Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline congtu_dangyeu259  
#1 Đã gửi : 09/10/2006 lúc 08:03:54(UTC)
congtu_dangyeu259

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC)
Bài viết: 2.261
Man
Đến từ: Thanh hóa

Thanks: 101 times
Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết

Chuyện của bé Nhi

Phiên tòa kết thúc. Hai bên nguyên đơn, bị đơn kéo nhau ra ngoài hành lang, uất ức tranh cãi. Trong phòng xử còn lại một cô bé nhỏ xíu cao vừa đủ để lấp ló đôi mắt trên bậu cửa sổ. Đó là bé Nhi. Chẳng ai để ý đến em, vậy mà đứng đầu bên nguyên đơn lại là ông nội, bên bị đơn là ông ngoại của em.

“...Mọi người bảo rằng em là một đứa trẻ bất hạnh. Chắc là như vậy. Ba mẹ làm ăn ở Campuchia rồi sinh ra em, bế về Tây Ninh cho ông bà nội cùng các cô chú nuôi dưỡng. Trẻ em thiếu mẹ, thiếu cha thiệt thòi nhiều lắm phải không? Ở trường em được dạy như thế. Vài tháng ba mẹ mới về thăm một lần.

Năm em sáu tuổi, ba mẹ cất một căn nhà to lắm rồi chuyển về ở luôn không đi nữa. Em chưa kịp biết mừng thì mẹ đổ bệnh nặng phải về ở bên ngoại; sau đó ba cũng phát bệnh về nằm bên nội. Mọi người bảo ba mẹ em bị HIV. Chưa thuộc mặt cha mẹ thì em đã mồ côi, trước là mẹ, hai tháng sau là ba. Đám tang mẹ làm ở nhà ngoại, đám tang ba làm ở nhà nội. Ai cũng xoa đầu, vuốt má em thương xót.

Ông bà ngoại đưa em về ở căn nhà của cha mẹ, ông bà nội cũng đòi đưa em về nuôi. Hai bên to tiếng với nhau làm em sợ lắm. Ông bà ngoại không cho em gặp ông bà nội, các cô chú. Em luôn bị nhốt trong nhà, không được ra cửa vì bên ngoại sợ em bỏ về bên nội cách đó không xa lắm. Em đi học, ông ngoại ngồi chờ ngay ngoài cửa lớp không cho các cô chú đón.

Em ở bên ngoại, mọi người nói xấu bên nội hết lời, dặn em không được tiếp xúc với ai, sẽ bị nhiễm HIV chết như ba mẹ. Thỉnh thoảng được gặp bà nội, cô Năm, chú Út thì lại được khuyên không được ở bên nhà ngoại, sẽ tiêm nhiễm sinh ra hư hỏng, đánh bài. Em chỉ thích đến lớp học, ở đấy không ai nói gì cả. Ông bà nội với ông bà ngoại chỉ còn gặp nhau ở chỗ “chính quyền”. Mấy lần được đưa đến đó, em nghe mọi người cằn nhằn rồi cãi cọ lẫn nhau về chuyện cho em làm con nuôi của ai và chuyện căn nhà.

Căn nhà em đang ở cùng ông bà ngoại mọi người bảo đó là khoản thừa kế của em, ai giành nuôi em là muốn chiếm số tài sản ấy. Có phải như vậy không? Khi biết bệnh tình không qua khỏi, ba mẹ có làm giấy tờ giao em cho dì Cúc (là em ruột của mẹ) làm con nuôi. Dì đã lấy chồng và đang ở tận nước Đức. Ông bà ngoại bảo em ở với ông bà, mấy năm nữa sẽ được đi nước ngoài, bên ấy sướng lắm. Ông bà nội thì nói sẽ không cho em đi đâu cả vì em là cháu nội duy nhất của ông bà.

Ra tòa, các bác chủ tọa, hội thẩm hỏi em thích ở với ai! Em không muốn trả lời vì ông nội ngồi một bên, ông ngoại ngồi một bên; nhưng em thích được đi nước ngoài nên trả lời muốn ở với ngoại. Bác chủ tọa nói nhiều lắm với hai ông rằng hai bên đều bảo chỉ vì hạnh phúc của cháu mà lại giành giật, bêu xấu lẫn nhau chỉ làm tăng thêm nỗi bất hạnh đã quá lớn của em; rằng bé Nhi cần có một cuộc sống bình yên và điều kiện để phát triển toàn diện. Em thấy bác ấy không quen biết gì nhưng nói đúng. Những lúc giáp mặt nhau, hai bên họ hàng mải mê tranh cãi, em lủi thủi ra đằng sau, bỏ đi hay làm gì cũng không ai biết.

Em đã gần quên cả ba mẹ rồi. Bên ngoại bảo em phải quên luôn bên nội; nếu em về bên nội, chắc cũng sẽ được bảo quên luôn bên ngoại. Hoặc nếu em được đi nước ngoài chắc em chẳng còn nhớ ai. Cô giáo bảo như vậy là mất gốc, là xấu lắm phải không?...".

Dĩ nhiên đây là những lời tôi tự nói thay cô bé nhân vật chính trong phiên tòa “tranh chấp việc nuôi cháu”. Một bé gái tám tuổi sẽ không kể được như vậy, không nghĩ được nhiều như vậy. Nhưng nỗi đau, những mất mát trong tim em, những ấn tượng, vết hằn vào tình cảm, tâm trí thì nhiều hơn những lời ấy bội lần.

Thực tế là cuộc tranh giành này và những mâu thuẫn dai dẳng mãi về sau sẽ chỉ làm tăng thêm sự mất mát quá lớn tưởng như không còn gì nữa của bé Nhi. Thực tế là em còn tới hơn mười năm nữa mới đến ngày không cần người giám hộ, mà những người giám hộ thì lại đang lao vào cuộc tranh giành quyết liệt đến quên cả cháu mình. Những người biết chuyện đều kết luận phía sau câu chuyện chỉ là vấn đề tài sản. Tôi không muốn tin, bởi nếu đúng vậy thì đau lòng biết bao và chắc sẽ còn nhiều bi kịch nối tiếp.

Án chung thẩm đã tuyên giao bé Nhi cho ông bà ngoại nuôi dưỡng. Cô bé theo gia đình bên ngoại ra về không quay đầu lại lấy một lần. Mọi người trong cuộc đều nhân danh tình thương, nhưng những gì họ làm đang mỗi ngày một vắt kiệt đi nguồn tình cảm lẽ ra phải rất dạt dào trong một em bé tám tuổi. Tòa án ở cả hai cấp chỉ muốn họ nhìn chung vào một điều: bé Nhi đã mất cả cha lẫn mẹ, tương lai còn rất dài của em không thể thiếu ông bà nội lẫn ông bà ngoại.   

Sửa bởi quản trị viên 12/05/2010 lúc 09:43:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.