Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline congtu_dangyeu259  
#1 Đã gửi : 10/11/2006 lúc 03:22:53(UTC)
congtu_dangyeu259

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC)
Bài viết: 2.261
Man
Đến từ: Thanh hóa

Thanks: 101 times
Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết
<table cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td class="atc_hl" valign="top"><span class="atc_shl" id="_ctl0_rContent_lbSubTitle"></span><span class="atc_hl" id="_ctl0_rContent_lbHeadline" style="FONT-WEIGHT: bold">Chợ "bất hợp pháp" ở Thái Lan</span><br /> <div class="atc_dt"><span id="_ctl0_rContent_lbDate"></span>&nbsp;</div></td></tr> <tr> <td valign="top"> <div class="atc_textbox"> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="left"> <tbody> <tr> <td><img class="atc_img" id="_ctl0_rContent_imgImage" alt="" src="http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=7746&amp;at=0&amp;ts=236" border="0" /></td></tr> <tr> <td><span class="atc_imgCaption" id="_ctl0_rContent_lbImageCaption">Quang cảnh chợ tôm Mahachai.</span></td></tr></tbody></table> <div class="atc_desc"><span id="_ctl0_rContent_lbDesc">&nbsp;- Mỗi năm, hàng nghìn người Myanmar, Lào, Campuchia... vẫn đổ vào "miền đất hứa" Thái Lan với giấc mơ đổi đời... Họ trở thành những người nhập cư bất hợp pháp. <p></p></span></div> <div class="atc_txt"><span id="_ctl0_rContent_lbContinue"></span><span id="_ctl0_rContent_lbBody"> <p align="justify">Mahachai, Thái Lan - Mùi tanh của cá, xác tôm và mùi mồ hôi người nồng nặc đến nghẹt thở, đặc quánh cả bầu không khí. Những chiếc xe tải nhỏ chở đầy những thùng cá, tôm hoặc mực đầy&nbsp;ăm ắp ra vào chợ liên tục đến chóng mặt. <br /><br />Đâu đó, một số người phụ nữ ngồi xổm, cúi gằm mặt xuống đất, đang nhanh chóng phân loại tôm với những đôi tay không đeo găng lao động. Khi phát hiện thấy chúng tôi, những người lạ đang tiến vào khu chợ, họ càng cúi mặt thấp hơn xuống đất như tránh bị phát hiện. Chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu không mấy thiện cảm khi muốn hỏi họ hay chụp một cái ảnh. </p> <p align="justify">Trong một căn phòng rộng chừng 20 mét vuông, giống như bao căn phòng khác trong khu chợ tôm này, khoảng 50 người đang đứng bên cạnh những cái bàn sắt kê san sát nhau để bóc tôm. Không ai nói một câu nào, chỉ thoăn thoắt dùng một cái dùi sắt nhỏ để loại bỏ đầu, vỏ tôm. Căn phòng tối tăm, nóng và ẩm ướt với cái nền nhà luôn ướt nhẽo bởi một thứ nước tan ra từ những tảng đá lạnh để ướp tôm. <br /><br />Phải mất một lúc quan sát, tôi mới phát hiện ra một số đứa trẻ đứng khuất sau những cái bàn đang hối hả bóc tôm. Chuyển động duy nhất của những người lao động miệt mài này mà tôi ghi nhận được chỉ là những cái nhăn mặt đau đớn cứ mỗi khi đôi bàn tay băng đầy băng dán đứt tay của họ chạm vào những con tôm.</p> <p align="justify">Gần như quang cảnh ở Mahachai, một trong những khu chợ tôm lớn nhất dành cho những người lao động bất hợp pháp ở Thái Lan, cũng như thế. Theo thống kê của Raks Thai Foundation, một tổ chức địa phương của tổ chức CARE quốc tế, có đến hơn 20 nghin người nhập cư bất hợp pháp, trong đó phần lớn là người Myanmar, làm việc ở đây với công việc chính là bóc tôm.<br />&nbsp;<br />Giờ làm việc của họ kéo dài từ 8 - 16 tiếng/ngày, tuỳ thuộc theo số lượng tôm đánh bắt được từng ngày với mức lương trung bình chỉ từ 3000 - 6000 Baht/tháng (khoảng từ 1 triệu 200 đến 2 triệu 400 đồng/tháng). <br /><br />Để có thể làm việc trong khu chợ này, những người nhập cư bất hợp pháp phải mua giấy phép lao động với giá từ 5000 - 6000 Baht (khoảng 2 triệu - 2 triệu rưỡi đồng VN). Những người có việc rồi nhưng muốn đổi việc khác phải trả thêm 6000 baht nữa (tương đương với 2 triệu rưỡi đồng VN).