Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline BonghoaTruongsinh  
#1 Đã gửi : 17/01/2007 lúc 08:06:55(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
<p class="pTitle" align="center"><strong><font color="#0000ff" size="4"><span style="FONT-SIZE: 14pt; COLOR: #003366; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">Những người “tuyên chiến” với thần chết</span></font></strong></p> <p class="pHead" align="justify"><font color="#808080"><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><em>Chúng tôi đến gặp nhóm Tiếng Vọng khi trời đã gần trưa. Ánh nắng bắt đầu gay gắt, đổ cái nóng hừng hực xuống dòng người xuôi ngược trên phố. Tách hẳn khỏi sự ồn ào náo nhiệt của phố xá, nơi làm việc của nhóm Tiếng Vọng là hai gian phòng nhỏ nằm khuất sau nhà thờ Phú Trung. Tất cả thật lặng lẽ. <span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA; mso-bidi-font-size: 14.0pt">Vài bệnh nhân được người nhà đưa đến khám, người chỉ còn da bọc xương, vật vờ như cái bóng. Nhìn không gian tĩnh lặng, ít ai biết trong hai căn phòng nhỏ ấy có những thiên thần đang tất bật, gồng mình giành giật từ tay thần chết chút thời gian ít ỏi cho các bệnh nhân AIDS.</span></em></span><strong>&nbsp;</strong></font></p> <p class="pSubTitle"><strong><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA; mso-bidi-font-size: 14.0pt">NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI</span></strong></p> <p class="pBody"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><span class="style5"><img id="StoryAvatar" height="149" src="http://www.congan.com.vn/image_upload/news_Vinh140107.jpg" width="198" align="left" border="0" /></span></td></tr> <tr> <td> <p class="tLegend"><span style="FONT-SIZE: 8pt; COLOR: #0000e1; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><em>Chị Vinh (phải) đang chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối</em></span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">&nbsp;</span> </p></td></tr></tbody></table></p> <p class="pBody" align="justify"><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">Chị nhẹ nhàng dùng tay nắn khối hạch to như trái cam, đỏ lừ dưới cổ cô gái dịu dàng nói: “Con vẫn hút thuốc à? Cô đã nói con đừng hút nữa mà sao con không nghe?”. “Bỏ thuốc khó lắm nhưng từ giờ con sẽ cố” - cô gái đáp lại bằng lời lẽ hết sức lễ phép, khác hẳn với gương mặt lỳ lợm, nhuốm nét bụi bờ của cô. Sau cô gái, từng người, từng người một, hầu hết đều còn rất trẻ, đến ngồi cho chị khám. Với ai, chị cũng ân cần hỏi kỹ tình hình tiến triển của bệnh: “Con còn ngứa không? Có đau chỗ nào không?” rồi bắt há miệng xem nấm họng, mở áo xem những chỗ viêm loét. Chị không phải là người thân của họ, chẳng ai trả tiền cho chị làm công việc mà rất nhiều người không dám làm này, vậy mà cả chục năm nay chị đã gắn bó với những con người bất hạnh ấy. Có những kẻ vì hút chích, chơi bời mà vướng bệnh nhưng cũng không ít người là nạn nhân, bị lây bệnh từ người thân hoặc do đạp phải kim tiêm, ống chích. Tất cả họ đều mang án tử hình lơ lửng trên đầu và họ đến với chị như chỗ dựa cuối cùng để bấu víu. Không phải bác sĩ cũng chẳng phải dư ăn dư để, chị chỉ là một người dân hết sức bình thường. Chị là Nguyễn Thị Vinh, Trưởng nhóm thiện nguyện Tiếng Vọng - một nhóm công tác xã hội gồm những người tình nguyện chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.