 90%.

     Theo bác sĩ Siêu, loại ký sinh trùng
amip ăn não người sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên nên không thể
đổ thuốc xuống những nơi này để tiêu diệt vì bề mặt nước tự nhiên rất
lớn, luôn lưu chuyển, chưa kể khi tiêu diệt loại ký sinh trùng này đồng
nghĩa với việc tiêu diệt hệ động vật có lợi khác, làm đảo lộn hệ sinh
thái tự nhiên. Hơn nữa, mật độ loại ký sinh trùng này trong môi trường
tự nhiên rất ít nên không thể phát triển thành dịch, gây hại cho cộng đồng.

       Việc cần làm hiện nay trước một ca mắc bệnh amip ăn não
người là lấy mẫu nước ở nơi gây bệnh cho bệnh nhân phân tích xem mật độ
loại ký sinh trùng này ở đó có cao hay không, sau đó các chuyên gia ngồi
lại cùng bàn cách giải quyết. Đến nay VN chưa có nghiên cứu nào về bệnh này.

       Theo bác sĩ Siêu, người dân cần tự phòng bệnh cho mình bằng
cách tránh đến vùng từng gây bệnh amip ăn não người. Với những người
làm nghề thợ lặn, nghề liên quan đến bơi lội cần sử dụng loại nẹp mũi,
trang bị ống thở để tránh sặc vào đường mũi. Nếu không có những loại này
khi đi bơi, lặn không nên hít loại nước tự nhiên này vào trong người,
phòng tránh sặc nước vì bị sặc nước càng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Ký sinh
trùng này chủ yếu đi qua đường niêm mạc mũi, vào mạch máu, lên não và gây bệnh.

* Cùng ngày, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
Nguyễn Văn Bình cho biết Bộ Y tế đã đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
TP.HCM báo cáo thông tin, trong trường hợp chính xác bệnh nhân T., 25
tuổi, vừa tử vong ở TP.HCM nhiễm ký sinh này, đây là lần đầu tiên ký sinh trùng này xuất hiện ở VN.

       Ông Bình cho biết Bộ Y tế sẽ nhanh
chóng có văn bản yêu cầu các tuyến y tế cảnh giác để phòng ngừa và điều
trị cho bệnh nhân, nhất là người nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng amip ăn não người.

THÙY DƯƠNG - LAN ANH

Cần điều tra dịch tễ để tránh làm dân hoang mang

     Chiều
30-8, ông Nguyễn Văn Huyên - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tây
Hòa (tỉnh Phú Yên) - cho biết vừa hay thông tin anh T. (25 tuổi, quê xã
Hòa Mỹ Tây) tử vong vì nhiễm amip ăn não người do lặn bàu bắt trai.
“Chúng tôi đã yêu cầu Trạm y tế xã Hòa Mỹ Tây thu thập thông tin cụ thể
để báo cáo, sau đó mới có thể trao đổi với báo chí về vấn đề này” - ông Huyên cho hay.

        Bác sĩ Nguyễn Hùng - giám đốc Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Phú Yên - cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến trường
hợp một người bị tử vong do nhiễm amip ăn não xảy ra tại Phú Yên. Tuy
nhiên, tôi cho rằng cần phải có điều tra dịch tễ học trên nhiều người
mắc mới có thể công bố rằng loại amip này sống ở ao hồ, còn nếu trên một
cá nhân thì cần thận trọng vì có thể anh ta nhiễm ở nơi khác. Nếu chưa
có kết quả điều tra dịch tễ, việc cho rằng loại amip này sống trong bàu
nước nơi bệnh nhân từng lặn bắt trai có thể gây hoang mang cho người dân địa phương đó”.

       Cùng ngày, ông Lê Văn Hòa - bí thư Đảng ủy xã
Hòa Mỹ Tây - cho biết ở xã Hòa Mỹ Tây có ba bàu nước ngọt lớn là bàu
Sen, bàu Hương và bàu Quay, nhưng chỉ hai bàu có trai sống. Người dân
địa phương thường xuyên lặn bàu bắt trai, nhưng chưa từng nghe có trường
hợp nào mắc bệnh nguy hiểm dẫn đến chết người như anh Toàn. Ông Hòa nói
vừa có ý kiến chỉ đạo UBND xã và Trạm y tế Hòa Mỹ Tây kiểm tra, làm báo
cáo gấp gửi cơ quan chức năng của huyện Tây Hòa đề nghị có giải pháp nghiên cứu, xử lý vấn đề này.

DUY THANH

thanks 1 người cảm ơn Buonqua cho bài viết.
doannguyen trên 19-09-2012(UTC) ngày
Offline Buonqua  
#6 Đã gửi : 04/09/2012 lúc 08:17:07(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết

Bộ Y tế cảnh báo về “amíp ăn não người”


        (Tin tuc) - Bộ Y tế vừa đưa ra những thông tin chính thức về bệnh viêm
não - màng não do đơn bào Naegleria fowleri (hay còn được gọi là bệnh amíp ăn não người) đang khiến nhiều người dân lo lắng.

        Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh viêm
não - màng não do đơn bào Naegleria fowleri là một bệnh rất hiếm gặp,
nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong vòng 49 năm qua (1962 - 2011), Hoa
Kỳ chỉ ghi nhận 123 trường hợp nhiễm, với số mắc trung bình từ 0 - 8 trường hợp trong một năm.

        Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí
Minh, ngày 30/7 bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 24
tuổi, nhập viện ngày thứ 2 của bệnh với chẩn đoán lâm sàng viêm não -
màng não, xét nghiệm dương tính đơn bào Naegleria fowleri, bệnh nhân đã tử vong ngày thứ 3.


        Đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não - màng não do Naegleria fowleri.

Bộ Y tế cảnh báo về “amíp ăn não người”, Tin tức trong ngày, amip an nao nguoi, amip, boi loi, ky sinh trung, gay tu vong, vung nuoc ban, benh nhan, nguoi benh, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Hình ảnh amip ăn não người qua kính hiển vi (Ảnh: Lao động)

        Theo Bộ Y tế, đơn bào Naegleria fowleri sống tự dưỡng trong môi
trường nước ngọt (hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo...) khu vực
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đơn bào Naegleria fowleri phát triển
tốt nhất trong môi trường nhiệt độ 46 độ C, có thể xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi và gây bệnh viêm não - màng não.


       
Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y
tế) khuyến cáo người dân thực hiện một số nội dung hoạt động như không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao.


       Trong khi tắm, bơi bể bơi, hồ, ao, suối hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi.


      
Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn
đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kén amip có trong thức ăn, rau sống


      
Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà
Nội) cho biết loại ký sinh trùng "ăn não người" như trường hợp mới ghi nhận ở TP HCM không phải là amip thực sự.


      
Theo ông Hà, những nước nhiệt đới như VN có ghi nhận sự lưu hành của
amip. Khi ăn phải thức ăn, rau sống, tay bẩn có dính kén amip, amip sẽ theo thức ăn vào trong cơ thể và xuống đến tận ruột già.


      
Tại đây, nếu gặp điều kiện thuận lợi, ký sinh trùng phá vỡ vỏ chuyển
thành thể amip hoạt động, gây đi ngoài ra phân, máu, kiết lị, đau quặn,
bị rối loạn tiêu hóa và sau đó đại đa số trở thành bệnh amip ruột mãn tính.


      
Ông Hà cho biết, tỷ lệ người Việt Nam nhiễm amip cao. Có những trường
hợp amip di chuyển lên não gây áp xe não. Trường hợp này có xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ ở những người có hệ thống bảo vệ kém.

                                                                                     Theo N.Anh (Vietnamnet)
Offline Buonqua  
#7 Đã gửi : 06/09/2012 lúc 08:17:31(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết

Thông tin bất ngờ về “amip ăn não người”

– “Amip ăn não người” rất
hiếm khi xâm nhập vào cơ thể nhưng một khi đã xâm nhập thành công thì tỷ lệ tử vong lên tới 98%.

Hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao
 
Theo ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) thì loại “amip ăn não người” mà một bệnh nhân ở
Phú Yên mắc rồi tử vong tại bệnh viện Nhiệt đới TP HCM vừa qua là một trong rất
nhiều loại amip đang sinh sống ngoài môi trường tự nhiên (loại amip này có tên khoa học là Naegleria fowleri).


Ông Hà cho biết amip bản chất là các ký sinh trùng, thông thường rất hiếm khi
xâm nhập vào cơ thể (chủ yếu sống ở môi trường bình thường), trừ trường hợp cực kỳ hiếm gặp thì chúng mới vào được cơ thể con người.



Hình ảnh amip ăn não người qua kính hiển vi (Ảnh: Lao động)



Tuy nhiên, điều nguy hiểm là một khi amip đã xâm nhập vào cơ thể thì tỷ lệ
tử vong rất cao (lên tới 98%). Bệnh nhân thường không có dấu hiệu đặc biệt và có diễn biến nhanh.


Hiện chưa có thông tin cụ thể nào về những đối tượng có nguy cơ cao bị loại
amip này xâm nhập nhưng theo ông Hà, ngay cả thanh niên, học sinh khỏe mạnh cũng có thể bị xâm nhập.
 


Đặc điểm của amip ăn não người


Nhờ sở hữu trên 15.700 gen mã hóa protein, “amip ăn não người” có
thể tồn tại trong tự nhiên ở ba hình thái: Chúng thường săn đuổi và
ăn vi khuẩn giống như các loại amip, hoặc cũng có thể chuyển sang
dạng trùng roi để bơi đi tìm môi trường thuận lợi hơn; thậm chí “biến” thành dạng bào nang nếu gặp điều kiện khắc nghiệt.


Chính vì khả năng biến hình linh hoạt này mà Naegleria fowleri rất
khó bị tiêu diệt và có thể tồn tại dai dẳng ở những nơi ấm và ẩm ướt.
Loại “amip ăn não người” gây tử vong cho bệnh nhân ở
TP HCM thường phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè; thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn.


Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não, gây viêm màng não.


Điều nguy hiểm là amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào
hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. Tuy nhiên, amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm amip xộc lên mũi.