</p> <p align="justify">"Tôi thường mơ rằng khi đến Thái Lan, tôi sẽ có một cuộc sống tốt hơn ở Myanmar. Nhưng giấc mơ đó không có thật và tôi không muốn nghĩ về nó nữa. Nhưng tôi không thể bỏ công việc hiện giờ vì nhà tôi cần tiền", Lin (tên giả - PV), người Myanmar tâm sự.<br />&nbsp;<br />Hiện nay, Lin và đứa con gái đã 18 tuổi, hiện cũng đang làm việc quần quật tại một chợ cá, phải sống chung với 10 hộ gia đình trong một căn nhà rộng 50 m2 x 3 tầng.&nbsp; "Làm việc vất vả cả ngày, dường như chúng tôi ngủ ngay sau khi về nhà. Không ai quan tâm đến việc nó nóng và ẩm ướt thế nào", Lin nói. <br /><br /> <table class="atc_imgWrap" cellspacing="0" cellpadding="0" align="left"> <tbody> <tr> <td class="atc_img"><img alt="" src="http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/vananhnt/20061106/DSC00208.jpg" /></td></tr> <tr> <td class="atc_imgCaption">Một trong những phòng khám nâng cao sức khoẻ.</td></tr></tbody></table>Trước khi đến "miền đất hứa" Thái Lan, Lin phải chạy vạy vay tiền khắp nơi để đủ trả cho môi giới hơn 8000 baht (3 triệu rưỡi đồng VN). Lin cho biết: "Chúng tôi, 20 người bị lèn chặt trong khoang sau của một chiếc ô tô tải chạy thẳng từ Myanmar sang Thái Lan trong suốt 5 ngày liền. Lúc nào chúng tôi cũng lo sợ bị cảnh sát phát hiện".<br />&nbsp;<br />Theo Lin, chỉ cần trả hết nợ và để giành được một số tiền nho nhỏ, cô và con gái sẽ trở về quê hương nhưng Lin không biết thời điểm đó là khi nào.</p> <p align="justify">Nhiều lao động bất hợp pháp cho biết sống và lao động tại các khu chợ như Mahachai sẽ giúp họ được an toàn hơn, không phải lo bị cảnh sát bắt giữ bởi chủ chợ đã "làm việc" trước chính quyền. <br /><br />Theo thống kê, rất nhiều con cái của những người lao động bất hợp pháp ở Thái Lan không được công nhận quyền công dân và ít học. Về mặt pháp lý, những trẻ em này có quyền tham gia các trường công lập ở Thái nhưng do rào cản ngôn ngữ, lo sợ bị cảnh sát bắt giữ nên rất hiếm trẻ theo học.</p> <p align="justify">Nhằm khắc phục tình trạng này, Tổ chức Raks Thai đã cho thành lập những ngôi trường nhỏ dành cho con cái của lao động bất hợp pháp. Tại đây, bọn trẻ có thể học chữ, số bằng tiếng Myanmar, Khmer cũng như tiếng Thái và tiếng Anh. Nhưng chỉ có những đứa trẻ tuổi từ 6 - 12 là theo học những trường này còn những đứa lớn hơn phải cùng bố mẹ làm việc trên những bong tàu hay ngoài chợ tôm. Hiện nay, những trường học của Raks Thai đang rơi vào tình trạng quá tải với sĩ số trung bình là gần 50 học sinh/lớp rộng khoảng 20 m2.&nbsp; </p> <p align="justify">Nguy cơ mắc các bệnh về đường sinh dục và HIV/AIDS ở những người nhập cư bất hợp pháp ở Thái rất cao. Một số do ít học nên không thể đọc hiểu được những tờ rơi về sức khoẻ. Nữ giới không có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình nên khi có thai, nhiều người đã tìm cách phá thai chui bởi tại các chợ tôm "bất hợp pháp", những người lao động nữ có thai sẽ lập tức bị sa thải và gửi trả lại quê hương.</p> <p align="justify">Raks Thai đang cố khắc phục thực trạng này bằng cách xây dựng những trung tâm tư vấn sức khoẻ, những phòng khám nhằm nâng cao hiểu biết của dân lao động về HIV/AIDS và các bệnh về đường sinh dục. Giá một lần khám là 30 baht (tương đương với 15 nghìn đồng VN), tuy nhiên nếu ai không thể chi trả thì được miễn phí. Nhưng do điều kiện kinh phí hạn hẹp, các phòng khám này chưa đủ quy mô và được trang bị đầy đủ những dụng cụ tối cần thiết để đáp ứng nhu cầu khám chữa của một lượng lao động đông đảo như vậy. <br /><br />"Một trong những biện pháp tích cực phòng chống HIV/AIDS mà Raks Thai đang theo đuổi là phát miễn phí bao cao su nhằm khuyến khích lao động nam giới sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục", bác sĩ Kim, thuộc một phòng mạch của RKF cho biết.</p></span></div></div></td></tr></tbody></table>
Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.