<br />Nhóm thành lập năm 1999, lúc đầu chỉ có hơn chục người, không trụ sở, chẳng nguồn tài trợ. Tài sản lớn nhất của nhóm là sự đoàn kết và những tấm lòng đầy nhiệt huyết. Thế rồi tất cả cũng dần dần ổn định dù còn rất nhiều khó khăn. Trước đây, chị Vinh đã đi khắp nơi, từ trại cùi, trại trẻ mồ côi đến các vùng dân tộc thiểu số làm công tác xã hội - từ thiện nhưng công việc như bây giờ thì quả thật chị chưa từng nghĩ tới. Tất cả như một sự xếp đặt và đã gắn vào rồi thì không còn dứt ra được nữa. Hồi mới làm công việc chăm sóc bệnh nhân AIDS, chị đi khắp hang cùng ngõ hẻm, lượm lặt những kẻ đang cận kề cái chết để lau rửa vết thương, thay quần áo, cho thuốc men... Nhặt được bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch là chị đưa ngay đến bác sĩ. Nhiều người từ chối thẳng, thậm chí còn mắng chị rỗi hơi, “ôm rơm nặng bụng”, chỉ đến lúc biết chị là tham vấn viên, họ mới dịu bớt. Sức người có hạn, đất Sài Gòn lại rộng mênh mông, chạy suốt ngày vẫn không xuể, chẳng còn cách nào khác, chị bấm bụng thuê một căn nhà trên đường Lê Văn Quới, huyện Bình Chánh làm nơi tá túc cho bệnh nhân để dễ bề chăm sóc. Được một thời gian, hết tiền, chị liều mạng đưa luôn họ về nhà nhưng nhà thì chật, lại còn chồng con, hàng xóm... Đang lúc bí thì Cha xứ nhà thờ Phú Trung, Q11 cho chị mượn hai phòng trong giáo xứ, thế là có chỗ để khỏi phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi dù thời gian chỉ được từ sáng đến trưa. Thành viên nhóm Tiếng Vọng có người khỏe mạnh, có người nhiễm HIV </span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">nhưng tất cả đều giống nhau ở tấm lòng đối với người bệnh. <br /><br />Trong lúc chờ gặp chị Vinh, chúng tôi thấy một thanh niên chừng 27 - 28 tuổi say sưa đọc sách. Nhìn anh cũng khỏe mạnh như những người bình thường, hỏi ra mới biết anh tên Hùng, một thành viên của nhóm Tiếng Vọng. Chuyện đời của Hùng nghe thật buồn. Hùng đã từng có một gia đình hạnh phúc, êm ấm với cha mẹ và một cô em gái. Năm Hùng học lớp mười, rạn nứt giữa cha mẹ bắt đầu xuất hiện và ngày càng không thể hàn gắn, hai người đưa nhau ra tòa, Hùng bỏ nhà đi bụi. Trộm cắp, bảo kê..., việc gì anh cũng làm. Bạn bè rủ chơi ma túy, Hùng tham gia rồi nghiện ngày càng nặng. Những cuộc gặp gỡ giữa anh với mẹ và em gái chỉ toàn nước mắt. Không thể nhìn những người thân đau khổ mãi, Hùng quyết định tự cai và năm 2000, anh đã thật sự đoạn tuyệt với “nàng tiên áo trắng”. Những tưởng đó chỉ là một quãng đời lầm lỗi và tất cả sẽ qua nhưng năm 2004 Hùng viêm ruột thừa phải nhập viện mổ. Kết quả xét nghiệm HIV </span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">dương tính đã khiến anh như ngây dại. Suy sụp rất nhanh, khi đến với chị Vinh, người Hùng chỉ còn da bọc xương, đi không vững. Được những người bạn trong nhóm Tiếng Vọng hết lòng chăm sóc, sức khỏe hồi phục, Hùng bắt đầu lo cho những người cùng cảnh ngộ, dù biết thời gian của mình còn không nhiều nhưng anh vẫn rất lạc quan. Hùng cho biết dù đã bỏ học 12 năm nhưng bây giờ anh đang đi học lại. Xong cấp III, anh sẽ tham gia lớp điều dưỡng để giúp những người cùng cảnh ngộ. Chúng tôi mong anh sẽ thực hiện được tâm nguyện của mình.