Ông Hà cho biết việc amip Naegleria fowleri xâm nhập qua đường mũi và sống
trong môi trường nước ngọt ấm áp (ở 46 độ C) là điều kiện thuận lợi để chúng
xâm nhập vào những người tiếp xúc với nước ngọt thường xuyên hoặc những người bị viêm xoang.


Do đó, khi đọc thông tin khuyến cáo của Bộ Y tế là “Không nên tắm, bơi ở
những nơi có nguy cơ cao”, ông Hà nhấn mạnh “nơi có nguy cơ cao” là ao, hồ, sông, suối, … - những nơi chứa nước bẩn.


Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với những người đi bơi, trong khi tắm, bơi
bể bơi, hồ, ao, suối hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi.


Do amip xâm nhập qua đường mũi nên sau khi tắm, bơi, người dân nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi.

Bệnh nhân nhiễm amip ăn não người đã lặn bắt trai dưới ao


Trước khi bị amip ăn não người xâm nhập, bệnh nhân P.V.T. (quê Phú Yên) đã cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao, hồ rộng lớn) gần nhà.


Sau khi trở lại TP.HCM, ngày 30/7, anh T. bỗng lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua
thuốc uống nhưng không khỏi. Lúc 22h40' cùng ngày, bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ.


Ngay khi chọc dịch não tủy, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm một loại
amip nhưng vẫn chưa thể xác định cụ thể. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chuyển gấp bệnh nhân qua bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị.


Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy
có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip.

Sau đó, bệnh nhân vẫn
sốt cao, 40 – 41 độ C, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu.

Đến 23h ngày 31/7, bệnh nhân nhiều lần bị ngưng tim đột ngột, tử vong.


Sau khi bệnh nhân tử vong, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục làm nhiều xét
nghiệm và kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho thấy bệnh nhân bị tử vong do “amip ăn não người” tấn công.



Bệnh khó lây lan thành dịch


Theo Cục Y tế dự phòng, Bệnh viêm não – màng não do đơn bào Naegleria fowleri là một bệnh rất hiếm gặp, nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao.


Trong vòng 49 năm (1962 - 2011), Hoa Kỳ chỉ ghi nhận 123 trường hợp
nhiễm, với số mắc trung bình từ 0 – 8 trường hợp trong một năm. Tại Việt
Nam, đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não – màng não do Naegleria fowleri.


Theo các chuyên gia dịch tễ của Viện vệ sinh dịch tễ TW, loại “amip ăn
não người” gây tử vong cho bệnh nhân P.V.T ở bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM vừa qua tồn tại nhiều trong tự nhiên.


Tuy vậy, điều may mắn là nó không có khả năng gây bệnh hàng loạt, tạo
thành dịch vì amip rất hiếm khi xâm nhập được vào cơ thể con người, trừ những trường hợp rất đặc biệt.


Do vậy, người dân không nên hoang mang, lo lắng thái quá trước thông tin
về loại amip này, cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo mà Bộ Y tế đưa ra.

Offline Buonqua  
#8 Đã gửi : 19/09/2012 lúc 10:19:48(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết

Bộ Y tế xác nhận bệnh nhi 6 tuổi tử vong vì “amíp ăn não”

(Dân trí) - Sáng 19/9, Bộ Y tế xác nhận, kết quả
xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi 6 tuổi tử vong tại TP Hồ Chí Minh
do bị áp xe não là vì nhiễm amíp Naegleria Fowler (hay còn được gọi là amip ăn não người).Như vậy, đây là ca tử vong thứ 2 tại Việt Nam được xác nhận do loài ký sinh trùng nguy hiểm này gây nên.

      Bệnh nhân thứ 2 là một bé trai 6 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh
(TPHCM). Khi nhập viện với các biểu hiện sốt cao, nôn, buồn nôn… mang
những dấu hiệu đặc trưng của viêm não, viêm màng não, bệnh nhân đã được
chiếu chụp và phát hiện có khối áp xe trong não. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

     Trước đó, bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận tử vong do loại ký sinh
trùng “ăn não” nguy hiểm này là một thanh niên 25 tuổi, trú tại Phú Yên.
Bệnh nhân này đã tử vong sau 3 ngày có biểu hiện đặc trưng của chứng
viêm não, viêm màng não và mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này khẳng định dương tính với amíp Naegleria Fowler.

    TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết,
bệnh viêm não – màng não do đơn bào Naegleria fowleri là một bệnh rất
hiếm gặp, nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong vòng 49 năm (1962 -
2011), Hoa Kỳ chỉ ghi nhận 123 trường hợp nhiễm, với số mắc trung bình
từ 0 - 8 trường hợp trong một năm. Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não - màng não do Naegleria fowleri.

     Đơn bào Naegleria fowleri sống tự dưỡng trong môi trường nước ngọt
(hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo...) khu vực khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Đơn bào Naegleria fowleri phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ 46oC. Đơn bào Naegleria fowleri có thể xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi và gây bệnh viêm não - màng não.

     Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế dự phòng
khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao. Hạn
chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử
dụng kẹp mũi. Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung
dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu,
sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.