  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC) Bài viết: 2.261  Đến từ: Thanh hóa Thanks: 101 times Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết
|
<p class="pTitle">Các em vẫn được quan tâm </p> <p class="pHead"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="200" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=152833" width="140" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td> <p class="tLegend">Một bé gái được người nhận chăm sóc ở Bắc Kinh đưa đi dạo - Ảnh: Shanghai Daily</p></td></tr></tbody></table>TT - Trước hàng trăm đại biểu, trong đó có những vị lãnh đạo nhà nước, bé gái 14 tuổi Tiểu Mộc bật khóc khi nói về căn bệnh AIDS chết người và sự kỳ thị mà cô bé phải gánh chịu. </p> <p class="pBody">Tiểu Mộc vừa trải qua một tuần hạnh phúc với một gia đình ở Bắc Kinh trong chương trình do Ủy ban Chăm sóc trẻ em quốc gia Trung Quốc (TQ) tổ chức. 70 trẻ mồ côi có cha mẹ chết vì AIDS đã được các gia đình ở thủ đô đón về chăm sóc để giúp các em cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình.</p> <p class="pBody">Sống ở một làng quê nghèo tại tỉnh Quý Châu, mới chín tuổi Tiểu Mộc đã thành trẻ mồ côi khi cả bố mẹ đều qua đời vì AIDS. Kể từ đó, ba chị em cô bé sống nương tựa vào nhau, và dù cả ba đều khỏe mạnh, không bị nhiễm <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span>, nhưng các em phải chịu đựng nỗi khổ không khác gì bệnh nhân AIDS. “Cuộc sống của em trở nên khổ sở khi mọi người trong làng đều biết bố em mắc bệnh AIDS - Tiểu Mộc chùng giọng kể lại - Mọi người xa lánh gia đình em. Em và em trai trở thành những con bệnh đáng sợ trong mắt mọi người... Bọn em sống một cuộc đời cô đơn, cay đắng và vô vọng”.</p> <p class="pBody">Tiểu Mộc không phải là đứa trẻ duy nhất bị ảnh hưởng bởi AIDS. Hiện TQ có gần 80.000 trẻ em trở thành trẻ mồ côi vì căn bệnh thế kỷ này. Đa số đều sống trong những gia đình nghèo túng, có đời sống tinh thần không ổn định và luôn phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội. </p> <p class="pBody">Đây là lần thứ ba Ủy ban Chăm sóc trẻ em tổ chức kỳ nghỉ hè cho những trẻ kém may mắn này. Trong những ngày đến Bắc Kinh, các em được những gia đình tốt bụng dẫn đi tham quan sở thú, bảo tàng, ăn gà nướng KFC và mua sắm. Tiểu Mộc đến dự buổi lễ tổng kết chương trình với nụ cười tươi tắn trên môi, diện một chiếc áo thun thật xinh xắn và vui vẻ nô đùa với các bạn mới quen từ những gia đình nhận chăm sóc em. Cô bé hi vọng có thể đến Bắc Kinh để học sau khi tốt nghiệp cấp II ở quê nhà.</p> <p class="pBody">Niềm vui của Tiểu Mộc có được là nhờ người dân thủ đô đã cởi mở hơn với nạn nhân của AIDS, mặc dù sự kỳ thị vẫn tồn tại sừng sững như một bức tường không sao phá bỏ được. Ông Lý Kỳ Dân, phó giám đốc Ủy ban Chăm sóc trẻ em, cho biết khi tổ chức lần đầu tiên cách đây hai năm, gần 40 nhà trọ ở Bắc Kinh đã từ chối tiếp nhận những trẻ tham gia chương trình, dù tất cả các em đều khỏe mạnh. </p> <p class="pBody">Năm nay, hơn 70 gia đình đã tình nguyện nhận đón các em về nhà. Tuy nhiên, một số gia đình đã đổi ý vào phút chót, còn khách sạn nơi các em ở trọ trong đêm đầu tiên đã yêu cầu báo chí không tiết lộ tên vì sợ bị ảnh hưởng uy tín. Ông Lý nói ủy ban từng nghĩ đến việc đưa một số trẻ bị nhiễm <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span> tham gia chương trình, nhưng họ đã sớm từ bỏ ý định. “Xã hội TQ vẫn còn chưa chấp nhận chuyện này. Lúc ấy có thể sẽ chẳng gia đình nào dám đứng ra nhận các cháu về chăm sóc”. </p> <p class="pBody">Ông cho biết mặc dù chính phủ đã đảm bảo mọi trẻ em đều được đến trường, nhưng những trẻ bị ảnh hưởng bởi AIDS, đặc biệt là những trẻ bị nhiễm bệnh, thường phải bỏ học vì lý do sức khỏe hoặc không chịu nổi sự kỳ thị của bạn bè và các bậc phụ huynh. Bà Tô Văn Thanh, một quan chức làm việc tại Quĩ Nhi đồng LHQ ở TQ, cho biết mãi đến năm 2001, đối tượng trẻ em này mới được sự quan tâm của Chính phủ TQ trong cuộc chiến chống AIDS.</p> <p class="pBody">Bà nói các em này rất cần sự tư vấn sớm để thích nghi với hoàn cảnh gia đình và bảo vệ bản thân khỏi sự kỳ thị. Chương trình đưa trẻ đến với các gia đình Bắc Kinh vừa qua là một cách để các em biết rằng mình vẫn còn được xã hội quan tâm và tạo động lực giúp các em sống tốt hơn.</p> |
Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158 |
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóMedals:  Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-08-2006(UTC) Bài viết: 113 Đến từ: HCMC
Được cảm ơn: 42 lần trong 21 bài viết
|
Mình thấy chương trình đưa trẻ bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về với cộng đồng này rất hay. Các gia đình sẽ nhận chăm sóc các em, đây cũng là một sự tận dụng nguồn lực của cộng đồng vào công việc phòng chống HIV/AIDS. Quan trọng là nó là giảm sự kỳ thị và tạo cho cộng đồng ý thức được rằng mỗi gia đình mỗi cá thể trong xã hội cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề HIV/AIDS.
Việc các gia đình nhận chăm sóc các trẻ nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tốt hơn là lập một trung tâm chăm sóc các em tập chung. Tâm lý của các em có thể sẽ vẫn bị ức chế phần nào đó khi được nuôi dưỡng tại các trung tâm tập chung, mặc dù được chăm sóc rất tốt.
Đây có lẽ chỉ là ý kiến khách quan thôi, dựa trên tình trạng kỳ thị tại nước ta thì có lẽ số gia đình nhận bảo trợ cho những trẻ em này còn đếm trên đầu ngón tay. Thế thì làm cách nào chúng ta có thể có những gia đình sẵn sàng nhận trẻ như Trung Quốc??? Các bạn thử thảo luận về vấn đề này xem sao?
Thanks! |
Tôi là 1 trong 7 triệu người trẻ tuổi đang sống chung với HIV. Đây là những gì tôi cần bạn hiểu! |
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.