&nbsp; <br /><br />Nguyễn Huỳnh Linh Thảo mới 23 tuổi đời nhưng đã có một thời gian khá dài tiếp xúc và chăm sóc những người bị nhiễm HIV</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">. Là giáo viên, một buổi đi dạy, buổi còn lại Thảo đến với Trung tâm Tiếng Vọng để chăm sóc những người bị nhiễm HIV</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">. Ấn tượng của Thảo trong tôi là một cô gái nhỏ bé có đôi mắt biết cười và đôi bàn tay dịu dàng khi chăm sóc bệnh nhân. Trong căn phòng nhỏ của nhóm, Thảo như con thoi lui tới giữa các giường bệnh: truyền nước biển, lau rửa vết thương, chích thuốc... Công việc luôn tay nhưng cô vẫn líu lo trò chuyện, thỉnh thoảng trong phòng lại vang lên tiếng cười của bệnh nhân dành cho cô tiên nhỏ bé. Thảo tâm sự: “Không hiểu sao, cứ giúp được gì cho người bệnh là thấy tâm hồn mình nhẹ hẳn. Trước đây, vì bận công việc, em đã tính xin nghỉ nhưng chỉ được vài ngày nhớ không chịu nổi, phải quay lại làm!”. Mẹ và em trai Thảo không những ủng hộ việc làm của cô mà còn tham gia nên Thảo rất yên lòng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cảm thông, chia sẻ, Thảo đã từng có bạn trai nhưng khi biết Thảo tham gia làm tình nguyện viên chăm sóc những người nhiễm HIV</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">, gia đình người ấy đã ra sức cấm đoán tình yêu của hai người. Không vượt qua được rào cản, người ấy đã chia tay Thảo. Nhắc lại chuyện cũ, buồn một chút rồi Thảo lại vui ngay :“Từ thời sinh viên, em đã tham gia công việc này rồi, đi học khi nào trong ba lô cũng có kim tiêm, bông băng, nước biển và thuốc men, hễ có người báo ở đâu có bệnh nhân cần giúp đỡ là em đón xe buýt đi liền. Có lần một bạn học thấy trong ba lô em có kim tiêm, tưởng em nghiện nên báo lên khoa. Năm đó dù là bí thư chi đoàn nhưng em vẫn không được danh hiệu sinh viên ba tốt. Cũng may, sau đó nghe em trình bày, thầy cô và các bạn hiểu nên quý em hơn”. Chuông điện thoại đổ từng hồi như giục giã, Thảo nghe xong rồi chuẩn bị túi thuốc tất tả lên đường. Chúng tôi biết có người đang rất cần cô.<br /><br /></span><b><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA; mso-bidi-font-size: 14.0pt">NƠI NHỮNG NGƯỜI BẤT HẠNH TÌM VỀ</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA"><br /></span></b><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">Người nhiễm HIV/</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">AIDS không những bị người ngoài xa lánh mà còn bị ngay chính người thân của họ bỏ rơi. Một chút buồn, một chút xót xa cho thân phận con người, chị Vinh kể chúng tôi nghe về bệnh nhân tên Hà, nhà ở Q3. Chị gặp Hà trong Bệnh viện Nhiệt Đới khi Hà đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh quái ác. Những người xung quanh cho biết: Hà có mẹ nhưng bà ta không nhận từ khi biết Hà nhiễm HIV</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">. Mỗi lần chị vào săn sóc, trong cơn đau của một cơ thể chỉ còn thoi thóp, Hà vẫn tha thiết xin chị tìm cách liên lạc cho Hà gặp mẹ lần cuối. Không cầm lòng được trước sự ăn năn dù muộn màng của đứa con lầm lỗi, chị tìm đến tận nhà năn nỉ mẹ Hà vào viện. Đáp lại sự tận tình của chị là thái độ hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn của anh trai và mẹ Hà: “Cái thứ đó cứ để nó chết đi chứ sống làm gì”. Sau đó vài ngày Hà ra đi trong cô độc và đau đớn. <br /><br />Chị Vinh bảo: “Đôi khi bệnh nhân chết nhanh hơn không phải vì bệnh tật mà do sự tàn nhẫn của chính người thân”. Có trường hợp bệnh nhân bị người nhà bỏ vất vưởng ngoài hiên, chị tìm đến lặng lẽ chăm sóc, tắm rửa, lau chùi, cho ăn trước mặt gia đình và không chỉ một, hai lần chị tỉ tê khuyên giải: “Tôi là người dưng, tại sao tôi chăm sóc được mà gia đình lại đẩy con ra đường? Tôi không đẻ ra nó nhưng tôi xót mà sao chị dứt ruột sinh nó ra lại có thể nhìn nó thân tàn ma dại như thế?”