Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline congtu_dangyeu259  
#1 Đã gửi : 10/11/2006 lúc 02:06:12(UTC)
congtu_dangyeu259

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC)
Bài viết: 2.261
Man
Đến từ: Thanh hóa

Thanks: 101 times
Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết
<p class="pTitle">Đi cùng “đặc nhiệm AIDS”</p> <p class="pHead"> <table class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=163036" width="200" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Chị Hồng (trái) đang ân cần chăm sóc một bệnh nhân <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span>/AIDS ở Q.Bình Thạnh - Ảnh: T.B.</td></tr></tbody></table></p> <p class="pHead">TT - Họ ở khắp mọi nơi, với tấm lòng của người tình nguyện, luôn gần gũi với những cái chết để mang niềm tin về cuộc sống cho những con người đang tuyệt vọng. </p> <p class="pHead">Đó là các “tổ đặc nhiệm” trong mạng lưới các trung tâm tham vấn &amp; hỗ trợ cộng đồng (TTHTCĐ) tại TP.HCM.</p> <p class="pInterTitle">Tin hơn, yêu hơn cuộc đời </p> <p class="pBody">Tôi tìm đến TTHTCĐ Q.2, TP.HCM. Cùng ngồi chờ vào tham vấn với tôi là gần 20 người khác, hầu hết còn rất trẻ. Chưa đến giờ mở cửa, họ tranh thủ hỏi thăm nhau về bệnh tình, thuốc men, gia cảnh, việc làm... Chị Th., nhà ở Q.Gò Vấp, nói: “Mấy anh ở đây hay lắm, họ cho tôi uống thuốc bốn tháng rồi, cái con CD4 (chỉ số sức khỏe của hệ miễn dịch) của tôi hồi mới khám chỉ còn có ba con, vậy mà bây giờ có tới 153 con”. Chị Th. kể trước đây do gia đình đổ vỡ nên sa đà nghiện ngập rồi nhiễm <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span>/AIDS...</p> <p class="pBody">Buổi chiều, tôi tìm đến TTHTCĐ Q.Bình Thạnh. Ngồi chờ bên cạnh tôi là một chàng trai trẻ, anh đang rất hoang mang do tháng trước có quan hệ tình dục không an toàn với một bạn tình mới. Chỉ sau nửa giờ trò chuyện với tham vấn viên Quang Trung, chàng trai trẻ đã lấp được nhiều lỗ hổng kiến thức và bình tĩnh cho lấy máu xét nghiệm. </p> <p class="pBody">Thật ra, với những tham vấn viên, họ không chỉ chờ những người nhiễm <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span> tìm đến mà còn thành lập nhiều “tổ đặc nhiệm” đi xuống tận nhà để xoa dịu những nỗi đau. Tổ đặc nhiệm ở TTHTCĐ Q.Bình Thạnh chỉ có bốn thành viên nhưng có đến hơn 150 “khách hàng” cần chăm sóc. Đi cùng chị Hồng và anh Hiền tham vấn ở P.28 trên bán đảo Bình Quới, trước mắt tôi là một chàng trai trẻ gầy xác xơ đang ăn từng muỗng cháo một cách khó nhọc, nước mắt chảy dài. Anh Hiền vừa đút từng muỗng cháo vừa dỗ ngọt: “Ráng ăn đi, ăn giúp anh vài muỗng nữa nghe!”. Còn chị Hồng ngồi cạnh chăm sóc từng mảng da lở loét của người bệnh. </p> <p class="pBody">Tôi bất ngờ khi biết đa số TTHTCĐ tại các quận đều mở cửa tới 20 giờ. Anh Nguyễn Hùng Dũng, tham vấn viên ở Q.4, giải thích: “Đó cũng là cách để giảm tâm lý mặc cảm cho người bệnh. Rất nhiều người ngại đến đây vào ban ngày”. Tại TTHTCĐ Q.Bình Thạnh, một trong những trung tâm đông khách nhất, thậm chí không có giờ nghỉ trưa, bác sĩ Sơn cho biết: “Áp lực công việc thường tăng cao nên rất dễ xảy ra tai nạn nghề nghiệp”. Vừa qua, chị T.</p> <p class="pBody">- một tham vấn viên ở Q.2 - trong lúc lấy mẫu máu xét nghiệm đã bị mũi kim dính máu quệt vào tay. Tối đó chị thức trắng đêm...</p> <p class="pInterTitle">Mong được nghe tiếng khóc</p> <p class="pBody"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" bordercolor="#ecf2fe" height="100" cellspacing="5" bordercolordark="#456ae1" cellpadding="4" width="220" align="right" bordercolorlight="#4792d9"> <tbody> <tr> <td valign="center" bgcolor="#cfe6f9"> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">TP.HCM hiện có 16 TTHTCĐ trực thuộc trung tâm y tế các quận, huyện. Người bệnh có thể đến bất cứ trung tâm nào để tìm hiểu kiến thức hoặc yêu cầu tham vấn, xét nghiệm giấu tên, điều trị và chuyển gửi điều trị <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span>/AIDS. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. </font></font></font></p></td></tr></tbody></table>Theo bác sĩ Liêm (Q.Bình Thạnh), kinh nghiệm qua tiếp xúc thì sau khi tư vấn tâm lý, hầu hết người bệnh đều bình tâm trở lại khi đã hiểu những vấn đề về sức khỏe và tập trung điều trị. Đa số bệnh nhân tìm đến luôn có nhu cầu được khóc, được vỗ về và được mở một lối đi. Và các tham vấn viên phải luôn lắng nghe và thấu hiểu. Đó cũng là phương châm hoạt động của các TTHTCĐ.</p> <p class="pBody">“Những phận đời khốn cùng, niềm tin về sự sống đã thúc giục chúng tôi tìm đến những người nhiễm <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span>/AIDS”, bác sĩ Võ ở TTHTCĐ Q.2 tâm sự. Chính vì thế, một số người bệnh rất ngạc nhiên khi thấy chị T. và các đồng nghiệp không ngại ẵm bồng, đôi khi còn móc tiền túi của mình hỗ trợ những bệnh nhân nghèo, khi thì bữa cơm lỡ độ đường, khi là tấm vé xe mang niềm tin cuộc sống trở về quê...</p> <p class="pBody">“Cô Th. lúc mới đến đây suy kiệt và tuyệt vọng lắm. Tôi biết ngoài bệnh ra cô còn có những khó khăn trong cuộc sống nên quyết đi tìm, mới biết “nhà” của cô ấy chỉ là một tấm ván vắt ngang hai nấm mộ. Chúng tôi lại vận động chăm lo cho cô ấy” - chị T. vừa kể vừa chảy nước mắt. </p> <p class="pBody">Được biết, không chỉ chị T. mà còn nhiều bác sĩ trẻ khác khi tham gia làm tham vấn viên đã phải từ chối nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn hơn để ở lại với những phận người nghèo khổ. Cũng ở TTHTCĐ Q.2 có một tham vấn viên vì yêu nghề đã phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc do người chồng muốn cô bỏ công việc “nguy hiểm” mà cô luôn đeo đuổi này... Hình như khi làm việc với cộng đồng nghiệt ngã của những người nhiễm <span style="FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; BACKGROUND-COLOR: yellow">HIV</span>/AIDS, họ đã hiểu vì sao những người bệnh không chết vì AIDS mà vì sự xa lánh của cộng đồng...&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </p>
Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.