. Mềm lòng trước thành ý của chị, nhiều gia đình đã mở rộng vòng tay đón nhận con em mình. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Có hoàn cảnh đau lòng đến nỗi chị không bao giờ quên được. Đó là bệnh nhân tên Luận, nhà ở Q4. Chị đến chăm sóc Luận tại nhà và cho thuốc chữa các bệnh cơ hội nhưng sau vài ngày thấy Luận vẫn không đỡ chút nào, dò hỏi mãi, Luận mới cho biết mẹ Luận không cho uống thuốc. Hết sức bất bình trước sự nhẫn tâm ấy, gặp bà ta chị chỉ muốn làm ầm lên nhưng khi nhìn thấy người đàn bà gầy gò, khắc khổ chỉ lên bàn thờ với di ảnh một người già, hai người trẻ rồi nấc lên không thành tiếng: “Uống thuốc cũng chết mà không uống cũng chết! Chồng và cả ba thằng con rủ nhau chích chung, Luận là đứa cuối cùng. Lòng tôi chai đá rồi cô ơi!”, chị lại rơi nước mắt xót xa. Một gia đình ở Gò Vấp có cả bốn đứa con đều nghiện và dính HIV</span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">. Mỗi lần chị đến chăm sóc chúng, người cha già hắt lên: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế! Tôi cầu xin cho chúng chết mà sao chúng không chết!”. Cha mẹ nào lại không thương con nhưng với những người như thế nỗi đau của họ dường như đã quá sức chịu đựng! Ấy vậy nhưng cũng có những gia đình thương con đến độ sẵn sàng bán hết đất đai nhà cửa, thậm chí đi vay nặng lãi để lo cho con. Khi con chết, người phụ nữ đó điện thoại cho chị nhờ bán nốt căn nhà nhỏ cuối cùng vì số tiền bà nợ đã lên tới cả trăm triệu đồng. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi con nhưng cả ba đứa con trai đều nghiện, nhiễm HIV </span><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">rồi lần lượt bỏ bà đi. Gia tài “đội nón” theo những cơn vã thuốc của chúng. Đứa đầu bà còn lo ma chay được đầy đủ, đến thằng út chỉ còn là chiếc khăn thấm đầy nước mắt của người mẹ đau khổ. <br />Chúng tôi đi cùng chị đến chăm sóc những bệnh nhân AIDS vào một buổi chiều oi ả. Qua những con hẻm ngoằn ngoèo, chị dừng lại trước Quân, cậu thanh niên đang ngồi gục đầu kiệt quệ, không còn bước nổi nữa. Điện thoại cho sơ Tuệ Linh của Trung tâm Mai Hòa, chị xin sơ cho Quân về đó sống nốt những ngày cuối cùng. Lo cho Quân xong, chị vội vã tìm đến nhà một bệnh nhân ở Q10. Nhìn dáng chị gầy gò trong chiếc áo rộng thùng thình, chúng tôi chợt nghĩ không biết những người như chị, như Thảo lấy đâu ra sức khỏe và nghị lực để gồng mình ôm hết những công việc như thế. Một người đàn ông đưa con đến nhờ chị chăm sóc đã nói rất chân thành: “Tôi và mẹ nó không biết phải cảm ơn cô thế nào! Với chúng tôi, cô đã sinh ra nó một lần nữa. Cô là người mẹ thứ hai của nó!”. Có lẽ “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, không phải chỉ để gió cuốn đi mà là để thấy mình có ích hơn.</span></p> <p class="pBody" align="right"><span style="FONT-SIZE: 9pt; COLOR: navy; FONT-FAMILY: Arial; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><strong><em>NGỌC ANH - THANH THỦY</em></strong></span></p>
Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.